Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Tư, 2024, 01:34:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Phủ Thông - 25/7/1948 - Trận đánh cường tập cứ điểm kiên cố đầu tiên  (Đọc 36414 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 12:57:12 am »

Thông tin về trận Phủ Thông từ phía Pháp (bác panzerlehr tổng hợp):

- Đồn Phủ Thông do đại đội 2 trung đoàn 3 Lê Dương trấn giữ. Nó bao gồm 104 lính và 3 sỹ quan. Bọn nó nghi ta sẽ tấn công đồn ngay từ hồi đầu tháng 6 nhưng vẫn không tin là ta dám làm việc đó, vì vậy chúng nó chỉ củng cố thêm cho bọn này 1 trung đội lê dương 8 người.

Đến đầu tháng 7, bọn lê dương trong đồn cũng đánh hơi được điều gì đó đang chuẩn bị vì thấy tự nhiên có nhiều người bản xứ cứ đi qua đi lại trước đồn. Vì thế bọn nó đã đổi chỗ kho đạn của đồn.

- 19 giờ ngày 25/7, những viên đạn 75 đầu tiên của ta rơi đúng vào chỗ kho đạn cũ.

- 19 giờ 25 : tay đại úy Cardinal đồn trưởng bị thương và 3 tên lính lê dương bị chết vì đạn pháo.

- 19 giờ 30 : lệnh xin tiếp viện của đồn Phủ Thông bị từ chối vì các đồn ở Bắc Cạn và Cao Bằng cũng đang bị tấn công (không biết các đơn vị nào đã làm công tác nghi binh này)

- 20 giờ 15 : tự nhiên trận pháo kích chấm dứt. Phía ta vẫn im lặng. Vài phút sau bọn lính trong đồn phát hiện một đơn vị đột nhập của ta. Đơn vị bị đẩy lùi với thiệt hại nặng bằng lựu đạn.

-21 giờ : ta bắt đầu thổi tù xung phong. Trời tối đen. Bọn lính trong đồn ước lượng số lính tấn công tương đương với 4 tiểu đoàn!

- 22 giờ : ta chiếm được lô-cốt phía tây, mở được cửa vào. Bọn lê dương sống sót vừa rút lui từ từ về lô cốt phía đông vừa chống trả dữ dội. Lúc này tự nhiên mây bắt đầu tan, ánh trăng giúp bọn lê dương thấy rõ đội hình của ta để điều khiển súng máy...

- 23 giờ : chúng nó nghe thấy tiếng tù và rút lui của ta. Nhưng bọn sống sót vẫn nằm cố thủ trong lô cốt phía đông đến sáng.

Kết quả :
bọn nó đếm được khoảng 40 xác của ta để lại, tịch thu được một số vũ khí, nhưng đa số là mác và mã tấu, chỉ có 1 tiểu liên và một trung liên Tiệp Khắc. Đơn vị đồn trú thiệt hại 23 chết và trên 60 bị thương.

Phủ Thông theo người Pháp thì là Phu Tong Hoa
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2010, 11:03:31 am gửi bởi Tunguska » Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #1 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 05:03:12 am »


Survivants de Phu Tong Hoa en juillet 1948. Source : Musée de la Légion
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #2 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 05:23:16 am »

Lời bài hát của lính Lê Dương, có nhắc đến địa danh Phủ Thông.

Refrain
En avant troisième régiment, )
En avant, toujours en avant ! )
Par les bois et les monts,)
Les rizières, les pitons )
En avant souriant. ) Bis

Phalange à l’allure altière,
Au courage légendaire,
Digne et fière de son histoire,
Voici le troisième régiment
Troisième des légionnaires
Mais premiers aux trois fourragères,
Suivant son drapeau tissé de gloire
Sur le chemin de la victoire.

En avant troisième régiment, )
En avant, toujours en avant ! )
Par les bois et les monts, )
Les rizières, les pitons )
En avant souriant. ) Bis

I
Venus d’Europe, venus d’Afrique,
A l’appel d’un destin mystérieux,
Moissonnons sous le ciel asiatique,
Palmes d’or et lauriers prestigieux,
Ceux de la Somme, de la Champagne,
Des monts d’Artois, des djebels marocains,
Nous ont laissé la gloire pour campagne,
A nous d’être digne de nos anciens.

II
Au long des routes de l’Indochine
Où refleurit la douce liberté
Quand nous chantons "Valeur et Discipline"
L’écho répond "Honneur - Fidélité".
Par les rizières, par les montagnes,
Quand se sont promenés nos képis blancs
Partout renaît la paix dans les campagnes
Et le sourire aux lèvres des enfants.

III
Tournons les pages de notre histoire,
Ecartons les plis de notre drapeau
Nous y verrons palpiter la mémoire
De nos anciens et de tous nos héros.
De Camerone suivant la flamme
Qui vient briller jusqu’à Phu Tong Hoa
Indomptable qu’elle luise en nôtre âme
Et nul de nous jamais ne faillira
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2007, 06:55:38 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #3 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 12:33:20 pm »

TRẬN CƯỜNG TẬP ĐỒN PHỦ THÔNG
Ngày 25 tháng 7 năm 1948


Trận tập kích đồn Phủ Thông lần thứ tư của tiều đoàn 11 nằm trong chiến dịch đường số 3. Đây là trận cường tập quy mô cấp tiểu đoàn duy nhất trên địa bàn Bắc Cạn trong kháng chiến chống Pháp. Trận đánh vừa thực hiện nhiệm vụ chiến dịch vừa mang tính chất thử nghiệm chiến thuật đánh “cứ điểm nhỏ”

Những kinh nghiệm xương máu rút ra từ trận đánh đã góp phần quan trọng vào lý luận đánh công sự vững chắc bằng phương pháp có hoả lực chuẩn bị của quân đội ta trong chiến tranh giải phóng.


I. TÌNH HÌNH CHUNG

1. Địa hình, thời tiết.

Phủ Thông trước đây là thị trấn thuộc huyện Bạch Thông, cách Bắc Cạn 19km về phía bắc – đông bắc. Toàn bộ khu vực này là núi đất với độ cao trung bình 350-400m, cây cối rậm rạp.

Đồn được xây dựng trên một mỏm nhỏ nhô ra của núi Nà Cọt với độ cao 198m, cách ngã ba Phủ Thông 300m về phía bắc – tây bắc. Phía bắc đồn là 4 mỏm của núi Nà Cọt đánh thứ tự A, B, C, D (xem sơ đồ), bốn mỏm này đều cao hơn đồn, sườn dốc thoai thoải, cây cối rậm rạp tạo thuận lợi cho việc cơ động và triển khai lực lượng của ta, súng bộ binh từ mỏm C và mỏm D bắn được tới đồn.

Phía đông, chạy sát hàng rào đồn là một con suối rộng 7-8m (suối G). Từ suối tới đồn vách đứng khó lên xuống. Các suối khoảng 200m là đường quốc lộ số 3 chạy theo hướng bắc – đông bắc. Phía đông đường có dãy núi đất cao trên 400m.
Phía nam đồn, cách 100m là đường đi chợ Rã. Từ đồn xuống đường có nhiều bờ tường và nhà cũ. Đối diện với cổng đồn (ở phía nam đường) là chợ và khu phố Hoa Kiều.

Phía Tây nam, cách đồn 450-500m là chân điểm cao 398 (núi Nà Phải), trong đó có 2 mỏm (H và I). Từ hai mỏm này pháo binh có thể ngắm bắn trực tiếp vào các mục tiêu trong đồn.

Phía tây, cách đồn khoảng 250m có một khe suối rộng 3-4m (suối E). Từ đồn tới khe suối là đồi thấp và ruộng bỏ hoang, từ lâu không cày cấy nên cỏ rậm rạp.
Thời tiết lúc xảy ra tác chiến vào mùa hè nắng nóng. Những cơn mưa rào lớn có thể gây lũ ở các suối sau 2-3 giờ mưa lớn. Đồn Phủ Thông tuy ở vị trí tương đối thấp nhưng có tầm quan sát và tầm khống chế bằng hoả lực rộng. Phía đông và phía tây nam được bảo vệ bằng vật cản tự nhiên (suối G) và khu phố Hoa Kiều. Phía bắc và phía tây điều kiện địa hình thuận lợi hơn, có thể triển khai binh, hoả lực tiến công tiêu diệt đồn, tuy hành quân, chiếm lĩnh có khó khăn (núi cao), song giữ được bí mật vì cây cối rậm rạp và không có dân cư trú.


2. Tình hình địch


Đồn Phủ Thông do một đại đội bộ binh và một trung đội trợ chiến thuộc 3 e/REI chiếm giữ (Lính Ma rốc). Quân số khoảng 150 tên do 1 quan ba, 1 quan hai và 1 quan một chỉ huy. Vũ khí có 1 khẩu 12,7mm, 1 cối 81mm, 2 cối 60mm, 1 đại liên Hốt-kít, 10 trung liên và một số tiều liên, súng trường, lựu đạn.

Đồn có hình chữ nhật dài 100m, rộng 50m, cổng đồn quay về phía nam (phía chợ), làm bằng gỗ chắc chắn. Tường đồn đập bằng đất dày 1m, cao 2m, trong và ngoài tường ghép gỗ, bên ngoài có cọc chống, bốn phía có nhiều lỗ châu mai (có lỗ người chui vừa). Bốn góc đồn có 4 lô cốt mẹ trước gọi là pháo đài 2 tầng xây bằng gạch và đá dày 40cm. Góc tây – bắc bố trí khẩu 12,7mm và cối 60mm. Góc đông - bắc bố trí một trung liên. Góc đông - nam bố trí đại liên Hốt-kít và cối 81mm, gần sát lô cốt có chòi quan sát cao 3m. Góc tây. – nam bố trí 1 trung liên, trong phía tây có 2 trung liên bắn chéo cánh sẻ gần sát lô cốt có đài quan sát như ở góc đông - nam. Ban đêm 2 đài quan sát dùng đèn pha chiếu sáng xung quanh đồn.

Nhà chỉ huy xây bằng gạch ở chính giữa đồn. Nhà lính, nhà kho nhà ăn xây gạch hoặc đắp đất dày bố trí ở xung quanh. Tưởng nhà ở có lỗ để ném lựu đạn và bắn ra ngoài (xem sơ đồ) địch đào hầm ngầm từ nhà chỉ huy, nhà lính thông đến các lô cốt ở góc đồn. Từng đoạn có bố trí lỗ châu mai bắn sát mặt đất (Hệ thống hầm ngầm dày trong quá trình chiến đấu ta mới phát hiện ra).

Ngoài bờ tường đồn có 3 lớp hàng rào tre, nứa, mỗi lớp cách nhau 3m: Lớp trong cùng cách tường l0m. Riêng phía nam có 1 hàng rào dây thép gai. Chung quanh phố Hoa Kiều cũng có 1 lớp hàng rào tre.

Thông tin vô tuyến điện của đồn có thể liên lạc với chỉ huy tiều đoàn địch ở Bấc Cạn, liên lạc trong đồn bằng máy điện thoại. Hằng ngày địch làm việc, sinh hoạt theo thời gian biếu quy định sẵn. Mỗi ngày chúng thường phái 2-3 tổ tuần tiễu dợc theo đường quốc lộ số 3 và đường đi chợ Rã. Ban đêm địch tổ chức canh gác ở 4 lô cốt, cổng ra vào và chòi quan sát. Thỉnh thoảng cho khoảng 1 trung đội sục sạo các vùng lân cận như Vi Hương, Phiếng Thôn. Địch ở Bắc Cạn có ban chỉ huy tiều đoàn và 2 đại đội bộ binh, khả năng tăng viện 1c thiếu. Ban đêm ít có khả năng tăng viện vì đường xa và sợ ta phục kích.

Đồn Phủ Thông chiếm vị trí quan trọng trong mũi dùi cắm vào lòng Việt Bắc. Nó bảo vệ Bắc Cạn từ phía bắc, giữ liên hệ với Thồ Phỉ ở chợ Rã, uy hiếp Na Rì từ phía tây và bảo vệ quốc lộ số 3.

Điềm mạnh của đích là đóng ở vị trí có phạm vi quan sát và phát huy hòa lực rộng rãi. Hệ thống công sự vật cản tương đối kiên cố (so với hỏa lực của ta lúc đó), hỏa lực bố trí liên hoàn hỗ trợ lẫn nhau. Khi bi tiến công chúng có thể dựa vào công sự, hầm ngầm đề co cụm, cố thủ. Điềm yếu của đích là binh lính chưa quen với khí hậu, thời tiết dễ bị ốm đau. Tư tưởng chỉ mong hết hạn đề hồi hương. Các đồn khác đều ở xa nên chi viện ứng cứu không kíp thời, dễ bị cô lập. Việc tiếp tế vận chuyền khó khăn.


3. Tình hình ta:


Lực lượng tham gia đánh đồn Phủ Thông gồm tiều đoàn bộ binh 11 (tháng 6 năm 48, trung đoàn 17 đổi phiên hiệu thành trung đoàn 308. Tiểu đoàn 36 đổi phiên hiệu thành tiểu đoàn 11) và 1 đại đội của tiều đoàn pháo binh 410.

Tiều đoàn 11 do đồng chí Vũ Yên làm tiều đoàn trường, đồng chí Mai Văn Nhân làm chính tri viên, biên chế thâlth 4 dại đội : cCBB 120, cBB 122, 1c xung kích 124 (trong c 124 có 1b còng binh) và 1c trợ chiến. Tiểu đoàn 11 vừa được củng cố đề tham gia chiến dịch nên quân số đầy đủ. Vũ khí có 1 khấu 37mm 1 khẩu 12,7mm, 1 badôca, 1 cối 60mm, 2 cối 50,8 mm, 7 trung liên, 170 súng trường, mỗi người 4, 5 quà lựu đạn. Các đội viên không có súng thì trang bị dao, kiếm, mã tấu. Trong mùa "luyện quân lập công", tiểu đoàn đã tiến hành huấn luyện đánh cứ điềm nhỏ, tập hành quân xa, mang vâc nặng. Tinh thần cán bộ chiến sĩ trong đơn vị tốt, hăng hái thi đua giết giặc lập công.

Đầu tháng 7-1948, đang đứng chân ở vùng tự do Hiệp Hỏa (Bắc Giang), tiểu đoàn nhận lệnh tham gia chiến dịch đường số 3. Tiều đoàn hành quân bộ từ Hiệp Hòa qua Phú Bình, Đại Từ, Ba Bề lên Chợ Rã và dừng chân ở vi trí tập kết tại bản Hán (xã Chu Hương). Đại đội pháo binh tham gia trận đánh có 2 khẩu ca nông 75mm do đồng chí tiều đoàn trưởng tiều đoàn pháo binh 410 chỉ huy.

Dân cư trong khu vực tác chiến thưa thớt, chủ yếu là dân tộc ít người sống rải rác ven các nguồn nước và triền núi cao. Nhân dân ở các bản xung quanh phần lớn đã sơ tán vào vùng chợ Rã. Số dân sống tập trung ở khu vực chợ Rã đều là người Hoa Kiều tư tưởng lừng chừng, một số ít làm tay sai cho địch
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Chín, 2007, 07:02:34 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #4 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 12:34:09 pm »

Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 12:35:11 pm »

III DIỄN BIẾN CHIẾN ĐẤU, KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA TRẬN ĐÁNH

1. Diễn biến chiến đấu:

a. Giai đoạn hành quân chiếm lĩnh trận đia.

- Theo kế hoạch, 17 giờ ngày 24-7-1948, tiều đoàn hạ lệnh cho bộ phận xung phong xuất phát; 24 giờ, bộ phận xung phong tới vi trí chiếm lĩnh; 03 giờ ngày 25-7-1948, triền khai đội hình xong. Quá trình hành quân và chiếm lĩnh thuận lợi, bào đảm bí mật an toàn.

- 12 giờ ngày 25-7-1948, bộ phận trợ chiến bắt đầu xuất phát; 16 giờ tới vị trí chiếm lĩnh; 18 giở 15 phút chiếm lĩnh trận địa, lắp pháo, chuẩn bị xong phần tử bắn.

- Từ lúc bộ phận trợ chiến xuất phát cho đến khi nổ súng trời mưa tầm tã. Bộ đội bị ướt hết nhưng vẫn giữ được bí mật.
 
- Đến 18 giờ 30 ngày 25-7-1948, toàn tiều đoàn triển khai đội hình ở vi trí xuất phát xung phong đúng kế hoạch, các dợn vi đều sắn sàng nổ súng đánh địch.


b. Giai đoạn nổ súng:

Theo quy định đúng 19 giờ pháo binh mới bắt đầu bắn, đồng chí tiều đoàn trưởng tiều đoàn pháo binh 410 đề nghi tiều đoàn trưởng Vũ Yên cho bắn sớm hơn thời gian quy đinh đề dễ quan sát và sửa bắn. Được đồng chí Vũ Yên nhất trí, đúng 18 giờ 35. phút pháo binh ta bất đầu bần quả đầu tiên mở màn trận đánh.

Năm quả đạn đầu tiên trượt ra ngoài gần suối G vì trời mưa đất mềm nên súng bi di động lại không đóng cọc tiêu nên sửa bắn chậm. Quả thứ 6 trúng đồn, 2 khẩu pháo 75mm của ta bắn cấp tập tới quả thứ 77 thì ngừng 5 phút. Tiều đoàn trướng lệnh thổi tù và lần thứ nhất báo hiệu chuẩn bi xung phong. Pháo binh bắn tiếp hết số dạn quy đinh vào các mục tiêu. Đến 19 giờ 10 phút, pháo bắn 1 phát đạn nổ trên không báo hiệu pháo binh bắn xong. Sau đó bắn thêm 10 quả đạn vào đồn và chuẩn bi thu pháo rút về vi trí tập kết. Phối hợp với pháo binh, 18 giờ 40, c 126 dùng hỏa lực bắn vào nhà số 1, lô cốt góc tây-bắc. Lúc pháo binh bắn khói bụi bốc lên mù mịt, trời tối dần nên không quan sát được kết quả cụ thề. (Sau này ta mới rõ, kết quả bắn của pháo binh làm đổ nhà số 5 và số 9, làm sập nhà số 6, một góc nhà số 8 và một góc nhà số 1. Làm đổ 25m tường phía đông, 4m tường phía nam và 3m tường phía tây. Phá 1 quãng rào phía đông-bắc và một số đoạn giao thông hào).

Trong lúc pháo bắn, bộ phận xung phong lợi dụng đia hình địa vật cơ động triển khai đội hình xung phong bên ngoài hàng rào. Riêng c122 quan sát thấy đạn pháo trúng về phía tây nhiều nên đại đội trưởng cho đơn vị triển khai ở hướng này. Bộ đội ta dũng cảm nằm dưới làn mưa đạn của địch chở lệnh xung phong. Khi nghe tiếng nổ đầu tiên, một số tên dịch đang đứng gần sân góc đông-nam, một số tên đang khiêng đất ở phố Hoa Kiều hốt hoảng chạy về đồn kéo chướng ngại vật chặn cổng và ẩn nấp. Sau 5 phút, địch bắt đầu phản ứng. Trung, đại liên đặt ở hưởng tây và nam bắn mạnh về đồi H và I nơi pháo binh ta bố trí. Tổ địch vận của ta bố trí cùng đại đội trợ chiến ở đồi A dùng loa gọi to nên lộ vi trí, địch cũng tập trung bỏa lực bắn mạnh về phíá này. Hai khẩu cối của địch bắn vào suối E chặn đường tiếp cận của c122 làm một tiểu đội trưởng hy sinh. Sau khi phát hiện hướng cơ động của ta, cối địch chuyển làn bắn vào ngoài hàng rào hòng ngăn chặn đội hình ta.

19 giở 30 phút tiều đoàn lệnh xung phong. Nghe hiệu lệnh, bộ dội bắc thang vượt rào, rào mục bi thang đè sập xuống. Bộ đội ta nhanh chóng vượt rào xung phong.
       
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Chín, 2007, 07:04:41 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 12:36:24 pm »





Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #7 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 12:36:57 pm »

Trên hưởng tây, c122 do b4 dẫn đầu vượt tường. Trung đội trưởng trung đội 4 vừa nhảy lên mặt tường thì bi thương nặng, trung đội phó lên thay chỉ huy bộ đội nhanh chóng vào đồn, trung đội 5 vào sau trung đội 4. Sau 10 phút cà 2 trung đội vào được trong đồn. Một tiều đội của b4 đánh chiếm 1 ụ trung liên ở tường phía tây. Một tiều đội đánh chiếm nhà số 9, phát triển đánh chiếm được. một nửa nhà số 7 thì bị địch chặn lại (vì nhà có tường ngăn). Một tiểu đội phối hợp với b5 đánh chiếm nhà số 1, phát triền đánh chiếm nhà số. 8. Bộ phận này đánh phát triển tiếp thì bị địch ở nhà số 2 và ở lô cốt góc tây - bắc dùng trung, đại liên và lựu đạn chặn lại.

Một tiểu đội của b5 đánh chiếm ụ súng góc tây-nam và đài quan sát (số 10). Đại đội trưởng thấy hỏa lực địch ở góc đông-nam bắn mạnh đã đùng đèn pin chỉ thị mục tiêu cho bộ đội tới tiêu diệt nên bi địch bắn chết. Một tiều đội của b5 men theo tường dùng lựu đạn diệt ổ đại liên ở lô cốt góc đông-nam, phát triền đánh chiếm nhà số 5. Sau khi đánh chiếm được nhà số 5, toàn bộ lực lượng của b4, b5 /c122 tập trung vào nhà số 8 và nửa nhà số 7. Đại đội tồ chức nhiều đợt xung phong sang nhà kho nhưng đều bi địch đánh bật trở lại.

Trên hướng của c124, b7 tiến vào trước, tới sát chân tường góc đông-bắc thì bị hỏa lực địch chặn lại. Trung đội trưởng b7 đứng trên mặt tường chỉ huy bộ dội trúng đạn địch hy sinh. Sau 15 phút, b7 và b9 vào được đồn. Một trung đội đánh chiếm lô cốt góc đông-bắc và đài quan sát (số 3). Một tổ men theo tường và sau nhà kho định đánh chiếm lô cốt góc tây-bắc thì gặp tường chắn phải dừng lại. Một trung đội đánh chiếm nhà số 4 định phát triển sang nhà số 5 theo nhiệm vụ thì bị khẩu trung liên của địch tù đầu nhà số 2 bần chéo sang, phải quay lại nhà số 4.

Một trung đội của c120 khi có lệnh xung phong nhanh chóng tiến công đánh chiếm khu chợ và phố Hoa Kiều. Sau 15 phút làm chủ được khu vực phân công. Trung dội trưởng củng cố đội hình, chiếm giữ khu vực chờ lệnh của trên.

Về địch, khi ta vượt qua cửa mở vào đồn, chúng dựa vào các ụ súng, đài quan sát và các nhà ở chống cự điên cuồng. Khi ta diệt được những hỏa lực chủ yếu và phát triền tiến công mạnh, những tên còn sống sót rút chạy về góc tây-bắc, dựa vào nhà số 2, lô cốt góc tây-bắc, nhà nhà số 7 và hầm ngầm chống cự rất quyết liệt. Hỏa lực bắn thẳng của địch bố trí ở hầm ngầm bắn sát mặt đất làm bộ đội ta bi thương ở chân khá nhiều. Chúng tập trung lựu đạn và các loại hỏa lực bắn mạnh vào khoảng giữa các nhà số 7 - số 8, số 8 - số 4, số 2 - số 4. Địch ở lô cốt góc tây-bắc và các nhà còn giữ được ngoan cố chống cự.

Đến 22 giờ đêm, giữa ta và địch hình thành ranh giới và khu vực chiếm giữ (xem sơ đồ). địch không rõ lực lượng của ta nên không dám phản kích. Ta tiến công nhiều lần nhưng không thành công. Hai c122 và c124 mỗi đơn vị chiếm được một khu vực. Nhà số 8 do c122 chiếm, nhà số 4 do c124 chiếm chỉ cách nhau 5-6m mà không liên lạc được với nhau. Bộ đội c122 bò từ đầu nhà số 8 sang nhà kho, bộ đội c124 tiến từ nhà số 4 sang nhà kho đều bi địch đánh bật trở lại. Đại đội phó c122 điều badôca lên định bắn vào nhà số 2 nhưng không bắn được vì có một số chiến sĩ ta ở sau nhà. Đồng chí Phan Thúc Giáp phái viên kiềm tra của tiều đoàn và chính tri viên c124 xung phong cùng bộ đội vừa vào được cửa nhà thì bị địch nhảy ra bóp cổ và chém chết. Quân số chiến đấu của các đại đội giảm dần do số thương vong tăng lên sau mỗi đợt tiến công và một số phải làm nhiệm vụ tải thương ra ngoài. Đến 22 giờ 30, ta và địch ở thế cầm cự, tiếng súng của ta thưa dần.

Khi bộ đội xung phong ban chi huy tiểu đoàn không ở lại đồi D theo kế hoạch. Tiểu đoàn trưởng tiến theo c122 và dừng lại ở một tử giác bên ngoài phía tây-bắc đồn. Chính tri viên tiểu đoàn đi theo c124 dừng lại ở ngoài đồn (góc đông-bắc). Hai đồng chí chỉ huy tiểu đoàn khòng liên lạc được với nhau.

Thấy bộ đội thương vong nhiều, đồng chí tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho b6/c122 đưa ra 2 a vào tiếp viện. Chính trị viên tiểu đoàn cũng ra lệnh cho b8/c124 vào tiếp ứng cho c124, đồng thời lệnh cho c126 trợ chiến tổ chức 1 a vào tăng cường cho lực lượng trong đồn.

Trung đội trưởng b8/c124 chỉ huy bộ đội vừa tới chân đồi C thi bị 1 quả đạn cối của địch trúng đội hình, 2 chiến sĩ hy sinh. Vì không rõ lệnh ai phát ra nên cho bộ đội quay lại vi trí cũ. Hai tiểu đội của b6/c122 vừa tiến được vào đồn thì bị địch dùng trung liên chặn lại, đồng chí trung đội phó và một số chiến sĩ hy sinh. Một tiều đội của c126 nghe lệnh không rõ ràng nên xuống đến chân đồi A lại cho anh em quay lên. Khi quay xuống lần thứ 2 để vào đồn thì cũng là lúc tiểu đoàn ra lệnh lui quân. Lực lượng chiến đấu trong đồn của ta vẫn không được tăng cường.

Nghe tiếng súng của ta thưa thớt, địch bắn pháo sáng lên để quan sát. Lực lượng địch lúc này còn khoảng trên 20 tên, chúng tồ chức phản kích chiếm lại các nhà.


c Giai đoạn kết thúc trận đánh

23 giở, tiểu đoàn trưởng lệnh cho một bộ phận kiềm chế địch, còn lại phối hợp với đội thiếu sinh quân (Ddo tiều đoàn trưởng điều vào. Đội thiêu sinh quân của tiều đoàn có trên 20 người thường xuyên đi theo tiểu đoàn làm nhiệm vụ phục vụ, tuyên truyền văn nghệ) thu chiến lợi phầm và đưa thương binh, tủ sĩ ra ngoài.

23 giờ 30 phút, ta rút khỏi đồn. Các bộ phận củng cố đội hình, phân công khiêng cáng thương binh, tử sĩ và chiến lợi phầm về khu vực tập kết. Trận tập kích đồn Phủ Thông lần thứ 4 kết thúc.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Chín, 2007, 07:08:18 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #8 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 12:37:31 pm »

2. Kết qủa

Diệt và làm bi thương hơn 100 tên địch (3/4 số quân trong đồn), phá hủy nặng hệ thống công sự, vật cản, nhà ở trong đồn.

Ta hy sinh và bi thương 109 đồng chí (trong đó buộc phải bỏ lại trong đồn 43 đồng chí), thu được 5 trung liên, 4 tiểu liên, 10 súng trường, một số đạn, lựu đạn. Bị mất 18 súng trường, 1 trung liên và 1 tiểu liên.

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Chín, 2007, 07:10:59 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
DongA
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #9 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2007, 07:12:03 pm »

 Theo cuốn "Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp" thì trận Phủ Thông diễn ra trong 3 ngày từ 25 đến 27/7/1948 trong khuôn khổ chiến dịch đường số 3. Theo ta tự nhận xét thì trận này ta diệt được 100 lính lê dương, thu được 5 trung liên Bơ-ren, 1 các-bin, 2 Sy-ten, 10 súng trường. Ta hy sinh 43 người (không lấy được tử sĩ), bị thương 50, mất 18 súng trường, 1 Tôm-sơn, 1 Bơ-ren.
 Một trong những lý do chính là: Vũ khí ta kém, không tổ chức lực lượng dự bị, cán bộ quá ham chiến đấu quên mất vai trò bao quát của người chỉ huy, công tác hiệp đồng yếu, chiến sĩ phần lớn tự động đánh giặc!
 P/s: Có một chi tiết này: Đại đội trưởng đại đội 243 của tiểu đoàn 11 sau này chính là Thượng tướng Đào Đình Luyện-TTMT.
Logged

Nơi anh gặp em có hoa vàng rực rỡ, có khung trời tuổi thơ...
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM