Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:19:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của một thời  (Đọc 284211 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #540 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 02:35:53 pm »

Những cái Tết xa nhà (6)

Ở chiến trường Quảng Trị, chúng tôi còn qua 2 cái Tết nữa, Tết 74 và 75.
Năm 73, từ sau Tết chiến trường yên ả, chiến tuyến hai bên rõ ràng. Chỉ có những chỗ lồi lõm ở phía Đông và Tây thì phải cảnh giác lấn chiếm, còn phía Bắc dọc sông Thạch Hãn và phía sau hoàn toàn thoải mái và yên bình. Không phi pháo, không súng nổ, lính đi lại thanh thản, các chủ nhật từng tốp đi chơi, đi chợ. Chợ Đông Hà cuối tuần đầy bộ đội. Doanh trại, nhà ở tươm tất, tăng gia chăn nuôi, văn công văn nghệ các đơn vị; các đoàn văn công, chiếu phim ngoài Bắc vào..., lính Quảng Trị như được xả hơi trong năm 73 và 74.

Sư đoàn bộ chuyển bản doanh từ tây Cam Lộ về khu vực Tân Vĩnh bên bờ sông Vĩnh Phước thuộc tây Triệu Phong, đi bộ cắt góc phương vị chỉ già tiếng là ra tới Đông Hà. Đây là vị trí đẹp, một bãi bồi rộng trước mặt là sông, sau là dãy đồi bao bọc. Nhà âm của các thủ trưởng Sư ở ven mép sông, các phòng ban như một vòng cung chạy dọc các sườn đồi, bên kia sông là Phòng Hậu cần;  Phòng Chính Trị, Tuyên Huấn, Quân Lực cũng ở liền kề với khu vực Phòng Tham Mưu bên này sông.
Ban 5 và nhà bếp Phòng Tham mưu nằm ở trung tâm,có bến đò qua sông để đi chợ Đông Hà.  

Sư đoàn bộ làm hội trường rất to ngay tại trung tâm khu vực Phòng TM, sát vào chân đồi phía sau. Các cột thông tẩm dầu, màu cánh dán thẫm, cao lừng lững lấy từ sân bay Ái Tử. Sàn sân khấu và sàn hội trường được lát bằng các tấm ghi thép không gỉ của đường băng sân bay Ái Tử. Mái lợp tôn cũng lấy từ sân bay Ái Tử, sau thay bằng lợp cỏ gianh để chống ồn. Lính C20 ngày ấy được giao nhiệm vụ đi cắt cỏ gianh để lợp Hội trường. Cả đại đội mất hàng tuần lễ.  Hội trường có thể chứa được dễ đến nghìn người. Các đêm hội diễn văn nghệ của Sư đoàn, đèn điện sáng trưng, đông vui như hội. Năm 73, Sư đoàn thành lập đội tuyên văn, ra Hà Bắc tuyển được mấy em Kiều Oanh, Thu Lý, Kim Đương rất “văn công” vào đội văn nghệ này. Còn nhớ có lần hội diễn, tội nghiệp em Thu Lý hát bài “Em đi làm tín dụng” nhưng đến 3 lần mà em không “vào” được nhạc nên phải lui vào, tiết mục coi như bị gãy. Mấy lần khác nghe em hát các bài rất hay, trông em không xinh nhưng có khuôn mặt đôn hậu, hiền lành lắm nên nhiều lính có thiện cảm với em hơn em Kiều Oanh quá điệu bộ và hơi bị “khiêu khích”, thế mà không hiểu sao hôm nay em lại đen đủi thế. Cây nhà lá vườn, toàn lính cả nên cũng chẳng nghiêm trọng gì, lính chỉ thấy tội nghiệp cho em thân gái dặm trường.

Ban 2 Trinh sát nằm ở cuối vòng cung của Phòng TM, tựa lưng vào đồi, nhìn thẳng xuống bãi bồi. Tiểu đội Trinh sát kĩ thuật chúng tôi ở sát ngay bên phải Ban trong cái nhà chuôi vồ áp vào hai sườn đồi. Chúng tôi đã yên vị ở đây trong 2 năm hòa bình ở Quảng Trị. Vẫn tiếp tục lập đài tskt làm tin tức ca kíp 24/24 nhưng nhàn nhã. Chúng tôi trồng nhiều rau, lạc và sắn. Đất bãi sông, làm chơi mà ăn thật, thừa mứa ăn không hết, chẳng bù cho những ngày năm 72 ở hầm bụng luôn đói và lúc nào cũng thèm bát canh rau.
Sau ngừng bắn đầu 73, nhiều dân ở các làng vùng giáp gianh dọc sông Thạch Hãn của Triệu Phong chạy tản cư nay đã trở về nhà, nhưng đời sống vẫn rất khó khăn. Đài tskt của chúng tôi đặt trên đỉnh một quả đồi lưa thưa cây lúp xúp, chỉ cách các làng mạn dưới đường 1 răm cây số nên hàng ngày nhìn mấy quả đồi xung quanh vẫn thấy dân đi nhặt các phế liệu kiếm ăn. Tôi còn nhớ, có đêm phiên trực của tôi và 2 ae khác, chập tối thấy một phụ nữ trung tuổi trông lam lũ đến sát ngay cửa nhà âm đài chúng tôi, anh em hỏi và nói đây là chỗ làm việc, mời chị uống nước và đi nhưng chị ấy nói là ngồi đây nghỉ nhờ, không làm gì cả. Nguyên tắc chúng tôi không cho chị vào nhà được. Tưởng chị ngồi nghỉ một lúc thì đi hóa ra chị ngồi ngoài cửa suốt đêm. Chúng tôi thật áy náy nhưng chẳng làm thế nào được. Có lẽ nhà xa chị không về nhà mà tá túc qua đêm đâu đó để mai về hoặc đi làm ăn tiếp, hay chị là người vô gia cư?. Thấy nhà của bộ đội chị đến để qua đêm cho yên tâm chăng.


Tình hình cứ yên ả nên đơn vị đã giải quyết phép cuốn chiếu cho lính tiểu đôi, mỗi lần 1-2 người. Anh em được đi phép gần khắp lượt trong 2 năm 73, 74 ; có cậu về phép cưới được vợ lúc trở vào người thì tóp tép nhưng mặt tươi hơn hớn, đến hơn tháng sau người mới hồi lại.

Rồi Tết 74 cũng đến. Thực phẩm Tết cũng tàm tạm, đơn vị hậu cần cũng có điều kiện chuẩn bị tốt. Nhiều gia đình ae gửi quà vào được, Nhưng Tết đối với lính là phải có nhiều rượu. Chúng tôi lại phải trông cậy vào quốc lủi chợ Đông Hà, mua hẳn can nhựa mấy lít cho đã.
Lại vui liên hoan Tết, lại say, vọt "cầu vồng” vào cả người nhau, chua loét !

Đêm giao thừa, hoa lửa của AK lính lại sáng rực trời Quảng Trị như năm trước, nhưng nỗi buồn Tết xa nhà của lính thì vẫn không vơi.




« Sửa lần cuối: 18 Tháng Giêng, 2012, 01:39:11 am gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #541 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 03:08:57 pm »

Chào anh Tanvinhprc25
Đọc bài , mới đoán là anh Học Ngoại ngữ đúng không / Vì tôi biết như ở Sư đoàn tôi Đài kt của trinh sát là bộ phận suốt ngày đêm nghe đài địch  gọi là ( ăn cơm ba bữa nghe trộm đài địch ) phải không?
Nếu quả đúng là thế thì Kính chào Người Anh hùng .
Vì sao tôi nói vậy , bởi vì chỉ có người trong cuộc mới hiểu sự ấy quan trọng thế nào .
Khi ở chién trường , tụi tr.sát bộ binh chúng tôi được nghe các thủ trưởng nói : Không có đài tr.sát kĩ thuật thì lính mình chết không có chỗ mà chôn . tôi hỏi sao lại thế , thủ trưởng bảo : Đợt b52 nào cũng biết cả đấy , có chạy kịp hay không thôi . Chiến dịch mở cũng phải nghe ngóng theo nó , binh lực điều động cũng nhờ nó .
Rồi tôi mới hiểu , tụi đài kĩ thuật đều là dân tiếng Anh . Đài kĩ thuật có cả SV ngoại ngữ có cả lính học cấp 3 vào bộ đội cho đi học tiếng Anh . Họ luôn ở kè kè bên ban 2 . Nghe rồi phân tích rồi tham mưu khẩn cấp cho cấp trên .
THủ trưởng tôi bảo : Đài kt nó không đánh nhưng nó cứu được hàng ngàn hàng vạn người , nó cũng giệt được hàng ngàn hàng vạn địch .
Từ đó tôi người lính ts bộ binh vô cùng ngưỡng mộ TS kĩ thuật .
Chúc bác sức khỏe và HP . Chúc sk gia đình những người đã từng là tr.sát Kĩ thuật .
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #542 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 08:42:52 pm »

@ Bác nguyentrongluan:
      Bác chưa thăm hết "ngôi nhà" của bác TV prc25 nên cứ đoán nhầm. Cheesy  Bác TV prc25 Tốt nghiệp cái trường ĐH đắt giá nhất hiện nay, điểm thi vào cao chót vót, khi SV ra trường chỉ cần thương hiệu của trường này thôi đã nhiều cơ quan muốn nhận, thậm chí không phải thi đầu vào. Mấy cô BTV của VTV cũng tốt nghiệp trường này ra đang là những người đang rất nổi tiếng và xinh đẹp.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #543 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 11:00:23 pm »

@ bác Thái Minh Hùng . các bác CCB Sv CĐ ở Quảng trị
Đúng là tôi chưa thăm hết những ngôi nhà đẹp và nhiều bạn bè đến vậy . Ra là Bác Tânvinhprc25 ơ ĐH ngoại thương .
 nhân đây xin hỏi các bác một việc . Tôi có người bạn thân cùng làng , cùng học từ vỡ lòng đến hết lớp 10 . Tôi đi học Cơ điện Bắc thái còn bạn tôi đi học ĐH NN . rồi cũng nhập ngũ 6/9/71 . Bạn tôi tên là Nguyễn Tiến Thường  69Ngavan . Thường hi sinh ở Mĩ chánh 20/5/72 /
Thuộc đơn vị E9 304 . tôi đã hai lần đi QT tìm nhưng không thấy . gần đây nhất , 27/7 /2011 Em trai Thường đi vào QT cùng với  các bác CCB QT cũng vẫn chỉ dự biết thường nằm trong số mộ vô danh ở Nghĩa trang Hải lăng .
Tháng 11,/71 khi trường tôi đang chống lụt ở Đông anh Thường viết thư nói tôi ra ga Yên viên gặp nhau , nếu không sẽ không có cơ hội nữa vì Thường sẽ đi B . Tôi không ra được và ân hận đến bây giờ .
Nếu các bác biết dù chỉ một câu chuyện về bạn thân của tôi cũng là điều hạnh phúc cho tôi . cám ơn các đồng đội .
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #544 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2012, 01:37:54 am »

@ bác Thái Minh Hùng . các bác CCB Sv CĐ ở Quảng trị
Đúng là tôi chưa thăm hết những ngôi nhà đẹp và nhiều bạn bè đến vậy . Ra là Bác Tânvinhprc25 ơ ĐH ngoại thương .
 nhân đây xin hỏi các bác một việc . Tôi có người bạn thân cùng làng , cùng học từ vỡ lòng đến hết lớp 10 . Tôi đi học Cơ điện Bắc thái còn bạn tôi đi học ĐH NN . rồi cũng nhập ngũ 6/9/71 . Bạn tôi tên là Nguyễn Tiến Thường  69Ngavan . Thường hi sinh ở Mĩ chánh 20/5/72 /
Thuộc đơn vị E9 304
. tôi đã hai lần đi QT tìm nhưng không thấy . gần đây nhất , 27/7 /2011 Em trai Thường đi vào QT cùng với  các bác CCB QT cũng vẫn chỉ dự biết thường nằm trong số mộ vô danh ở Nghĩa trang Hải lăng .
Tháng 11,/71 khi trường tôi đang chống lụt ở Đông anh Thường viết thư nói tôi ra ga Yên viên gặp nhau , nếu không sẽ không có cơ hội nữa vì Thường sẽ đi B . Tôi không ra được và ân hận đến bây giờ .
Nếu các bác biết dù chỉ một câu chuyện về bạn thân của tôi cũng là điều hạnh phúc cho tôi . cám ơn các đồng đội .

anh Luan, tôi sẽ hỏi mấy anh bạn ở F304 xem họ có biết không, họ cũng nhập ngũ 6/9/71 nhưng ở E66, có một cũng bị thương ở sông Mỹ Chánh, còn 1 thì cũng học ĐHNN khoa tiếng Nga hiện đang ở miền Nam - tay này vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/75 cũng có mặt trong tấm ảnh lịch sử trưa ấy.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #545 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2012, 02:17:13 pm »

TMH:
Ngày xưa, trường ấy cũng xoàng xĩnh thôi, nó không nằm trong top 3 “ nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa”, nghe bạn bè tôi ghi nguyện vọng trong hồ sơ là “ Bách khoa, ngành cơ điện” đấy, thế mà lại được “goi” vào trường ấy.  Thời thế thay đổi, mấy chục năm rồi, giờ trường đó trong thời buổi kinh tế nó mới “lên ngôi” như thế chứ.
-----

Nguyentrongluan,

Xin chia xẻ đôi điều về trinh sát kĩ thuật. a Luan cũng là lính ts nên rất gần gũi với tskt và biết nhiều về họ. Tskt cũng có nhiều đóng góp cho chiến công chung, nhưng chắc không to lớn đến mức như anh nói đâu. Tin tskt không phải biết hết tình hình địch, không phải lúc nào cũng đúng cả đâu. Anh khen hơi quá, dù sao chúng tôi cũng thấy vui và chân thành cảm ơn anh.

Trinh sát kĩ thuật làm được gì trong công việc trinh sát tin tức bằng “nghe trộm” đài thông tin địch, giúp cấp trên xử lí chỉ huy tác chiến hoặc tránh được phi pháo phần nào thì những việc ấy so với gian khổ hi sinh và thành tích của ae đồng đội cũng chẳng thấm tháp gì.
 
Đúng là làm tskt nếu biết nhiều tiếng Anh thì thuận lợi và hữu ích nhiều trong việc nghe nhận tin và khai thác, giải mã thông tin của địch. Quân đội VNCH sử dụng máy PRC25 rất phổ biến trong tác chiến, mật mã và thông tin trên sóng mạng sử dụng nhiều tiếng Anh, sĩ quan và lính thông tin của họ được đào tạo bài bản theo hệ thông tin liên lạc và mã khóa của quân đội Mỹ.

Tiểu đội tôi có gần một nửa là biết tiếng Anh, trình độ một số đã học hết 2 năm chuyên ngữ của đại học, có 1 bác đã tốt nghiệp, số còn lại là đã tốt nghiệp cấp 3, sau này còn thay thế bổ sung thêm một số ae lính sv khác.

Tin tức tskt được báo cáo trực tiếp cho Ban2 xử lý, báo cáo lên chỉ huy tham mưu và chỉ huy cấp cao SĐ. Chúng tôi không thể biết hết những tin chúng tôi cung cấp được sử dụng và hữu ích cụ thể như thế nào. Bám 2 -3 mạng đài địch nghe lấy tin suốt ngày đêm 24/24 dòng dã liên tục suốt chiến địch 72 giai đoan địch phản công quyết liệt khu vực Thạch Hãn, thị xã và Thành cổ, không biết bao nhiêu là tin tức tskt chúng tôi thu nhận, giải mã được của địch về hành quân, điều động, tác chiến, thương vong, những vị trí tọa độ đóng quân, oanh kích, pháo kích từ biển, tọa độ B52..., chúng tôi cứ âm thầm, miệt mài như một cỗ máy nhỏ không ngưng nghỉ cung cấp tin tức hàng ngày cho Ban2. Có những tin đến mãi sau này, chúng tôi mới được nghe thủ trưởng trực tiếp của mình kể lại, lúc đó càng thấy rõ và cụ thể hơn về tin tskt đã thực sự hữu ích như thế.

Mới đây, tại buổi gặp mặt ccb đại đội trinh sát SĐ (C20) ae tskt rất vui khi nghe anh Đại trưởng nói về những kỉ niệm của anh gắn bó với trinh sát trong thời gian ở chiến trường Quảng Trị. Ngày ấy, thời gian quãng tháng 7 – tháng 11 năm 72 chiến trường đang rất ác liệt bởi phi pháo và B52  cùng sự phản công dữ dội của bộ binh địch, anh đang là trợ lý Ban2 trực tiếp chỉ huy và nhận tin tức tskt cung cấp. Anh kể có 2 kỉ niệm liên quan đến tiểu đội A12 tskt chúng tôi.
-   Khi nhận được tin của A12 tskt về tọa độ và thời gian B52 sẽ oanh tạc vào phạm vi khu vực cứ SĐ bộ, anh báo cáo cho chỉ huy Phòng Tham mưu SĐ và đề nghị các thủ trưởng lưu ý xuống hầm phòng tránh. Đến gần giờ X, thủ trưởng TM gọi anh và bảo sao không thấy gì, anh nói vẫn chưa đến giờ X nên đề nghị các thủ trưởng cứ ở dưới hầm. Đến đúng giờ X, bom B52 rung chuyển mặt đất khu vực SĐ bộ. Mọi người đã được thông báo và ẩn nấp kĩ dưới hầm ( hơn nữa vệt bom cũng sát sạt chứ không trúng vào trong khu vực đóng quân, mà dạt sang khu vực phía ngoài – hình như đơn vị vệ binh SĐ cũng có thương vong một số trong trân B52 này ), SĐ bộ chỉ có 1 cán bộ của Ban 5 hi sinh khi đang ở trên mặt đất. Ngày đó, B52 thường xuyên đánh bom khu vực tây Cam Lô.

Anh nói thủ trưởng TM này không mấy khi mời ai thuốc lá, thế mà sau vụ này ông bảo lính cần-vụ mang cho anh cả bao thuốc lá thơm và đường sữa.

-   Lần anh nhân tin tskt báo tọa độ vị trí địch nằm sang sát phía quân ta, anh đã kiểm tra lại trên bản đồ tác chiến cho chắc chắn rồi báo cáo chỉ huy Phòng TM và Ban Tác chiến SĐ. Hôm sau anh lại nhận tiếp tin tskt cho biết địch báo cáo tình hình đụng độ với vi-xi (VC). Sau được Ban Tác chiến cho biết đơn vị dưới báo về trong đêm bộ đội ta cũng phát hiện quân địch áp sát sang phía ta và có đụng độ nố súng. Sau nhận tiếp các tin liên quan của A12 về lực lượng địch, anh báo cáo và đề nghị Ban Tác chiến cho pháo binh chi viên ngăn chặn và tiêu diệt quân địch trong các vị trí mà tin tskt đã cung cấp.Trận đó, nhờ có tin kịp thời, có pháo binh yểm trợ, quân địch đã bị tiêu diệt và đẩy lùi. Cũng tin của tskt cho biết quân địch bị thương vong nhiều, chỉ có một số ít sống sót trong đó có 1 viên sĩ quan chỉ huy. ( lực lượng địch cỡ đại đội - tôi không nhớ chắc chắn ).


Có lần tskt chúng tôi lỡ cơ hội cũng thấy tiếc. Đó là, đầu chiến dịch 75, khi SĐ 325 tấn công từ tây nam Huế xuống đồng bằng khu vực Huế đến Phú Lộc, cắt đứt đường 1 ở Bạch Thạch bắc quận lị Phú Lộc, lúc này đài tskt A12 đặt trên đỉnh 660. Ngày 23/3/75 ta giải phóng căn cứ Lương Điền. Liên đoàn 15 BĐQ VNCH tháo chạy về căn cứ La Sơn. SĐ 324 của ta đánh từ tây Huế xuống, đánh bật E1 SĐ1 khỏi Núi Bông, uy hiếp mạnh La Sơn, Phú Bài. Buổi chiều, Thượng úy Kim, trợ lý Ban2 trực tiếp chỉ đạo A12 dùng máy PRC25 phát lời kêu goi Liên đoàn 15 BĐQ đầu hàng ( BĐQ là lực lượng thiện chiến của QL VNCH, chỉ sau Dù và TQLC). Lời gọi địch hàng ngắn gọn và đanh thép. Nhưng rất tiếc là không thực hiện được vì máy chuyên “nghe trộm” nên không có tổ hợp phát và cũng không có pin để đủ công suất phát, cơ công Ban Thông tin SĐ đến khắc phục bằng tổ hợp của máy 2W và ác qui khô mà sau 2 giờ loay hoay vẫn không phát được.Thật tiếc cho cơ hội góp công của tskt chúng tôi.

Ít dòng chia xẻ vậy.
Chúc anh Luan luôn khỏe và viết đều.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #546 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 12:05:45 am »

Những cái Tết xa nhà  (7)

Cách Tết 74 khoảng vài tuần, tốp trinh sát của C20 mang mật danh A74 lên đường làm nhiệm vụ trinh sát luồn sâu ở tây Thừa Thiên-Huế và gặp tai nạn lật xe xuống vực trên đèo 365 trên đường sang chiến khu Ba Lòng (8/1/75). Có 1 đ/c hi sinh và nhiều cán bộ cốt cán của C20 như Đại trưởng, TLT, 6971 bị thương nặng. Tin xấu về làm không khí Ban2 và A12 chúng tôi trùng xuống, buồn rầu và nhớ thương các đồng đội C20 thân thiết. Đây là chuyến luồn sâu đầu tiên của C20 trong giai đoạn mới chuẩn bị cho chiến dịch miền Tây.

Trong năm 74, A12 tskt vẫn tiếp tục làm đài tskt ở điểm cao 58 và có 2 đợt đi luồn “nông “ở tây Thừa Thiên-Huế phía thượng nguồn sông Bồ. Đợt đầu chỉ có tôi đi với anh Kim Trợ lí Ban, không mang máy Prc25, chỉ đi để biết địa hình, đợt này có 1 tổ luồn sâu của C20 do a Thêm C phó chỉ huy. Lần hai, có tôi và Điển đi, mang theo máy để lập đài dã chiến làm việc có tính chất thăm dò tình hình địch và khả năng bắt sóng mạng tại địa hình hoàn toàn khác với ngoài Quảng Trị. Chuyến đi này vào thời gian sát Tết 75, C20 có tổ đi luồn sâu cùng tập kết tại cứ với chúng tôi. Buổi tối trước khi tốp C20 lên đường vào sáng hôm sau, anh em nằm võng tụm dưới bãi suối khô lưng chừng đồi cây cối to và rậm rạp mé phải sông Bồ.Chúng tôi chè thuốc, chuyện trò mãi mới ngủ. Sáng dậy, ae C20 đã đi còn tôi và Điển mò lên đỉnh tìm vị trí cây để kéo dây an-ten mở máy dò tìm mạng các đơn vị địch ở phía trước. Chuyến đi này có ấn tượng là ae luồn sâu C20 có Tư bị hi sinh.
Khi trở lại cứ Tân Vĩnh, Ban2 và A12 đã có một tốp đi trước tiền trạm, đơn vị đang chuẩn bị hành quân vào chiến dịch 75. Như vậy, có lẽ tôi và Điển trở về sau Tết ít ngày, vì Tết năm đó là ngày 10/2/75. Ngày 24/2 thì tất cả SĐ bộ và các đơn vị trực thuộc, cả C20, lên đường đi chiến dịch.

Tết Ất Mão 1975 là cái Tết thứ 3 và Tết cuối cùng của tôi và đồng đội tại chiến trường Quảng Trị. Tết này tôi chẳng còn nhớ nó như thế nào, có lẽ bởi ngày Tết thì tôi đang trên đường trở về từ chuyến công tác miền tây sông Bồ, chỉ có ấn tượng sau Tết vài tuần, đoàn lính các đơn vị của SĐ hành quân bộ trải dài mấy quả đồi hướng lên miền Tây.

Dịp 30/4 năm 2005, mấy anh em A12 tskt chúng tôi tổ chức một chuyến về thăm lại chiến trường Quảng Trị, có cả các bà vợ cùng đi. Từ cầu Lai Phước trên QL1 gần Ái Tử chúng tôi đi qua các đồi giờ đây cây cối đã um tùm rậm rạp, ngược lên cứ Tân Vĩnh ngày nào. Gần đến nơi, phải hỏi dân địa phương rồi len lách mãi mới đến được khu vực cứ. Lạ là một bãi bồi đẹp và màu mỡ ven sông như thế mà tuyệt không có dân ở, chỉ có mấy ruộng sắn biếng chăm nom, cây cối ngút ngàn đến nỗi chúng tôi phải trèo lên cây để định vị đâu là vị trí nhà chuôi vồ của A12, đâu là nhà Ban2, đâu là .., cái Hội trường Sư bộ to vật vã ngày nào giờ cũng không còn dấu vết. Cái hố bom như cái ao ngay trước mặt nhà A12 ngày xưa bây giờ nông choèn, đất đã bồi sắp bằng phẳng, cãi nhau mãi mới ừ à  nó chính là cái hố bom ấy. Đã Ba mươi mấy năm rồi còn gì.
Miền Trung nóng sớm, mới đầu tháng 5 mà đã nắng chang chang, sau một hồi luồn lách cây cối, trèo cây xác định vị trí.., mấy thằng mồ hôi cứ vã ra, cổ họng khô khát; các bà vợ ban đầu còn hăng hái và thích thú bám theo chồng để được chồng chỉ trỏ đây là nhà ở bọn anh ngày xưa, đây là, chỗ kia là..., được một lúc bở hơi tai và nóng nên phải dừng lai, tìm gốc cây bóng mát ngồi thở, lấy mũ vải quạt thốc tháo gọi ời ời các ông chồng còn đang mải tranh luận gì đó như mổ bò phía xa xa.


« Sửa lần cuối: 19 Tháng Giêng, 2012, 12:20:52 am gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #547 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 11:15:53 am »

Chào anh Tanvinhprc25
Đọc bài , mới đoán là anh Học Ngoại ngữ đúng không / Vì tôi biết như ở Sư đoàn tôi Đài kt của trinh sát là bộ phận suốt ngày đêm nghe đài địch  gọi là ( ăn cơm ba bữa nghe trộm đài địch ) phải không?
Nếu quả đúng là thế thì Kính chào Người Anh hùng .


 Đúng rồi đấy bác nguyentrongluan. Grin

 Bác Tanvinhprc25 là dân chuyên nghe trộm đài địch đấy. Chính vì vậy mỗi lần offline tại 19C Ngọc Hà HN bác này chỉ thích hát bài có đoạn: Nằm ở dưới hầm sâu tôi vẫn là chiến sỹ. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #548 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2012, 07:09:04 pm »


 Đúng rồi đấy bác nguyentrongluan. Grin

 Bác Tanvinhprc25 là dân chuyên nghe trộm đài địch đấy. Chính vì vậy mỗi lần offline tại 19C Ngọc Hà HN bác này chỉ thích hát bài có đoạn: Nằm ở dưới hầm sâu tôi vẫn là chiến sỹ. Grin

BY ơi, có được hầm sâu đâu mà là lán âm thôi vì lập đài chuyên phải tìm chỗ cao thì mới bắt được sóng đài địch.
Năm mới sắp đến rồi, chúc sức khỏe BY và gia đình.
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #549 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2012, 11:49:26 pm »

Chào các bác 71, 72
Mấy bữa nay bận quá không theo được bài của các bác, mà bài của tôi cũng chẳng viết được dòng nào. Hôm nay đi thắp hương cho đồng đội ở nghĩa trang Bình Long và thăm lại chiến trường xưa ở Bình Long về đến nhà khá mệt mỏi. Nhưng rất vui vì đã làm được một việc có ý nghĩa, đồng thời lại có anh Trịnh Duy Sơn (báo CCB) đến tặng cho Thanh Sơn một chậu hoa MAI và đưa cho tập tài liệu về chương trình "VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA, TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI' chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 40 năm chiến dịch mùa hè và chiến dịch phòng ngự Quảng trị 1972 (1972 -2012) và bản thảo tập thơ "HƯƠNG VƯỜN" của anh Duy Sơn, nhà xuất bản văn học sắp in. Được phép của anh Trịnh Duy Sơn, tôi chép lên vài bài để các bác tham chiến ở chiến trường Quảng Trị cùng suy ngẫm.

        VỀ NHƯ LỆ

Tôi về Như Lệ chiều nay
Bâng khuâng nhớ lại những ngày đạn bom
Đồi cháy cỏ đã xanh non
Mà làng Như Lệ vẫn còn xác xơ
Nhớ bao trận đánh cam go
Cả đại đội chỉ còn ba bốn người
Thuận ơi, Trọng hỡi, Hồng ơi
Các bạn hiện ở phương trời nào đây?
Có còn nhớ mảnh đất này
Với bao đồng đội nằm đây canh trời

Tôi về Như Lệ - Người ơi
Rưng rưng nước mắt đầy vơi nỗi niềm.
Dòng sông Thạch Hãn êm đềm
Đông Hà phố xá đã lên nhà lầu
Đâu rồi những giọt máu đào?
Đâu rồi xương thịt trộn vào hố bom?

Nhìn lên những ngọn đồi xanh
Hiểu rằng bạn đã hoá thành rừng cây.
                       (Trịnh Duy Sơn CCB F312 )

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Giêng, 2012, 10:27:58 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM