Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 08 Tháng Sáu, 2024, 05:53:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán chè chén 5 xu, kẹo dồi, kẹo lạc... (Phần 7)  (Đọc 240953 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #430 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 01:46:36 pm »

Bác Bí, có lẽ bác chưa xem bất cứ cuốn sách giáo khoa nào, từ lớp 6 đến lớp 12, xem người ta đang dạy gì hai môn văn - sử, khi lí giải phiến diện như trên.

Trong nhận thức của tầm tuổi này (học sinh từ lớp 6 đến lớp 12), người ta đã chọn, them em thấy, là rất chính xác, các sự kiện sử để dạy cho các cháu. Bởi đó là những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất cho tinh thần không bao giờ chịu khuất phục ngoại bang của dân tộc, trong suốt chiều dài hàng ngàn năm Bắc thuộc. Lớp 6, người ta dạy các cháu từ thời nguyên thủy đến thế kỷ thứ 10. Tuần tự cho đến lớp 12 thì môn sử kết thúc phổ thông bằng giai đoạn 1945-2000.

Nhấn mạnh, gian đoạn 1945-2000 chỉ có ở lớp 12.

Song hành về thời gian với môn sử, môn văn bắt đầu chương trình lớp 6 bằng dòng văn học dân gian, các truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn… và kết thúc ở lớp 12 bằng các tác phẩm tác giả thời hiện đại. Rất nhiều thời gian dành cho việc dạy kỹ năng viết lách, và các tác giả được đưa ra để minh họa gồm có  Hồ Chí Minh (Tuyên ngôn độc lập), Tố Hữu, Quang Dũng, Xuân Quỳnh, Nguyễn Đình Thiv v.v

Bác Ffdinh:

Vâng thưa có đấy chứ; sử xứ mình thì chỉ có mấy quyển đâu! Sách giáo khoa dạy về sử sau nầy; Bí Bếp thấy là cũng có đủ "chú ý" hoặc "lo lắng" từ những ai yêu thích môn sử (dĩ nhiên dạy mình biết mình là ai, sự hình thành & phát triển của đất nước mình như thế nào cho đến nay, v.v.).  Bí Bếp cũng theo dõi những câu hỏi về sử qua các kỳ thi tốt nghiệp (tối thiểu cũng 5 năm rồi); Bí Bếp thấy có sự lơ là và thiếu sâu sắc từ lắm em sau nầy.  Sử thì chỉ một dòng thế nên mình dễ học và chia sẻ hơn các phạm trù khác.

Theo em thì học sinh dốt sử không phải tại sách giáo khoa không dạy đầy đủ cũng chẳng phải tại Google 2 bác à, mà lí do chính là tại nhận thức của học sinh không coi trọng môn này vì không có nhiều học sinh học và thi đại học khối C. Muốn học sinh biết lịch sử dân tộc trước hết là phải làm cho học sinh ngộ ra một điều là học sử để biết nguồn gốc và quá khứ hào hùng của dân tộc mình chứ không phải học để thi đại học chỉ khi nào làm được vậy thì tự học sinh sẽ có hứng thú với môn lịch sử thôi.  
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tám, 2011, 01:55:15 pm gửi bởi su22 m4 » Logged

MRK
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #431 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 05:56:09 pm »


Thầy dạy sử mà giỏi hả? Đảm bảo học sinh há hốc mồm ra mà nghe. Còn thì trí thức nói chung hay là người làm sử bao giờ mà giàu đâu, đấy không phải lý do xác đáng
Lớp 11 bọn em ngoan nhất là giờ sử đấy ạ Smiley (không tính các giờ của cô chủ nhiệm Grin)
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #432 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 06:41:49 pm »

Bác Ffdinh:

Vâng thưa có đấy chứ; sử xứ mình thì chỉ có mấy quyển đâu! Sách giáo khoa dạy về sử sau nầy; Bí Bếp thấy là cũng có đủ "chú ý" hoặc "lo lắng" từ những ai yêu thích môn sử (dĩ nhiên dạy mình biết mình là ai, sự hình thành & phát triển của đất nước mình như thế nào cho đến nay, v.v.).  Bí Bếp cũng theo dõi những câu hỏi về sử qua các kỳ thi tốt nghiệp (tối thiểu cũng 5 năm rồi); Bí Bếp thấy có sự lơ là và thiếu sâu sắc từ lắm em sau nầy.  Sử thì chỉ một dòng thế nên mình dễ học và chia sẻ hơn các phạm trù khác.

Vâng, không biết có thể ghép vào việc dùng văn sử để dạy chính trị như ông Nguyên Ngọc viết được không, Nhưng em thấy sách giáo khoa toàn chọn những tác phẩm mang đầy những câu chữ ngợi ca dân tộc này anh hùng, đất nước này tươi đẹp, không có bất cứ bài nào lên án nền giáo dục này suy đồi hay chế độ này thối nát. Cũng không tìm thấy bài nào dạy nhờ có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản mà cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng đã thành công vang dội.

Nói qua về các kỳ thi tốt nghiệp, ông Nguyên Ngọc cũng viết:
Trích dẫn
Một ví dụ: có lần tôi đã nói với một người hiện có vị trí rất cao trong lãnh đạo đất nước rằng tất cả các đề thi sử tốt nghiệp và thi vào đại học gần 40 năm nay đều chỉ hỏi về lịch sử Việt Nam từ sau năm 1930. Cứ như chỉ từ năm 1930 nước ta mới có cái gọi là lịch sử, còn trước đó... chỉ là tiền sử, là thời man dã, người còn là khỉ vượn gì đó thôi chứ chưa thành người!
Quan điểm này có phần giống với ý của bác Bí, nhà em lại xin có ý kiến thế này, tại sao 40 năm nay, đề thi tốt nghiệp trung học và thi vào đại học chỉ hỏi về lịch sử sau 1930, rất đơn giản, đó là phần chương trình cuối lớp 11 và toàn bộ chương trình lớp 12, thi lớp 12, cứ thử ra đề có nội dung lớp 10, 11 xem, kết quả thế nào hả bác Bí?
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #433 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 08:16:23 pm »

Bác Nguyên Ngọc nói buồn cười. "Rừng xà nu" của bác là Văn, Chính trị, Văn-Chính trị, Chính trị-Văn hay là gì? Các lĩnh vực xã hội đều có mối ảnh hưởng tương tác, và chương trình học cũng phản ánh điều đó.
Việc dùng chương trình tốt nghiệp đánh giá toàn bộ quá trình học là phiến diện. Nói thấy sử sau 30 nhiều thì trước là vượn cả cũng là diện phiến.
Theo em thì nhiều điểm đúng, kể cả những điều em vừa phản đối ở trên  Grin. Có điều đừng nhảy từ thái cực này sang thái cực khác.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #434 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 10:13:51 pm »

Có ý kiến phản hồi này cho bài báo của bác Quốc thấy khá hay:
•   Nguyễn Kim Hiển - 216 Trần Duy Hưng - Hà Nội - Việt Nam - 28/07/2011 13:14:12
Tôi rất mong ý kiến của tôi được gửi tới nhà sử học Dương Trung Quốc. Học sinh bây giờ không biết học sử để làm gì. Các giáo viên hầu như không nói cho học sinh biết mục đích quan trọng của việc học lịch sử: đó là học lịch sử để hiểu qui luật của lịch sử " đó là thăng trầm và thịnh suy " điều này áp dụng cho cả con người và các triều đại lịch sử. Học sử để biết các bài học của lịch sử để ứng dụng trong cuộc sống để không mắc phải các bài học sai lầm của lịch sử và cuối cùng học lịch sử để hiểu biết quá khứ của tổ tiên và loài người đã sinh sống, làm việc và đấu tranh sinh tồn thế nào ? Tôi chỉ xin trích dẫn lại lời dạy của Thầy giáo tôi ngày Thày dạy buổi đầu tiên khi tôi học lớp 8/10 năm 1972 tại nơi sơ tán, Thầy giáo tôi là giáo sư dạy lịch sử từ thời Pháp, nay cụ đã mất rồi.


Thầy dạy sử mà giỏi hả? Đảm bảo học sinh há hốc mồm ra mà nghe. Còn thì trí thức nói chung hay là người làm sử bao giờ mà giàu đâu, đấy không phải lý do xác đáng

Hồi nhà em học lớp 12, thầy giáo CN là GV Sử, thầy lôi cả bộ đề luyện thi ĐH xuống dạy mà cả lớp vẫn học say mê. Tất cả là do cái tâm và cái phương pháp dạy của GV thôi.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #435 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 10:26:43 pm »

Thầy giáo dạy sử hồi cấp 3 của em cũng là người mà HS phải há hốc mồm ra nghe (hôm đầu năm cả lớp em đã đứng dậy vỗ tay khi biết ổng là người tiếp tục dạy mình). Thế nhưng mà nói thật với các bác, hồi cuối lớp 12 chúng nó bùng tiết sử để đi ôn các môn thi TN, ĐH phải đến 2/3.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #436 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 11:07:55 pm »

Nói qua về các kỳ thi tốt nghiệp, ông Nguyên Ngọc cũng viết:
Trích dẫn
Một ví dụ: có lần tôi đã nói với một người hiện có vị trí rất cao trong lãnh đạo đất nước rằng tất cả các đề thi sử tốt nghiệp và thi vào đại học gần 40 năm nay đều chỉ hỏi về lịch sử Việt Nam từ sau năm 1930. Cứ như chỉ từ năm 1930 nước ta mới có cái gọi là lịch sử, còn trước đó... chỉ là tiền sử, là thời man dã, người còn là khỉ vượn gì đó thôi chứ chưa thành người!
Quan điểm này có phần giống với ý của bác Bí, nhà em lại xin có ý kiến thế này, tại sao 40 năm nay, đề thi tốt nghiệp trung học và thi vào đại học chỉ hỏi về lịch sử sau 1930, rất đơn giản, đó là phần chương trình cuối lớp 11 và toàn bộ chương trình lớp 12, thi lớp 12, cứ thử ra đề có nội dung lớp 10, 11 xem, kết quả thế nào hả bác Bí?

Chào bác Ffdinh:

Bí Bếp có quan sát một số lớp dạy tiếng Việt cho các em ở bên nầy; dĩ nhiên dạy đọc, viết cần đi đôi với lịch sử của người Việt.  Tìm hiểu những nguồn sách dạy sử chung luôn là một nhu cầu để chúng ta giữ cái nhìn khách quan về lịch sử của xứ mình.  Những gì đã xảy ra từ thời có tên nước Việt & sự hình thành của xã hội Việt từ trước đến giờ, luôn là một đề tài mà lắm chúng ta khao khát được học thêm.

Riêng Bí Bếp có duyên tìm đến diễn đàn nầy cũng nhờ tìm tòi thêm một số dữ kiện lịch sử mà Google đã đưa Bí Bếp đến đây.  Bao bài học lịch sử suốt thời gian hình thành & đấu tranh để giữ nền độc lập của nước mình từ sau năm 938 AD Bí Bếp nghĩ rằng rất quan trọng, điển hình là những giai đoạn quan trọng như cuộc tranh chấp với nhà Tống thời tiết chế Lý Thường Kiệt lãnh đạo; ba lần khốn đốn với quân Mông/Nguyên; và nhất là giai đoạn kháng chiến chống quân Minh (1418-1428AD) mà bao sự hi sinh + mất mác mà ông bà mình đã phải đánh đổi mới bảo toàn được mảnh đất Việt Nam của mình đang thừa hưởng.  Bí Bếp có một ước mơ là sau nầy mình có đủ thời gian để soạn lại một số tài liệu dẫn dắt đến sự hình thành của nước Việt Nam ở một góc cạnh khác hơn ông Keith Taylor đã soạn.  Điểm mốc mà Bí Bếp chú ý là sự hình thành của nước Nam Chiếu từ 200 năm trước đã có tác động gì đến sự hình thành của nước ta dù bị Bắc thuộc hơn cả 1,000 năm.

Điều quan trọng ở đây mà Bí Bếp mong sẽ xảy ra là nổ lực dạy sử cho các em được mở rộng hơn sự hạn hẹp trong lớp học.  Từ những chương trình giải trí trên TV, trên các môn chơi vi tính, chương trình hoạt họa (hình ảnh, âm thanh rõ ràng), chương trình phim ảnh, ca cổ kịch phản ảnh lịch sử, v.v. thì việc "mưa lâu thấm đất" sẽ dễ dàng hơn.  Theo bài học của một số nơi như Nam Hàn & Nhật Bản đã để lại; người Nhật & Hàn, họ là những dân tộc có tinh thần "yêu nước" cao độ (gần như cực đoan); dù họ yêu nước đến cỡ nào, tuy nhiên một khi họ thổi phồng lịch sử của họ xa với sự thật quá đáng thì khó đạt được sự tôn trọng của các dân tộc khác một khi có sự trao đổi với bên ngoài. (thí dụ như có một số người chuyên về ngành khảo cổ đã dàn dựng lên một số di vật rồi phao lên sự phát triển văn minh của họ mà đi ngược lại tiến trình phát triển chung của các dân tộc liên hệ trong vùng).

Về phần gốc bản lịch sử của người Việt, Bí Bếp cũng đã nổ lực tìm học khá lâu..; đây vẫn còn là một đề tài mà mong có dịp ở cái trà nước nầy, chúng ta sẽ chia sẻ tình tiết hơn. Smiley
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #437 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2011, 12:03:05 am »

Hồi sau hòa bình lập lại ở miền bắc năm 1954, cụ Trần Văn Giàu làm chủ nhiệm khoa Sử trường sư phạm hay tổng hợp gì đấy, cụ chủ biên nhiều bộ sử hay lắm. Các bộ ấy hồi xưa xuất bản dưới tít "tủ sách đại học sư phạm" hay "tủ sách đại học tổng hợp" gì đó.

Ở trường tổng hợp hồi xưa mà đến giờ thầy Tấn và cô Tâm dạy thì hơi bị đông, sinh viên nghe ké hơi bị nhiều đấy.

Hoặc dạy sử như thầy Giáp dạy, mấy chục năm sau trò Bùi Diễm còn nhắc lại ấy.

Bọn tớ hồi phổ thông có một Thầy dạy Sử mà chúng nó hay gọi lén là "Bác Hồ" : "Bác Hồ vào lớp chúng mày ơi", vì thầy giống Cụ lắm, cao lớn, phong thái khoan thai đĩnh đạc. Thầy dạy rất hay nhất là khi kể dến vụ Paul Mus lên Thái Nguyên gặp Cụ Hồ và cách mà Cụ Hồ trả lời giáo sư tình báo Paul Mus.  Thầy người Huế, thương binh chống Pháp, học trò của cụ Giàu. Tớ biết đến địa danh Cây Dầu Đôi ở cửa ngõ Nha Trang là từ thày. Chả là Thầy tham gia chiến đấu ở mặt trận Nha Trang mà, sau năm 54 mới chuyển ngành đi học sư phạm.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #438 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2011, 11:43:14 pm »

Hôm nay là ngày cách đây 66 năm, ở thế kỷ trước, người Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima, và có lẽ "chiến tranh lạnh" giữa hai phe cũng bắt đầu từ đây, dù chiến tranh thế giới thứ 2 còn phải một thời gian ngắn nữa mới thực sự kết thúc. "Chiến tranh lạnh" rồi cũng chấm dứt cùng với sự kiện Liên Xô tan rã cách đây 20 năm. Vậy mà bây giờ thế giới đầy vũ khí hạt nhân.
Logged
cuckoovn
Thành viên
*
Bài viết: 371


Súng không lau súng mau han rỉ


« Trả lời #439 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2011, 11:41:10 am »


Dùng đũa ăn cắp điện thoại ở khu chợ!
 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM