Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:14:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chạy đua Tổng thống  (Đọc 54251 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #110 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 07:15:23 pm »

Nhấc máy điện thoại “liên lạc đặc biệt” yêu cầu nối máy với Volosin. Vài giây sau có tiếng nhân viên tổng đài:

- Thưa Boris Nicolaevich, Volosin đang cầm máy, liên lạc công khai.

“Công khai”, nghĩa là không mã hoá. Vấn đề là chỗ ở Volosin đang sống ở căn hộ trong một ngôi nhà bình thường trên đại lộ Lenin, đường liên lạc đặc biệt không mắc tới chỗ đó, cho nên tôi liên lạc với anh ta qua bưu điện thành phố. (Vì phải trao đổi với Volosin những vấn đề bí mật nên ít lâu sau vấn đề mới được giải quyết. Các chuyên gia của FAPSI mang đến đặt ở phòng anh ta một cái hòm đặc biệt. Volosin không được hài lòng lắm vì cái hòm chiếm đến một nửa gian phòng chín mét vuông).

Dần dần qua những lần trao đổi khác nhau giữa tôi và anh ta xuất hiện mối quan hệ đặc biệt, rất tình người. Khi tôi hiểu đã đến lúc thay người điều hành Văn phòng Tổng thống thì ứng cử viên duy nhất là Volosin.

Sự thật là trước khi ký sắc lệnh bổ nhiệm Volosin tôi có gọi cho hai cựu Chánh Văn phòng Tổng thống của tôi là Chubais và Yumasev đến hỏi xem họ đánh giá thế nào về Volosin. Đây là những người hiểu biết rất rõ công việc này, biết chính xác trên cương vị này cần có những phẩm chất gì. Cả hai đều hoàn toàn ủng hộ phương án của tôi. Khi Primakov biết về quyết định này, ông ta rất buồn, thậm chí giận tôi. Về sau, không kìm được nữa ông ta hỏi tôi:

- Thưa Boris Nicolaevich, vì sao Ngài sa thải Bordiuza?

Tôi trả lời:

- Anh ta không làm nổi.

Có điều tôi bảo Volosin đích thân báo cáo cho Primakov biết việc bổ nhiệm anh ta và cách chức Bordiuza. Volosin gọi điện cho Primakov:

- Evgeni Maximovich, tôi là Volosin. Từ ngày hôm nay, Tổng thống đã bổ nhiệm tôi làm Chánh Văn phòng Tổng thống.

Điều đó, tôi nhắc lại một lần nữa, đã làm Primakov rất buồn bực. Ngay từ buổi đầu quan hệ của họ đã không được ổn. Volosin là một người hoàn toàn xa lạ với Thủ tướng.

Nước Nga - đất nước của những người đầy nhạy cảm. Chúng ta đã được sinh ra như thế, biết làm sao. Trong chính trị những sắc thái cảm xúc và tinh thần của con người lắm khi xoắn kết với nhau một cách kỳ cục. Thí dụ, một người cầm quyền ở nước Nga thường xuyên bị phê phán gay gắt, nhiều khi bị oán giận vô cớ dù cho người đó giữ lập trường chính trị nào. Mặt khác, chính người lãnh đạo đất nước (trong trường hợp này là Thủ tướng) ở nước Nga lại trở thành một trung tâm chính trị hùng mạnh đoàn kết các lực lượng khác nhau nhất. Với nửa năm làm Thủ tướng chắc hẳn Evgeni Maximovich đã cảm nhận được xu hướng đó, cảm nhận được viễn cảnh chính trị của mình với tư cách Thủ tướng Chính phủ có thể tham gia tranh cử Tổng thống năm 2000 với vai trò thủ lĩnh một phong trào xã hội nào đó.

Nhưng xu hướng này hoàn toàn không làm tôi vừa ý. Với tất cả sự trung thực, đúng đắn của mình, thậm chí trung thành với Tổng thống, Primakov dứt khoát không thể là vị Thủ tướng bước ra tranh cử Tổng thống năm 2000. Theo ý tôi vai trò này nước Nga cần dành cho một con người với cá tính trì tuệ hoàn toàn khác, thuộc thế hệ khác.

Dẫu muốn hay không thì Primakov đã tập hợp quá nhiều sắc đỏ cho cái cơ sở chính trị của mình.
Còn việc cách chức Primakov xảy ra khá nhanh và dứt khoát thì những người có lỗi chính là những người đã sốt sắng xây dựng nhũng pháo đài chính trị nào đó ngăn cách giữa Thủ tướng với Tổng thống.

Ngay từ ngày 19 tháng 8, Ziuganov đã kêu gọi sử dụng các uỷ ban bãi công và các cuộc biểu tình của quần chúng để bảo vệ Chính phủ (tuy các cuộc gặp tư vấn giữa Primakov với lãnh đạo Đảng cộng sản Liên bang Nga diễn ra thường xuyên nhưng tôi không hỏi gì Evgeni Maximovich tức là tôi đã không can thiệp vào chuyện này). Vậy là, những người cộng sản lập kế hoạch gây ra một hiệp nữa cho cuộc đấu chính trị vào tháng 5 - vòng bỏ phiếu quyết định ở Duma luận tội Tổng thống. Uỷ ban công tác về luận tội đã làm việc suốt hơn một năm qua. Có năm khoản buộc tội: ngoài tội “diệt chủng dân tội Nga” tôi đã nhắc ở trên còn có tội làm tan rã quân đội, sự kiện năm 1993, Hiệp ước Belovez và thành lập Cộng đồng các Quốc gia độc lập SNG, chiến tranh Chesnia.

Chính là những người cộng sản đã chọn đúng thời điểm cho cuộc bỏ phiếu vào tháng 5. Có thể họ cho rằng một vị Tổng thống đang bị xem xét luận tội, tính mạng chính trị treo trên sợi tóc bất định làm sao dám cách chức Thủ tướng Chính phủ. Cũng có thể họ muốn hích mạnh hơn cho Tổng thống xung đột với Chính phủ, kêu gọi quần chúng nổi loạn để cuối cùng ép Hội đồng Liên bang tấn công tôi. Nhưng dù có như thế hay không thì chính việc luận tội ở Duma đã đẩy nhanh việc cách chức Primakov. Bởi vì với tôi bây giờ vấn đề còn lại thực sự đơn giản: sa thải Primakov trước hay sau khi Duma bỏ phiếu.

Một bộ phận đáng kể các trợ lý của tôi trong Văn phòng Tổng thống không tán thành cách chức Primakov trước cuộc bỏ phiếu. Lý lẽ của họ thật đơn giản: sau khi cách chức Primakov, việc luận tội là không tránh khỏi. Hơn nữa, Tổng thống tự dấn thân vào thủ tục luận tội: sau khi giải tán Chính phủ thân cộng sản thì cánh tả trong Duma bằng bất cứ giá nào cũng tập hợp lại để gỡ gạc thất bại chính trị.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #111 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 07:16:35 pm »

Tôi nhận định lại khác.

Nước cờ quyết đoán, bất ngờ, tấn công bao giờ cũng áp đảo và vô hiệu hoá đối phương. Hơn nữa, xem ra nó phải hoàn toàn phi lô gích và bất thường, không tiên đoán được. Trong cả quãng đời làm Tổng thống, tôi đã nghiệm thấy điều này là đúng.

Nếu theo lập trường chờ đợi thì không chỉ nguy hiểm trong lĩnh vực tâm lý. Nếu cuộc bỏ phiếu ở Duma đạt kết quả và các thủ tục phế truất bắt đầu thì trong trạng thái bất định tôi sẽ rất khó cách chức Primakov. Các đại biểu Duma Quốc gia biết rõ điều đó không kém gì tôi.

Vài ngày sau cuộc bỏ phiếu Duma, một cuộc họp Hội đồng Liên bang đã được sắp xếp vào 17 tháng 5 để thông qua một Nghị quyết đặc biệt ủng hộ Chính phủ. Theo đánh giá của tôi, có tới một đa số áp đảo các thượng nghị sĩ, khoảng 120-130 người đã sẵn sàng ủng hộ Thủ tướng.

Bỏ phiếu ở Duma luận tội Tổng thống, sự ủng hộ của Hội đồng Liên bang đối với một Chính phủ. Một tình thế như vậy sẽ củng cố rất mạnh đến vị thế của Evgeni Maximovich. Còn đây là điều cuối cùng: sự tồn tại trên vũ đài chính trị một nhân vật chính trị nặng ký như Primakov, cả về mặt tâm lý và cả trực tiếp thông qua các quan hệ, các thoả thuận khác nhau sẽ tác động rất mạnh đến các đại biểu. Dẫu cho tôi có quan hệ tốt đến mức nào đối với Evgeni Maximovich, tôi cũng không có quyền mạo hiểm với tương lai của đất nước.

Việc cách chức Primakov thực tế đã được quyết định dứt khoát từ giữa tháng 4.

Bước đầu tiên là bổ nhiệm Sergei Stepasin làm Phó thủ tướng.

Theo Hiến pháp thì quyền Thủ tướng chỉ có thể là người đương chức Phó thủ tướng. Không ai trong số Phó thủ tướng của Primakov làm tôi vừa ý.

Evgeni Maximovich đối xử với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sergei Stepasin nhẹ nhàng, mềm dẻo, người duy nhất trong Chính phủ được Thủ tướng xưng hô “anh - tôi”. Evgeni Maximovich cho rằng Stepasin không nguy hiểm với ông ta nên đã đồng ý bổ nhiệm Stepasin.

Từ lúc này trên báo chí người ta bắt đầu bàn tán, tranh luận xem ai được Tổng thống chấm định kế nhiệm
Primakov: nhà kinh tế Acsenenko hay ông Bộ trưởng Nội vụ Stepasin.

Sự chờ đợi những thay đổi đang lan toả khắp nơi. Người ta đang chờ đợi một cái gì đó. Còn tôi cũng quyết định cùng tham gia trò chơi để kích thích thêm sự chờ đợi. Trong một cuộc họp thường kỳ ở Kremli (đó là cuộc họp của Uỷ ban chuẩn bị đón thiên niên kỷ thứ ba), giữa bài phát biểu tôi bỗng ngừng lời và yêu cầu Stepasin chuyển chỗ sang ngồi cạnh tôi phía tay phải. Trước ống kính máy quay truyền hình là một cảnh rất lạ mắt, khó hiểu đối với nhiều người, nhưng rất quan trọng trong lúc đó là thủ tục chuyển chỗ của
Sergei Vadimovich từ ghế này sang ghế khác gần tôi hơn.

Hồi đó còn cả nỗi ấm ức bị dồn tụ lâu ngày, do một nguyên nhân đơn giản: tôi chưa quyết định ai sẽ làm
Thủ tướng tiếp theo và chưa thể quyết định được cho đến ngày cuối cùng.

Tôi không thể trao đổi, thảo luận với ai, trong khi phải quyết định bất ngờ và cái chính là phải hết sức chính xác.

Nghịch lý cơ bản là ở chỗ tôi đã chọn rồi.

Đó là Vladimir Putin, Giám đốc Cơ quan an ninh Liên bang. Nhưng đặt anh ta lên ghế Thủ tướng thì tôi chưa thể, hãy còn quá sớm.

Ngày 12 tháng 5, một ngày nắng đẹp, tôi đến Kremli làm việc. Chúng tôi ăn sáng cùng nhau như mọi khi.
Tôi nghĩ: Hôm nay vợ tôi ở nhà mở vô tuyến và sẽ nghe tin Primakov bị cách chức.

Ra đến cửa, nhìn vào mắt bà ấy, tôi bỗng nhủ thầm: bà đừng lo lắng gì. Đừng có xúc động. Tất cả sẽ ổn thôi.

Cuộc chia tay với Primakov cực kỳ ngắn ngủi. Tôi thông báo ông ta đã bị cách chức và nói tôi cảm ơn ông ta về công việc vừa qua.

Primakov chậm chạp nói:

- Tôi xin chấp hành quyết định của Ngài. Theo Hiến pháp, Ngài có quyền làm điều này, nhưng tôi cho rằng
đây là một sai lầm.

Tôi nhìn lại Evgeni Maximovich một lần nữa. Tiếc thật. Tiếc quá.

Đây là một cuộc bãi chức xứng đáng nhất trong tất cả các cuộc bãi chức tôi đã chứng kiến. Xét về ý nghĩa chính trị đây là một Thủ tướng rất mạnh. Một nhân cách lớn, rất lớn.

Primakov lui ra, bước nặng nề, mắt nhìn xuống.

Tôi cho mời Stepasin vào phòng.

Thời gian trôi đi, nhưng không có gì thay đổi trong nhận định trước đây của tôi. Mặc cho bao nhiêu thời khắc khó khăn khác nhau trong quan hệ của chúng tôi, tôi tiếp tục đối xử với Evgeni Maximovich với một lòng kính trọng lớn lao.

Tôi rất mừng vì giờ đây chúng tôi có thể không cần để tâm đến việc ai trong chúng tôi ở phía nào của chiến tuyến chính trị. Bây giờ chúng tôi cùng nhau mừng cho Tổng thống mới, hồi hộp theo dõi nhường bước đi đầu tiên của anh ta.

Nếu muốn có thể cùng nhau đi câu cá. Mặc dù lúc đó, ngày 12 tháng 5 khó mà mường tượng được.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #112 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 07:18:58 pm »

Nước cờ Thủ tướng

Việc thăm dò uy tín luôn là “người bạn đồng hành” với toàn bộ đường công danh sự nghiệp chính trị của tôi. Tôi còn nhớ rất rõ là người ta đã “đếm đầu người” thế nào trong hội trường rộng mênh mông của Cung Đại hội và một viện sĩ toán học lăm lăm giấy, bút trong tay đi dọc các hàng ghế trong hội trường nơi diễn ra Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô thời Gorbachov. Đó là khi người ta bầu tôi là đại biểu Xô-viết Tối cao vào năm 1989, mà Bộ Chính trị thì hoàn toàn không muốn điều này.

Tôi còn nhở người ta khao khát truất quyền tôi tại Xô-viết Tối cao Liên bang Nga thời Khasbulatov. Khi đó người ta cố gắng giải thích rằng tôi không còn được tín nhiệm và định cho nghỉ hưu hồi mùa xuân 1993. Cả hội trường ồn lên. Những con mắt của các đại biểu như mọi khi lại ánh lên sự kinh ngạc: “bần cùng hoá nhân dân”, “làm tan tác nước Nga”. Hàng bao năm nay: vẫn mỗi chuyện ấy.

Tôi lúc nào cũng tin rằng điều này cũng là dân chủ.

Đùng một cái, vào đúng thời điểm cuối sự nghiệp chính trị của tôi thì diễn ra cái gọi là “bỏ phiếu bất tín nhiệm”. Những người cộng sản đã mất bao nhiêu năm để đi đến quyết định này? Gần bảy năm. Hay là sáu năm nhỉ? Tôi không biết tính từ thời điểm nào. Tôi còn nhớ là đã có những nỗ lực không ngừng muốn loại bỏ tôi đã xuất hiện rất sớm, ngay từ năm 1991. Có điều lạ là cả họ, cả tôi đều quá hiểu rằng chuyện này chẳng giải quyết được vấn đề gì cả. Đó chỉ là vở kịch. Nhưng đồng thời...

Nhưng đồng thời ở nước Nga mọi người đều có đầu óc tư duy theo biểu tượng. Bất tín nhiệm - đó là biểu tượng mà những người cộng sản bao năm trông chờ tới kết cục cuối cùng của thời đại Yeltsin. Một kết thúc bắt buộc. Trước hạn định. Dù chỉ một tháng, nhưng nhất định phải sớm hơn hạn định. Vì cái biểu tượng ấy, vì cuộc trình diễn chính trị thường kỳ mà người ta đang tiến hành bao công việc đầy căng thẳng. Thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm là thủ tục mang tính pháp lý thực chất đó là một phiên toà. Kết án tôi là những người chưa bao giờ có những quyết định chính trị lớn. Vậy mà hôm nay số phận Tổng thống Nga lại nằm trong tay họ. Dù việc bỏ phiếu là phải theo danh sách, nhưng quyết định này lại chẳng có tên tuổi gì cả: hàng trăm đại biểu núp sau lưng nhau, trong những con số chạy nhoáng nhoáng trên màn hình không có những khuôn mặt, những cặp mắt, những giọng nói sống động. Chỉ đơn thuần là cơ chế của mưu đồ chính trị, một cơ chế tồn tại đời đời như chính cuộc sống, lôi kéo về phía mình những ai dao động và do dự.
Hàng bao năm nay tôi phải gánh trách nhiệm nặng nề trước mọi việc và trước tất cả mọi người đến mức thêm một lá phiếu ủng hộ cũng không thể và sẽ không thay đổi được kết quả trong toàn bộ tiểu sử của tôi.
Thôi thì đành vậy, thử xem những con số nào sẽ hiện lên trên chiếc màn hình màu xanh lục đó?

Đối đầu với Quốc hội, với những nhà làm luật là nỗi đau đớn - không chỉ đối với tôi, mà là với toàn thể đất nước. Vì thế, kết quả cuộc bầu cử Quốc hội là rất quan trọng ở thời điểm hiện nay, năm 1999 này, không kém so với bầu cử Tổng thống. Kết cục Quốc hội cũng cần phải đại diện cho những lợi ích xã hội thực tế.
Mọi người đều hiểu rằng những người cộng sản này không phải là chủ nhân đất nước, họ không có được sự ủng hộ trong xã hội, không có ý chí chính trị, không có tiềm lực trí tuệ. Vậy mà họ vẫn thành công trong việc tập hợp một bộ phận nhân dân, những người không thể tìm được cho mình cuộc sống mới và đang rơi vào tâm trạng bị bức bách, bất ổn.

Nhờ “sự đoàn kết chống kẻ thù”, sự đoàn kết những con người yếu đuối, cùng quẫn, mất lòng tin vào bản thân và cuộc sống của mình, từ trước năm 1999 những người cộng sản đã tạo được một đa số ổn định trong Quốc hội ủng hộ. Một bộ phận khác có tư duy lành mạnh, ít nhiều có biểu hiện tích cực trong xã hội thì bị tan rã ra từng mảnh. Họ không tìm thấy người lãnh đạo của mình.

Chubais, Nemtsov, Kirienko, Hacamada, về thực chất chưa thể trở thành những nhà lãnh đạo thực sự. Họ là các nhà kỹ trị, quản lý, chuyên gia. Thế hệ trẻ các chính trị gia không có nhân vật nào đại diện chung cho toàn xã hội, có khả năng đoàn kết được tất cả các thành phần xã hội. Có lẽ ai đó trong số họ có thể trở thành biểu tượng của thế hệ mới, trở thành nhà lãnh đạo của giới sinh viên, thanh niên, của các cô, cậu trong thời đại tin học, của những người thuộc thế kỷ 21. Song để điều đó trở thành hiện thực, cần phải lao động cật lực, phát triển hoạt động cho họ. Tuy rằng, lẽ dĩ nhiên, đó là những nhân vật chính trị được tôi đỡ đầu

Suốt thời gian dài tôi cảm thấy Yavlinski là một nhân vật sáng giá, xuất sắc. Tôi cho là thể nào cũng sẽ có lúc ông ta có thể tập hợp được một phong trào dân chủ hừng mạnh quanh mình.

Tuy nhiên phái Yabloko ngày càng biến thành một “giáo phái bị chia rẽ”, nơi trú ngụ của các phần tử chống đối, bất đồng chính kiến, khác tư duy, hành động theo khuôn mẫu cứng nhắc thời Xô-viết và luôn cho rằng tất cả những gì của chính quyền đều là độc ác. Mọi sự nhân nhượng cũng là ác độc. Bất cứ thoả thuận nào cũng phải dựa trên những điều kiện của họ. Những gì sẽ diễn ra cũng thuộc quyền họ xét xử. Lúc nào họ cũng bỏ phiếu phản đối. Nền chính trị hiện đại không kế thừa quan điểm như vậy. Quanh ta từ lâu đã là một đất nước thực tế khác, một cuộc sống thực tế khác. Các nhà lãnh đạo phái Yabloko không muốn chấp nhận điều này.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #113 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 07:19:49 pm »

Yavlinski và phái của ông ta có quan điểm tự do ủng hộ điểm buộc tội tôi về Chesnia. Yavlinski bỏ phiếu chống lại tôi.

Nhưng các thành viên phái của ông ta lại ủng hộ việc tự do lựa chọn. Tôi không thấy có ý nghĩa gì trong cái “món cháo” chính trị này. Áp lực ư? Dân chủ ư?

Tôi cảm giác là Yavlinski lẫn lộn trong chiến lược của mình. Cầm đầu phong trào chống đối, nhưng đồng thời là phong trào dân chủ (tôi hiểu điều này qua mình và qua những người dân chủ cuối những năm 80) - có nghĩa là ở trong một môi trường đầy nhiệt lượng, có ưu thế lớn trong việc đưa ra những sáng kiến và ý tưởng.

Thế nhưng chính ở đây Yavlinski lại có lỗ hổng lớn. Thanh niên, trí thức muốn nhận được từ phái Yabloko một chương trình tích cực. Thế nhưng chương trình đó lại chẳng có.

Về phương diện này cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay sẽ là một minh chứng cực kỳ có sức thuyết phục.
“Bài học trực quan về dân chủ” mà Yavlinski muốn dạy cho tất cả có thể quá đắt giá cho những ai khao khát sống trong một nước Nga bình thường và dân chủ.

Vậy họ là ai, những ông nghị từng tích cóp hàng bao lời buộc tội chống tôi trong việc làm cái này, cái nọ bị đổ vỡ, “diệt chủng dân tộc Nga”, “gây ra thảm hoạ Chesnia”?

Về thực chất, trong số họ không có những nhà lãnh đạo chính trị thật sự (ngoài Ziuganov, Yavlinski, Zirinovski là hùng người kiên quyết làm việc vì mục tiêu của mình). Nhưng ba lãnh tụ này, ta cứ gọi là thế, là những nhân vật đặc trưng. Vậy những người còn lại thì sao?

Trên thực tế, trong Quốc hội Nga năm 1995 có khá nhiều người được bầu một cách tình cờ, không có các đảng phải thực sự, không có truyền thống dân chủ ổn định, không có đạo lý đấu tranh chính trị.

Vì thế trong Quốc hội có ít các nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp trong khi kẻ vận động hành lang thô bạo thì lại nhiều. Nhưng tôi tin việc này có thể khắc phục được. Đến lúc ào đó chúng ta sẽ có một Quốc hội với đúng nghĩa của nó và làm việc có chất lượng. Hiện tại thì vẫn phải làm việc với cái quốc hội đương nhiệm này. Tôi không tin là các đại biểu Quốc hội lại bỏ phiếu phế truất tôi. Những lời ba hoa về các nguyên tắc lần nữa lại sẽ chỉ trở thành công việc quảng cáo không công trong các chương trình thời sự. Tôi hiểu họ không có cơ hội để chống lại ý chí chính trị của tôi.

Genadi Seleznev, Chủ tịch Duma, hùng hồn tuyên bố sau khi Primakov bị cách chức: “Đến giờ thì cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm sẽ tất yếu xảy ra”. Tôi thì lại tin vào điều ngược lại: sau khi Primakov bị cách chức, sẽ không có kết quả bỏ phiếu bất lợi lo tôi. Tôi đã tước bỏ được vũ khí của những đại biểu nào còn đang dao động bằng hành động cương quyết của mình.

Tôi vừa đi vừa hít thở không khí trong lành trong vườn, ngắm nhìn bầu trời tiết tháng 5. Dù sao cả lần này họ cũng sẽ hông thể thu đủ số phiếu.

Sau khi bãi chức Primakov, đối với tôi có một thời điểm rất quan trọng về mặt tâm lý mà hầu như chẳng ai để ý thấy. Bất chấp mọi lời đe doạ biểu tình và đình công, bất chấp tuyên cáo của các vị thống đốc đánh tín hiệu tấn công Tổng thống nếu ông ta phế truất Chính phủ, bất chấp uy tín cao, ổn định của Primakov, việc cách chức ông ta lại được tất cả thản nhiên chấp nhận.

Dư luận xã hội ngay lập tức chuyển sang vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm. Về mặt tâm lý, việc bỏ phiếu bất tín nhiệm đã “lấn át” vụ bãi chức này. Và còn một nguyên nhân nữa, nguyên nhân cơ bản nhất là xã hội hoàn toàn không muốn xảy ra bất cứ chấn động chính trị nào nữa, họ đã quá chán ghét bất cứ hành động quá mạnh mẽ nào.

Nghĩa là tính toán của tôi là chính xác. Giờ thì tất cả mọi chuyện đều phụ thuộc vào kết quả bỏ phiếu.
Bản thân Evgeni Maximovich lại im lặng, không bình luận điều gì, mà chờ đợi. Cần phải đánh giá đúng ông - chính ông, một nhà chính trị thông thái, kinh nghiệm, cũng không muốn để bị lôi kéo vào trò chơi nguy hiểm này. Tính toán của ông hoàn toàn khác. Dù sao tình hình rập rình như thùng thuốc súng này có thể cũng cuốn hút cả ông, lôi kéo một cách từ từ và chính xác. Người ta đang cố lợi dụng ông, hút ông vào cuộc đấu đá chính trị.

Còn rất nhiều chuyện phụ thuộc vào việc Tổng thống sẽ đưa ra ứng cử viên nào vào chức vụ Thủ tướng sau khi Quốc hội tổ chức bỏ phiếu. Bởi lẽ chính từ thời điểm này, về thực chất, sẽ là bước xuất phát của chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2000.

Tôi có một vài phương án. Chính xác là ba phương án. Song quan trọng là cần phải cân nhắc, xem tương quan và bố trí các phương án này cho tương lai một cách đúng đắn.

Mặc dù trên thực tế còn có cả ứng cử viên thứ tư nữa.

Nhưng giờ đây vào thời điểm cuối tháng 4 đầu tháng 5 này tôi chưa xem xét đến. Igor Ivanov là Bộ trưởng Ngoại giao. Văn phòng Tổng thống của tôi từ lâu đã “chấm” Ivanov rồi vì dựa vào thực tế là ông ta đã có thời gian dài làm việc với Primakov. Người ta đã có một số cuộc gặp gỡ sơ bộ với ông ta. Ivanov cho biết:

- Trong các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội, tôi sẽ chỉ cùng đi cặp đối với Evgeni Primakov mà thôi. Cứ để cho Primakov đứng đầu đảng phái thân Chính phủ trong Duma hiện nay. Trong trường hợp này tôi sẽ cảm thấy thanh thản hơn khi làm Thủ tướng.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #114 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 07:20:47 pm »

Thật là một cặp bài trùng thuần tuý của các nhà ngoại giao. Song cuộc đấu tranh chính trị mùa hè năm nay sẽ vô cùng nóng bỏng, đến mức không thể chỉ dựa vào có sự đoàn kết mà đủ. Ivanov bị loại khỏi danh sách ứng cử viên Thủ tướng. Còn tôi thì cứ chờ đợi. Giá mà có được nhân vật trẻ mà lại mạnh mẽ như thế trong lực lượng dự bị thì tốt biết bao.

Vậy thì, hiện tại những ai nằm trong danh sách của tôi đây?

Nicolai Acsenenko, Bộ trưởng Bộ Giao thông, cũng là một ứng cử viên sáng giá. Anh ta cũng nằm trong “danh sách Thủ tướng” của tôi. Anh ta tỏ ra thích hợp trên mọi phương diện. Một người kiên quyết cứng rắn, có sức cuốn hút, biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, có quá trình làm việc lâu dài và có thể nói là trưởng thành lên từ cấp cơ sở. Một người lãnh đạo có năng lực. Nhưng Duma Quốc gia từ trước đến nay đều không có thiện chí với anh ta. Việc đề cử anh ta sẽ là một khả năng tốt để kích động Duma, chuẩn bị cho cuộc đối đầu để rồi sau đó giới thiệu một ứng cử viên hoàn toàn khác. Vậy đó là ứng cử viên nào? Stepasin hay Putin? Putin hay Stepasin?

Đó là một Bộ trưởng Nội vụ và một Giám đốc Cơ quan an ninh Liên bang. Cả hai đều đi lên từ Saint-Peterburg, đều cùng làm việc với Sobchac. Cả hai đều là những nhân vật trí thức là những người của thế hệ trẻ. có năng lực và luôn động não. Nhưng tính cách họ mới khác nhau làm sao!

Stepasin dễ nhân nhượng, thích ra oai và khoe khoang.

Tôi không tin rằng mỗi khi cần thiết anh ta lại có được sự kiên định, kiên quyết và quyết đoán vốn là những đức tính cần thiết trong đấu tranh chính trị. Tôi không thể tưởng tượng ra một Tổng thống Nga mà lại thiếu những tính cách này.

Trái lại, Putin có ý chí và quyết tâm. Tôi biết là anh ta có những đức tính ấy. Nhưng bản năng nhủ tôi rằng đưa anh ta ra chính trường bây giờ còn quá sớm.

Phải để cho anh ta xuất hiện muộn hơn. Sẽ là không tốt nếu chỉ có quá ít thời gian tham gia vào chính trị. Thế nếu để trì hoãn quá lâu thì điều kiện xuất phát sẽ còn tồi tệ hơn. Sau những tháng hè nghỉ ngơi “lười nhác”, xã hội khó có thể quen ngay được với Putin. Nhưng lại cũng không được để bài toán Putin biến mất, không được để mất đi nhân tố bất ngờ. Đây là điều hết sức quan trong đối với cuộc bầu cử. Nhân tố bất ngờ sẽ gắn với một nhà chính trị mới và có sức mạnh.

Vì vậy một tình huống vô cùng khó khăn đã diễn ra. Vì còn quá sớm để đưa Putin vào cuộc nên phải “lấp” thời gian quá độ này bằng một ứng cử viên khác. Vấn đề ở đây hoàn toàn mang tính kỹ thuật. Điều người ta thường gọi là cú nghi binh. Tôi chẳng còn cách nào khác là giao vai này cho anh chàng Sergei Vadimovich đáng mến và đứng đắn. Đương nhiên tôi sẽ cố gắng nói với anh ta rằng vấn đề cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới vẫn còn để ngỏ và anh ta vẫn còn có cơ hội để thể hiện mình.

Nhưng tôi sẽ không nêu tên Putin. Nhất định không!

Thực tế không ai biết gì về phương án này. Ngay cả Putin cũng vậy. Sức mạnh của một nước cờ chính trị bất ngờ chính là ở chỗ này đây. Những nước cờ như vậy đã luôn giúp tôi thắng cả ván cờ kể cả những lúc tưởng như tuyệt vọng không lối thoát. Sau cuộc bỏ phiếu phế truất Tổng thống, phản ứng của Duma và Hội đồng Liên bang đối với cái tên “Putin” là không thể dự đoán được. Họ biết quá ít về anh ta, không hiểu đó là nhân vật thế nào. Nhưng mối nguy hiểm chính lại nằm ở chỗ hoàn toàn khác.

Putin và Primakov đều từng là sĩ quan tình báo, trong tiềm thức dư luận được coi là ngang bằng nhau, nhưng họ dường như lại lấn át nhau. Đối với Primakov, cái tên Putin sẽ là ngòi nổ gây kích động mạnh mẽ. Có thể Primakov sẽ phản ứng mạnh mẽ và tôi thậm chí không loại trừ là ông ta sẽ tấn công lại. Sau khi tôi cách chức ông ta và sau khi viện Duma bỏ phiếu phế truất tôi thì cần phải có một thời gian để người ta dự đoán. Đây cũng là thời gian tạm nghỉ.

Chặng nghỉ ngơi này có thể được dành riêng chỉ cho Stepasin. Với anh ta thì Primakov sẽ có thái độ hài lòng. (Sau này, hồi mùa hè, khi Evgeni Maximovich để hết tâm trí vào cuộc bầu củ Tổng thống. Ông thậm chí còn có ý tưởng thay đổi Hiến pháp, muốn đưa lại vào Hiến pháp chức vụ Phó Tổng thống, nhằm giới thiệu Stepasin cùng tranh cử với mình: Primakov - Tổng thống, Stepasin - Phó Tổng thống). Trong khi đó bước di chiến thuật với “Thủ tướng tạm thời” lại ẩn chứa mối nguy hiểm nhất định. Sau vài tháng Stepasin cầm quyền, cả anh ta và cả nhiều người khác đều chắc chắn tin rằng anh ta sẽ là ứng cử viên hàng đầu cho cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000. Liệu tôi có quá làm phức tạp thêm tình hình không? Liệu có phải tôi đang gài bom nổ chậm không?

Tóm lại, cứ để Putin chờ thời như vậy có nên không?

Giờ đây quay trở lại với những sự kiện của những ngày tháng 5 (1999) cách đây vừa tròn một năm ấy, tôi phải thú nhận rằng lúc đó tôi ở trong tâm trạng tương đối căng thẳng. Thực tế suốt một thời gian dài, đúng ra là từ đầu năm 1998 nước Nga vẫn tiếp tục khủng khoảng Chính phủ. Hầu như suốt một năm rưỡi trời. Dĩ nhiên những trường hợp như vậy cũng đã từng tồn lại trong lịch sử chính trị thế giới. Ngay cả ở những nước phát triển như Italia, Nhật Bản, Pháp. Thậm chí trong những năm 70 ở Italia đã thay mấy đời Thủ tưởng chỉ trong một năm (nước này là nước theo thể chế nghị viện), nhưng tình hình kinh tế thì ổn định hơn.

Ở nước Nga mỗi Thủ tướng mới đều gây ấn tượng với dân chúng bằng vấn đề đặc thù của mình. Chẳng hạn, vào tháng 8 năm 1998 lẽ ra đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong nước để giữ được quyền lực cho những người cải cách trẻ. Đáng ra là phải như thế. Chính phủ kỹ trị của Kirienko không có bất kỳ nguồn lực dự trữ chính trị nào (nói đơn giản là không tạo dựng được lòng tin, ảnh hưởng đối với xã hội). Chính phủ này không thể thoả thuận được với Duma, với các công đoàn vốn hay “gây chiến” với chúng ta, cũng như với giới doanh nghiệp. Trong khi đó để thực hiện được đường lối cứng rắn của mình, Chính phủ cần phải có được một sự ủng hộ mạnh mẽ, tuyệt đối của toàn xã hội, hoặc là phải được xã hội quy phục vô điều kiện! Thế nhưng tôi không thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp Giờ đây việc làm này không còn phù hợp. Nước Nga không phải là Chile hay Achentina.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #115 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 07:21:30 pm »

Ngược lại, Primakov có một uy tín chính trị lớn. Nhưng Chính phủ của ông ta có nguy cơ đẩy lùi tất cả các cuộc cải cách. Những mầm mống tự do kinh tế, và nói chung là tự do dân chủ vừa mới được nảy mầm và duy trì trong suốt những năm qua đã ngay lập tức bị dập tắt. Đó là chưa nói đến tự do ngôn luận, duy trì bầu không khí cạnh tranh chính trị thông thường.

Nhưng mỗi một lần cách chức Chính phủ đều có những lý do chính đáng của nó...

Song khi đó vào tháng 5 năm 1999, cuộc khủng hoảng Chính phủ kéo dài đã như thanh gươm Damoles treo trên đầu tôi.

Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi vẫn quyết định phải kéo dài cuộc khủng hoảng này thêm vài tháng nữa. Có nghĩa là tôi sẽ đề cử Stepasin vào chức Thủ tướng mặc dù biết rằng sẽ rất nhanh chóng phải chia tay với anh ta.

Thật mạo hiểm khi quyết định làm cho tình hình chính trị bị khủng hoảng tới lần thứ ba (sau khi cách chức Primakov và bỏ phiếu phế truất tôi). Stepasin đã được Duma thông qua một trăm phần trăm đa phần là nhờ vào thái độ kính trọng đối với Primakov. Đúng là ngay khi vừa dựng Stepasin lên tôi đã biết rõ là thể nào rồi tôi cũng “hạ bệ” anh ta. Chính điều này như một gánh nặng suốt ngày đè lên tâm trí tôi.

Thực lòng, cảm giác này có vẻ hơn rờn rợn. Dân chúng hẳn tiếp nhận mọi diễn biến tình hình một cách trực tiếp, ngay cả giờ đây cũng thế. Họ vui mừng và hồi hộp, bất bình và lo âu cũng là trong tình hình hiện nay. Còn ta cứ sống và hiểu rằng tình hình này nhất định phải thay đổi, hơn nữa chỉ đúng hai tháng hoặc một tháng nữa thôi và cũng bằng phương pháp ấy. Và không hề có niềm vui nào từ các sự biết trước ấy, mà ngược lại là sự nặng nề. Tôi buộc phải nhận về mình trách nhiệm trước số phận của những người mà khó có thể đoán trước được hậu quả hành động này hay hành động khác của ta sẽ tác động đến họ thế nào. Tôi hiểu rõ cảm giác này như tự dưng có bóng đen bao trùm lên cuộc nói chuyện hay gặp gỡ thông thường. Ta luôn phải biết cách quyết định trước đối với hành động này hay hành động khác, số phận chính trị này hay số phận chính trị khác. và ta cũng cần phải biết giữ kín những điều này, không để lộ ra ngoài mọi ý nghĩ của ta.

Còn có thêm lý do nữa.

Putin cần phải xuất hiện một cách bất ngờ, vào lúc các đối thủ chính trị của chúng ta cuối cùng đã ngả hết con bài khi cuộc đấu tranh trước bầu cử thực sự bước vào giai đoạn quyết liệt, khi tính cách kiên quyết và cứng rắn của anh ta đáp ứng ở mức độ cao nhất.

Song không chỉ có sự phân tích chính trị này ngăn tôi trao đổi thẳng thắn, cởi mở lần cuối cùng với Putin khi anh ta vẫn tiếp tục lãnh đạo Hội đồng an ninh và Cơ quan an ninh Liên bang mà không biết gì về các kế hoạch của tôi.

Xét về mặt tình cảm con người, tôi cũng thương anh ta. Tôi định đề nghị với anh ta không đơn giản chỉ là một sự “thăng quan tiến chức”. Tôi muốn chuyển giao cho anh ta chiếc vương miện của tôi, trao cho anh ta giáo huấn chính trị của mình: thông qua chiến thắng trong cuộc bầu cử, thông qua một chính sách tuy chưa được lòng công chúng để bằng bất cứ giá nào phải giữ vững được tự do, dân chủ và nền kinh tế thị trường bình ổn trong nước. Mang theo gánh nặng này trên mình đến năm 2000 là một việc rất khó khàn, thậm chí đối với cả một người mạnh mẽ như anh ta.

Vậy là vấn đề đã được quyết định. Tôi sẽ đề cử Stepasin.

Nhưng tôi thật sự thích thú khi đánh lừa được mọi người với cái tên Acsenenko. Các nghị sĩ Duma ai cũng nghĩ tôi sẽ đề cử chính anh ta nên sẽ sẵn sàng chiến đấu với tôi. Nhưng trong khi đó họ lại được tôi giới thiệu một ứng cử viên hoàn toàn khác.

Tôi cho gọi Chánh Văn phòng Tổng thống Alexandr Volosin. Anh ta tới để viết bản tường trình trình lên Duma, còn tôi khi đó bấm máy gọi cho Chủ tịch Duma Genadi Seleznev.

Tôi mở đầu vòng vèo rất dài và cuối cùng như “buột miệng” đưa ra cái tên Acsenenko. Tôi đặt ống nghe xuống và thầm nghĩ: rồi các vị sẽ ngạc nhiên thế nào khi đọc thấy tên Stepasin. Không sao, sẽ chỉ có lợi mà thôi.

Ứng cử viên Stepasin được thông qua ngay từ lần đầu, một cách dễ dàng, không hề căng thẳng. Ngày hôm sau báo chí đưa tin ầm lên rằng Kremli đã chơi rất khôn khéo trong canh bạc này. Tất cả đều dự tính với anh chàng Acsenenko rất khó chấp nhận rồi sau đó thở phào nhẹ nhõm thông qua ngay Stepasin.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #116 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2011, 02:31:17 pm »

Ngài thị trưởng vào trận hay là chiếc mũ không mất tiền

Cứ vào đầu mùa hè, như thường lệ, Matxcơva lại chìm lắng. Đường phố vắng teo. Giọng các phát thanh viên truyền hình vang lên buồn bã như thông lệ. Duma đi nghỉ hè.

Nhiều người đưa con trẻ ra chơi vùng ngoại ô, còn bản thân họ chủ yếu nghỉ ngơi ở biệt thự, cố tận hưởng những ngày đầy nắng mặt trời hiếm hoi này. Giới thượng lưu chính trị cũng bắt đầu một cuộc sống âm thầm lặng lẽ, quanh khu vườn nơi biệt thự, toan nhanh nhanh chóng chóng thoát khỏi cái ngột ngạt của thành phố.

Đây hoàn toàn mới chỉ là bầu không khí tâm lý. Mà bầu không khí tâm lý thông thường lại nói lên rất nhiều điều trong xã hội.

Mùa hè năm 1999 bát đầu không phải là ngoại lệ của quy luật này. Ta dễ dàng nhận thấy là dân chúng đã mệt mỏi với chính trị đến nhường nào. Cuộc khủng hoảng triền miên suốt từ tháng 9 tới tháng 5 hầu như vắt kiệt sức mọi tầng lớp xã hội. Chẳng còn hơi sức đâu mà chống Primakov, chẳng còn ủng hộ phong trào cộng sản, và thậm chí cũng chẳng buồn bàn tán về vấn đề Thủ tướng mới.

Dù sao ai cũng thấy bằng lòng với tân Thủ tướng. Nếu như bỏ qua những mâu thuẫn nội bộ trong Chính phủ mà dân chúng không quan tâm đến lắm thì Stepasin quả là đang “nổi như cồn” trước ống kính truyền hình. Anh ta đi nhiều, tiếp xúc với các thống đốc, tích cực, nhiệt tình thực thi nhiệm vụ của Chính phủ. Anh ta cũng gây được ấn tượng mạnh với những người đứng đầu các nước phương Tây. Nhưng điều cốt yếu nhất là bằng sự lạc quan mang hơi hướng ngây thơ của mình, anh ta tạo một ấn tượng mà khi nghĩ sâu hơn thì người ta thấy buồn - đó là ấn tượng tạm thời, lấp chỗ trống.

Đông đảo quần chúng nhanh chóng tiếp nhận sự năng nổ này và... trong những khoảnh khắc nào đó tạm lãng quên đi tình hình chính trị hiện thời.

Tuy nhiên, các lực lượng chủ yếu lại hầu như không có ý định đi nghỉ hè. Những thành viên tham gia tiến trình chính trị sẵn sàng cho cuộc chiến có tính quyết định. Chẳng bao lâu sau, cuộc chiến đó đã bắt đầu.
Sau khi bị phế truất mà dư luận quần chúng còn thực sự chưa thấu hiểu hết nguyên nhân, uy tín của Evgeni Primakov ngày càng lên cao - từ 20% ủng hộ trong tháng 5 đã lên tới 30% trong tháng 7. Các nhà phân tích đều nhất trí cho là với vị trí chắc chắn như thế cựu Thủ tướng sẽ đàng hoàng bước vào cuộc bầu cử Duma, đương nhiên sẽ với tư cách thủ lĩnh một phong trào mới. Rồi sau đó như một người chiến thắng, ông ta sẽ bước tiếp đến cuộc bầu cử Tổng thống.

Phong trào do Primakov kêu gọi đã rất nhanh chóng được tập hợp. Lãnh tụ chính thức và không chính thức của phong trào đó là Yuri Mikhailovich Luzkov. Phong trào đó được gọi là “Tổ quốc” và ngài Thị trưởng Matxcơva đã phải dồn hết trí lực của mình vào phong trào này. Luzkov đôn đáo khắp nơi trong nước, trực tiếp trò chuyện với lãnh đạo các khu vực. Các thống đốc từng quá lo lắng trước sự vắng bóng lâu nay của Thủ tướng, của chính quyền Trung ương và trước sự trống vắng nảy sinh sau khi Primakov bị cách chức, đã nhanh chóng tập hợp dưới ngọn cờ của Thị trưởng Matxcơva. Một tỉnh, hai tỉnh, ba tỉnh, chục tỉnh, hai chục tỉnh đều hồ hởi chào đón phong trào “Tổ quốc” mới. Chủ nghĩa trung dung là hệ tư tưởng chính của phong trào. Cái loa tuyên truyền chính trị tư tưởng chính là “kênh 3” hay là hãng “Truyền hình Trung ương mới” cũng do Luzkov tài trợ.

Hoá ra lại là các nhà trung dung. Vậy có điều gì xấu xa đâu nhỉ? Trong bối cảnh các lực lượng dân chủ ngày càng bị tan rã, liên tiếp chào thua những người cộng sản trong các cuộc bầu cử Quốc hội thì dĩ nhiên chẳng còn gì hơn là nên chào mừng đảng phái này, hệ tư tưởng này. Nhưng...

Tôi hiểu và luôn tiếp thu sự phê bình của đối thủ chính trị, đặc biệt vào giai đoạn chay đua tranh cử. Đó hầu như là một thực tiễn chính trị bắt buộc đối với một xã hội văn minh.

Nhưng khi không chỉ còn là chỉ trích, mà là sự tạo dựng hình ảnh kẻ thù chung của nhân dân một cách có ý thức thì thôi, xin lỗi nhé. Đó sẽ không còn là cuộc đấu tranh vận động bầu cử bình thường nữa, mà là sự tuyên truyền thời Xô-viết. Chính các biện pháp đấu tranh với đối thủ chính trị thời Xô-viết đã được các phương tiện thông tin đại chúng thân Matxcơva lựa chọn.

Chế độ Yeltsin đã bán Tổ quốc cho tư bản nước ngoài. Chính ông ta có tội để hàng tỉ đô la hàng năm bị tuồn ra nước ngoài. Chính ông ta tạo dựng ra hệ thống tham nhũng. Chính ông ta tiến hành cuộc “diệt chủng dân tộc Nga”, mắc tội lỗi làm giảm tỉ lệ sinh sản, gây ra thảm cảnh cho nền khoa học, giáo dục, y tế và văn hoá đất nước. Xung quanh Tổng thống là tập hợp gia đình mafia, đúng là một băng đảng tội phạm.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #117 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2011, 02:32:29 pm »

Đó là nội dung các chương trình chính trị hàng ngày của kênh 3 đài truyền hình. Cách cóp nhặt khờ khạo các ý tưởng được phát lên không trung, thấm dần vào nhận thức con người theo nhiều cách khác nhau: những bức tranh đả kích, những vụ tố cáo cụ thể gây “chấn động dư luận” - nơi này biển thủ cả nhà máy, nơi kia xâu xé cả một ngành dầu mỏ. Đề tài số một dĩ nhiên là mối quan hệ giữa Kremli và Boris Berezovski, một con “ác quỷ” chính trị của nước Nga thời hiện đại, núp sau bóng Boris Yeltsin. Đương nhiên người ta buộc tội rằng chính tôi đã gây ra khủng hoảng tài chính (gần như là cuộc khủng hoảng thế giới), và rằng cũng chút nữa thôi là tôi đã vùi dập Tổng công tố Skuratov “trung thực”.

Tôi cố hiểu: chẳng lẽ tất cả những kẻ nào có ý đồ gieo rắc mọi chuyện đó đều nghĩ rằng chính cái công việc vụng về, ngu xuẩn ấy lại có thể mang lại cho họ thắng lợi bầu cử và nhân dân tin sao được?

Suốt bao ngày tôi cố phân tích xem cái gì đã xảy ra trong quan hệ giữa tôi và Yuri Mikhailovicll Luzkov? Bởi lẽ chúng tôi đã có thời từng là bạn bè. Tôi từng rất tôn trọng (và hiện nay vẫn tiếp tục kính trọng) hoạt động xây dựng thành phố của ông ta, kính nể tinh thần làm việc không mệt mỏi và tính cương nghị của ông ta. Ngài thị trưởng luôn luôn ủng hộ đường lối chính trị cải cách, tự do kinh doanh, bởi chính đường lối này đã tạo cho ông ta điều kiện biến Matxcơva thành một thành phố đẹp và hiện đại, với những đường phố sạch sẽ, sáng loáng, với kết cấu hạ tầng hiện đại. Một thành phố ai cũng cảm thấy sống thực sự thoải mái dễ chịu.

Nhưng sau buổi lễ kỷ niệm 850 năm Matxcơva tưng bừng với quy mô chưa từng thấy, rõ ràng đầu óc ngài thị trưởng hoàn toàn quay cuồng. Ông ta ngày càng thọc mũi vào các công việc chính trị chung của nước Nga, trong khi lại không muốn hiểu câu ngạn ngữ “vơ bèo vạt tép”.

Mà “bèo và tép” thì lại chẳng nhỏ bé chút nào. Matxcơva thực sự thu được cho ngân sách địa phương một số lượng tiền lớn từ các ngân hàng vào công ty mà họ buộc phải trả cho chính Matxcơva chứ không phải cho Nhà nước. Và chính số tiền đó đủ để tổ chức ngày lễ rực rỡ tưng bừng, để tạo nên những công trình kiến trúc lạ thường, để phục vụ cho tham vọng chính trị. Đồng thời Thị trưởng Matxcơva giận dữ phủ nhận tất cả: cả hiện tượng thu thuế “ thiên biến vạn hoá” xấu xa, cả sự lộng quyền của các quan chức, cả sự bất lực của bộ máy cảnh sát thủ đô. Không chỉ phủ nhận, mà ông ta còn đưa ra toà kiện các phóng viên sau mỗi bài báo phê bình của họ. Lẽ dĩ nhiên Luzkov chỉ yêu thích số phóng viên đấu tranh chống lại tôi. Toà án đã khôn khéo xét xử cho Luzkov thắng kiện, có lẽ là do “ưu thế nổi trội”. Bởi lẽ các quan chức toà án ở Matxcơva cũng hưởng lương từ Chính phủ Matxcơva và vì thế phải phụ thuộc vào ngài Thị trưởng.
Những chuyện này trước kia hầu như tôi không nhận ra... đơn giản là xuất phát từ tình yêu thành phố của chúng ta, vì rằng cuộc cải cách kinh tế ở Matxcơva đối với tôi quan trọng hơn những sai lầm lẻ tẻ của chính quyền và thói gàn dở chính trị của vị Thị trưởng nhẫn nại.

Thế nhưng vào thời điểm khủng hoảng mùa thu năm 1998, sau gần như một năm không tiếp xúc (lần cuối cùng chúng tôi đứng cạnh nhau là trong lễ kỷ niệm 850 Matxcơva năm 1997), tôi buộc phải chú ý đến những thay đổi trong nhân cách của Luzkov, hay là chú ý đến những tính cách của ông ta mà trước đó đơn giản là tôi không nhận ra. Tôi không thể gọi đó là là một sự tráo trở trắng trợn được. Hơn nữa là trong những tình huống gay cấn liên quan đến cá nhân ông ta. Yuri Mikhailovich đã học được cách có được một phong cách lạ thường: bên ngoài là tính nguyên tắc và cởi mở, nhưng bên trong là thái độ cứng rắn và tính toán hết sức lạnh lùng.

Vậy là sự việc xảy ra vào thời kỳ khủng hoảng mùa thu năm 1998, khi Yuri Mikhailovich công khai hứa hẹn trên truyền hình là không làm phiền Chernomưrdin khi Duma xem xét ông ta, nhưng rồi ông ta đâu có giữ lời.
Ông ta ranh mãnh làm ra vẻ “không biết gì” về vụ Skuratov và làm mọi cách có thể được để phong toả việc cách chức viên Tổng công tố.

Cuối cùng, ông ta phải công khai tuyên chiến với Tổng thống.

Một chiến dịch thanh tra tài chính của tôi và gia đình tôi vào mùa hè bùng lên, có hàng loạt các bài báo được trả công được đăng trên báo chí trong nước cũng như quốc tế, thậm chí còn được đăng trên cả tờ báo từng nhiều năm được gọi là “nguồn thông tin” dành cho KGB. Thế rồi Luzkov liền lập tức đưa ra lời phát biểu chính thức trong đó yêu cầu (đúng là như vậy?) phải chứng minh được là tôi ngoại phạm. Ông ta tuyên bố sẽ không tin vào bất cứ điều gì nếu không đưa ra được những chứng cứ. Tôi còn nhớ là chuyện này đã làm tôi kinh ngạc đến chừng nào. Vậy thế nào là chứng cứ ngoại phạm? Thật là xấc xược hết chỗ nói?

Tôi đã quen với việc bị xúc phạm từ phía báo chí, từ các phương tiện thông tin rối như canh hẹ của Duma. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy có nhà chính trị tầm cỡ Liên bang nào lại xúc phạm nhân quyền của tôi một cách thô bạo và trắng trợn đến thế.

Với tôi mọi chuyện trở nên rõ ràng: Luzkov không thể không biết chuyện người ta đặt điều cho tôi, viết những chuyện bịa đặt về tôi mà không có gì để chứng minh và khẳng định được. Song dường như sự quá khích của một chính trị gia đã buộc ông ta không tính tới điều này.

Lẽ ra tất cả mọi chuyện này có thể trở thành trò nực cười. Nhưng phải là ở bối cảnh khác kia. Về tính cách, Yuri Mikhailovich hoàn toàn không phải một chính trị gia. Mọi bài phát biểu “dị thường” của ông ta - lúc thì về chuyện bảo vệ các nhà kinh doanh Nga, lúc là vấn đề Sevastopol, khi động chạm đến chuyện xem xét kết quả quá trình tư nhân hoá - chỉ làm cho những con người nghiêm túc thêm nghi ngờ, hoang mang. Dân Matxcơva dĩ nhiên đánh giá cao Luzkov, bỏ qua cho ông ta mọi yếu kém chính trị nhưng lại do những nguyên nhân hết sức xa vời vời chính trị. Cũng như tất cả mọi người dân bình thường ở nơi khác, dân Matxcơva mến ông ta đơn giản chỉ vì họ được quan tâm.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #118 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2011, 02:34:13 pm »

Và ngài Thị trưởng hoàn toàn có thể tiếp tục làm công việc yêu thích của mình, bận rộn với thành phố của mình, và tôi cũng vui vẻ ủng hộ ông ta. Có thể cũng sẽ phê phán, nhưng dù sao cũng vẫn sẽ ủng hộ. Nhưng với Luzkov thì Matxcơva vẫn còn là quá ít. Ông ta còn muốn nhiều hơn nữa kia.

Mùa hè năm 1999, Primakov và Luzkov bắt tay với nhau. Thông thường, Primakov vẫn kín đáo, thận trọng. Luzkov tuy khẽ khàng nhưng vẫn cố tính toán các phương án: ai trong họ có thể trở thành Tổng thống khi việc sắp xếp ổn định, ai sẽ trở thành Tổng thống hoặc thủ lĩnh một đảng phái lớn nhất... Xin nói là Luzkov hoàn toàn chẳng có ý định sẽ nhường đường cho vị cựu Thủ tướng. Trái lại, tính toán của ngài Thị trưởng là: với uy tín lớn của mình, Primakov được coi là “nặng ký” sẽ mở đường cho đảng “Thống nhất” tiến vào Duma, còn Luzkov sẽ tập hợp quanh mình tuyệt đại đa số đại biểu và sẽ trở thành Thủ tướng, rồi sau đó nghiễm nhiên sẽ trở thành Tổng thống năm 2000.

Trong bầu cử Quốc hội, liên danh này có thể sẽ nhận được cán cân nghiêng hẳn về phía mình (hơn nữa Primakov biết cách thoả thuận không đến nỗi khờ khạo với những người cộng sản), cho nên cuộc bầu cử Tổng thống tiếp theo sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

Nếu như những dự đoán của tôi là đúng thì trong cuộc bầu cử Duma liên danh Đỏ - Hồng (tức là Cộng sản và “Tổ quốc”) sẽ chiếm đa số tuyệt đối số phiếu và ngay lập tức không những chiếm ưu thế chính trị rộng lớn mà còn hoàn toàn có khả năng hợp pháp với hai phần ba số phiếu để thay đổi Hiến pháp! Có khi còn bãi bỏ cả thế chế Tổng thống trong nước cũng nên.

Có nghĩa là với họ cuộc bầu cử Tổng thống đơn giản là không còn cần thiết nữa...

Trong bất kỳ trường hợp nào họ cũng có cái đà, có được con bài (trong tay họ sẽ là số phận của Chính phủ và bất cứ bộ luật nào, Luật hình sự, dân sự, thuế), vậy thì đấu tranh với họ trong tương lai sẽ hoàn toàn trở thành vô nghĩa.

Nói cách khác là mọi chuyện cần phải được giải quyết không phải vào mùa hè năm 2000, mà phải là mùa hè năm 1999. Trêu thực tế chỉ còn lại thời gian khoảng hai, ba tháng nữa thôi.

Suốt tháng 7, tôi đã vài lần nói chuyện với Sergei Stepasin về tình hình này. Tôi hỏi: theo anh ta thì vì lý do gì thống đốc các tỉnh lại liên kết với Luzkov vốn trước kia không được họ ưa chuộng giống như chuyện tỉnh lẻ muôn thuở chẳng yêu quý gì thủ đô?

- Mọi điều đã quá rõ ràng, Sergei Vadimovich ạ. Cần phải thiết lập một trung tâm chính quyền vững chắc, tập hợp quanh mình giới thượng lưu chính trị trong nước. Hãy kiên quyết và chủ động nắm lấy họ.

Trong chừng mực nào đó tôi hiểu là cuộc nói chuyện của chúng tôi chẳng thu được kết quả. Stepasin khăng khăng nhấn mạnh rằng anh ta là thành viên của đội ngũ Tổng thống, tin tưởng và trung thành, rồi hứng khởi kể về các kế hoạch của mình. Nhưng khi câu chuyện vừa chuyển sang vấn đề chính trị chủ chốt thì anh ta lập tức hạ giọng.

- Tới mùa thu mọi việc sẽ ổn, thưa Boris Nicolaevich, tôi xin hứa với Ngài.

Vậy thì cái gì sẽ ổn đây?

Tôi hiểu rõ là một thời điểm mới của cuộc đáu tranh chính trị gay gắt nhất tất yếu đang tới gần. Trận giao tranh cuối cùng vào sự lựa chọn chính trị của đất nước. Stepasin có khả năng tạm thời thoả hiệp với ai đó, nhưng lại không có khả năng trở thành một thủ lĩnh chính trị, một chiến sĩ, kẻ thù tư tưởng của Luzkov và Primakov trong cuộc bầu củ Duma. Trong khi đó cần phải xây dựng một đảng chính trị mới. Và tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyện này.

Thế nhưng còn điều gì mà tôi hoàn toàn chưa chuẩn bị - thì đó là chuẩn bị đối phó với cú đánh hậu từ phía những con người đồng tư tưởng.

Cú đấm đã nhanh chóng được thực hiện. Từ kênh truyền hình NTV thuộc loại thông minh trí thức. Trong chương trình “Itogi” bình luận viên Evgeni Kisilev đưa ra “Sơ đồ gia đình Tổng thống”. Trên màn hình, bức ảnh này làm tôi nhớ đến những tấm ảnh dán trên tường “Cảnh sát truy nã” mà ta thường thấy khắp nơi. Những tấm ảnh này hồi còn ở Sverdlov tôi vẫn thường thấy: trong nhà máy, ở các bến xe, bên cạnh rạp chiếu bóng. Trong đó là chân dung của những kẻ say rượu, trộm cắp giết người, hiếp dâm.

Giờ đây “Cảnh sát” núp dưới bộ mặt của Đài truyền hình NTV “truy nã” cái gọi là Gia đình của tôi gồm con gái tôi, Volosin và Yumasev...

Người ta buộc tội tất cả, kể cả tôi, thôi thì mọi thứ có thể: nào là tài khoản trong các Ngân hàng Thuỵ Sĩ, nào là biệt thự và lâu đài ở Italia và Pháp, nào là hối lộ, tham nhũng...

Chương trình truyền hình của NTV làm tôi hơi choáng váng. Làn sóng mị dân chán ngắt được truyền trên kênh 3, trên báo chí của Toà thị chính, xét về nhiều khía cạnh, cũng chẳng hại gì làm, tuy nhiên cũng gây khó chịu: từ đây tung ra giọng điệu tuyên truyền thô bạo, vội vã và hấp tấp. Tất nhiên ở đây có những thợ lành nghề trong công việc này. Sự giả dối khôn khéo núp đằng sau “những chi tiết hiện thực”. Đây là một sự khiêu khích và xúc phạm trắng trợn.

Tuy nhiên khi đó, vào mùa hè năm 1999, tôi lại không quan tâm nhiều đến diễn biến của toàn bộ chuyện bịa đặt này, mà là đến những chuyện hoàn toàn khác. Nói chung làm sao mà Malashenko và Gusinski là những người vốn trong quen biết tương đối gần gũi với Tania, hiểu tính cách cô, lại có thể tuôn ra trên truyền hình hàng tràng những lời lẽ bẩn thỉu đến thế. Hẳn họ là những người biết hơn ai hết rằng đó là chuyện bịa đặt.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #119 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2011, 02:36:03 pm »

Giữa hè, Valentin Yumasev, người có biệt tài tìm lối thoát ra khỏi xung đột, đã tới gặp Gusinski và Malashenko. Trước câu hỏi thẳng thắn: “Có chuyện gì xảy ra vậy?”, câu trả lời nhận được cũng chẳng kém phần: “Hãy cho Volosin nghỉ đi”. Người ta yêu cầu loại bỏ Volosin bởi anh ta có ý định bảo vệ cho hệ thống, trong đó kẻ nắm giữ hãng truyền thông “Media-most” Gusinski đã vay tín dụng của Nhà nước nhưng lại không trả, nhùng nhằng suốt năm này qua năm khác. Còn Volosin đòi hỏi số tín dụng vay từ Ngân hàng Kinh tế đối ngoại phải được Gusinski hoàn trả. Vì lẽ đó mà anh ta phải chịu một cú đấm trả miếng.

- Thế nhưng Boris Nicolaevich có liên quan gì ở đây? Cả Tania nữa chứ? Cô có liên quan gì đến vụ việc này? Các vị hiểu quá rõ là chẳng có tài khoản nào, lâu đài nào hết. Các vị cố tình dựng chuyện. - Lúc đó Yumasev phản ứng lại.

- Cứ loại bỏ Volosin đi, rồi thì áp lực sẽ chấm dứt.

Valentin Yumashev cố gắng giải thích rằng sự vu cáo và “bóp méo” sự thật một cách thô bạo sẽ chẳng bao giờ mang lại ích gì. Chỉ có bọn găng-xtơ mới hành động như vậy thôi và cũng chỉ ở trong các tiểu thuyết găng-xtơ mà thôi. Song những kẻ đối thoại với anh ta hoàn toàn như điếc trước lý lẽ này, và họ cũng điếc trước cả mọi lập luận khác nữa.

Valentin sau khi khó khăn lắm mới tìm đủ từ ngữ đã truyền đạt lại cho tôi nội dung cuộc nói chuyện với Gusinski và cấp phó của hắn. Một nỗi khó hiểu và đau đớn trỗi dậy trong tôi còn nhiều hơn so với lúc tôi xem chương trình truyền hình ấy. Đến khi nào cuộc chiến bịa đạt, vu khống thông tin này mới chấm dứt đây?

Chúng còn có thể cả gan đến thế nào nữa đây?

Trong khi đó tôi lại thấy chẳng có gì phải ngạc nhiên cả. Người ta lúc nào chẳng xúc phạm tôi, vào những thời điểm khác nhau, với những nguyên cớ khác nhau. Dưới thời Gorbachov - vì bất đồng chính kiến, trong các năm 1991-1993 - do áp dụng các biện pháp không bình thường, do “liệu pháp sốc”, sau năm 1996 - vì bệnh tật của tôi. Người ta quăng quật tôi bằng tất cả những gì có trong tay. Đó là những gì mà tôi luôn luôn buộc phải sống chung. Ngay cả giờ đây cũng đang phải dằn lòng chịu đựng.

Sự thật bao giờ cũng chỉ có một. Sự thật còn lại, dối trá sớm hay muộn cũng sẽ biến mất. Sau bầu cử người ta sẽ làm gì nữa đây khi biết rõ rằng tôi và gia đình chẳng có gì cả: không biệt thự, không lâu đài, chẳng có mỏ kim cương cũng như khu khai thác vàng, chẳng có những tài khoản hàng triệu đô la ở nước ngoài nào hết? Người ta sẽ lại vẫn bịa đặt, bóp méo chứ?

Giờ đây chẳng nên bận tâm về chuyện đó. Điều cốt yếu là thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội. Thắng lợi trong việc ăn miếng trả miếng lấy sức ép đáp lại sức ép chính trị, lấy chiến dịch thông tin không kém phần cứng rắn của mình trả lời cho cuộc chiến tranh thông tin của họ. Giờ đây là lúc cần phải tỉnh táo. Cho đến tháng 12, trước khi diễn ra bầu cử chỉ còn lại quá ít thời gian...

Có điều đến giờ mới là thời điểm thận rõ nhất những nguyên nhân đối đầu chính trị mà không có phái cộng sản tham gia khi đó.

Nói chung, đối với dân chúng Nga, chuyện này là bất bình thường, không quen. Thậm chí còn có nhiều người cảm thấy bối rối. Nếu như diễn ra cuộc đấu đá giữa hai đảng hay hai nhóm có xu hướng cải cách, tiến tới kinh tế thị trường thì có nghĩa là kết cục những người cộng sản sẽ thắng. Khi đó có nhiều người đã từng nghĩ vậy.

Thế nhưng chính ở đây lại xảy ra nghịch lý của tình hình chính trị: nếu không thắng được quá khứ độc tài thì cần phải chống lại đảng “Tổ quốc” của Luzkov.

Vấn đề là vào thời điểm đó có hai khái niệm nước Nga mới đang lấn át nhau, có hai lực lượng nhìn nhận con đường này theo cách khác nhau.

Mô hình chủ nghĩa tư bản của Luzkov không chấp nhận tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do cạnh tranh chính trị. Đây là mô hình của một chủ nghĩa tư bản đẳng cấp, quan lại và quan liêu cứng nhắc “vì người của mình”.

Một mô hình khác mà giới doanh nghiệp Nga và đội ngũ của Tổng thống đang hướng tới - đó là mô hình thị trường dân chủ không có sự cưỡng ép của quan chức và Nhà nước.

Đất nước ta đang đứng trước sự lựa chọn như vậy đó, nhưng có thể vẫn chưa nhận thức được ra điều này.
Thật vậy, sơ đồ dối kháng chính trị đang thay đổi, nhưng dù sao cũng vẫn còn lại những quy luật chung. Trong số những quy luật của mùa hè năm 1999 ấy tôi muốn nêu ra hai quy luật. Thứ nhất - việc xúc phạm Tổng thống là một loại virus thông tin thực sự mạnh nhất huỷ hoại xã hội. Không một xã hội nào ngày nay có thể tránh được loại virus đó, hiện được gọi là “các phương tiện thông tin đại chúng điện tử” chỉ luôn gây ra nỗi sợ hãi nào đó hoặc săn đuổi “kẻ thù” thông tin. Sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng thời nay là như thế đó, có thể mạnh hơn cả bộ máy Nhà nước. Bất cứ một viên công tố “độc lập” cuồng tín, nhận hối lộ hoặc khát khao trả thù chính trị nào, bất cứ một cá nhân nào, một tập đoàn tài chính nào đều cỏ thể có được loại virus “quả bóng đen” này, miễn là họ có tiền. Trong khi những “quả bóng đen” này lại có ảnh hưởng rất lớn đối với nền chính trị. Như chúng ta thấy, ở phương Tây loại virus này ít hơn ở nước ta. Tránh được khỏi loại virus này, phân biệt “đơn đặt hàng” chính trị với dư luận xã hội thông thường là một công việc rất khó. Giới phóng viên khẳng định rằng không thể tránh được.

Đúng vậy, người bước vào làm chính trị có nghĩa vụ phải biết rằng luật chơi là như vậy và anh ta cần phải chuẩn bị tinh thần để đón chờ làn sóng các chuyện bịa đặt. Song dù sao tôi cũng rất muốn là cuộc chơi sẽ trung thực.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM