Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:46:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy (phần 2)  (Đọc 267703 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #390 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 12:20:56 am »

Cuộc sống của nó vẫn như củ ,cứ gần hết tháng là phải về Sre antiec làm quyết toán để lảnh tiền trợ cấp cho anh em , từng tháng dần trôi đi và mùa xuân đã tới ...

...Năm nay nhờ đợt chiến dịch K5 vừa mới xong nên tình hình ở khu vực biên giới nầy đang tạm yên , toàn C giờ lo trang trí doanh trại và cất 1 cái hội trường để mừng Xuân, anh em cắt bông giấy dán lên cây và vách của hội trường trang trí cũng thật đẹp và còn làm đầu Lân ,đầu Địa nửa vì năm nay anh Mai C trưởng tổ chức ăn Tết có mời 1 số người dân làm đường [ chủ yếu là con gái K mà trong đó có 1 nàng của chàng ] vô đơn vị ăn Tết
  Mọi người làm thật là khẩn trương nhộn nhịp vì sắp được ăn cái Tết đúng nghĩa ở đây sao bao năm xa nhà , nó lúc nầy cũng hơi vất vã phải lo đi lảnh hàng Tết đủ thứ thực phẩm từ quê hương gởi sang , bù lại năm rồi không ăn Tết nên năm nay C nó được cấp 2 con heo ...
  Sáng 30 Tết , ai đi công tác thì đi số còn lại tập trung làm heo ...làm xong nó chia thịt về cho các B còn toàn bộ đầu ,lòng ,chân thì để lại cho anh nuôi nấu để trưa liên hoan toàn đơn vị . ... 1 bửa liên hoan cuối năm thật là vui vẻ và đáng nhớ vì không có tiếng súng ...Vui thật là vui ... Ăn uống xong anh em tập trung lại gói bánh tét và bánh chưng, còn nó và anh nuôi thì phải lo nấu món để chiều dân vào cùng liên hoan .
  Chừng 16h dân vào chừng 30 người hết 2 phần 3 là nữ ,sao mà em nào cũng đẹp quá chừng và thơm phức làm lính ta ở các B cứ chạy ra chạy vô để ngắm mà gói bánh trật vuột hoài  Grin
  Bửa tiệc được dọn ra với sự tham gia của các cán bộ A,B và mấy lính , nó đem ra mấy chai rượu mà trước đó đã nấu ... Và đây là lần đầu tiên ở tại C có uống rượu kể từ khi làm nhiệm vụ bên K ...tuy nhiên mỗi người chỉ được uống tiêu chuẩn 1 ly rượu nhỏ loại ly uống trà của C, vậy mà vẫn vui vì nhờ có các em,
 xong bửa tiệc rồi tổ chức ca hát nhẩy múa, người dân K lấy 1 sợi dây dù cột vào cái cây cắm xuống đất rồi căng ngang qua cái thùng gánh nước của anh nuôi , trên thùng chèn cục đá dưới sợi dây ,thế là có được cái trống và lấy nhánh cây đánh vào sợi dây Bum. Bum. Bum những âm thanh phát ra thật là hay và ấm theo điệu cha cha cha ...

 
Logged
8588k2
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #391 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 12:14:21 pm »

 Nhân nói về chiến dịch K5 trên toàn tuyến biên giới Campuchia-Thailan, em "lượm " cái này trên mạng chia sẻ cùng các Bác, nếu các Bác thấy không hợp thì gở ra giúp em nhe!!. ( Đây là thời điểm quân ta mở chiến dịch truy quét toàn tuyến biên giới chuẩn bị cho chiến dịch K5). http://quandany.com/Khac/News/tabid/90/smid/458/ArticleID/159/Default.aspx
  "Cụm phẫu thuật quân dân y dã chiến, một sáng tạo trong tổ chức cứu chữa thương binh trên chiến trường Campuchia

Trong thực tiễn tổ chức cứu chữa thương binh tại mặt trận 479 Campuchia, với sự có mặt của đội phẫu thuật thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện một loại hình tổ chức quân y chiến dịch mới: cụm phẫu thuật kết hợp quân dân y. Trong quá trình chiến dịch có đợt tấn công quyết định tiêu diệt toàn bộ các cứ điểm của địch dọc biên giới Campuchia - Thái Lan. Do địa hình hiểm trở, nằm xa căn cứ hậu cần của mặt trận 479, đường chuyển thương rất phức tạp không thể sử dụng xe cơ giới, chỉ sử dụng được cáng bộ hoặc đi bộ vì vậy cần hết sức tìm cách khắc phục khó khăn, rút ngắn cung đoạn chuyển thương, đưa kỹ thuật xử trí ngoại khoa cơ bản ra gần tiền duyên; bằng cách đó vừa rút ngắn được thời gian cáng bộ, vừa có điều kiện xử trí thương binh sớm tại phía trước. Từ ý định nghiên cứu trên, quân y Quân khu 7 tiến hành tổ chức cụm phẫu thuật dã chiến có sự tham gia của đội phẫu thuật thành phố Hồ Chí Minh, là một đội phẫu thuật mạnh, có khả năng cứu chữa cơ bản và chuyên khoa kỳ đầu tốt.

 

Cụm phẫu thuật dã chiến kết hợp quân dân y được tổ chức lần đầu tiên phục vụ trận tiêu diệt căn cứ trung ương của 3 phái Khơ Me ở Cao Mê Lai từ ngày 9 tháng giêng đến ngày 15 tháng hai năm 1985. Địa điểm triển khai tại Nam Sấp cách tiền duyên địch 30 km. Đội hình tham gia cụm phẫu thuật gồm đội điều trị Quân khu 7 (thuộc bệnh viện 7A, 2 kíp mổ), đội phẫu thuật Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (2 kíp mổ), tiểu đoàn quân y sư đoàn 309 (1 kíp mổ) và đội phẫu thuật mặt trận 479 (thuộc quân y viện 7E, 1 kíp mổ). Cụm phẫu thuật do tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn quân y sư đoàn 309 làm chủ quản về mọi mặt. Trong 36 ngày hoạt động, cụm phẫu thuật đã xử trí  732 thương binh, trong đó có 362 thương binh loại vừa và nặng, 370 thương binh nhẹ. Do có đội điều trị 7A và đội phẫu thuật của thành phố Hồ Chí Minh tăng cường nên số thương binh chuyên khoa bụng, ngực, chấn thương, sọ não, mạch máu được cứu chữa chuyên khoa kỳ đầu (như nhiệm vụ tuyến 4). Số thương binh nặng sau khi xử trí được chuyển về tuyến sau bằng trực thăng, thương binh nhẹ khi khỏi được trả về chiến đấu.

 

Cụm phẫu thuật kết hợp quân dân y được tổ chức lần thứ hai phục vụ trận tiêu diệt cứ điểm Tala - Tà Lốc của lực lượng Sereika ngày 5 tháng ba năm 1985. Cụm phẫu thuật được triển khai tại Cần Đôn, cách tiền duyên địch 25 km. Đội hình gồm có đội phẫu thuật quân y viện 7E (1 kíp mổ), đội phẫu thuật thành phố Hồ Chí Minh (2 kíp mổ), tiểu đoàn quân y sư đoàn 3 (1 kíp mổ) và đại đội quân y trung đoàn 8, sư đoàn 5 (1 kíp mổ). Cụm do tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn quân y sư đoàn 5 làm chủ quản. Dự kiến ban đầu cụm phẫu thuật phải làm việc trong 10 ngày, thu dung khoảng 300 thương binh, nhưng do lực lượng tiến công của ta mạnh, giải quyết chiến trường nhanh, trong 12 giờ chiến đấu ngày 5 tháng ba đã làm chủ toàn bộ cứ điểm nên chỉ có 7 thương binh về cụm phẫu thuật. Cụm đã hoàn thành nhiệm vụ ngay trong đêm 5 tháng ba và di chuyển đến hỗ trợ cho cụm phẫu thuật bảo đảm cho trận tiêu diệt cứ điểm Tà Tum.

 

Tà Tum là cứ điểm lớn nhất của lực lượng Molinaka, có 5 Lữ đoàn và cả Bộ tổng tham mưu của Molinaka, được phòng thủ kiên cố với quân số 8.000 tên, nằm ngay trên trục biên giới Campuchia - Thái Lan. Địa hình phức tạp, rừng núi hiểm trở, ở độ cao 400 m. Thời gian trận đánh diễn ra ngày 5 tháng ba cùng với trận tiêu diệt cứ điểm Kala - Tà Lốc. Dự kiến ban đầu là đánh trong 1 - 2 ngày với khoảng 300 - 400 thương binh, nhưng do địa hình phức tạp, trận đánh phải kéo dài tới ngày 11 tháng ba mới dứt điểm và số lượng thương binh lên tới 469 trường hợp. Cụm phẫu thuật triển khai tại Tà Điêu, cách tiền duyên địch chỉ khoảng 18 - 20 km nhưng vận chuyển thương binh rất khó khăn do núi cao vách thẳng, phải cõng thương binh trên vai đưa xuống theo vách núi rồi cáng bộ về cụm phẫu thuật. Vì vậy tuy đã bố trí cụm phẫu thuật tiếp cận đội hình chiến đấu nhưng thương binh sau 1 - 2 ngày mới về tới nơi. Đội hình phẫu thuật gồm có tiểu đoàn quân y sư đoàn 302 (2 kíp mổ), đội điều trị 2/mặt trận 479 (92 kíp mổ), đội phẫu thuật 7A (tách từ đội điều trị 7A, 1 kíp mổ) và tổ gây mê hồi sức tách từ đội phẫu thuật thành phố Hồ Chí Minh. Sang ngày chiến đấu thứ hai, cụm phẫu thuật được tăng cường dội phẫu thuật của sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, nâng tổng số kíp mổ lên 6. Trong 6 ngày hoạt động, cụm phẫu thuật đã xử trí xong cho 469 thương binh, trong đó có 155 thương binh nặng và vừa.

Bên cạnh việc hoạt động trong cụm phẫu thuật kết hợp quân dân y, đội phẫu thuật thành phố Hồ Chí Minh có những đợt hoạt động độc lập trong những trận đánh lẻ, như trong đợt 1 mở đầu của chiến dịch từ 25 tháng 12 năm 1984 đến 10 tháng 1 năm 1985, đánh chiếm các phân khu của địch chốt chặn dọc biên giới Campuchia từ Bắc Pailin đến Ampin...

 

Kết hợp quân dân y không chỉ trong tổ chức mà còn kết hợp trong những ca mổ phức tạp, góp phần cứu sống nhiều thương binh với thương tích hiểm nghèo. điển hình như trường hợp của thương binh Trần Đức Nam, binh nhất tiểu đoàn 1 đặc công, sư đoàn 309 bị thương ngày 19 tháng giêng năm 1985 trong trận đánh tiêu diệt căn cứ trung ương của 3 phái Khơ Me phản động ở Cao Mê Lai. Trần Đức Nam bị thương do mìn 652A làm cụt đùi trái và cẳng chân phải. Nam được đồng đội và y tá đại đội cầm máu bằng băng ga-rô cao su được trang bị rộng rãi cho quân y đại đội và cố định 2 chi, cho thuốc giảm đau và viên chống choáng. Do đường vận chuyển khó khăn, sau 3 ngày mới về tới đội điều trị 7A ở Nam Sấp trong tình trạng choáng nặng, mất máu nặng. Với tinh thần còn nước còn tát, một kíp mổ kết hợp quân dân y đã hình thành để xử trí cho thương binh Nam gồm: bác sỹ Lương Hoàng Mai, phẫu thuật viên chính của đội điều trị 7A, bác sỹ Huỳnh Hoà Thanh, phẫu thuật viên chính của đội phẫu thuật thành phố Hồ Chí Minh, cán sự gây mê hồi sức Nguyễn Trọng Điện tổ trưởng tổ gây mê hồi sức của đội phẫu thuật thành phố... Phẫu thuật được tiến hành nhanh chóng, cùng một lúc làm hai phẫu thuật lớn là thào khớp háng đùi trái và cắt đoạn cẳng chân phải. Ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp; 3 ngày sau mổ - ngày 25 tháng 1 năm 1985, thương binh Trấn Đức Nam được chuyển về quân y viện 7E/mặt trận 479 và ngày 12 tháng hai về tới viện quân y 175 ở thành phố Hồ Chí Minh an toàn.

 

Cụm phẫu thuật được hình thành trên cơ sở kết hợp quân dân y ở chiến trường Campuchia, cứu chữa cơ bản và chuyên khoa kỳ đầu là một sáng tạo thành công của quân dân y Quân khu 7. Việc kết hợp nhiều phân đội quân dân y trong cùng một khu vực, nằm trong đội hình quân y chiến dịch vừa bảo đảm tiếp cận đội hình chiến đấu, cứu chữa thương binh được kịp thời, vừa tăng cường được kỹ thuật cứu chữa tốt cho những trường hợp hiểm nghèo như trường hợp của thương binh Nam đã nêu; tổ chức cụm phẫu thuật còn phù hợp với đặc điểm chiến trường, các phân đội quân dân y có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau và việc bảo vệ các trạm quân dân y cũng thuận lợi hơn. Đánh giá về ý nghĩa của cụm phẫu thuật dã chiến kết hợp quân dân y, Đại tá tiến sỹ Nguyễn Sanh Dân chủ nhiệm quân y Quân khu 7 trong giai đoạn 1983 - 1990 viết "... Cụm phẫu thuật dã chiến phù hợp với địa hình của chiến trường biên giới Campuchia - Thái Lan, triển khai nhanh, đưa được kỹ thuật đồng bộ ra phía trước, xử trí vết thương sớm, kịp thời cho thương binh, đáp ứng được yêu cầu bức thiết là rút ngắn được cung đoạn chuyển thương, rút ngắn được thời gian cứu chữa và hạ thấp tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tàn phế cho thương binh... Cụm phẫu thuật dã chiến phát huy được tác dụng kết hợp quân dân y trong công tác cấp cứu và cứu chữa thương binh ngay tại tuyến trước, và tùy theo quy mô của tác chiến mà tổ chức ít hay nhiều đội phẫu thuật của dân y hình thành cụm phẫu thuật dã chiến mạnh..." Sáng kiến tổ chức cụm phẫu thuật dã chiến kết hợp quân dân y trên chiến trường Campuchia cuả ngành quân y Quân khu 7 đã được Tư lệnh Quân khu 7 tặng bằng khen và xếp loại A1 trong sáng kiến cải tiến kỹ thuật toàn Quân khu giai đoạn 1986 - 1990, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng bằng khen ngày 3 tháng 5 năm 1991.

 

Trích “Lịch sử kết hợp quân dân y Việt Nam”, Nguyễn Duy Tuân chủ biên, Nhà xuất bản y học 2006."


Quân Dân Y
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2011, 09:49:30 pm gửi bởi 8588k2 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #392 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 03:01:42 pm »


     Có phải như thế này không bác Binhyen nhỉ?
      
   Hình ảnh minh họa trên là của một nhà báo nước ngoài, sau khi đến đất nước K vào giữa những năm 90 để mục kích và tìm hiểu về hậu quả của mìn sát thương chống người.
[/quote]
 Tôi nghĩ thực tế khi dẫm phải mìn hơi K58 của TQ sản xuất thì vết thương để lại "khủng khiếp" hơn trên hình vẽ chút nữa, có thể đây là hình vẽ vết thương khi dính phải mìn Zip sau này. Kể lại chút ít về nạn nhân dính mìn K58 mà tôi là người garo băng bó ngay cho đồng đội lúc đó.

 Sáng sớm 7.12.1978 khi tôi mới đổi ca gác ở tuyến sau khoảng 1h đồng hồ thì trên chốt C1 rộ lên tiếng súng, địch dùng 1 lực lượng mạnh gấp 10 lần quân ta bất ngờ tấn công, pháo binh của địch dập vào chốt ta điên cuồng, chỉ trong 15 phút đầu chiến đấu thì 3 hầm tiền tiêu của ta đã hy sinh bị thương hết người giữ buộc phải tháo lui, ngay tử sỹ cũng không mang ra kịp, cả pháo binh của ta và địch cùng dập vào vị trí 3 hầm tiền tiêu đó tạo thành bức màn lửa ngăn địch tấn công sâu hơn vào chốt, bên sườn phải của C1 cũng khoảng 2 đại đội của địch bị đánh bật ra cánh đồng lúa bên ngoài, chúng đang chờ sự chi viện của pháo binh để xung phong thêm 1 lần nữa vào chiếm chốt của ta. Lúc đó cánh phải phía dưới chốt rất quan trọng, nếu để địch án ngữ đó thì coi như tiêu tùng C1, không ra không vào được chốt do bị bao vây kín. Lệnh D cho 2 B của C2 chúng tôi lên án ngữ tại đó bọc hậu giữ sườn cho C1. Khi vận động lên chúng tôi dàn đội hình khi trời tờ mờ sáng, B của tôi được bố trí bên trái mọi người tự tìm vị trí có lợi cho mình, đồng nước lấp sấp với bờ thửa và vài cây thốt nốt trên bờ ruộng, 1 cái hố sâu hơn ruộng nước trong veo cách tôi khoảng 5m tôi định chọn vị trí chiến đấu đó cho mình nhưng thấy ở đó thì co cụm sát nhau quá nên bỏ mà tiến thêm 5m nữa theo bờ ruộng ngang, tuy hơi chơ trọi nhưng còn hơn co cụm gần nhau quá, kinh nghiệm thấy rồi co cụm đông không phải là tốt dù địa hình thuận lợi hơn. Trong lúc đang bố trí đội hình thì B phó Nguyễn Mạnh Thế người vừa đi báo công trên QD về rất hăng hái lội ngang dọc đội hình mà nhắc nhở anh em vào vị trí và giữ bí mật vì trời đang sáng rõ dần rồi. Khi đến cái vũng sâu hơn mặt ruộng đó thì 1 tiếng nổ gọn lỏn hất tung Thế lộn ra sau rồi rào rào bùn đất văng xuống, 1 cuộn khói đen cùng tiếng thét đau đớn của Thế, tôi quay lại nhìn thì thấy Thế nằm ngửa giơ cái chân phải lên chỉ còn cái xương trắng hếu với te tua thịt bắp và vải ống quần dài, chúng tôi lao đến đè giữ Thế xuống để garo vết thương trên đầu gối, khi tôi xiết băng garo cho máu khỏi tháo ra thì Thế quằn quại hét lên đau đớn, anh em khác phải ghì chặt Thế vùng vẫy để tôi xiết băng chặt hơn, xong tôi không biết nên băng thế nào khi 1 đoạn xương ống đồng dài như thế lộ ra ngoài và thịt bắp thì bị tước dọc lên tận đầu gối không dính vào xương đành quấn tạm cả vải quần lẫn thịt quanh khúc xương đó chuyển Thế về tuyến sau ngay lúc đó. Thời gian diễn biến không quá 7 phút đồng hồ.

 Sau đó vận tải D cáng Thế về phẫu E trên đường đi Thế hy sinh, phải nói rằng Thế bị thương và được sơ cứu rất kịp thời, chỉ mất 1 chân còn chân kia tôi không rõ có bị thương không, chuyển ngay về tuyến sau có y tá D đi theo về phẫu E, vậy mà hy sinh trong khi người khác thì cụt chân lại không có cảm giác đau đớn mấy, có người vẫn cười đùa là mình trúng mánh rồi. Thật lạ. Có lẽ may rủi hên xui theo từng tư thế khi đạp phải mìn địch. Sau này đánh nhau ác liệt mấy tôi cũng không sợ bằng sợ gặp mìn, mỗi khi có mìn là sức chiến đấu của đơn vị trùng hẳn xuống, cái chết bất ngờ của mìn luôn ám ảnh lính trong trận đánh, sợ đến kinh hoàng.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #393 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 07:44:01 pm »

  *************88
  Nếu bài của bạn 8588k2 trích từ sách " Lịch sử kết hợp quân dân y Việt nam " do Nguyễn Duy Tuân chủ biên . Nhà xuất bản giáo dục 2006 . Mà lại viết rằng thuơng binh Trần Đức Nam - D đặc công F309 bị MÌN 652A   CỤT ĐÙI PHẢI và CẲNG CHÂN TRÁI   thì cần phải chỉnh lý lại .  Mìn 652A không làm được chuyện đó .
 Trừ khi đạp quả thứ nhất nổ - CỤT chân TRÁI , ngã khuỵu xuống  chống GỐI PHẢI  vào quả thứ 2 (cực và cực hiếm )

 Thực tế chiến trường : cụt cẳng chân TRÁI + cụt đùi PHẢI cùng 1 lúc vậy Tôi không tin thuơng binh có thể sống nổi quá 10 phút vì bị chảy hết máu : Nổ 2 quả liên tục như thế , chứng tỏ khu đó dày đặc chi chít mìn .Làm sao anh em tới kịp mà ga rô tức thời cho cả 2 chân trong vài phút sau đó . Các mạch máu ở đùi to lắm , như ngón tay vậy . Người ta có 4 lít máu, nó chỉ phun dăm phút là kiệt .
  Ngay với mìn K58 : Chỉ bị 1 chân và thường tước tung tóe thịt lên tới gối thôi , dù đuọc ga rô rất nhanh chỉ sau năm-mười phút . Nhưng 10 ca thì đã chết tới 7-8 ca trong  1 -2 tiếng sau đó . Anh em nào mất máu nhiều , mặt đã nhợt nhạt bạc đi rồi mà vẫn tỉnh như sáo , nói cười sang sảng như không thì nguy cơ chết lại càng cao hơn nữa .
  Y học gọi là đang bị Choáng cương thì phải .
 Mìn KP2  thì thôi , khỏi cứu chữa làm gì . Oành ... là nằm im luôn rồi .
  Sách của nhà xuất bản GIÁO DỤC  mà không chuẩn chi vậy - Cũng lạ .
 
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2011, 07:52:22 pm gửi bởi svailo » Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #394 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 07:58:04 pm »

  *************88
  Nếu bài của bạn 8588k2 trích từ sách " Lịch sử kết hợp quân dân y Việt nam " do Nguyễn Duy Tuân chủ biên . Nhà xuất bản giáo dục 2006 . Mà lại viết rằng thuơng binh Trần Đức Nam - D đặc công F309 bị MÌN 652A   CỤT ĐÙI PHẢI và CẲNG CHÂN TRÁI   thì cần phải chỉnh lý lại .  Mìn 652A không làm được chuyện đó .
 Trừ khi đạp quả thứ nhất nổ - CỤT chân TRÁI , ngã khuỵu xuống  chống GỐI PHẢI  vào quả thứ 2 (cực và cực hiếm )

 Thực tế chiến trường : cụt cẳng chân TRÁI + cụt đùi PHẢI cùng 1 lúc vậy Tôi không tin thuơng binh có thể sống nổi quá 10 phút vì bị chảy hết máu : Nổ 2 quả liên tục như thế , chứng tỏ khu đó dày đặc chi chít mìn .Làm sao anh em tới kịp mà ga rô tức thời cho cả 2 chân trong vài phút sau đó . Các mạch máu ở đùi to lắm , như ngón tay vậy . Người ta có 4 lít máu, nó chỉ phun dăm phút là kiệt .
  Ngay với mìn K58 : Chỉ bị 1 chân và thường tước tung tóe thịt lên tới gối thôi , dù đuọc ga rô rất nhanh chỉ sau năm-mười phút . Nhưng 10 ca thì đã chết tới 7-8 ca trong  1 -2 tiếng sau đó . Anh em nào mất máu nhiều , mặt đã nhợt nhạt bạc đi rồi mà vẫn tỉnh như sáo , nói cười sang sảng như không thì nguy cơ chết lại càng cao hơn nữa .
  Y học gọi là đang bị Choáng cương thì phải .
  Sách của nhà xuất bản GIÁO DỤC  mà không chuẩn chi vậy - Cũng lạ .
 
Cụt đến đâu và cụt như thế nào hoàn toàn do tư thế đạp mìn và loại mìn bác ơi ! Cũng có trường hợp đạp 652A nhưng cụt cả 2 chân,Tuy nhiên chân đạp phải mìn thì cụt bàn còn chân kia phá nát cơ đùi vì đang leo dốc (bậc cấp ) và cũng tử vì mất quá nhiều máu
Logged
8588k2
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #395 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 10:11:47 pm »

   Em có vài tấm hình chụp ở Sre antiec toàn là đồng hương trong K2, không có em trong đó thời gian chụp khoảng t4/88. Từ trái sang phải. Phong hữu tuyến K2, Nhân trinh sát K2,Long Ytá D bộ, Minh trinh sát, Á Bp trinh sát K2 bị cụt giò sau đó khoảng 2 tháng, Hùng quản lý D bộ, Ly DK, Tùng hậu cần K2. Tất cả đều là lính t2/85. Hình này chụp ngay tại chỏm đất nhìn thẳng ra đường 58, phía sau lưng thằng Phong bên trái cách 500 m là nghĩa trang Sre antiec.
Logged
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #396 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 10:15:41 pm »

Cụt đến đâu và cụt như thế nào hoàn toàn do tư thế đạp mìn và loại mìn bác ơi ! Cũng có trường hợp đạp 652A nhưng cụt cả 2 chân,Tuy nhiên chân đạp phải mìn thì cụt bàn còn chân kia phá nát cơ đùi vì đang leo dốc (bậc cấp ) và cũng tử vì mất quá nhiều máu
Hì hì ! Bác lethanh80 ơi! giờ thì bác phải sưu tầm thêm 1 số hình về tư thế đạp mìn nửa đi , cũng như là đạp ngay đầu ngón chân thì sẽ bay mất chân tới đâu, hoặc là đạp thẳng nguyên bàn chân thì ra sao và sức công phá của mìn 652A hoặc K58 ? Grin
Logged
8588k2
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #397 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 10:26:40 pm »

 Còn đây là nhà B 12,7 cũng chụp vào thời điểm t4/88,sau lưng nhà là đường 58 đi về bên phải là lên 300 nhà, từ nhà nhìn ra là sân bóng và nhà BCH D. Từ trái sang phải, Sinh 12,7, Khởi anh nuôi D bộ, Nam cối, Tùng hậu cần, Nghệ 12,7, Nam 12,7 lính 87 sau này chuyển qua E 31 Ở lại tới 89 mới về. Hy vọng gợi lại thêm những ký ức cho Bác Honghot...
Logged
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #398 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 10:39:45 pm »

 Còn nữa không đưa lên tiếp đi bạn , nhìn hình lính ta bỗng nhớ lại mình ngày ấy cũng như thế, quần áo, tóc tai, giày dép, không giống chú đội chút nào  Grin
 Ôi! Sre antiec ,  chỉ có chút xíu trong hình thôi vậy mà nó đã làm cho honghot như đang đứng đó ,nhìn anh em chôn những đồng đội hy sinh ở nghĩa trang nầy . Nhớ ...
Logged
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #399 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 11:49:59 pm »

người dân K lấy 1 sợi dây dù cột vào cái cây cắm xuống đất rồi căng ngang qua cái thùng gánh nước của anh nuôi , trên thùng chèn cục đá dưới sợi dây ,thế là có được cái trống và lấy nhánh cây đánh vào sợi dây Bum. Bum. Bum những âm thanh phát ra thật là hay và ấm theo điệu cha cha cha ...

...Lính và dân xen kẻ nhau quây thành vòng tròn theo tiếng trống mà múa , sao mà mấy nàng múa uyển chuyển nhịp nhàng theo tiếng trống điệu cha cha cha hay quá , tay đưa ,mông lắc làm anh em đứng há miệng ra mà nhìn không chớp mắt Grin trong khi đó thì lính ta đâu có ai biết múa, như những khúc cây biết nhẩy ,cứ cứng còng ra cà tưng lò cò thật tức cười ... thật là vui và thoải mái , mọi người đã quên hết nổi âu lo của những ngày sắp tới chỉ biết hiện tại là đang vui .
  Tối dân đã về hết chỉ còn lại lính ta thế là tập trung lại hội trường để sinh hoạt và đón giao thừa, cũng như năm rồi anh em cũng ca hát nhưng đã thiếu vắng đi những lính đã hy sinh ,không còn nghe những câu đọc lô tô của Giang , không còn giọng ca trầm ấm như Út Trà Ôn của Thành và tiếng đờn 6 câu giọng cổ của Dũng [ tụi nó không biết có cùng về để vui cùng anh em những lúc nầy không ? ]...
   Năm nay D chỉ thị cấm bắn súng để đón giao thừa vì các đơn vị đều đang ở sát biên ,vì thế mà lúc chiều anh Mai cho chuẩn bị sẵn 4 trái thuốc nổ TNT , mỗi trái 250g cài kíp mìn vào rồi đem cài ở gốc cây của các hướng kéo dây vô cho 4 anh lính ngồi chờ khi có lịnh là giựt giây.
   Đúng giao thừa C lịnh cho nổ ... Ầm ...4 tiếng nổ rung rinh khu rừng , và anh Mai cho bắn tiếp mấy quả B40 cùng với 1 dây đạn đại liên ... Thật là phấn khởi  đối với lính ta khi có vị chỉ huy chịu chơi ,liền lúc đó là có điện của D hỏi thăm  anh Mai trả lời địch bám nổ mìn nên bắn luôn Grin Grin Grin
   Thế là hết năm và nó đã đón cái Tết thứ 3 nơi chiến trường K nầy năm 1986 ...

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM