Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:41:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bến Tre  (Đọc 67299 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2011, 03:36:00 pm »


Trung đội nữ (cối 82 ly) thuộc Tiểu đoàn 516


Hội nghị cán bộ (Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968)


Đồng chí Lê Minh Đào đang theo dõi diễn biến cuộc tiến công và nổi dậy
tại thị xã vào tết Mậu Thân


Bộ đội ta đánh chìm tàu Mỹ trên sông Giồng Trôm (1969)
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2015, 08:43:40 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2011, 03:46:41 pm »

Trong khi ta đang điều chính bố trí lực lượng, tháng 10-1970, địch tập trung 2 trung đoàn của sư đoàn 7, 2 trung đoàn của sư đoàn 9 lấn chiêm các xã Phước Mỹ Trung, Tân Phú Tây, Thành An khôi phục lại chi khu Đôn Nhơn (Mỏ Cày Bắc). Tháng 11 năm 1970, chúng tập trung đánh phá vào các địa bàn cánh A Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Châu Thành và Thạnh Phú. Ở các địa phương trên quân ta vừa kiên quyết đánh trả địch, vừa chuyển vào bám trụ.

Những tháng đầu năm 1971, địch tiếp tục lấn chiếm bình định các xã còn lại ở Giồng Trôm.

Đến tháng 3-1971, địch đã đóng chiếm hết các vùng giải phóng của ta. Ta chỉ còn lại một lõm giải phóng gồm 10 ấp ở các xã Long Mỹ, Lương Phú, Lương Hòa, Mỹ Thạnh thuộc huyện Giồng Trôm. Tổng số đồn bót của địch lên đến 918 cái. Địch đã xây dựng một đội quân ngụy gồm 29.121 tên và tổ chức thành 12 tiểu đoàn bảo an của tiểu khu, 50 liên đội, 20 đại đội bảo an chi khu.

Đóng xong đồn bót, địch tập trung lực lượng phá hủy địa hình nhằm làm mất hẳn “chỗ dựa cuối cùng” của ta. Các lực lượng tại tỉnh của địch không làm nổi việc phá địa hình, chúng phải đưa hàng tiểu đoàn, chiến đoàn bảo an Gò Công mang tất cả mọi phương tiện như cưa máy, chất nổ, bắt quần chúng các nơi đến chặt phá cây cối làm hư hại hàng ngàn mẫu vườn của đồng bào ta. Hoạt động chiến tranh tâm lý của địch cũng đã đi vào chiều sâu, nham hiểu và thâm độc hơn trước. Chúng giết gia đình cách mạng rồi vu khống cho ta. Chúng cưỡng ép “úp bộ” nhân dân vào các tổ chức phản động, “đoàn ngũ hóa” các giới nhằm bôi đen quần chúng. Địch triệt để sử dụng bọn chiêu hồi đánh phá cơ sở cách mạng. Hàng ngàn cán bộ, đảng viên bị bắt, bị hy sinh. Lực lượng vũ trang ta quân số ngày càng giảm. Tiểu đoàn tập trung của tỉnh chỉ còn 50 đến 70 tay súng. Không quản ngại hy sinh gian khổ, Đảng bộ, quân và dân Bến Tre đã kiên trì bám trụ, từng lúc, từng nơi ta đã dần dần tạo ra những chuyển biến mới.

Lúc này cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh vào đường 9 Nam Lào của Mỹ ngụy đã bị thất bại thảm hại. Quân chủ lực của ngụy quyền Sài Gòn đã bị đánh quỵ. Những chiến thắng vang dội đó đã làm nức lòng quân và dân cả nước.

Tháng 5-1971, chấp hành chỉ thị của Thường vụ Trung ương Cục, Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đã nhanh chóng bung ra, tổ chức quần chúng gây dựng cơ sở, khôi phục và phát triển phong trào ba mặt, chuyển tương quan lực lượng tại chỗ, hợp đồng cùng chiến trường toàn Miền đánh phá bình định… Thường vụ Tỉnh ủy nhấn mạnh: Kiên quyết xây dựng cho được Đảng bộ cơ sở vững mạnh, nhanh chóng củng cố lại khối đoàn thể, các ngành, bổ sung lực lượng vũ trang tỉnh, huyện tạo quả đấm then chốt, chú trọng xây dựng cơ sở binh vận trong lòng địch. Tỉnh ủy cũng đã phân vùng phân loại xã ấp, đề ra kế hoạch mở mảng, giải phóng vùng.

Tháng 6-1971, cơ quan Tỉnh ủy, Tỉnh đội đã chuyền về đóng trên địa bàn Mỏ Cày Nam và Giồng Trôm; 3 Ban chỉ huy tiền phương được giải thể.

Được thắng lợi trên chiến trường cổ vũ, phong trào ba mặt có chuyển động và phát triển.
Ngày 29-6, 4 chiến sĩ du kích xã Bình Hòa (Giồng Trôm) đã ném lựu đạn vào đội hình đóng quân của tiểu đoàn 4 trung đoàn 10 diệt 35 tên. Du kích xã Phước Mỹ Trung (Mỏ Cày Bắc) luồn sâu vào nội ô chi khu Đôn Nhơn mưu trí gài mìn phá hủy 1 trực thăng, 1 xe quân sự. Du kích xã Phước Thạnh (Châu Thành) gài trái vây chặn bọn phá địa hình diệt 90 tên. Tiểu đoàn 516 cùng du kích xã Thạnh Phú Đông bắn tỉa bọn khai quang diệt 50 tên. Tiểu đoàn 263 đeo đánh diệt 70 tên thuộc liên đội bảo an Gò Công số 72 ở xã An Phước, Phú An Hòa; diệt 1 đoàn bình định tại Quới Sơn. Đại đội đặc công A tập kích diệt 2 đồn ở Lương Quới, Bình Thành. Bộ đội địa phương huyện Thạnh Phú diệt 6 đồn. Bộ đội an ninh vũ trang tỉnh diệt 10 tên cảnh sát, công an, ác ôn trong nội ô thị xã. Du kích xã Phước Long liên tiếp chặn đánh bọn đi tiếp tế cho trung đoàn 10 ở Bến Tranh thu hàng tấn gạo, hàng ngàn đạn các loại. Trên các địa bàn, bằng chông, mìn, lựu đạn kết hợp với bắn tỉa ta đã bẻ gãy nhiều cuộc biệt kích của địch. Ở xã Thới Thuận (Bình Đại), Cồn Bững (Thạnh Phong - Thạnh Phú), địch đem trực thăng xúc dân gom vào thị trấn. Bà con đã ôm lấy cột nhà cương quyết không đi. Ở xã An Định (Mỏ Cày), 300 bà con ta đã hợp đồng với du kích phá kế hoạch đốn cây, phá vườn tược của địch. Cùng với thắng lợi chung trên chiến trường toàn Miền, ta đã đẩy mạnh công tác vận động binh lính địch làm rã ngũ 1.839 binh sĩ chủ lực, bảo an, dân vệ và phòng vệ dân sự. Một số binh lính, trưởng đồn tìm cách liên lạc thanh minh với quần chúng. Nhiều đồn xã “án binh ất động” hoặc chấp nhận một số điều kiện của ta. Địch buộc phải rút bỏ những đồn bị ta vây ngặt và cô lập.

Bà con trước chạy ra thành thị, nay lác đác trở về; lúc đầu sáng vào chiều ra nay dần dần có người bám lại. Mới đầu chỉ 1, 2 gia đình sau về cả xóm. Chính quyền địa phương đã tận tình giúp đỡ ổn định việc ăn ở, sản xuất của quần chúng. Cuối năm 1971, ta đã chuyển 2548 ấp yếu thành tranh chấp mạnh. Xã nào cũng mở thêm lõm du kích. Có 55 Đảng bộ, 65 chi bộ trong 115 xã đã đứng vững trên địa bàn xã ấp. Bộ đội tập trung được củng cố bổ sung. Nhiều đội du kích được phát triển và đánh địch tốt.

Qua 3 năm chiến đấu gian khổ hy sinh, nhân dân Bến Tre tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào thắng lợi của cách mạng, dũng cảm, kiên trì chiến đấu đã đưa cuộc kháng chiến vượt qua thử thách ác liệt. Vùng giải phóng tuy còn hẹp nhưng ta đã bám được đất, bám giữ được dân, khôi phục được phong trào vươn lên giành quyền chủ động.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2011, 03:49:19 pm »

II

TIẾN CÔNG ĐỊCH Ở GIỒNG TRÔM, BA TRI
TRUNG ĐOÀN ĐỒNG KHỞI RA ĐỜI

Chuẩn bị bước vào chiến dịch tiến công tổng hợp, tỉnh ủy thành lập Ban chỉ đạo chiến dịch gồm các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chỉ huy Tỉnh đội, Bộ Tư lệnh Quân khu 8 đã cử đồng chí Lê Văn Khuyên (Tám Dần) Phó Tư lệnh Quân khu về Bến Tre trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Ở từng khu vực điểm, Tỉnh ủy cũng chỉ định Ban Chỉ huy Thống nhất.

Trong giai đoạn 1, Ban chỉ đạo chiến dịch chọn Nam Giồng Trôm làm trọng điểm đột phá, Ba Tri làm điểmchuyển vùng yếu; Mỏ Cày Nam làm diện. Sang giai đoạn 2, Mỏ Cày Nam là trọng điểm, Mỏ Cày Bắc là diện mở mảng.

Theo kế hoạch, Ban chỉ huy tỉnh đội chuyển địa bàn hoạt động của tiểu đoàn 263, tiểu đoàn 281 từ Châu Thành về Giòng Trôm cùng tiểu đoàn 516 và bộ đội huyện tiến công địch ở trọng điểm. Tiểu đoàn 560 đánh địch ở Mỏ Cày Nam; tiểu đoàn 590 phối hợp với lực lượng Mỏ Cày Bắc hoạt động mở mảng chuẩn bị cho bước tiếp sau. Từng huyện, bộ đội địa phương và du kích hợp đồng cùng trọng điểm tiến công địch, căng kéo kềm chân chúng.

Bước vào chiến dịch, Tỉnh ủy đã gửi thư kêu gọi cán bộ, chiến sĩ, đồng bào toàn tỉnh ra sức thi đua lập nên những thành tích như những ngày Đồng khởi 1960.

Các đơn vị trong lực lượng vũ trang đã làm lễ xuất quân với khí thế quyết vùng lên “Đồng khởi 1972” đập tan kế hoạch bình định của Mỹ ngụy.

Tại trọng điểm Giồng Trôm, đêm 6-4-1972, các đơn vị lực lượng vũ trang tiến công đồng loạt vào các đồn bót ở các xã Tân Hào, Long Mỹ, Phước Long, Thạnh Phú Đông. Bộ đội ta đã đánh thiệt hại nặng các đồn cấp đại đội: Bà Hòa, Ba Lạc, Cầu Cống trên tuyến giao thông số 5. Tiểu đoàn 263 và 516 đã phục kích chặn đánh quân cứu viện ở xã Long Mỹ. Đây là khu vực có địa hình che khuất nên giữ được yếu tố bí mật bất ngờ. Bộ đội ta đã bố trí đội hình thành thế bao vây chia cắt quân địch. Ngày 7-4-1972, tiểu đoàn 1 trung đoàn 10 đổ quân bằng máy bay trực thăng vào giải tỏa đồn Long Mỹ. Sáng ngày 8-4-1972 sau khi phi cơ pháo binh bắn dọn đường, quân địch chia ra làm 2 mũi hành quân vào trận địa ta. Tiểu đoàn 263 nổ súng đánh địch đúng theo phương án tác chiến. Tiểu đoàn 516 bị địch chặn lại không tiến quân được nên hoàn thành nhiệm vụ không cao. Sau 30 phút đã diệt 2 đại đội, tiêu hao 1 đại đội khác của tiểu đoàn 4 trung đoàn 10. Địch chết, bị thương và bị bắt 197 tên (có 8 sĩ quan cấp úy); ta thu 30 súng và nhiều đồ dùng quân sự. Trong lúc đó, các liên đội bảo an chi khu, tiểu đoàn 2, tiểu đoàn 3 (trung đoàn 10) liên tiếp hành quân giải tỏa các đồn bót ở cá xã Tân Hào, Thạnh Phú Đông, Hiệp Hưng đang bị các lực lượng ta bao vây. Bộ đội địa phương huyện, du kích, tiểu đoàn 263 và tiểu đoàn 281 chặn đánh tiêu diệt từng trung đội, tiêu hao từng đại đội của chúng. Đồng thời lực lượng du kích xã Phước Long kết hợp chặt chẽ với binh vận diệt 1 đồn ở Giồng Ké (ấp 4). Cơ sở nội tuyến ở Cồn Linh xã Thạnh Phú Đông đã vận động 14 phòng vệ dân sự mang 14 súng về gia nhập du kích.

Như vậy, qua 10 ngày chiến đấu ở khu vực trọng điểm của chiến dịch, ta chưa diệt được nhiều lực lượng cơ động của địch, chưa đẩy mạnh được phong trào ba mặt. Do đó khí thế tiến công địch chưa đạt yêu cầu chỉ đạo của Tỉnh ủy.

Tại Mỏ Cày Nam, lực lượng ba mặt ở địa phương đã hình thành thế bao vây 60 đồn bót. Tiểu đoàn 560 đã cùng bộ đội huyện kết hợp với cơ sở binh vận diệt đồn cấp đại đội ở Bờ Xoài (Bình Khánh)) và chặn đánh diệt 2 đại đội bảo an chi khu Hương Mỹ gây thối động toàn khu vực. Lực lượng cơ động tiểu khu bị kềm chân ở trọng điểm. Lực lượng quần chúng nổi dậy tiến công diệt 8 đồn ở Minh Đức, Cẩm Sơn, Tân Trung, An Định, Bình Khánh. Cơ sở phòng vệ dân sự cùng phong trào quần chúng đã đốt 5 trụ sở, giải tán 80 tên phòng vệ dân sự. Đồng thời gần 1.000 quần chúng và gia đình binh sĩ đã liên tiếp đấu tranh với bọn chỉ huy liên đội bảo an, bọn dân vệ ở các đồn bót trên tuyến giao thông 33 (An Định - Hương Mỹ) đòi tìm chồng, con, em, tuyên truyền tin chiến thắng, giáo dục vận động binh lính địch.

Phối hợp với chiến trường trọng điểm, ở Mỏ Cày Bắc, lực lượng vũ trang địa phương và tiểu đoàn 590 đã cùng quần chúng kết hợp với cơ sở binh vận diệt 10 đồn, 54 trụ sở tề xã và giải tán 5 toán phòng vệ dân sự ở các xã Hưng Khánh Trung, Phước Mỹ Trung, Nhuận Phú Tân, Tân Thành Bình.

Tại huyện Thạnh Phú, lực lượng quần chúng và gia đình binh sĩ cũng liên tục bao vây nhiều đồn bót địch. Bộ đội huyện cùng cơ sở nội tuyến diệt 3 đồn ở An Thạnh, An Nhơn.

Ở Châu Thành, du kích mật, tự vệ mật thọc vào đánh hiểm trên lộ giao thông 6A, khu phố An Hóa, khu phố Tân Thạch diệt ác ôn, huy động quần chúng nổi dậy phá lỏng thế kềm kẹp, giải tán phòng vệ dân sự.

Chiến trường Ba Tri, Bình Đại, Chợ Lách là những vùng yếu, ta đã đưa cán bộ cơ sở về từng xã phát động phong trào quần chúng, tạo điều kiện chuyển vùng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2011, 03:50:57 pm »

Đầu tháng 5-1972, Ban chỉ đạo chiến dịch quyết định chuyển lực lượng vũ trang về địa bàn Ba Tri mở tiếp cao điểm “Rạng Đông” - cao điểm 2 - mở mảng vùng yếu.

Địa bàn Ba Tri tuy địa hình đồng bằng trống trải và địch đã bình định trong một thời gian dài, nhưng ở đây ta có cơ sở binh vận mạnh có khả năng kết hợp ba mặt tiến công địch mở mảng, mở vùng, mặt khác, ở đây lực lượng ta có điều kiện chặn đánh quân cứu viện từ xa trên lộ giao thông 26 (Mỹ Lồng - Lương Quới).

Ngày 12-5-1972, đại đội đặc công tỉnh đã kết hợp binh vận đánh đồn Mỹ Chánh diệt gọn 1 đại đội bảo an. Lực lượng quần chúng cùng với du kích bao vây ngặt nhiều đồn ở các xã Mỹ Chánh, Mỹ Nhơn, Mỹ Hòa, Tân Xuân. Ngày 13-5-1972, tiểu đoàn 401 bảo an tiểu khu phải đến giải tỏa. Tiểu đoàn 516, tiểu đoàn 263 lập tức chặn đánh địch. Cuộc chiến đấu đang diễn ra quyết liệt thì tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 2 trung đoàn 10 từ thị xã đến ứng cứu. Ở mặt trận giao thông 26, đại đội đặc công, đại đội trợ chiến không hoàn thành nhiệm vụ chặn địch. Do đó ở Ba Mỹ (Mỹ Nhơn, Mỹ Chánh, Mỹ Hòa) các lực lượng vũ trang phải liên tiếp chiến đấu với nhiều tiểu đoàn địch ngoài dự kiến. Bọn bảo an Ba Tri chiếm đóng lại đồn Mỹ Chánh. Trong lúc này lực lượng binh vận không hoạt động được, cơ sở nội tuyến ở các đồn bót không dám hành động. Địch dội bom, bắn pháo ác liệt vào các trận địa. Phong trào quần chúng ba mặt ở cơ sở núng thế và xuống dần. Lực lượng vũ trang đạn hết, quân số không kịp bổ sung nên đã không bám trụ được dài ngày và phải rút về căn cứ Giồng Trôm. Ta không mở được mảng ở Ba Tri như ý định.

Trọng điểm Ba Tri không mở được mảng, một lần nữa khẳng định rằng mặc dầu cơ sở nội tuyến mạnh nưhng bộ đội tập trung tỉnh, huyện không đánh được những trận then chốt, không diệt được lực lượng cơ động của địch thì ta cũng không thể xoay chuyển được tình hình.

Cuối tháng 5-1972, đợt 2 giai đoạn 1 của chiến dịch kết thúc. Ban chỉ đạo chiến dịch tập trung các lực lượng vũ trang về Nam Giồng Trôm, rút kinh nghiệm và học tập cách đánh “mở mảng cuốn chiếu” của Bắc Bình Định, Mỹ Tho, Kiến Tường.

Cũng trong thời gian này, chỉ thị 05/CT của Trung ương Cục đã nhấn mạnh: “… sử dụng một bộ phận chủ lực cùng với lực lượng vũ trang địa phương mở chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định trên chiến trường Quân khu 8 nhằm tiêu diệt từng đơn vị, tiến tới đánh quỵ sư đoàn 7 ngụy và một số đơn vị chủ lực khác, phá rã phần lớn bộ máy kềm kẹp của địch, giải phóng phần lớn vùng nông thôn ở các tỉnh Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong, Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh; qua đó làm thay đổi cục diện chiến trường của Quân khu 8 và chiến trường đồng bằng sông Cửu Long”…

Ngày 23-6-1972, trung đoàn 10 sư đoàn 7 của ngụy đã rút khỏi chiến trường Bến Tre. Ngày 5-7-1972, bọn chỉ huy vùng 4 chiến thuật gấp rút xây dựng chiến đoàn A bảo an gồm các tiểu đoàn 418, tiểu đoàn 415, tiểu đoàn 413 làm nhiệm vụ cơ động thay quân chủ lực. Đây là chiến đoàn bảo an cơ động đầu tiên được xây dựng thí điểm ở chiến trường Bến Tre.

Được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân khu 8, Thường vụ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội đã họp và quyết định xây dựng 1 trung đội cơ động của tỉnh gồm các tiểu đoàn 516, tiểu đoàn 263, tiểu đoàn 590 và các phân đội thông tin, trinh sát, đặc công, trợ chiến. Trung đoàn được mang tên: Trung đoàn Đồng khởi. Ban chỉ huy trung đoàn gồm các đồng chí Nguyễn Văn Ba (Mười Phục), Lê Văn Việt (Hai Nghĩa), Đặng Văn Trò (Chín Quang), Trần Minh Tích (Ba Tích).

Trung đoàn Đồng khởi ra đời đánh dấu bước phát triển mới của chiến tranh nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Ngày 7-7-1972, trung đoàn làm lễ ra mắt đồng bào Bến Tre ở xã Bình Khánh huyện Mỏ Cày. Thường vụ Tỉnh ủy đã giao nhiệm vụ cho trung đoàn và nhấn mạnh: … Trung đoàn phải tiêu diệt từng tiểu đoàn, liên đội bảo an và đánh diệt được chi khu, yếu khu, đè bẹp được lực lượng cơ động ứng chiến của tiểu khu, kết hợp với phong trào ba mặt hình thành các “mảng cuốn chiếu” mở vùng giải phóng. Trung đoàn còn có nhiệm vụ phát động quần chúng làm công tác địch vận góp phần làm chuyển biến tương quan cách mạng ở địa phương; chấp hành tốt các chính sách, chủ trương của Đảng; phải thường xuyên rèn luyện để trưởng thành mọi mặt đủ sức làm tròn chức năng quả đấm quân sự của tỉnh. Phương châm xây dựng là phải lấy chất lượng làm chính và phải dựa vào các cơ cấu đã hình thành không hình thức rườm rà, phải tấn công để xây dựng, đảm bảo tiến công ngày càng mạnh.

Quán triệt nhiệm vụ của Tỉnh ủy giao, Đảng ủy trung đoàn đã khẩn trương giáo dục sâu sắc nhiệm vụ của Trung đoàn cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ; trước mắt là lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch năm 1972 và kiên quyết đánh thắng trận đầu để xây dựng truyền thống đơn vị.

Đâu tháng 7-1972, chấp hành mệnh lệnh phối hợp tiến công cùng chiến trường toàn Quân khu và toàn Miền, Ban lãnh đạo chiến dịch chuyển trọng điểm chiến dịch sang địa bàn Nam Mỏ Cày.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 05:28:19 pm »

III

ĐÁNH QUỴ CHIẾN ĐOÀN A BẢO AN NGỤY
MỞ MẢNG MỎ CÀY

Sau 2 cao điểm trong giai đoạn 1 của chiến dịch, phong trào tiến công ba mặt ở Mỏ Cày Nam đang phát triển và chuyển lên đều. Ban chỉ đạo chiến dịch chọn 3 xã Bình Khánh, Phước Hiệp, An Định làm điểm và 2 xã An Thới, Thành Thới làm diện cho cao điểm toàn chiến trường.

Để thăm dò khả năng đối phó của lực lượng bảo an cơ động tiểu khu, ngày 3-7-1972 đặc công tỉnh kết hợp với binh vận diệt 1 đồn cấp đại đội ở Bình Khánh. Tiểu đoàn 263 và tiểu đoàn 516 chặn đánh quân cứu viện đã diệt gọn 2 đại đội bảo an của chi khu Hương Mỹ. Tiếp theo, ngày 6-7-1972, tiểu đoàn 560 phục kích diệt thêm 1 đại đội bảo an Mỏ Cày ở Phước hiệp. Tiểu đoàn 401 bảo an của tiểu khu đến ứng cứu. Tiểu đoàn 590 chặn đánh tiêu hao nặng 1 đại đội địch.

Du kích xã ấp đã kết hợp với lực lượng quần chúng diệt 3 đồn ở lộ Chùa (Minh Đức), Địa Nhưỡng (An Định, Bà Hóc (Thành Thới) đưa khí thế tiến công của các lực lượng trọng điểm lên cao. Bị tiêu diệt, tiêu hao nặng, tinh thần sa sút, bọn địch trong các đồn bót ở khu vực này co cụm lại. Ban chỉ đạo chiến dịch kết luận: Ta có khả năng đánh quỵ lực lượng bảo an cơ động của tiểu khu đi cứu viện mặc dầu địch sẽ đối phó mạnh bằng hỏa lực kể cả máy bay B52.

Vào cao điểm 1 giai đoạn 2 của chiến dịch, Ban chỉ đạo đề ra 2 phương án chiến đấu:

Phương án 1: Sử dụng đặc công, pháo phối hợp với binh vận diệt chi khu Mỏ Cày và tổ chức đánh quân cứu viện tạo điều kiện cho phong trào quần chúng nổi dậy tiến công mở mảng, mở vùng.

Phương án 2: Diệt từng đồn, chặn đánh quân cứu viện diệt từng tiểu đoàn địch; kiên trì bám trụ mở mảng trên diện rộng buộc lực lượng bảo an cơ động tiểu khu đi ứng cứu, tạo điều khiện để bộ đội ta tiêu diệt chúng.

Đêm 9-7-1972, đặc công tiến đánh chi khu Mỏ Cày nhưng vì công tác nghiên cứu chiến trường chưa kỹ, không ước lượng đúng mực nước thủy triều lên xuống của sông Mỏ Cày nên bộ đội ta không tiếp cận được mục tiêu. Kế hoạch diệt chi khu Mỏ Cày không thành. Ban chỉ đạo nhanh chóng chuyển sang phương án 2.

Lực lượng vũ trang tỉnh cùng các lực lượng xã ấp bao vây ngặt 3 đồn ở ấp Phước Điền, Phước Hảo xã Bình Khánh. Trung đoàn Đồng Khởi tổ chức trận địa phục kích diệt địch ở khu vực Bình Khánh, Phước Hiệp đồng thời đưa tiểu đoàn 263 cùng bội đội huyện tiến công hướng thứ yếu ở An Thới, Thành Thới.

Trung đoàn Đồng khởi (thiếu) và tiểu đoàn 560 (độc lập) được tăng cường 1 đại đội trợ chiến (268A) bố trí trận địa đánh địch đi giải tỏa đồn bót ở xã Bình Khánh từ tấp 3 Phước Hiệp đến ấp Phước Tân (Bình Khánh).

3 giờ ngày 11-7-1972, khẩu ĐK 75 của đại đội trợ chiến đã bắn sập lô cốt dồn Phước Điền. Địch kêu cứu liên tục. tiểu đoàn 418 của chiến đoàn A bảo an đang ở Hương Mỹ đã hành quân bằng tàu trên sông Hàm Luông đến giải tỏa. Địch đổ quân lên đồn Phước Tân và chia làm 2 cánh tiến vào đồn Phước Điền, Phước Hảo. 13 giờ cùng ngày, tiểu đoàn 516 và tiểu đoàn 560 nổ súng diệt cánh quân vào đồn Phước Điền. Sau 15 phút chiến đấu, ta diệt Ban chỉ huy tiểu đoàn và tiêu hao nặng 1 đại đội của tiểu đoàn này. Bọn còn lại co cụm vào đồn Phước Điền. Không diệt gọn được địch, Ban chỉ huy trung đoàn quyết quyết tâm bám lại trận địa tiếp tục đánh địch khi chúng trở lại lấy thây. Đúng như dự kiến của ta, 16 giò, các cánh quân của chúng tiến vào trận địa. Bộ đội ta nổ súng quyết liệt. Sau 35 phút ta diệt gọn 2 đại đội của tiểu đoàn 418. Ban chỉ huy trung đoàn sử dụng 1 đại đội của tiểu đoàn 590, 1 đại đội của tiểu đoàn 516 hình thành thế bao vây bọn còn lại và tiếp tục đánh địch; các đơn vị khác rút về Phước Hiệp. Trong 3 trận liên tiếp bộ đội ta đã diệt và đã làm bị thương 290 tên (có tên tiểu đoàn trưởng và 7 sĩ quan cấp úy), thu 20 súng, bắn bị thương 1 máy bay trực thăng.

Ngày 15-7-1972, tiểu khu Bến Tre dùng tàu đổ tiểu đoàn 401 bảo an vào xã Định Thủy. Tiểu đoàn 415 hành quân bằng xe từ thị xã đến cống Cây Keo (trên lộ 30). Chúng chia làm nhiều cánh đánh xuống xã Bình Khánh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 05:29:02 pm »

Phát huy thắng lợi, lực lượng vũ trang quyết tâm đánh quỵ chiến đoàn A bảo an để hỗ trợ cho phong trào ba mặt tiến công bao vây, bức rút, bức hàng đồn bót mở mảng, mở vùng. Trung đoàn Đồng Khởi và tiểu đoàn 560 đã tổ chức trận địa đánh tiểu đoàn 415 đang đóng quân tại ấp 6 Phước Hiệp. Ngày 16-7-192, khi chúng vừa rời khỏi công sự 500 mét, lực lượng ta nổ súng đánh tiêu hao nặng tiểu đoàn này. Địch dùng máy bay, pháo binh bắn phá ác liệt vào trận địa ta. Ban chỉ huy trung đoàn điều 1 đại đội của tiểu đoàn 590 bám trận địa tiếp tục đánh địch. Sau 2 trận chiến đấu, ta đã diệt 2 đại đội, tiêu hao 1 đại đội khác, làm chết và bị thương 195 tên, bắt sống 15 tên, thu 40 súng.

Trong 3 ngày chiến đấu ác liệt, trung đoàn Đồng khởi, tiểu đoàn 560 và các lực lượng vũ trang ở khu vực chủ yếu đã liên tiếp diệt 2 tiểu đoàn của chiến đoàn A bảo an. Chiến thắng Bình Khánh - Phước Hiệp đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào ba mặt tiến công địch ở trọng điểm và khắp các địa bàn trong tỉnh. Ở Bình Khánh, An Định lực lượng du kích tự vệ cùng phong trào quần chúng kết hợp với binh vận đánh diệt một số đồn. Sau đó ta lần lượt phá vỡ tuyến đôn bót của địch ở vùng này.

Đêm 23-7-1972, phân đội đặc công và du kích xã phát triển tiến công đánh chiếm và làm chủ khu chợ An Định, buộc lực lượng cơ động tiểu khu phải đi tiếp cứu.

Ngày 21-7-1972, trung đoàn Đồng khởi được tăng cường tiểu đoàn 560, 1 đại đội trợ chiến bố trí thành nhiều mặt trận ở nhiều hướng phục kích chặn đánh quân cứu viện của địch.

Trong 2 ngày 25 và 26-7-1972, tại xã An Định, bộ đội ta đã liên tiếp đánh 4 trận, tiêu diệt tiểu đoàn 405, đánh thiệt hại nặng các tiểu đoàn 413, 401, 433.

Cùng lúc với lực lượng vũ trang tiếp công tiêu diệt quân cơ động bảo an tiểu khu, lực lượng chính trị, binh vận đã liên tục huy động quần chúng và gia đình binh sĩ - mỗi ngày từ 100 đến 200 lực lượng - kéo vào các đồn bót và những điểm trú quân của các tiểu đoàn 401, 413, 405 đấu tranh với địch đòi gặp chồng con em, tuyên truyền tin thắng lợi của ta, giáo dục binh sĩ, tác động tinh thần tư tưởng của chúng. Toàn trọng điểm có hơn 200 binh sĩ bỏ ngũ về với gia đình.

Sau hơn 10 ngày chiến đấu, các lực lượng vũ trang ta đã bám trận địa tiến công địch mãnh liệt. ta đã đánh quỵ chiến đoàn A bảo an, ngụy và tiêu diệt, tiêu hao nhiều tiểu đoàn khác. Hầu hết đồn bót trên tuyến giao thông Phước Hiệp - Bình Khánh - An Định đã bị các lực lượng ta bao vây, tiêu diệt, bức rút. Ta giải phóng xã Phước Hiệp và 12 ấp liên hoàn ở Bình Khánh và An Định.

Hiệp đồng với khu vực chủ yếu, ở hướng thứ yếu, tiểu đoàn 263 đã cùng bộ đội huyện và phong trào ba mặt tại chỗ tiến công bao vây các đồn bót đánh quân cứu viện, tiêu hao, tiêu diệt một số sinh lực địch, giải phóng một số ấp. Tại xã Thành Thới bộ đội ta đánh 2 trận, diệt 2 đại đội bảo an và Ban chỉ huy liên đội 40 (có tên trung tá quận trưởng Mỏ Cày). Tiểu đoàn 401 đến bị tiểu đoàn 263 chặn đánh diệt một số tên. Ở ấp Thời Hòa, quần chúng và gia đình binh sĩ đạp rào vào 2 đồn Lò Lu và Tư Lực đấu tranh với địch buộc tên trưởng đồn đầu hàng và vận động binh sĩ giao đồn, nộp súng cho cách mạng. Phát triển tiến công, quần chúng đã nổi dậy bao vây bức rút 4 đồn khác giải phóng 2 ấp trên tuyến sông Cổ Chiên dài hơn 6km.

Ở xã An Thới ta đã diệt đồn Giồng Võ và bao vây nhiều đồn khác.

Như vậy trong tháng 7-1972, tại trọng điểm Mỏ Cày Nam, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện đã làm tròn vai trò đòn xeo hỗ trợ cho phong trào quần chúng nổi dậy ba mặt tiến công địch đều khắp, mở ra từng lõm, từng mảng giải phóng, tạo nên khí thế sôi nổi trên toàn chiến trường. Điều này cho phép ta khẳng định: khi nào quả đấm quân sự làm tốt nhiệm vụ “đòn xeo” thì sức mạnh tổng hợp ba mặt tiến công địch sẽ phát triển cao, giành thắng lợi lớn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 05:29:44 pm »

Cùng với trọng điểm, tại Giồng Trôm, phong trào ba mặt đã bao vây trên 50 đồn địch buộc chúng phải rút chạy 14 đồn; lực lượng vũ trang huyện cùng cơ sở binh vận diệt 1 đồn. Ba xã Thuận Điền, Lương Phú, Long Mỹ và ấp 8 xã Tân Hòa, Phước Long hoàn toàn giải phóng. Tại Châu Thành ta diệt 9 đồn, giải phóng 6 ấp thuộc các xã Hữu Định, Phú Túc, Phú Đức, Phước Thạnh. Ở Thạnh Phú, Bình Đại, lực lượng quần chúng và dân quân du kích đã bao vây trên 60 đồn và dồn địch vào một góc 14 ấp, mở rộng nhiều lõm căn cứ, hành lang, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ cơ sở bám phong trào quần chúng chuyển thế tiến công địch.

Đầu tháng 8-1972, Quân khu 8 tăng cường đến Bến Tre trung đoàn Đồng Tháp đứng chân hoạt động ở Châu Thành Tây. Trung đoàn Đồng khởi được điều về Mỏ Cày Bắc. Ban chỉ đạo chiến dịch sử dụng 2 trung đoàn này hoạt động ở hai trọng điểm Mỏ Cày Bắc và Châu Thành Tây phối hợp căng kéo địch hỗ trợ cho phong trào quần chúng vây đồn, gỡ bót nhanh. Đồng thời tiểu đoàn 516 ở Mỏ Cày Nam cùng bộ đội huyện tiếp tục tiến công và kềm chân địch.

Ngày 11-8-1972, toàn tỉnh bước vào cao điểm 2 (giai đoạn 2) của chiến dịch). Vào cao điểm, đại đội trợ chiến đã sử dụng B40, ĐK75 đánh thiệt hại đồn công sở Thành An. Ngày 12-8-1972, trung đoàn Đồng khởi đã chặn đánh quân cứu viện, diệt 1 đại đội của tiểu đoàn 418 (vừa mới bổ sung), tiêu hao nặng 1 đại đội khác của tiểu đoàn 401. Bọn tiểu khu liên tiếp đưa tiểu đoàn 453, tiểu đoàn 415 đến mặt trận. Trung đoàn Đồng Khởi đã kiên trì bám trụ trận địa liên tiếp đánh tiêu hao từng đại đội địch.

Được bộ đội của tỉnh hỗ trợ, lực lượng quần chúng cùng bộ đội huyện kết hợp với binh vận đã diệt đồn ở Nhuận Phú, Tân Phước, Mỹ Trung, Hưng Khánh Trung và Thành An. Cuộc chiến đấu đã diễn ra liên tục và ngày càng quyết liệt. Tại các xã Thành An, Phước Mỹ Trung, Hưng Khánh Trung, Nhuận Phú Tân, Thạnh Ngãi du kích xã ấp đã cùng lực lượng quần chúng phối hợp với lực lượng vũ trang huyện diệt 5 đồn, bức rút 15 đồn khác. Ở những vùng yếu Vĩnh Hòa và ven đường giao thông 30 (Hóa Lộc - Thạnh Tân), ta đã diệt được một số đồn, làm chủ nhiều nơi, mở rộng vùng giải phóng liên hoàn trên 22 ấp. Cùng với tiến công địch, 200 lực lượng quần chúng và gia đình binh sĩ đã kéo vào chi khu Đôn Nhơn kêu gọi chồng con về với gia đình và vận động binh sĩ bảo an cơ động chống lệnh hành quân cứu viện. Nhiều binh sĩ và sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn 418 đã đồng tình “án binh bất động”.

Hiệp đồng với trọng điểm Mỏ Cày Bắc, tại Châu Thành Tây, bộ đội huyện và phong trào quần chúng địa phương đã bao vây bức rút 6 đồn ở Tân Lợi (Tân Phú), Thành Triệu, Phú Túc, Phú Đức mở rộng vùng giải phóng. Bọn chỉ huy vùng 4 chiến thuật phải đưa trung đoàn 16 sư đoàn 9 ngụy và tiểu đoàn biệt động quân 42 vào Châu Thành ứng cứu. Trung đoàn Đồng Tháp đã liên tiếp chặn đánh tiêu diệt, tiêu hao nhiều địch. Ở Mỏ Cày Nam, ta tiến công địch mở thêm một số lõm giải phóng ở Thành Thới, Đa Phước Hội, Định Thủy, An Định. Các huyện Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm đều tích cực đẩy mạnh thế tiến công, bao vây trên 70 đồn; bức rút 6 đồn mở ra một số ấp giải phóng. Ở Thạnh Phú, đêm 12-8-1972 lực lượng vũ trang huyện đã cùng với 1 phân đội của tiểu đoàn 516 (tiếp vận A - Quân khu) kết hợp với cơ sở nội tuyến diệt đồn Cồn Rừng (Thạnh Phong). Đại đội 883 chi khu đi ứng cứu, ta chặn đánh diệt gần hết đại đội này. Bọn còn lại chạy tán loạn trốn vào nhà dân ở chợ Hồ Cỏ. Chị em phụ nữ và thiếu nhi vừa đấu tranh với địch không cho chúng chui vào hầm vừa ra hiệu cho bộ đội ta vào từng nhà bắt sống nhiều tên. Hàng trăm chị em phụ nữ khác đã cùng với lực lượng vũ trang xã ấp đắp “pháo đìa” bao vây tiến công địch diệt đồn Bầu Mít (Thạnh Phong) và 5 đồn khác ở xã Giao Thạnh, Thạnh Phú, An Quí, mở ra nhiều ấp giải phóng.

Đến cuối tháng 8-1972, chiến dịch tổng hợp đã kết thúc. Ta đã diệt 4.397 tên địch, làm bị thương 4.426 tên, bắt sống 316 tên và làm tan rã 8.094 tên. Ta đã bức rút, bức hàng, tiêu diệt 348 đồn bót, giải phóng 4 xã, 167 ấp với 65.000 dân.

Chiến dịch tổng hợp năm 1972 tuy chưa giành được thắng lợi lớn nhưng nó đã tạo tiền đề cho phong trào cách mạng Bến Tre vươn lên phát triển thế mới và lực mới giành chủ động trên chiến trường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 05:31:40 pm »

IV

TIẾP TỤC TIẾN CÔNG ĐỊCH,
CHUẨN BỊ NHIỆM VỤ MỚI

Để phát triển thế tiến công địch, đầu tháng 9-1972 Ban chỉ đạo chiến dịch điều trung đoàn Đồng Tháp về Châu Thành Đông cùng với tiểu đoàn 560 đánh địch mở mảng ở khu vực này.

Trung đoàn Đồng Khởi chuyển về địa bàn Giồng Trôm phối hợp tiến công với trung đoàn Đồng Tháp hình thành 2 mũi ép địch vào giao thông 26, uy hiếp thị xã.

Ngày 6-9-1972, trung đoàn Đồng Tháp và tiểu đoàn 560 diệt địch trong khu phố An Hóa (Châu Thành Đông) và làm chủ khu vực này trong 3 ngày liền, đồng thời phục kích đánh thiệt hại nặng liên đội bảo an chi khu Trúc Giang đi cứu viện. Tình hình ở đây đang phát triển. Giữa tháng 9-1972, Bộ Tư lệnh Quân khu 8 điều trung đoàn Đồng Tháp về hoạt động ở Mỹ Tho. Trung đoàn 16 sư đoàn 9 ngụy cũng rời khởi Bến Tre.

Lúc này, trên toàn miền, quân và dân ta cũng giành thắng lợi to lớn. Chỉ thị 09, 09 CT của Quân khu hủy khu 8 đã đánh giá: … “Cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân ta từ tháng 4-1972 đến nay đã mở ra cục diện mới vô cùng thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, đưa Ních-xơn và bè lũ tay sai đứng trước nguy cơ phá sản trong chiến lược Việt Nam hóa. Tuy vậy chúng vẫn ngoan cố đang tìm mọi cách, mọi âm mưu thâm độc, đánh trả lại ta; ta phải sẵn sàng đối phó lại chúng!!. Quân khu ủy nhấn mạnh: “… Chúng ta phải nắm vững chủ trương của Trung ương Cục, tập trung mọi cố gắng giành mọi thắng lợi, trước mắt là ra sức xây dựng lực lượng vũ trang, chính trị vững mạnh kết hợp với đấu tranh ngoại giao để buộc địch phải đi vào con đường thương lượng hòa bình. Quyết tâm chiến lược của chúng ta là đánh bại chính sách Việt Nam hóa buộc đế quốc Mỹ phải kết thúc chiến tranh xâm lược của chúng, chấp nhận một giải pháp chính trị có lợi cho ta…”.

Sau khi có chỉ thị của Quân khu ủy, Tỉnh ủy đã mở một đợt giáo dục chính trị làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức rõ ràng; Mỹ ngụy ký kết hiệp định hay chưa là do tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường quyết định. Toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân phải có quyết tâm cao, liên tục tiến công địch, không trông chờ, ỷ lại, không ngán ngại hy sinh gian khổ, không ảo tưởng hào bình.

Tháng 10-1972, Tỉnh ủy quyết định tiếp tục mở những đợt đánh địch trên khắp các địa bàn trong tỉnh.

Ở Giồng Trôm, Mỏ Cày, Châu Thành, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện đã kết hợp chặt chẽ với các lực lượng tại chỗ bao vây, bức rút 20 đồn, giải phóng thêm nhiều ấp ở các xã Lương Hòa, Tân Hào, Thạnh Phú Đông, Phước Long (Giồng Trôm), Ngãi Đăng, Cẩm Sơn, Thành Thời, An Thới, Bình Khánh, An Định (Mỏ Cày), Hữu Định, Phước Thạnh (Châu Thành).

Ở mặt trận giao thông 26, các đại đội đặc công liên tiếp chặn đánh diệt 8 xe quân sự, làm chết và bị thương 45 tên, gây nhiều thiệt hại cho địch. Đội săn tàu, đại đội trợ chiến đã phục kích bắn chìm, bắn cháy 6 tàu ở sông Lương Hòa, Phước Long (Giồng Trôm). Lực lượng biệt động, tự vệ mật thị xã, thị trấn đã luồn sâu đánh hiểm vào các cơ quan đầu não của địch, trừ gian, diệt ác và đánh thiệt hại nặng trung tâm huấn luyện tình báo của tiểu khu, diệt hàng chục tên sĩ quan. Phong trào du kích chiến tranh và lực lượng ba mặt tiến công địch ở cơ sở đã thường xuyên vây ép ngặt 120 đồn, vây lỏng trên 250 đồn tua khác của địch.

Cuối tháng 10-1972, tỉnh đội đã mở lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho 86 cán bộ đại đội, tiểu đoàn huyện đội về công tác quản lý đơn vị, nâng cao trình đội chỉ huy tác chiến. Trường quân sự địa phương tỉnh đã tổ chức huấn luyện cho 130 cán bộ xã đôi, ấp đội. Các trường lớp của các ban ngày chuyên môn như: thông tin vô tuyến điện báo, quân báo, cơ yếu, y tá đều mở lớp đào tạo cán bộ, nhân viên cho yêu cầu xây dựng lực lượng tác chiến sắp đến.

Lực lượng dân quân du kích cũng đang trên phát triển nhanh. Cuối năm 1972 toàn tỉnh đã có 900 du kích xã, 1.362 du kích ấp, 272 tự vệ mật. Đặc biệt trên địa bàn các huyện đã hình thành 26 đại đội du liên quân do các ban chỉ huy huyện đội trực tiếp chỉ huy.

Trong các vùng giải phóng, thanh niên nam, nữ sôi nổi tòng quân giết giặc. Trong vùng tạm chiếm, cán bộ ta đã vận động thanh niên chống bắt lính, giải tán các toán phòng vệ dân sự, giáo dục họ và đưa những người tối vào hàng ngũ các lực lượng vũ trang. Khó khăn về thiếu hụt quân số đối với bộ đội tập trung tỉnh và huyện được giải quyết một phần.

Cuối tháng 11-1972, Ban chỉ huy Tỉnh đội đã bố trí lực lượng vũ trang ở trên các địa bàn then chốt sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới.

Năm 1972 quân và dân Bến Tre vừa đánh địch, vừa phát triển lực lượng giành lại thế chủ động trên chiến trường. Ta đã mở ra những lõm, những mảng giải phóng trên các địa bàn then chốt và giành quyền làm chủ với nhiều mức độ khác nhau trên diện rộng; các hành lang Mỏ Cày Nam - nam Giồng Trôm, bắc Giồng Trôm - đông tây Châu Thành đã được nối liền thông suốt.

Thành quả chiến dịch “Đồng khởi 1972” của Bến Tre đã góp phần cùng toàn Miền đánh bại “chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ngụy, buộc chúng phải ký kết hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 05:32:38 pm »

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2012, 06:34:03 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 05:34:18 pm »

Chương chín

CUỘC TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975
GIẢI PHÓNG TOÀN TỈNH
(1973 - 1-5-1975)

I

ĐỊCH TIẾP TỤC CHIẾN TRANH,
XÓA BỎ HIỆP ĐỊNH PARIS

Sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường, ngay 27-1-1973 đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân đội Mỹ và chưa hầu ra khỏi miền Nam, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, chấm dứt dính líu quân sự và can thiệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam; thừa nhận thực tế ở miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.

Đây là thắng lợi lớn của nhân dân ta, là thất bại lớn của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, là kết quả của 18 năm đấu tranh quyết liệt của nhân dân và các lực lượng vũ trang ta dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta.

Trước tình hình mới, ngày 28-1-1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi: nhiệm vụ trước mắt của đồng bào ở cả hai miền nước ta là: “Tăng cường đoàn kết, luôn luôn đề cao cảnh giác, ra sức phấn đấu để củng cố những thắng lợi đã giành được, giữ vững hòa bình lâu dài, hoàn thành độc lập, dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhứt Tổ quốc”(1).

Với bản chất hiếu chiến và phản động, đế quốc Mỹ vẫn không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta. Chúng đã trắng trợn chà đạp lên các điều khoản của hiệp định Paris, tiếp tục thực hiện học thuyết “Ních-xơn”, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

Ngay từ đầu Mỹ đã chủ trương vừa ký hiệp định, vừa giúp ngụy quyền Sài Gòn tiếp tục chiến tranh, điên cuồng phá hoại hiệp định. Chúng tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho bọn ngụy. Trước khi rút quân, Mỹ đã đưa vào miền Nam 625 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép và nhiều phương tiện chiến tranh khác.

Được Mỹ tiếp tay, Nguyễn Văn Thiệu - tổng thống ngụy quyền - đã hô hào “tràn ngập lãnh thổ” và đưa quân chủ lực cùng toàn bộ lực lượng địa phương tiến hành lấn chiếm vùng giải phóng và nhiều căn cứ lõm của ta.

Đêm 27 rạng ngày 28-1-1973, trước khi hiệp định Paris có hiệu lực, địch tập trung một lực lượng lớn đánh chiếm một số vùng ở Quảng Trị, Khu 5, miền Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Bến Tre địch đưa các tiểu đoàn 413, 418, 452, 453, 454, 420, tiến hành lấn chiếm các vùng Nam Bắc Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Bình Đại.

Ngày 17-2-1973 địch mở chiến dịch Trần Bình Trọng càn quét địa bàn căn cứ Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc. Chúng lấy Giồng Trôm làm điểm đánh phá, lấn chiếm. Chúng đã sử dụng cùng một lúc 8 tiểu đoàn bảo an Bến Tre, 4 tiểu đoàn bảo an Gò Công và 3 liên đội bảo an Giồng Trôm ồ ạt lấn chiếm các xã căn cứ Thuận Điền, Lương Phú, Long Mỹ, Lương Hòa, Phước Long, Tân Hào, Thạnh Phú Đông. Chúng giao nhiệm vụ cho từng đại đội phải đóng xong từ 1 đến 2 đồn trong 1 ngày. Đến cuối tháng 3-1973 chúng đã đóng 54 đồn, riêng ở Giồng Trôm chỉ trong vòng 1 tháng chúng đã đóng 28 đồn, lấn chiếm hầu hết các khu giải phóng của ta.

Trong lúc địch tập trung lực lượng lấn chiếm vùng giải phóng, Tỉnh ủy đã đánh giá được âm mưu địch, song còn cân nhắc giữa tình hình thực tế và một số chủ trương của cấp trên nên còn ngập ngừng do dự, quyết tâm chưa rõ ràng. Mặt khác lực lượng vũ trang ta chưa kịp củng cố bổ sung, lực lượng địch còn sung ức.

Tình hình chiến trường lại gặp những khó khăn mới.

Sau khi tiếp thu chỉ thị của cấp trên, ngày 6-3-1973, Thường vụ Tỉnh ủy đã mở hội nghị bất thường đánh giá tình hình, xác định nhiệm vụ, phương châm, phương thức hoạt động; và đã chỉ đạo toàn tỉnh mở những đợt tiến công chống địch lấn chiếm, diệt những đồn bót đóng trái phép sau hiệp định.


(1) Những sự kiện lịch sử Đảng. NXB thông tin lý luận Hà Nội, 1985, trang 679.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM