Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:05:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy (phần 2)  (Đọc 268052 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #90 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 11:40:32 am »

BS-812 ƠI.Chuyện bùa ngải hay quá đấy.Mình cũng đang nghĩ và ước gì cứ hô phong hoán vũ làm thành các cơn lốc xoáy để dìm hết tàu của bọn đểu xuống biển.Có khi mình với các bạn sang lại đường 5 Phum đó tìm lại "Bà già lựu đạn" đó để học.Và có dịp thăm lại chiến trường xưa.
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #91 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 09:15:22 pm »

... Và lần đầu tiên ,mình chứng kiến 1 anh trong C ,là lính 78' ,Quảng Nam ,bị bùa hành , ...
Hôm ấy giữa trưa nắng gắt ,bổng anh ta ra đứng giữa trời ,miệng lầm rầm gì đó rồi anh ta bắt đầu vung chân ,múa tay ,sau đó lao đến đấm đá túi bụi vào mấy cái chum bằng xi măng to đùng ,mà người dân hay dùng để trử nước mưa dùng cho mùa khô ,mặt anh đỏ gay như vừa được làm mấy xị , đấm ,đá 1 hồi khiến cho 2 cái chum dày dục ,to đùng cũng phải bể toát ;Sau đó anh lại lao đến gốc cây dừa bung cao vút (dừa lão),và lại tiếp tục đấm ,đá ;Không hiểu sức mạnh nào mà  sau mỗi cú đấm ,hoặc đá ,cây dừa rung lên ,những trái khô ,trái non rơi xuống đồm độp .Sau hơn 1 giờ đấm đá liên tục ,anh ta mới chịu ngồi khịu xuống gốc dừa ,khuôn mặt vẫn còn ngây dại .Mãi một lúc sau ,gương mặt anh ta mới trở lại bình thường ,anh em lúc này mới dám bu lại để hỏi thăm sức khoẻ .Anh ta nói là vừa bị phạt vì chui qua dây phơi (có lẽ là dây phơi áo quần phụ nữ) ,anh ta nói là trước đây vẫn có lần bị phạt nhưng nhẹ thôi ,chỉ nhức đầu ,chóng mặt chút đỉnh ,chứ không bị phạt nặng như thế này .Điều lạ là đấm ,đá mạnh như thế mà kiểm tra tay chân không thấy dấu vết trầy ,xướt gì cả .
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #92 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 09:41:18 pm »

Trở lại với những câu chuyện của "bà già lựu đạn" .Bà ấy nói ,dân Kampuchia phần nhiều là thích học bùa ,và có bùa (và mình thấy bà ta nói đúng ,khi được tiếp xúc với lính Hiêng xom rin ,thấy nhiều anh ở trần ,trên người có xăm hình bùa quanh người ,có anh xăm đến tận cổ ) .Không biết sự hiệu nghiệm của bùa Miên đến đâu ,nhưng qua những trận đánh ,có những tình huống mà thấy thằng địch có khả năng chết chắc ,nhưng nó vẫn thoát được .Trong những câu chuyện vui ,bà còn chỉ cách cho bộ đội không bị vướng bùa yêu ,đó là khi ai mời ăn uống ,để đề phòng bùa yêu, thì không bao giờ ăn hết ,uống hết ,mà phải chừa lại một ít (trong khi đó ,tập quán của người Cam. là khách phải ăn hết ,uống hết thì mới gọi là chân tình với chủ nhà ) ...
Logged
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #93 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 11:40:03 pm »

Hic! Mấy bữa nay về nhà mới mà không thấy anh bạn Hậu D3 đâu cả ,chắc là bị lính 31 bắt cóc rồi sao đấy chứ . Grin Grin
May quá, hôm nay mới tìm về được đơn vị đóng quân,hồi bửa đang hành quân bị đau bụng ghé vào gốc cây trở ra bị lạc đội hình... Angry nghe tin Pailin cất nhà mới mừng quá tìm về liền, ngờ đâu...Địch ''tập kích'' em tìm mãi mà không thấy ai cả chỉ có CHỐT mà không thấy người, thế rồi đi lang thang mãi cho tới nay mới tìm được bộ chỉ huy  Shocked Shocked . Nhà mới, em thay áo mới cũng như TƯ LỆNH ,nhưng người vẫn củ ,vẫn là D3. Grin
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #94 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2011, 12:03:47 am »

Từ ngày bị địch đánh úp ,làm anh em chạy tan tác ,mình sơ sót là không thông báo cho anh em biết kịp thời ;Bữa giờ cũng dáo dác tìm người ,thấy 2 bữa nay có lính mới trên trang ,tưởng lạ ,hoá ra là lính D3 bị lạc trong rừng ,bị gai ô rô xé nát hết áo quần nên sắm đồ mới ,nhưng mà theo mình thì bộ đồ này chỉ hợp khi đi tập kích các đơn vị bạn thôi ,chứ ở nhà mà bận đồ này thấy khách sáo quá .Thôi nay đã tìm về được nhà rồi ,bạn lại tiếp tục hành quân đi ,chứ đường lên Pailin còn dài mà đứt đoạn lâu thế này ,mất công lại dò gở mìn . Grin Grin Grin
Logged
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #95 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2011, 12:10:20 am »

Ngày đó, ở chiến trường mỗi lần lính ta gọi nhau hoặc đi lạc thì bắn kêu 3 tiếng súng, thế là cứ lần theo tiếng súng kêu đó mà trở về, cũng may mà em nhận được tiếng súng bắn kêu của bác BS812.Hì hì,! cám ơn bác nhiều, không thôi đi lạc tới bên Thái luôn Grin
Logged
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #96 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2011, 12:49:44 am »

...Rời đơn vị DKZ 82 chúng tôi tiếp tục đi về trung đoàn bộ 812.Tới Tacô rồi ,anh Chiến nói đây là nơi đóng quân của trung đoàn, bây giờ chúng ta lội qua bên kia suối để đến đại đội trinh sát nghỉ ,ngày mai mới biên chế. Suối Tacô rộng khoảng chừng 40m, nước chảy cuồn cuộn, cũng may là thời điểm nầy nước chưa đầy[07/1983] chúng tôi lội xuống nước chỉ ngang ngực thôi, vậy mà lội qua cũng rất khó khăn, anh Chiến chỉ cho anh em lấy tấm tăng trùm hết ba lô rồi cột lại,muốn qua điểm đến bên kia suối thì phải đi ngược lại dòng chảy của nước, rồi cứ ôm ba lô làm phao mà lội qua,thật là hú hồn vì chúng tôi lần đầu tiên lội suối..... Undecided
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #97 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2011, 07:03:31 am »

Hi hi lội suối tự thân vận động cùng với súng đạn quân tư trang cá nhân còn đỡ , hic bọn em sau này vừa cáng thương cáng tử từ chốt về mới phê , tử sĩ tuy bốc mùi lên kinh thiệt nhưng lấy dầu tưới lên hi hi mùi dịu chút đình , còn mấy ca thương mấy cha cứ la bai bải dọc đường điếc cả tai , trong rừng làm gì chẳng có va có chạm hi quệt tý mấy cha lại rống lên như bị chọc tiết , nhất là lội suối cứ phải nâng tay không kê vai được cho nước khỏi ướt võng , hic nhất là mùa mưa vừa cáng vừa tăng như rước kiệu .. hic hic lắm lúc thấy cực quá lội dốc bã chân mưa lạnh run cả người lại nghĩ thôi mình nằm quách trên cáng cho tụi nó khiêng cho rồi  Grin
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #98 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2011, 10:47:27 am »


   
                                                 Cảnh lính chiến bb thì ở đâu,đ/v nào cũng giống nhau.Bị thương nặng chưa chắc đã được khênh đi trước.Mà lính tải chọn người gầy bé là ưu tiên số 1.Mình thời đó gầy nhỏ nhất đ/v.nhưng lại cũng ko giành được ưu tiên đó , vì bị thương nhưng vẫn tự chạy đươc về sau.
             Mình nghe họ nói cây ngải họ trồng làm bùa(ko biết có phải là ngải cứu hầm gà của mình ko?).Họ bắt con gà vất vào chỗ trồng ngải.chỉ 1 lúc là con gà đã biến mất.Ko biết thực hư thế nào?
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #99 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2011, 03:54:40 pm »

Hi hi lội suối tự thân vận động cùng với súng đạn quân tư trang cá nhân còn đỡ , hic bọn em sau này vừa cáng thương cáng tử từ chốt về mới phê , tử sĩ tuy bốc mùi lên kinh thiệt nhưng lấy dầu tưới lên hi hi mùi dịu chút đình , còn mấy ca thương mấy cha cứ la bai bải dọc đường điếc cả tai , trong rừng làm gì chẳng có va có chạm hi quệt tý mấy cha lại rống lên như bị chọc tiết , nhất là lội suối cứ phải nâng tay không kê vai được cho nước khỏi ướt võng , hic nhất là mùa mưa vừa cáng vừa tăng như rước kiệu .. hic hic lắm lúc thấy cực quá lội dốc bã chân mưa lạnh run cả người lại nghĩ thôi mình nằm quách trên cáng cho tụi nó khiêng cho rồi  Grin
Chỗ này bác quyenkh nói nghe như phịa . Grin
 Nhưng đúng quả thật như vậy các bác ạ . Đôi khi mệt mỏi quá rồi , cơn sốt 39 40 độ dần dần trong người mắt hoa chân tay bủn rủn nghiêng ngả bước mà đường đi thì chẳng biết đâu là đích đâu là ngày trở về , phía trước cái gì đang chờ ta và sau lưng thì toàn là chết chóc .
 Thật sự lúc đó lại muốn mình được giống đồng đội đang nằm trên võng để quên hết "nợ đời" .
 Lúc đó thì cái chết không phải là cái gì đáng sợ nhất . Tôi cũng đã từng mong cho mình được nằm trên võng cho nó "xong". Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM