Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:27:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb SÔNG LAM- Biên giới Tây Nam (Phần I)  (Đọc 311677 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #400 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 01:47:10 pm »


Thật sự là lúc được mai mối để xem mặt và làm quen cô gái ở Châu Đốc,bác từ chối và nêu lý do vì là con trưởng nên phải về quê cưới vợ ,đó là lý do thật sự hay chỉ là một cái cớ để từ chối khéo vì chưa dám lấy vợ.

  Tranphu@  : Bác không những thật thà thẳng thắn ,trung thực...y như đồng bào Miền tây Nam Bộ ,mà còn dũng cảm ,có thể nói là nhất VHM nữa  Grin
   Các bác cựu nên học tập tấm gương "thật thà dũng cảm" của bác TP ,cũng mấy chục năm rồi ,nói hết ra đi cho lòng thanh thản ! sợ gì ,nhà cũng lâu năm hết rồi rất khó cháy,lỡ nếu có cháy thì em giúp "nguyên liệu" xây nhà mới  Grin

 Hay thật đấy, giờ đã đến lúc bác tranphu341 cần thành khẩn khai báo trích ngang "tình sử" của mình rồi đấy. Grin

 Đừng dại mà khai báo bác tranphu341 ơi, khai ra có ngày dàn mướp nhà mình nó đổ lên đầu thì chết. Grin Chú em bschung nó nói mạnh mồm thế thôi chứ đến lúc đó nó bỏ của chạy lấy người đấy. Grin

 Nhưng dù sao cũng phải thừa nhận rằng câu hỏi của bác dathao cần tìm hiểu về tâm trạng , suy nghĩ của những người lính có quê hương miền Bắc trước chuyện vợ con hay bạn gái ở miền Nam rất hay, nhưng cách trả lời của bác tranphu341 thì theo BY em chưa thật "thỏa đáng" Grin

 Ở F7 của BY em lúc đó cũng nhiều bác cùng lứa với bác tranphu341, nhiều bác cũng gật đầu đồng ý "ẩu" lắm đặc biệt là mấy ông Thái Bình lính 1974 lại càng ẩu để rồi bây giờ hàng năm cứ phải đi ra đi vào liên tục, chẳng rõ có vấn vương tơ lòng nhiều ít gì không? Grin

 Tâm trạng và suy nghĩ của anh em quê miền Bắc lúc đó ai cũng mong muốn hết chiến tranh để trở về sống nơi quê nhà bên những người thân, dù nghèo khó bao nhiêu cũng được, người lính luôn tự tin ở khả năng trước cuộc sống của mình, chiến tranh gian khổ ác liệt bao nhiêu mà vẫn sống thì giờ không thể chết được, tự tin ở bàn tay khối óc của mình sẽ làm nên tất cả. Trong chúng ta những CCB tham gia cuộc chiến của đất nước trước trận đánh, trước giờ nổ súng các bác đã nghĩ gì? Nếu ai đó có nói rằng: Không nghĩ gì hay chỉ nhớ về người yêu chẳng hạn thì quả thật là BY không tin đó là sự thật. Trước giờ phút quyết định đó, có thể mình sẽ sống và cũng có thể mình sẽ hy sinh thì việc đầu tiên chúng ta nghĩ đến đó là cha mẹ và những người thân yêu ruột thịt, sau đó mới tới người yêu hay bạn bè gần xa.

 Vậy thì khi có cơ hội là người lính có quê miền Bắc đều muốn được trở về quê hương mình để được sinh sống bên những người thân yêu, đó là nguyện vọng chính đáng của người lính chiến xa nhà càng lâu năm thì càng khát vọng lớn hơn. Mặc dù những cô gái miền Nam hay miền Tây rất đẹp, rất nết na thùy mỵ chiều chồng thương con và đáng yêu nhưng cũng chưa đủ sức giữ chân những anh lính chiến xa nhà, xa quê hương lâu ngày, ngoài bổn phận đối với non sông đất nước khi có chiến tranh thì người đàn ông chúng ta còn có trách nhiệm đối với gia đình cha mẹ của mình nữa. Vì vậy phần lớn các bác lính Bắc sau cuộc chiến đều quay về quê nhà bỏ qua nhiều cơ hội lập gia đình hay tiến thân ở miền Nam lúc đó. Song cũng phải thừa nhận khi phải dứt áo quay ra Bắc không phải lòng không gơn suy nghĩ hay rơi lệ nghẹn ngào, làm sao không suy nghĩ khi cho cũng nhiều và nhận cũng nhiều, chỉ có điều phải đứng trước sự lựa chọn 1 trong 2 thì người lính chọn chữ HIẾU đặt cao hơn chữ TÌNH. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tieuthienvuong
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #401 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 03:18:59 pm »

Cháu chào bác TranPhu. Cháu theo dõi topic của bác đã lâu, quả thực dòng hồi tưởng của bác quá rõ nét, như những thước phim quay chậm về cả 1 thời kỳ lịch sử- 1 thời kỳ mà hiện giờ báo đài rất ít nhắc tới, chỉ những CCB như bác mới giúp cho thế hệ đi sau như chúng cháu hiểu sâu hơn về những năm tháng chiến đấu hào hùng của quân đội ta.
Cháu thuộc thế hệ 8x, sinh ra thì chiến tranh đã lùi xa mười mấy năm, có chăng thì thời cháu sinh ra tiếng súng trên biên giới vẫn còn vang. Gia đình cháu cũng có 2 người bác tham gia chiến tranh chống Mỹ và biên giới 79, có 1 người cậu bên công an nhưng cũng có 1 thời gian ở bên K những năm 80. Cha của cháu cũng là lính của Sư đoàn 3 Sao vàng, hình như nhập ngũ năm 74, cũng tham gia vào giai đoạn cuối của chiến tranh chống Mỹ và toàn bộ cuộc chiến biến giới phía Bắc năm 79. Tuy được sinh ra trong gia đình có nhiều CCB nhưng cháu rất ít khi có dịp nghe bác, chú và cha cháu kể về thời chiến. Đọc những dòng hồi tưởng của bác TP, cháu thấy tự hào thêm về dân tộc, về cha anh. Dẫu ngày nay đã hòa bình ,nhưng nguy cơ chiến tranh, xung đột, diễn biến hòa bình luôn tồn tại, đất nước, xã hội có nhiều thay đổi, đối mặt với cơ hội và thách thức nhưng cháu luôn tin rằng, nếu đất nước gặp gian nguy thì lớp thanh niên như chúng cháu đây sẽ noi gương thế hệ cha chú, quyết tâm giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của dải đất chữ S thân yêu
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #402 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 05:46:08 pm »

              
                         Chào Bạn bschung , Bạn binhyen1960 , Bạn tieuthienvuong .
               -  Chào bạn bschung . Cảm ơn bạn đã có lời khen về “ sự thật thà” của TP . Mình cũng không có gì quá đáng đâu mà sợ cháy nhà . Mà bây giờ nhà nào , doanh nghiệp hay cơ quan nào chẳng được học tập về phòng cháy , chữa cháy . Chưa kể đến lực lương " chuyên nghiệp " như bschung chẳng hạn .
                          TP cũng thông báo cho bschung biết là : Thanh đã ra thăm nhà mình 3 lần rồi . Gần đây nhất cách  đây khoảng 4 tháng . Vợ mình và anh em ccb 341 đón tiếp Thanh rất vui vẻ . Thanh có gia đình hạnh phúc và các con rất thành đạt .
                -   Chào bạn binhyen1960 . Bạn lúc nào cũng là người phân tích rất thấu đáo , nhất là việc hồi hương về quê của lính Bắc , chữ tình , chữ hiếu v.v... Nhưng rất nhiều anh em nghĩ đến chứ hiếu đơn thuần , quê hương đơn thuần , mà lại là sai lầm của cuộc đời . Phải trả giá cho bao nhiêu gian truân , vất vả khi trở về quê hương .
                    TP cũng lại rất vui , khi kể được những chuyện “ riêng tư ” ra cùng các bạn thế này . Được cái tranphu ở TB nhưng cũng ở phố nên không có “ dàn mướp ”.  Mà mình cũng thấy by có “  trồng mướp ” đâu mà lo đổ dàn ?
                            -  Chào bạn tieuthienvuong . TP cảm ơn bạn đã theo dõi những chuyện kể của TP , của thế hệ các bác . Bác rất vui khi thế hệ 8X của cháu , mà còn say xưa với chuyện trên quân sử này . Thì đất nước mình còn hưng thịnh lắm , mạnh mẽ lắm . Một vài dòng cháu viết , nhưng bác thấy được tình cảm và ý chí của cháu , của lớp trẻ bác rất mừng . Chúc cháu luôn vui khỏe và thành đạt . Qua cháu cho bác gởi lời thăm Ba cháu . Người ccb Sư đoàn 3 Sao Vàng  lừng  danh ngày nào nhé !
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2011, 09:25:37 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #403 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 07:27:11 pm »

- Thời điểm đó TP đã 2 lần chia tay với bạn gái .   
    - Lần 1: trước khi đi bộ năm 72 chia tay với người yêu , con của một nghệ sỹ nhiếp ảnh quê ở Thái Bình kém TP 1 tuổi .
    - Lần 2: là chia tay Thanh - người yêu trong những ngày làm quân quản tại Sài Gòn . Khi đ/v có lệnh đi chiến đấu ở biên giới . Hiện tại lúc đó rất "thanh thản" theo nghĩa là không có ai hứa hẹn đợi chờ .
   Bạn nói đúng . Con gái , phụ nữ miền Tây thật tuyệt vời .
  Tranphu@  : Bác không những thật thà thẳng thắn ,trung thực...y như đồng bào Miền tây Nam Bộ ,mà còn dũng cảm ,có thể nói là nhất VHM nữa  Grin
   Các bác cựu nên học tập tấm gương "thật thà dũng cảm" của bác TP ,cũng mấy chục năm rồi ,nói hết ra đi cho lòng thanh thản ! sợ gì ,nhà cũng lâu năm hết rồi rất khó cháy,lỡ nếu có cháy thì em giúp "nguyên liệu" xây nhà mới  Grin
Cậu học phương pháp điều tra kiểu này bác TP sẽ cắt đuôi ngay  Grin Grin
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #404 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 09:32:10 pm »

- Thời điểm đó TP đã 2 lần chia tay với bạn gái .   
    - Lần 1: trước khi đi bộ năm 72 chia tay với người yêu , con của một nghệ sỹ nhiếp ảnh quê ở Thái Bình kém TP 1 tuổi .
    - Lần 2: là chia tay Thanh - người yêu trong những ngày làm quân quản tại Sài Gòn . Khi đ/v có lệnh đi chiến đấu ở biên giới . Hiện tại lúc đó rất "thanh thản" theo nghĩa là không có ai hứa hẹn đợi chờ .
   Bạn nói đúng . Con gái , phụ nữ miền Tây thật tuyệt vời .
  Tranphu@  : Bác không những thật thà thẳng thắn ,trung thực...y như đồng bào Miền tây Nam Bộ ,mà còn dũng cảm ,có thể nói là nhất VHM nữa  Grin
   Các bác cựu nên học tập tấm gương "thật thà dũng cảm" của bác TP ,cũng mấy chục năm rồi ,nói hết ra đi cho lòng thanh thản ! sợ gì ,nhà cũng lâu năm hết rồi rất khó cháy,lỡ nếu có cháy thì em giúp "nguyên liệu" xây nhà mới  Grin
Cậu học phương pháp điều tra kiểu này bác TP sẽ cắt đuôi ngay  Grin Grin
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #405 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 09:41:11 pm »

          Chào ban lethao1394 . Tranphu cảm ơn bạn đã theo dõi topic của TP . TP chưa hiểu câu nói trong bài viết của bạn . lethao vui lòng nói rõ thêm chút nhé . TP cảm ơn bạn nhiều
                     Chúc lethao khỏe ,có nhiều niềm vui cuộc sống .
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #406 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 09:52:02 pm »

                                      Trở lại câu hỏi của bạn , đúng là mình nêu các lý do đấy chỉ để là : " từ chối khéo " thịnh tình của mọi người dành cho mình . Trong câu: "con trưởng lấy vợ ở quê ". Với TP lúc đó nói chuyện lấy vợ , là chuyện gì đó cao xa không tưởng . Đ/v thì đang chiến đấu sống chết , thương vong rất nhiều . Mà thường những ae mới về lấy vợ , trong chiến đấu lại hay bị " dính ". Nên đúng là mình thèm con gái , thèm yêu , thèm hôn , thèm những khát khao của giới tính trưởng thành . Chứ chưa giám nói đến cao xa là lấy vợ .
            

Không tin không được ,đv tôi cũng vậy !
Trong chiến dịch đi đánh Âm leng vào tháng 3/79 phối thuộc cùng QĐ4 .Khẩu đội 12.8 ly của tôi đi phối thuộc cùng D bộ binh ,có Anh Chỉnh lính 74 chính trị viên phó đại đội tôi đi cùng.Anh quê Thanh Hóa mới về phép lấy vợ .Quay về đv mời được một tuần .Hôm đó đv đang nằm trong phum thì địch tập kích .Tôi và anh chung một hầm kế hầm 12.8 ly <mỗi người một cửa> anh cầm cây M79 còn tôi AK .Chiến đấu được khoảng 1 tiếng thì anh trúng đạn nhọn xuyên từ má qua cổ .Tôi băng cho anh sau đó chạy đi tìm ytá.Tìm được ytá quay lại thì anh đã hi sinh rồi.
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #407 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 10:20:11 pm »

             
   Song con người chứ đâu phải là gỗ đá , những rung động của tuổi trẻ , trưởng thành , trước người khác giới thật mạnh . Lại là người lính chiến , thiếu thốn tình cảm nhiều . Nên sự rung động càng mạnh hơn , ào ạt hơn . Thèm khát , khát khao được yêu , được hôn , được sống cuộc sống thường tình cảm rất bình thường của con người , của tạo hóa .
   Có những đêm hành quân dọc biên , trong mưa , trong rừng hay qua những làng xóm , thoảng nghe tiếng trẻ khóc , tiếng nựng dỗ con khê khê ngái ngủ của người phụ nữ , người vợ trẻ . Trong những mái lá nhỏ , mà thấy thót tim , thèm được có 1 cuộc sống bình dị đến vậy . Thèm đến nao lòng .
   
   Bạn nói đúng . Con gái , phụ nữ miền Tây thật tuyệt vời . Xinh đẹp duyên dáng , đảm đang , chiều chồng v.v … những tiêu chuẩn số 1 để chọn vợ . Ở miền Tây , mình chính kiến cách người phụ nữ , người vợ chăm sóc chồng , chiều chuộng chồng lúc ăn nhậu , cả bạn nhậu của chồng " khỏi chê luôn ". Bạn chồng có thể say , bị nôn , quậy , hoặc có thể sỉn quá còn " tè " ra ngay tại đó . Họ cũng vẫn vui , vẫn dọn , không chê trách gì , lại còn cảm thấy hạnh phúc vì đã có những bạn nhậu nhiệt tình .
   Mình đã thấy 1 người phụ nữ đi gặt lúa về . Móc ở trong túi ra 3 con chuột đỏ hỏn , chưa mở mắt . Để trong bàn tay mắt vui sướng khoe và nói : "anh Phú nhậu với chồng em nghe . Mấy con chuột này nướng , nhậu là chồng em "số rách" mấy xị đó “. Mắt long lanh cười vui như nghĩ đến bữa nhậu của chồng .
               
. Nên đúng là mình thèm con gái , thèm yêu , thèm hôn , thèm những khát khao của giới tính trưởng thành .
                
Rất cám ơn câu trả lời cặn kẻ tới từng chi tiết của bác TP!
Phải công nhận một điều là  bác rất có năng khiếu diển đạt tâm tư tình cãm của mình và trong đó tôi thấy có những tâm tư tình cãm của chính tôi.Phải chăng những người lính chiến xa nhà đều có chung một tâm tư, nguyện vọng đời thường như thế?
Đọc bài trả lời của bác tôi thấy có bóng dáng mình trong đó.Ôi ! sao những người lính xa nhà có những lúc tâm hồn trĩu nặng những khao khát rất là người -rất là thật-rất thường thôi nhưng phải cố nhịn để tiến lên phía trước  vì nghĩa vụ chưa tròn.
Bác có cái nhìn thật bao quát, sâu sắc về người miền Tây nam bộ mặc dù theo như bác viết thì bác chỉ làm nhiệm vụ ở đó chỉ môt thời gian không quá lâu để bác thấy nhiều khía cạnh của người dân vùng miền nầy.Quả thật bác có năng khiếu về chính trị ,một vai trò không thể thiếu ở quân đội.Thấu hiểu được lòng mình -lòng người .
Là con người VN có lẻ bác đã làm đúng được những gì mà ông bà cha mẹ đã căn dặn.Cây có cội -nước có nguồn.Bác đã vượt qua được những thử thách của bản thân mình,giử con người mình trong sạch cho đến ngày hoàn thành nghĩa vụ của tổ quốc giao phó trở về đoàn tụ với gia đình thân yêu.Mới bắt đầu nghỉ về mình...
Theo tôi nghỉ thì năm 1995 bác đã quay trở lại Châu Đốc với một công đôi ba việc và cũng có mong muốn được nhìn thấy cô gái ngày xưa mà bác đã cố nín nhịn ra đi đang có một cuộc sống như thế nào phải không bác?Để lòng mình được thanh thản hơn,không còn cái cãm giác hối tiếc ân hận cho những gì mà mình đã quyết định ngày xưa.
Thật đáng để khâm phục !một người lính có bản lỉnh chiến đấu với quân thù và cũng là một người lính có đủ bản lỉnh chiến thắng được cả bản thân mình
Trân trọng chào bác.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #408 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 08:23:16 am »

    Chào bạn hoangson196o , Bạn dathao . Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của TP và tham gia góp ý .
               - Bạn hoangson . Ban nói đúng là có những điều trong cuộc sống cảm thấy vô lý . Nhưng trong chiến tranh thì nó lại là sự thât . 1 sự thật khó tin , khó giải thích như chuyện lấy vợ , chuyện giữ nhiều vàng trong người cũng thế . Trong chiến đấu rất hay hy sinh .
               Năm 77 trong đ/vị mình có 6 đ/c cùng lính 72 , cùng được về phép và cùng lấy vợ . Rồi đ/v phải đi chiến đấu ở biên giới . Trong vòng 6 tháng thì hy sinh 5 còn sống 1 .  Thật là tội và rất khó giải thích về việc sui xẻo này .
               - Bạn dathao . Cảm ơn và rất vui bạn cũng có những tình cảm , suy nghĩ đồng cảm với TP trong vấn đề riềng tư , giới tính , tình yêu và nhiệm vụ . TP nghĩ rằng lớp lính chúng mình ngày xưa hầu hết là như vậy . Mấy ai so đo lựa chọn có lợi cho riêng mình . Mà cao nhất vẫn phải là nhiệm vụ của người lính phải hoàn thành . 
                  Tranphu cảm ơn bạn đã  " khen , đã nhận xét tốt " về mình nhiều quá . TP cũng ko thật xứng đáng với những lời khen đó đâu .
                                   TP chúc các ban khỏe . có nhiều niềm vui trong những ngày cuối tuần này .
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #409 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 08:51:35 am »

             
                          Đi ở trong thị trấn Tân Châu , không thể nhìn thấy được bến phà và sông nước nơi đây . Nên 2 anh em vừa qua khỏi dẫy nhà sát mép sông thì thật bất ngờ . Bến sông thật lớn , thật rộng , mênh mông như biển . Đây là ngã ba sông , nên khoảng cách từ đây sang bờ bên kia thật xa . Chưa bao giờ được nhìn thấy cảnh sông nước thế này . Tôi ước tính từ đây sang bờ bên kia chắc phải hơn 1 km . Vì mắt thường nhìn không rõ người bên bờ bên kia . Xa xa phía bên phải , là một cù lao rộng lớn ( hình như là xã Long khánh , quê hương Bác Tôn Đức Thắng ). Trời không có gió , nhưng sóng vẫn vỗ bờ đều đặn như ngoài biển . Sông nước Cửu Long thật hùng vĩ . Hùng vĩ đến choáng ngợp . Con phà , con thuyền , con người trước sông nước nơi đây thật bé . Tôi nghĩ ngay đến việc nguy hiểm , khi phải đi tàu bè nơi đây . Vì bộ đội có mấy ai giỏi bơi . Hồi tập bơi vũ trang , tôi bơi được khoảng trăm mét , đã kiệt sức rồi . Tôi cảm thấy rợn rợn  người , khi nghĩ có gì không hay xẩy ra . ( Đúng như nỗi lo khoảng gần 1 tháng sau , trên đường đi giải vây Hà Tiên - Kiên Giang tôi đã ôm một can mỡ lợn , định nhẩy xuống giữa sông lúc 3h đêm . Khi 2 tầu đụng nhau , 1 tầu bị vỡ chìm ngay ) .
                         Phà cập bến . Hai anh em xuống phà , gần 30 phút sau mới tới bờ bên kia . Lên phà , Hiền nói anh em mình đi bộ khoảng hơn km nữa thôi . Tiểu đoàn mình , 1 số chốt , còn lại đang ở cùng với dân , dọc theo bờ sông này . Dân ở đây chủ yếu là nhà sàn , như ở bên K .  Bây giờ là mùa nước cạn , còn khi mùa lũ về , thì nước dâng lên tận sàn nhà . Nên nhà sàn là nơi ở phù hợp nhất ở vùng này . Dân cư ở đây thưa thớt , hai anh em đi trên con lộ nhỏ . Hiền nói “ Bên phải thì là sông rồi , còn bên trái sau mấy ngôi nhà kia là cánh đồng thẳng cánh cò bay , tới tận Biên giới . Đồn biên phòng Mỹ Cân cách đây khoảng 3km . Bọn Pốt đang còn chiếm , Sư đoàn , Trung đoàn đã có kế hoạch đánh địch giải phóng Mỹ Cân rồi ”.
                  Đã thấy và gặp anh em bộ đội của d1 . Tôi nói : Hiền dẫn anh về luôn đại đội chứ không rẽ vào d bộ nữa . Về đến vị trí của đại đội . Tôi gặp và báo cáo ban chỉ huy là tôi đi viện về . Rồi bỏ trả thuốc , kẹo mời mọi người . Anh Trụ c.trưởng, anh Tiến c.phó rất vui , bắt tay tôi ,cười nói ầm ĩ , hỏi thăm về tình hình Sài Gòn v.v...và giới thiệu đây là anh Nông CVTr. Thay anh Tiễn , và giới thiệu về tôi với anh Nông .  Anh Nông cũng ko hỏi tôi về tình hình đi viện , ra viện và sức khỏe thế nào mà nói ngay : “ Anh em tôi đã bàn là “ ông” đi viện về thì sẽ điều lên làm quản lý đại đội . Lo cơm áo , gạo tiền , cho đại đội . Thay ông Bình đi học , ông uống nước về thăm tiểu đội rồi mai lên đây nhận bàn giao luôn ”.
                        Như vậy tôi lại có nhiệm vụ mới , là quản lý đại đội . Tôi chưa làm việc này bao giờ , nhưng nghĩ cũng không có gì khó , nhất là so với lính chiến đấu gian khổ . Thì làm quản lý tiền bạc , quản lý anh nuôi , nấu ăn lo viêc hậu cần cho ae , còn nhàn nhã hơn nhiều .
                            Tôi về tiểu đội 10 . Gặp gỡ anh em , trong niềm vui ồn ã của mọi người . Có trà , có thuốc , có bánh kẹo . Buổi chiều ae lại còn tổ chức giết hẳn 2 con gà liên hoan cho tôi nữa . Gia đình chủ nhà thì cho anh em rượu , và nấu xôi cùng 2 kg thit lợn đãi mọi người .
                      Sau 20 ngày đi xa , trở lại đơn vị mà biết bao thay đổi . Anh em tranh nhau kể về những trận đánh mà tôi đi vắng . Ở núi Sam , đặc biệt là Khánh An , Khánh Bình . Rồi những ai bị thương , ai hy sinh , ai đảo ngũ v.v.....Rồi anh em lại tập trung kể về tình cảm , lòng tốt của bà con nơi đây đối với bộ đội . Nào là thấy gạo của bộ đội không ngon , các má lấy gạo ngon đổi cho . Còn gạo bộ đội thì cho heo cho cá ăn . Nào là các má không có bộ đội đến ở thì thắc mắc , nhiều má còn làm cả bánh cuốn , bánh xèo , bánh ít gói , xôi chè v.v... bánh tét thì khỏi phải nói , các má gánh đến cả gánh , chiêu đãi bộ đội . Nhưng rồi được chiều chuộng quá , bộ đội cũng nghĩ ra đủ trò láu lỉnh để tán ăn như : anh em mắc võng dưới nhà sàn tối ngủ , cứ nói chuyện với nhau là thèm ăn cái nọ , cái kia như bò xào , bò nướng  , thịt chó v.v... nói to cho các ba má trên nhà nghe thấy . Thế là hôm sau ba má chiêu đãi luôn các thứ lính ta thèm . Cả những thứ như là thịt chó nữa . đến mức các đơn vị phải họp , cấm anh em lợi dụng , vòi vĩnh sách nhiễu dân .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM