Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:47:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bến Tre  (Đọc 67144 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2011, 09:36:25 am »

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2011, 03:43:01 pm »

Chương ba

ĐỒNG KHỞI PHÁT TRIỂN LÊN CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG
ĐÁNH ĐỊCH BÌNH ĐỊNH GOM DÂN LẬP ẤP CHIẾN LƯỢC
(1961 - 6-1963)

I

PHÁT TRIỂN CHIẾN TRANH DU KÍCH,
LIÊN TỤC TIẾN CÔNG QUÂN ĐỊCH

Bước vào năm 1961, cách mạng miền Nam đã chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ chuyển từ khởi nghĩa từng phần ở nông thôn lên chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện.

Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng rừng núi khu 5, sáu triệu nhân dân đã làm chủ xã ấp, làm chủ cuộc sống. Mỗi người dân từ già, trẻ, gái, trai - ai ai cũng chăm lo xây dựng Mặt trận dân tộc giải phóng; vào các đoàn thể quần chúng; xây dựng du kích; tham gia và nuôi dưỡng quân giải phóng và không ngừng tiến công quân địch bảo vệ thành quả cách mạng.

Trên đà thắng lợi của cao trào Đồng khởi, nhân dân và các lực lượng vũ trang tỉnh Bến Tre đã liên tục đánh địch, dồn chúng vào thị xã, thị trấn, các vùng ven đường giao thông và các cứ điểm. Trên chiến trường đã hình thành 3 vùng rõ rệt: vùng giải phóng, vùng tranh chấp, vùng yếu thị xã, thị trấn.

Tháng 1-1963, Tỉnh ủy chủ trương nhanh chóng xây dựng lực lượng, phát triển rộng rãi phong trào du kích chiến tranh, xây dựng xã ấp chiến đấu và liên tục tấn công địch, bẻ gãy các cuộc càn quét lấn chiếm của chúng, bảo vệ củng cố vùng giải phóng, chuẩn bị mọi điều kiện để giải phóng thị xã Bến Tre.

Lúc này, vùng giải phóng rộng lớn bao gồm 40 xã đã tạo ra một thế trận liên hoàn trên các cù lao mà nổi bật là cù lao Minh và cù lao Bảo.

Việc xây dựng, củng cố vùng giải phóng đã được cá cấp ủy Đảng đặc biệt coi trọng. Ở các vùng này, gần 40 vạn nhân dân đã dốc sức, dốc lòng xây dựng cuộc sống mới, chế độ mới. Các Ủy ban Mặt trận với chức năng chính quyền tự quản đã điều hành mọi công việc trong xã, ấp. Việc giảm tô, đảm bảo nguyên canh, chia lại công điền được thực hiện. Hàng vạn hécta rruộng đất đã về tay nông dân lao động. Cảnh cơ cực, quanh năm túng thiếu, đói nghèo từng bước bị đẩy lùi. Các hội nông dân giải phóng, phụ nữ giải phóng được phát triển mạnh. Đội quân chính trị quần chúng đã thường xuyên hình thành từng bước mũi tranh chính trị, mũi đấu tranh binh vận. Trường học, phòng thông tin, nhà bảo sanh được dựng lên ở nhiều nơi. Thanh thế vùng giải phóng đã thu hút cổ vũ mạnh mẽ nhân dân vùng sâu, vùng yếu. Đồng bào thị xã, thị trấn ra vùng giải phóng, xem văn công, văn nghệ mang cả tiền của đóng góp cho cách mạng, nuôi dưỡng cán bộ và lực lượng vũ trang.

Trên địa bàn từng xã, nhân dân đã trồng cây, gây rừng, xẻ kinh, xắt mương, đào chiến hào. Du kích, tự vệ đắp vị trí bắn, gài mìn, xây ổ chiến đấu. Đường vào ấp trên rải lá, dưới cắm chông, trước cổng ấp đề hai chữ: “tử địa”. Hệ thống báo động dây chuyên được tổ chức từ ấp này sang ấp khác. Các phương án chiến đấu được vạch sẵn vừa bảo đảm diệt được giặc vừa giữ được thế họp pháp đấu tranh chính trị trực diện với địch. Hầu hết các xã đều lập lò rèn sản xuất dao găm, mã tấu… thực hiện võ trang toàn dân.

Xã ấp chiến đấu thực hiện ngày càng nhiều. Ở huyện Mỏ Cày có xã Đa Phước Hội, Phước Hiệp, Bình Khánh, Minh Đức, Thạnh Ngãi; ở huyện Thạnh Phú có xã Thạnh Phong; ở Châu Thành có xã Tân Thạch, An Khánh, Phú Túc; ở Giồng Trôm có xã Châu Bình; Thuận Điền; Ba Tri có xã Phú Lễ, An Bình Tây; Bình Đại có xã Bình Đại, Thới Thuận, Lộc Thuận, Thừa Đức. Đó là những xã chiến đấu điển hình; là những tế bào hoàn chỉnh của chiến tranh nhân dân địa phương; là những trận địa lợi hại thường xuyên tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch.

Cùng với xây dựng vùng giải phóng, Tỉnh ủy đã chọn các xã Lương Hòa, Lương Quới, Thuận Điền, Long Mỹ, Tân Hào, Phước Long, Thạnh Phú Đông, Hiệp Hưng của huyện Giồng Trôm và các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh, An Định, Thành Thới ở huyện Mỏ Cày làm địa bàn cơ động và vùng căn cứ trọng yếu của tỉnh. Đứng chân ở các địa bàn này, Tỉnh ủy chỉ đạo xuống các huyện được dễ dàng, thông suốt và có điều kiện thuận lợi để tác động nhanh vào thị xã, tạo được thế hợp đồng chiến đấu giữa nông thôn và thành thị.

Về lực lượng vũ trang, Tỉnh ủy đã chủ trương phát triển ba thứ quân làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc.

Đầu năm 1961, Bến Tre đã đưa 2 đại đội bộ binh, một số cán bộ chủ chốt của tỉnh như đồng chí Lê Minh Đào và 3 đồng chí: Tư Vũ, Tư Lập, Tám Thư - Phó Bí thư Huyện ủy kiêm Trưởng ban quân sự huyện Ba Tri, Châu Thành, Giồng Trôm về quân khu góp phần xây dựng bộ đội chủ lực khu.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2011, 06:15:20 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2011, 03:44:24 pm »

Ban quân sự tỉnh đã gấp rút xây dựng một đại đội mới lấy phiên hiệu: đại đội 261B. Đồng thời mỗi huyện cũng xây dựng một đại đội bộ binh có đủ 3 trung đội; mỗi xã có từ một trung đội đến hai trung đội dân quân du kích. Các phân đội cối 60 ly, đặc công thủy, công binh, thông tin, trinh sát được thành lập. Bộ máy chỉ huy quân sự được hình thành từ tỉnh đến xã. Các ban binh vận, ban đấu tranh chính trị được tăng cường cán bộ và do các đồng chí cấp ủy viên có năng lực phụ trách. Mạng lưới thông tin vô tuyến điện được mở thêm ở nhiều huyện.

Lúc này, tại Nhà trắng và Lầu năm góc, Tổng thống Hoa Kỳ và bộ máy chiến tranh của ông ta đang bày mưu tính kế để chống lại phong trào cách mạng miền Nam. Kế hoạch “chống nổi dậy”(1) đã không ngăn chặn được phong trào Đồng khởi; bọn ngụy quân, ngụy quyền đang bị động đối phó khắp nơi.

Ngày 31-1-1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra chỉ thị về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam. Chỉ thị vạch rõ: “… Đến nay, do lực lượng so sánh đã thay đổi, cần phải chuyển hướng phương châm đấu tranh: Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự”(2).

Hình thành từ trong lòng Đồng khởi, cuộc chiến đấu của quân và dân Bến Tre đã phát triển khắp các địa bàn, các xã ấp và đã đánh địch càn quét bảo vệ xóm làng.

Ngày 20-1-1961, địch sử dụng bọn thủy quân lục chiến càn quét ấp An Quy xã Đa Phước Hội, đại đội 261 đã phối hợp với lực lượng vũ trang huyện Mỏ Cày chặn đánh diệt 2 trung đội, thu 30 súng. Du kích xã Hữu Định (huyện Châu Thành) dựa vào xã ấp chiến đấu trong một ngày đã liên tiếp đánh trả 17 đợt xung phong của một tiểu đoàn địch, bẻ gãy cuộc càn quét của chúng, bảo vệ được xã ấp. Du kích xã Châu Bình (huyện Giồng Trôm) đánh lùi một đại đội địch khi chúng càn quét vào xã này. Ở huyện Ba Tri, chị em phụ nữ xã Phú Lễ, Phú Ngãi dùng súng ngựa trời chặn đứng cuộc hành quân biệt kích của địch ở chiến trường đồng trống. Tự vệ xã Bảo Thạnh dùng dao chém lính đoạt súng thomson của địch. Dân quân du kích tự vệ Thới Thuận (Bình Trại) dựa vào xã ấp chiến đấu chống lại địch càn quét, bắn bị thương máy bay địch. Ở huyện Mỏ Cày nữ du kích Tạ Thị Kiều (xã An Thạnh) và Út Tuyết (xã Đa Phước Hội) tay không dùng mưu lấy súng gỡ đồn bót địch. Đồng chí Nguyễn Văn Tư, Xã đội trưởng xã Tân Thành Bình đã dày công nuôi ong vò vẽ, kiên trì luyện ong đánh giặc. Qua nhiều lần tập dượt, đàn ong đã có thói quen truy đánh địch. Để nọc ong thêm độc, anh cho ong ăn rắn độc, chuột chết. Nhân dân và du kích đã phát triển đàn ong ra khắp tỉnh. Năm 1961, toàn tỉnh đã có trên 4.000 tổ ong. Mỗi bờ rào ở xa ấp chiến đấu đều có “đội quân ong” canh giữ và đón đánh địch. Ta đã đánh đồn An Định (Mỏ Cày) bằng ong vò vẽ. Tên quận trưởng Hương Mỹ và trung đội lính bảo an đi ứng cứu bị ong dượt đánh, buộc chúng phải tháo chay. Đồng chí Nguyễn Văn Tư đã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

Ở huyện Giồng Trôm, đồng chí Lê Văn Chính đã sáng chế giàn mang ên để đánh địch. Tại bến đò Phong Nẫm, ta đã kết hợp ong vò vẽ, hầm chông, mìn, lựu đạn gài với mang ên đánh diệt 20 tên địch. Đây là một trận đánh tổng hợp các loại vũ khí thô sơ - một sáng kiến diệt địch nổi tiếng. Đồng chí Lê Văn Chính được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua giết giặc lập công.

Với cách đánh địch tài giỏi, mưu trí của toàn dân, chiến tranh nhân dân đã phát triển rộng khắp các xã ấp.

Phối hợp nhịp nhàng với bộ đội, du kích, các tầng lớp nhân dân trong đó phụ nữ là lực lượng xung kích đã thường xuyên tổ chức các cuộc đấu tranh chính trị chống địch càn quét lấn chiếm vùng giải phóng.

Ngày 31-1-1961, tại huyện Giồng Trôm, trên 10.000 quân chúng từ khắp các xã trương cờ kéo đến thị trấn đòi bọn tay sai không được ném bom bắn phá tàn sát nhân dân và hô vang khẩu hiệu “Đả đảo Ngô Đình Diệm”. Địch lúng túng không kịp đối phó. Khi lực lượng ta quay về, địch đã bắn chết chị Xinh. Lập tức đoàn biểu tình quay lại, khiêng xác chị Xinh ập vào dinh quận trưởng, vạch mặt tố cáo bọn giết người man rợ, đòi bồi thường cho gia đình nạn nhân. Trước sức mạnh đấu tranh của quân chúng, địch khiếp sợ; chúng buộc phải mua hòm chôn cắt chị Xinh và đền 100.000 đồng cho gia đình chị.

Ngày 13-2-1961, toàn tỉnh, từ nông thôn đến thị xã, thị trấn; từ vùng giải phóng đến vùng sâu, vùng yếu, hàng ngàn quần chúng đủ mọi tầng lớp đã được huy động đi “chợ Tết” nhằm biểu dương lực lượng, nêu cao tinh thần đoàn kết đấu tranh chống Mỹ Diệm.


(1) Kế hoạch “chống nổi dậy” được Tổng thống Ken-nơ-đi duyệt và thực hiện từ tháng 2-1961 đến tháng 5-1961
(2) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sách đã dẫn trang 75.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Sáu, 2011, 03:49:42 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2011, 03:49:21 pm »

Như vậy là trong những tháng đầu năm 1961, lực lượng chính trị mà nòng cốt là đội quân tóc dài - một mũi nhọn lợi hại - vẫn giữ được thế đấu tranh hợp pháp, thường xuyên thọc sâu vào đàu não kẻ thù và cùng với lực lượng vũ trang dồn ép địch vào thế cố thủ, bị động đối phó khắp các địa bàn nông thôn và thành thị.

Ngày 1-4-1961, chấp hành nghị quyết của Tỉnh ủy, quân ta triển khai lực lượng tấn công thị xã.

Công tác chuẩn bị giải phóng thị xã đã được tiến hành từ tháng 1-1961. Bước vào chiến đấu, lực lượng trong nội đô gồm công nhân, học sinh, làm lực lượng chủ yếu. Các cơ sở nội tuyến trong cảnh sát, bảo an, hải thuyền được phân công, giao nhiệm vụ cụ thể. Đặc biệt trong lực lượng cảnh sát, ta có 100 nội tuyến sẵn sàng hành động. Lực lượng bên ngoài có hai đại đội của tỉnh và dân quân, du kích, thanh niên đợc trang bị dao găm mã tấu.

Lúc này, quân địch đang tập trung lực lượng giữ thị xã. tại đây chúng bố trí một đại đội bảo an, 3 đại đội thủy quân lục chiến, 1 tiểu đoàn dù, 1 tiểu đoàn bảo an biệt kích lưu động, 7 đại đội biệt động quân, một số phân đội súng cối 81 ly, 106 ly.

Theo kế hoạch, lực lượng ta được tổ chức thành 4 cánh đánh vào thị xã: 1 cánh từ phía đông bắc thị xã đánh vào Hữu Định, cầu Bà mụ, cầu Cá lóc; một cánh từ tây bắc thị xã qua Bình Nguyên, Bình Phú đánh vào, hai cánh từ tả ngạn sông Bến Tre trong đó một cánh theo đường thủy, một cánh theo đường bộ đánh vào dinh tỉnh trưởng và nhanh chóng chiếm đài phát thanh, kêu gọi quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Khi được tin Bến Tre chuẩn bị tấn công thị xã, Khu ủy đã ra lệnh hoãn cuộc khởi nghĩa. Lệnh tới không kịp nên cuộc tiến công vẫn được tiến hành.

Đêm 1-4-1961, trong lúc quân ta đang triển khai lực lượng, một điều bất ngờ đã xảy ra: du kích nổ súng bắn nhầm một cán bộ lãnh đạo của ta trong khi chưa có hiệu lệnh tấn công. Địch phát hiện: chúng đã bắt được một cơ sở của ta trong nội thành. Kế hoạch bị lộ, cuộc tiến công thị xã không thành. Sau trận này, một số cán bộ và quần chúng bị bắt; cơ sở trong thị xã bị bể. Lực lượng của ta bị tiêu hao.

Rút bài học về lãnh đạo, Khu ủy Khu 8 đã nhận xét phê bình tư tưởng chủ quan, đặt yêu cầu trận đánh quá cao không phù hợp với tình hình chung của chiến trường lúc đó.

Ngày 12-5-1961, Tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi cử Giôn-xơn đến Sài Gòn phát động một cuộc “chiến tranh đặc biệt” nhằm tiêu diệt phong trào cách mạng miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta. Tiếp đó Stalay và Taylor đã vạch định và hoàn chỉnh chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Tại Bến Tre, tháng 5-1961, địch tăng 4 đại đội biệt động quân, 3 đại đội bảo an biệt kích, 1 tiểu đoàn công binh đưa lực lượng của chúng lên 4.000 tên. Có thêm lực lượng, chúng đã tăng cường càn quét, lấn chiếm và đóng thêm đồn bót xung quanh thị xã và các trục đường giao thông chính.

Tháng 6-1961, hội nghị Tỉnh ủy mở rộng đã xem xét tình hình địch ta trên chiến trường, rút kinh nghiệm cuộc tiến công thị xã và bàn định chủ trương, biện pháp lãnh đạo trong thời gian tới. Hội nghị đã kiểm điểm việc lãnh đạo tổ chức cuộc tiến công thị xã tháng 4 và vạch ra những khuyết điểm: Cuộc tiến công diễn ra trong khi điều kiện chủ quan và khách quan chưa thuận lợi; địch tuy bị động lúng túng trước cao trào Đồng khởi nhưng lực lượng quân sự của chúng còn mạnh, bộ máy chính quyền cấp quận, tỉnh còn ổn định. Về phía ta, tuy khí thế và phong tào cách mạng của quần chúng đang lên cao, có cơ sở nội tuyến trong bảo an, cảnh sát… Song lực lượng quân sự, nhất là bộ đội tập trung tỉnh chưa đủ sức đánh đòn quyết định để cùng với lực lượng chính trị và cơ sở binh viện “dứt điểm thị xã”. Ta lại có chủ trương lấy cơ sở binh vận làm lực lượng chủ yếu trong tấn công; điều đó không phù hợp với nguyên tắc quân sự của ta.

Cũng trong lúc này, theo chỉ thị của Trung ương Đảng và Xứ ủy Nam Bộ, Tỉnh ủy đã cử một đoàn cán bộ do đồng chí Sáu Giáo và đồng chí Nguyễn Văn Kiệm dẫn đầu dùng thuyền vượt biển ra miền Bắc báo cáo với Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng về phong trào cách mạng của tỉnh nhà, đặc biệt là phong trào Đồng khởi năm 1960. Xứ ủy còn chỉ thị qua chuyến đi này tranh thủ sự chi viện của Trung ương về vũ khí, đạn dược, trang bị kỹ thuật quân sự của phong trào chiến tranh cách mạng miền Nam. tháng 7-1961, từ cửa Lợi huyện Thạnh Phú, qua 7 ngày đêm vượt sóng to gió lớn và sự kiểm soát gắt gao của địch, đoàn đã tới Thủ đô Hà Nội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2011, 03:51:07 pm »

Bác Hồ kính yêu đã gặp những người con của quê hương Đồng khởi - những người đã mở đầu cuộc khởi nghĩa từng phần ở đồng bằng Nam Bộ - nay lại mở đường biển ra miền Bắc, nối liền hậu phương và tiền tuyến trong năm đầu của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Phạm Hùng, đồng chí Lê Đức Thọ - ủy viên Bộ Chính trị đã nghe đoàn báo cáo bốn ngày liền về việc thực hiện phương châm hai chân, ba mũi; về xây dựng lực lượng cách mạng, tổ chức đội quân tóc dài; về vấn đề ruộng đất và chăm lo đời sống của nhân dân… Qua thực tiễn đấu tranh phong phú, sinh động của Đảng bộ, quân, dân Bến Tre, các đồng chí lãnh đạo của Đảng đã khẳng định rằng; So với thời kỳ Cách mạng Tháng Tám 1945 và chín năm đánh Pháp thì ngày nay chúng ta có những sáng tạo về nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang. Với phương thức này, ta có sức mạnh tổng hợp to lớn, do đó nhất định ta đánh thắng Mỹ.

Đây là một kết luận có tác dụng chỉ đạo xuyên suốt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bến Tre.

Tháng 9-1961, địch mở chiến dịch “bình định chiêu an” lấy huyện Mỏ Cày làm điểm hòng đánh phá vùng giải phóng và căn cứ bàn đạp của ta. Đại đội 261 của tỉnh và lực lượng vũ trang của huyện đã liên tiếp phục kích, tập kích đánh địch ở ngã tư Tân Trung, ngã tư Cái Quao diệt nhiều địch, thu nhiều vũ khí. Nổi bậy là trận tập kích của đại đội địa phương Mỏ Cày vào đại đội bảo an “Sông Mao” (Chi khu Hương Mỹ) tại An Định; ta diệt 2 trung đội địch, góp phần vào bẻ gãy chiến dịch “bình định chiêu an của địch”.

Phối hợp với lực lượng vũ trang, ngày 30-10-1961, hơn 20.000 chị em phụ nữ trong đo có 300 gia đình binh sĩ từ các ngả kéo vào thị xã biểu tinh chống địch khủng bố, chống bắt lính. Cuộc đấu tranh đã diễn ra 3 ngày liền. Địch dùng quân đội đàn áp, ném lựu đạn cay, lựu đạn khói và cắt tóc trên 300 chị em. Đoàn biểu tình vẫn không lùi bước, khôn khéo trong đấu tranh, thi gan với kẻ thù và đã chặn đứng bàn tay tội ác của chúng.

Trong lúc quân địch còn đang đối phó với lực lượng ta ở Mỏ Cày và ở thị xã, đại đội 261 cơ động xuống Thạnh Phú cùng với lực lượng vũ trang huyện công đồn diệt viện và đã diệt gọn đại đội bảo an 854 ở Giá Thẻ, thu 72 súng (có 7 trung liên).

Tháng 12-1961, theo chỉ thị của Tỉnh ủy, Ban quân sự tỉnh mở hội nghị quân sự toàn tỉnh. Nhìn lại năm qua - một năm từ Đồng khởi chuyển lên chiến tranh cách mạng với nội dung là vừa ra sức phát triển chiến tranh du kích, vừa xây dựng lực lượng, củng cố vùng giải phóng, xác định địa bàn căn cứ, xây dựng xã ấp chiến đấu… - hội nghị đánh giá: Năm 1961 hoạt động quân sự đã phát triển cả số lượng và chất lượng, phong phú về hình thức và nội dung; nhưng sự phát triển đó còn chậm so với tốc độ tăng cường lực lượng quân sự của địch và chưa tương xứng với phong trào quần chúng. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng bộ đội tập trung, đẩy mạnh hơn nữa phong trào chiến tranh du kích, đảm bảo yêu cầu phát triển ngày càng tăng cao của cuộc chiến tranh cách mạng.


Đồng chí Lê Chính quê xã Phong Nẫm huyện Giồng Trôm là người sáng kiến
ra giàn “mang ênh”. Đồng chí đang hướng dẫn du kích gài “mang ênh” diệt giặc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2011, 03:53:20 pm »

II

MỘT NĂM GIẰNG CO QUYẾT LIỆT

Sau hơn nửa năm chuẩn bị, tháng 11-1961 Tổng thống và Hội đồng an ninh Mỹ chính thức chấp nhận kế hoạch chiến lược “chiến tranh đặc biệt” do Stalay và Taylor đề ra.

Biện pháp chiến lược cơ bản của kế hoạch này là nhanh chóng tập trung nhân dân miền Nam vào từng khu vực gọi là “ấp chiến lược” hòng tách các tổ chức Đảng và các lực lượng vũ trang của ta ra khỏi dân. Đồng thời dùng các hình thức chiến thuật quân sự “trực thăng vận”, “thiết xa vận” càn quét bao vây, tiêu diệt các lực lượng vũ trang giải phóng. Theo kế hoạch này trong vòng 18 tháng - kể từ lúc bắt đầu chuẩn bị đến cuối năm 1962 - địch sẽ dồn hàng triệu nhân dân vào 16.000 ấp chiến lược và hoàn thành chương trình bình định của chúng.

Tháng 2-1962 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra nghị quyết vạch rõ: “việc đế quốc Mỹ tiến thêm một bước can thiệp vũ trang vào miền Nam Việt Nam chắc chắn sẽ gây thêm khó khăn cho ta, nhưng với đà can thiệp hiện nay, về cơ bản so sánh lực lượng giữa ta với địch và đối tượng của cách mạng miền Nam chưa có gì thay đổi”(1). Bộ Chính trị chủ trương: “Kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự, giành và giữ thế chủ động, đẩy địch vào thế bị động hơn nữa, tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, ra sức phá kế hoạch Stalay - Taylor”(2).

Tháng 3-1962, tại Bến Tre địch bắt đầu triển khai kế hoạch lập ấp chiến lược. Chúng điều chỉnh, tổ chức lại chiến trường, cắt nhỏ địa bàn thành 8 chi khu, 6 yếu khu, 3 đặc khu Thiên chúa và 3 biệt khu(3).

Tỉnh Bến Tre là một tiểu khu quân sự năm trong hệ thống khu chiến thuật Tiền Giang.

Chúng tăng cường đôn quân, bắt lính theo kế hoạch năm phát triển đội quân tay sai Mỹ. Chúng bắt thanh niên đạo Thiên chúa, Hòa hảo, thanh niên ở thị xã, thị trấn vào bảo an, dân vệ. Chúng tuyển mộ cả bọn lưu manh, những tên đầu hàng phản bội vào làm nòng cốt trong lực lượng vũ trang của chúng. Chúng mở trường huấn luyện thanh niên chiến đấu ở sân bay Tân Thành. Số quân trong tỉnh từ 5.400 tên cuối năm 1961 đã tăng lên 7.300 tên cuối năm 1962. Chúng còn điều hai phân đội thiết xa vận và hải đoàn xung phong số 21 từ Sài Gòn về Bến Tre. 47 tên cố vấn Mỹ đã trực tiếp điều khiển mọi hoạt động quân sự trong tỉnh. Cùng với việc đôn quân, bắt lính địch đã dùng quân chủ lực, bảo an mở hàng loạt cuộc càn quét quy mô từ 1, 2 đại đội đến 1, 2 tiểu đoàn ở từng khu vực vài ba xã, khủng bố bắn giết nhân dân “dẫm lên căm hờn” quyết gom dân, khoanh dân vào các ấp chiến lược. Ở huyện Thạnh Phú, từ ngày 20-4 đến 10-5-1962, địch đã càn quét, khủng bố nhân dân dọc theo sông Cổ Chiên từ ấp Phú Điền, kinh Cầu Ván, rạch Muối, Cái Cát… đến vùng cù lao Đất dọc theo sông Hàm Luông và cưỡng bức hàng trăm gia đình phải bỏ ruộng vườn vào các ấp chiến lược. Ở huyện Bình Đại, địch cũng sử dụng lực lượng quân sự đi càn quét và gom trên 350 gia đình ở các vùng Tân Phú Trung, kinh số 4, rạch Mây ven sông Ba Lai vào các khu, mảng 3, 4 xã, khoanh dân tại chỗ, lập ấp chiến lược tại chỗ. Chúng đã khoanh cả chi bộ Đảng, du kích, cơ sở mật của ta vào ấp chiến lược. Chúng đưa 80 cán bộ bình định từ Sài Gòn về đóng tại xã An Bình Tây.

Tại mỗi ấp, chúng thiết lập một hệ thống hàng rào dây kém gai nhiều lớp; đào hào, đắp lũy bao bọc; gài chông, mìn, xây công sự. Bên trong ấp lại chia làm nhiều khu vực nhỏ có hàng rào ngăn cách. Mỗi ấp chỉ có 2 cửa ra vào và nhiều vọng gác để kiểm soát chặt việc đi lại của nhân dân. Địch lập các “Ban trị sự”, các tổ chức phản động; phát triển mạng lưới tình báo, mật vụ; phân loại từng gia đình; lập sổ hộ tịch; phát thẻ căn cước để khống chế và nắm chắt từng người dân. Trong mỗi ấp có 1, 2 đồn dân vệ canh giữ. Mỗi đồn có 10, 12 tên. Cuối năm 1962 địch đã khoanh, gom hàng vạn dân và lập được 115 ấp chiến lược.


(1), (2) Những sự kiện lịch sử Đảng - sách dẫn, trang 235.
(3) 8 chi khu gồm: Đôn Nhơn, Mỏ Cày, Hương Mỹ, Thạnh Phú, Ba Tri, Giồng Trôm, Bình Đại, Trúc Giang.
6 yếu khu gồm: Rạch Gừa, Thời Thuận, (Bình Đại), An Hiệp (Ba Tri), An Hiệp (Sóc Sải), Thành Thời (Mỏ Cày) và Cầu Móng (Hương Mỹ).
3 đặc khu Thiên chúa: đặc khu Thiên chúa Cáo Mơn, đặc khu Thiên chúa Rạch Dầu và đặc khu Cái Bông.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2011, 03:55:56 pm »

Nhân dân ta ở trong các ấp chiến lược đã bị tước đoạt tất cả mọi quyền sống của con người; tính mạng bị đe dọa hàng ngày, hàng giờ. Ấp chiến lược thực sự là trại giam, là cứ điểm quân sự của địch để chống lại nhân dân ta. Địch còn tung biệt kích luồn sâu, bất ngờ đánh vào vùng giải phóng của huyện Giồng[99] Trôm và Mỏ Cày; kết hợp với chiến tranh tâm lý kêu gọi đầu hàng, đầu thú uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân ta. Đồng thời địch đã dùng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” đánh vào một số địa bàn căn cứ hòng tìm cách tiêu diệt lực lượng vũ trang tập trung tỉnh, huyện, các công binh xưởng và cơ quan lãnh đạo của tỉnh.

Ngay khi địch triển khai kế hoạch bình định, gom dân, lập ấp chiến lược, nhân dân Bến Tre đão ý thức được rằng; chỉ có phá được kế hoạch này của địch mới bảo vệ được quyền sống, mới giữ được ruộng đất. Khi địch vào nhà, gom dân, với khẩu hiệu “một tấc không đi, một ly không rời”, nhân dân đã dùng lý lẽ tranh thủ binh lính, chân tay địch. Địch dỡ nhà, ông bà lão ôm chặt cột nhà; phụ nữ dùng câu liêm móc bọn lính dỡ nhà. Có nơi ban đêm quần chúng báo cơ sở đốt nhà mình để lấy cơ đấu tranh chống địch gom dân. Kết hợp với đấu tranh tại chỗ, các cấp ủy Đảng đã tổ chức các chuộc đấu tranh chính trị tập trung ra thị xã, thị trấn. Tháng 5-1962, xã An Định và một số xã khác đã tổ chức hơn 10.000 quần chúng vào thị xã tố giác những hành động cướp của, giết người của bọn ác ôn. Ở các huyện Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, mỗi lần đấu tranh, lực lượng quần chúng đông tới 5.000 đến 1.5000 người chống địch càn quét, gom dân, cào nhà. Nhiều chị em phụ nữ bị địch cắt tóc, ngâm nước, phơi nắng. Để hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị, ngày 25-3-1962, tiểu đoàn 261(1) đã phục kích tiêu diệt đại đội bảo an 354 ở ngã ba Trảng Dù (Thạnh Phước, Bình Đại). Tiếp đó bộ đội tỉnh và lực lượng vũ trang tập trung huyện Mỏ Cày tập kích diệt một đại đội biệt kích tại ngã tư An Định, bẻ gãy cuộc càn quét của địch.

Trong các ấp chiến lược, quần chúng đã liên tục đấu tranh chống kềm kẹp, đòi ra vào tự do, đòi giải quyết nhà ở, chống các tổ chức phản động của địch. Đảng viên, du kích, tự vệ mật quyết bám vào quần chúng xây dựng cơ sở, lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Một số nơi, tổ chức thanh niên chiến đấu của địch trở thành lực lượng của ta và họ đã hoạt động, canh gác theo yêu cầu của cách mạng.

Kết hợp với lực lượng bên ngoài, nhân dân trong một số ấp đả nổi dậy diệt ác ôn, phá hàng rào, làm lỏng sự kềm kẹp của địch. Năm 1962, 100 ấp chiến lược bị ta phá lỏng, phá rã. Do có lực lượng cơ động, lực lượng chiếm đóng đông, kẻ địch đã phản ứng nhanh. Ta phá địch lập lại, ta lại phá. Các ấp chiến lược Tân Thạch (Châu Thành), Xóm Chòi (Đại Điền - Thạnh Phú), các khu trù mật Rạch Gừa (Bình Đại), An Hiệp (Ba Tri) ta phá đi phá lại 30, 40 lần trong năm. Qua mỗi lần đánh phá, ta gây dựng thêm cơ sở cách mạng, phát triển lực lượng tự vệ mật và chuẩn bị điều kiện tiến lên phá dứt điểm.

Tháng 7-1962, khu chiến thuật Tiền Giang điều trung đoàn 10, sư đoàn 7 - chủ lực ngụy - tăng cường cho tiểu khu Bến Tre. Kể từ đầu năm 1961, đây là lần đầu tiên quân chủ lực ngụy về chiếm đóng chiến trường Bến Tre đến cấp Trung đoàn.

Có lực lượng chủ lực thường xuyên hỗ trợ, những tháng cuối năm 1962, địch tăng cường càn quét, chà xát, củng cố hệ thống ấp chiến lược cũ và lập thêm ấp mới. Đầu năm 1963, địch lập ấp chiến lược kiểu mẫu Tường Đa (Châu Thành); củng cố ấp chiến lược Tân Thạnch để giữ trục lộ giao thông Kiến Hòa - Định Tường; lập ấp chiến lược Thạnh Phú (huyện Thạnh Phú) hình thành vành đai Cầu Ván, Giao Thạnh; củng cố các ấp chiến lược nội ngoại ô thị xã, thị trấn và các lộ giao thông. Đồng thời địch càn quét mạnh vùng Châu Hòa, Châu Bình (Giồng Trôm); tiếp tục lấy ấp chiến lược Bình Nguyên làm thí điểm. Đến giữa năm 1963 địch đã lập được 195 ấp chiến lược trên toàn tỉnh.

Lúc này, lực lượng vũ trang tập trung tỉnh huyện phân tán hoạt động nhỏ lẻ tránh những trận càn quét lớn của địch. Theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, các đảng viên bị lộ, quen chiến đấu, khong bám được các ấp chiến lược thì thành lập chi bộ bên ngoài và có nhiệm vụ đột nhập vào ấp chiến lược diệt trừ ác ôn, hỗ trợ cho phong trào quần chúng. Chi bộ bên trong gồm các đảng viên bí mật, sống công khai hợp pháp có nhiệm vụ theo dõi, nắm quần chúng, cùng cấp tình hình cho chi bộ bên ngoài; đồng thời tuyên truyền vận động tổ chức quần chúng, phát triển cơ sở và khi có thơi cơ phối hợp trong, ngoài dứt điểm ấp chiến lược.


(1) Tiểu đoàn Hê-rôn - chủ lực Quân khu 8.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2011, 03:57:05 pm »

Với phương hướng đó, ở Ba Tri, Huyện ủy đã tuyển chọn cán bộ kiên trì bám trụ gây dựng cơ sở, đánh địch trong từng ấp. Ở xã Phú Lễ, ta đã xây dựng được 5 tiểu đội du kích, có 3 tiểu đội sống hợp pháp trong ấp chiến lược được trang bị 27 khẩu súng và 6 tiểu đội tự vệ nằm trong tổ chức “thanh niên bảo vệ hương thôn” của địch. Tự vệ mật đã diệt địch bằng mìn tự tạo, bằng lựu đạn gài. Cô Hồng, cô Ngọc gài mìn đánh tan xác xe địch ngay trước cửa nhà mình. Tự vệ mật xã Bảo Thạnh dùng khăn rằn xiết họng tên đồn trưởng bót Tổng Khương ngay trong ấp chiến lược.

Để uy hiếp tinh thần đấu tranh của nhân dân ta, ngày 15-1-1963, địch rải chất độc hóa học ở vùng Thuận Điền, Nhơn Thành, Mỹ Thạnh, lương Phú thuộc vùng căn cứ huyện Giồng Trôm. Một em bé 3 tuổi bị quân thù giết hại, một số đồng bào ta bị nhiễm độc. Vườn tược, cây trái bị phá trụi. Cả xóm làng xáo động; cả tỉnh căm thù bọn giết người man rợ. Ngày 17-1-1963, nhân dân các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày, Thạnh Phú - đông tới 30 ngàn người - bất chấp sự ngăn chặn của địch, vượt qua bọn lính cản đường, tranh thủ binh sĩ, cảnh sát tràn vào thị xã và cùng với các tầng lớp nhân dân trong thị xã vây kín tòa hành chính buộc tên tỉnh trưởng phải ra nhận tội ác. Cuộc đấu tranh có có tiếng vang lớn và trực tiếp đánh vào âm mưu bình định nông thôn của địch.

Ngày 9-3-1963, địch dùng 2 trung đoàn chủ lực và bọn bảo an, dân vệ địa phương càn vào 3 xã Châu Hòa, Châu Bình, Phong Mỹ (Giồng Trôm). Ta vận động gia đình lính bảo an, dân vệ đến đấu tranh trực diện với địch. Mặc dầu bị bọn ác ôn ngăn cản đánh đập, nhiều người đã nhảy lên xe, xông ra đường cản xe, kéo, níu lôi chồng con em mình lại, không cho họ đi tàn sát đồng bào. Đồng bào thị trấn Giồng Trôm ra đứng chặn đường; đoàn xe của địch phải nằm dí tại chỗ. Dân quân, du kích bắn bị thương một số tên.

Như vậy là từ tháng 3-1962 đến những tháng đầu năm 1963, cuộc đấu tranh chống địch càn quét, gom dân, lập ấp chiến lược đã diễn ra gay go, quyết liệt trên khắp các địa bàn trong tỉnh. Kẻ địch tuy bị tiêu hao, tiêu diệt một số sinh lực, nhưng ta cũng dần dần bị lấn đất, mất dân. Ấp chiến lược của địch bị ta phá đi, phá lại nhiều lần, nhưng chưa phá được dứt điểm. Thực tiễn đó đòi hỏi phải có “đòn xeo” mới với cách đánh có hiệu quả để hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược, làm thất bại cuộc phản công chiến lược của Mỹ ngụy trên chiến trường.

Ngay từ tháng 12-1962, đồng chí Võ Chí Công - Thường vụ Trung ương Cục khi về kiểm tra tình hình tỉnh Bến Tre đã xác định: trong cuộc chiến tranh cách mạng toàn dân, toàn diện của ta, lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân đều là lực lượng cơ bản quyết định; nhưng khi đã đi vào chiến tranh thì lực lượng vũ trang có vai trò trực tiếp quyết định. Đầu năm 1963, khi chuẩn bị cho hội nghị Tỉnh ủy, Đảng ủy Ban quân sự tỉnh cũng đã xác định: Trong công tác chỉ đạo quân sự ta chưa tập trung xoáy vào công tác phá ấp chiến lược; lực lượng vũ trang tập trung chưa đánh được những trận tiêu diệt để hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy tạo thành một cao trào phá tan ấp chiến lược của địch. Do đó ta chưa chuyển được tình hình có lợi cho ta.

Từ đây cuộc đấu tranh đánh phá ấp chiến lược của quân dân Bến Tre có bước phát triển mới.




Bãi biển Thạnh Phú và Vàm Khâu Băng - Nơi tiếp nhận vũ khí
từ hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường Nam Bộ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2011, 03:57:29 pm »

Chương bốn

CAO TRÀO TẤN CÔNG VÀ NỔI DẬY ĐÁNH BẠI
QUỐC SÁCH ẤP CHIếN LƯỢC CỦA MỸ NGỤY
(7-1963 - 12-1964)

I

CHIẾN THẮNG GÒ KEO, CHUYỂN THẾ GIỒNG TRÔM

Những tháng đầu năm 1963, chiến trường Bến Tre đang ở thế giằng co quyết liệt giữa ta và địch. Trên toàn tỉnh, địch đã dựng lên 129 ấp chiến lược. Vùng giải phóng của ta bị thu hẹp một phần. Cuộc đấu tranh giành dân, chống càn quét, đánh phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ xã ấp diễn ra hết sức gay gắt. Quân và dân Bến Tre vượt qua khó khăn tiêu hao, tiêu diệt một số sinh lực địch nhưng vẫn chưa chuyển được tình hình chung.

Tháng 4-1963, hội nghị Tỉnh ủy nhấn mạnh: Địch lấn chiếm càn quét, ta không tích cực chống càn là sai; đấu tranh vũ trang không mạnh thì đấu tranh chính trị và binh vận sẽ gặp khó khăn.

Hội nghị đã phê phán tư tưởng co thủ, hữu khuynh trong một số cán bộ, đảng viên. Hội nghị đề ra yêu cầu: Tiêu diệt sinh lực địch, gỡ đồn bót, mở rộng vùng giải phóng, giành dân, giành quyền làm chủ xã ấp, xây dựng phát triển lực lượng về mọi mặt.

Tỉnh ủy đã đề ra nhiệm vụ cho các lực lượng vũ trang là: Tập trung huấn luyện, nâng cao sức chiến đấu của hai đại đội tỉnh; thành lập đại đội 3 và đại đội trợ chiến; phát triển các phân đội thông tin, trinh sát, đặc công, công binh thành đại đội. Hội nghị quyết định kiện toàn các cơ quan chỉ huy quân sự các cấp và kiên quyết chỉ đạo bộ đội tỉnh, huyện đứng lại cùng nhân dân du kích đánh địch càn quét hỗ trợ cho phong trào quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược.

Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban quân sự tỉnh phát động phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trong lực lượng vũ trang.

Tháng 5-1963, Ban quân sự tỉnh đã đưa đại đội 1, đại đội 2(1) về căn cứ Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú) - nơi có địa hình thuận lợi, có điều kiện bảo đảm vật chất để huấn luyện bộ đội. Nội dung huấn luyện lần này nhằm nâng cao cả về tình độ chính trị và quân sự, đáp ứng yêu cầu chiến đấu sắp tới của bộ đội tập trung tỉnh.

Về kỹ thuật: Huấn luyện cho bộ đội biết đắp công sự hình chữ L có nắp - kiểu công sự thuận tiện cho cả khi tiến công cũng như lúc phòng ngự trong chiến đấu. Bộ đội còn được học tập 3 bài xạ kích, đặc biệt là bài học bắn đón máy bay trực thăng bằng súng bộ binh. Về chiến thuật: chú trọng nâng cao trình độ chiến thuật phục kích vận động từ cấp tiểu đội đến đại đội. Đồng thời bộ đội còn được học kinh nghiệm của trận Ấp Bắc trên chiến trường Mỹ Tho.

Được sự chi viện của hậu phương miền Bắc, lực lượng vũ trang được trang bị thêm súng ĐK57, đại liên, Thomson, súng trường K44; đồng thời phần lớn khó khăn về đạn dược được giải quyết.

Sau đợt huấn luyện, với ý định đánh địch mở rộng địa bàn, căn cứ mở rộng hành lang giao thông, Ban quân sự tỉnh đã đưa lực lượng vũ trang cơ động đứng chân trên địa bàn Giồng Trôm. Sau đợt huấn luyện, với ý định đánh địch mở rộng địa bàn, căn cứ, mở rộng hành lang giao thông, Ban quân sự tỉnh đã đưa lực lượng vũ trang cơ động đứng chân trên địa bàn Giồng Trôm.

Ngày 5-7-1963, lực lượng vũ trang tỉnh kết hợp với bộ đội huyện đánh đồn chợ Cái Mít xã Thạnh Phú Đông và phục kích chặn đánh quân viện. Địa bàn hiểm yếu này nằm ở ven sông Hàm Luông bị quân ta uy hiếp. Địch điều tiểu đoàn 3, trung đoàn 12, sư đoàn 7 đến đối phó. Chũng đổ 1 đại đội bằng máy bay trực thăng xuống đồng Gò Keo. Địch chưa kịp triển khai đội hình thì đại đội 1 đã nhanh chóng tiến công mãnh liệt, tiêu diệt những hỏa điểm, bắn rơi máy bay trực thăng và dũng cảm xung phong ngoài đồng trống diệt gọn 1 đại đội địch. Chúng tiếp tục đổ 2 đại đội còn lại xuống trận địa. Có công sự vững chắc, đại đội 1 cùng đại đội 2 và bộ đội huyện bám trụ dọc theo tuyến rào ấp chiến lược (Thạnh Phú Đông) liên tiếp đánh địch, bẻ gãy nhiều đợt xung phong của chúng. Đại đội thứ 2 của tiểu đoàn 3 trung đoàn 12 bị tiêu hao nặng. Địch không vào được đồn Cái Mít.

Nhân dân trong ấp chiến lược nổi dậy diệt ác trừ gian, phá thế kềm kẹp, giải phóng xã Thạnh Phú Đông. Quần chúng họp mít tinh vạch trần tội ác bọn tề điệp và phấn khởi xây dựng xã ấp chiến đấu.

Phát huy thắng lợi, từ ngày 10 đến ngày 13-7-1963, gần 2.000 quần chúng và gia đình binh sĩ ở các xã Thạnh Phú Đông, Hiệp Hưng, Tân Hào, Phước Long kéo đến thị trấn Giồng Trôm đòi chính quyền bồi thường thiệt hại tài sản; đòi chấm dứt bắn phá càn quét; đòi bồi thường chồng, con em đi lính bị thiệt mạng và vận động binh sĩ trở về với cách mạng.


(1) Từ đầu năm 1963 đến tháng 5-1963 đại đội 2 mới có 2 trung đội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2011, 03:57:48 pm »

Với kinh nghiệm chiến thắng Gò Keo, lực lượng vũ trang tỉnh cùng bộ đội địa phương huyện liên tiếp đánh địch, giải phóng xã ấp, mở rộng vùng, mở rộng địa bàn, căn cứ.

Tại Giồng Trôm từ ngày 2 đến ngày 6-9-1963, đại đội 1, đại đội 2 và bộ đội huyện đánh đồn Sơn Phú; phục kích đánh tiêu hao nặng đại đội bảo an số 232; đánh đồn Lương Phú; chặn quân tiếp viện bằng tàu trên sông Tài Phú, bắn chìm, cháy 2 tàu, diệt gọn đại đội bảo an Giồng Trôm, có tên đại úy quận trưởng.

Tiếp đó lực lượng vũ trang tỉnh cơ động xuống Ba Tri. Ngày 9-9-1963, bộ đội huyện diệt đồn Mỹ Nhơn đại đội 1, đại đội 2 phục kích vận động tiêu diệt hoàn toàn đại đội bảo an số 907 Ba Tri, bắt 35 tù binh có tên trung úy đại đội trưởng, thu 80 súng các loại.

Đây là trận phục kích vận động hợp đồng chiến đấu bao vây chia cắt diệt địch ngài đồng trống, xóa phiêu hiệu 1 đại đội bảo an khét tiếng ác ôn được thành lập từ thời Pháp. Nó đánh dấu bước trưởng thành mới của lực lượng vũ trang tỉnh.

Cùng thời gian này, tại huyện Thạnh Phú, đại đội 3 của tỉnh vừa thành lập xong đã kết hợp với bộ đội huyện đánh đồn, diệt viện, tiêu hao nặng đại đội bảo an 854 ở Cầu Ván (Giao Thạnh).

Sau trận Gò Keo, chỉ trorg một thời gian ngắn, bộ đội ta đã tiêu diệt gọn 2 đo bảo an, đánh thiệt hại nhiều đại đội khác. Lực lượng vũ trang của tỉnh đã làm được nhiệm vụ “đòn xeo” cho phong trào 3 mặt đánh phá ấp chiến lược của địch.

Vừa chiến đấu vừa phát triển lực lượng, tháng 10-1963, đại đội 4 trợ chiến được thành lập gồm các phân dội ĐK57, ĐK75 ly, “Lăng Xà Bom”. Trung đội nữ vũ trang ra đời gồm 43 đồng chí do các đồng chí Thu Hà, Mười Thành, Năm Hoa chỉ huy. Đơn vị này có nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền, phát động phong trào quần chúng ở các vùng sâu, vùng yếu; cải trang vào thị xã, thị trấn nắm tình hình địch phục vụ các trận đánh lớn.

Lực lượng vũ trang của huyện từ hai trung đội đã phát triển lên đại đội. Các huyện mạnh như Mỏ Cày, Giồng Trôm đã xây dựng đại đội bộ binh bao gồm 3 trung đội và các tiểu đội thông tin, trinh sát, đặc công. Các xã có từ 1 đến 2 trung đội du kích. Lực lượng vũ trang 3 thứ quân đã phát triển đồng đều, cân đối.

Theo yêu cầu của phong trào cách mạng và tác chiến của lực lượng vũ trang, trinh sát kỹ thuật Bến Tre đã có bước phát triển mới. Với tinh thần thông minh, sáng tạo, cán bộ và chiến sĩ ta đã kiên trì dùng những Ra-đi-ô lớn “lập sóng”(1) và máy thông tin PRC 10 theo dõi, nghiên cứu những tín hiệu, điện báo, điện thoại của địch và sử dụng những tổ chức quân áo khác. Trong các trận chiến đấu ác liệt, cán bộ và chiến sĩ đã thường xuyên nắm chắc tình hình địch có khi phát hiện cả ý đồ chiến lược của chúng phục vụ kịp thời cho chỉ huy, lãnh đạo của tỉnh và cấp trên.

Tháng 12-1963, hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 đã đánh giá thắng lợi của quân và dân miền Nam sau 2 năm tiến hành chiến tranh cách mạng chống chiến tranh đặc biệt của địch. Hội nghị nhấn mạnh: cần phải “quán triệt phương châm đánh lâu dài đồng thời tranh thủ thời cơ giành thắng lợi trong thời gian ngắn”(2); biết “kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang một cách linh hoạt, đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đều đóng vai trò rất cơ bản và rất quyết định”(3) nhưng “đấu tranh quân sự đóng vai trò quyết định trực tiếp”(4). Để thực hiện yêu cầu đó “điều quan trọng nhất, quyết định nhất trong bất cứ trường hợp nào vẫn phải nỗ lực tăng cường lực lượng của ta về mọi mặt, đặc biệt là lực lượng quân sự”(5).

Để thực hiện nghị quyết của Đảng và được sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Khu 2, Tỉnh ủy ến Tre quyết tâm xây dựng lực lượng tại chỗ tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thẳng vào hệ thống ấp chiến lược của địch.

Tỉnh ủy đề ra nhiệm vụ cho lực lượng vũ trang là phải diệt đồn bót, tạo điều kiện cho lực lượng quần chúng ba mặt tại chỗ đấu tranh, bao vây dứt điểm từng ấp chiến lược, đi đến giải phóng từng mảng, từng vùng giành quyền làm chủ.

Tỉnh ủy đã chủ trương tổ chức 2 đợt hoạt động đồng loạt trên các địa bàn chủ yếu:

- Đợt một; Tại cù lao Bảo (gồm Giồng Trôm, Ba Tri, Châu thành, Bình Đại) tiêu diệt đồn bót trên các giao thông từ thị xã đến thị trấn.

- Đợt hai: Tập trung lực lượng chuyển sang Mỏ Cày, bao vây đồn bót đánh quân cứu viện phá rã hệ thống ấp chiến lược làm chủ vùng nông thôn.

Để mở rộng đường hành lang giao thông liên huyện Giồng Trôm - Châu Thành, ngày 5-1-1964, đại đội 1 tập kích diệt gọn đồn cấp trung đội ở xã Phong Nẫm (Giồng Trôm) gây phấn khởi trong toàn quân.

Vừa vào đợt một, địch mở cuộc càn quét lớn ở Thanh Phú mang tên “Phượng Hoàng T.G.1”.


(1) Dùng Ra-đi-ô lớn cùng thu 1 sóng để nghe rõ tín hiệu của địch.
(2), (3), (4), (5) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sách đã dẫn, trang 91, 92.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM