Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:17:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bến Tre  (Đọc 67136 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 04:00:53 pm »

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bến Tre
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bến Tre
Năm xuất bàn: 1985
Số hóa: macbupda

BAN CHỈ ĐẠO

Thường vụ Tỉnh ủy
Người chịu trách nhiệm xuất bản
Đại tá NGUYỄN HỮU VỊ

Người hướng dẫn nghiệp vụ
Đại tá PHAN ĐỊNH

BAN BIÊN SOẠN

Thiếu tá VŨ BÌNH
Đại úy PHẠM HOÀI BÃO
Thượng úy PHẠM NGỌC TUẤN

LỜI GIỚI THIỆU

Bến Tre là tỉnh đầu tiên của miền Nam đã hoàn thành công tác tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Và đến nay, Bến Tre cũng là tỉnh đầu tiên hoàn thành cuốn “Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”. Đó là những đóng góp rất quan trọng của Bến Tre vào công cuộc tổng kết chiến tranh và lịch sử quân sự chung của nước ta hiện nay.

Bến Tre là một tỉnh nằm trong vùng tam giác châu thổ sông Cửu Long và cùng với Vĩnh Long, Trà Vinh hình thành khu vực bản lề quan trọng của chiến trường Nam Bộ. Bến Tre là tỉnh đông dân, có tiềm lực kinh tế đa dạng, có địa hình sông rạch chằng chịt, hiểm trở. Nhân dân Bên Tre có lịch sử đấu tranh lâu dài, có truyền thống yêu nước, tự lực tự cường, kiên cường bất khuất, luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Đảng bộ Bến Tre có truyền thống đoàn kết nhất trí, bám sát quần chúng và dựa vào quần chúng, dũng cảm và kiên trì lãnh đạo nhân dân chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng. Đó là những điều kiện rất thuận lợi cho việc phát động một cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện trên một địa bàn đặc thù bốn bề sông nước.

Qua gần 21 năm kiên trì chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, quân và dân Bến tre đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chiến lược do trên giao cho địa phương mình. Nhân dân Bến Tre đã tiêu diệt và làm tan rã lực lượng quân sự, lực lượng chính trị ở địa phương, giải phóng tỉnh nhà góp phần vào việc giải phóng hoàn toàn miền Nam. Nhân dân Bến Tre đã làm tròn nhiệm vụ hậu phương trực tiếp và hành lang chiến lược, có thời kỳ đã giúp cho trên tổ chức tiếp nhận sự chi viện của miền Bắc để chuyển lên chiến trường miền Đông Nam Bộ và các chiến trường khác, đồng thời đã đóng góp sức người, sức của lên trên với một khối lượng khá lớn.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứn ước của Bến Tre là một cuộc chiến tranh nhân dân toàn dận, toàn diện. Nó phát triển từ đấu tranh chính trị tiến lên cao trào “Đồng khởi” giành quyền làm chủ ở nông thôn, từ “Đồng khởi” chuyển lên chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân trên phạm vi toàn tỉnh. Quá tình đó là quá tình giành dân và giữ dân; ta phá kềm kẹp phá bình định, phá gom dân, giành quyền làm chủ.

Trong quá trình đó, Bến Tre đã nếu lên một mô hình về phong trào “Đồng khởi” giành quyền làm chủ nông thôn, trong đó chủ yếu là sử dụng bạo lực chính trị của quần chúng kết hợp với cơ sở binh vận và một bộ phận lực lượng vũ trang lúc đầu còn rất nhỏ bé. Bến Tre cũng nêu lên một mô hình về chiến tranh nhân dân, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị một cách nhuần nhuyễn, kết hợp ba mũi tại xã, ấp một cách chặt chẽ, thành công và thực hành tốt chác chiến dịch tổng hợp trên địa bàn tỉnh, trong đó kết hợp tấn công với nổi đậy, nổi dậy với tấn công, tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ, giành quyền làm chủ với tiêu diệt địch.

Những bài học kinh nghiệm của Bến Tre đã đóng góp một phần quan trọng vào việc chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu vừa qua và ngày nay vẫn còn có tác dụng rất lớn đối với việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn cách mạng mới.

Là công trình đầu tiên nên nó không tránh khỏi những khuyết điểm, nhược điểm nhất định. Nhưng nhìn chung, nó đã nói lên được những nét lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ của Bến Tre. Các đồng chí trong ban biên tập công trình này đã có những cố gắng lớn về mặt sưu tầm và nghiên cứu chọn lực tư liệu, về dàn dựng bố cực và phương pháp thể hiện cụ thể. Do đó, cuốn sử này sẽ đóng góp một phần quan trọng trong công tác biên soạn lịch sử chiến tranh của các tỉnh ở phía Nam hiện nay.

Tôi trân trọng giới thiệu cuốn “Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bến Tre tới bạn đọc cả nước.

Tháng 4-1985         
Đại tướng Hoàng Văn Thái
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 04:03:51 pm »

THAY LỜI NÓI ĐẦU

ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

Bến Tre là một tỉnh đồng bằng mang hình thể rẻ quạt nằm cuối nguồn sông Cửu Long, giáp với biển Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 86km về hướng tây nam.

Bốn nhánh của sông Cửu Long: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên cứ mỗi mùa nước lũ lại mang hàng triệu mét khối phù sa từ thượng nguồn về vun bồi cho vùng hạ lưu. Và trải qua bao thế kỷ nguồn phù sa này đã tạo nên ba cù lao: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Bến Tre được hợp thành bởi ba cù lao ấy.

Tỉnh Bến Tre, về phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, lấy con sông Tiền làm ranh giới. Phía tây và nam giáp tỉnh Cửu Long phân ranh bởi con sông Cổ Chiên. Phía đông giáp biển Đông với bở biển dài 65km.

Bến Tre là tỉnh hẹp nhất trong 9 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên là 2.224,75km2. Đây là xứ đất bồi, địa hình bằng phẳng, rải rác có những[5] giồng cát xen lẫn với ruộng vườn. Bến Tre không có rừng lớn, rừng già, chỉ có rừng chồi như cây mắm, đước, chà là, bần, chiếm diện tích 14.286 ha ở vùng ven biển ngập nước quanh năm.

Bến Tre được sự ưu đãi của sông Cửu long và biển Đông nên khí hậu mát mẻ dễ chịu. Nhiệt độ trung bình là 27,9 độ C. Mỗi năm có 2 mùa: mùa nắng và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình là 1.497,8mm. Mùa nắng hay mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, tháng 4. Số giờ nắng trung bình khoảng 2.696 giờ. Tuy mùa nắng nhưng nhờ có gió từ biển Đông thổi vào nên thời tiết vẫn dịu mát. Vào tháng 4, tháng 5 - tháng đổi mùa - thời tiết có trở nên gay gắt hơn, nhưng thời gian không kéo dài.

Đất đai ở Bến Tre là đất phù sa màu mỡ, rất thích hợp cho các loại cây trồng quanh năm, chỉ trừ vùng ven biển bị nước biển lên xuống nhiễm mặn. Ngoài ra 65km bờ biển và nhiều sông, ngòi, kinh, rạch là một nguồn cung cấp tôm cá dồi dào.

Do điều kiện đất đai và thời tiết nói trên, Bến Tre sớm hình thành một nền kinh tế đa dạng. Hiện nay, diện tích cấy lúa gần 9 vạn ha. Bến Tre còn có “ba đảo dừa xanh” và rừng mía bạt ngàn. Đó là hai thế mạnh kinh tế của tỉnh. Dừa Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành… chiếm diện tích 33.174 ha, mía 10.000 ha, các loại cây ăn trái như xoài, măng cụt, chôm chôm hơn 10.000 ha. Hải sản, thủy sản và chăn nuôi đều phát triển.

Bến Tre là một tỉnh bốn bề sông nước. Những con sông lớn như sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên, sông Bến Tre, sông Giồng Trôm. Các con rạch như Sóc Sỏi, Cái Mơn, Băng Cung… Các kinh lớn như: kinh Chẹt Sậy, kinh Giao Hòa, kinh Xáng Thơm, kinh Rạch Ranh, Kinh Lách. Sông, kinh rạch chằng chịt nối ngọn, kế nguồn, đan nhau ngang dọc như những mạch máu chảy khắp ba dải cù lao rất thuận lợi cho việc giao thông đường thủy.

Cùng với hệ thống đường thủy, Bến Tre có 247km đường bộ (hệ thống chính) và một hệ thống đường phụ (đường làng) phần lớn đắp đất nối liền với đường chính. Đường liên tỉnh 6A dài 36km chạy từ phá Rạch Miễu (sông Tiền) xuyên qua thị xã Bến tre đến cách Mỏ Cày ra phá Cổ Chiên. Cù lao Minh có tỉnh lộ 30 nối liền huyện Lách - Mỏ Cày - Thạnh Phú dài 95,5km. Cù lao Bảo có tỉnh lộ 27 nối tỉnh lộ 26 hạy từ một mỏm cù lao Bảo là đường liên huyện Châu Thành - Thị xã - Giồng Trôm - Ba Tri dài 74,5km. Cù lao An Hóa có tỉnh lộ số 7 và xương sống của cù lao này chạy từ liên tỉnh lộ 6A đến huyện Bình Đại dài 41,25km.

Với hệ thống đường thủy, đường bộ đan chèo chằng chịt trong chiến tranh - Bến Tre là một chiến trường dễ bị địch chia cắt, phong tỏa. việc chi viện, tiếp tế, chuyển quân cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng ngược lại, địa hình, sông rạch, rừng dừa, bãi mía liên hoàn, rừng chồi ven biển kín đáo đã “che bộ đội”, “vây quân thù”, tạo thuận lợi cho chiến tranh nhân dân phát triển với những trang sử hào hùng: “Cỡi sóng Hàm Luông, nhận chìm hạm Mỹ”.

Ngược dòng lịch sử - trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta - dưới triều Nguyễn, cù lao Bảo và c(1).

Sau khi thực dân Pháp chiếm được lục tỉnh Nam Bộ, chúng chia Nam Bộ ra nhiêu tỉnh để đặt ách cai trị. Năm 1891, cù lao Bão và cù lao Minh sát nhập lại thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Bến Tre. Lúc này, cù lao Bảo có hai huyện: huyện Châu Thành và huyện Ba Tri gồm 10 tổng với 53 làng. Cù lao Minh có hai huyện Mỏ Cày và Thạnh Phú gồm 10 tổng với 36 làng.

Trong kháng chiến chống Pháp (1945) tỉnh Bến Tre có thêm cù lao An Hóa (trước thuộc tỉnh Mỹ Tho) với 6 xã của huyện Chợ Lách (trước thuộc Vĩnh Long) sát nhập lại thành huyện An Hóa và huyện Chợ Lách.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Bến Tre có bảy huyện và một thị xã với 115 xã, 786 ấp. Hiện nay Bến Te có bảy huyện và một thị xã với 152 xã phường. Cù lao Minh có ba huyện: huyện Chợ Lách, huyện Mỏ Cày, huyện Thạnh Phú. Cù lao Bảo có: Thị xã, huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm, huyện Ba Tri. Riêng huyện Bình Đại chiếm phần đất của lao An Hóa tới kinh Giao Hòa chạy tới biển Đông.



(1) Hoàng Trị phủ (tức Thành phủ) đặt tại cù lao Bảo.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 04:07:11 pm »

Dân số Bến Tre năm 1959 có 11 vạn người. Sau 70 năm (1929) có 31,5 vạn. Trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ có 60 vạn và gần đây (12-1980) là 1.058.370 người. Mật độ dân số là 475,5 người trên 1km2.

Bến Tre có 15 dân tộc. Dân tộc Kinh chiếm 95% dân số, kế đến 1 vạn người Hoa, còn lại 13 dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất thấp.

Về tôn giáo, Bến Tre có 4 đạo lớn: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Cao đài và đạo Hòa hảo. Bọn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ luôn tìm cách lợi dụng tôn giáo đê chia rẽ nhân dân, chống lại cách mạng. Nhưng với chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo trước sau như một, cách mạng vẫn thu hút được đại đa số tín đồ lao động nghèo ủng hộ và tham gia kháng chiến.

Trước đây, các tầng lớp xã hội chính ở Bến Tre gồm: trung nông, bần nông (99%) và một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ. Do khí hậu, đất đai ưu đãi, người nông dân lao động cấy trồng được thuận lợi trên những mảnh đất cha ông xa xưa đã để lại, rất ít người phải cầm cố ruộng đất cho địa chủ, nên ở Bến Tre không có nhiều địa chủ lớn như ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Khi thực dân Pháp chiếm đất nước ta - cùng với bọn vua quan, địa chủ phong kiến bóc lột nặng nề - phần lớn trung nông, bần nông rơi xuống tình trạng bần cố nông. Trên mảnh đất giàu có nhưng rất nhiều người nông dân phải sống cuộc đời nghèo đói.

Sau cách mạng Tháng Tám 1945, cách mạng đã nhiều lần tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ phản động để tạm chia, tạm cấp cho những gia đình nông dân nghèo.

Từ thuở xã xưa - trong thời khai hoang, lập đất - người dân Bến Tre đã biết đoàn kết đắp đê ngăn mặn, lấp biển, chống chọi với rừng hoang, bùn lầy, biến vùng đất bồi ven biển này thành mảnh đất xanh tươi trù phú. Đoàn kết trong lao động, trong sinh hoạt, người dân Bến Tre còn đoàn kết keo sơn trong chống giặc ngoại xâm. Khi thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm Nam Bộ, nhân dân Bến Tre đã cùng với nhân dân Nam Bộ kết thành một khối, bằng mọi vũ khí thô sơ, ngăn bước giặc thù hung hãn. Họ đã đóng cọc, đắp cùa trên các cửa sông để ngăn tàu giặc. Với súng hỏa mai và giáo mác họ cũng tập kích trại giặc gtrong đêm. Quân Pháp chiếm được thành Vĩnh Long, nhưng cách đó 20km (xã Mỹ Quí) lại mọc lên một căn cứ kháng chiến khác của nhân dân làm điên đầu bọn chỉ huy xâm lược(1). Mỗi một thước đất giặc chiếm được là phải trải qua bao phen kinh hãi khi giao chiến với những nghĩa quân quả cảm bất chấp cả “tàu to, súng lớn, đạn chì”(2). Từ năm 1867 đến trước 1930 (khi Đảng Cộng sản ra đời), nhiều cuộc khởi nghĩa của các sĩ phu yêu nước đã nổ ra trên hai dải cù lao Minh - cù lao Bảo. Đó là những cuộc khởi nghĩa của anh em Phan Liêm - Phan Tôn, cuộc khởi nghĩa của Tán Kế (vùng Ba Châu), của Trần Văn Lực, Trần Văn Dinh (Mỏ Cày)… Nhưng cuộc khởi nghĩa nổ ra sớm nhất ở Bến Tre là cuộc khởi nghĩa của Phan Tòng. Ông đã hy sinh từ những ngày đầu đánh Pháp song tinh thần của ông và nghĩa quân Giồng rạch mãi mãi còn lưu lại trong 10 bài điếu của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu với những dòng chứa chan cảm phục:


“Tinh thần hai chữ phau sương tuyết
Khí phách nghìn thu rỡ núi non”

Tuy các cuộc khởi nghĩa đều dần dần bị thất bại, nhưng nó đã truyền lại cho các thế hệ kế tiếp ở Bến Tre một giá trị tinh thần cao quí. Đó là nhiệt huyết trả nợ nước, là tinh thần hy sinh quên mình vì độc lập dân tộc. Truyền thống đó quả thực đã ăn sâu bén rễ ở mảnh đất này để đến những năm 25, 30 của thế kỷ 20 - sau khi tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập - nhiều thanh niên trí thức, công nhân đã lần lượt tình nguyện đứng vào hàng ngũ những người yêu nước Mác xít này. Tỉnh bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội ra đời. Bắt nguồn từ tổ chức này, cuối tháng 4-1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập tại xã Tân Xuân (Ba Tri). Tiếp theo đó là sự ra đời của nhiều chi bộ và cơ sở Đảng ở các huyện khác. Cuộc đấu tranh yêu nước ở Bến Tre bước sang một thời kỳ mới với nội dung và phương pháp mới. Các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ của nông dân trước đây bây giờ được thay bằng những cuộc biểu tình lớn có hàng vạn quần chúng tham gia dưới sự lãnh đạo của những người Cộng sản. Đó là cuộc biểu tình ở xã Tân Xuân, Ba Mỹ, Vĩnh Hòa (Ba Tri; Ba Châu (Giồng Trôm); Tân Bình, Ba Vát, Phước Hiệp (Mỏ Cày); Giao Thạnh, Thạnh Phong (Thạnh Phú). Trong các cuộc biểu tình, công nhân đòi giảm giờ làm, đòi tăng lương… nông dân đòi giảm tô, giảm tức, người cày có ruộng… Từ những quyền lợi dân sinh dân chủ thiết thực đó, Đảng Cộng sản đã đi vào lòng người dân Bến Tre, hun đúc nên tinh thần yêu nước và cách mạng. Chính lòng dân ấy đã là những lớp tường thành kín đáo và kiên cố nhất để bảo vệ những cán bộ của Đảng trong những năm đầu của những năm 30 khi thực dân Pháp khủng bố khốc liệt.


(1) Lịch sử Việt Nam cận đại (1858 đến cuối thế kỷ 19) - quyền 3 tập 1 - phần 1 - Phan Ngọc Liễn - Phan Văn Trị… (trích).
(2) Thơ Nguyễn Đình Chiểu (trích).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 04:08:52 pm »

Năm 1935, các thành công cơ sơ Đảng bị thực dân Pháp đàn áp bắt bớ gây tổn thất không ít đã dần dần được củng cố và khôi phục lại tiếp tục hoạt động mạnh mẽ. Hưởng ứng phong trào Đông Dương Đại hội, gần 60 Ủy ban hành động trong tổng số 600 Ủy ban hành động của Nam Bộ) được lập nên ở Bến Tre.

Khi cuộc khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quần chúng Bến Tre đã góp phần hòa chung sức mạnh. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, nhưng từ đó Đảng Cộng sản đã rút ra những bài học kinh nghiệm qúi giá dẫn tới sự thành công trọn vẹn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sáng ngày 24-8-1945, Việt minh ra mắt đồng bào Bến Tre. Chiều và đêm 25-8-1945, toàn tỉnh khởi nghĩa giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Sáng 26-8-1945, Ủy ban cách mạng Bến Tre đã ra mắt nhân dân tại sân bóng đá thị xã. Ách đô hộ 87 năm của thực dân Pháp và 3 năm của Nhật bị lạt nhào. Bến Tre và toàn quốc được hưởng tự do và độc lập. Ước vọng dai dẳng của các chí sĩ và nghĩa sĩ năm xưa không thành hiện thực thì nay con cháu họ đã thực hiện được.

Nhưng niềm vui thật là ngắn ngủi. Chính quyền nhân dân chưa làm được bao nhiêu và còn bao nhiêu việc phải làm để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp và công bằng thì thực dân Pháp lại cấu kết với Anh quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23-9-1945, quân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn, rồi đánh lan ra các tỉnh Nam Bộ. Hưởng ứng lừi kêu gọi “toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch, Ủy ban kháng chiến tỉnh đã lãnh đạo nhân dân Bến Tre bước vào cuộc kháng chiến lâu dài chống lũ giặc cướp nước và bán nước. Nhân dân đã xây dựng chướng ngại vật, cắt đứt đường giao thông, chiến đấu, tìm mọi cách kìm bước tiến hung hãn của quân Pháp. Lịch sử dường như lại lập lại, nhưng có khác là: người dân Bến Tre nay bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp với một niềm tin vững chắ ở sự lãnh đạo của Chỉ tịch Hồ Chí Minh, vào Đảng Cộng sản, vào chính quyền và quân đội cách mạng tuy non trẻ nhưng giàu tiềm tàng sức sống.

Cuộc chiến đấu gìn giữ quê hương kéo dài suốt 5 tháng trời, đến ngày 8-2-1946 thực dân Pháp mới chiếm được thị xã Bến Tre. Nhưng lòng dân Bến Tre vẫn vững bền không phông khuất phục. Các cơ sở cách mạng tiếp tục củng cố. Đảng bộ Bến Tre tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến, góp người, góp của, vừa xây dựng lực lượng cho địa phương mình vừa chi viện cho các chiến trường bạn.

Chiếm được thị xã và một số vùng nông thôn, thực dân Pháp ráo riết bắt lính, dùng “người Việt đánh người Việt”. Một hệ thống đồn bốt dày đặc được mọc lên. Đặc biệt, chúng thành lập một đạo quân bảo an lấy danh nghĩa bảo vệ đạo Thiên chúa, kỳ thực là một đạo quân chống cách mạng khét tiếng mang tên UMDC do tên Leon Leroy chỉ huy. Là con trai của một gia đình địa chủ phản động, Leon Leroy tỏ ra là một tên tay sai đắc lực của Pháp thường xuyên chỉ huy những cuộc càn quét, đánh phá các vùng cơ sở kháng chiến, gây ra những vụ thảm sát giết hại hàng trăm đồng bào ta ở Phong Mỹ, Phong Nẫm, Cầu Hòa, Cồn Thùng, Phú Túc (Châu Thành), Tân Hào Đông (Ba Tri).

Yêu nước, căm thù giặc, người dân Bến Tre đã đánh Pháp bằng mọi thứ vũ khí, từ những vũ khí thô sơ như tầm vông vót nhọn, giáo mác… đến những vũ khí cướp được của giặc để tự trang bị cho mình, vừa đánh địch vừa xây dựng ta lớn mạnh toàn diện, có lực lượng dân quân rộng rãi, đồng thời có lực lượng bộ đội tập trung đến chi đội, trung đoàn.

Từ những trận đầu ra quân với trang bị vũ khí ít ỏi, chi đôi 19 đã lập được nhiều chiến công như trận diệt đồn Cầu Móng, Hương Mỹ; diệt các đoàn xe địch tại cầu Sập An Định, Giồng Keo, Tân Bình (Mỏ Cày), Giồng Thủ, Tân Hào, Phú Lễ (Ba Tri); đánh thiệt hại binh đoàn Uy-ô ở Ban Tra.

Trong năm 1947-1948 Bến Tre còn góp phần quan trọng xây dựng các đơn vị chủ lực của Khu như các tiểu đoàn: 307, 308, 310.

Năm 1950, giặc Pháp đánh chiếm toàn bộ tỉnh Bến Tre. Cuộc kháng chiến trở nên hết sức gay go ác liệt. Chỗ đứng chân của các lực lượng kháng chiến tỉnh không còn. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy chỉ đạo giản chính một số cơ quan, đưa một số cán bộ về miền Tây hoạt động, số cán bộ còn lại vẫn bám trụ các địa bàn. Lực lượng bộ đội tập trung nay phân tán thành những đơn vị nhỏ cùng các chi bộ xã bám vào dân gây dựng phong trào, phát động nhân dân diệt ác phá kềm. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, đến giữa năm 1954 các nơi đều nổi lên phong trào diệt ác. Bị mất những tên đầu sỏ hung ác, địch bắt đầu co lại. Cuối năm 1952, các cơ sở hậu địch được khôi phục. Số cán bộ ly xã lại trở về bám xã, lực lượng vũ trang tỉnh lại tập trung đánh mạnh. Vùng kiểm soát của địch bắt đầu bị thu hẹp.

Năm 1953-1945, thực hiện kế hoạch của Trung ương trong chiến cuộc Đông xuân và phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, Bến Tre đã giành những thắng lợi to lớn. Lực lượng vũ trang cùng với nhân dân nổi dậy đã bao vây, tiêu diệt bức hàng, bức rút 700 đồn tua; thu 3.000 súng; diệt hơn 6.000 tên địch, giải phóng 3/4 đất đai với hơn 1/2 dân số trong tỉnh. Hầu hết hệ thống kềm kẹp của địch như tề ấp, tề xã đều bị phá rã. Vùng giải phóng được mở rộng liên hoàn. Quân địch bị bao vây cô lập trong các thị trấn, thị xã… Chính quyền cách mạng các cấp được phát triển và củng cố.

Chiến cuộc Đông xuân 53-54 được kết thúc bằng thắng lợi Điện Biên Phủ vang dội. Thế và lực của quân Pháp trên chiến trường Đông Dương và cả nước trong đó có Bến Tre đã trở nên hết sức bị động và suy yếu. Chính phủ Pháp buộc phải ký kết hiệp đình chiến tại hội nghị Genève.

Lịch sử Bến Tre cùng cả nước lại sang trang mới. Ai cũng thấy nền tự do và độc lập chưa trọn vẹn nhưng trải qua bao thăng trầm để đến thắng lợi này, nhân dân Bến Tre đã vững lòng tin Đảng, tin cách mạng, tin vào tương lai tươi sáng của đất nước và quê hương. Niềm tin đã tiếp sức mạnh cho nhân dân Bến Tre vững vàng bước vào những thử thách mới.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2011, 05:58:48 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 04:10:13 pm »

Chương một

KẺ THÙ MỚI, CUỘC ĐẤU TRANH MỚI
(7-1954 - 12-1959)

I

TRIỂN KHAI CUỘC ĐẤU TRANH MỚI

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kéo dài hơn 3.00 ngày đã giành được thắng lợi vĩ đại. Thực dân Pháp đã phải chấm dứt chiến tranh xâm lược; hòa bình được lập lại ở Việt Nam và toàn cõi Đông Dương. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, miền Nam còn dưới ách thống trị của đế quốc và phong kiến.

Con đường giải phóng mới đi một nửa.

Tại Bến Tre, 0 giờ ngày 11 tháng 8 năm 1954, lệnh ngừng bắn được thực hiện triệt để.

Khắp nơi nhân dân mít tinh, biểu tình mừng chiến thắng, mừng hòa bình.

Theo qui định của Ban liên hiệp đình chiến, sau 25 ngày kể từ ngay nừng gắn, quân đội ta rút khỏi Bến tre để chuyển quân tập kết ra miền Bắc, quyền quản lý hành chính trong tỉnh tạm thời giao cho đối phương.

Nhân dân Bến Tre đã trải qua Cách mạng Tháng Tám, đã kháng chiến cực kỳ oanh liệt chín năm liền cùng với cả nước giàn thắng lợi vĩ đại giải phóng phần lớn các làng xã trong tỉnh. Nay trong tay không còn chính quyền và quân đội, nhân dân Bến Tre lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến. Niềm vui phấn khởi xen lẫn với những bắn khoăn, suy nghĩ, lo âu. Tỉnh ủy đã kịp thời tiến hành một đợt giải thích tình hình và nhiệm vụ mới rộng rãi trong Đảng bộ và nhân dân.

Từ đây cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Bến Tre chuyển sang giai đoạn mới.

Theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đảng bộ Bến Tre đã tiến hành một loạt công tác tổ chức, sắp xếp lực lượng triển khai cuộc chiến đấu mới.

Tỉnh ủy đã khẩn trương tổ chức đưa 2.000 cán bộ, chiến sĩ lập thành 7 đại đội hành quân xuống Cà Mau đáp tàu Liên Xô và Ba Lan tập kết ra miền Bắc. Đồng thời bám Tỉnh ủy cũng lựa chọn 2.000 cán bộ, đảng viên ở lại bám đất, bám dân lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Một số súng và một số máy móc, dụng cụ của công trường tỉnh mà ta đã để lại được chôn dấu. Các tuyến, trạm giao liên bí mật được gấp rút tổ chức. Một số cán bộ có kinh nghiệm trong công tác giao liên bí mật được chỉ định chuyên trách việc liên lạc với cấp trên và các cơ sở xã ấp.

Tháng 8 năm 1954, Tỉnh ủy bí mật được thành lập gồm 9 đồng chí do đồng chí Nguyễn Văn Khước (Năm Chung) làm Bí thư, đồng chí Lê Văn Chót (Mười Chót) làm Phó Bí thư và đồng chí Nguyễn Thị Định là ủy viên Thường vụ. Đây là Bộ tham mưu đầu não của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Bến Tre có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo 60 vạn nhân dân trong tỉnh bước vào cuộc chiến đấu mới.

Các huyện ủy và thị ủy bí mật cũng được chỉ định. Các chi bộ xã được chấn chỉnh rút vào bí mật. Mỗi cán bộ, đảng viên được phân công phụ trách một địa bàn rộng hẹp tùy theo khả năng. Tỉnh ủy chỉ thị: Cán bộ, đảng viên phải bám đất, bám dân và coi đây là chủ trương “sinh tử” của Đảng; phải lấy hoạt động bí mật làm chính, không được ra trình diện với địch.

Đoàn thanh niên lao động được củng cố và hoạt động bí mật dưới sự lãnh đạo của các chi ủy xã.

Các đoàn thể được tổ chức trong kháng chiến như nông dân, phụ nữ đều giải thể. Các tổ chức quần chúng dưới nhiều hình thức biến tướng được lập nên: vạn vần đổi công, hội đình, hội chùa, hội miếu, hội an táng, hội banh, hát bội, diễn kịch v.v… Các tổ chức này đã tập hợp đồng đảo quần chúng và có tác dụng vừa che giấu lực lượng, vừa tạo điều kiện hợp pháp để họ tham gia mọi công tác cách mạng.

Cũng lúc này, một cơ chế tổ chức mới gọi là “tổ nòng cốt rễ chuổi” ra đời. Mỗi đảng viên ở xã ấp quan hệ chặt chẽ và bí mật với một số cốt cán; mỗi cốt cán lại quan hệ chặt chẽ nắm một số quần chúng tích cực; một quần chúng tích cực lại quan hệ rộng rãi, tinh thần một số quần chúng khác trong xã ấp.

Cơ chế tổ chức này thể hiện chủ trương Đảng bám chắc vào quần chúng, xây dựng căn cứ trong lòng quần chúng nhân dân - căn cứ bất khả xâm phạm của Đảng ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 04:11:50 pm »

Tranh thủ lúc địch chưa kịp lập lại ngụy quyền cơ sở, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các nơi phải tiến hành nhanh gọn việc tịch thu ruộng đất của việt gian và địa chủ phản động chia cho nông dân. Chỉ trong vài tháng cuối năm 1954, hơn 100.000 héc ta ruộng đất đã về tay bà con nông dân ở các vùng có đạo cũng như không có đạo với đầy đủ chứng từ của chính quyền cách mạng. Các chức sắc trong đạo Cao đài ban chỉnh có công với kháng chiến được tặng huy hiệu Hồ Chủ tịch và huân chương Kháng chiến hạng 3. Với các chính sách trên đây, khối đoàn kết toàn dân được tiếp tục củng cố, tăng cường.

Đi đôi với công tác tổ chức, Tỉnh ủy đã khẩn trương chỉ đạo việc tinh thần, giáo dục các điều khoản của hiệp định Genève trong toàn dân, trong đó đặc biệt chú trọng các thị trấn, thị xã, các vùng tôn giáo, các vùng cơ sở cách mạng còn non yếu để nhân dân nắm vững cơ sở pháp lý đấu tranh với địch, bảo vệ quyền dân sinh, dân chủ mà cách mạng đã đem lại cho họ. Đồng thời Tỉnh ủy đã triển khai ngay công tác giáo dục nội bộ; hướng dẫn cán bộ, đảng viên học tập tình hình, nhiệm vụ mới; nghiêm khắc phê bình một số đảng viên còn biểu hiện ảo tưởng hòa bình, chủ quan mất cảnh giác bộc lộ lực lượng.

Thi hành chỉ thị của cấp trên, Tỉnh ủy đã đặt công tác binh vận lên hàng chiến lược theo khẩu hiệu “công nông binh liên hiệp”; đã ra sức chuẩn bị một số đảng viên, đoàn viên và quần chúng nòng cốt để cài vào dân vệ, bảo an; thành công cơ sở nội tuyến trong các đồn bót; đưa cán bộ và cốt cán vào bộ máy tề xã, tề ấp.

Khi địch lập lại hội tề, đóng đồn bót, trong 115 xã gồm 500 ấp, nơi nào ta cũng đưa được người vào các tổ chức của địch. Có những ban hội tề và đồn dân vệ người của ta chiếm 1/2 hoặc 2/3. Nhờ đó những âm mưu, hành động của địch đều bị cơ sở ta phát hiện và kịp thời đối phó.

Tháng 10/1954, Xứ ủy Nam Bộ được thành lập. Tỉnh ủy Bến Tre tiếp thu sự truyền đạt của cấp trên và quán triệt nội dung nghị quyết Xứ ủy: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi; cuộc đấu tranh ở miền Nam lúc này là chuyển hình thức đấu tranh quân sự sang đấu tranh chính trị nhằm giữ gìn củng cố hòa bình, tranh thủ thực hiện tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, tiến tới thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc.

Xứ ủy nhấn mạnh: tất cả công tác của Đảng đều nhằm động viên, tập hợp quần chúng đấu tranh chính trị. Đồng thời các Đảng bộ phải cảnh giác, sẵn sàng đối phó với khả năng đối phương phá hoại hiệp định gây chiến tranh trở lại.

Trong lúc Đảng bộ và nhân dân Bến Tre ra sức ổn định tổ chức, thi hành hiệp định Genève thì cũng chính là lúc địch ra sức tập hợp và tổ chức hàng ngũ, xây dựng cơ sở xã hội cho nền thống trị của chúng; từng bước phá hoại hiệp nghị Genève chuẩn bị đánh vào lực lượng và phong trào cách mạng của nhân dân. Ngay từ tháng 7-1954, sau khi thực dân Pháp đưa Ngô Đình Diệm vào ghế Thủ tướng chính phủ bù nhìn, đế quốc Mỹ đã thực sự bắt đầu trực tiếp nhảy vào thôn tính miền Nam. Chúng dùng tên tay sai trung thành đã được đào tạo ở Mỹ để gạt tay chân của Pháp ra khỏi bộ máy ngụy quyền và cuối cùng là hất cẳng thực dân Pháp ra khỏi miền Nam làm mất đi một bên cam kết thực hiện hiệp định Genève về điều khoản tổng tuyển cử sau 2 năm để thống nhất nước Việt Nam.

Tháng 11-1954 đế quốc Mỹ cử tướng Cô-lin đến Sài Gòn làm đại sứ nhằm thực hiện kế hoạch 6 điểm của chính quyền Ai-xen-hao.

Đây là kế hoạch thống trị của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ bằng những biện pháp cổ truyền nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểm mới và căn cứ quân sự của Mỹ, làm bàn đạp tiến công miền Bắc, ngăn chặn phong trào cách mạng lan xuống đông nam châu Á.

Tại Bến Tre, Mỹ Diệm gấp rút tạo ra một đội ngũ tay sai, dựng lên một bộ máy thống trị gồm những người thuộc phe cánh của chúng. Tên Nguyễn Văn Hối được Diệm đưa lên làm tỉnh trưởng. Chúng lập nhiều đại đội bảo an đóng tại thị xã và mỗi quận lỵ một đại đội. Chúng tăng cường lính cảnh sát “công dân vụ” gồm con cái địa chủ, lũ đầu hàng phản bội và bọn lưu manh côn đồ, cặn bã của xã hội.

Chúng đưa 6 vạn dân di cư từ miền Bắc vào Bến Tre (chiếm 1/10 dân số trong tỉnh) bố trí tại các vùng căn cứ Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại, Sóc Sải hòng bao vây, án ngữ các địa bàn chiến lược của ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 04:12:55 pm »

Cuối năm 1954, chúng rải quân chiếm đóng lại khoảng 300 đồn bót sâu trong xã ấp. Chúng lập bộ máy kềm kẹp ở cơ sở như hội đồng hương chánh xã, ban đại diện ấp, ủy viên cảnh sát, tổng đoàn, xã đoàn dân vệ, tổ chức ngũ gia liên bảo, mạng lưới công an, do thám chìm, nổi. Chúng buộc nhân dân làm căn cước, lập sổ hộ tịch, phân loại từng gia đình hòng nắm chặt từng người dân. Chúng tung “công dân vụ” vào tận xã ấp thu thập tình hình nhân sự để lập danh sách cán bộ, đảng viên và người kháng chiến cũ. Chúng tuyên truyền xuyên tạc cách mạng, gây nghi ngờ chia rẽ nhân dân với Đảng. Chúng trương chiêu bài “quốc gia độc lập” giả hiệu và những khẩu hiệu tự do dân chủ bịp bợm; ra sức truyền bá hệ tư tưởng phản động “cần lao nhân vị”, ép buộc nhân dân vào các tổ chức của chúng như hiệp hội nông dân, phụ nữ liên đới, phong trào cách mạng quốc gia v.v…

Từ cuối năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, phong trào đấu tranh đã diễn ra sôi nổi. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình mừng hòa bình, đòi thi hành hiệp định Genève, đòi hiệp thương tổng tuyển cử, đòi tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân có hàng ngàn, hàng vạn quần chúng tham gia.

Ở huyện Bình Đại, ngày 19-8-1954, một vạn người trương băng, cờ đỏ sao vàng biểu tình mừng hòa bình. Địch đàn áp bắn chế 5 người, làm bị thương 17 người và bắt 30 người. Cuộc biểu tình lập tức biến thành cuộc đấu tranh chống đàn áp, đòi bồi thường nhân mạng.

Ở xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày) ngày 13-9-1954, lính ngụy ở bót Tài Đại ra cánh đồng ấp Tân Lợi (xã Khánh Thạnh Tân) bắt dân đi xâu làm bót đã đánh trọng thương một đồng bào ta. Lập tức bà con nông dân trên đồng ruộng hô vang khẩu hiệu: “đả đảo lính đánh dân” và khiêng nạn nhân đến bót Tài Đại đòi địch bồi thường. Nhân dân các xã An Thạnh, Thanh Thới, Đa Phước Hội, Nhuận Phú Tân, Tân Thạnh Tây, Tân Thành Bình… đông tới 2 vạn người kéo đến hỗ trợ vây kín bót Tài Đại buộc bọn chỉ huy và lính ngụy phải khiêng nạn nhân cùng đồng bào lên quận lỵ Mỏ Cày. Đoàn biểu tình vừa nổi trống vừa hô khẩu hiệu hùng dũng tràn vào quận lỵ. Hai đại đội lính bảo an và cảnh sát ra ngăn chặn nổ súng uy hiếp. Quần chúng xông lên dùng gạch, đá đánh lại. Địch bắn chết 11 quần chúng biểu tình, bắn bị thương 36 người và bắt đi 200 người. Quần chúng biểu tình đánh chế tại chỗ một số tên lính bảo an, đánh bị thương 15 tên khác.

Bộ mặt tự do dân chủ bịp bợm của chính quyền Diệm đã sớm bộc lộ trước nhân dân Bến Tre.

Tháng 10-1955, Mỹ Diệm tổ chức “trưng cầu dân ý” truất phế Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống ngụy quyền. Cũng trong tháng 10-1955, Ngô Đình Diệm ra dụ số 2 tước quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, buộc nông dân phải làm khế ước ruộng đất với địa chủ. Với dụ số 2 này, ngụy quyền Diệm đã tự phơi bày bản chất địa chủ phong kiến, khơi sâu thêm mâu thuẫn giai cấp vốn có giữa đông đảo nông dân và tập đoàn bán nước Ngô Đình Diêm.

Dựa vào sự yểm trợ của ngụy quyền, nhiều tên địa chủ đã trở về ấp đòi nông dân lập khế ước; bắt nông dân truy nộp tô trong những năm kháng chiến. trong toàn tỉnh đã dấy lên phong trào đòi giữ nguyên canh ruộng đất do cách mạng cấp phát. Nhiều nơi nông dân đã cảnh cáo địa chủ; nhiều cán bộ, đảng viên đã phải đổ máu để bảo vệ quyền lợi ruộng đất cho nông dân. Tại cuộc biểu tình của hơn 1.000 người ở Ba Mỹ (huyện Ba Tri) cuối năm 1956 đòi tên tổng Sơn giảm tô, bọn cảnh sát đã bắn chết đồng chí Nguyễn Văn Sứa - người lãnh đạo cuộc biểu tình.

Chính sách “cải cách điền địa”, “hữu sản hóa dân vô sản” của Mỹ Diệm bị vạch trần.

Ngày 4-3-1956, Mỹ Diệm tổ chức cuộc bầu cử quốc hội bù nhìn. Khắp nơi nhân dân tìm mọi cách không bỏ phiếu. Bọn hội tề, cảnh sát, dân vệ lùng soát từng nhà, ép dân đi bỏ phiếu. Tại xã An Định (Mỏ Cày), theo kế hoạch của chi bộ, dúng 11 giờ hôm bỏ phiếu đột nhiên nhân dân ùn ùn kéo đến phòng bỏ phiếu. Tên Thiện - một tên tay sai ác ôn đội lốt thầy giáo đang hống hách đứng lên hòm phiếu nhìn mặt từng người dân. Các anh Đào Công Sinh, Trần Bình Thuyền, Tư Biện v.v…. xông vào dùng búa tay, bù loong đánh dập đầu tên Thiện. Quần chúng bỏ chạy hô hoán “Hòa hảo về”. Tề xã dân vệ cũng hốt hoảng chạy tứ tung. Ta đốt hòm phiếu nổi trống báo động ròi rút lui an toàn.

Tháng 6-1956, đồng chí Lê Duẩn về Bến Tre.

Trước tình hình bọn Mỹ Diệm đang phá hoại nghiêm trọng hiệp định Genève, đồng chí Lê Duẩn đã căn dặn Đảng bộ Bến Tre nhất thiết phải dựa vào dân, phải tổ chức và phát triển lực lượng cách mạng. Đồng chí còn căn dăn: Con đường đấu tranh cách mạng của nước ta là con đường bạo lực và nhắc nhở Tỉnh ủy phải tùy theo diễn biến tình hình mà tính toán chỉ đạo.

Đến đây cuộc đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã được hai năm kể từ khi hiệp định Genève được ký kết. Trong 2 năm ấy, nhân dân Bến Tre đã tiến hành đấu tranh chính trị đòi địch thi hành hiệp định Genève; đòi địch không được trả thù những người kháng chiến và phải tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân. Đảng bộ Bến Tre tin tưởng và dựa vào quần chúng đã lấy cuộc đấu tranh ấy mà tập hợp lực lượng quần chúng, duy trì phong trào cách mạng ở cả nông thôn và thành thị. Cuộc đấu tranh đang bước vào thời kỳ quyết liệt đầy thử thách.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2011, 09:16:32 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 04:15:47 pm »

II

ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ KẾT HỢP
VỚI VÕ TRANG TỰ VỆ

Sau hơn 2 năm tập hợp hàng ngũ và xây dựng củng cố quyền lực, đến cuối năm 1956, tập đoàn Ngô Đình Diệm đã loại trừ xong các lực lượng vũ trang giáo phái và tay chân của Pháp; thiết lập xong hệ thống ngụy quyền từ Trung ương đến xã ấp. Chúng đã tổ chức một đội quân gồm 15 vạn lính chính quy và 10 vạn lính bảo an, dân vệ địa phương. Chúng đã dựng một hệ thống đồn bót trên các trục giao thông thủy bộ, đóng sâu vào xã ấp. Lực lượng công an, cảnh sát được tăng cường. Mạng lưới gián điệp, chỉ điểm được gài đến từng ấp.

Lực lượng quân sự của địch tại Bến Tre lên tới 2.906 tên gồm 9 đại đội bảo an (840 tên) đóng ở 7 quận lỵ và thị xã, 24 tổng đoàn dân vệ, mỗi tổng đoàn 12 tên cơ động trong phạm vi ba, bốn xã; 1.380 dân vệ đóng tại 300 đồn bót và táp canh. Xã nào cũng có 1 đồn dân vệ 12 tên, có xã cớ tới 3 đồn dân vệ. Ngoải ra còn có 180 tên cảnh sát và 210 tên công an duyên hải được tuyển lựa trong số lưu manh côn đồ tại địa phương hoặc từ miền Bắc di cư vào. Lực lượng quân sự này là xương sống và là chỗ dựa cho hệ thống ngụy quyền kềm kẹp nhân dân.

Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho bọn tay sai dựng lên ở Bến Tre bốn “khu trù mật” ở các xã Thành Thới (Mỏ Cảy), Thới Thuận (Bình Đại), An Hiệp (Ba Tri), An Hiệp (Châu thành) làm thí điểm cho việc gom đân, kiểm soát chặt chẽ dân, tách cán bộ, đảng viên ra khỏi nhân dân để chúng tiêu diệt dễ dàng.

Tháng 7-1956, Ngô Đình Diệm tuyên bố không thi hành hiệp định Genève, chia cắt lâu dài đất nước ta. Tại Hoa-Thịnh-Đốn, Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao tuyên bố “cam kết” ủng hộ chính quyền Diệm.

Trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền, nhiều tên mấy năm qua còn chờ xem thời cuộc, đến đây tỏ ra hung hăng phản cách mạng và hết sức tin tưởng ở chủ mới là đế quốc Mỹ - tên đế quốc đầu sỏ nhiều tiền, lắm súng, hiếu chiến nhất trong phe đế quốc. Đế quốc Mỹ cũng tin ở lũ tay chân là những lực lượng phản động, phản cách mạng nhất, gian ác, xảo quyệt nhất ở nước ta. Chúng công khai giương lá cờ chống cộng để thẳng tay đánh phá cách mạng. Chúng đưa chủ trương “tố cộng, diệt cộng” thành quốc sách. Chúng tập trung lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế có trong tay, huy động toàn thể bộ máy kềm kẹp đã thiết lập được, dùng mọi thủ đoạn biện pháp - từ lừa mị bịp bợm, dụ dỗ uy hiếp đến khủng bố tàn sát đẫm máu hòng tiêu diệt phong trào cách mạng miền Nam nước ta. Đảng bộ và nhân dân ta ở miền Nam đứng trước một thử thách cực kỳ nghiêm trọng.

Theo sự truyền đạt của cấp trên, tỉnh ủy nắm được tinh thần chủ yếu của Nghị quyết Bộ Chính trị họp tháng 6-1956 về “tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam”: “Chế độ miền Nam là một chế độ độc tài, phát xít của bọn tư sản mại bản và phong kiến thân Mỹ phản động nhất” “Miền Nam đang trở thành thuộc địa và căn cứ quân sự của Mỹ” “tính chất của cách mạng miền Nam nước ta là phản đế và phản phong kiến”. Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Vấn đề hết sức quan trọng là phải xây dựng lực lượng cách mạng”; tuy “hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải là đấu tranh vũ trang” nhưng “như thế không có nghĩa là không dùng vũ trang trong những hoàn cảnh nhất định”(1).

Tháng 8-1956, đồng chí Lê Duẩn đã soạn thảo tài liệu “Đường lối cách mạng miền Nam” vạch ra phương hướng đánh đổ Mỹ Diệm. Tài liệu quan trọng này đã vạch rõ: “Để chống lại chế độ Mỹ Diệm, nhân dân miền Nam chỉ có một con đường cứu nước và tự cứu lấy mình là con đường cách mạng. Ngoài con đường cách mạng không có một con đường nào khác(2).

Tiếp đến đầu tháng 12-1956, hội nghị Xứ ủy Nam Bộ chỉ ra rằng: Lúc này đấu tranh chính trị đơn thuần thì không được mà đấu tranh vũ trang thì chưa phải. Hội nghị xác định: đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ. Với bài học, kinh nghiệm đấu tranh trong 2 năm qua, Xứ ủy khẳng định; trong đấu tranh chính trị của quần chúng, nếu có lực lượng vũ trang tự vệ hỗ trợ rất có lợi. Nó tạo thế đấu tranh cho quần chúng: phát huy khả năng tập hợp quần chúng; xây dựng và bảo vệ cơ sở Đảng, có sở cách mạng. Xứ ủy đã chỉ thị thành lập “đội quân ngầm” thực chất là “lực lượng vũ trang” để chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp sau.


(1) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 Nhà xuất bản QĐND - Hà Nội 1980, trang 28.
(2) Những sự kiện lịch sử Đảng tập III - Nhà xuất bản Thông tin lý luận Hà Nội 1985, trang 62.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 04:16:52 pm »

Dưới ánh sáng những chủ trương của Đảng, Tỉnh ủy Bến Tre đã mở đợt học tập và kiểm điểm trong toàn Đảng bộ. Nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của Đảng, Tỉnh ủy đã tăng cường chỉ đạo vào khâu chủ yếu là phát triển và củng cố cơ sở quần chúng, bồi dưỡng, nâng cao lập trường giai cấp và tư tưởng cách mạng tiến công cho cán bộ, đảng viên.

Tổ chức lực lượng đấu tranh chính trị được hình thành ở mỗi xã, mỗi ấp đã thu hút vào hàng ngũ đấu tranh đông đảo các bà mẹ, các nữ thanh niên và nhiều gia đình binh sĩ tề ngụy; lực lượng nữ chiếm tới 80%. Hàng ngày chị em bày mưu tính kế, chuẩn bị lý lẽ sẵn sàng đấu tranh với tề ngụy, chống khủng bố, bắt bớ, bảo vệ quyền lợi của quần chúng, bảo vệ cán bộ, đảng viên. Dây chính là đạo quân chính trị mà nòng cốt là “đội quân tóc dài” có tiếng vang khắp niền Nam, khắp cả nước trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đi đôi với lực lượng chính trị, ở các thôn xóm lực lượng tự vệ hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của quần chúng cũng được tổ chức.

Năm 1957, đội thanh niên ngầm được xây dựng có hệ thống tổ chức và sinh hoạt riêng với qui mô đại đội, có Chi bộ Đảng, chi đoàn thanh niên. Đại đội có 4 trung đội được xây dựng ở địa bàn liên xã. Đại đội do đồng chí Lê Minh Đào làm đại đội trưởng, đồng chí Đào Trung Nghĩa làm chính trị viên. Mỗi huyện có một tổ võ trang tuyên truyền được trang bị 2 đến 3 súng do đồng chí Bí thư Huyện ủy nắm để trừ ác ôn và tuyên truyền võ trang khi cần, đồng thời làm cả nhiệm vụ xây dựng căn cứ, bảo vệ Thường trực Huyện ủy.

Để giữ gìn lực lượng và nâng cao trình độ quân sự, Tỉnh ủy đã chọn một số cán bộ quân sự đưa đi tham gia xây dựng lực lượng võ trang và học tập kinh nghiệm chiến đấu ở các tỉnh bạn.

Cũng lúc này, Tỉnh ủy đã xúc tiến mạnh việc chọn người, đưa người vào cầm súng trong hàng ngũ địch, tuyên truyền giáo dục binh sĩ địch, phát triển cơ sở, sẵn sàng kết hợp trong ngoài diệt địch khi có thời cơ.

Từ các phương thức tổ chức trên, lực lượng vũ trang đầu tiên của Bến Tre đã hình thành. Nó đã hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của quần chúng và góp phần cùng lực lượng chính trị bảo vệ Đảng, bảo vệ tính mạng và tàn sản của nhân dân, giữ gìn lực lượng cách mạng.

Bước vào năm 1957, cuộc “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ Diệm đã được tiến hành trên khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Bến Tre, chúng đã phát xít hóa bộ máy ngụy quyền từ tỉnh đến huyện, xã. Chúng điều động hàng trăm sĩ quan loại ác ôn đã có nợ máu với quần chúng ở các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam Bộ về nắm các chức vụ chủ chốt; ráo riết tiến hành các bước “tố cộng”, mở chiến dịch “đồng tâm diệt cộng”.

Chúng coi “dân Kiến Hòa là bất trị”. Chúng điều “tiểu đoàn công an Ngô Quyền” ác ôn về Bến Tre khoanh vùng ruồng ráp, vào từng ấp, từng nhà lùng sục; dùng chó béc-giê đánh hơi, gậy sắt nhọn đầu xăm hầm bí mật; dùng dao cắt cổ, mỏ bụng, moi gan… Chúng buộc mỗi nhà phải chuẩn bị đầy đủ đèn, cày, dây, mõ để cùng tham gia với chúng đuổi bắt cán bộ, đảng viên ta. Chúng biến các đình Hội Yên (Mỏ Cày), đình Bình Hòa (Giồng Trôm), đình Phước Tuy (Ba Tri), đình Bình Huề (Bình Đại) thành trại giam, nơi tra tấn, giết người man rợ. Tiếng rên xiết, tiếng gào thét căm hờn vang dậy thâu đêm. Xác người chúng liệng xuống sông - mình đầy thương tích - trôi tấp vào các bờ rạch, các miệng đáy sông Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thị xã.

Đau thương, uất hận đè nặng tinh thần, cuộc sống của nhân dân Bến Tre.

Ngay từ đầu năm 1957, Tỉnh ủy đã phát động một phong trào toàn dân đấu tranh chống khủng bố bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên; tổ chức toàn Đảng bộ học tập giữ vững khí tiết, lý tưởng của người Cộng sản. Một số cán bộ được lệnh “điều lắng” tạm lánh khỏi nơi ở cũ để bảo toàn lực lượng.

Nhân dân Bến Tre căm thù địch tàn bạo, càng ra sức đùm bọc che chở cán bộ, đảng viên. Mẹ Trần Thị Kế ở Giồng Trôm bị địch tra khảo bắt khai chỗ ở của chồng con đang hoạt động cách mạng. bà đã phanh áo, vạch ngực thét vào mặt chúng: “Chồng con tao đang ở trong tim tao, bay có kiếm mổ ra mà kiếm”.

Em Nguyễn Thị Chi 15 tuổi ở Giồng Trôm bị địch áp vào nhà thì mẹ đi vắng. Trong nhà có hầm giấu đồng chí Sáu Quân Tỉnh ủy viên. Giặc tra khảo em Chi hòng truy hầm bí mật. Đồng chí Sáu Quân ngồi dưới hầm nghe tiếng đánh đập em mà như đứt từng khúc ruột, muốn bật nắp lên cho địch bắt để cứu em Chi. Chịu đòn, chịu tra khảo em Chi đã thắng kẻ địch hung bạo. Khi chúng rút đi, em đã lết đến miệng hầm mở nắp hầm cho đồng chí Sáu Quân lên.

Cán bộ, đảng viên nằm hầm, nằm bụi, sống trên ngọn dừa chịu đừng biết bao khó khăn nguy hiểm quyết bám vào dân mà hoạt động. Gần 1.000 cán bộ, đảng viên bị bắt, bị giết đã nêu cao khí phách anh hùng của người Cộng sản mãi mãi là những tấm gương sáng chói: Hy sinh vì lý tưởng của Đảng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 04:17:48 pm »

Để phối hợp và hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng, những cuộc diệt ác ôn, trừ khử bọn do thám chỉ điểm xuất hiện ngày càng nhiều. Lúc đầu xã còn giấu huyện, huyện giấu tỉnh. Nhưng cái tất yếu phải đến thì sớm muộn cũng sẽ đến. Trong khi kẻ thù đã ra sức dùng gươm, súng trắng trợn tiến hành chiến tranh một phía chống lại nhân dân thì không lẽ gì nhân dân chịu bó tay chờ chết mà không tìm cách tự vệ.

Tháng 4-1958, Thường vụ Tỉnh ủy cho phép tổ thanh niên mật xã Phước Hiệp trừ khử tên Đa - một tên đầu hàng phản bội chuyên chỉ điểm, lùng bắt cán bộ, đảng viên. Đây là vụ diệt ác đầu tiên do Tỉnh ủy chủ trương nhằm bảo vệ cơ sở, giữ vững lòng tin của quần chúng. Sau đó, cũng tại xã Phước Hiệp tên cảnh sát Cái ác ôn cũng phải đền nợ máu.

Việc trừ khử hai tên ác ôn tại Phước Hiệp làm lũ công an cảnh sát chùn lại không dám xông xáo vào sâu xã ấp.

Tại xã An Ngãi Tây (Ba Tri) thanh niên mật đã lập mưu diệt tên đội Gấm ác ôn và 2 tên lính thu 3 súng.

Tháng 12-1958, Mỹ diệm đầu độc, thảm sát hơn 1.000 cán bộ và đồng bào ta ở nhà tù Phú Lợi. Cả nước sôi sục căm thù bọn giết người tàn bạo.

Tại Bến Tre, 500 người đã vượt qua đồn Bót, kềm kẹp của địch kéo thẳng lên Sài Gòn đấu tranh. Địch đàn áp bắt giam hàng trăm người. Lập tức hàng vạn quần chúng mặc đồ đen đi vào các thị trấn, thị xã trực tiếp đấu tranh với bọn ngụy quyền tỉnh, quận; vào các chùa thất, nhà thờ tổ chức cầu siêu, tố giác bọn giết người ở Phú Lợi.

Tháng 2-1959, Tỉnh ủy Bến Tre họp hội nghị mở rộng đã phân tích những mặt yếu cơ bản của địch và chỗ mạnh cơ bản của ta.

Tỉnh ủy đã út kinh nghiệm những vụ diệt ác trong thời gian qua và đề ra những chủ trương phát động quần chúng tố giác và diệt những tên tay sai ác ôn của Mỹ ngụy. Tỉnh ủy đã quyết định tổ chức những đội phòng trộm, cướp do thanh niên mật làm nòng cốt để bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở cách mạng.

Theo chỉ thị của Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ hội nghị đã bổ sung thành lập Tỉnh ủy mới gồm bảy đồng chí do đồng chí Võ Văn Phẩm (Tám Chữ) làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Thị Định làm Phó Bí thư.

Tháng 5-1959, Ngô đình Diệm ra luật 10/59 đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật. Với luật này, bất kỳ ai bị chúng gọi là “Việt cộng” hoặc chứa chấp Việt cộng đều bị tử hình bằng máy chém.

Không có cơ sở chính trị, xã hội và hoàn toàn bị cô lập trước nhân dân, chế độ Mỹ Diệm tìm cách tồn tại bằng thủ đoạn phát xít, dã man và tàn bạo nhất.

Tháng 7-1959, ngụy quyền Diệm kéo máy chém về Bến Tre “chặt đầu Cộng sản” hòng uy hiếp tinh thần nhân dân.

Chúng đem lính bảo an đến các xã An Hiệp (Ba Tri), Thới Thuận (Bình Đại), An Hiệp (Châu Thành), Thành Thới (Mỏ Cày) cào nhà, dồn hàng nghìn gia đình vào các “khu trù mật”.

Bọn địa chủ lại lồng về xã bắt nông dân nộp tô, trả ruộng. Chúng đã cướp giật hàng vạn hécta ruộng vườn của nông dân. Mỹ Diệm đã đưa sự khủng bố tàn sát đến cực độ gây nên những tội ác trời không dung, đất không tha.

Khắp nơi quần chúng nhân dân phẫn uất, căm hờn Mỹ Diệm đòi tiếp tục nổi dậy như năm 1953-1954, đòi cán bộ báo cáo khẩn cấp tình hình Bến tre lên Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, khẩn thiết xin Đảng xuống lệnh.

Cán bộ, đảng viên, một số phải điều lắng, số ở lại bám vị trí, bám địa bàn được phân công bám trong quần chúng, sinh hoạt trong hai loại chi bộ A, B .

Chấp hành nghị quyết của Tỉnh ủy, lúc này hàng loạt cuộc diệt ác trừ gian đã diễn ra. Có cuộc do cơ sở nội tuyến được lệnh hành động, có cuộc do thanh niên mật thực hiện, có cuộc do Huyện ủy tổ chức phối hợp giữa nội tuyến, thanh niên mật và quần chúng nòng cốt thực hiện. Tại Phước Hiệp, Thạnh Ngãi, Thới Thuận, An Ngãi Tây, Giồng Chùa, Tân Phú Tây, Hòa Lộc… bọn cảnh sát, ác ôn liên tiếp bị diệt. Ở một số nơi các đội vũ trang tuyên truyền hoạt động mạnh. Tại Tam Phước, Phú An Hóa (huyện Châu Thành) nhân dân xé thẻ cử tri, thẻ căn cước. Địch xuống thế. Có ấp nhân dân giành quyền làm chủ ban đêm.

Tình thế trực tiếp cách mạng đã xuất hiện.

Giữa lúc đó, tháng 11 năm 1959, Khu ủy Khu 8 điện cho Tỉnh ủy Bến Tre chỉ định đồng chí Nguyễn Thị Định, Phó Bí thư Tỉnh ủy lên Khu ủy nhận nghị quyết của Trung ương Đảng.

Cuộc đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre bước sang thời kỳ mới: Thời kỳ toàn dân khởi nghĩa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM