Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:29:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb SÔNG LAM- Biên giới Tây Nam (Phần I)  (Đọc 311815 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #450 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2011, 09:14:52 pm »

Hì! Lâu nay em vẫn làm quân báo đấy chứ ,nhưng là lính khu năm nên mù tịt ,chẳng nổ được phát nào .Chúc bác luôn ăn nên ,làm ra .
Logged
chấm hỏi
Thành viên
*
Bài viết: 83


« Trả lời #451 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2011, 09:28:25 pm »

       
              
                       Chúng ta có những chủ quan , cho là không thể có cuộc chiến tranh nào xẩy ra nữa . Nên khi xẩy ra chiến tranh BGTN , mình rất lúng túng ...  

...Dự định ra quân tháng 5/72 ( tròn 5 năm lính ) đều bị hoãn lại .
  
...TP xin càm ơn và chúc các bạn cùng gia đình luôn khỏe , có nhiều niềm vui cuộc sống .



-Em nghe mấy bác lính sư đoàn 325 từ Quảng trị vào Hà tiên choảng nhau với bọn Pốt, kể lại rằng ta cũng rất chủ quan, cứ nghĩ là...thằng này tuổi gì mà dám...vuốt râu hùm. Nên khi vào trận, ta chủ quan, nhiều trận thiệt hại nặng. Có đại đội, sau vài chục phút giao chiến, hầu hết bị thương vong. Lính pốt vừa đông, toàn thuộc dạng "To-cao-đen-hôi". Nhưng giai đoạn cuối(trước khi ta rút quân) thì mấy bác cựu lại nói "Phía biên giới Thái-CPC, bon anh toàn đánh nhau với bọn...trẻ con, lẹt phẹt vài loạt đạn là nó té, không dám chơi kiểu tay bo".

Vậy suy ra, lúc đầu cuộc chiến, toàn thằng to cao, nhưng dần dần, bị ta "khử" gần hết, nên còn toàn bọn chíp hôi.
-Bác Trần Phú ra quân sớm thế(5/72). Cái giai đoạn này, lính quê em chỉ được...ra quân theo kiểu...đi song song với mặt đất thôi. Có mà...hãy đợi đấy, vì tất tấn tật, kể cả thanh niên thuộc dạng "Ếch què, nhái ốm" là đi B hết. Khi nào hết giặc thì mới về?
-Em chúc bác TP mạnh khỏe, khỏe như...ngày này cách đây 30 năm ấy.
Logged
VTD e1f2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 211


« Trả lời #452 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2011, 09:40:14 pm »

  Theo mình, trong hồi ký Cuộc chiến tranh bắt buộc của đại tá Nguyễn văn Hồng ,thì f 309 thành lập ngày 27/9/1978 tại Ban mê thuộc , f tr đầu tiên là đâị tá Lê chí Thuận , đến 1981 là Đ /c Lê đức Thiện  , và tiếp đó là Đ/c Nguyễn văn Hồng  , nên khả năng tướng Lê nam Phong ko có làm F tr 309 ...
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #453 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2011, 10:03:56 pm »

 Cũng trên topic Pailin ngày ấy phần I bác quyenkh có nói cụ thể đây các bác. Mời các bác xem qua.

 http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,20944.230.html
 

 Bạn chấm hỏi không hiểu ý bác tranphu341, bác ấy nói là lính nhập ngũ 5.1972 đến năm 1977 là được ra quân và bác ấy nằm trong số sẽ được ra quân nếu chiến tranh BGTN không nổ ra. Chứ không phải tháng 5.1972 bác ấy được ra quân, đúng là thời điểm tháng 5.1972 những ai được ra quân lúc đó chắc cũng ra quân theo phương nằm ngang thôi.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2011, 10:21:34 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #454 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2011, 08:25:09 am »

Tôi đọc bài viết của một số thành viên trên trang " một thời máu và hoa", có nói đến vị sư trưởng của sư đoàn 7 và tham mưu trưởng quân đoàn 4 Lê Nam Phong. Hình như một số bài có sự nhầm lẫn nào đó về Ông. Tôi có may mắn là người lính vô tuyến điện có một số lần được phục vụ Ông tại sở chỉ huy sư đoàn, trực tiếp phát những bức điện , mệnh lệnh của Ông xuống các trung đoàn. Kỷ niệm không thể quên ở sở chỉ huy sư đoàn 7 những ngày cuối tháng 4/1978, Ông chỉ huy sư đoàn đẩy lùi quân giặc về phía bên kia biên giới, các trung đoàn 209, 14, 165 đứng chân trên tỉnh Svayrieng. Trong chiến dịch này mật danh của Ông trên vô tuyến điện khi Ông làm việc vượt cấp xuống các tiểu đoàn là "Điện Biên".Đêm ngày 27/4/1978 Tôi cùng với Ông mắc võng ngủ ở rừng Long Khánh huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh.
    Trung tướng Lê Nam Phong trong chiến dịch Hồ Chí Minh là sư trưởng chỉ huy sư đoàn 7 đánh Xuân Lộc rồi tiến vào giải phóng Sài Gòn, khi chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra Ông vẫn là sư trưởng chỉ huy sư đoàn 7 chặn giặc ở biên giới khu vực tỉnh Tây Ninh - Svarieng (Campuchia), khoảng tháng 7 tháng 8 năm 1978 Ông lên làm tham mưu trưởng quân đoàn 4. Trong chiến dịch giúp bạn giải phóng Phnomphenh Ông là 1 trong những người chỉ huy chiến dịch. Chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra Ông ra Bắc làm tư lệnh quân đoàn.
    Tôi đang theo dõi hồi ký " Cuộc đời và chiến trận" của Ông do Binhyen1960 đưa lên mạng, mong Binhyen tiếp tục!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #455 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2011, 08:38:51 am »

        Chào bạn BS-812 , bạn Chấm Hỏi , bạn VTDe1f2 , bạn Binhyen , hieuc3d2f7 .
                        Tranphu341 rất cảm ơn các bạn . Đã thường xuyên theo dõi , trao đổi bài viết của TP . Đã bổ xung những chi tiết thiếu ,hoặc cần phải nói rõ thêm . BY , BS-812 , vtd e1f2 , hieuc3d2f7 đã nói rõ và giải thích thêm về tổ chức chỉ huy giai đọan đầu của f 309 . Phân tích rất kỹ thời kỳ đầu của lích Pot . Và đến thời kỳ cuối khi chúng đã vào cảnh đường cùng .Đã phải huy động tổng lực " bà già , trẻ em ,phụ nữ " ra cầm súng . Và những giai đoạn chỉ huy của ông Nam Phong trong thời kỳ chiến tranh BGTN . Ở Sư đoàn 7 .
                        Cảm ơn ban Chấm Hỏi đã góp ý . TP nói ko rõ nghĩa về đợt ra quân của lớp lính 5/72 . TP nhận thiếu sót và đã sửa lại rồi .
               TP xin chúc các bạn cùng gia đình khỏe và luôn có niềm vui mới trong cuộc sống .  
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2011, 08:44:55 am gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #456 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2011, 10:18:03 am »

             
                         Con tầu gầm lên rồi rẽ nước lao đi trong trời đêm sông nước mịt mùng . Trời lộng gió , nên sóng lớn . Tầu của dân đã cũ , lại không lớn . Nó là loại tầu chở khách , dọc sông như là một cái “ xe buýt ” sông . Vì thường là chạy theo lộ trình từ Tân Châu đến Hồng Ngự , ghé vào bất cứ chỗ nào khi có khách lên xuống . Nên mỗi cơn sóng trào tới đập vào tầu , là lại nghe tiếng răng rắc chuyển mình của các vật liệu trên con tầu già . Sóng lớn làm anh em nôn nao thật khó chịu . Nhưng rồi một lúc sau mọi người đã quen , yên vị , không ai nói gì nữa . Kệ , lính cũng đã quen nếp đi đâu , đến đâu , làm gì , đã có chỉ huy xếp đặt . Có tò mò , thắc mắc thì chỉ là lúc đầu nhận lệnh , hỏi lại cho rõ thêm mà thôi .
                      Mọi người như đã chìm vào giấc ngủ . Tôi vốn tính sợ sông nước . Nên không yên tâm nghĩ ngợi đủ kiểu , đủ thứ và đủ đường xử lý tình huống . Nếu có gì không may xẩy ra trên sông . Mà sao , những tầu này lại không có phao cứu sinh ? Chắc là dân nơi đây giỏi bơi lội nên họ không coi trọng phao ?
                           Khi xuống phà , tôi và anh em có xách xuống can mỡ lợn , loại 20 lít . Nhưng mỡ chỉ còn già nửa can . Nghĩ : nếu nguy , có gì thì ôm cái can này chắc không sợ chìm .
                 Tiếng động cơ đều đều ổn định . Tổ lái vẫn làm việc , đưa lái con tầu đi vào đúng các luồng lạch . Tầu dập dình lên xuống theo con sóng  đều . Trời đêm , nhìn ra chỉ thấy đen kịt . Không thấy được bến bờ nào cả . Triền miên suy nghĩ rồi tôi cũng chìm vào giấc ngủ khi nào ?
                       Rầm..rắc rắc..rắc . Con tầu khựng lại . Mọi người theo quán tính lao hết về phía trước , đè , đạp , chồng lên nhau . Tất cả choàng tỉnh dậy nhốn nháo . Loáng thoáng nghe có tiếng kêu lẫn trong gió lớn . Tiếng ông thuyền trưởng già hô :“ Đụng tầu rồi “. Rất nhanh theo phản xạ , tôi cúi xuống tháo dây giầy . Quan sát trong đêm mờ một con tầu gỗ phía trên đang từ từ chìm xuống . Một vài cánh tay chới với . Tầu tôi chao đảo rất lớn . Nước đã té vào khoang . Anh em càng hoảng loạn . Đứng hết cả lên , có 2 người đu bám được vào thành tầu . Anh em kéo lên nhưng những động tác này , càng làm cho tầu chòng chành hơn , nguy cơ bị chìm càng cao . Cởi xong dây giầy , tôi cầm lấy can mỡ thế thủ . Theo kinh nghiệm thì tầu thuyền đắm thì 1 là : nhẩy ra trước tiên bơi ra xa . 2 là nhẩy khỏi tầu thuyền sau cùng . Suy nghĩ nhanh thoáng qua . Tôi chọn phương án 2 .
                     Tiếng đồng chí Nguyễn Dấng Trung đoàn phó gào lên thật to . Tất cả ngồi xuống , ngồi im . Mọi người rắp rắp nghe theo hiệu lệnh đó . Con tầu từ từ ổn định không còn chòng chành chao đảo nữa . Hú hồn . Nhìn ra loáng thoáng tên mặt nước như có vài cái ba lô trôi nổi . Con tầu  vẫn tiến như không có gì xẩy ra .
                        Cho đến sau này và đến tận bây giờ . Tôi vẫn thắc mắc về cái sự kiện tầu húc nhau hôm đó . Làm 1 tầu bị chìm là của bộ đội QK9 , cũng đang trên đường cơ động tác chiến . Qua lời kể của 2 anh em được kéo lên tầu tôi . Nhưng không hiểu sao tầu tôi không dừng lại để tìm ? Cứu anh em ở tầu kia ? Và như vậy bên đó liệu có ai chết đuối không ?  Chết bao nhiêu người ? Ko 1 ai sau này nhắc về vụ đó nữa , thật khó hiểu ?
( nếu bạn nào biết sụ kiện này , thì cho TP hiểu thêm thông tin  nhé ) .
Logged
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #457 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2011, 10:57:05 am »

Đơn vị của TranPhu 341 đánh trận tháng 10/1977 ở hướng đường 1 vào BaVec 1, Bacec 2 thì chắc chắn có trung đoàn 209 của  F7 tăng cường hướng đó rồi, chắc là gần đó thôi!
Trung đoàn 209 của F7 là đơn vị tham gia chiến đấu đầu tiên của sư đoàn ở biên giới Tây Ninh-Campuchia. Đây là lần 1 trung đoàn đi đánh bọn PonPot, đánh xong họ lại rút về ( trận này tôi có mấy anh bạn hi sinh). Chỉ 1 thời gian rất ngắn thì trung đoàn 209 lại ra biên giới lần 2.
- Tháng 10/1977 trung đoàn 14( Tên gọi khác là 141) của sư đoàn 7 và 1 bộ phận của trung đoàn 210 pháo binh, lúc này vẫn chốt giữ ở Châu Đốc tỉnh An Giang. Có người bảo E209 là E14 thì không đúng.
- Trận đầu mà đơn vị của TranPhu đánh có vị tướng nói là “búa tạ đập ruồi” theo Tôi là chưa đầy đủ ý nghĩa của trận đánh đó đâu. Vì không phải hướng đó là không có địch, vị trí đó có rất nhiều đơn vị của địch tập trung ở đây là đằng khác. Khi ta tấn công chúng nó biết không thể chống lại được nên bố trí rút quân trước khi ta đánh vào. Trận tấn công trên hướng đường 1 vào Bavec 1, Bavec 2 Tôi thấy rất có ý nghĩa, tuy rằng ta diệt không được nhiều địch nhưng cũng giải quyết được 1 số vấn đề sau:
+ Làm cho Nhan Dân vùng ven biên giới yên tâm sản xuất, tin tưởng vào lực lượng vũ trang, sức mạnh của quân đội, là chỗ dựa về tinh thần cho Nhân Dân biên giới
+ Là thông điệp đầu tiên báo cho bọn cầm quyền Khơme Đỏ và quân đội của chúng: nếu còn tiếp tục gây chiến tranh thì sẽ bị trừng trị.
+ Đây cũng là trận đầu biểu dương sức mạnh của quân đoàn 4 cũng như của Quân đội Nhân Dân Việt Nam mặc dù lúc đó đất nước ta đang gặp khó khăn.
+ Có những trận như vậy Nhân Dân Campuchia vùng biên giới mới nhận rõ âm mưu của bọn Khơme Đỏ, cũng từ đó từng đoàn người dân Campuchia kéo sang Việt Nam tị nạn, những người này được Nhà Nước ta giúp đỡ rất nhiều. Đây là lực lượng nòng cốt của MTDT giải phóng Campuchia.
Như vậy trận đánh đầu tiên của đơn vị TranPhu không phải là vô ích mà rất có ý nghĩa!
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #458 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2011, 01:44:36 pm »

Đơn vị của TranPhu 341 đánh trận tháng 10/1977 ở hướng đường 1 vào BaVec 1, Bacec 2 thì chắc chắn có trung đoàn 209 của  F7 tăng cường hướng đó rồi, chắc là gần đó thôi!
Trung đoàn 209 của F7 là đơn vị tham gia chiến đấu đầu tiên của sư đoàn ở biên giới Tây Ninh-Campuchia. Đây là lần 1 trung đoàn đi đánh bọn PonPot, đánh xong họ lại rút về ( trận này tôi có mấy anh bạn hi sinh). Chỉ 1 thời gian rất ngắn thì trung đoàn 209 lại ra biên giới lần 2.
- Tháng 10/1977 trung đoàn 14( Tên gọi khác là 141) của sư đoàn 7 và 1 bộ phận của trung đoàn 210 pháo binh, lúc này vẫn chốt giữ ở Châu Đốc tỉnh An Giang. Có người bảo E209 là E14 thì không đúng.
- Trận đầu mà đơn vị của TranPhu đánh có vị tướng nói là “búa tạ đập ruồi” theo Tôi là chưa đầy đủ ý nghĩa của trận đánh đó đâu. Vì không phải hướng đó là không có địch, vị trí đó có rất nhiều đơn vị của địch tập trung ở đây là đằng khác. Khi ta tấn công chúng nó biết không thể chống lại được nên bố trí rút quân trước khi ta đánh vào. Trận tấn công trên hướng đường 1 vào Bavec 1, Bavec 2 Tôi thấy rất có ý nghĩa, tuy rằng ta diệt không được nhiều địch nhưng cũng giải quyết được 1 số vấn đề sau:
+ Làm cho Nhân Dân vùng ven biên giới yên tâm sản xuất, tin tưởng vào lực lượng vũ trang, sức mạnh của quân đội, là chỗ dựa về tinh thần cho Nhân Dân biên giới
+ Là thông điệp đầu tiên báo cho bọn cầm quyền Khơme Đỏ và quân đội của chúng: nếu còn tiếp tục gây chiến tranh thì sẽ bị trừng trị.
+ Đây cũng là trận đầu biểu dương sức mạnh của quân đoàn 4 cũng như của Quân đội Nhân Dân Việt Nam mặc dù lúc đó đất nước ta đang gặp khó khăn.
+ Có những trận như vậy Nhân Dân Campuchia vùng biên giới mới nhận rõ âm mưu của bọn Khơme Đỏ, cũng từ đó từng đoàn người dân Campuchia kéo sang Việt Nam tị nạn, những người này được Nhà Nước ta giúp đỡ rất nhiều. Đây là lực lượng nòng cốt của MTDT giải phóng Campuchia.
Như vậy trận đánh đầu tiên của đơn vị TranPhu không phải là vô ích mà rất có ý nghĩa!


 Bác hieuc3d26F7 nhận định và lập luận về chính trị và quân sự của chiến trường K thời kỳ mới bắt đầu cuộc chiến tranh đó. Quá hay.

 Trận đánh mở màn với chiến thắng áp đảo mang một ý nghĩa rất lớn, nó không hề vô ích lúc đó và cả mãi sau này. Grin

 BY xin bổ sung thêm một chút về phiên hiệu các E trong F7 QD4:
- E 209 còn có thêm phiên hiệu nữa là E42 hoặc E16 ngoài ra còn có tên Trung đoàn Sông Lô kỷ niệm trận đánh trên Việt Trì thời KCCP.
- E 141 còn có tên E38 hoặc E14 ngoài ra còn có tên Trung đoàn Ba Vì.
- E 165 còn có tên E34 hoặc E12 ngoài ra còn có tên gọi Trung đoàn Thành đồng Biên giới.
- E 210 là E pháo trong đội hình F7 cùng một số các tiểu đoàn trực thuộc Sư đoàn.

 Trung đoàn 209 sau lần ra quân đánh Pốt lần 1 thì trở về xuống Long An Châu Đốc gì đó giúp nhân dân sát BG Việt Nam-Campuchia gặt lúa thu hoạch mùa màng, đâu cỡ hơn 1 tháng rồi trở lại BGTN hướng Tây Ninh cửa khẩu Mộc Bài. Hôm mới đây BY thấy bác tranphu341 có nói về trận đánh ở khu vực chùa Bạch Bột. Lính E209 gọi chùa đó là chùa Hận đấy bác tranphu341 ạ, "Hận" bởi lính E209 thương vong ở đó quá nhiều, hận bởi thân phận đi làm "con nuôi" cho F9 lúc đó nên không được quan tâm sâu sát, chi viện kịp thời, khi gặp Pốt "rắn" quá với hầm hố công sự vững chắc và pháo binh chi viện đắc lực. Cuối cùng, mặc dù vẫn là những người chủ trên trận địa nhưng sau đó thì E209 cũng đếm không hết thương vong và ôm mãi mối "Hận" đó, phải đến hơn 1 năm sau lớp đàn em sau này như BY trong E209 mới có chỗ rửa "Hận" lên đầu Pốt cho lớp đàn anh trong Amleang. Grin
 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #459 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2011, 02:35:14 pm »

             Chào ban hieuc3d26f7 , bạn binhyen1960 . Tranphu341 cảm ơn các bạn đã đọc và có những phân tích về ý nghĩa chính trị ,thời gian tác chiến và những đ/v tham chiến thời gian đầu đó .
                Trong những bài viết đầu TP cũng nói có e14 f7 tham gia ( hình như là tháng 12/77 ) còn giai đoạn đầu thì TP ko được biết có f7 cùng tham chiến trân tháng 10/77 . Như vậy là qua bài viết của các bạn mình hiểu thêm và biết thêm là bên cạnh f341 giai đoạn đầu còn có 1 e của f7 nữa .
                Về câu nói " búa tạ đập ruồi " về phân tích ý nghĩa thắng lợi của trận đánh thì như ban Hieu đã phân tích rồi . Nhưng mình thấy câu nói này khi kết thúc hội nghị quân chính của Sư đoàn trưởng Vũ Cao lúc đó cũng có những ý rất hay . 
                TP cũng mói đuơc BY cho biết topic của ban Hieu . TP mói đọc vài trang và cảm nhận ban là 1 người lính thật sự có tâm , có tầm và cũng đang còn nhiều nặng lòng với quá khứ hào hùng của 1 thời đã qua ..
           Chào và chúc 2 bạn luôn khỏe có nhiều niềm vui cuộc sống .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM