Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:30:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy (phần 2)  (Đọc 267752 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #120 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 12:23:17 am »

Bs-812 à. lúc đi chiến thì ko ai đội nón(mũ) cối cả.sau này thương ở gáo nhiều nên lính được trang bị nón sắt của pháo binh loại của Nga nặng 1,5kg rất hữu hiệu.
Có nón sắt thì "ca-cóng "tiện phải biết ,lúc ở quân trường em được phát cho cái nón cối ,được thời gian ,nó nát bét ,đành phải vứt . Grin Chuyện của bác đúng là không thể tái diễn lần 2  Grin
hehe thời đấy các bác được phát nón cối của TQ hay của ta ? Sau này tụi em được phát nón cối VN ở quân trường sang đến K là bẹp dúm nên chỉ đội mũ vải mà cũng đủ thứ loại có gì đội đó , tiện nhất là quấn khăn cà ma như địch .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #121 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 01:04:42 am »

...5h sáng kẽng báo thức vang lên mọi người bật dậy,chuẩn bị ba lô ,vệ sinh...chưa xong gì hết thì kẽng báo cơm lại vang lên,chạylấy cơm... ăn...chưa xong...kẽng tập trung...thật là đúng với môi trường lính chiến đấu ,cái gì cũng phải lẹ,gọn, không phải như ở quân trường,thế là chúng tôi được học bài học đầu tiên là phải nhanh lẹ, gọn,...cả đoàn quân tân binh lặng lẻ trở ra TaCô tập trung tại sân bóng đá trung đoàn để chờ đọc tên biên chế về đơn vị, lúc nầy tôi mới biết là chỉ có lính ở Huyện Bình Chánh và Tỉnh Hà Sơn Bình được đưa về E812 nầy thôi . Từng người được đọc tên...Trung đoàn bộ nhận quân trước...C thông tin,trinh sát công binh..v.v.từng tiếng la Có từ dưới hàng quân vang lên để biết ai sẽ về đơn vị nào...hồi hộp...kẻ ở lại Trung đoàn bộ người về tiểu đoàn bộ binh ,anh em bạn bè đều đi mỗi người mỗi chổ ,không còn chung như trước nữa... K1 nhận quân xong rồi dẫn đi, tới K2 rồi cũng đi...trên sân bóng giờ chỉ còn chừng 60 người thế rồi đ/c phụ trách chung nói số còn lại về K3, đến giờ tôi mới có dịp nhìn kỹ những người lính nhận quân của tiểu đoàn 3,các anh trang bị súng đạn thấy giống như trong phim, lựu đạn đeo đầy mình, tay thì cầm AK, cổ thì quấn khăn cà ma ,đầu không đội nón của bộ đội mà lại đội nón của lính K sụp xuống che gương mặt vàng vọt vì thuốc sốt rét, trông thấy sao sao...
Kiểm tra lại toàn bộ số tân binh a Phước [ lính 80 ở Long An] phụ trách chung ra lịnh '' giờ chúng ta sẽ hành quân về Pailin ,trên đường đi có thể gặp địch ,các đ/c phải chấp hành nghiêm mọi mệnh lệnh,từng người đi cách nhau 20m ,đi theo dấu chân người đi trước,tuyệt đối im lặng vì đường về Pailin không an toàn, chúng ta phải đi ngỏ 300 nhà..... Roll Eyes Roll Eyes thế là chúng tôi lên đường về PAILIN.....
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #122 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 07:15:33 am »

Hì! Đi đường 58 (tên đường theo bản đồ cũ) thì dễ chịu hơn đi đường 10 .
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #123 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 07:23:15 am »

hehe thời đấy các bác được phát nón cối của TQ hay của ta ? Sau này tụi em được phát nón cối VN ở quân trường sang đến K là bẹp dúm nên chỉ đội mũ vải mà cũng đủ thứ loại có gì đội đó , tiện nhất là quấn khăn cà ma như địch .
[/quote]
 Grin Năm 77' thì hết nón của "địch" rồi chỉ có nón của ta .Nón của ta ,chỉ cần vài lần uống nước vũng là toi  Grin Grin
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #124 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 08:55:56 am »

[
hehe thời đấy các bác được phát nón cối của TQ hay của ta ? Sau này tụi em được phát nón cối VN ở quân trường sang đến K là bẹp dúm nên chỉ đội mũ vải mà cũng đủ thứ loại có gì đội đó , tiện nhất là quấn khăn cà ma như địch .
[/quote]]

Thời 78-80 lính F5 vẫn đội nón cối QK7 .Nón thời này cũng tạm được không đến nỗi,tuy nhiên không ngồi lên như nón Tầu được .Bản thân tôi đầu 79 ở Battambang cũng tự trang bị một nón nhựa ép của Mỹ .Giống như mấy cái nón bảo hiểm chế bây giờ.
Logged
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #125 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 11:27:26 am »

Tới thời tui thì chỉ có nón VN, nón TQ thì chỉ có vài bác sĩ quan là có, quần áo TQ thì gặp nhiều hơn là nón. Mấy món đó vẫn còn ở đâu đó, nếu có mối quan hệ rộng rãi, đúng chỗ thì chắc vẫn tìm được.
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #126 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 11:51:50 am »

   Riêng duc thao thì lại có 1 kỷ niệm khá buồn về cái nón cối được cấp phát thời 80 của mình.Còn nhớ vào một buổi chiều khoảng cuối năm 81,khi đợt lính mới Thanh hóa_Nghệ tỉnh  mới bổ  xung vào được khoảng mấy ngày,c7 và c8 D2 E2 chúng tôi được lệnh kết hợp thông đường từ Mo hơn đưa bộ phận công tác của E gồm gần 100 tay súng ra cầu 20 để về lại trung đoàn bộ ở phum Diêng.
    Lực lượng thông đường chúng tôi gồm 7 tay súng(c8 3,c7 4 trang bị chỉ toàn AK)do đ/c Biên b trưởng b 12 ly 7 phụ trách.Xuất phát lúc đả gần 5 giờ chiều nên ra tới cầu 20 chúng tôi vội quay vào ngay vì sợ địch ra gài mìn,phục kích.Trời đả bắt đầu nhá nhem tối,nên ae đi tốc độ khá khẩn trương.Do vừa mới thông ra,nên duc thao đi đầu về không làm động tác dò mìn nửa,mà chỉ cần tăng cường quan sát ,cảnh giới 2 bên đường.Chỉ có duc thao và đ/c Chánh gọi là lính củ do vào trước ae kia được vài tháng,còn lại đến 4 tay súng chỉ vào được mới mấy ngày.Đ/c Biên,cán bộ b thì đi lọt tọt phía sau(do bị thương nằm viện mới về),vừa đi vừa tranh thủ đốt cỏ tranh cho tuyến đường quang bớt.
    Vừa đi tới đoạn dốc(hết bờ đê nên đường thấp xuống,cách cầu 20 tầm 2 km),linh cảm làm duc thao bổng nhiên quay mặt nhìn về hướng tây đường,phía biên giới Thái.Một luồng điện đột nhiên chạy dọc sống lưng duc thao, khi đột ngột nhìn thấy 1 thằng pot cách chừng 20 mét,đang cầm khẩu B69 chỉa chính diện về mình.Chỉ kịp nằm xuống đả nghe tiếng súng nổ như sát bên tai.Sau đó nó còn bồi thêm một trái nửa,nhưng cũng không trúng ai.Chúng tôi cũng lập tức nổ súng chống trả,nhưng chẳng bên nào bị gì,rồi cùng nhau mạnh ai nấy rút.
     Quá trình nầy do khẩn trương vận động khỏi hiện trường,nên duc thao không kịp lượm lấy chiếc nón cối quân khu 7 còn mới cáu vừa  được bổ xung rớt lại bên đường.Sáng hôm sau c7 và c8 lại thông đường ra tiếp.Đ/c Huynh,a trưởng b Dkz,nhìn thấy chiếc nón cối vẩn còn nằm nên vội bước lên để lượm.Do chủ quan không quan sát kỷ nên dẩm phải trái KP2 địch gài đạp nổ,bị nhảy ngay mặt nổ tung , hy sinh ngay tại chổ.Dù chỉ là gián tiếp nhưng đến giờ duc thao vẩn còn ân hận,cứ nghỉ phải chi ngày đó mình đừng hoảng quá bỏ chạy luôn,quay lại lượm có khi tình huống đả khác.Mải đến 29 tết vừa rồi,2 ae duc thao và đồng hương Chánh mới nhìn thấy được chổ anh nằm mãi tận nghĩa trang liệt sỉ tỉnh Đồng nai,để thắp cho anh 1 nén nhang tưởng nhớ.
     Theo cảm nhận của duc thao thì hình như đa số ae quê ngoài bắc thích dùng nón cối,còn trong nam thì thích đội mủ mềm hơn thì phải,không biết có đúng không?
Logged
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #127 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 12:23:36 pm »

   . . .
     Theo cảm nhận của duc thao thì hình như đa số ae quê ngoài bắc thích dùng nón cối,còn trong nam thì thích đội mủ mềm hơn thì phải,không biết có đúng không?
Các đơn vị khác thì tui không rõ. Nhưng chỗ F 309 thời tui tại ngũ thì "sở trường" giống như chỗ bác ducthao vậy! Riêng tui khi ra quân vẫn giữ cái mũ mềm giữ mà dùng đến gần ba năm nó quá "tã nát" mới chịu bỏ (vì tui "ngoại giao" được cái nón vải nilon của sĩ quan!). Các anh em quê ngoài bắc thì cố "xoay sở" sao cho có cái nón cối TQ và cái áo Pốt ( áo Tô Châu TQ) lấy làm hãnh diện lắm khi ra quân! Grin Grin Grin
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #128 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 01:57:16 pm »

 Theo chế độ cấp phát cho quân nhân mà tôi nhớ thì cái mũ cối (nón cối) là 4 năm /chiếc , nếu tính như lính thời hòa bình mà tôi nhập ngũ là 3 năm thì cả đời lính chỉ có 1 cái mũ cối , tất cả từ chiếu cói nằm đến chăn màn dép cao su đều 4 năm tất , chỉ có quần áo và giày là theo niên hạn cấp , vậy là lính ta dùng đồ phải giữ gìn nếu không thì chỉ có nước đầu đội trời chân đạp đất . Grin
 Khoảng đạt lính cuối 1977 ngoài QK3 còn thấy lính được phát đồ "hàng hiệu" TQ cũ , từ quân trang gabadin K74 với cái thắt lưng to bản khóa đồng vàng chóe thắt bên ngoài áo đến mũ cối dép cao su TQ , nhưng sang đợt lính đầu năm 1978 thì đồ hàng hiệu đó không phát nữa mà thay bằng đồ quân trang của VN 100% , chúng tôi chẳng có bất kể cái gì là đồ TQ , mũ cối là mũ Sông Châu do tỉnh Hà Nam Ninh sản xuất và vải lợp bằng gabadin xanh bền không kém đồ TQ , quần áo cũng bằng vải kaki xanh Nam Định may rất đẹp và kỹ theo tiêu chuẩn của quân nhu chỉ có đôi dép cao su là đồ QK7 thời đầu và độ bền của nó không thua gì hàng TQ .
 Lính ta thường khoái cái mũ cối TQ bởi bộ bền đẹp của nó , rất tiện cho tác phong lính trong sinh hoạt , có thể bỏ xuống đất mà ngồi lên thay ghế , làm gáo múc nước hoặc làm gầu tát cá và cả dùng làm vũ khí phang cái cạnh mũ cối TQ vào mặt nhau khi có "nội chiến" (chớ đập cái chóp mũ , bẹp ngay). Đám lính đầu năm 1978 thì toàn mũ Sông Châu độ bền kém hơn đồ TQ rất nhiều nhưng độ đẹp thì không kém
 Sau này khi đánh chiến dịch ở K nhìn quân trang là biết liền cái đơn vị đó lính thuộc dạng gì bởi lính ở K độ 1 năm trở ra thì đồ xanh kaki Nam Định cũng rách nát hết rồi và thay bằng quân trang mũ cối do QK7 sản xuất , loại này cũng rất đẹp nhưng màu sắc không thống nhất , đồ niên hạn thì còn khá chứ đồ bổ sung thêm thì nhanh rách vô cùng , cái mũ cối QK7 thì rất dễ nhận biết ngoài màu sắc của vải còn do kiểu dáng hơi khác 1 chút với mũ cối TQ và Sông Châu và 1 điều là nó rất nhanh hỏng , chỉ vài hôm dãi nắng dầm mưa là thấy nó mủn mềm ra rồi .
 Anh nào mà đội mũ cối TQ bạc màu sờn vải hoặc quần áo gabadin TQ là biết ngay thuộc loại gì , thường mấy bác lính già này thì miệng có gang có thép và đúng là họ có gang có thép thật , họ đúng là dạng lính có gang có thép bằng máu của mình , chiến đấu bên họ rất yên tâm bởi họ thừa kinh nghiệm trận mạc , sống với họ chỉ học được cái khôn ở chiến trường nhưng cũng cẩn thận vì mỗi khi họ đi phép thì có bao nhiêu tiền phụ cấp của mình đều do mình dâng bằng cả 2 tay cho họ hết . Grin Họ không như đám "cơm gạo" sau này . Grin
 Đời lính của tôi được phát cả thảy từ mũ sắt đến mũ cối mũ mềm , từ mũ ta đến loại mũ kiểu dáng lính bác Hênh khoảng 40 chiếc tất cả , nếu tính 4 năm /chiếc thì có lẽ tôi phải đi lính ít nhất là 150 năm , hết mất đến đánh rơi hoặc cho ai đó , chỉ tiếc một điều cái mũ đội đầu của lính ta ở K ngày đó không mang đổi lấy gà và chó của dân K được , chứ nếu quy đổi được thì chắc đời lính của tôi quân đội phải phát cho 100 cái mũ mới đủ dùng . Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hiephoa2000
Thành viên
*
Bài viết: 377



« Trả lời #129 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 02:49:36 pm »

   . . .
     Theo cảm nhận của duc thao thì hình như đa số ae quê ngoài bắc thích dùng nón cối,còn trong nam thì thích đội mủ mềm hơn thì phải,không biết có đúng không?
Các đơn vị khác thì tui không rõ. Nhưng chỗ F 309 thời tui tại ngũ thì "sở trường" giống như chỗ bác ducthao vậy! Riêng tui khi ra quân vẫn giữ cái mũ mềm giữ mà dùng đến gần ba năm nó quá "tã nát" mới chịu bỏ (vì tui "ngoại giao" được cái nón vải nilon của sĩ quan!). Các anh em quê ngoài bắc thì cố "xoay sở" sao cho có cái nón cối TQ và cái áo Pốt ( áo Tô Châu TQ) lấy làm hãnh diện lắm khi ra quân! Grin Grin Grin
khi ở quân trường thì bắt buộc phải đội mũ cối , nên phải giữ gìn . khi về đơn vị rồi thì lính hậu phương rất hay rẻ rúng cái mũ cối , ấy nhưng khi đi công tác thì mới thấy nhớ cái mũ cối bác ạ. mát mẻ và lỡ có cục gì rơi trúng đầu không bị sưng 1 cục như khi đội mũ mềm
Logged

D Vượt sông , E 476 CB . QK7
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM