Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 10:29:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy (phần 2)  (Đọc 268030 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #30 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2011, 08:31:37 pm »

Hì ông chủ nhà BS_812 hiếu khách quá cứ muốn nhiều người vào thăm cho xôm tụ ý mà  Grin
Grin Grin Biết mà còn la lớn .
Nhưng mà ,cà phê Pailin mà đông khách ,thì quyenkh 250 cũng nổi tiếng như cồn ,khi ấy tha hồ cho các em xin chữ ký ,không còn thời gian để mà hát "đời tôi cô đơn ..." Grin Grin
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #31 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2011, 08:45:31 pm »

Chào bạn quyenkh .cảm ơn bạn đã giao lưu với mình.nhắc nhớ lại những địa danh ,những trân dánh lơn mà mình cùng tham gia.Hương vi cam,xoài ở đây rât thơm và ngọt.nhất là trong nhưng lúc mệt nhọc đói kém như lúc ấy.Hương vị ấy như còn đượm,đọng đên hôm nay.Tháng 8/79 mình lúc ở huyên MUONGUXAY TỈNH PATTAMBANG.Mình bị sốt rét 3 ngày chỉ có ăn xoài.Về việc bắt mấy ngươi Thái đó mình là người trực tiêp khai thác đ/v minh lúc đó có ngươi nói dược tiếng Thái.Lúc đó mình đang là trưởng tiểu ban Dan địch vận của Trung đoàn.Nhưng qua khai thác họ nói là nhóm đi khai thác mỏ đá nên lại giao lên cho F thả ra.Trong số đo có cả 1 ngươi phụ nữ.
         Bạn quyenkh. Hiện bạn đang sống ở đâu và làm gì?Nếu ko có gì ngại thì cho Phu biết thêm tt nhé.
Chào thân.

Chiến dịch cuối cùng với F341 .
Sau khi bàn giao lại khu 20 nhà cho F339 đơn vị lại sẵn sàng lên đường truy quét địch dọc đường biên giới Thái _ Cam , cụ thể là đánh vào cứ bọn Sê rây Ka cùng một đơn vị của F7 .
Tháng 11/79 tại khu 20 nhà thời tiết đã bước dần vào mùa nắng , những trận mưa dai dẳng của núi rừng đã thua dần , không còn cảnh chiều chiều lại hun muỗi trong căn nhà hầm , hay đang đêm nghe đồng đội gọi dậy gác mắt chưa tỉnh ngủ vừa thọc đôi chân xuống cái chõng cây bỗng nghe mát lạnh cả người , nước.. nước đã ngập săm sắp cái chõng rồi .. hì tình cả ngủ khu đôi chân tìm đôi dép cao su .
Chúng tôi cắt vội những luống rau đem phơi khô , vặt những lá cải cho kịp nắng , thu vội những hạt cải để còn làm giống cho sau này , hì nhớ lại ngày đầu vào khu 20 này ........
Không biết bọn khi quân ta đánh vô Lếch chúng còn bao nhiêu thằng ở lại , không vinh dự được vào thị trấn chỉ đi rìa phía ngoài , thấp thoáng vài dãy nhà tôn dài chổng trơ mấy thùng phuy nằm lăn lóc , lúc ấy trời nắng lắm và oi bức nữa .. theo con đường nhựa tróc lở ổ voi ổ gà đơn vị tiến về ngầm Lếch .
Cuối mùa nắng và đầu mùa mưa nước dưới lòng sông chỉ còn săm sắp , đơn vị công binh của 341 đã chốt tại đó sẵn sàng ứng cứu cho các loại xe vượt ngầm , chúng tôi bước qua những viên đá cuội nước mát lạnh , hi vục nón cối xuống ngửa cổ hớp từng hơi dài , bên kia ngầm con đường đất vòng vèo chạy lên rồi hun hút vào cánh rừng sâu .. phía trước chúng tôi là con đường đó .....
Để tạo cảm hứng cho các bác viết tiếp về Pailin, yta262 xin trích dẫn đường link này của thông tấn xã Pháp quay cảnh bọn Pôn Pốt ở mật khu Cao Mê Lai và Pailin ngày ấy (bài phóng sự không nhắc tới năm nào, yta262 thấy tựa phim có kèm ngày 18/10/1979), rừng khộp, rừng già đủ cả. Các CCB coi cách tập chiến thuật, cách gài mìn của Pốt, có cả hầm chông, và dùng voi vận tải súng đạn qua mùa mưa lầy lội để đoán xem năm nào nhé ... (bác trungsy1 và quyenkh còn nhớ phát hiện ra bãi phân voi to đùng năm 1979 phải không? Nó đây)
http://www.ina.fr/histoire-et-conflits/autres-conflits/video/CAA7900920101/le-cambodge-des-khmers-rouges.fr.html
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #32 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 09:32:19 am »

Chào bạn yta262.Cảm ơn bạn đã cho xem đoạn colip chiến khu của pot.xem xong cũng ko thể biết được cụ thể ở đâu.khả năng là tứ sau năm 84 thì pop mói có cuộc sống như vậy.mình có giữ mấy cái ảnh của Tamoc hồi đó dể truy đuổi nhân diện mà sao bây giờ chưa tìm lại đươc.lúc nào rỗi tìm lại vây. 
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #33 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 03:36:28 pm »

Hì từ năm 1980 khi anh cả cùng phương tây tiếp tục hà hơi nuôi dưỡng , bọn tàn quân Pôn Pốt như nắng hạn gặp mưa rào chúng tươi tốt lên thấy rõ , phía bên VN ta hai đầu chiến tranh người và của phân tán và bị cô lập nên anh em ta thiếu thốn mọi bề , sốt rét rừng là nỗi ám ảnh nhất của lính biên giới , nhiều hôm cả đại đội không nấu cơm hi hi .. anh nuôi nấu cháo cho toàn đơn vị , thằng sốt cao còn nằm nghỉ thằng sốt nhè nhẹ vẫn phải lo việc canh gác tuần tra , anh em thương nhau như ruột thịt sẵn sàng đảm nhận việc thay thế cho đồng đội mình .
Nhớ hai cái chòi gác đêm của khẩu đội .. từ đường giao thông hào được đào luồn tiếp lên trên khoảng 50m , mưa rừng mưa biên giới vào mùa ngâu tưởng không dứt hạt , che trên đầu bằng những tàu lá dừa khô nguỵ trang sơ sài , hai ba thanh gỗ kê làm chỗ ngồi nứơc vẫn nhỏ xuống lộp độp trên chiếc nón cối , không phải có mỗi mình muỗi tấn công .. hì hì ... chỗ em còn có những anh vắt sẵn sàng phụ trợ , nhiều sáng thức dậy thấy máu me đỏ lòm dưới chiếu .. hic chúng no tròn chiếc vòi nhúc nhích ngo ngoe không lê nổi cái thân tròn lẳn , có anh no quá nhả ra lính ta lại nằm bẹp lên trên máu me tè le khô đen quánh .
Hic không biết các bác sao em đã một lần sốt xuất huyết tại khu 20 nhà , ông bà độ hay sao máu xuất ra da lợi đụng nhẹ bật máu hì .. thấy mũi ngưa ngứa chọc tay vào máu cam ra tè le , mà thằng em lại có tật hay đi tắm .. ai mà chịu nổi cơn sốt của bịnh này nó không cao cứ gọi là hâm hấp dưới 39o , mồ hôi nhớp nháp nhất là uống thuốc màu nâu của Mỹ nó thải ra da hôi rình , hic tai thì cứ ong ong .. lão y tá nhà em có biết sốt xuất huyết là chi cứ dọng thuốc viên và chích .
Hôm ấy may thằng em ráng bò ra suối giặt đồ , hic suối đá trong rừng sâu mát lạnh như đá , thằng em vừa cởi đồ ra hi hi .. da gà da công sần lên tất , máu lỗ chân lông đỏ lòm .. ông Nhạ Y Sỹ nhưng thâm niên làm bí thư chi bộ bệnh xá E đi nhặt trái bứa về nấu canh la hoảng , mày mày bị sốt xuất huyết rồi mau lên bệnh xá E ngay , hi ông quay ngược về kêu cha Tới y tá chuyển lên E , hic em nói cha Tới y tá về trình độ đọc tiếng tây y như con nít bập bẹ lúc lên ba , hì sau em về thằng Hữu bị ruột thừa chả để bục ruột lúc nó kêu quá mặt mày tái nhọt , khiêng trăm thước nó đã vặn người chết rồi .
Hì từ lúc ông Nhạ hét lên em biết rõ bệnh mình .. hi hi .. chân tay lẩy bẩy bê cái thau đồ hông muốn nổi , líu ríu thay quần áo lên cáng để chuyển lên trên .. ấy vậy mà hết 38 ngày sau em mới trở về đơn vị , nửa tháng đầu tiên phải nhờ tới chiếc gậy chống đi .. hi .. nhưng lúc ấy bộ đội còn đỡ mỗi ngày em được hưởng ưu tiên một hộp thịt hơn 400gram , thời gian đầu còn sốt ăn hông nổi sau nửa tháng cơn bịnh đẩy lùi .. he he thì bị cắt .. a lê xuống nhà ăn bệnh xá như mọi người , nhưng sốt xuất huyết chích lại không đau như sốt rét kia .
Qua Sam Lốp khi kết thúc chiến dịch cùng F341 em bị một cơn sốt thật huy hoàng , hi .. hi .. hai cái mông em sưng tù zù như hai cái chén B52 , may cái máu em nó lành chỉ lấy bình tông cho nước nóng mà chườm , có thằng bị áp xe phải đi nạo mủ .. sau này lại có thuốc Nivaquin gì đó uống xong nó ngứa người cả đêm hổng ngủ được nhất lòng bàn chân bàn tay như có kim chích .
@ bác yta 262 bọn Pốt sau này chúng coi gài mìn là một nghệ thuật rồi , hi chúng dùng mọi cách để lính ta sập bẫy .. hi và mìn KP2 tầm sát thương quá lớn quá dã man  .. hi hi .. trên trái mìn có ghi chữ Made in China không mấy bác em quên phéng đi gùi  Grin
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #34 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 05:23:16 pm »

@ TranPhu341 cuối năm 79 đơn vị em vào thay cho hai trung đoàn của F341 tại Tà Sanh và Sam Lốp , khi đánh vào cứ của bọn Sê rây Ka cùng F7 xong , khi đến ngã ba An Đông em vẫn còn thấy hai chiếc M113 của bọn Pốt nằm chỏng trơ  giữa đường , hi hai xe này em nghe nói mấy bác QD3 tịch thu mấy tấn vàng , hic sau đó hình như anh nào cũng chui vô ấy lục lọi coi còn miếng nào sót lại không , hic hai chiếc sau há bụng tác hoác còn mỗi hai chiếc ghế , chung quanh hai chiếc M113 còn rơi vãi mấy cái vỏ và dây đồng hô bị nghiền bẹp dúm dưới đường đất đỏ hai chiếc cách nhau khoảng hơn chục mét đầu quay vô hướng Tà Sanh .
Vậy đơn vị bác lúc ấy đóng ở hướng Sam Lốp còn trung đoàn 226 thì phải đóng hướng Tà Sanh , nếu bác ở hướng Sam Lốp ắt nhớ đến ngã ba cây sung , lúc ấy có một đại đội nào đóng quân bên hướng đối diện cây sung ngay vườn mít và chuối , hì vì chúng em chỉ có một trung đoàn mà phải thế chân cho hai trung đoàn của F341 nên lực lựng rất mỏng , quân số từ đầu chiến dịch đến lúc ấy chưa được bổ sung lần nào, trung đoàn em kéo giãn đội hình tối đa .. hi đơn vị em là lính hoả lực 12,7 cũng phải nằm chốt xa ngã ba cây sung cả 5km nữa , sau này ngã ba cây sung đơn vị em thiệt hại khá nhiều vì mìn của địch và bị phục kích , con đường này là nỗi ám ảnh của lính 12,7 chúng em .. hì không ngày nào không có máu nhỏ dọc đường , hi máu anh em thương tử thấm vào võng nhỏ giọt dọc đường .
Hi vì quân số quá ít địa bàn lại rộng nên đơn vị em nằm ngay con đồi thoai thoải , quanh năm suốt tháng không có nước mưa xuống đất lại mến người , hì người ngợm chúng em lúc ấy phủ một lớp sơn Sam Lốp tự nhiên , nửa tháng tổ chức đi lấy nước một lần khợp tắm giặt , ngày mới vô mấy ông trên E hứa dùng xe cung cấp nước .. sau này bọn Pốt xơi mất hai xe một ông cán bộ tuyên huấn E bỏ lính bỏ xe chạy mất , sau này bọn em đổi tên đường luôn .
Ngày ấy mỗi lần mưa xuống thằng em của bác lại cổi tất tần tật ra tắm tiên , hi sau có ông E phó đi ngang gặp trời mưa trú .. hic thấy tụi em như thế ông cười và lắc đầu .. hi hi ... kinh quá , say trên E cấp cho bọn em một số xi măng xây hồ nước , hic gặp xi măng pha tro sao ấy trời mưa máng đổ xuống còn có nước .. hic vừa dứt mưa nước trốn sạch hết trơn  Grin
Hi bác nhớ trận đánh cuối tại hướng Sam Lốp kể em nghe với , em cũng nhiều kỷ niệm trong trận này ...
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2011, 05:34:50 am gửi bởi quyenkh » Logged
Tran Hoa
Thành viên
*
Bài viết: 102


c11d3e726 cuộc đời vẫn đẹp


« Trả lời #35 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 06:24:16 pm »

Trích dẫn
Để tạo cảm hứng cho các bác viết tiếp về Pailin, yta262 xin trích dẫn đường link này của thông tấn xã Pháp quay cảnh bọn Pôn Pốt ở mật khu Cao Mê Lai và Pailin ngày ấy (bài phóng sự không nhắc tới năm nào, yta262 thấy tựa phim có kèm ngày 18/10/1979)
xem đường link tôi có nhớ  ở hướng Đông bắc  khi đại đội c11d3e726tôi có đánh vào một phum dân k loại 1 thì gần như chung quanh điều là chông tre chỉ có một lộ duy nhất chỉ vận động một hàng dọc và trong cũng có hầm chông
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #36 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2011, 12:43:15 am »

Hic không biết các bác sao em đã một lần sốt xuất huyết tại khu 20 nhà , ông bà độ hay sao máu xuất ra da lợi đụng nhẹ bật máu hì .. thấy mũi ngưa ngứa chọc tay vào máu cam ra tè le , mà thằng em lại có tật hay đi tắm .. ai mà chịu nổi cơn sốt của bịnh này nó không cao cứ gọi là hâm hấp dưới 39o , mồ hôi nhớp nháp nhất là uống thuốc màu nâu của Mỹ nó thải ra da hôi rình , hic tai thì cứ ong ong .. lão y tá nhà em có biết sốt xuất huyết là chi cứ dọng thuốc viên và chích .
Hi! Mấy hôm nay ,thấy bạn phấn khởi hẳn lên nên mình cũng vui lây  Grin .Cái vụ sốt xuất huyết có lẽ không phải do được "độ" ,mà do ăn nhiều trái chua (chứa nhiều vita min C ) nên nó cầm máu ,chưa xuất huyết trong nặng .Bệnh này hình như bây giờ cũng chỉ dùng vitamin C + vitamin K (cầm máu) để điều trị ,chứ chưa có thuốc đặc trị ? .Nói đến viên thuốc màu nâu ,mình nhớ hồi ở đường 10 ,có thời gian được điều trị bằng viên thuốc dạng nén của Mỹ ,màu nâu ,dài như viên con nhộng ,uống theo phác đồ điều trị như cloroquine (7 ngày) ,mình mới uống 5 ngày thì đã bị đại tiện ra máu tươi (và gần như thành bệnh mãn tính ) .Khoảng nữa tháng sau ,nghe nói có chỉ thị cấm dùng loại này để điều trị sốt rét ,vì đây là loại thuốc chỉ dùng để ngừa rốt rét ,liều chỉ có 2,3 viên thôi .Vậy là mình trở thành nạn nhân của cái sự "dốt mà nhiệt tình " ,(giống như cái vụ cải tiến đạn cối của Mỹ)  Grin Grin .Còn loại nivaquin thì là thuốc trị căn ,sau khi cắt sốt và không tiếp xúc với vi trùng sốt rét nữa (nó có tác dụng tiêu diệt thể da bào của vi trùng sốt rét) .
Hi! Còn anh áp xe mông thì ,tiêm quinin dầu mà không chườm nóng cho nó tan thuốc là bị ngay ; Khủng khiếp hơn có lẽ là bóc tách bọc áp xe mà không cần dùng thuốc tê . Grin Grin Grin
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #37 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2011, 01:48:23 pm »

Hic! Mấy bữa nay về nhà mới mà không thấy anh bạn Hậu D3 đâu cả ,chắc là bị lính 31 bắt cóc rồi sao đấy chứ . Grin Grin
Logged
Tran Hoa
Thành viên
*
Bài viết: 102


c11d3e726 cuộc đời vẫn đẹp


« Trả lời #38 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2011, 05:06:42 pm »

 1/ Các bác nào biết  đường lên gần tới Pailin có một nơi có cái tượng bốn mặt thông tin cho tôi biết địa danh hồi 2/1979  cBB tôi có tạm dừng chân nơi đó nhưng tôi không  biếttên
  2/ Trên đường vào Tàxanh có một Trung đoàn bộ đóng dọc đường gần cuối năm 1979 bác nào biết phiên hiệu cho tôi thông tin 
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #39 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2011, 04:40:35 pm »

     Chào bạn BS-812 và các bạn đang theo Topic này. Ban BinhYen1960 và bạn Quyenkh, góp ý cho mình cũng đúng. Vì đây là topic về Pailin nên mình cũng kể những câu chuyện về ngày đầu chiến tranh Biên giới cũng sợ làm loãng chủ đề của BS-812. Nhưng đươc BS-812 đồng ý nên mình cứ xin kể vậy. Cộng với sau khi gặp một số anh em động viên để góp bài vào trang này nhưng không ai tham gia. Vì tuổi cao lại không quen sử dụng máy tính. Viết về những trận đánh ở đầu trang nhiều bạn đã viết rất hay và tỷ mỉ lắm rồi như bạn Trung sỹ 1 và bạn quyenkh, Bạn BinhYen1960 vv.......
      Sư đoàn  341 và trung đoàn 273( trung đoàn 1_ sư đoàn 1) của mình theo chính sử truyền thống thì đơn vị nào cũng có vì trong chiến tranh Biên giới Tây Nam sư đoàn là lớp lính già ( 71-72-74) còn nhiều nên kinh nghiệm trận mạc chiến đấu rất cao. Là đơn vị được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang đầu tiên trong cuộc chiến tranh này. Song mình muốn viết về sự thật trần trụi của những trận đánh, những chiến công và cả những trận tổn thất quá lớn. Sư đoàn lính già nên phải cơ động nhiều đi giải vây cũng nhiều dọc từ Tây Ninh,Long An, Châu Đốc- Đồng Tháp, Hà Tiên- Kiên Giang. Có trận ngày 17/8 ở khu vực ngã ban Senke( cạnh Chóp sư 7 chốt ) có 2 đồng chí đang được đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang thì cả 2 đồng chí đều hy sinh. Khi quyết định về thì đều là "truy tặng ". Hay tư tưởng của của lớp lính già chiến đấu thì dũng mãnh nhưng lại cũng hay " tụt tạt"  có lần sau trận đánh kiểm lại quân số mất tích cả 5 đồng chí tiểu đội trưởng trong 1 đại đội đã từng được tuyên dương AHLLVT thời CM. hay như truyện các bạn hay nhà báo nữ gì kể là có đ/c bị sốt rét nặng vẫn ra trận. Còn đơn vị mình có đ/c là CTV đại đội bị sốt rét nặng,địch vây không chuyển ra viện được. khi ra được viện, tiêu cực thế nào dùng chính khẩu K54 tự sát. Hay sự hy sinh của nhóm 6 đ/c lính 72 ở huyện Hưng Hà cùng về phép và lấy vợ. Sau 12 tháng hy sinh năm còn 1 hoặc số hạ sỹ quan là tiểu đội trưởng lớp lính 76 Tiền Hải- TB  bổ sung vào 25 đ/c sau 1 năm bị thương và hy sinh không còn lại 1 ai vv......vv.......
    Nhưng sự thực này thì chính sử của sư đoàn, trung đoàn không bao giờ viết nhưng trong diễn đàn này chúng mình phải kể để được nhẹ lòng và để  cho lớp trẻ phần nào thấy được cái khốc liệt của cuộc chiến tranh mà chúng ta đã trải qua.








Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM