Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:03:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiểu luận về chiến tranh  (Đọc 49483 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #10 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 03:43:59 pm »

Nếu như sau trận Vít-xăm-buốc, sự thắng lợi là hoàn toàn cần thiết đối với Đế chế thứ hai, thì giờ đây, sau Vuếc-thơ và Phoóc-ba-khơ, nó lại cần đến chiến thắng hơn nhiều nữa. Nếu như trận Vít-xăm-buốc đủ để đảo lộn tất cả những kế hoạch trước đây về hành động của cánh phải, thì những trận chiến đấu diễn ra ngày thứ bảy nhất định đã làm rối loạn tất cả những biện pháp chuẩn bị cho toàn thể quân đội. Quân đội Pháp đã mất hết mọi quyền chủ động. Sự di chuyển của nó được quyết định bởi sự cần thiết về chính trị hơn là bởi những lý do quần sự. Một đạo quân 300.000 người hầu như nằm trong tầm mắt của kẻ thù. Và nếu như trong những sự chuyển quân của mình, nó không phải dựa theo những gì đang xảy ra ở phía quân thù mà dựa theo những gì đang xảy ra hoặc có thể xảy ra ở Pa-ri, thì đạo quân đó đã bị đánh tan một nửa. Dĩ nhiên, không ai có thể dự đoán chắc chắn được kết cục của trận tổng công kích nhất định sắp diễn ra gần đây nếu như hiện nay nó chưa diễn ra. Chỉ có thể nói được rằng, nếu trong một tuần lễ nữa, Na-pô-lê-ông III vẫn áp dụng cái chiến lược mà mẫu mực đã được ông ta trình bày từ ngày thứ năm"[1*] , thì chỉ riêng một điều đó cũng đủ để tiêu diệt một quân đội ưu tú nhất và lớn nhất trên thế giới.

Những bức điện của hoàng đế Na-pô-lê-ông chỉ làm tăng thêm cái ấn tượng mà những báo cáo của quân Phổ về những trận chiến đấu ấy đã gây ra. Nửa đêm thứ bảy, ông ta chỉ thông báo những sự kiện :
"Thống chế Mác-ma-hông đã thất trận. Tướng Phrốt-xa buộc phải rút lui".

Ba giờ sau, người ta nhận được tin nói rằng liên lạc giữa hoàng đế và thống chế Mác-ma-hông đã bị cắt đứt. 6 giờ sáng ngày chủ nhật, người ta thừa nhận rằng tướng Phrốt-xa đã bị đánh bại ở xa hơn nhiều, về phía tây Xác-bruých-kên, ngay tại Phoóc-ba-khơ, điều này trên thực tế đã xác nhận tính chất nghiêm trọng của trận thất bại ấy; tiếp đó, với lời tuyên bố rằng "những đơn vị quân đội bị phân tán nay đang tập họp lại ở Mét-xơ", người ta đã thừa nhận không thể chặn lại ngay lập tức cuộc tấn công của quân Đức Người ta khó hiểu được bức điện sau đây:

"cuộc rút lui sẽ diễn ra một cách hoàn toàn có trật tự "(?).

Cuộc rút lui của ai ? Không phải của thống chế Mác-ma-hông, vì liên lạc với ông ta còn bị cắt đứt. Không phải của tướng Phrốt-xa, bởi vì tiếp đó hoàng đế báo tin rằng "không nhận được tin gì của tướng Phrốt-xa cả". Và nếu như vào 8 giờ 25 phút buổi sáng, hoàng đế chỉ có thể dùng thời tương lai để nói đến cuộc rút lui mà các đơn vị quân đội sẽ phải tiến hành, những đơn vị mà ông ta không biết vị trí đóng quân ở đâu, thì ta nên hiểu như thế nào ý nghĩa của bức điện gửi đi 8 giờ trước đó, trong đó ông ta tuyên bố bằng thời hiện tại rằng "cuộc rút lui đang diễn ra một cách hoàn toàn có trật tự"? Tất cả những tin tức cuối cùng đó trước sau như một đều cùng mang cái tinh thần của bản tin đầu tiên :"Tout peut se rétablir"[2*] . Thắng lợi của quân Phổ quan trọng tới mức họ không cho phép sử dụng cái chiến thuật mà hoàng đế tất nhiên ,è áp dụng. òng ta đã không thể liều lĩnh che đậy sự thật với hy vọng xóa được ấn tượng, bằng cách cùng một lúc báo tin về cuộc chiến đấu tiếp theo với một kết quả khác. Tránh đụng chạm đến lòng kiêu hãnh của nhân dân Pháp bằng cách giấu không cho họ biết hai đạo quân Pháp đã bị thất bại, là một điều không thể làm được nữa rồi, và vì thế ông ta không còn cách nào khác ngoài việc trông mong vào nguyện vọng tha thiết muốn khôi phục lại cái đã mất, nguyện vọng mà những tin tức về những tai họa giống như thế trước kia đã gây ra trong lòng người Pháp. Trong những bức điện riêng gửi hoàng hậu và các bộ trưởng, rõ ràng là ông ta đã quy định cách phát biểu công khai cho họ, hay một điều thậm chí còn chắc chắn hơn nữa là từ Mét-xơ người ta đã gửi cho họ một văn bản nguyên tác cho những lời tuyên bố tương ứng. Qua tất cả những điều đó, chúng tôi kết luận rằng, dầu tâm trạng của nhân dân Pháp như thế nào chăng nữa, thì tất cả những nhân vật cầm quyền, kể từ hoàng đế trở đi, cũng đều ở trong một trạng thái mất tinh thần đến cực độ, một điều tự bản thân nó đã hết sức đáng chú ý. Ở Pa-ri người ta thực hiện giới nghiêm- một dấu hiệu không thể tranh cãi được về những điều có thể xảy ra tiếp sau thắng lợi mới của quân Phổ, còn lời kêu gọi của nội các thì kết thúc bằng những lời sau đây :

"chúng ta sẽ kiên trì chiến đấu: và tổ quốc sẽ được cứu nguy".

Cứu nguy ! Có lẽ người Pháp có thể tự hỏi: cứu nguy khỏi cái gì ? Khỏi sự xâm nhập mà quân Phổ đã tiến hành để ngăn chặn sự xâm nhập của Pháp vào nước Đức. Nếu như quân Phổ bị đánh tan và một lời kêu gọi như thế vang lên từ Béc-lin thì ý nghĩa của nó sẽ rõ ràng, bởi vì mỗi một thắng lợi mới của quân đội Pháp sẽ có nghĩa là một sự thôn tính mới của Pháp đối với lãnh thồ của Đức. Nhưng nếu như Chính phủ Phổ đủ khôn ngoan, thì thất bại của quân Pháp sẽ chỉ có nghĩa là mưu toan ngăn cản nước Phổ tiếp tục chính sách Đức của mình một cách suôn sẻ, đã bị thất bại, và khó lòng tin rằng việc động viên en masse"[3*] (vấn đề này đang được các bộ trưởng Pháp thảo luận như người ta loan báo) sẽ cho phép mở lại được cuộc chiến tranh tấn công.

------------------------------------------------------------------

Chú thích

[1*]. ngày 4 tháng Tám

[2*]."Tất cả đều có thể phục hồi lại được"

[3*]. tổng động viên

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #11 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 08:16:41 pm »

V
Đã đăng trên rờ "The Pall Mall Gazette" số 1712. ngày 9 tháng Tám 1870

Thứ bảy ngày 6 tháng Tám là một ngày nguy kịch của thời kỳ đầu chiến dịch. Những tin tức đầu tiên của Đức hết sức kín đáo đã che đậy hơn là chỉ rõ ý nghĩa quan trọng của những kết quả đạt được trong ngày đó. Chỉ có dựa vào những báo cáo đầy đủ hơn sau này và một số điều thú nhận lúng túng của các báo cáo của Pháp chúng ta mới có thể phán đoán về toàn bộ sự thay đổi của tình hình quân sự xảy ra ngày thứ bảy.

Trong khi Mác-ma-hông bại trận ở sườn đông dãy núi Vô-he-dơ thì 3 sư đoàn của Phrốt-xa và ít ra 1 trung đoàn của quân đoàn Ba-den - tức quân đoàn 69,- cả thảy là 42 tiểu đoàn - đã bị sư đoàn Ca-mê-cơ của quân đoàn 7 (Ve-xtơ-pha-li) và 2 sư đoàn - sư đoàn của Bác-nhe-cốp và sư đoàn của Stuýp-na-gen - của quân đoàn 8(Ranh)- cả thảy là 37 tiểu đoàn- đẩy lùi từ điểm cao ở phía nam Xác-bruých-kên cho đến quá Phoóc-ba-khơ và xa hơn nữa. Vì các tiểu đoàn Đức có quân số đông hơn nên số quân được tung vào tác chiến hầu như ngang nhau nhưng quân Pháp chiếm ưu thế về trận địa. Cánh trái của Phrốt-xa có 7 sư đoàn bộ binh của Ba-den và La-đmi-rô và ở phía sau Phrốt-xa có 2 sư đoàn cận vệ Nhưng trừ một trung đoàn đã nói ở trên, không có một người nào thuộc tất cả các sư đoàn ấy đi cứu viện Phrốt-xa bất hạnh. Sau thất bại thảm hại, ông ta buộc phải rút lui và hiện nay ông ta cũng như Ba-den, La-đmi-rô và quân cận vệ .đang cùng toàn bộ quân đội của họ rút về Mét-xơ. Quân Đức truy kích bên rút lui và chủ nhật đã ở Xanh-a-vôn, và thế là toàn bộ Lo-ren-nơ cho đến tận Mét-xơ đã bỏ ngỏ trước sự tấn công của họ.
Trong lúc đó, Mác-ma-hông, Đơ phai-i và Can-rô-béc rút lui không phải về Bi-trơ như thoạt đầu người ta đã nêu lên mà là về Năng-xi; chủ nhật, bộ tư lệnh của Mác-ma-hông đóng ở Xa-véc-nơ. Từ đó thấy rằng 3 quân đoàn này không những bị đánh bại mà còn bị đẩy lùi về một hướng khác với đường rút lui của các đơn vị khác của quân đội. Như thế là ưu thế chiến lược chúng ta phân tích hôm qua mà thái tử cố giành lấy bằng cuộc tấn công của mình, xem ra đã đạt được ít ra là một phần. Trong lúc hoàng đế rút thẳng về phía tây, Mác-ma-hông ngày càng đi chệch về hướng nam và vị tất đã đến được Luy-nê-vin vào lúc 4 quân đoàn còn lại tập trung dưới sự yểm hộ của Mét-xơ. Nhưng khoảng cách từ Xác-gơ-min đến Luy-nê-vin chỉ xa hơn từ Xa-véc-nơ đến Luy-nê-vin có mấy dặm. Và không nên nghĩ rằng trong khi Stai-nơ-me-xơ truy kích hoàng đế, còn thái tử cố gắng đuổi kịp Mác-ma-hông ở đường núi hẹp của dãy núi Vô-he-dơ thì hoàng thân Phri-đrích-Các-lơ, vào chủ nhật, đã ở Blít-xca-xen với đội tiền vệ ở nơi nào đó gần Xác gơ-min, sẽ khoanh tay đứng nhìn. Toàn bộ phía Bắc Lo-ren-nơ là chiến trường tuyệt vời cho ky binh, còn thời bình thì ở Luy-nê-vin bao giờ cũng có bộ tư lệnh đại bộ phận ky binh Pháp đóng ở ngoại ô Luy-nê-vin. Trong tình hình kỵ binh Đức chiếm ưu thế về số lượng cũng như chất lượng khó mà giả định rằng đại bộ phận binh chủng ấy sẽ không được ném ngày tức khắc vào hướng Luy-nê-vin để cắt tuyến giao thông giữa Mác-ma-hông và hoàng đế, phá hoại các cầu đường sắt trên tuyến Xtơ-ra-xbua - Năng-xi và nếu có thể phá cả những cầu qua sông Mớc-tơ. Thậm chí có khả năng là quân Đức thọc được cả bộ binh của nó vào giữa hai bộ phận bị chia cắt đó của quân Pháp, buộc Mác-ma-hông phải rút lui xa nữa về phía nam và đi con đường vòng xa hơn để nối lại liên lạc với bộ phận còn lại của quân đội. Một cái gì như thế đã xảy ra, ta có thể thấy rõ điều đó qua việc hoàng đế thừa nhận rằng thứ bảy liên lạc giữa ông với Mác-ma-hông đã bị cắt đứt; đồng thời người ta đã thấy được dấu hiệu không lành của sự sợ hãi trước những hậu quả nghiêm trọng hơn trong tin tức về sự dự kiến di chuyển tổng hành dinh quân Pháp đến Sa-lôn.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #12 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 08:17:16 pm »

Như vậy trong 8 quân đoàn quân Pháp, 4 quân đoàn đã bị đánh tan hoàn toàn hoặc hầu như hoàn toàn, và, hơn nữa, lần nào cũng bị đánh tan từng bộ phận một, còn chỗ đóng quân của một quân đoàn, quân đoàn 7 (của Phe-lích Du-ê) thì hoàn toàn không rõ. Chiến lược dẫn đến những sai lầm như thế thật chẳng hơn gì chiến lược của người Áo khi họ hoàn toàn bất lực. Nó làm chúng ta nhớ đến không phải Na-pô-lê-ông mà là Bô-li-ơ, Mác, Duy-lai và những kẻ tương tự. Xin hãy tưởng tượng Phrốt-xa phải chiến đấu suốt ngày ở Phoóc-ba-khơ trong khi ở cánh trái ông ta cách phòng tuyến sông Xa-rơ không quá 10 dặm hoặc khoảng 10 dặm, 7 sư đoàn chi đứng nhìn? Điều đó hoàn toàn không thể giải thích được nếu như không giả định rằng binh lực quân Đức trực diện với những sư đoàn ấy đủ sức để cản trở những sư đoàn ấy chi viện cho quân của Phrốt-xa hoặc giúp đỡ Phrốt-xa bằng cuộc tấn công độc lập của mình. Nhưng người ta chỉ có thể đưa ra lý do duy nhất có thể đưa ra ấy trong điều kiện quân Đức, như trước sau chúng tôi vẫn nói thế, định giáng đòn công kích có tính chất quyết đinh bằng cánh quân phải ngoài cùng của họ. Sự rút lui vội vã về Mét-xơ lại chứng thực cách nhìn đó, nó hết sức giống với ý đồ kịp thời rút khỏi một trận địa mà giao thông liên lạc với Mét-xơ đã bị đe dọa. Chúng tôi không biết những đơn vị nào của quân Đức trực diện với các sư đoàn của La-đmi-rô và Ba-den và có thể là bọc sườn những sư đoàn này, nhưng không nên quên rằng trong số 7 sư đoàn hoặc nhiều hơn nữa của Stai-nơ-me-xơ chi có 3 tham gia chiến đấu.

Trong khi đó lại xuất hiện thêm một quân đoàn Bắc Đức nữa là quân đoàn 6 hoặc Thượng Xi-lê-di. Thứ năm tuần trước nó đã đi qua Khiên và hiện nay ở dưới quyền của Stai-nơ-me-xơ hoặc Phri-đrích-Các-lơ mà báo "Times" tiếp tục khăng khăng quả quyết rằng viên tướng này hiện ở cánh quân phải ngoài cùng ớ gần Tơ-ria mặc dù cũng số báo đó đã đăng bức điện nói rằng viên tướng đó đã di chuyển từ Hôm-buốc đến Blít-xca-xten. ưu thế của quân Đức về số lượng và tinh thần cũng như về chiến lược hiện nay chắc chắn đã lớn đến mức trong một thời gian nào đó họ có thể tiến hành hầu như tất cả những gì họ muốn mà không bị trừng phạt. Nếu hoàng đế có ý định giữ 4 quân đoàn của mình trong dinh lũy ở Mét-xơ, - nếu không ông ta buộc phải rút lui thẳng một mạch về tận Pa-ri, ngoài ra không có sự lựa chọn nào khác- thì cũng không ngăn chặn được cuộc tấn công của quân Đức giống như mưu toan của Bê-nê-đếch năm 1866 lại tập hợp quân của mình một lần nữa dưới sự yểm hộ của Ôn-muýt-xơ đã không ngăn cản được cuộc tấn công của quân Phổ vào Viên"[27] . Bê-nê-đếch? Một sự so sánh thật là kỳ đối với người chiến thắng ở Mát-gien-ta và Xôn-phê-ri-nô! ấy thế mà đó lại là sự so sánh thích hợp nhất. Giống như Bê-nê-đếch, hoàng đế đã tập trung quân của mình ở một trận địa có thể vận động theo bất cứ hướng nào mà hơn thế nữa, ông ta đã làm việc đó cả hai tuần lễ trước khi định tập trung. Giống như Bê-nê-đếch, Lui Na-pô-lê-ông đã hành động mưu chước đến nỗi các quân đoàn của ông ta bị lần lượt đánh tan từng bộ phận do ưu thế về số lượng hoặc ưu thế về chỉ huy của địch. Nhưng chúng tôi e rằng sự giống nhau dừng lại ở đây Sau một tuần lễ ngày nào cũng thua trận, Bê-nê-đếch vẫn còn đủ lực lượng cho trận đánh ngoan cường cuối cùng ở Xa-đô-va. Còn Na-pô-lê-ông thì xét về mọi mặt , sau hai ngày chiến đấu, quân đội của ông ta bị chia cắt hầu như tuyệt vọng và ông ta thậm chí không đủ sức mở một trận tổng công kích.

Chúng tôi nghĩ rằng hiện nay có thể từ bỏ cuộc viễn chinh đã dự định đối với biển Ban-tích nếu như có lúc nào đó người ta đã trù tính tiến hành nó không phải chi là một cuộc nghi binh giản đơn. Mỗi một tiểu đoàn đều cần thiết ở biên giới phía đông. Trong số 376 tiểu đoàn của quân đội Pháp thì 300 tiểu đoàn biên chế vào 6 quân đoàn chủ lực và một quân đoàn cận vệ, như chúng ta biết, đang đóng ở giữa Mét-xơ và Xtơ-ra-xbua. Quân đoàn 7 (của Đu ê) tức là 40 tiểu đoàn nữa, có thể, hoặc đã được phái đi Ban-tích, hoặc đã được hợp nhất vào chủ lực. 36 tiểu đoàn còn lại chưa chắc đủ cho An-giê-ri và để đảm nhiệm các loại nhiệm vụ trong nước. Hoàng đế có nguồn binh lực nào để tăng viện? Nguồn binh lực ấy là 100 tiểu đoàn thứ tư hiện đang thành lập và quân cận vệ lưu động. Nhưng đại bộ phận các tiểu đoàn thứ tư và toàn bộ quân cận vệ lưu động gồm những tân binh chưa được huấn luyện. Chúng ta chưa rõ bao giờ các tiểu đoàn thứ tư có thể sẵn sàng ra trận, nhưng chúng buộc phải ra trận dù có sẵn sàng hay không. Về tình hình quần cận vệ lưu động hiện nay ra sao thì chúng ta có thể phán đoán theo các sự kiện xảy ra ở trại Sa-lôn tuần trước"[28]. Không nghi ngờ gì hết các tiểu đoàn thứ tư cũng như quân cảnh vệ lưu động gồm những chất liệu binh sĩ tốt nhưng đấy còn chưa phải là binh sĩ, chưa phải là quận đội có thể chiu đựng nổi cuộc công kích của những con người giỏi cướp súng liên thanh. Mặt khác, chừng 10 ngày nữa, quân Đức có thể đưa ra 190.000 đến 200.000 binh sĩ của các tiểu đoàn thứ tư và của những đội quân khác, nghĩa là quân tinh nhuệ của họ, ngoài ra còn một số lượng ít ra ngang thế của quân lan-ve mà hơn thế nữa tất cà những đội quân ấy đều phù hợp với sự phục vụ trên mặt trận.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 08:17:55 pm »

VI
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1714, ngày 11 tháng Tám 1870

Bây giờ không còn nghi ngờ gì nữa rằng, có lẽ chưa bao giờ một cuộc chiến tranh lại mở đầu với một thái độ cực kỳ coi rẻ những quy tắc của lý trí thông thường như là "cuộc dạo chơi quân sự tới Béc-lin" của Na-pô-lê-ông. Cuộc chiến tranh giành sông Ranh đã là con chủ bài cuối cùng và lớn nhất của Na-pô-lê-ông; nhưng đồng thời sự kết thúc không thành công của cuộc chiến tranh đó cũng có nghĩa là sự sụp đổ của Đế chế thứ hai. Ở Đức người ta đã hiểu rõ điều đó. Sự thường xuyên chờ đợi cuộc chiến tranh với Pháp đã là một trong những lý do chủ yếu buộc rất nhiều người Đức phải chịu hòa hoãn với những thay đối đã diễn ra trong năm 1866. Nếu trên một ý nghĩa nào đó nước Đức đã bị chia cắt ra, thì mặt khác nó lại trở nên mạnh hơn; tổ chức quân sự Bắc Đức đem lại một đảm bảo lớn hơn nhiều cho an ninh so với tổ chức quân sự của Liên bang Đức c
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 08:18:29 pm »

Sai lầm tiếp theo là một sư đoàn của Mác-ma-hông được bố trí quá phía đông của Vô-he-dơ, tại Vít-xăm-buốc, - một vị trí dễ thu hút sự tấn công của những lực lượng chiếm ưu thế. Sự thất bại của Đu-ê lại kéo theo một sai lầm tiếp nữa của Mác-ma-hông: ông này cố mở lại những cuộc chiến đấu ở quá phía đông Vô-he-dơ, và với việc đó ông ta lại đẩy sườn bên phải ra xa trung tâm hơn nữa, bỏ trống những con đường liên lạc của ông ta với trung tâm. Trong lúc cánh bên phải (quân đoàn Mác-ma-hông và ít ra là một bộ phận của các quân đoàn của Đơ Phai-i và Can-rô-béc) bị đánh tan ở Vuếc-thơ, thì trung tâm (Phrốt-xa và 2 sư đoàn của Ba-den, như hiện nay người ta đã rõ) bị thất bại chua cay trước Xác bruých-kên. Những đơn vị khác thì ở quá xa để có thể đến chi viện. La-đmi-rô vẫn còn ở cạnh Bu-dông-vin, những đơn vị còn lại của Ba-den và đội cận vệ thì nằm ở gần Bu-lơ, những lực lượng chủ yếu của Can-rô-béc thì ở Năng-xi, một bộ phận quân đội của Đơ Phai-i hoàn toàn mất hút, còn Phe-lích Du-ê, như bây giờ chúng ta biết được, thì ngày 1 tháng Tám đang nằm ở An-tơ-kiếc-cơ tại phần cực Nam của tỉnh An-da-xơ, cách chiến trường vùng Vuếc-thơ gần 120 dặm, và hình như là không có đủ những phương tiện vận tải đường sắt. Tất cả các biện pháp chỉ chứng tỏ sự nghi ngờ, sự do dự, sự dao động,- và điều đó diễn ra vào giai đoạn quyết định nhất của chiến dịch.

Còn đối với binh lính thì người ta đã tạo ra một quan niệm như thế nào về kẻ địch? Thật ra, vào giai đoạn cuối hoàng đế có nói với binh lính của mình rằng họ sẽ gặp phải "một trong những quân đội tinh nhuệ nhất của châu Âu" - tất cả đúng là như thế, nhưng những lời nói ấy là những tiếng trống rỗng sau bao năm đã gây cho họ thái độ coi khinh quân Phổ. Chỉ rõ điều đó tốt hơn cả là bằng chứng của đại úy Giăng-giô trên tờ báo "Temps", người mà chúng tôi đã trích dẫn[1*] và là người vừa mới từ giã quân đội chỉ cách đây 3 năm. Ông ta bị quân Phổ bắt làm tù binh trong một trận chiến đấu được coi là "trận thử lửa đầu tiên đối với họ, đã sống với quân Phổ trong hai ngày và trong thời gian đó đã thấy phần lớn quân đoàn 8 của họ. Ông ta rất ngạc nhiên sau khi thấy rằng quan niệm của ông ta về quân Phổ khác rất xa với thực tế. Đây là ấn tượng đầu tiên của Giăng-giô khi ông ta bị đưa đến doanh trại của quân Phổ:

Khi vào rừng: tôi thấy một cảnh tượng khác hẳn. Những trạm gác được đặt dưới các tán lá cây. các tiểu đoàn được tập trung dọc theo các con đường, và mong rằng không một ai cố dùng một phương thức không xứng đáng đối với đất nước chúng ta và đối với hoàn cảnh hiên nay của chúng ta để đánh lừa công luận: ngay những bước đầu tiên. tôi đã thấy nổi bật những nét đặc trưng của một quân đội ưu việt (une belleét bonne armée): cũng như của một nước có một tổ chức hùng mạnh cho chiến tranh. Những nét đặc trưng ấy biểu hiện ở đâu? ở mọi phương diện. Hành vi của quân lính: mỗi một động tác của họ đều phục tùng ý chí của các chi huy, được đảm bảo bằng một kỷ luật nghiêm khắc hơn ở chúng ta, thái độ vui vẻ của một số binh lính. Vẻ nghiêm nghi và kiên quyết của một số khác, chủ nghĩa yêu nước bộc lộ ra ở phần đông trong bọn họ. nhiệt tình của các sĩ quan lúc nào cũng thể hiện trong mọi việc. Và đặc biệt - một điều mà chúng ta có thể ghen tị với họ- là phẩm chất tinh thần của các hạ sĩ quan - đó là điều khiến tôi ngạc nhiên ngay lập tức và cứ thường xuyên diễn ra trước mắt tôi từ khi tôi sống hai ngày trong quân đội đó và trong nước đó. Nơi mà những bảng nhỏ ghi số hiệu của các tiểu đoàn địa phương quân lan-ve, đặt tại những khoảng cách nhất định, nhắc nhở người ta rằng một nước khi lâm nguy và có lòng ham mê công danh thì có thể nỗ lực đến mức nào".

Ở người Đức tất cả đều khác hẳn với ở người Pháp. Dĩ nhiên, họ đã đánh giá đúng mức những phẩm chất chiến đấu của người Pháp. Việc tập trung các đơn vị quân đội Đức diễn ra nhanh chóng nhưng thận trọng. Tất cả những người có thể đưa ra tiền tuyến đều được chuyển ra tiền tuyến; và trong chừng mực người ta biết được rằng quân đoàn 1 Bắc Đức đang ở Xác-bruých-kên trong đạo quân của hoàng thân Phri-đrích-các-lơ,- thì tất cả 550.000 quân chủ lực, tất cả người, ngựa và đại bác chắc chắn là đã được đưa ra mặt trận, ở đấy những đơn vị Nam Đức phải hội quân với họ. Và hiệu quả của ưu thế lớn về mặt số lượng như thế cho đến nay còn được tăng thêm bằng ưu thế của chỉ huy quân sự nữa.

-------------------------------------------------------------------

Chú thích

[1*]. Xem tập này. tr.35

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 08:19:04 pm »

VII
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1710, ngày 6 tháng Tám 1870

Suốt tuần này, người ta chờ đợi một trận đánh lớn ở Mét-xơ mà công báo của Pháp mô tả như trận đánh sấp sửa bất đầu nay mai; nhưng không một nhà bình luận quân sự nào của chúng ta cảm thấy cần phải giải thích rằng trận đánh sắp nổ ra đó chỉ là chiếc thùng nhỏ tung ra để giải trí cho con cá voi hiếu động là quần chúng nhân dân Pa-ri. Trận đánh ở Mét-xơ! Quân Pháp cần tiến hành trận đánh ấy để làm gì? Họ đã tập hợp được, dưới sự yểm hộ của cứ điểm ấy, 4 quân đoàn; họ định điều đến đây một vài sư đoàn nào đó trong 4 sư đoàn của Can-rô-béc; họ có thể hy vọng ngày một ngày hai sẽ nhận được tin tức cho biết rằng 3 quân đoàn còn lại của Mác-ma-hông, Đơ Phai-i và Du-ê đã đến sông Mô-den gần Năng-xi và náu mình sau con sông ấy. Họ tìm trận quyết chiến để làm gì trước khi toàn bộ quân đội của họ lại hội quân được, khi mà các lô-cốt ở Mét-xơ vẫn còn đang che chở cho họ khỏi bị tấn công? Còn quân Đức thì vì lẽ gì lại tự chuốc lấy sứt đầu vỡ trán nếu tiến hành một cuộc cường tập không có chuẩn bị vào những lô-cốt ấy? Nếu như toàn bộ quân Pháp hội quân được dưới tường thành Mét-xơ thì chỉ bấy giờ, chứ không phải sớm hơn lúc đó, mới có thể trông đợi quân Pháp xuất kích về phía đông sông Mô-den và mở trận đánh trước cứ điểm của mình. Nhưng tất cả cái đó vẫn mới chỉ là việc phải thực hiện còn giờ đây người ta vẫn còn không biết chắc liệu nói chung việc đó sẽ có bao giờ được thực hiện không.

Chủ nhật trước[1*] Mác-ma-hông đã buộc phải bỏ Xa-véc-nơ để quân Đức chiếm ngay đêm đó. Cùng đi với ông ta có tàn quân của quân đoàn của ông ta, tàn quân của một sư đoàn (của Công-xây- Duy-mê-nin) của quân đoàn Đu-ê, ngoài ra còn có một sư đoàn của quân đoàn Đơ Phai-i, sư đoàn này yểm trợ cuộc rút lui của ông ta. Cũng tối hôm ấy, tập đoàn quân 1 và 2 của quân Đức đã bỏ lại Phoóc-ba-khơ ở phía sau lưng và hầu như đã đến Xanh-A-vôn. Cả hai địa điểm này đều gần Năng-xi hơn Xa-véc-nơ; từ hai địa điểm ấy tới Pông-a-mút-xông và Di-ô-loa-rơ tức là những địa điểm ở trên sông Mô-den giữa Năng-xi và Mét-xơ cũng gần hơn rất nhiều so với Xa-véc-nơ. Giờ đây khi mà quân Đức cần hết sức nhanh chóng chiếm lấy hoặc xây dựng một bến qua sông này, hơn nữa lại ở phía trên Mét-xơ (căn cứ vào những lý do hoàn toàn hiển nhiên), khi mà họ gần sông hơn Mác-ma-hông và do đó bằng sự vận động nhanh chóng có thể ngăn cản ông ta hội quân với Ba-den, khi mà họ rất dồi dào binh lực thì chẳng lẽ không rõ ràng là họ sẽ tìm cách tiến hành một hành động nào đó thuộc loại ấy hay sao? Kỵ binh của họ, như chúng tôi dự kiến, đã nhanh chóng vượt qua toàn bộ miền bắc Lo-ren-nơ và hình như mới đây đã đụng độ với cánh phải của Mác-ma-hông; hôm thứ tư nó đã vượt Grô-tăng-canh, một địa điểm chỉ cách con đường chạy thẳng từ Xa-véc-nơ đến Năng-xi chừng 25 dặm. Vì vậy quân Đức sẽ biết chính xác Mác-ma-hông ở đâu và có hành động tương ứng, chỉ nay mai chúng ta sẽ biết tin họ đã đến Mô-den ở địa điểm nào giữa Năng-xi (hoặc nói cho đúng hơn là Phru-ác) và Mét-xơ.

Chính vì thế mà từ thứ bảy trước chúng ta không nghe thấy tin tức về trận đánh nào. Bây giờ, đôi chân của binh sĩ đang làm toàn bộ công việc; giữa Mác-ma-hông và Phri-đrích-các-lơ đang diễn ra cuộc chạy đua xem ai vượt sông trước. Và nếu như Phri-đrich-Các-lơ thắng cuộc thì chúng ta có thể chờ đợi quân Pháp ra quân từ Mét-xơ đương nhiên không phải để mở một trận đánh gần tường thành của họ mà là để phòng ngự các bến qua sông Mô-den; điều đó thực ra có thể thực hiện bằng cách tấn cồng hoặc ở hữu ngạn hoặc ở tả ngạn sông này. Hai trạm cầu phao chiếm được ở Phoóc-ba-khơ có lẽ sẽ rất nhanh chóng được sử dụng đúng mục đích của chúng.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 08:19:37 pm »

Về Đơ Phai-i chúng tôi không có tin tức gì xác định. Đúng là một thông báo ở Mét-xơ nói ông ta đã hội quân với quân đoàn. Nhưng với quân đoàn nào? Quân đoàn Ba-den hay là quân đoàn Mác-ma-hông? Nếu như toàn bộ thông báo đó có, dù chỉ là phần nào sự thật thì rõ ràng là với quân đoàn Mác-ma-hông vì từ khi liên lạc với Đơ Phai-i bị mất, đã có những đơn vị đi đầu của quân Đức chèn vào giữa ông ta và Ba-den. Hai sư đoàn khác của quân đoàn Đu-ê- quân đoàn này ngày 4 tháng Tám còn ở biên giới Thụy Sĩ, gần Ba-lơ- giờ đây hẳn đã bị cắt khỏi các đơn vị khác của quân đoàn bởi cuộc tấn công của quân Đức vào Xtơ-ra-xbua; chỉ có vượt qua Vê-du-lơ chúng mới có thể hội quân với những đơn vị nói trên. Trong số các đơn vị của Can-rô-béc, chúng tôi bất ngờ phát hiện ít ra một sư đoàn (Mác-tanh-prê) ở Pa-ri, sư đoàn này được tung ra không phải để chống quân Đức mà là để chống những người cộng hòa. Các trung đoàn 25, 26 và 28 thuộc sư đoàn ấy được người ta nhắc tới trong số những đơn vị hôm thứ ba đã tham gia bảo vệ Đoàn lập pháp[30] . Những đơn vị còn lại hiện nay phải ở Mét-xơ, điều này khiến cho quân số của đạo quân ở đây lên đến 15 sư đoàn (bộ binh) nhưng trong đó có 3 sư đoàn hoàn toàn tan rã do bại trận ở Spi-khéc-nơ.

Về Spi-khéc-nơ thì sẽ không đúng nếu khẳng định rằng trong trận này quân Pháp bị đánh bại vì địch chiếm ưu thế về số lượng. Bây giờ chúng tôi đã có những thông báo khá đầy đủ của các tướng Stai-nơ-me-xơ và An-ven-xlê-bên, qua đó thấy khá rõ phía quân Đức có những đơn vị nào tham gia trận đánh. Cuộc công kích do sư đoàn 14 đảm nhiệm, sư đoàn này được sự yểm hộ của trung đoàn 40 quen thuộc từ lâu của chúng ta, tất cả là 15 tiểu đoàn. Đó là những đơn vị bộ binh duy nhất đã chiến đấu suốt 6 giờ chống 3 sư đoàn tức 39 tiểu đoàn mà Phrốt-xa điều dần vào chiến đấu. Khi những đơn vị này hầu như bị đánh bại nhưng vẫn còn cố thủ điểm cao Spi-khéc-nơ mà họ đã xung phong chiếm lĩnh được từ đầu trận đánh thì sư đoàn 5 của quân đoàn 3 tức quân đoàn Bran-đen-buốc kéo đến, trong 4 trung đoàn của nó ít ra có 3 trung đoàn tham chiến, nghĩa là cả thảy 24 hoặc 27 tiểu đoàn quân Đức đã tham gia trận đánh. Họ đánh bật quân Pháp ra khỏi trận địa và chỉ sau khi quân Pháp bắt đầu rút lui, những đơn vị đi đầu của sư đoàn 13 đi vòng sườn phải quân Pháp theo thung lũng sông Rô-xen mới đến được chiến trường, tấn công Phoóc-ba-khơ, cắt con đường chạy thẳng đến Mét-xơ, và do đó mới biến cuộc rút lui có tổ chức của quân Pháp thành cuộc tháo chạy hỗn loạn. Vào cuối trận đánh, quân Đức có thêm một sư đoàn nữa (sư đoàn 6) sẵn sàng bước vào chiến đấu và đã thực tế tham chiến nhưng với mức độ không đáng kể. Song đúng vào lúc ấy hai sư đoàn quân Pháp của Mông-tô-đông và Ca-xta-nhi (cả hai thuộc quân đoàn Ba-den) đã kéo đến và trung đoàn 69 thuộc sư đoàn Ca-xta-nhi đã bị thiệt hại nặng. Như vậy là nếu ở Vít-xăm-buốc và Vuếc-thơ quân Pháp đã bị những đội quân chiếm ưu thế về số lượng đánh bại thì ở Spi-khéc-nơ bị những đội quân ít hơn về số lượng đánh bại. Còn về những thông báo mà quân Pháp thường hay đưa ra nói đến ưu thế về số lượng của địch thì chớ nên quên rằng từng người tham gia trận đánh chưa chắc đã có thể phán đoán được số lượng quân và bất cứ quân đội nào thua trận cũng đều thường đưa ra những lời tuyên bố như vậy. Ngoài ra chớ nên quên rằng mãi bây giờ người ta mới bắt đầu thừa nhận chất lượng cao của quân Đức. Theo thông cáo chính thức của tổng hành dinh quân Pháp, hỏa lực quân Đức vượt xa hỏa lực quân Pháp về sự mãnh liệt và sự chuẩn xác, còn Mác-ma-hông khẳng định rằng chiến đấu trong rừng, quân Pháp không thể thắng quân Đức vì quân Đức biết lợi dụng chỗ ẩn nấp giỏi hơn nhiều. Còn về kỵ binh thì Giảng-giô viết trên tờ "Temps" số ra hôm thứ năm như sau:

"Kỵ binh của họ vượt xa kỵ binh của chúng ta, lính thường của họ có những con ngựa tốt hơn ngựa của nhiều sĩ quan của quân đội chúng ta và cưỡi ngựa giỏi hơn... Tôi đã trông thấy một trung đoàn giáp kỵ của họ, đơn vị này thật tuyệt vời... Ngoài ra. ngựa của họ mang nhẹ hơn ngựa của chúng ta rất nhiều. Những con ngựa to lớn của giáp ky mà tôi đã trồng thấy, mang ít hơn rất nhiều so với những con ngựa A-rập hoặc ngựa Nam Pháp nhỏ bé của chúng la".

Ông ta còn ca ngợi sự hiểu biết tuyệt vời của các sĩ quan không những đối với địa hình nước mình mà cả địa hình nước Pháp. Điều đó không có gì lạ cả. Mỗi trung úy đều được trang bị một bản đồ rất tốt của bộ tống tham mưu Pháp trong khi các sĩ quan Pháp chỉ có cái bản đồ sơ sài thảm hại (une carte dérisoire) về chiến trường v.v.. Nếu như dù chỉ là một phóng viên thành thực như vậy được cử sang Đức trước chiến tranh thì có ích cho quân Pháp biết chừng nào.

------------------------------------------------------------------

Chú thích

[1*].Ngày 7 tháng Tám

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #17 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 08:20:11 pm »

VIII
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1717, ngày 15 tháng Tám 1870

Mác-ma-hông ở đâu? Kỵ binh Đức trong khi đột kích đến tận cửa ngõ Luy-nê-vin và Năng-xi hình như không gặp ông ta; nếu không chúng ta đã nghe được tin tức về những cuộc chạm súng đã xảy ra. Thêm nữa, nếu như ông ta đến được Năng-xi một cách yên ổn và do đó khôi phục được liên lạc với đạo quân ở Mét-xơ thì không nghi ngờ gì hết, Tồng hành dinh quân Pháp sẽ báo tin ngay lập tức về cái sự việc làm yên lòng người như vậy. Từ sự lặng thinh đó về Mác-ma-hông, chúng ta có thể rút ra kết luận duy nhất là ông ta cảm thấy rằng vận động theo đường thằng từ Xa-véc-nơ đến Luy-nê-vin và Năng-xi là quá nguy hiểm, và để không hở sườn phải của mình cho quân địch, ông ta đã đi con đường vòng xa hơn về phía nam, vượt sông Mô-den ở Bai-on hoặc thậm ở phía trên Bai-on. Nếu giả định ấy đúng thì ông ta có rất ít hy vọng đến được Mét-xơ vào lúc nào đó, và trong trường hợp ấy hoàng đế hoặc người nào khác chỉ huy ở Mét -xơ phải giải quyết vấn đề: rút lui ngay về Sa-lôn trên sông Mác-nơ là địa điểm gần nhất có thể hội quân với Mác-ma-hông có lợi cho quân đội hơn không ? Vì vậy chúng tôi nghiêng về cho rằng tin tức về cuộc tổng rút lui của quân Pháp theo hướng đó là xác thực.

Trong khi đó chúng tôi nhận được tin tức cho biết có những lực lượng tăng viện lớn cho quân Pháp. Bộ trưởng chiến tranh mới cam đoan với nghị viện rằng trong 4 ngày nữa nhất định sẽ có hai quân đoàn, mỗi quân đoàn 35.000 người được đưa ra mặt trận. Nhưng họ ở đâu ? Chúng ta biết rằng 8 quân đoàn của đạo quân Ranh và những đơn vị định gửi đi Ban-tích cùng với quân đồn trú ở An-giê-ri là toàn bộ binh lực của Pháp tính đến tiểu đoàn cuối cùng kể cả lính thủy đánh bộ. Chúng ta biết rằng 40.000 người của quân đoàn Can-rô-béc và lực lượng viễn chinh Ban-tích đang ở Pa-ri. Qua lời phát biểu của tướng Dơ-giăng tại nghị viện, chúng ta biết rằng các tiểu đoàn thứ tư còn lâu mới chuẩn bị xong và cần được bổ sung mà điều đó tất phải đạt được bằng cách lấy người của quân cảnh vệ lưu động bổ sung cho chúng. Vậy thì có thể lấy ở đâu ra 70.000 người đó nhất là nếu tướng Mông-tô-băng Đơ Pa-li-cao dự định, điều này rất chắc chắn là như thế, giữ đến cùng 40.000 người ở Pa-ri? Song nếu như lời nói của ông ta thực sự có ý nghĩa nào đó thì nên hiểu 2 quân đoàn ấy là những đơn vị đang ở Pa-ri và quân đoàn Can-rô-béc, quân đoàn cho tới nay vẫn luôn luôn được xem là một bộ phận của đạo quân Ranh; trong trường hợp này, vì chỉ có quân đồn trú Pa-ri là lực lượng tăng viện thực tế duy nhất nên tổng số quân tác chiến sẽ tăng từ 25 lên 28 sư đoàn trong đó ít ra có 7 sư đoàn đã bị thiệt hại nặng.

Tiếp nữa, chúng tôi lại được biết rằng tướng Tơ-rô-suy được cử làm tư lệnh quân đoàn 12 thành lập ở Pa-ri, còn tướng Văng-đe(?) làm tư lệnh quân đoàn 13 thành lập ở Li-ông. Cho tới nay, quân đội Pháp gồm có quân cận vệ và các quân đoàn từ quân đoàn 1 đến quân đoàn 7. Chúng tôi chưa hề nghe thấy các số 8,9,10 và 11, ấy thế mà đột nhiên giờ đây nghe nói về các quân đoàn 12 và 13. Chúng tôi thấy rằng không làm gì ra có những đơn vị quân đội để có thể từ đó thành lập một quân đoàn nào đó trong những quân đoàn trên, trừ quân đoàn 12, nếu hiểu đấy là đơn vị đồn trú Pa-ri. Xem ra thì tất cả những cái đó chỉ là một mánh khóe thảm hại nhằm lấy lại sự tín nhiệm của công chúng bằng cách thành lập những đạo quân tưởng tượng trên giấy, nếu không thì quả thật là không thể giải thích được lời khẳng định triển khai dường như 5 quân đoàn mà trong đó thì 4 quân đoàn cho tới nay chưa hề tồn tại.
Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #18 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 08:20:43 pm »

Đúng là người ta có ý định thành lập một quân đoàn mới. Nhưng có những nguồn lực lượng nào để làm việc đó? Một là hiến binh, người ta có thể lấy từ đây ra thành lập một trung đoàn ky binh và một trung đoàn bộ binh; đấy là quân tinh nhuệ nhưng số lượng không vượt quá 3.000 người mà lại phải tập hợp từ khắp các miền của nước Pháp. Về douaniers"[1*] , tình hình cũng vậy, người ta đang dự tính lấy những người lính hải quan này bổ sung quân số cho 24 tiểu đoàn; nhưng chúng tôi không tin là số người của họ có đủ dù chỉ là một nửa số lượng ấy hay không. Kế đến cựu binh nhập ngũ những năm 1858-1863, trong số đó những người chưa vợ đã bị gọi nhập ngũ theo đạo luật đặc biệt. Tổng số những người này có thể đạt tới 200.000 người và họ là lực lượng bổ sung có giá trị nhất đối với quân đội. Non một nửa của họ đã đủ để bổ sung các tiểu đoàn thứ tư, số còn lại có thể đưa vào thành lập các tiểu đoàn mới. Nhưng ở đây lại có khó khăn: tìm đâu ra sĩ quan ? Đành phải lấy sĩ quan trong quân tác chiến và tuy rằng điều đó có thể thực hiện bằng cách đề bạt một số lượng lớn thượng sĩ lên thiếu úy nhưng biện pháp này ắt sẽ làm yếu những đơn vị bị rút sĩ quan đi. Gộp chung ba loại ấy cũng chỉ tăng được nhiều nhất là 220.000 đến 230.000 người và trong những điều kiện thuận lợi cũng cần ít nhất là 14 đến 20 ngày mới có thể có chỉ một bộ phận của họ được chuẩn bị xong để đưa vào quân tác chiến. Nhưng tiếc thay tình hình không thuận lợi cho họ. Giờ đây người ta đã thừa nhận rằng không những ngành quân nhu mà toàn thể bộ máy hành chính của quân đội Pháp đều tỏ ra hoàn toàn vô dụng, thậm chí bất lực trong việc bảo đảm cung cấp cho quân đội ở biên giới. Làm sao mà có thể nói đến việc sẵn sàng cung cấp quần áo và trang bị cho lực lượng hậu bị ấy khi mà không bao giờ có ai nghĩ đến mặt trận sẽ cần đến họ ? Thực ra, điều rất đáng ngờ là không biết ngoài các tiểu đoàn thứ tư ra, liệu có đơn vị nào mới thành lập mà chưa đầy mấy tháng đã chuẩn bị xong xuôi không. Vả chăng chớ nên quên rằng trong số họ chưa ai từng cầm trong tay khẩu súng nạp đạn bằng quy lát, rằng tất cả họ hoàn toàn không biết gì về chiến thuật mới được áp dụng do sự xuất hiện của vũ khí ấy. Nếu như quân chủ lực hiện có của Pháp, như bản thân họ thừa nhận, còn bắn hấp tấp và hú họa, lãng phí đạn dược thì những tiểu đoàn mới thành lập này sẽ làm ăn ra sao trước quân địch, những người mà tiếng ầm ầm của bom đạn xem ra ít ảnh hưởng đến tính quả cảm và sự bắn phá chuẩn xác của họ.

Lại còn quân cận vệ lưu động, lớp lính gồm toàn thể nam giới chưa vợ dưới 30 tuổi bị gọi nhập ngũ và quân cận vệ quốc gia ở địa phương. Về quân cận vệ lưu động thì ngay cả các bộ phận nhỏ của nó có một tổ chức chính quy nào đó xem ra cũng không còn đâu là tổ chức chính quy nữa ngay khi được đưa đến Sa-lôn. Kỷ luật hoàn toàn không có uy tín của sĩ quan mà phần lớn hoàn toàn không biết chức trách của mình xem ra ngày một suy sụp, chiến sĩ thì thậm chí không có cả vũ khí và hiện nay toàn bộ cái tổ chức đó hình như đang ở vào tình trạng suy sụp hoàn toàn. Tướng Dơ-giăng đã gián tiếp thừa nhận điều đó khi đề nghị lấy quân cận vệ lưu động bổ sung cho các tiểu đoàn thứ tư. Nhưng nếu như cái bộ phận tựa hồ có tổ chức ấy của lực lượng tổng động viên là hoàn toàn vô dụng thì có thể trông đợi gì ở các bộ phận khác của nó? Cho dù kiếm được sĩ quan, đạn dược và vũ khí cho họ thì cần bao nhiêu thời gian để biến họ thành binh sĩ? Thế nhưng người ta đã chẳng dự kiến một chút gì để đề phòng những tình huống nguy ngập. Mỗi sĩ quan có thể phục vụ đều đã sử dụng rồi. Quân Pháp không có cái nguồn sĩ quan hậu bị hầu như vô tận mà chế độ "lính tình nguyện một năm" của quân Đức cung cấp hàng năm có chừng 7.000 người "lính tình nguyện một năm" như thế tham gia quân đội Đức mà khi hết hạn phục vụ hầu như mỗi người trong họ đều hoàn toàn đảm đương được chức vụ sĩ quan. Trang bị và vũ khí dường như cũng không có, nghe nói người ta phải lôi từ trong kho ra sử dụng thậm chí cả súng bắn mồi đá lửa đã lỗi thời. Trong tình hình như vậy 200.000 người ấy phỏng có thể có giá trị gì đối với nước Pháp? Đương nhiên người Pháp có quyền viện dẫn Nghị viện quốc ước, viện đẫn Các-nô với đạo quân biên giới"[31] xây dựng từ không đến có của ông ta, v v Tuy chúng tôi không hề có ý khẳng định rằng Pháp dứt khoát bại trận, nhưng dù sao chớ nên quên rằng quân đồng minh đã đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của Nghị viện quốc ước. Những đạo quân tấn công nước Pháp ấy bấy giờ trung bình mỗi đạo có 40.000 người; có 3 hoặc 4 đạo hoạt động riêng lẻ- một đạo hoạt động trên sông Sen-đa, một đạo hoạt động trên sông Mô-den và một đạo hoạt động ở An-da-xơ v.v.. Để chống lại mỗi một đạo quân nhỏ ấy, Nghị viện quốc ước đưa ra một số lượng rất lớn tân binh đã qua huấn luyện chút ít; những tân binh này hoạt động ở bên sườn và sau lưng quân địch - quân địch bấy giờ hoàn toàn phụ thuộc vào các kho tàng của chúng- nhìn chung buộc chúng phải đứng chân ở càng gần biên giới càng tốt, và 5 năm tham gia chiến tranh đã rèn luyện những tân binh ấy thành những người lính thật sự, cuối cùng họ đuổi được quân địch sang bên kia sông Ranh. Nhưng liệu có thể tạm giả định rằng chiến thuật như thế sẽ thích hợp để dối phó với đạo quân xâm nhập khổng lồ hiện nay, cái đạo quân tuy tổ chức thành 3 đơn vị độc lập nhưng bao giờ cũng có thể tập trung ở cự ly bảo đảm chi viện được cho nhau hoặc liệu có thể tạm giả định rằng quân Đức sẽ để cho quân Pháp có thời gian phát huy những nguồn lực hiện nay còn tiềm ẩn của mình không. Chỉ có thể phát huy những nguồn lực ấy trên mức độ nào đó khi người Pháp sẵn sàng làm điều mà họ chưa bao giờ làm tức là phó mặc Pa-ri và quân đồn trú của nó cho số phận của chúng và tiếp tục cuộc chiến đấu bằng cách lấy phòng tuyến sông Loa-rơ làm căn cứ tác chiến của mình. Có lẽ sự việc sẽ không bao giờ phát triển đến bước ấy, nhưng chừng nào mà nước Pháp còn chưa chuẩn bị làm như thế thì tốt hơn hết là nó đừng nói đến việc tổng tuyển quân.

------------------------------------------------------------

Chú thích

[1*]. lính hải quan

Logged
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #19 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 08:21:16 pm »

IX
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1720, ngày 18 tháng Tám 1870

Quân Pháp đã bắt đầu vượt sang tả ngạn sông Mô-den. Sáng sớm hôm nay (chủ nhặt) các đội trinh sát thông báo cáo về sự có mặt của tiền vệ Phổ; nhưng khi một nửa số quân đã vượt được sông thì quân Phổ dùng lực lượng lớn lấn công chúng ta, song sau 4 giờ chiến đấu đã bị đẩy lùi với những thiệt hại nặng nề".
Thông cáo chính thức của hoàng đế mà ngài Rai-tơ đăng lại tối thứ hai[1*] tuyên bố như vậy. Tuy nhiên trong đó có một cái sai nghiêm trọng vì rằng hoàng đế tuyên bố rõ ràng là các đội trinh sát không báo cáo về sự có mặt của quân địch tuy rằng lực lượng lớn của nó ở gần đó. Nhưng ngoài điều đó, hình như không có gì xác thực hơn và nghiêm chỉnh hơn bản thông báo ấy. Trước mắt chúng ta hiện lên một bức tranh rõ ràng: quân Pháp lao toàn bộ vào làm một việc mạo hiểm là vượt sông; quân Phổ quỷ quyệt luôn luôn biết tóm lấy địch thủ ở vào tình huống bất lợi đã tấn công địch vào lúc mà một nửa lực lượng của địch đã vượt sang bên kia sông; tiếp đó là sự phòng ngự anh dũng của quân Pháp, sau những cố gắng siêu phàm rút cục đã chuyển sang tấn công mãnh liệt, kết quả là địch bị đẩy lùi với những thiệt hại nặng nề. Diều đó quả là rất ngoạn mục song chỉ thiếu một điểm là tên địa điểm xảy ra tất cả việc đó.

Dựa trên tờ thông báo đó, chúng tôi chỉ có thể giả định rằng cuộc vượt sông và mưu toan ngăn cản cuộc vượt sông, một mưu toan đã bị đẩy lùi một cách thắng lợi như vậy, đã diễn ra trên địa hình trống trải. Nhưng làm thế nào có thể xảy ra việc đó, khi mà ở phía quân Pháp tất cả các cầu để vượt sông đều nằm trong thành Mét-xơ- những chiếc cầu mà địch hoàn toàn không đến được - khi mà, thêm vào đó, còn có đủ chỗ ở những địa điểm cũng an toàn như thế để bắc cầu phao bồ sung ở một khúc sông dài 5 hoặc 6 dặm được các lô-cốt xung quanh Mét-xơ yểm hộ? Há chẳng phải là bộ tham mưu Pháp định làm cho chúng ta tin rằng trái với lẽ phải quân Pháp đã coi thường tất cả những thuận lợi ấy rằng họ đưa quân đội ra khỏi thành Mét-xơ, bắc cầu ở địa hình trống trải và vượt sông dưới tầm mắt địch và trong phạm vị địch có thể với tới được chỉ cốt để gây ra trận đánh ở Mét-xơ" là họ hứa hẹn với chúng ta cả tuần lễ nay, hay sao?
Nếu như cuộc vượt sông Mô-den được tiến hành qua những chiếc cầu bên trong cứ điểm Mét-xơ thì quân Phổ làm thế nào tấn công được quân Pháp còn ở bên hữu ngạn chừng nào quân Pháp còn ở đấy, điều này họ vẫn có thể làm được trong tuyến lô- cốt độc lập? Pháo binh của những lô-cốt ấy sẽ nhanh chóng làm cho địa điểm ấy trở thành qúa ư khốc liệt đối với bất cứ quân tấn công nào.

Tất cả điều đó hình như khó tin. Bộ tham mưu Pháp ít ra cũng có thể chỉ ra tên địa điểm đó để chúng ta có thể theo dõi trên bản đồ các giai đoạn của trận đánh vẻ vang đó. Nhưng họ không có ý định cho biết địa danh ấy. May thay cho chúng ta, quân Phổ không kín đáo lắm, họ tuyên bố rằng trận đánh xảy ra ở gần Păng-giơ, trên đường đi Mét-x
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM