Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:24:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy (phần 2)  (Đọc 267738 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #190 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2011, 09:54:29 pm »

    Thật thú vị với cách tính thời gian đổi gác của lính,nhưng thường mấy anh gác phiên cuối là lãnh đủ.Ở tuyến trước ai cũng cùng khổ nên anh em không nỡ nào....chư tuyến sau bọn này khi gác có đồng hồ hẳn hoi, mỗi đêm 1 tiếng thôi ấy vậy mà ông nào ca cuối mà không la trời thì bữa đó ăn không dô .Hôm nay nó chơi mình ngày mai mình chơi lại ,lâu thành cái nếp cuối cùng cũng  tìm ra cái tay chuyên quay nhanh kim đồng hồ thì trật tự mới được vãn hồi...
     Nghe nói lúc đó ở gần Thái đồ cổ nhiều lắm mà ,nhất là seiko 5,seiko mặt lửa...hỏng lẽ cả c không tìm được 1 cái để xem giờ xem giấc  vậy ,hay là chỉ tập trung cho ruby,hồng ngọc chất lượng hơn... Grin Grin Grin

     Vâng, cả C chỉ có 1 cái đồng hồ duy nhất, seiko chặt góc ,nhưng lại là của 1 anh hơi  ''khó tánh'' nên anh em không sử dụng tới , ở đây anh em gác lúc nào cũng dư giờ, nên anh tiểu đội trưởng thường bao hết giờ gác ca cuối cùng Grin Grin
   Đơn vị có giao thông hào liền lạc nhau chạy dài từ A nầy sang A kia , cứ khoảng 20m thì có 1 hầm cá nhân , mỗi hầm đều để sẵn 5 quả đạn b40 và 1 thùng đạn ak,khi gác đêm không được ngồi 1 chổ cứ đi dưới thông hào ,chậm rải ,quan sát về phía trước [ thường trong rừng ban đêm rất tối chỉ nhìn thấy lờ mờ khoảng cách gần thôi , còn nếu ta nằm hoặc ngồi thì sẽ quan sát được xa hơn nhiều] nên những giao thông hào ơ đây lính ta đào sâu , khi đứng thì ngực ngang với mặt đất, lúc gác được lợi thế và cả trong chiến đấu nửa ,
   Đi gác cứ đi từ đầu nầy tới đầu A kia , gặp người lính A kia rồi quay trở lại, nhờ vậy mà đỡ buồn ngủ và không bị muỗi chích...Để bảo vệ tính mạng mình đầu tiên, nên lính ở đây ai cũng gác rất tốt, không dám ngủ hoặc ngồi 1 chổ ,nên hầu như các xếp không kiểm tra gác....
   Xong 1 ca gác thì vào A đổi ca , phải nói là lính ta rèn luyện rất hay và gần như là thói quen ,chỉ cần vổ vào chân cái nhẹ là bật dậy liền...nhẩy xuống đất chụp ngay cây súng và đeo bao xe... tay cầm đôi giày đi liền ra giao thông hào rồi mới mang vô.....
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #191 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2011, 10:13:02 pm »

hehe gác dưới giao thông hào sướng hé , được đi tới đi lui gặp người gác cùng đở buồn  Grin Chổ tui gác cực hơn, vọng gác là ụ mối hoặc lùm cây rúc vào nấp cho thật kỹ không cho dân và địch phát hiện , mắt quan sát động tĩnh phía trước thỉnh thoảng cũng phải nghía nhìn sau lưng vì từ vọng gác vào đến nhà cũng xa , hơi bị lạnh lưng  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #192 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2011, 11:00:33 pm »

... Đúng 4h sáng, anh A trưởng người gác cuối cùng kêu toàn bộ mọi người dậy'' trực chiến'', trừ B trưởng ra thôi, còn lại đều mang súng đạn ra rãi dài theo giao thông hào để trực chiến....Đây là kinh nghiệm xương máu của chiến trường Pailin, thường thì địch hay đánh vào đơn vị ta lúc trời mờ sáng ,khoảng 4h rưởi hoặc 5h ,nên lính ta phải trực chiến sẵn như vậy , để có gì thì cũng còn kịp trở tay... [ năm 84 1C... của E 31 bị địch đánh tan tác vào lúc 5h sáng, hy sinh .... sau nầy tôi sẻ kể ....] Cry Cry
  cứ trực chiến như vậy cho tới khi còi lấy cơm của C thổi lên thì mới vào nhà ,lúc nầy mọi người đều tự giác làm việc,ai đi lấy cơm thì đi , còn lại thì quét dọn chung quanh trại ,tranh thủ ăn cơm để đi công tác và học tập...
  Nếu không đi tác chiến thì đơn vị tổ chức huấn luyện chiến đấu cho chiến sỉ , chủ yếu là dò gở mìn, loại mìn 652a và mìn kp2 , rồi cách gài mìn chống tăng giựt dây nổ, mìn kp2, để áp dụng khi đi phục địch...riêng về cách áp dụng địa hình địa vật thì không giống như ở quân trường, vì phải theo thực tế ở đây  [ khi đoàn quân đang đi mà bị địch phục tuyệt đối không núp vào những ụ mối hoặc cây to vì chung quanh nơi đó địch thường gài mìn 652a và kp2 để bẩy lính ta ...
   
Logged
daibacvn
Thành viên
*
Bài viết: 128


Chí làm trai dặm nghìn da ngựa...


« Trả lời #193 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2011, 11:51:38 pm »

...thường thì địch hay đánh vào đơn vị ta lúc trời mờ sáng ,khoảng 4h rưởi hoặc 5h
Kinh nghiệm này tụi Pốt học từ sư phụ rồi đem ra áp dụng - mình chẳng qua là chủ quan nên "bị" thôi
Logged

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ,
Dưới sông còn đó bạn tôi nằm...
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #194 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2011, 11:52:28 pm »

...Là lính bộ binh nên lính ở đây phải học đủ thứ, phải biết cách đi rừng , xem hướng, đông tây nam bắc để đi tuần tra chung quanh đơn vị, vì ai cũng phải đi hết ,phải thay nhau đi đầu dẫn anh em đi ,trách nhiệm như là trinh sát vậy, rồi còn phải như lính công binh đi dò và gở mìn nếu phát hiện... bởi thế phải học...
  Lần đầu tiên đi tuần cùng đơn vị [ ở đây mỗi ngày đều phải đi tuần ], quân số thường 12 người đi, nhiệm vụ là đi 1 vòng đơn vị .cách nơi đóng quân khoảng 3km,xem có dấu địch bám không,đi tới hàng dương cách đơn vị 2km bổng tôi thấy 2 bộ xương khô nằm trên đất ..rùng mình....ngày đó, khoảng 5h sáng địch đánh vào đơn vị ,nhờ ta đang trực chiến, chủ động đánh trả .. địch bỏ chạy tới hàng cây dương nầy vướng phải mìn lính ta gài nên bỏ lại 2 xác...[.Đó là lời kể của anh em cho chúng tôi nghe ]....
Logged
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #195 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 09:52:32 am »

     Vâng, cả C chỉ có 1 cái đồng hồ duy nhất, seiko chặt góc ,nhưng lại là của 1 anh hơi  ''khó tánh'' nên anh em không sử dụng tới , ở đây anh em gác lúc nào cũng dư giờ, nên anh tiểu đội trưởng thường bao hết giờ gác ca cuối cùng Grin Grin
   Đơn vị có giao thông hào liền lạc nhau chạy dài từ A nầy sang A kia , cứ khoảng 20m thì có 1 hầm cá nhân , mỗi hầm đều để sẵn 5 quả đạn b40 và 1 thùng đạn ak,khi gác đêm không được ngồi 1 chổ cứ đi dưới thông hào ,chậm rải ,quan sát về phía trước [ thường trong rừng ban đêm rất tối chỉ nhìn thấy lờ mờ khoảng cách gần thôi , còn nếu ta nằm hoặc ngồi thì sẽ quan sát được xa hơn nhiều] nên những giao thông hào ơ đây lính ta đào sâu , khi đứng thì ngực ngang với mặt đất, lúc gác được lợi thế và cả trong chiến đấu nửa ,
   Đi gác cứ đi từ đầu nầy tới đầu A kia , gặp người lính A kia rồi quay trở lại, nhờ vậy mà đỡ buồn ngủ và không bị muỗi chích...Để bảo vệ tính mạng mình đầu tiên, nên lính ở đây ai cũng gác rất tốt, không dám ngủ hoặc ngồi 1 chổ ,nên hầu như các xếp không kiểm tra gác....
   Xong 1 ca gác thì vào A đổi ca , phải nói là lính ta rèn luyện rất hay và gần như là thói quen ,chỉ cần vổ vào chân cái nhẹ là bật dậy liền...nhẩy xuống đất chụp ngay cây súng và đeo bao xe... tay cầm đôi giày đi liền ra giao thông hào rồi mới mang vô.....
Chỗ C tui cũng tương tự như vậy, nhưng "luật lệ" khác một tí: Giao thông hào chạy vòng quanh C, cách sau nhà các A chừng 20m, từ nhà A có nhánh giao thông hào đi ra tuyến chính, nhưng có nhà có một nhánh sau nhà, nhưng có nhà có những 2 nhánh từ hai phía đầu hồi nhà! Ngoài tuyến giao thông hào chính ngoài các hầm cóc (hầm cá nhân) để sẵn đạn AK đã nạp băng, đạn dây RPD, đạn B và mấy thùng lựu đạn chày . . . nhưng vẫn còn đủ chỗ rúc một người vào nếu địch tập kích ĐK hoặc cối! Mỗi A còn có một hầm ngủ ngoải giao thông hào: chỗ hầm ấy khoét vào phía trong đơn vị đủ kê hai cái vạt giường cá nhân, nền cao hơn đáy giao thông hào chừng 20cm, bên trên lợp tranh hoặc lá thốt nốt thấp lè tè. Chỗ hầm ngủ thường để RPD hoặc B41 sẵn. Ám hiệu quen thuộc là vỗ chân nhẹ 3 cái là đốc gác, giật chân hai cái gấp là báo động tác chiến! Đội khi C bộ báo động bằng 4 phát AK bắn chỉ thiên nữa!
Khi gác tụi tui đi hoặc bò qua lại "vật chuẩn" vọng gác chừng 30m về hai phía! Có gì bất thường thì mò tới giật giò mấy chú ngủ tại hầm ngủ dậy hỗ trợ! Khi cần sang vọng gác gần kề phải đi trên bờ phía vào đơn vị và súng phải xách thấp nếu không muốn xơi đạn của vọng gác kia  Grin Grin Grin
Bờ đất làm bệ tì phía ngoài giao thông hào không liền nhau, mà vài chỗ không đắp đất để làm chỗ quan sát thấp khi ban đêm (cũng nhờ mấy cái lỗ nầy mà tui gác bắn được con nhím khoảng 16kg cách bờ hào gần 40m!)
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #196 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 10:31:10 am »

Nói chuyện gác:
10/78 tại chốt 1 Snoul tụi tôi cứ hai thằng 1 hầm gác 24/24 không chia giờ .Cứ khi nào mệt thì vào hầm kêu thằng kia ra giao thông hào gác.Ban ngày gác địch ,ban đêm gác địch và gác cả thằng đang ngủ trong hầm ! Nếu thầy nó ngủ ngáy to quá phải chạy vào đập dậy .Vì ban đêm yên tĩnh sợ Pốt nghe thấy ,bò vào ném lựu đạn .Vì mình và địch chỉ cách nhau khoảng 100m .Tuy chỉ có 2 thằng nhưng gác rất nhiệt tình không thằng nào giám bỏ .
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #197 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 11:03:45 am »

Nói chuyện gác:
10/78 tại chốt 1 Snoul tụi tôi cứ hai thằng 1 hầm gác 24/24 không chia giờ .Cứ khi nào mệt thì vào hầm kêu thằng kia ra giao thông hào gác.Ban ngày gác địch ,ban đêm gác địch và gác cả thằng đang ngủ trong hầm ! Nếu thầy nó ngủ ngáy to quá phải chạy vào đập dậy .Vì ban đêm yên tĩnh sợ Pốt nghe thấy ,bò vào ném lựu đạn .Vì mình và địch chỉ cách nhau khoảng 100m .Tuy chỉ có 2 thằng nhưng gác rất nhiệt tình không thằng nào giám bỏ .

 Những lúc như thế thì ai dám bỏ gác hả bác ? Chỉ có 2 người nhưng tính tự giác cao , trong gian khổ ác liệt tình yêu thương và quan tâm giữa đồng đội với nhau có rất lớn , bảo vệ họ là tự bảo vệ mình , quan tâm lo lắng cho họ là quan tâm cho chính mình .
 Cũng tầm thời gian đó , chúng tôi cũng ở hoàn cảnh như đơn vị bác , mỗi hầm chốt chỉ có 2 người thay nhau canh gác ngày đêm , địch liên tục bò vào tập kích đánh phá và chúng đánh rất hiệu quả , luôn là chính xác những lúc ta lơ là cảnh giới canh gác .
 Sau này chúng tôi tìm hiểu thì được biết . Trên các chốt địch luôn có đài trinh sát trên ngọn cây thốt nốt hoặc những điểm cao , dân K thì trèo leo tốt hơn dân VN chúng ta rồi , trinh sát luôn nhòm ngó vào đội hình chốt của ta từ những điểm cao, nắm rõ từng vị trí hầm hố cùng sinh hoạt bố phòng của ta , vì vậy khi chúng tập kích thì thường rất chuẩn .
 Cách "điều trị" bọn này không khó , mỗi khi nhận chốt mới hay vị trí nào đó trong đội hình B C nên chọn ra 1 2 người tính cách lỳ lợm kiên trì bình tĩnh một chút hàng ngày soi kỹ những điểm cao quanh vị trí , nghi ngờ đâu là tổ chức bắn đạn nhọn hay soi bắn tỉa khu vực đó , nếu là hầm hố  cũ thì cần bỏ mà bố trí đào lại hầm hố mới cho bí mật hơn , tránh đi lại lộn sộn hay mất cảnh giác .
 Bảo đảm sau đó chốt sẽ yên coi như ta chủ động giành lại thế đã bị động . Lính đơn vi tôi nhiều lần bắn lộn cổ những thằng trinh sát địch từ ngọn cây xuống , địch cũng rất ma mãnh , chúng leo lên cây từ khi trời còn chưa sáng và ngồi thu lu trên ngọn cây phơi nắng cả ngày cho đến tối mới mò xuống lặng lẽ quan sát ta trong chốt và báo cho bọn ở dưới . Hạ được bọn này coi như chúng mù .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #198 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 11:39:33 am »


  Nếu không đi tác chiến thì đơn vị tổ chức huấn luyện chiến đấu cho chiến sỉ , chủ yếu là dò gở mìn, loại mìn 652a và mìn kp2 , rồi cách gài mìn chống tăng giựt dây nổ, mìn kp2, để áp dụng khi đi phục địch...
   
  Wink...Cái chổ nầy tôi không rành và nhớ. quả mìn nầy tròn, một mặt thì lõm còn mặt kia thì lồi... hình như là DH10 ??  . xin các xếp cho ý kiến, cám ơn nhiều  Grin Grin
Logged
8588k2
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #199 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 01:07:03 pm »



  Nếu không đi tác chiến thì đơn vị tổ chức huấn luyện chiến đấu cho chiến sỉ , chủ yếu là dò gở mìn, loại mìn 652a và mìn kp2 , rồi cách gài mìn chống tăng giựt dây nổ, mìn kp2, để áp dụng khi đi phục địch...
   
  Wink...Cái chổ nầy tôi không rành và nhớ. quả mìn nầy tròn, một mặt thì lõm còn mặt kia thì lồi... hình như là DH10 ??  . xin các xếp cho ý kiến, cám ơn nhiều  Grin Grin
Mìn DH có mấy loại 5,7,10 hình như có cả 20 nửa, xưa đơn vị tôi đi phục cũng hay xài thứ này, Claymo dùng để khóa đầu và khóa đuôi, còn DH và KP2 bố trí ở giửa đội hình phục. Về tầm sát thương và công phá chắc phải nhờ Bác Quân khí Viên. Nhưng tôi nhớ thì Claymo xử dụng thuốc nổ dẻo C4 còn DH thì thuốc nổ TNT. Về sau này mìn Claymo rất hiếm..chỉ khi nào trinh sát phát hiện đường mòn "ngon" ta bố trí đội hình phục lớn mới thì mới xài toàn Claymo.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM