Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:13:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb SÔNG LAM- Biên giới Tây Nam (Phần I)  (Đọc 311814 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #290 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 02:03:57 pm »

        Chào bạn BY và ban sudoan5 . Mình nói thế thôi chứ ae mình ai ra được khỏi chiến trường thì may rồi "phúc nhà ta "rồi , dù rằng phải gửi lại chiến địa 1 phần xương thịt thì cũng vẫn còn là 'phúc' mà . Hồi đó mình cứ mong được "chân mất , chân còn" mà ko đựơc . Bây giờ thỉnh thoảng có gặp đồng đội nào "chân thật , chân giả", lại thấy thật tội nghiệp ,Thế mà ngày xưa là ước mơ của bao người lính , bao cô gái làng xinh đẹp đấy .... Shocked
                Sudoan5 và BY nói đúng , ae mình mà bỏ xị đế ra thì bố bảo thằng Pot ko giám  " đọ mồm "Nhất là lại với lưu linh Hà Thành .
        Mình thấy kể rằng lúc Hồng quân Liên Xô diễu binh ở quảng trường Đỏ , mỗi người được uống 40 cc Votka Theo lệnh của STALIN . Nhưng hậu cần cho anh em uống gấp đôi số lượng ấy . Rồi từ quảng trường Đỏ hồng quân LX tiến thẳng ra trận . Quân Đức te tua bại trận vì nhiều nhẽ , Nhưng có 1 nhẽ là ;" ko có xị đế "
                      Chúc các bạn có 1 ngày nghỉ vui vẻ.
         
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #291 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 03:27:36 pm »

          LẬT CÁNH :
                       Trung tuần tháng 1/78 , trong khi đồng bào ta ở hậu phương đang chuẩn bị đón tết cổ truyền Kỷ Mùi . Thì tình hình Biên giới Tây Nam càng trở lên nghiêm trọng . Đi ngược lại với thiện chí của ta , bọn phản động bọn Pốt , IêngXaRi tiếp tục cho quân đánh sâu vào lãnh thổ VN , ở Tây Ninh , Long An , An Giang , Đồng Tháp và Kiên Giang .
                         Để giáng trả hành động xâm lược trắng trợn của kẻ thù . Các binh đoàn chủ lực cơ động được lệnh tiến công tiêu diệt địch . Theo đó sư đoàn 341 được điều tăng cường cho quân khu 9 .
                          Ngày 17/1/78 toàn đội hình F ( trừ E270 đang chốt giữ ở Hà Tiên ), lên đường hành quân bằng xe cơ giới . Địa bàn Tây Ninh bàn giao lại cho sư đoàn 9 đảm nhiệm . Vượt gần 300km tới Châu Đốc - An Giang . Tiểu đoàn 1 chốt giữ ở khu vực núi Sam , ( núi Bà An Giang) . Tiểu đoàn 2 và 3 khẩn trương về chốt giữ ở Phú Cường , Bẩy Núi An Giang .
                            Ngày 19/1 sư đoàn giao nhiệm vụ cho d2-d3 kết hợp cùng sư đoàn 330 quân khu 9 phải giải phóng Phú Cường . Nơi đây đã bị bọn Pốt lấn chiếm mấy ngày trước . BCH Trung đoàn bàn với F 330 là “ để d2+ d3 luồn sâu phía sau đội hình địch , rồi đánh chiếm điểm cao 192 . Làm bàn đạp đánh xuống , tạo điều kiện cho F330 đánh chính diện " .
                        Trận đánh tưởng như khó khăn , nhưng nhờ d3 + d2 luồn sâu gây bất ngờ , đánh hất trở lại nên bọn Pốt nhanh chóng vỡ trận . Lực lượng tấn công của F330 cũng rất mạnh mẽ . Trận này chúng ta nhanh chóng giành thắng lợi , tiêu diệt được rất nhiều địch , thu nhiều vũ khí . Giành lại địa bàn mà chúng đã lấn chiếm . Vừa kết thúc trận đánh giải phóng Phú Cường . Ngày 20/1 sư đoàn lại được lệnh đánh địch giải phóng 2 xã Khánh An, Khánh Bình thuộc huyện Châu Phú- An Giang . Ở đây địa hình vô cùng phức tạp hiểm trở . Lực lượng Pot rất đông . QK 9 cùng  F 341 + F 330 + Hải Quân + Không quân bàn bạc trận đánh hợp đồng quân binh chủng quy mô lớn để tiêu diệt Pot , giải phóng địa bàn quan trọng bị lấn chiếm này .
( dựa theo một số tư liệu của trung đoàn 273)

Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #292 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 07:23:08 pm »

hehe, cho cháu chen ngang chút. Theo sử F330 thì ngày 18-1 F330 và F341 (phối thuộc) đã đánh trận Phú Cường nổi tiếng rồi. Trận này 1E F330 đánh chính diện + F341. 2 E còn lại đánh vu hồi đằng sau theo 2 hướng phải trái. Vì đằng sau khép lại không kịp nên bọn nó thoát 1 số. Toàn trận quân ta tiêu diệt 125x thằng Pốt. Và sau đó chiến lệ ghi lại được cho vào làm bài giảng trong các trường quân chính luôn. Còn trận Khánh An Khánh Bình là đánh với E11 AH của Pốt đấy. 3 ngày mình không đục được về sau  phải điều UH1 lên mới giải quyết được những trận địa súng cối của Pốt làm mình thiệt hại khá nhiều. Chú TP kể kỹ kỹ trận này nhé.
Các chú có nghe phi công A37 Tạ Đông Trung của mình bị bắn rơi sau khi cắt bom xuống trận địa của Pốt không ạ? Quân ta nhìn thấy đồng đội bị bắn rơi, nhảy dù mà không làm sao cứu kịp. Trường hợp phi công hy sinh cũng anh hùng và quả cảm lắm,Pốt nó muốn bắt sống mà không được vì lên thằng nào là bị bòm thằng đấy nên nó mới tập trung AK bắn tiêu diệt. Oai hùng thay, QDNDVN các thời kỳ

P/S : Tiếc quá,ông già cháu đang ở VN mất rồi không thì cháu hỏi cụ lại cho tỉ mỉ hơn cái trận Phú Cường này vì cụ ở E3 Đồng Tháp F330. Thế là chú TP với ba cháu cùng 1 chiến hào, đánh cùng 1 trận rồi.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2011, 07:29:15 pm gửi bởi VietPo`Lut´ » Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #293 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 09:56:33 pm »

    Chào bạn vietpo"lut" . Mình rất tiếc là trận Phú Cường thì mình đang nằm viện . Và trận này chỉ có 2 d (d1+d3) tăng cường đánh cùng F33o thôi . Mình chưa hỏi được ae tỷ mỉ về trận này . D1 của mình thì chốt đánh Pot ở khu vực núi Sam chùa Vía Bà . Trận khánh An , Khánh Bình mình sẽ kể tỷ mỷ sau . Trận này vô cùng phức tạp mình dùng cả hải quân ,không quân pháo binh thì khỏi phải nói rồi .TTG nữa thắng lợi oanh liệt hoành tráng . Nhưng ae mình cũng hy sinh nhiều vì Pot và vì Pháo cối của Pot nữa .
            Trong trận này ông Trần Quy Nhơn quê Vũ Thư TB là tham mưu phó e 273 cũng hy sinh ở đây .
                   Chúc bạn và gia đình có nhiều niềm vui trong ngày cuối tuần .
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2011, 08:52:52 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #294 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2011, 08:18:01 am »

      
                   Sau khi đánh xong trận ngày 3/1/78 toàn đội hình trung đoàn lại rút về chốt phòng thủ Biên giới . Anh em vẫn phài nằm bờ nằm bụi . Màn trời chiếu đất . Quân số c/đ của các đơn vị đã vơi đi nhiều . Trung đoàn đã phải đôn các đ/c ở cứ , tăng gia vv... động viên thu gom các Đ/c thương binh nhẹ , trở lại đơn vị nhưng quân số cũng chẳng tăng được bao nhiêu . Địa bàn chốt giữ thì rộng , nên đêm đêm mỗi người phải trực gác nhiều hơn . Có trung đội thì cứ gác theo phương thức quay vòng , mỗi người 2 h nhưng cũng có tiểu đội áp dụng 2 người 1 vòng gác 6h rồi đổi ca . Bọn Pot chưa giám đánh lớn , nhưng vẫn dùng những phân đội nhỏ lẻ tập kích chớp nhoáng rồi bỏ chạy . Nên việc canh gác đên phải hết sức cảnh giác .
                 Gần 1 tháng tác chiến liên tục bên đất K , làm mọi người rất mệt . Ai nấy gầy sọp hốc hác hẳn đi . Chính những ngày tháng vất vả , gối đất nằm sương này , làm cho tôi kiệt sức , nhiễm lạnh viêm phổi cấp . Đầu tiên là ho , ngấy sốt , rồi ho rất nhiều rũ rượi từng cơn . Khổ nhất là lúc gác đêm , trời lạnh lại càng ho nhiều . Ho long cả óc , lúc lên cơn ho , tay thì bịt miệng để tiếng ho không phát ra to , tay thì ép ngực đỡ phổi....Y tá mới đầu nói anh có khả năng viêm phế quản . Rồi cho mấy viên Tenasilin uống cũng chẳng có tác dụng . Rồi ho quá khạc ra cả máu nữa . Lúc này đ/c y tá báo với đại đội là phải cho tôi đi viện điều trị .
                     Ngày 16/1 tôi bàn giao công việc tiểu đội cho Dự a phó . Mọi người chia tay thật quyến luyến . Cứ như tôi được ra quân giải ngũ ko bằng . Hoài nói : anh mà đi lâu là em cũng về Sài Gòn đấy . Tôi nói : anh em cố gắng , chắc tôi đi viện mấy ngày thôi . Anh Trụ và anh Tiễn cũng xuống tận tiểu đội để chia tay . Anh Tiễn nói : thôi anh ốm thì cứ đi điều trị , công việc ở đây có đ/c Dự và anh em tôi , nhưng anh phải chữa nhanh nhanh lên đấy . Anh Trụ thì tếu táo là : ông cứ về Sài Gòn , em út nó chăm cho mấy ngày là khỏi chứ chẳng phải đi viện đâu .
                         Trà ! Một thằng lính A trưởng ốm đi viện mà làm có vẻ quan trọng thế ! Chẳng thiếu người mà . Tôi nghĩ thế nhưng lại nói : Các anh ở lại chốt giữ cho kỹ , chắc tôi đi khoảng chục ngày an dưỡng rồi về thôi .
                       Thực ra tôi cũng hiểu tình cảm của anh em , nhất và với BCH đại đội . Tuy rằng cấp bậc , chức vụ khác biệt , nhưng mọi người vẫn rất tôn trọng tôi . Vì cũng hiểu lẽ ra tôi không bị thiệt thòi do nhầm lẫn , thì bây giờ cũng là cấp phó đại đội , chứ không phải là a trưởng như bây giờ . Nên trong sinh hoạt , tác chiến , hoặc những lúc khó khăn , các anh thường tham khảo ý kiến của tôi . Còn trong tiểu đội , thì ngoài tuổi tôi hơn hẳn mọi người , mà trong sinh hoạt ae coi tôi là người anh thực sự .
                       Tạm chia tay đại đội 3 , tôi lên đội điều trị của trung đoàn . Bệnh xá E cũng ngay ở làng Tiên Thuận , cách vị trí chốt của C3 khoảng 4-5 km.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2011, 11:39:16 am gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #295 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2011, 02:27:39 pm »

       
                      Tôi tới đại đội 24 quân y trung đoàn lúc 9h sáng . Vừa đưa giấy giới thiệu của quân y tiểu đoàn thì gặp ngay anh Thu y sỹ . Anh Thu trước là y sỹ của d1 cùng d bộ với tôi . (Anh Thu quê ở Ninh Giang- Hải Dương ). Đón tiếp rất vồn vã . Pha trà và gọi mấy anh em nữa cùng ngồi uống trà . Có anh Quyết y sỹ d2 mới lên( quê An Hải- Hải Phòng ) bác sỹ Nhật đại đội trưởng 24 . Mọi người hỏi thăm tình hình dưới đơn vị rồi xem qua bệnh của tôi , bác sỹ Nhật nói : Cậu bị viêm phổi cấp thôi , có thể dãn phế quản nữa nên ho nhiều , vỡ các mao mạch nhỏ . Ko có gì đáng kể , cứ điều trị ở E ít ngày rồi tính .
                        Anh Thu thông báo , vừa có đ/c Lập c9d3 cũng nhập viện điều trị , bị thương nhẹ ở kheo chân . Cùng quê Thái Bình hai ông ở với nhau cho tiện . Anh Quyết gọi luôn anh Lập lên uống nước . Từ hôm đó tôi có thêm bạn đồng đội , lại đồng hương mới . Thân thiết nhau từ đó cho đến ngày ra quân . Khi ra quân thì anh Lập là chức Trưởng tiểu ban quân lực E , còn tôi cũng trung úy trưởng tiểu ban dân địch vân E . Những năm sau này làm kinh tế , đến tận bây giờ . Hoàng Quốc Lập quê Đông Huy- Đông Hưng- Thái Bình. Xung phong đi bộ đội khi mới 17 tuổi , nên kém tôi 3 tuổi- một người có ý chí mạnh mẽ trong sinh hoạt cũng như công việc . Mới nhìn tính cách thì hơi khó gần . Nhưng lấp sau cái cứng cáp đó là người sống rất trách nhiệm , ý trí và giàu tình cảm . Là trung đội trưởng của c9 d3 . Từ lúc KCCM nhưng cũng do những nhầm lẫn về đề bạt của chuyên môn , cũng giống như tôi . Quân hàm sỹ quan không về . Nên cũng rất bị thiệt thòi . Cùng vì một lẽ đó , nên hai anh em nhanh chóng tâm đầu , ý hợp trong mọi việc . Hiện nay Anh Lập cũng là giám đốc một công ty , TNHH xây dựng thương binh , nhiều ngành nghề chức năng  , rất có uy tín tại thành phố Thái Bình .
                                   Buổi trưa mấy anh em đi ăn cơm xong lại về nghỉ . Đang vất vả ở chốt , giờ đây được về phía sau nghỉ ngơi thật là thoải mái . Ko phải lo canh gác và đich địch , ta ta nữa . Giấc ngủ thật sâu , thật ngon . Từ khi ra biên giới 27/9 đến giờ hơn 3 tháng . Hôm nay tới được một giấc ngủ ngon nhất , an lành nhất .
                        Đại đội 24 , hay gọi là bệnh xá trung đoàn có hơn 20 người . Có 2 bác sỹ , 5 y sỹ . Số còn lại là y tá và phục vụ . Ngoài ra lúc nào cũng được tăng cường một trung đội vận tải của c25 . Làm công tác phục vụ như đào hầm hào , v/c thương binh hay các nhiệm vụ khác . Thường thì ở đây chỉ sơ cấp cứu những trường hợp cấp thiết , sau đó lại chuyển lên phẫu cấp trên hay bệnh xá sư đoàn .
                                Một số anh em bị thương nhẹ thì cũng chữa trị tại đây . Thành phần “ ốm đau” thì cũng có vài người . Vị trí đóng quân cũng ngay tại khu vực tác chiến của trung đoàn . Cũng trong phạm vi pháo của Pốt có thể tới và Pốt cũng có thể mò vào tập kích .( Tháng 1/79 đại đội 24 khi ở bên K thuộc tỉnh Côngpongsubư ban đêm cũng bị Pốt vào tập kích hy sinh va bị thương mấy đồng chí ).
                               Nhưng với suy nghĩ của chúng tôi , thì đây cũng là phía sau . Cuộc sống và sinh hoạt yên bình , quán bia , quán nước mía , cà phê hay giải khát , cả quán nhậu nữa đều có  . Loa đài xập xình . Những cô thôn nữ trong bộ đồ ba ba đủ mầu sắc đong đưa mời chào thật hấp dẫn .  Nếu không có tiếng súng , thì cuộc sống nơi này là hòa bình , là thời bình đầy đủ với tất cả các hương vị của cuộc đời . Bỗng nhiên tôi.trạnh nhớ đến anh em đang chốt giữ ngoài biên . Cuộc sống , hàng ngày phải gối đất nằm sương , thiếu thốn đủ thứ . Nếu dóng theo đường chim bay thì từ đây ra ngoài chốt chưa đầy 2 km mà cuộc sống khác xa nhau . Đúng là : “thiên đường và địa ngục “.......

Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #296 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2011, 10:11:45 pm »

Theo như bài viết của bác TP thì vào cuối năm 77 cho đến đầu năm 78,lính quân đoàn ở biên giới Tây Nam chỉ có sự tham gia của các sư:sư 341-sư 9-một bộ phận của sư 7 (là E 209).Còn lại là các đv của quân khu và các đv của tỉnh đội
Thời gian nầy chắc chưa có sự tham gia của quân đoàn 2 và quân đoàn 3 phải không bác?
Như vậy thì cho tới khi chuẩn bị cho chiến dịch tổng tấn công giải phóng K( giửa năm 78) nhà nước ta mới đưa quân đoàn 2 và quân đoàn 3 vào tham gia.
Có thể nói! như vậy thì vào thời kỳ đầu ở biên giới Tây Nam(tháng 9/77) sư 341 là đv lính quân đoàn đầu tiên tham gia chiến dịch biên giới Tây Nam và là đv chủ lực cơ động từ hướng Tây Ninh xuống đến An Giang nơi có tình hình chiến sự căng thẳng nhất.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #297 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2011, 08:32:04 am »

   Chào bạn dathao . Đúng như bạn hỏi thôi . Cuối năm 77 đến giữa năm 78 thì dọc từ TâyNinh về Hà Tiên kiên Giang cấp QĐ chỉ có QĐ 4 . F341 có 3 e bb 1 e pháo binh thi e 2 bb 270 xuống Hà Tiên ngay từ thồi kỳ đầu . Còn e 1 (273) bb , e 3 (266)bb Thì tham chiến ở Tây Ninh . Rồi chiến dọc từ Tây Ninh xuống An Giang , Đông Tháp , Kiên Giang . Mình nghĩ các F9 ,f7 lúc đàu cũng ko tham chiến đủ 3 E bb . Còn lại là các đ/v của QK 7 , QK 9 .
                 Khoảng tháng 8/78 ở hướng Bến Sỏi sang mới thấy tăng cường 1 trung đoàn của Sư 2 hay sư 10 ?? Từ Nghĩa Bình vào .Ko biết có phải là lính của QĐ 2 ko ??
                Chúc ban luôn vui khỏe .
Logged
VTD e1f2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 211


« Trả lời #298 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2011, 01:38:30 pm »

   Chào bạn dathao . Đúng như bạn hỏi thôi . Cuối năm 77 đến giữa năm 78 thì dọc từ TâyNinh về Hà Tiên kiên Giang cấp QĐ chỉ có QĐ 4 . F341 có 3 e bb 1 e pháo binh thi e 2 bb 270 xuống Hà Tiên ngay từ thồi kỳ đầu . Còn e 1 (273) bb , e 3 (266)bb Thì tham chiến ở Tây Ninh . Rồi chiến dọc từ Tây Ninh xuống An Giang , Đông Tháp , Kiên Giang . Mình nghĩ các F9 ,f7 lúc đàu cũng ko tham chiến đủ 3 E bb . Còn lại là các đ/v của QK 7 , QK 9 .
                 Khoảng tháng 8/78 ở hướng Bến Sỏi sang mới thấy tăng cường 1 trung đoàn của Sư 2 hay sư 10 ?? Từ Nghĩa Bình vào .Ko biết có phải là lính của QĐ 2 ko ??
                Chúc ban luôn vui khỏe .
               Tháng 8 /1978 trung đoàn 1 (Ba za ) ,f2 từ hướng qk5 , xuống tăng cường và thế chốt e 273 đó bác TP ạ ..tại Bến sỏi , và đường 13
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #299 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2011, 02:03:39 pm »

    
                            Vừa tỉnh dậy , đã thấy đồng chí y tá báo là : các anh làm vệ sinh xong xuống ăn  sáng ngay , rồi chuẩn bị tư trang hành quân . Hai anh em nhìn nhau ngạc nhiên , cùng hỏi y tá : đi đâu thế bạn mà bất ngờ thế ? Đ/C y tá trả lời là ; nghe phổ biến là đi xa đến tận vùng Châu Đốc , An Giang gì đó . Đơn vị đã chuẩn bị cả rồi đợi xe đến là lên đường . Thôi kệ , đi đâu thì đi cứ làm mọi thủ tục sáng cái đã . Có ôtô hành quân là oai rồi . Hai anh em nhanh chóng làm vệ sinh , rồi ra lán ăn cơm . Gặp anh Thu , anh nói : nhớ lấy nước đầy Bi đông nhé đi xa đấy mày ạ . Có cả cơm nắm nữa . Thương bệnh binh cũng phải cơm nắm , thịt kho . Ở đây khẩu phần ăn cao hơn dưới đơn vị . Chúng tôi nhận phần ăn trưa rồi về thu xếp hành trang . Thực sự thì hành trang cũng gọn . Đi chiến thì có cái bồng , một bộ quần áo , cái áo mưa , khăn mặt là đủ rồi . Còn bây giờ về cứ lấy lại balô .Cái bồng được gấp cho vào trong ba lô , chỉ không có súng đạn chứ cũng không có gì nhiều . Chỉ thêm cái võng , cái màn tuyn màu xanh từ thời KCCM đến bây giờ vẫn dùng . Bàn chải đánh răng vv......
                              Lên đường , lại lên đường . Được phổ biến là đi xa khoảng 300km xuống miền Tây – Châu Đốc- An Giang . Bao lần hành quân khi thì bằng xe , khi đi bộ , còn lần này thì cũng đi bằng xe nhưng đi theo đại đội quân y , chỉ có tư trang , không có súng đạn . Hai anh em nhìn nhau như hẫng hụt , như thiếu thiếu cái gì .
                                Xe chạy quay lại về hướng Sài Gòn , rồi cắt sang đường 4 về hướng Miền Tây . Bây giờ , đi đâu bằng ô tô xe không có điều hòa máy lạnh là không chịu được . Còn ngày ấy chúng tôi cứ được đi otô là sướng lắm rồi . Ngồi trên thùng xe được ngắm trời ngắm đất , ngắm cuộc sống tất bật và thanh bình của mọi nguời , nắng mấy , mưa mấy cũng ko là cái gì . Đoàn xe lính đi qua , mọi người đều như đứng lại nép vào bên đường . Nhìn theo đoàn người , đoàn xe ở chiến trận về . Không biết họ , những người đứng đứng kia , ngồi kia họ đang nghĩ gì ? Tin tức của cuộc chiến Biên giới , cũng đã lan tỏa . Nhưng cũng không phải ai cũng biết . Cuộc sống của người dân nhất là ở Sài Gòn , Biên Hòa , đã bắt đầu  khó khăn , thật khó khăn . Cái niềm vui của đất nước thống nhất , hết chiến tranh đã nguội . Mọi người bắt đầu phải lo đến cuộc sống thực tế , cơm gạo hàng ngày . Dân Sài Gòn trước đây đa phần sống dựa vào viện trợ của Mỹ . Nhiều gia đình đã bán dần những tài sản mua sắm được , nhiều người từ chỗ rất tôn trọng bộ đội , nay họ đã quay sang không ưa gì bộ đội . Họ bàng quang với những gì xẩy ra ở Biên giới . Nếu ở ngoài miền Bắc mà đoàn quân đi qua các thành phố , thị xã thế này thi vui lắm . Mọi người đón chào , hoặc vẫy tay , hoặc chúc tụng bông đùa thật vui thật ấn tương . Còn ở đây họ đứng nhìn kia , chỉ là do tò mò chứ cũng không có thiện cảm gì với đoàn xe lính trận lôi thôi , bụi đất , súng đạn đầy người này..
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM