Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 05:11:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Đòn ngoại giao" của cha ông ta khiến ngoại bang nể sợ  (Đọc 106257 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2011, 11:24:21 am »

Xin phép BQT đồng ý bổ sung thêm chủ đề này và hy vọng các bác cùng em sẽ siu tầm được nhiều đòn độc của cha ông ta nhằm "dằn mặt" những mưu đồ thôn tính, xâm lược.. bằng cách vận dụng sách lược ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên định, cương quyết, không chỉ nhằm bảo toàn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền mà còn khiến ngoại bang phải chùn bước, nể sợ... Shocked Trân trọng kính mời các bác!  Grin

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2011, 11:57:27 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2011, 11:27:17 am »

Câu chuyện 1:

1. Năm Canh Dần (990), vua Tống Thái Tông cử Tống Cảo làm Chánh sứ và Vương Thế Tắc làm Phó sứ mang chiếu thư sang gia phong cho Lê Hoàn (941-1005) chức “Đặc tiến”. Đó là một chức quan to dưới hàng tam công, chỉ vua chư hầu nào có công đức, được triều đình Trung Quốc kính trọng mới được phong chức này. Trước đó, sau khi đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống vào năm 981, Lê Hoàn mới được vua Tống phong Tiết Trấn (985), rồi Kiểm hiệu Thái bảo sử trì tiết đô đốc Giao châu chư quân sự, An Nam đô hộ, Tĩnh hải quân tiết độ sứ (986), Kiểm hiệu Thái ủy (988).



Năm Canh Dần (990), Hoàng đế Lê Hoàn đã có cách đón tiếp sứ Thiên triều thật độc đáo.

Vua Lê đã sai tướng Đinh Thừa Chính mang 9 chiến thuyền và 300 quân sang tận Liêm Châu thuộc Quảng Đông, Trung Quốc để đón sứ giả theo yêu cầu của nhà Tống, nhưng đây cũng là cách để giám sát các hoạt động của sứ thần. Mặt khác, ông cũng muốn cho sứ giả thấy đến kinh đô Đại Cồ Việt xa xôi, vất vả thế nào. Đoàn thuyền đi hơn nửa tháng mới tới cửa sông Bạch Đằng và đến tận tháng 10 năm đó, sứ bộ mới đến được trạm đón tiếp gần kinh thành Hoa Lư.

Khi đến kinh đô, để cho sứ thần thấy được sức mạnh của Đại cồ Việt về quân sự cũng như sự sung túc về kinh tế, Lê Hoàn đã tổ chức diễu binh, diễn tập quân sự trên sông nước và trên bộ. Trên sông, thủy quân dàn trận, chiến thuyền san sát, quân sỹ reo hò chèo thuyền, khua chiêng, trống vang trời. Thấp thoáng trong sườn núi, bộ binh quân phục rực rỡ đi lại tấp nập, cờ xí, khí giới rợp trời, bụi bay mù mịt. Còn trên cánh đồng mêng mông, hàng vạn con trâu bò rong ruổi.

Lê Hoàn cưỡi ngựa cùng đoàn tùy tùng ra ngoài thành đón sứ thần. Gặp sứ Tống, Lê Hoàn vẫn ngồi trên mình ngựa chỉ khẽ nghiêng mình thi lễ, sau đó thong dong cùng vào thành.

Trong cung vua, ở cửa Minh Đức, vua giơ tay đón lấy bài chế của vua Tống từ tay sứ giả để lên trên điện, song không lạy. Ông giải thích vừa đi đánh giặc Mán, ngã ngựa, chân đau, không lạy được. Chánh sứ Tống Cảo cũng đành chịu. Theo nghi lễ của Trung Quốc lúc đó, khi nhận chiếu thư của Thiên triều, vua các nước chư hầu đều phải lạy. Đây là lần đầu tiên, vua nước ta nhận chiếu thư không lạy.

Lê Hoàn đã cho mở đại yến tiệc ngoài bãi biển để chào mừng sứ thần. Chủ và khách vừa ăn tiệc vừa múa hát và lấy trò đâm cá làm vui. Có lúc Hoàng đế Lê Hoàn và các quan dự yến cởi cả mũ áo, cân đai cùng tham gia trò đâm cá. Mỗi khi có người đâm được cá thì hò reo nhảy múa. Sứ Tống tỏ ra lúng túng. Bỏ cân đai, hia, mũ áo tham gia đâm cá thì còn gì thể thống của sứ Thiên triều, mà ngồi yên thì không khỏi sượng sùng.

Vua Lê còn mời sứ giả xem những người lính Đại Cồ Việt tay không đánh nhau với hổ trong sân nhà vua. Hổ dữ gầm thét lồng lộn để vồ lấy người, nhưng đã bị những người lính “tặng” quả đấm như trời giáng vào hai thái dương và bị đạp vào chỗ hiểm nên chỉ còn điên cuồng giãy giụa. Sau trận đấu hổ là trò trăn dữ biểu diễn. Trăn có thể nuốt người ăn thịt hoặc vặn mình cho đến nát, song đã bị người lính bé nhỏ điều khiển, cho quấn lên cổ mà không khiếp sợ. Lê Hoàn còn hỏi sứ giả có dám ăn thịt trăn thì làm thịt thết đãi. Tống Cảo sợ khiếp vía và từ chối.

Cách đón tiếp sứ Thiên triều của Hoàng đế Lê Hoàn thật độc đáo. Ông đã cho sứ giả thấy sức mạnh quân sự của Đại Cồ Việt - từng đánh tan cuộc xâm lăng của quân Tống và đánh thắng quân Chiêm Thành, vua tôi có bản lĩnh kiên cường, người Việt dũng mãnh, kiên cường đánh nhau cả thú dữ, uy hiếp tinh thần sứ giả và còn đường đến kinh đô Đại Cồ Việt xa xôi, hiểm trở và vô cùng vất vả. Lê Hoàn đã nói thẳng với Tống Cảo: Đường sá xa xôi, núi non hiểm trở này nếu có quốc thư cứ xin giao nhận ở biên giới, khỏi phiền sứ giả đến Hoa Lư. Vua Tống đã đồng ý.

Link: http://www.vntime.vn/DoiSong-XaHoi/ChinhTri-XaHoi/2011/6/22/Don-ngoai-giao-cua-cha-ong-khien-ngoai-bang-ne-so-a3b85871.html
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2011, 07:25:36 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #2 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2011, 11:30:12 am »

Câu chuyện 2:

Sau khi chiếm được thành nhà Lê (Thăng Long), Càn Long ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị ráo riết thực hiện kế hoạch truy bắt Nguyễn Huệ, kể cả việc đánh vào vùng Quảng Nam , sào huyệt của quân Tây Sơn, sau đó, tìm cách chiêu dụ Nguyễn Huệ ra hàng. Bị Nguyễn Huệ đánh tan nát tại Thăng Long vào đầu xuân Kỉ Dậu (1789), Tôn Sĩ Nghị đem tàn quân tháo chạy về nước. 20 ngày sau, Càn Long hay tin bại trận liền tức tốc cách chức tổng đốc của Tôn Sĩ Nghị, điều Phúc Khang An, người vừa chiến thắng tại Đài Loan trở về kiêm chức tổng đốc Lưỡng Quảng, đồng thời liên tiếp ban ra nhiều chỉ dụ để đối phó với tình hình cấp bách. Thang Hùng Nghiệp tiếp sứ và gửi thư cho Quang Trung, đại ý: Lê Duy Kì bỏ nước mà trốn, Thiên triều quyết không đem nước An Nam cho y nữa. Hãy thừa lúc trước khi chưa vâng dụ chỉ, ủy thác ngươi gõ cửa quan kêu xin, ngõ hầu có thể ngưỡng cầu ân điển.



Và vì quá nể phục Hoàng đế Quang Trung, Càn Long đã thực hiện chính sách đối xử tàn tệ với bọn vua quan lưu vong Lê Chiêu Thống, kể cả sau ngày vua mất.

Về phía vua Quang Trung, sau khi đại phá quân Thanh, đã có chủ trương cầu hòa, cử người lên vùng biên giới phía bắc để thương thảo. Vua liền sai Hô Hổ Hầu dâng biểu cho Càn Long với lời lẽ nhún nhường: "Tha thứ cho thần cái tội đón đánh Tôn Sĩ Nghị, lượng cho lòng thành của trẫm đã lắm lần gõ cửa quan trấn tấu, cho thần làm An Nam Quốc vương...". Nhưng có lúc Nguyễn Huệ cũng rất khẳng khái: "Này đường đường là triều đình Thiên tử lại đi so hơn thua với nước nhỏ thì ắt là muốn cùng khốn binh sĩ, lạm dụng vũ lực hầu sướng khoái cái lòng tham lam tàn bạo thì thật cái lòng của Thánh thượng không nhẫn."

Và Quang Trung thách thêm: "Trong muôn một nếu can qua nối tiếp không dứt, tình thế đến nỗi nào thì thật không phải do thần muốn, mà thần cũng không dám biết nữa.".

Đọc thư, Thang Hùng Nghiệp thấy kinh, bảo với sứ giả Hô Hổ Hầu rằng: Nay không phải là lúc hai nước đánh nhau, sao lại hành sự toàn một giọng giận dữ? Nói thế là chẳng muốn cầu phong tước hay muốn gây mối can qua chăng? Rồi trả lại văn biểu không dám đệ đạt lên Càn Long.

Càn Long cũng biết việc trả lại biểu và xem đó là điều cần thiết để răn đe. Trong Chỉ dụ 03-02-CL54 (27-02-1789)có ghi: "Nguyễn Huệ chỉ mượn việc dâng biểu để thử lòng chúng ta mà thôi, nay chỉ ném trả biểu lại, sợ không đủ để y chấn động sợ hãi mà kiên định sự hối tội đầu thuận". Càn Long còn căn dặn thêm: "Hãy dùng lời hịch dụ nghiêm khắc, khiến Nguyễn Huệ thấy Thiên triều không chuẩn sự qui thuận, sợ hãi uy danh, sẽ sai người cho quan binh trở về, cho trải ba, bốn lần khẩn cầu, lúc này Phúc Khang An sẽ tuân theo chỉ dụ trước, tùy cơ tâu lên xin chiếu chỉ để liệu biện"..

Tuy nhiên, nghĩ rằng lời lẽ cứng rắn quá, sợ Quang Trung bỏ cuộc, không chịu qui hàng, nên trong chỉ dụ sau, Càn Long ma mãnh dặn lại "Phúc Khang An truyền hịch dụ Nguyễn Huệ, trong sự nghiêm khắc nên mở một con đường... Truyền dụ minh bạch như vậy, bọn Nguyễn Huệ không thấy tuyệt vọng, tất sẽ khẩn thiết khất hàng."

Phúc Khang An đã lệnh cho Thang Hùng Nghiệp làm môi giới, bàn bạc, cò kè bớt một thêm hai với sứ thần của Tây Sơn là Nguyễn Hữu Điều, Vũ Huy Tấn các vấn đề liên quan và góp ý xây dựng một biểu văn mới trình lên Càn Long lời lẽ nhu hòa: "Thần đã nhiều lần sai người gõ cửa quan xin tội, cùng đưa về những quan binh chưa chạy ra khỏi nước An Nam. Còn những người sát hại quan Đề, Trấn thì trót đã mắt thấy xử theo pháp luật ...Vốn phải đích thân đến kinh khuyết trần tình xin tội, nhưng trong nước gặp việc binh đao, nhân tình chưa yên, kính cẩn sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển theo tờ biểu vào chầu". Đó là cách từ chối khéo léo, là cách hoãn binh để thăm dò tình hình trước đòi hỏi của Nhà Thanh là Quang Trung phải đích thân đến kinh khuyết.

Càn Long vui mừng nhận biểu và gửi lại Quang Trung một đạo dụ ngày 03-5-CL54 (27-5-1789), lời lẽ không còn mang tính đe dọa như trước. Ngay việc Quang Trung đánh tan tác quân Thanh vừa rồi, Càn Long cũng cho rằng không phải do Quang Trung cố ý gây ra mà chỉ là ngộ sát và hạ giọng nhân nghĩa: "Trẫm thương người thành tâm hối lỗi, nên việc dĩ vãng không muốn truy cứu".

Nhưng Càn Long vẫn còn eo sách chỉ chấp thuận Quang Trung trực tiếp sang cầu phong chứ không chấp thuận cử người đi thay. Tuy vậy, Càn Long cũng gợi ý mở đường: "Nếu như ngươi có lòng thành, hãy đợi đến tháng 8 năm thứ 55 nhân dịp lễ khánh thọ 80 của Trẫm, thời điểm này tính đến nay còn hơn một năm, trong nước ngươi chắc đã thu xếp yên ổn, lúc bấy giờ hãy bẩm với viên Tổng đốc xin đến kinh khuyết".

Cuối cùng, Càn Long cũng giảng hòa. Đôi bên thỏa thuận, năm 1789, Nguyễn Quang Hiển sang chiêm cận và được đón tiếp nồng hậu. Ngày 24-7-CL54 (13-9-1789), Chánh sứ Nguyễn Quang Hiển, Phó sứ Nguyễn Hữu Điều, Vũ Huy Tấn và đoàn tùy tùng được thiên tử tiếp đãi tại Quyền A Thắng cảnh. Càn Long rất vui mừng khi được sứ thần ta thông báo vua Quang Trung chờ lúc việc nước tạm yên cũng sẽ đích thân đến kinh khuyết chiêm cận.

Để Quang Trung yên tâm đến Bắc Kinh, Càn Long dặn Phúc Khang An "hãy cho Nguyễn Huệ biết một cách khắc thiết như vậy sẽ không còn nghi ngờ gì nữa... Và hãy lệnh cho Nguyễn Quang Hiển đem tình tiết này biên thư cho Nguyễn Huệ hay để lòng y không còn nghi ngờ" (CD 23-5-CL54). Khi Nguyễn Quang Hiển về nước, Càn Long đặc cách ban cho Nguyễn Huệ gấm vóc các loại để làm nổi bật sự ưu đãi và tỏ rõ "nỗi vui mừng được gặp nhau sẽ không xa".

Yêu sách chính của Càn Long, là làm sao vua Quang Trung đến kinh khuyết chiêm cận, xem như đã biết hối lỗi, một hình thức qui phục để rửa nhục thất trận của thiên triều, để xóa đi sự bẽ mặt của mình trước thần dân. Đó là một đòi hỏi cũng chỉ vì oai danh mà thôi. Vì vậy, Càn Long tích cực chỉ đạo cho Phúc Khang An liên hệ với An Nam để việc này trở thành hiện thực.

Mục đích đó đã đạt được. Ngày 29- 3- CL55 (13-5-1790) phái đoàn Quang Trung khởi hành đến Bắc kinh, như trông mong của Càn Long, mở đầu cho một thời kì bang giao mới giữa hai triều đại nhà Thanh-Tây Sơn giai đoạn hậu chiến. Và vì quá nể phục Hoàng đế Quang Trung, Càn Long đã thực hiện chính sách đối xử tàn tệ với bọn vua quan lưu vong Lê Chiêu Thống, kể cả sau ngày vua mất.

Link: http://www.vntime.vn/DoiSong-XaHoi/ChinhTri-XaHoi/2011/6/22/Don-ngoai-giao-cua-cha-ong-khien-ngoai-bang-ne-so-a3b85871.html
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2011, 09:07:53 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #3 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2011, 11:34:37 am »

Câu chuyện 3:

Năm Tân Mão (1831) đời Minh Mạng nhà Nguyễn, ở Hưng Hóa có một thổ tù là Đèo Văn An, vì phạm lỗi nên đã bỏ trốn sang Vân Nam nước Thanh. Bọn quan quân ở đây nhân muốn xâm lấn lãnh thổ nước ta, liền viện cớ tra xét sự việc, cứu giúp người bị oan rồi hội binh áp sát biên giới.



Dưới thời vua Minh Mạng, một viên lãnh binh đã có một việc làm với nhà Thanh thật đáng khâm phục.

Nghe tin cấp báo, viên lãnh binh Thắng trông coi việc quân ở Hưng Hóa được lệnh dẫn binh đi đối phó. Để khiêu khích, quân Thanh gửi sang một bức thư dọa nạt, lời văn ngạo mạn, hống hách. Trước sự việc đó, lãnh binh Thắng một mặt cho quân lính tích cực chuẩn bị, sẵn sàng ứng chiến, mặt khác viết thư trả lời nêu rõ tội trạng của Đèo Văn Anh. Trong bức thư trả lời của lãnh binh Thắng, đề ngày 26 tháng 7 năm Tân Mão (1831) có đoạn:

“… Các người đã vì nó mà đến để tra cứu làm việc, nay sự lý đã rõ ràng như thế, tự nên chỉ rõ cho nó để điều đình cho yên việc. Thế là không những chỉ bảo toàn được cho một mình Đèo Văn An mà không đến nỗi phải gây động can qua, nhân dân không đến nỗi gặp tai họa, mới là tốt lại càng tốt đấy!

Chúng tôi vâng mệnh quan trên đến đây để giữ gìn đất đai bờ cõi, vốn không chịu đối trận giao binh với các người một cách dễ dàng, nhưng xưa nay muốn giữ được trọn vẹn hòa hảo thì trong lòng hai bên đều cần phải bỏ qua đi, thì mới trọn vẹn được.

Nay nhận được tờ trát đưa đến, nói các lời rằng: “Nếu đến nỗi gây động can qua thì chúng bay không khỏi người mệt, lương thiếu”, thật là đa tạ các người đã uổng phí lòng chiếu cố rồi đấy. Núi là đường của chúng tôi, ruộng là lương của chúng tôi, có gì là mệt với thiếu? Chỉ sợ các người xa thì thiếu thốn thôi.

Các người lại nói các lời rằng: “Đến nơi gần mà điều binh sẽ được ngay tám chín nghìn tên. Lấy người nhàn rỗi mà đối địch với kẻ mệt nhọc”. Các người vượt bờ cõi đến đây còn phải mất công triệu tập, chứ đấy là trong nhà chúng tôi, cỏ cây đều là quân lính, một hai vạn cũng có chứ sao lại chỉ có tám chín nghìn? Thì ai là nhàn rỗi, ai là mệt nhọc?

Chúng tôi kính thuận là vì nên làm theo nghĩa lý chứ không phải là đất đai và quân lính yếu. Trong các người phần nhiều là người đọc sách biết thời vụ, há không nghe thấy công việc từ thời Nguyên, thời Minh tới nay mà so sánh với công việc của nhà Trần, nhà Lê đấy sao? Các người đã hẹn với chúng tôi là mười ngày thì xong việc, thế mà bấy lâu không thấy rút quân, há không phải là theo lối cũ làm chước hoãn binh, hoặc lại tụ tập bọn khác đến mưu hại chúng tôi đấy sao?

Nếu ngày nay, bọn con em chúng tôi không ngại phiền phức thì cứ tiến lên một bước là đánh một bước, bắn một phát súng thì há không phải là các người cố ý kích động chúng tôi đấy sao? Nếu sau này xảy ra một việc không tốt lớn hoặc nhỏ, thì rõ ràng là không phải tự chúng tôi gây ra rồi. Chúng tôi lại sợ quan trên của các người sẽ đem cái tội lớn là “gây càn ra thù hằn nơi biên giới” mà đun đẩy lên mình các người thì các người chịu đựng thế nào?…

Trăm việc lấy hòa làm quý, thử đem lời nói của tôi mà ngẫm nghĩ kỹ xem! Nếu thu xếp xong được sớm, rút về không lưu lại một giờ nào thì tôi cũng không cần ở lâu để cai quản việc không cần thiết. Nếu để chậm đến cuối mùa thu thì lam chướng ngày càng nặng, mưa lụt ngày càng nhiều, lính của tôi đã quen thuộc khí hậu còn cảm thấy khó nhọc, huống chi lính các người quen ở đất Bắc, nay ở lâu trong vùng lam chướng sợ không chịu nổi.

Vả chăng các người là bực đại trí tuệ, đại kiến thức, mong hãy soi xét lời nói phải, sắp xếp hoàn thành việc rất tốt này cho cả hai bên, há không phải tay không mà tạo thành được tòa tháp bảy tầng, không những con cháu được hưởng công đức ấy vô cùng, mà tự mình trước đã hưởng điều rất vui sướng đấy.

Hơn nữa mảnh đất sỏi đá này có hay không thì có quan hệ gì? Việc đi lần này chắc chỉ vì lầm nghe bọn tiểu nhân nói những điều khách khí, nay thì điều khách khí đã thoải mái rồi, còn đòi gì nữa? Chúng tôi đi chuyến này vốn là bất đắc dĩ, mong các người tỏ lòng tốt. Nếu buổi sớm các người rút quân thì buổi chiều chúng tôi cũng cáo từ đấy, chúng tôi há có thích gì cái việc không vui sướng này đâu! Chúng tôi đã thành tâm khuyên nhủ, các người nên nhớ cho kỹ. Vậy đưa tờ trát này để trả lời các người biết”.

Theo quan chế thời Nguyễn, lãnh binh chỉ là võ tướng chỉ huy quân đội ở địa phương, nhưng việc làm thật đáng khâm phục. Mặc dù lời lẽ và cách hành văn trong bức thư của ông rất mềm mỏng nhưng lại khôn khéo, cương quyết, dù ở thế yếu trước một kẻ mạnh hơn mà vẫn thể hiện khí phách hiên ngang, khẳng định quyền tự quyết thiêng liêng, ý chí tự cường, sẵn sàng đánh trả bất cứ thế lực nào xâm phạm đến lãnh thổ và nền độc lập của đất nước.

Link: http://www.vntime.vn/DoiSong-XaHoi/ChinhTri-XaHoi/2011/6/22/Don-ngoai-giao-cua-cha-ong-khien-ngoai-bang-ne-so-a3b85871.html
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #4 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2011, 12:39:48 pm »

Về câu chuyện thứ 2:

Đúng là Quang Trung sau khi uýnh Tôn Sĩ Nghị chạy re kèn thì cử người lên biên giới thương thảo hòa đàm ... lời lẽ cương cường, làm như sẵn sàng đánh nhau với quân Thanh. Quân Thanh hoảng hốt thay tướng, điều binh dàn quân đợi chống trả nếu như Quang trung thừa cơ tấn qua.

Nhưng sau đó ...
Sau đó thì cái đám sĩ phu Bắc Hà quen thói thần phục nhà Thanh xúi quân Tây Sơn cúi đầu chịu nhục trước Thiên Triều để cầu an. Thực ra thì Quang Trung đã vào miền Thanh Nghệ, Phú Xuân lo việc chuẩn bị đánh nhau với quân Nguyễn phía Nam, hầu hết công việc bang giao với phía Bắc đều ủy thác cho các quan văn ở Bắc Hà thu xếp.

Quang Trung - Tây Sơn lằng nhằng cống nạp, đi sứ, dâng biểu cầu xin, đem thân 2 con (Thùy, Toản) và mình (giả) cúi đầu lạy, ôm gối Càn Long để xin phong vương ... là kịch bản của cái đám sĩ phu hủ lậu này. Với cái đám này thì làm gì có chuyện cương cường, dám đòi đất Lưỡng Quảng, xin cưới con vua Càn Long ...

Mất hơn 2 năm ... bỏ lỡ cơ hội vào diệt Nguyễn Ánh ở Gia Định.

Lịch sử không có chữ nếu. Nhưng lịch sử ghi lại rõ ràng sự bạc nhược, hủ lậu của giới nho sĩ Bắc Hà thời ấy.

Xem sử để thấy sự khôn khéo của cha ông khi phải đối đầu với ông hàng xóm khổng lồ, xấu chơi. Nhưng cũng xem để biết tại sao bây giờ cái đám "tụt tạt" hay rêu rao bôi nhọ nhà ta "cúi đầu thần phục" phương Bắc như ngày xưa ... và biết được đối nhân xử thế, lòng người 1 thời. Và cũng để hiểu tại sao người Bắc cực xem sử nhà nó xong thì vênh váo với Nam Cực đến thế!
Làm làm gì có chuyện người phương Bắc nể sợ NC? Chỉ có chuyện Càn Long ưu ái Quang Trung ... thường xuyên cho đồ ngự dụng và coi Nguyễn Quang Bình như con mà thôi.
-----
Tài liệu Tham khảo: "Sử liệu chiến tranh Thanh - Tây Sơn (từ Thanh Thực lục)".
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2011, 05:46:57 pm gửi bởi tuaans » Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #5 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2011, 05:52:49 pm »

Câu chuyện 4:

TRANH LUẬN VỚI SỨ THẦN NHÀ MINH VỀ NGHI THỨC ĐÓN TIẾP VÀ PHONG VƯƠNG

Xung quanh việc đón sứ thần phương Bắc sang phong vương, các triều đình Việt Nam phải tuân theo các nghi thức do triều đình Trung Quốc quy định. Tuy vậy những chi tiết nào ta cho là có phương hại đến quốc thể thì ta thường tìm cách chống chế, vin cớ này cớ khác, không tuân theo khi đón tiếp sứ thần và tuyên đọc chiếu chỉ. Việc tuân theo những nghi thức này cũng tùy thuộc sự cường thịnh của các triều vua. Khi triều đình suy biến (vì mâu thuẫn nội bộ hay do chiếm đoạt ngôi vua…) thì trong khi đón tiếp và tranh biện ta thường không chủ động được, phải tuân theo các yêu sách cống nộp và các nghi thức đón tiếp do đối phương quy định.

Vào đời Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 3 (1462) phong kiến Việt Nam ở vào thời kỳ hưng thịnh, lòng tự hào dân tộc được đề cao. Vì vậy việc đón các sứ thần nhà Minh đã có những chi tiết ta không chịu tuân theo để giữ gìn tư thế của một quốc gia độc lập.

Khi sứ nhà Minh là Tiền Phổ và Vương Dự sang phong vương Lê Thánh Tông đã bắt bẻ triều đình ta về các việc sau:

1.Hướng ngồi của vua và quan Đại Việt khi tiếp sứ thần Trung Quốc.

Các sứ thần Trung Quốc yêu cầu ngồi tiếp kiến theo hướng Nam-Bắc, chúng ngồi hướng về Nam, vua quan ta ngồi hướng về Bắc (có ý là ta hướng về Thiên triều ở phương Bắc, chúng đại diện cho Thiên tử, thay mặt vua Trung Quốc nhìn xuống phía Nam). Phía ta nêu hướng ngồi là Đông và Tây, coi như quan hệ ngang hàng. Trước lần này, trong 9 lần đón sứ nhà Minh, đều ngồi theo hướng Đông-Tây, chỉ có một lần tiếp Hoàng Gián "hơi có tính hiếu danh", nên triều đình "gượng nghe ngồi theo hướng Nam-Bắc".

2. Đón sứ thần

Chúng yêu cầu khi chúng qua biên giới thì quân Việt phải nghênh tiếp dọc đường. Vua và quan Đại Việt phải đến tận trạm Lã Côi (xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội ngày nay)

để đón chiếu sắc của vua Trung Quốc, ngoảnh mặt về Bắc làm lễ 5 lạy 3 vái. Ta không nghe theo.

3. Nghênh tiếp chiếu sắc của vua Bắc

Chúng yêu cầu phải tuân theo các thể lễ rước, lễ… đúng quy định. Phía triều đình nhà Lê căn cứ vào lễ chế Hồng Vũ (đời Minh Thái Tổ) không chịu ra ngoài thành làm lễ, cho là mệnh lệnh của Thiên tử chưa tuyên bố (phong vương cho vua Nam) thì chưa thể úy lạo sứ thần.

4. Chỗ ngồi khi yến tiệc

Chúng nêu : 4 vị sứ thần Minh ngồi phía Đông hướng sang phía Tây. Vua ta ngồi phía Tây hướng sang phía Đông, ngang với vị thứ tư của sứ thần phương Bắc. Quan ta không được cùng ngồi với vua tiếp sứ thần. Ta không nghe.

5. Đọc chiếu sắc của vua Trung Quốc.

Chúng bắt đọc bằng tiếng Trung Quốc. Ta đề nghị đọc bằng âm Hán Việt, cho là nếu đọc tiếng Trung Quốc "e giọng điệu sống sượng", sợ có lỗi với Thiên tử. (Thí dụ : từ kim liên đọc âm Hán Việt là kim liên, nếu đọc âm Trung Quốc là cắm lìn).

Hai bên thư từ tranh biện nhiều lần, sau đó mới tiến hành nghi thức đón sứ thần và phong vương.

Link: http://holevn.org/?vnTRUST=mod:news|act:detail|newsid:176
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2011, 06:00:47 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #6 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2011, 06:06:44 pm »

Câu chuyện 5:

Lương Thế Vinh: Cân voi bằng bè

Lương Thế Vinh, người làng Cao Lương, huyện Thiện Bản (Vụ Bản) thuộc Sơn Nam, Nam Định, đỗ Trạng nguyên năm Quý Mùi (1463) niên hiệu Quang Thuận thứ 4, làm quan đến Hàn lâm thị Thư đời Lê Thánh Tông. Ông thường có dịp tiếp các sứ thần ở phương Bắc. Một lần sứ thần nhà Minh sang Việt Nam cùng đi chơi với ông dọc sông Tô Lịch, sứ thần nhà Minh lấy cái cân và đố ông cân con voi cạnh đó. Không đắn đo suy nghĩ, ông bảo người ghép bè và sai người quản tượng dắt voi lên bè. Ông lấy cái cây đo độ chìm của bè rồi lại dắt voi lên và lệnh chuyển những tảng đá lớn lên bè bằng đúng với độ chìm khi voi đứng trên bè. Sau đó ông cân số đá trên bè. Sứ thần nhà Minh muốn đẩy ông vào thế bí, nhưng không ngờ ông đã thoát hiểm ngoạn mục và khiến sứ thần nước bạn phải nể phục.

Link: http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=77&NewsId=97265
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2011, 09:08:48 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2011, 06:10:11 pm »

Câu chuyện 6:

Lê Quý Đôn: Trung Hoa chỉ có 1,2 người


Lê Quý Đôn, quê ở làng Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, đỗ Giải nguyên ở tuổi 18. Năm 1752, ông đỗ đầu kỳ thi Hội, vào kỳ thi Đình, ông đỗ Bảng nhãn. Năm 1757, ông được thăng chức Hàn lâm viện thị giảng dưới triều Lê. Năm 1761, ông dẫn đầu đoàn sứ sang Bắc Kinh. Các nho thần nhà Thanh mời ông đi vãn cảnh chùa gần bãi biển và xem bia. Ông vừa đọc xong tấm bia thì nước thủy triều dâng lên ngập bia. Các nho thần Trung Quốc hỏi bài văn trên bia, ông đọc lại không thiếu một chữ nào khiến các nho thần nhà Thanh phải kinh ngạc. Tài trí của ông đã khiến quan chức triều Thanh nể phục nói rằng nhân tài nước Nam như Lê tiên sinh thì ngay cả Trung Hoa cũng chỉ có đến 1, 2 người.

Link: http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=77&NewsId=97265

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2011, 09:09:12 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #8 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2011, 06:14:05 pm »

Câu chuyện 7

Phùng Khắc Khoan: Mang “ngọc mễ” về cho dân Việt

Phùng Khắc Khoan người làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Sơn Tây. Trên đường đi sứ, Phùng Khắc Khoan chú ý quan sát cách làm ăn của nhân dân nơi đi qua. Khi qua vùng nước Ngô, ông thấy nhân dân sinh sống bằng một thứ hạt to đầu vàng hay trắng, gọi là “ngọc mễ”. Cây trồng trên đất khô không cần tưới nước như lúa, rất thuận tiện cho việc trồng ở các ruộng cao, vùng trung du và nơi không có nước. Ông ăn thử và thấy bùi ngon, có ý định khi về nước sẽ mua một ít hạt giống mang về. Khi xe về đến gần cửa ải, quân lính nhà Minh khám xét thấy và không cho mang một cân ngọc mễ nào cả. Ông và cả sứ bộ phải rất khéo léo mới giấu được một ít hạt mang về. Có sách viết là do chúng khám kỹ, bắt cởi cả quần áo ra nên phải giấu vào hậu môn. Hạt ngọc mễ được đem cho dân làng trồng và được đặt tên là hạt ngô vì thứ hạt này được lấy giống từ nước Ngô. Cũng vì vậy nên khi cúng cơm, người ta không cúng ngô.

Link: http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=77&NewsId=97265

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2011, 09:09:32 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2011, 06:17:13 pm »

Câu chuyện 8

Giang Văn Minh: Vế đối bảo vệ quốc thể


Dưới thời vua Lê Thần Tông (1619-1643), Giang Văn Minh được cử làm sứ sang Trung Quốc nạp cống và cầu phong. Trong buổi tiếp kiến sứ Đại Việt, để làm nhục sứ thần Việt Nam, vua nhà Minh đã nhắc lại việc Mã Viện dựng cột ở Giao Chỉ bằng một vế đối:

Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
(Cột đồng đến nay rêu đã phủ xanh)

Giang Văn Minh ứng khẩu đối tiếp vế sau:

Đằng Giang tự cổ huyết do bồng
(Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ)

Giang Văn Minh cố ý nhắc lại 3 lần thảm bại của quân xâm lược Trung Quốc trên sông Bạch Đằng: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938, Lê Hoàn đánh thắng quân Tống năm 981 và nhà Trần đánh thắng quân Nguyên năm 1288.

Vua nhà Minh hổ thẹn và tức giận ra lệnh giết Giang Văn Minh. Cả triều đình Nam Việt thương tiếc, còn vua Thần Tông ca ngợi: “Đi sứ không làm nhục quốc tế, thật là anh hùng kim cổ”.

Link: http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=77&NewsId=97265

Thêm chi tiết của thám hoa Giang Văn Minh đi sứ nhà minh:

Mùa  đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ  Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến,  ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho  ra lẽ.
  
      Thám hoa vừa khóc lóc vừa than rằng:
  
-          Hôm nay là giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên.
  
      Vua Minh phán:
  
-          Không ai giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!
  
      Giang Văn Minh nghe vậy bèn tâu:
  
-          Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?
  
      Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói:
  
-          Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.
  
      Từ đó nước ta mới thoát nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
  
      Lần khác, khi Dương Văn Minh vào yết kiến, vua Minh sai một đại thần ra vế đối:
  
-          Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
  
      Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đối lại ngay:
  
-          Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
  
      Thấy  sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và  Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá,  sai người ám hại ông.
  
      Thi hài Giang Văn Minh được đua về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cửu ông, khóc rằng:
  
-          Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
  
      Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống."

Link: http://sbd.vn/read.php?144
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2011, 09:10:02 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM