Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:02:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo Bác đi chiến dịch  (Đọc 65527 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #130 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:29:09 pm »

ĐƯỢC BÁC TẶNG ẢNH


Được làm nhiệm vụ bảo vệ Đại hội Đảng, lại được phân công đứng gác ở một vị trí đặt biệt quan trọng, chiến sĩ Lý Phúc Nha vừa lo lắng hồi hộp, vừa phấn khởi, sung sướng. Nha thuộc lòng lời dặn của đại đội trưởng : “Khu vực đơn vị ta bảo vệ ví như cả con người, thì nơi đây chính là bộ óc, để đảm bảo nghiêm mật, cần kiểm tra kỹ giấy ra vào”.
Bỗng, Nha thấy từ xa một cụ già người cao, thanh đội chiếc nón đã cũ, quần xắn gần đến đầu gối, chân đi đôi dép cao su, vai mang một chiếc túi vải đang đi nhanh về phía mình. Nha nghĩ bụng : “Có lẽ ông cụ đến căn nhà mà mình đang bảo vệ đây ! Đại đội trưởng bảo căn nhà này là để lãnh tụ ở kia mà ! Ông cụ có việc gì mà lại đây nhỉ ?”
Nha tiến lại gần ông cụ, chưa kịp hỏi, ông cụ đã nói :
– Chú gác ở đây à ? – Giọng của cụ vừa hiền từ vừa ấm áp.
– Dạ.
Ông cụ định tiếp tục đi vào. Nha bối rối quá. Anh buột miệng hỏi luôn :
– Thưa cụ, cụ cho cháu xem giấy ra vào ạ ?
Hỏi xong, Nha để ý nhìn kỹ ông cụ. Đôi mắt ông cụ trông quen quá, sáng và đẹp như mắt Bác Hồ ! Có phải Bác Hồ không nhỉ ?
Ông cụ vui vẻ bảo Nha :
– Bác đây mà, sao chú lại hỏi giấy ?
Lúc này, một người nữa cũng vừa đến, vẻ khó chiu, bảo Nha :
– Bác đấy ! Thế mà đồng chí cũng hỏi giấy thì lạ thực.
Nha lúng túng rồi buột miệng trả lời :
– Bác cũng phải có giấy mà ! Có giấy mới được vào nhà !
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #131 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:30:09 pm »

Người đi cùng ông cụ càng tỏ vẻ bực mình thêm, toan gắt, nhưng ông cụ đã ôn tồn bảo :
– Chú đi tìm chú chỉ huy của các chú ấy lại mới được. Bác cháu mình quên lấy giấy rồi.
Đồng chí này vội vã chạy đi.
Ông cụ vui vẻ hỏi Nha :
– Chú người dân tộc gì ? Quê ở đâu ? Vào bộ đội lâu chưa ?
Câu hỏi của ông cụ thân thương quá. Nha trả lời thành thực :
– Cháu người Sán-chỉ, quê ở Thái-nguyên, vào bộ đội hơn năm rồi ạ.
Nha trả lời xong thì đại đội trưởng cũng vừa chạy tới.
Vẻ hoảng hốt, đại đội trưởng bảo Nha :
– Bác Hồ đấy mà ! Sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác ?

Sung sướng quá, được thấy Bác Hồ rồi. Nha vô cùng bối rối… Sao mình lại hỏi giấy Bác Hồ ! Sao mình lại không để Bác vào nhà của Bác ! Nha đứng đơ người ra, đại đội trưởng mời Bác vào nhà. Bác vui vẻ bảo Nha :
– Chú làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là tốt.
Nghe Bác nói, Nha mới bớt lo.
Hết phiên gác, Nha về doanh trại. Cả tiểu đội biết câu chuyện Nha hỏi giấy Bác Hồ, anh em vừa buồn cười, vừa phàn nàn về Nha. Nha lại lo.
Sáng hôm sau, hết giờ thể dục, Nha được Bác gọi lên cùng với đại đội trưởng, chính trị viên và trung đội trưởng. Bác vui vẻ chỉ chỗ cho mọi người ngồi, Bác rót nước mời uống, rồi lấy từ trong cuốn sách ra một tấm ảnh, âu yếm nhìn mọi người và nói :
– Chú Nha vừa vào bộ đội chưa biết Bác. Hôm nay thấy Bác không có giấy, nên không cho vào khu quy định, như vậy là đúng và đáng khen. Bác thưởng chú Nha chiếc ảnh của Bác. Còn đại đội trưởng, chính trị viên giao nhiệm vụ cho chiến sĩ mới chưa rõ, lại chưa giới thiệu kỹ cho chiến sĩ biết về Bác, làm trở ngại đến công việc, Bác phê bình. Các chú có đồng ý không ?
Mọi người thở phào nhẹ nhõm, hứa xin vâng lời. Nha nhận tấm ảnh Bác tặng, vừa cảm động vừa sung sướng.

                                                                                                        Hết truyện
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #132 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:30:52 pm »

CÙNG BÁC QUA SUỐI


Một lần đi công tác cùng Bác qua suối, hai chiến sĩ cảnh vệ vội lại gần toan đỡ Bác, Bác bảo :
– Bác đi được, các chú cứ đi đi.
Nói rồi, tay chống gậy, tay xắn quần, Bác bước xuống suối. Hai chiến sĩ cảnh vệ đi hai bên, phòng giúp Bác khi gặp khó khăn. Bác vừa cẩn thận đi từng bước vừa lấy gậy dò mực nước. Thỉnh thoảng Bác nhắc các đồng chí đi sau : “Chỗ này sâu, khéo ướt quần !”, “chỗ này rêu trơn, đi cẩn thận”…
Gần qua hết suối, chợt Bác trượt chân suýt ngã. Hoảng quá, các chiến sĩ vội đến đỡ Bác. Thấy Bác đã đứng vững, anh em mới yên tâm. Bác vẫn chưa đi. Người cúi xuống xem lại chỗ vừa bị trượt chân và nói :
– Hòn đá tròn lại có nhiều rêu trơn, hơn nữa chỗ sắp đến bờ, thường dễ sinh ra chủ quan, nên rất có thể bị ngã.
Nói xong, Bác cúi xuống vứt hòn đá ấy đi nơi khác và bảo :
– Phải tránh cho người đi sau khỏi ngã.

*
*   *

Một lần khác, Bác cháu lại lội qua suối. Ở đây có những hòn đá tôi nổi lên trên mặt nước, chỉ việc bước từ hòn đá này sang hòn đá kia mà đi một cách dễ dàng.
Khi Bác đã đi qua hết suối, một chiến sĩ đi sau chợt sẩy chân bị ngã. Thấy vậy, Bác dừng lại bên bờ đợi, đồng chí chiến sĩ đi tới, Bác hỏi :
– Chú ngã có đau không ?
– Dạ, không sao ạ !
– Thế chú có biết tại sao bị ngã không ?
– Tại hòn đá bị kênh ạ.
– Cần phải kê lại để người khác qua suối không còn bị ngã nữa.
Vâng lới Bác, đồng chí chiến sĩ vội quay lui kê lại hòn đá. Xong đâu đấy, Bác cháu mới tiếp tục lên đường. Vửa đi, Bác vừa dặn :
– Khi ngã cần phải xem tại sao mình ngã, để lần sau mà tránh. Cái gì đã làm cho mình ngã thì phải vứt bỏ nó đi để tránh cho người sau.

                                                                                                                   Hết truyện
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #133 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:31:41 pm »

BÉ CHIẾN


Sau khi giặc Pháp rút quân khỏi Hà-nội, trên đường đi công tác, Bác vào thăm một thôn nhỏ. Thôn này nằm trong vùng du kích của những ngày kháng chiến chống giặc Pháp. Khắp thôn những mái nhà nhỏ vừa dựng lại.
Hay tin Bác đến, nhân dân trong thôn mừng cuống, chạy tới quanh Người mà vẫn ngờ ngợ chưa tin. Bác hỏi thăm các cụ già, các cháu thanh niên về việc đánh giặc, chia ruộng đất. Người dạy bảo việc xây dựng lại làng xóm. Bác chia kẹo cho các cháu thiếu nhi. Các cháu rất sung sướng, vừa bóc ăn, vừa nhìn người lớn như muốn chia xẻ niềm vui sướng. Có một cháu gái chừng năm, sáu tuổi, tay cầm kẹo chăm chăm nhìn Bác không chớp mắt. Thấy vậy, đồng chí cán bộ đồng chí cán bộ đứng bên cạnh Bác âu yếm bảo cháu :
– Ăn kẹo đi, cháu !
– Cháu để phần mẹ cháu.
Tiếng cháu nho nhỏ, đủ nghe. Câu trả lời của cháu làm mọi người phải chú ý. Đồng chí cán bộ liền lấy thêm phần kẹo khác đưa cho cháu và bảo :
– Cháu ăn phần kẹo này đi, còn phần trước để dành cho mẹ cháu.
Cháu bé cầm lấy kẹo nhưng vẫn không ăn, cứ mải nhìn Bác, chia kẹo xong, Bác quay lại nhìn cháu bé và bảo :
– Cháu bé ăn kẹo đi !
– Cháu chờ mẹ cháu cùng ăn ạ.
Nghe câu trả lời dễ thương của cháu nhỏ. Bác cúi xuống vuốt mái tóc của cháu và hỏi :
– Cháu tên là gì ?
– Mẹ cháu gọi cháu là cái Chiến.
Bác gật đầu, Người nhắc lại :
– Tên cháu là Chiến.
Như đã quen với việc giải thích về cái tên của mình, cháu bé nói luôn :
– Mẹ cháu bảo phải đuổi hết giặc đi mới sống được, nên gọi là cái Chiến.
Bác kéo bé Chiến vào lòng. Một cụ già trong thôn liền kể để Bác nghe về cảnh của cháu Chiến : ông cháu bị giặc Pháp bắt đi phu không thấy về, bố cháu bị giặc Pháp giết khi cháu vừa ra đời. Mẹ cháu vừa sản xuất vừa chiến đấu nuôi cháu bằng ngần ấy tuổi, vì vậy cháu rất quý mẹ và căm thù giặc.
Nghe chuyện, Bác rất cảm động. Người khuyên bà con chăm sóc các cháu, các gia đình thương binh, liệt sĩ.
Đứng bên Bác Hồ, nghe cụ già kể chuyện về mình, bé Chiến tỏ vẻ nóng ruột như muốn hỏi Bác điều gì. Khi thấy các chú cán bộ cùng đi với Bác lên xe, bé Chiến níu tay Bác, hỏi :
– Bác ơi ! Cháu lớn lên còn giặc để đánh không ?
Nghe cháu hỏi, Bác cúi xuống thơm lên trán của cháu, rồi Người nhè nhàng bảo :
– Bác chỉ muốn các cháu được học hành, lớn lên xây dựng đất nước.
Bà con trong thôn tiễn Bác lên xe rồi, bé Chiến còn ngây người nhìn theo xe Bác mãi…

                                                                                                                    Hết truyện
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #134 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:32:09 pm »

MANG HOA TẶNG NGƯỜI


Nhớ lại Tết đầu hòa bình, chúng tôi mua một bó hoa rất đẹp, bọc giấy bóng, thắt nơ đỏ mang tên chúc Tết Bác.
Chúng tôi vừa tới phòng đợi thì Người đã từ phòng riêng bước ra. Thấy chúng tôi, Người tươi cười nói :
– A ! Năm mới Bác mừng các chú thêm một tuổi, Bác gửi các chú lời chúc năm mới được mạnh khỏe, sản xuất, tiết kiệm tốt tới các cụ, các thím,. Các cháu ở nhà !
Rồi Bác khen :
– Năm mới có khác, trông chú nào cũng đẹp trai !
Thấy đồng chí đại biểu cầm bó hoa bước ra, Bác bảo ngay :
– Các chú thật khéo vẽ chuyện ! Bác với các chú sống bên nhau hàng ngày, việc gì phải hoa !
Người ngừng lại cùng chúng tôi cười vui, rồi nói tiếp :
– Dáng người Bác cho ăn cỗ Tết mà đến tay không ? Các chú trồng được nhiều rau tốt, sao không chọn những cây nào đẹp, tốt, trồng vào chậu cảnh mang tới biếu Bác. Bác sẽ đặt nó ở trước phòng khách. Khách tới, Bác sẽ giới thiệu là của các chú trồng, hết Tết các chú mang về mà chén. Thế là Bác có quà tặng, các chú được Bác tuyên truyền cho, mà lại chẳng mất gì cả ! Như vậy có tốt không ?
Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, thật là ngượng ngập. Để đại biểu tặng hoa Bác lúc này cũng dở, mà mang hoa về cũng dở…
May sao Bác đã gỡ thế bí cho chúng tôi. Người bảo :
– Các chú mua được hoa đẹp đấy ! Ta mang sang chúc Tết Thủ tướng đi ! Tặng Thủ tướng bó hoa này thì tốt lắm !
Mừng quá, chúng tôi reo lên, theo Người sang chúc Tết đồng chí Thủ tướng.
Gần tới nhà đồng chí Thủ tướng, Bác đã vui vẻ nói tôi lên :
– Năm mới, các chiến sĩ, cán bộ tới chúc Tết Thủ tướng. Chúc Thủ tướng mạnh khỏe, cùng nhân dân giành nhiều thắng lợi mới !
Đồng chí Thủ tướng nghe tiếng nói của Bác, vội vàng từ trong nhà bước ra đón, nét mặt Thủ tướng vui vẻ, sung sướng, đáp lễ lại lời chúc mừng của Bác. Và, kể từ hôm ấy, cứ 30 Tết, là chúng tôi chọn bốn cây bắp cải, bốn cây su hào loại tôi nhất, đẹp nhất trong vườn, đưa tới chúc Tết Bác. Bác đem đặt ở hai bên bậc lối vào phòng khách, xen lẫn với những gốc quất, gốc đào.
Ai nhìn thấy quất đỏ, đào hồng bên những cây su hào, bắp cải xanh mơn mởn cũng khen là đẹp.

                                                                                                                                   Hết truyện.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2011, 01:38:30 pm gửi bởi doiviendukichmat » Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #135 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:33:03 pm »

CÂU CHUYỆN CHIẾC ĐỒNG HỒ


Bác tới thăm một lớp học chính trị. Trong khi nói chuyện về tình hình và dặn dò về công tác, Bác chợt hỏi đồng chí phụ trách, về tình hình tư tưởng học viên. Đồng chí phụ trách báo cáo là trong học viên có tư tưởng suy nghĩ, tính toán về công tác sắp tới ; một số đồng chí đã có kinh nghiệm công tác của mình, nhưng lại muốn chuyển công tác khác, để hợp ý thích riêng. Nghe vậy Bác liền vui vẻ hỏi :
– Các cô, các chú nhiều người có đồng hồ đấy chứ ?
– Thưa Bác, có ạ !
– Các cô, các chú có thấy trên mặt đồng hồ kim giây chạy nhúc nhích suốt ngày đêm, kim phút di chuyển hơi chậm, kim giờ thì rề rề chuyển chỗ, chữ số nằm yên, cái máy nằm tròn trong vỏ đồng hồ, có đúng thế không ?
– Dạ, đúng thế ạ !
– Đó là sự phân công của bộ máy đồng hồ. Nếu giả sử các bộ phận cứ xin thay đổi, cái kim giây nói : “Tôi chạy thế này mệt quá, cho tôi chạy chậm lại, hoặc nghỉ ít lâu”. Mặt số kêu : “Đứng mãi một chổ chán quá, cho tôi chạy như kim giây”. Bộ máy lại nói : “Tôi làm được nhiều việc mà chả ai biết đến, cho tôi làm mặt số”. Các c6, các chú thử nghĩ xem, nếu ta để cho các bộ phận đồng hồ làm theo ý muốn riêng thì sẽ thế nào ?
Cả lớp vang lên tiếng cười. Có đồng chí nói :
– Thưa Bác, như vậy không còn là đồng hồ nữa ạ !
– Trong công tác cách mạng cũng vậy, tùy theo trình độ và yêu cầu mà Đảng nhân dân giao nhiệm vụ. Ví dụ : Bác được Đảng, nhân dân giao làn Chủ tịch nước, đồng chí cảnh vệ lo công tác bảo vệ, đồng chí cấp đưỡng lo nấu ăn, đồng chí văn thư lo việc giấy tờ, mỗi người mỗi việc, hợp lại mới thành công việc chung. Đó là sự phân công của tổ chức.
Các đồng chí học viên hứa với Bác : mãi mãi ghi sâu lời Người dạy.

                                                                                                         Hết truyện.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #136 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:33:45 pm »

CÙNG LÀM CÙNG HƯỞNG


Bác tới thăm công trường làm cầu Việt-trì đầu năm 1956.
Trên công trường, ngoài công nhân kỹ thuật Trung-quốc sang giúp và công nhân Âu-phi – nguyên trước đây là hàng binh. Bác thăm chiếc cầu vừa mới lao được một nhịp, thăm lán trại của công trường. Sau đó Người tới hội trường nói chuyện. Các đồng chí phiên dịch đều dịch không vừa ý Bác. Người tự phiên dịch ra làm hai thứ tiếng Trung-quốc và Pháp. Người còn dịch cả những câu trao đổi với công nhân cho mọi người cùng hiểu.
Trước khi rời hội trường ra về, Người bắt tay các đại biểu công nhân ngồi hàng đầu. Tới số công nhân  Phi, Bác dặn thêm :
– Các bạn trước vì không hiểu tình hình, hoặc vì hoàn cảnh bắt buộc, mà làm lính lê dương đánh thuê cho đế quốc Pháp, can thiệp Mỹ, được giác ngộ về với nhân dân Việt Nam, nay lại đứng trong hàng ngũ giai cấp công nhân Việt Nam, cùng hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước Việt Nam, đó là điều rất tốt. Nay cùng nhau làm việc, thành quả ta sẽ cùng hưởng chung.
Nghe lời khuyện bảo của Bác, các công nhân Âu Phi rất sung sướng, cảm động. Một người thay mặt các công nhân Âu Phi xin phát biểu. Giọng anh ngẹn ngào, nước mắt trào quanh :
– Thưa Bác Hồ - xin phép Bác cho chúng con được gọi Người như thanh niên Việt Nam thường gọi. Chúng con rất ân hận, chúng con rất sung sướng. Ân hận vì đã cầm súng của đế quốc Pháp, Mỹ đánh lại nhân dân Việt Nam. Sung sướng vì ngày nay được trở thành người công nhân của nước Việt-nam dân chủ cộng hòa. Chúng con xin làm hết sức mình, để thực hiện lời dạy của Bác Hồ.
Bác gật đầu tỏ ý hài lòng. Khi Người rời khỏi hội trường, tiếng hô “Hồ Chủ tịch muôn năm” bằng ba thứ tiếng Việt Nam, Trung-quốc, Pháp vang xa.

                                                                                                          Hết truyện
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #137 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:34:47 pm »

BÁC TẶNG THƠ


Trong buổi lễ thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang, Bác tới giao nhiệm vụ. Sau bài nói chuyện, Bác tóm tắt những ý chính bằng một bài thơ Người vừa làm, để cho cán bộ, chiến sĩ dễ nhớ. Đọc tới câu : “Dũng cảm trước địch, phân bất cố thân” Người dừng lại nói :
– Bác vội nên tạm dừng câu “phân bất cố thân” là ý Bác muốn nói, vì nước không nghĩ tới thân mình. Chú nào có ý hay sửa cho gọn lại. Có đồng chí để nghị :
– Xin lấy ngay lời Bác vừa giải thích : “Vì nước quên thân” là hay ạ !
Bác bỏ kính lắng nghe rồi hỏi :
– “Vì nước quên thân” thay cho “phân bất cố thân” được không ?
– Dạ, được ạ. – Hội nghị phấn khởi trả lời, Bác vui vẻ nói :
– Cho hay, việc đánh giặc cũng như làm thơ, có ý kiến của quân chúng vào là tốt thực.
Từ đó lực lượng Công an nhân dân vũ trang có bài thơ của Bác làm phương hường phấn đấu :

Đoàn kết cảnh giác
Liêm chính kiệm cần
Hoàn thành nhiệm vụ
Khắc phục khó khăn
Dũng cảm trước địch
Vì nước quên thân
Trung thành với Đảng
Tận tụy với dân.


*
*   *

Bác ngồi trên ghế Chủ tịch đoàn của hội nghị các chiến sĩ thi đua của Công an nhân dân vũ trang lần thứ nhất. Người lắng nghe báo cáo điển hình của đồn Cù-bai, thỉnh thoảng Người lại ghi điều gì.
Sau báo cáo, Bác nói chuyện động viên các cán bộ, chiến sĩ ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên tuyến đầu Tổ quốc. Kết luận, Bác lại có thơ tặng :
         
        Non xanh nước biếc trùng trùng
         Giữ gìn Tổ quốc ta không ngại ngùng gian lao
         Núi cao sự nghiệp càng cao
         Biển sâu, chí khí ta so vào càng sâu
         Thi đua ta quyết giật cờ đầu.

Đọc xong bài thơ, Bác nói :
– Chữ “so” trong câu thứ tư còn hơi ép, chú nào văn hay, chữ tốt chữa hộ Bác.
Một đồng chí đề nghị :
– Xin Bác cho đổi chữ “so” thành “soi”. Đồng chí khác thưa :
– Chữ “so” còn sâu hơn chữ “soi” ạ !
Bác hỏi lại, đa số đều xin để chữ “so”, Bác cười bảo :
– Bác cháu mình đều túng chữ cả, chưa có chữ nào hay hơn, ta tạm dùng chữ “so”vậy.

                                                                                                             Hết truyện
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #138 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:39:11 pm »

BÁC BẢO “CÁC CHÁU MUÔN NĂM”


Tháng 2 năm 1969…
Một buổi tối, đoàn văn công Công an nhân dân vũ trang được đến biễu diễn phục vụ đoàn khách của Trung ương Đảng tại Bắc-bộ phủ. Anh chị em diễn viên trong đoàn rất vui sướng. Ai cũng đoán là đêm nay thế nào cũng được gặp, được biểu diễn phục vụ Bác và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Đoàn đến sớm hơn giờ quy định.
Trong khi chờ đợi, anh chị em tản ra chung quanh đứng chơi ở cửa phòng khách.
Chợt thấy Bác từ trong nhà đi ra. Hồi hộp, sung sướng, anh chị em gọi nhau : “Bác, Bác đến, các đồng chí ơi !”
Cả đoàn phấn khởi chạy đến. Nhìn thấy cán bộ, chiến sĩ đang náo nức lại gần, Bác hỏi :
– Các cô, các chú nào đây ?
– Dạ, các đồng chí văn công đến biểu diễn tối nay đấy ạ.
Bác cười và bảo :
– Văn công Công an nhân dân vũ trang à ? Tốt lắm, các cháu hát đi.
Không đợi phân công, một đồng chí cất tiếng ngay. Toàn đoàn hát theo bài “Giải phóng miền Nam”. Tiếng hát vang lên từ những trái tim đang xúc động mạnh. Có niềm vui nào bằng niềm vui đứng bên Bác Hồ, lại còn được hát cho Bác nghe ! Không chỉ riêng đội hát mà cả đội múa, đội nhác cũng cao giọng hát đầy hứng khởi.
Vừa hát, cán bộ và chiến sĩ vừa chăm chú, say sưa và thành kính nhìn Bác, như sợ giây phút quý giá này trôi nhanh mất.
Bác lắng nghe và trìu mến nhìn khắp lượt cán bộ và chiến sĩ đang quay quần xung quanh.
Vừa dứt tiếng hát, tiếng hô “Hồ Chủ tịch muôn năm” vang lên. Một không khí đầm ấm tình cha con tràn ngập. Các chiến sĩ như muốn thay mặt những đồng đội thân yêu của mình ở nơi biên giới, hải đảo xa xôi nói lên tất cả tình cảm thiêng liêng của toàn lực lượng đối với Bác.
Bỗng Bác giơ tay lên và hô to :
– Các cháu muôn năm !
Bất ngờ quá ! Nhiều đồng chí đã giơ tay lên, nhưng rồi kịp sực tỉnh lại, đứng im lặng, ngẩn người ra. Tất cả lặng đi trong sung sướng.
Bác bảo :
– Sao các cháu không hô đi ?
– Thưa Bác, các cháu… Một vài diễn viên gái ấp úng trả lời…
Bác nói :
– Đúng đấy, các cháu muôn năm ! Tuổi thanh niên muôn năm !

                                                                                                                                Hết truyện.

HẾT
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2011, 03:54:56 pm gửi bởi doiviendukichmat » Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM