Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:45:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy (phần 2)  (Đọc 267746 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #320 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2011, 12:26:06 am »

...Sáng mùng 1 tết C9 được phát D phát 2kg thịt heo muối được gởi từ quê hương sang để ăn tết, thế là mỗi người được chia 2 cục thịt mỡ mừng xuân [ 2kg cho 45 người ]...cũng mừng vì có quà .
   Trong ngày mọi người đều chuẩn bị để sẵn sàng lên đường, không khí ngày tết khẩn trương để bước vào nhiệm vụ mới . Sáng mùng 2 tết cả đơn vị lên đường hành quân . nhiêm vụ của C là đi luồn trong rừng cách nơi dân phát 500m , cảnh giới, tuần tra và chờ dân phát hoang cây rừng mở đường, hể dân làm tới đâu thì C đi tới đó để bảo vệ, còn C11 thì đi phía rừng bên kia cũng như C9 .C10 và D bộ theo con đường dân đã làm để bảo vệ trực tiếp dân...
   Lần đi nầy cũng như là đi tác chiến, cũng tăng, võng, cũng ngủ rừng không nhà cửa, chỉ có cái là không phải ăn cơm gạo sấy, lương khô, đi đến đâu anh nuôi nấu cơm đến đó. Khi dừng quân nghỉ qua đêm thì các B chia nhau ra 3 hướng để cảnh giới ,C và trinh sát ,thông tin nằm ở giửa các B, còn a cối nó cũng nằm ở gần C 1 nơi trống không có cây lớn.. tối đến a cối nó không phải gác vì đã ở giửa đội hình, nó treo võng lên cây và đắp tấm tăng lên mà ngủ mặc tình sương gió...
   Cứ như vậy mà ngày qua ngày, lúc nầy nó không còn biết ngày tháng ra sao nửa,luồn sâu trong rừng, qua suối đi hoài [ lúc nầy thì dân đang phát rừng mở đường phía sau C9 ]
    Thỉnh thoảng các B bắn được mang rồi giao cho C làm thịt nấu cho anh em ăn cũng đỡ , còn nếu tới suối thì lội xuống mò ốc ,hến đem nướng ăn .. lần đó bắn được 1 con trâu rừng thiệt lớn cả C ăn không hết vì thịt dai quá nên C cho lính đem ra dân đổi lấy thuốc hút, cá khô về chia nhau ...
    Thắm thoát đi được chừng 10km , hôm đó cũng như mọi ngày , các B đi trước để mở đường thì 1 tiếng nổ thật lớn vang lên... bị mìn rồi ... y tá chạy lên ...Dũng quê Đồng tháp 82 đi đầu vướng mìn kp2 đã hy sinh tại chổ và Thành cũng ĐT vì đi hơi gần nên cũng bị thương nặng ... mọi người liền cảnh giới không dám sơ hở ,tốp cảnh giới địch ,tốp đốn cây cột võng để cáng Thành về E liền [ về đến bệnh xá E thì Thành cũng hy sinh luôn ]...
     Vậy là mới mở màn đi chiến dịch k5 bảo vệ dân của C9 nó đã hy sinh 2 đ/c . đơn vị nó chuẩn bị tư thế sẵn sàng chiến đấu vì Pốt đã bắt đầu phá hoại để dân để không làm đường được ...
Logged
Kebaothu
Thành viên
*
Bài viết: 91


« Trả lời #321 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2011, 12:33:18 am »

chú honghot.K ơi chú kể chuyện rất hay nhưng nhanh nhanh lên chút được không ạ Cheesy:D:D

vì đọc rất nhiều ngày rồi cháu chỉ toàn thấy mình hi sinh với lại bị thương, và ...chạy ... suốt ruột quá ạ. Chiến đấu đồng nghĩa với gian khổ nhưng chẳng lẽ ngày qua ngày chỉ ngồi đếm gian khổ sao chú?

Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #322 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2011, 03:59:25 pm »

 Các bác E Bắc sơn vào nhận đồng đội này :
- Người thương binh nặng lòng với những mảnh đời khốn khó 
  Thứ hai, 25/07/2011 08:06   
  (CATP) Trở về từ chiến trường Campuchia với nhiều thương tích, mất sức lao động 71%, nhưng người thương binh ấy quyết không đầu hàng số phận. Vượt qua nỗi đau thể xác, ông đã cống hiến cho đời bằng những việc làm có ý nghĩa. Ông là Trần Trọng Ân, SN 1961, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh P10Q8, TP.Hồ Chí Minh.
Sau một ngày tham gia vận động các đối tượng nghiện ma túy trong khu phố đi cai, ông Ân đón chúng tôi tại cơ sở sản xuất giày da Thanh Liêm (717 Bến Ba Đình, P10Q8) bằng những buớc khó nhọc. Mỗi lần đi lại nhiều hay lúc trái gió trở trời, vết thương nơi chân trái và trên đầu ông lại đau nhức dữ dội. Ông bắt đầu đưa chúng tôi đi tham quan một vòng cơ sở sản xuất giày da của mình. Nơi đây hiện có trên 20 nhân công chủ yếu là thương binh nặng, cựu chiến binh và con, cháu họ. Sự ra đời và phát triển của cơ sở Thanh Liêm cho đến ngày nay là cả một câu chuyện dài về nghị lực phi thường của người thương binh nặng Trần Trọng Ân từ hơn 20 năm trước.
-Ông Ân sinh trưởng trong một gia đình có 12 anh chị em tại quận 8, TPHCM. Nhà nghèo, tuổi thơ của ông là những ngày rong ruổi cùng cha, mẹ đi bán hàng rong trên phố. Tháng 2-1982, ông nhập ngũ vào đơn vị C23 E812 F309 và làm nhiệm vụ quốc tế tại chiến trường Campuchia. Ngày 14-1-1984, ông bị thương trên đường hành quân. Sau thời gian hôn mê, ông tỉnh dậy và hốt hoảng thấy cơ thể mình không còn lành lặn nữa. Đó là cú sốc tinh thần nặng nề đối với một chàng trai mới ngoài 20 tuổi khi ấy. Ông Ân bộc bạch: “Vì mặc cảm, đã có lúc tôi muốn buông xuôi tất cả. Cũng may, đồng đội đã luôn động viên, an ủi. Tuy mình bị mất mát, đau đớn nhưng đó là những hy sinh có ý nghĩa”. Đến tháng 8-1986, ông được phục viên.
Không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, ông Ân quyết tâm đi học nghề. Suốt sáu năm liền, ông kiên trì học đóng giày để thực hiện giấc mơ mở một cơ sở sản xuất giày ngay tại địa phương. Hồi ấy, cuộc sống của người dân trong phường còn rất nghèo. Những thương binh nặng khi về với gia đình thường mặc cảm, tự ti do khuyết tật của mình nên cũng ngại giao tiếp, không có điều kiện học nghề, tìm việc. Cho nên, ý tưởng mở cơ sở làm giày của ông là nhằm tạo việc làm, thu nhập cho mình và anh em thương binh đồng cảnh. Đến năm 1995, điều ước ngỡ rất xa vời ấy đã trở thành hiện thực khi ông đuợc vay vốn xóa đói giảm nghèo và cha mẹ cho mượn mặt bằng. Ban đầu, do chưa có đầu ra nên hoạt động của cơ sở gặp nhiều khó khăn. Sau này, tiếng lành về nghị lực và chất lượng sản phẩm do những cựu binh đồng cảnh làm ra giúp cơ sở có thêm nhiều mối hàng từ các tiểu thương ở chợ An Đông và Công ty Biti’s. Làm kinh tế có hiệu quả, ông quyết định trích ra một phần lợi nhuận giúp đỡ các cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn. Hằng năm, ông trao học bổng (500.000 đồng/xuất) cho các em học sinh nghèo, học giỏi, hỗ trợ xây dựng tủ sách pháp luật cho năm khu phố trong phường. Ông đã mua hơn 120 tấm ảnh Bác Hồ tặng các cựu chiến binh trong phường để họ treo trang trọng trong nhà.
  -Mặc dù đi lại khó nhọc, nhưng ông luôn giữ tinh thần lạc quan và tích cực tham gia hoạt động của hội. Tháng 5-2003, ông Ân được kết nạp vào Đảng. Bằng những nỗ lực vươn lên không mệt mỏi của bản thân, ông không chỉ tạo dựng cho mình một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc với người vợ hiền, đảm đang và hai người con chăm ngoan, học giỏi mà còn mang đến hy vọng sống tốt cho rất nhiều gia đình cựu binh khốn khó tại địa phương. Ông Mai Đặng Quốc Việt, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận 8 chia sẻ: “Anh Ân là một thương binh có nghị lực vươn lên rất đáng trân trọng. Đồng thời, anh cũng đã có nhiều đóng góp thiết thực cho công tác chăm lo đời sống thương binh, cựu chiến binh tại địa phương. Chúng tôi mong anh vững tin để tiếp tục làm tốt những công việc rất có ý nghĩa cho xã hội của mình như hiện nay”.
-Ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi của ông Ân trong cuộc sống lẫn công việc, UBND quận 8 đã biểu dương “Gương người tốt việc tốt” 5 năm liền và Hội Cựu chiến binh thành phố cũng trao bằng khen thương binh vượt khó cho ông vào năm 2010.
 
http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=703&id=360471
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #323 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2011, 10:36:48 pm »

 Qua bài của bschung xin ''bái phục, bái phục,'' những tấm gương có nghi lực vượt khó của mấy bác thương binh, mình trở về lành lặn không một miếng sứt mẻ, sức khỏe dồi dào vậy mà làm không được như những bác thương binh...Đúng là nghị lực của những người lính từng đối mặt cái chết... sao mà đợt hợp mặt 812 năm rồi ở cánh đồng diều quận 8 không thấy bác ta nhỉ ?

chú honghot.K ơi chú kể chuyện rất hay nhưng nhanh nhanh lên chút được không ạ Cheesy:D:D
vì đọc rất nhiều ngày rồi cháu chỉ toàn thấy mình hi sinh với lại bị thương, và ...chạy ... suốt ruột quá ạ. Chiến đấu đồng nghĩa với gian khổ nhưng chẳng lẽ ngày qua ngày chỉ ngồi đếm gian khổ sao chú?
 Chào bạn ! trong cuộc đời lính tuy chỉ là lính nghĩa vụ 3 năm 6 tháng nếu sống bình thường thì sau khi được trở về với mái ấm gia đình thì chỉ cần ''phủi tay 1 cái'' là sẽ không muốn nhớ ngày làm lính liền, cực khổ và sung sướng thì cũng dể quên đi ... Nhưng làm sao mà quên được những cái chết của anh em đồng hương hoặc đồng đội, dù rằng họ không cùng quê ở xa lắm ,khắp nơi trên quê hương, họ đã hy sinh ngay trước mặt mình mà mình chẵng làm gì được , họ cũng mong lắm cái ngày trở về quê hương để gặp lại người thân
 nhưng họ không biết là họ đã hy sinh ,mà trong đó có những người hiện giờ thân xác vần còn nằm đâu đó trên chiến trường k, không 1 nén nhang nhân ngày thương binh liệt sỉ... ai cũng muốn sống ! Và mình đã sống và để nhớ lại những đồng đội hy sinh, nên mình chỉ viết về những cái mà người lính đã cực khổ và hy sinh...trong các trận chiến thì đâu phải lúc nào ta cũng thắng , nếu được như vậy thì từng người đã được về nước báo công rồi, trong đơn vị mình nhờ những cái chạy khi đánh không lại. rồi chứng kiến cảnh anh em hy sinh nên mình mới nhớ mãi tới ngày nay... Nhớ những người mà mình gọi là đồng đội đã hy sinh...
Logged
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #324 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2011, 11:24:00 pm »



vì đọc rất nhiều ngày rồi cháu chỉ toàn thấy mình hi sinh với lại bị thương, và ...chạy ... suốt ruột quá ạ. Chiến đấu đồng nghĩa với gian khổ nhưng chẳng lẽ ngày qua ngày chỉ ngồi đếm gian khổ sao chú?



Bạn thân mến.
Chúng tôi đếm gian khổ không phải để kể công mà để nhớ rằng cái giá phải trả cho sự bình yên hôm nay đắt hay rẻ thôi bạn ạ !
Nhà văn Chu Lai đã từng viết : " Chiến tranh thực chất là mỗi ngày người ta chôn nhau nhưng chưa đến lượt chôn mình". Nên việc chúng tôi nhớ từng bạn bè đã ngã xuống nơi vách núi đầu rừng mà chúng tôi đã đi qua là điều tất nhiên và xem điều đó là nghĩa vụ thiêng liêng của mình.
Còn viết về chiến công, về hào quang của người lính thì đã có các tác phẩm văn học viết thay cho chúng tôi rồi bạn ạ.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #325 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2011, 11:57:50 pm »


  Vậy là mới mở màn đi chiến dịch k5 bảo vệ dân của C9 nó đã hy sinh 2 đ/c . đơn vị nó chuẩn bị tư thế sẵn sàng chiến đấu vì Pốt đã bắt đầu phá hoại để dân để không làm đường được ...

  ...Giờ thì dân đã làm đường gần tới đồi 169, cách TaCo chừng 12km C11 và D bộ mở đường lên đồi và đóng quân trên đó bảo vệ điểm cao để dân tiếp tục phá rừng làm đường đi tới . Thế là C9 không còn luồn sâu trong rừng nửa mà ra đóng quân dọc theo đường dân đã mở xong, ở một chổ cứ mỗi buổi sáng thì các B đi thông đường rồi chốt lại trong rừng, cảnh giới cho dân phát rừng , chiều dân về thì mới rút quân trở về chổ củ..
    A cối nó ở sát đường chổ bải đất trống ,rồi đào 1 cái hố để đặt khẩu cối 60, a cối không phải cực khổ như các B, không đi chốt đường, không cảnh giới vì phải trực chiến khẩu cối, thành ra cuộc sống của nó tương đối là an nhàn, không làm gì cả. Cứ mỗi buổi sáng tụi nó ra ngồi trên cây bằng lăng đã bị đốn để ngắm con gái cam pu chia...Lâu lắm rồi tụi nó mới được thấy con gái Ôi ! toàn là những nàng công chúa , lúc nầy nó thấy em nào cũng đẹp, cũng rực rở , mặc dầu đây là những người con gái chính gốc, đen , phục phịch, đẩy đà với những vòng 1-2 đồ sộ ,tụi nó nhìn em đắm đuối, muốn rớt tròng mắt luôn , mém quên là đang làm nhiệm vụ  Grin Grin
  Ở đây dân vô làm đường rất đông cả mấy trăm người, trai gái bé lớn gì cũng có, trong số đó hơn phân nửa là dân VN đang sống ở cam pu chia, chủ yếu là ở Phnompenh. Thậm chí có cả những người VN vừa mới sang sinh sống CPC thì đã vào đây để phát rừng họ nói sau khi đi về thì sẽ được nhập khẩu... mỗi người đi là 3 tháng, đây là nghĩa vụ của người dân cpc nên đa số dân đi phá rừng làm đường là những người đi mướn , lấy tên của những người giàu .
  Nhờ ở sát đường nên nó đã quen được 1 người dân tên Sơn sống ở cpc nầy cũng đã lâu, nó và Sơn đã thân thiết với nhau, Sơn cảm thông được nổi khổ của lính nên ngày nào đi làm ngang cũng cho nó cá khô, thuốc hút để cùng chia nhau anh em sống..
   Từ lúc đóng quân dọc theo đường, cuộc sống của lính cũng đở khổ hơn là lúc đi luồn rừng, vì mọi người không phải ngủ võng nửa, được ở 1 chổ nên lính ta lấy cây cột lại rồi phủ những cành lá lên để làm cái chồi dã chiến , tối ngủ nghỉ cũng đỡ mùa sương . tuy nhiên ở đây lại khan hiếm nước , mỗi ngày chỉ được 2 lít nước để uống , không ai được tắm rửa gì cả cứ khoảng 1 tuần thì được thay phiên nhau theo xe chở đồ cho dân đi về Ta co để tắm và giặt đồ cũng đỡ, còn nước uống thì 3 ngày có xe nước chở tới tiếp tế cho đơn vị, vì không có đồ chứa nên anh em đào xuống đất 1 cái lổ rồi trải tấm tăng ra để chứa nước hoặc đựng nước trong cái gùi, nhờ vậy mà tiêu chuẩn nước được 4 lít ngày, nên mỗi sáng ngủ dậy có nước rửa mặt cho sáng sủa để nhìn mấy người đẹp CPC...
 
Logged
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #326 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2011, 12:57:22 am »

...Cuộc sống êm ả đang dần trôi , thì sáng hôm đó Pốt đang ở xa lắm, tập kích vào đội hình, hướng của B1 đang chốt , tiếng cối và b45 nổ rền vang ...Nó , Điều và Em vội chạy xuống khẩu cối , Điều quay nòng súng hướng về tiếng bắn của địch chỉnh tầm, nó thì lấy đạn cối gắn liều thuốc phóng vào đuôi đạn và đưa cho Em, Em 1 tay cầm đạn bỏ vào nòng cối, còn 1 tay thì cầm đạn nó đưa,cứ như vậy mà bắn.. tiếng đạn cối nổ thật là chát lổ tai ... lúc nầy hướng của B1 súng trung liên và B40  cũng bắn trả Pốt dử dội. Cả khu rừng rung rinh..
 A cối nó bắn 1 hơi hết 20 quả thì tiếng súng của địch đã êm. chắc Pốt đã doọt...Từ ngày vào lính lần đầu tiên nó được bắn cối 60 cũng đã thật, bỏ đạn cối vào nòng đạn kêu cái ''ton'' và bay lên ...Cứ bắn mỗi trái đạn cối là bàn đế cối lại lún xuống đất 1 chút và Điều phải chỉnh lại tầm bắn ,chừng bắn xong trận thì khẩu cối 60 đã lún xuống mất cái đế ,tụi nó phải đào đất để lấy cái đế cối lên
  Xong trận tập kích C đi kiểm tra lại anh em ,không có bị gì cả, cũng may . 1 tháng trôi qua , 1 tháng ở rừng không nhà cửa,nay đây mai đó kể ra cũng thú vị .Và 1 ngày trong tháng 3/85 ,hôm đó nó được C kêu anh Bá, C phó lúc nầy đang phụ trách chung [vì anh Mai đã đi phép] anh Bá nói với nó : ''Mặt trận mở khóa đào tạo SQ , tôi thấy đ/c được tôi đề nghị đưa đ/c đi học, vậy sửa soạn ba lô rồi về Ta Co tập trung lại E đưa đi về F, k3 chỉ có 1 mình đ/c thôi đấy...!'' Trời ! nó đi học SQ ... tức là sẽ phục vụ trong quân đội lâu dài ...
 
Logged
Kebaothu
Thành viên
*
Bài viết: 91


« Trả lời #327 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2011, 01:04:46 am »

dạ cháu không có ý xem thường đau thương và hi sinh đâu. Bố cháu, chú bác, và các ông cháu cũng từng là bộ đội hay kháng chiến.
 
ý cháu chỉ là khi đọc cảm thấy sự u buồn tràn ngập thôi ạ, khác hẳn với những bài của các chú Binhyen, Longtrec, Hairuong, v.v... và nhiều chú bác khác trên này đầy chất đau thương, gian khổ, nhưng là bi hùng.

Nếu để thật lòng thì khi đọc Pailin ngày ấy (phần 2) tới giờ cháu có cảm nhận những bản nhạc như "rừng lá thấp", đếm đau buồn, sợ hãi. Cháu cũng không biết nói thế nào cho đúng vì cháu không sống ở thời đó, có lẽ mỗi người nhìn chiến tranh với một con mắt khác nhau, và chắc là cũng tùy vào những giai đoạn khác nhau trong binh nghiệp nữa.  

Cháu xin lỗi vì đã cắt ngang câu chuyện của các chú.


vì đọc rất nhiều ngày rồi cháu chỉ toàn thấy mình hi sinh với lại bị thương, và ...chạy ... suốt ruột quá ạ. Chiến đấu đồng nghĩa với gian khổ nhưng chẳng lẽ ngày qua ngày chỉ ngồi đếm gian khổ sao chú?



Bạn thân mến.
Chúng tôi đếm gian khổ không phải để kể công mà để nhớ rằng cái giá phải trả cho sự bình yên hôm nay đắt hay rẻ thôi bạn ạ !
Nhà văn Chu Lai đã từng viết : " Chiến tranh thực chất là mỗi ngày người ta chôn nhau nhưng chưa đến lượt chôn mình". Nên việc chúng tôi nhớ từng bạn bè đã ngã xuống nơi vách núi đầu rừng mà chúng tôi đã đi qua là điều tất nhiên và xem điều đó là nghĩa vụ thiêng liêng của mình.
Còn viết về chiến công, về hào quang của người lính thì đã có các tác phẩm văn học viết thay cho chúng tôi rồi bạn ạ.
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #328 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2011, 10:20:30 am »

dạ cháu không có ý xem thường đau thương và hi sinh đâu. Bố cháu, chú bác, và các ông cháu cũng từng là bộ đội hay kháng chiến.
 
ý cháu chỉ là khi đọc cảm thấy sự u buồn tràn ngập thôi ạ, khác hẳn với những bài của các chú Binhyen, Longtrec, Hairuong, v.v... và nhiều chú bác khác trên này đầy chất đau thương, gian khổ, nhưng là bi hùng.

Nếu để thật lòng thì khi đọc Pailin ngày ấy (phần 2) tới giờ cháu có cảm nhận những bản nhạc như "rừng lá thấp", đếm đau buồn, sợ hãi. Cháu cũng không biết nói thế nào cho đúng vì cháu không sống ở thời đó, có lẽ mỗi người nhìn chiến tranh với một con mắt khác nhau, và chắc là cũng tùy vào những giai đoạn khác nhau trong binh nghiệp nữa
 Đúng đấy cháu ạ ! Có những đơn vị trong một khoảng khắc hay một giai đoạn nào đó mang tâm trạng còn "thấp" hơn "rừng lá thấp" mà cháu đang nói . Bác HONG HOT K mang những nỗi niềm  mấy mươi năm nay có dịp trào dâng trong không khí cả nước đang tưởng niệm các AHLS ( 27/7),hãy để cho bác ấy dâng trào nhé!
Logged
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #329 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2011, 10:18:02 pm »


Nếu để thật lòng thì khi đọc Pailin ngày ấy (phần 2) tới giờ cháu có cảm nhận những bản nhạc như "rừng lá thấp", đếm đau buồn, sợ hãi. Cháu cũng không biết nói thế nào cho đúng vì cháu không sống ở thời đó, có lẽ mỗi người nhìn chiến tranh với một con mắt khác nhau, và chắc là cũng tùy vào những giai đoạn khác nhau trong binh nghiệp nữa

Đúng đấy cháu ạ ! Có những đơn vị trong một khoảng khắc hay một giai đoạn nào đó mang tâm trạng còn "thấp" hơn "rừng lá thấp" mà cháu đang nói .
   Công nhận là mấy bác hiểu được tâm trạng của honghot.k trong những ngày còn mặc áo lính, vì thế cái bản nhạc vàng ''rừng lá thấp và hát cho người nằm xuống'' nó đã làm cho mình thấm thía...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM