Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:12:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo Bác đi chiến dịch  (Đọc 65519 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #110 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:59:10 pm »

CON ĐƯỜNG 600


Đã mấy năm rồi, hôm nay tôi mới có dịp về thăm những bạn cũ đang công tác bảo vệ tại Chủ tịch phủ.
Thấy tôi, các đồng chí niềm nở chào đón và hỏi thăm chuyện iên phòng. Sau đó, chúng tôi đi thăm vườn của Bác.
Khoảng vườn phía trước, vẫn là những cây tôi bóng mát trước kia, nay có thêm những hàng, từng hàng nhãn Hưng-yên đã tươi cành, xanh lá, hứa hẹn dăm năm nữa mùa về, sẽ cho hàng tấn quả ngọt.
Hai khu vườn phía sau nhà khách được Bác cho trồng cam. Tuy không phải đất trồng cam Bố-hạ nhưng nhờ có sự chăm bón nên cam vẫn vươn lên, cành non mơn mởn.
Đồng chí đội trưởng chỉ cây cam tôi nhất và nói :
– Cây cam kia năm ngoái sai quả lắm ! Quả tôi và khá ngon, không kém gì cam trồng trên đất chính của nó. Hồi phái đoàn quân sự Liên-xô tới thăm Bác, Người đã đưa ra xem vườn và Người bảo mỗi đồng chí hái lấy một quả. Nhưng các đồng chí bạn, vì trông cây cam đang trĩu quả, đẹp quá nên chẳng đồng chí nào nỡ đưa tay hái. Bác liền tự tay ngắt cho mỗi người một quả. Các đồng chí bạn hứa sẽ đem về nước làm kỷ niệm. Bác lại lấy cho mỗi người một quả khác để thưởng thức hương vị cam ngay bên gốc của nó.
Nhìn những gốc cam, rặng nhãn cùng những cây ăn quả khác đang đua nhau vươn lên bởi sự chăm sóc của Bác, tôi bỗng nhớ tới ngày Bác mới về khu này – khu Phủ toàn quyền cũ, – một khu đất tốt, khá rộng, trừ một số muỗm, nhãn, nguyên của dân ta trồng từ trước ra, tụi Tây chả biết trồng một cây nào khác. Chúng trồng toàn cây có bóng mát. Bên dưới thí chỉ trồng một loại cỏ gianh, ăn hết đất và mỗi ngày mất trên bốn mươi người làm vườn mà không xuể. Cả vườn sau, phía sát Bách thảo cỏ tốt như rừng, rắn rết ẩn nấp ở đó rất nhiều.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #111 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:59:54 pm »

Câu nói của đồng chí đội trưởng đã gợi cho tôi nhớ mãi những hình ảnh sâu sắc trong những ngày lao động bên Bác. Hối ấy, vào khoảng tháng tư năm một nghìn chín trăm năm mươi bảy. Chúng tôi theo sự hướng dẫn của đồng chí phụ trách  cơ quan, đã khẩn trương tát nước hồ, vét bùn lên phơi ải để bón cho cam và nhãn.
Sau ba ngày tát nước, bắt cá, chúng tôi bắt đầu lấy bùn. Sáu dây chuyền người vừa sắp ra chuẩn bị vét chuyển bùn từ dưới đáy hồ lên thì Bác đến.
Anh em reo mừng đón chào Người, Bác hỏi thăm công việc làm rồi nói chuyện với an hem. Tôi nhớ đại ý :
– Các chú làm việc giúp Bác, nhưng nó cũng là việc chung. Chúng ta xây dựng khu vực này đẹp để đón khách được tốt, tức là các chú cũng đã làm công tác đón khách.
Chúng tôi đều cảm động, chưa biết trả lời ra sao, thì một chiến sĩ đã thưa lại :
– Thưa Bác, chúng cháu xin làm mọi việc để vui lòng Bác.
Bác dặn thêm :
– Lao động thì phải hò hát mới vui. Đừng ngại ở đây gần nơi làm việc của Bác mà im lặng, năng suất lao động sẽ kém đấy.
Nghe Bác nói, anh em phấn khởi, tiếng cười vang lên.
Sau khi Người về làm việc, chúng tôi bắt tay vào công việc rất say sưa. Tiếng hô, tiếng hát vang lên. Có những câu hò anh em sáng tác tại chỗ :
      
         Đất hồ ta đắp trồng cam,
      Cam sai trĩu quả, hoa thơm bốn mùa.
         Cam này Bác sẽ đem cho
      Tình con, nghĩa cháu Bác Hồ bốn phương.


Chiều ngày thứ ba, công việc nạo vét hồ đã xong, Bác tới thăm, Bác cháu quay quần bên nhau. Bác hỏi :
– Bây giờ trời mưa xuống là có hồ nước đẹp rồi, vậy có cần làm thêm gì nữa không ?
– Dạ, cần làm thêm con đường quanh hồ để chiều đi dạo mát ạ !
Tất cả đều đồng ý với ý kiến đó.
Đường làm xong, Bác đến thăm và hỏi :
– Có đường thì phải có tên đường, vậy các cô, các chú muốn đặt tên là gì ?
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #112 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:01:09 pm »

Mỗi người một ý, vẫn không chọn được tên nào vừa lòng. Cuồi cùng Bác bảo :
– Các cô, các chú thay nhau làm là sáu trăm công. Vậy nên đặt là “Con  đường sáu trăm”.
– Đồng ý ạ ! Tất cả chúng tôi reo lên sung sướng với cái tên đơn giản ấy. Cái tên tuy có vẻ con số, nhưng nó lại nói lên hình ảnh chúng tôi được lao động phục vụ Bác trong những ngày qua.
Bác lại hỏi :
– Ven theo con đường này ta nên trồng gì ?
– Hoa ạ !
– Nên trồng hoa gì ?
– Hoa huệ có hương thơm, bong lại trắng, rất tinh khiết ạ.
– Hoa hồng có nhiều màu sắc, trông vui mắt hơn ạ.
– Để chúng cháu ra bàn với sở ươm cây Hà-nội, chắc sẽ có những thứ hoa đẹp.
Chờ cho những ý kiến tham gia đã dịu đi, Bác mới nhẹ nhàng nói :
– Nên trồng hoa dâm bụt, quanh năm xanh tốt, khi có hoa trông cũng đẹp, mà dễ kiếm, dễ trồng.
Nhiều anh em chưa được biết những ngôi nhà hồi kháng chiến của Bác đã trồng loại hoa này trước nhà, nên khi nghe Bác nói, đều ngơ ngác, không sao hiểu hết ý nghĩa của lời Bác vừa nói.
Nhưng chúng tôi đã rõ được phần nào, nên vâng lời Bác ngay. Bác còn dặn thêm :
– Mai củ nhật, mỗi cô, mỗi chú ra ngoài thành chơi, nên xin lấy mỗi người dăm cành. Chiều về Bác với các cô, các chú ta cùng trồng là xong.
Hàng dâm bụt được trồng. Chúng tôi còn theo ý Bác làm thêm một chiếc cầu.
Hàng dâm bụt quanh hồ này đã xanh tốt. Dưới mặt hồ một đàn cá nổi lên rồi lại lặn xuống, đồng chí đội trưởng như chợt nhớ ra, bảo tôi :
– Cá quen ăn rồi, cứ thấy bóng người là nổi lên đói ăn đấy.
Rồi đồng chí ấy chạy đi lấy thức ăn ném xuống cho cá. Hàng đàn cá nổi lên tranh mồi. Những con cá gáy, cá mè tinh khôn chỉ nổi lên có cái đầu. Còn cá rô phi thì tíu tít tranh nhau quẫy lộn.
Tôi bảo đồng chí đội trưởng :
– Giá là cá vàng, cá bạc thì trông còn đẹp nữa.
– Cái đẹp theo ý Bác bao giờ cũng phải đi đôi với cái thiết thực. Hồ cá này cứ đến những ngày như tết nguyên đán, tết quân đội, tết lao động là Bác gọi cơ quan cảnh vệ đến cho mỗi người một con. Ngay cả khi ở xa, Người cũng không quên dặn chim cá ăn tết…
Chúng tôi dắt tay nhau, đi trên “con đường sáu trăm”

                                                                                                                                                19-5-1963
 
                                                                                                                                               Hết truyện
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #113 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:09:26 pm »

BỮA CƠM TRÊN ĐỒI THÔNG


Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ sư đoàn Bông-lau về việc trở lại xây dựng Điện-biên xong, Bác bắt nhịp cho toàn đơn vị hát bài “Giải phóng Điện-biên” (Bác thường bắt nhịp cho hát bài hát Kết đoàn. Ở đây lần đầu tôi thấy Bác cho hát bài hát này).
Tiếng hát bốc lên từ hàng trăm lồng ngực, vang mãi tận lớp lớp núi đồi Hưng-hóa.
Giữa lúc mọi người đang say sưa với bản đồng ca, Bác vui vẻ rời khỏi hậu trường ra thăm doanh trại. Nhìn những dãy nhà thẳng tắp, đường xá lượn quanh những ngọn đồi thoai thoải nối tiếp nhau, Bác rất hài lòng.
Nhân lúc Bác vui vẻ, các đồng chí trong Bộ tư lệnh ngỏ ý mời Bác ở lại ăn cơm. Bác chưa trả lời, Người bảo đồng chí chính ủy đưa sang thăm những đồng chí anh nuôi.
Từ nhà bếp, mùi xào nấu bay ra thom phức. Từng chồng bát đĩa men trắng, lấp lánh xếp gọn trên bàn.
Bác cười, bảo : “Cỗ tôi đấy” !
Thoáng thấy Bác, các đồng chí anh nuôi đã chạy ra đón. Người vui vẻ hỏi ngay :
– Cỗ có mấy món, các chú ?
– Thưa Bác, có sáu món ạ !
– Những món gì ?
– Dạ… có gà quay, chim tần, chân giò hầm…
Đồng chí chính ủy hơi đỏ mặt, đưa mắt ra hiệu.
Đồng chí tiểu đội trưởng cấp dưỡng chợt hiểu ý, dừng lại, mỉm cười chữa thẹn :
– Dạ, còn món rau và canh nữa ạ !
Bác cười, rồi thân mật bảo các đồng chí anh nuôi :
– Bác cảm ơn các chú đã săn sóc Bác, nhưng vì Bác bận nhiều việc, nên để đến khi nào xây dựng Điện-biên thắng lợi, Bác sẽ tới liên hoan với các chú.
Bác bắt tay đồng chí tiểu đội trưởng và vẫy chào anh em, rồi đi về phía ô-tô đang đợi.
Một đồng chí anh nuôi khẩn khoản :
– Chúng cháu thức suốt đêm qua để chuẩn bị đón Bác. Bác không ở lại xơi cơm với chúng cháu được, thì xin Bác nhận cho chúng cháu một chút quà.
Không đợi Bác trả lời, mấy anh em khác vội vàng mang quà đặt vào xe. Bác ra hiệu ngăn lại, nhưng không kịp. Người nói đùa với đồng chí chính ủy :
– Thế là Bác vừa đước nói, lại vừa được gói lấy phần.

*
*   *
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #114 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:09:47 pm »

Nhân lúc Bác đang dặn dó thêm đồng chí chính ủy sư đoàn, đồng chí phụ trách khẽ nhắc tôi :
– Đồng chí đi trước, tìm chỗ nào “sơn thủy hữu tình” chuẩn bị ăn cơm trưa ở đó. Ngừng lại, suy nghĩ một lúc, rồi đồng chí ấy ghé sát tai tôi, nói nhỏ - Từ đây về Hà-nội chỉ độ một giờ, đồng chí cứ liệu xem… Nếu không có chỗ nào thuận tiện, thì ta về thẳng nhà là tốt nhất !
Tôi lên xe.
Chiếc xe nổ máy, lượn theo con đường quanh ven sườn đồi, rồi lướt nhanh qua thị trấn Hưng-hóa. Thị trấn Hưn-hóa lúc này, trừ dăm ba ven nhà lá mới dựng và vài đoạn đường nhựa, còn đều là những đống gạch vụn ngập trong rừng chuối. Ngôi nhà thờ đứng trơ vơ mái sập, tường vỡ loang lổ. Đó là dấu vết tội ác mà giặc Pháp để lại, trước khi chúng thua chạy khỏi nơi đây.
Qua bến Trung-hà, tôi bắt đầu tìm nơi “sơn thủy hữu tình” như lời đồng chí phụ trách đã dặn.
Phong cảnh ở đây thật là đẹp : ven theo sôn Đà, suốt từ Trung-hà tới dãy Tản-viên, núi đồi thoai thoải. Dãy “Năm voi” như một đàn voi theo nhau đủng đỉnh đi về núi Tản. Phía sông Hồng, từ Trung-hà trở xuống, bóng tre xanh đang vươn lên trùm lên những mái rạ vàng, vừa được dựng lên sau chiến tranh. Ven đường, gió vờn những cánh đồng ngô, lúa như những đợt sóng xanh từ chân trời xô lại.
Thế nhưng, tìm cho ra một nơi “sơn thủy hữu tình” nào gần đường, mà lại bảo đảm yên tĩnh để Bác nghỉ trưa thì thật là khó ! Chỉ còn cách Sơn-tây chừng bảy cây số mà tôi vẫn chưa tìm ra nơi nghỉ. Tôi suy tính : “Từ đây về Hà-nội, toàn đồng bằng, làng mạc, nhân dân đông đúc. Thấy Bác, nhân dân sẽ đến, làm sao mà bảo đảm được trật tự, lại còn ăn cơm, nghỉ ngơi… Thôi, cứ theo kế hoạch của đồng chí phụ trách về nhà là tốt nhất”.
Quay lại thấy xe Bác cách xe chúng tôi chừng bốn trăm thước. Tôi quyết tâm thực hiện ý nghĩ của mình, nên bảo đồng chí lái xe :
– Về Hà-nội ! Tăng tốc độ lên sáu mươi cây số giờ.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #115 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:10:07 pm »

Đồng chí lái xe hiều ý, mỉm cười, dấn ga. Núi, đồi, thôn, xóm đua nhau chạy về phía sau. Mấy cô gái Sơn-tây áo trắng nõn, chạy tạt sang bên đường cười, nhìn theo xe, lắc đầu chỉ trỏ… Chắc là các cô ấy đang kêu : “Xe anh bộ đội chạy nhanh quá”.
Chừng được ba cây số, tôi quay lại thì không thấy xe Bác, tôi vội bảo đồng chí lái xe :
– Chậm lại, xe Bác cách xa quá !
– Đúng rồi, Bác tự tìm lấy nơi nghỉ ăn cơm rồi – Đồng chí lái xe nhanh trí nghĩ ra, vừa nói vừa quay xe lại.
Khi xe chúng tôi quay lại, đã thấy xe Bác đỗ ven đường. Bác các đống chí cùng đi, đang lên một ngọn đồi cách đồi chừng năm mươi thước. Chúng tôi dừng xe, chạy theo. Thấy tôi, Bác liền hỏi :
– Chú địng tìm “sơn thủy hữu tình” ở Hà-nội hay sao ?
Tôi vội đáp :
– Thưa Bác, chỗ này gần làng quá, cháu sợ không yên tĩnh. Nói xong tôi vội chạy đi giúp đồng chí cấp dưỡng già bày thức ăn.
Chúng tôi chọn khoảng đất tương đối bằng, giữa đỉnh đồi, dưới gôc mấy cây thông, cây trám, cành lá la đà làm nơi nghỉ ăn cơm. Mấy đồng chí đi nhặt gạch ở cái lô cốt cũ vỡ, xếp lại làm ghế ngồi.
Trong lúc cùng nhau bày món ăn, đồng chí cấp dưỡng già thủ thỉ tâm sự :
– Bữa ăn của Bác thanh đạm lắm ! Cá kho sao cho khô đanh và thơm thịt. Canh cua đồng nấu cho vừa, điểm chút rau thơm, rau ghém, quả ớt đỏ, cơm dẻo nóng sốt là được rồi. Nếu đổi món thì rau muống luộc cho xanh, trứng luộc hơi lòng đào, thêm mấy quả cà pháo muối kiểu Nghệ…
Chúng tôi đang mải chuyện, chợt thấy đồng chí phụ trách lại bảo tôi :
– Bác hỏi tình hình chiến đấu ở đây trước kia, mình không hoạt động trên chiến trường này, nên không rõ.
Tôi vội đến bên cạnh Bác và thưa :
– Cháu cũng không nhớ được mấy ạ.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #116 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:10:26 pm »

Bác bảo :
– Được, chú nhớ đâu nói đấy !
Tôi lần lượt kể các trận đánh của sư đoàn Đồng bằng trong chiến dịch Trung du, đã tiêu diệt gần một tiểu đoàn giặc, thu cả đại bác 105 ly và hàng trăm súng các loại trên chặng đường này. Rồi chiến dịch Hòa-bình, trận phục kích trên đường 87 dưới chân Ba-vi, tiểu đoàn 115, tiểu đoàn 428 thuộc sư đoàn sông Lô đã phá hủy hai xe tăng, tiêu diệt gọn hai đại đội địch, phần lớn là hạ sĩ quân da trắng. Tới trận kỳ tập điểm cao 600 trên sườn núi Ba-vi, thì tôi hứng khởi hẳn lên. Trong điều kiện ta chỉ có vũ khí bộ binh, địch có pháo binh và phi cơ tơi thả pháo sáng, yểm hộ, mà chỉ trong vòng non hai tiếng đồng hồ, quân ta đã dũng cảm tiêu diệt hai đại đội đich.
Bác gật đầu tỏ ý hài lòng và hỏi thêm :
– Chú có biết những trận chiến đấu, hoặc đấu tranh của nhân dân địa phương ở đây không ?
Trước câu hỏi của Bác, tôi chưa biết trả lời ra sao, thì mâm cơm đã bày xong, đồng chí cấp dưỡng già đến mời Bác lại. Trong lúc tới chỗ ăn cơm, Bác thân mật bảo chúng tôi :
– Chiến sĩ cảnh vệ chẳng những làm công tác cảnh vệ, còn phải biết lịch sử chiến đấu của nhân dân ta trong kháng chiến, lịch sử đấu tranh của cha ông mình trước kia và hiểu được cái giàu đẹp của đất nước, thì trong công tác cảnh vệ của mình mới hứng được.
Chúng tôi vâng lới dạy của Người.
Tới bàn ăn – tạm gọi như vậy – Bác bảo chúng tôi cùng ngồi vây xung quanh, Người nói đùa :
– “Sơn thủy hữu tình” thế này, mà có thơ nữa thì thật là tuyệt.
– Tiếc quá, anh Tố Hữu mà cùng đi, chúng cháu lại được nghe thơ.
Bác mỉm cười nhìn sang đồng chí vừa thưa với Bác.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #117 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:11:13 pm »

Tôi nhủ thầm : Bác khéo chọn thật ! Mình đã nhìn vào ngọn đồi này, nhưng không thấy ra. Bây giờ ngồi trên đỉnh đồi mà ngắm cảnh mới thấy là đẹp : sóng lúa ở đây như sóng lượn ngoài khơi khi gió nhẹ. Có thôn xóm, những mái trường ngồi xa trông như những chiếc phao đỏ, lập lờ bên những hòn đảo xanh. Những mương máng ở chân đồi, và các ruộng mía xếp hàng tăm tắp. Dãy Tản-viên, dãy Tam-đảo hướng về xuôi như hai pháo đài khổng lồ bảo vệ đồng bằng.Hai câu tập Kiều bỗng đến với tôi :
    

                Lúa ngó xanh rợn chân trời,
       Mái trường đỏ thắm, lòng người nở hoa.

Nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn cứ nấn ná không dám đọc.
Cuối bữa, đồng chí cấp dưỡng già toan đặt chuối vào mâm, Người ngăn lại :
– Khoan chú, ta dành món chuối cho các đồng chí ở nhà, để các chú ấy cũng được cúng chúng mình hưởng chút quà cho vui. Còn các chú ở đây, Bác thưởng mỗi người một điếu thuốc lá…
Chúng tôi sung sướng đón nhận phần thuốc Bác cho.
Tay nhận thuốc, lòng tôi cứ nao nao. Bác thương anh em mình hết chỗ nói. Ở Hà-nội, sau những bữa tiệc, Bác cũng nghĩ đến anh em. Nhiều thì ai nấy đều có phần, ít thì đồng chí cận vệ, đồng chí lái xe được hưởng. Giờ đây, chút quà nhỏ vậy, Người cũng nghĩ đến các đồng chí ở nhà.
Thấy một số đồng chí toan thôi, Bác bảo :
– Bác đã dặn nấu cơm cả suất của các chú rồi đấy. Còn quà của sư đoàn cho, không phải “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” đâu !
Chợt như nhớ ra điều gì, Bác quay lại hỏi đồng chí đội trưởng :
– Chú có báo cho các chú ở sư đoàn là chúng ta đã mang cơm theo rồi chứ ?
– Dạ, có ạ !
Đoán được câu hỏi của Bác, một đồng chí vội đỡ lời :
– Thưa Bác, các đồng chí trong sư đoàn cũng muốn nhân dịp Bác tới thăm, mời Bác ở lại xơi cơm, còn có thể tranh thủ xin ý kiến của Bác.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #118 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:12:53 pm »



Bác lắng nghe đồng chí đó, rồi chậm rãi trả lời :
– Bác hiểu, và cũng muốn thế, nhưng bây giờ mình còn phải tiết kiệm. Bác đến, anh em quý Bác, chả lẽ dọn mâm cơm thường. Nhiều anh em cũng muốn ăn cơm với Bác cho vui, thế là có chuyện !
Bác ngừng lại, mỉm cười rất vui. Chúng tôi cũng không thể nín được cười.
Những lời nói vui của Bác, đã xóa tan sự suy nghĩ giản đơn củ chúng tôi.
Anh em có lẽ cũng như tôi, cười xong ai nấy đều im lặng, vẻ suy nghĩ nhiều về lời của Bác.
Bác còn dặn thêm đồng chí đội trưởng  :
– Từ nay tới địa phương hay cơ quan nào, nên tính thời gian mà làm việc. Nếu phải ăn cơm thì ta bảo là mình đã ăn cơm. Nếu các cô, các chú ấy muốn cùng ăn với Bác, thì mang cơm tới, vừa ăn cơm, vừa bàn việc nhân thể.
Điều Bác vừa dạy, thật ra mỗi khi đi công tác đâu, Người vẫn dặn. Hôm nay, Bác nhắc lại lần nữa, trong hoàn cảnh chúng ta bắt đầu bước vào kế hoạch khai hoang nó càng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Khi Người dứt lời, tự nhiên chúng tôi cũng cất tiếng vâng. Tiếng “vâng” nghe nhè nhẹ tưởng như không bay ra khỏi cửa miệng, mà nó thấm ngọt vào trong trái tim mình.
Hiểu ý nghĩ chúng tôi, bác nói :
– Hồi cách mạng Nga mới thành công, Lê-nin sống và làm việc trong những điều kiện hết sức gian khổ. Khẩu phần của Người được chia giống như mọi người. Nếu ai muốn tăng thêm, Người rất không bang lòng. Nhân dân Nga lúc ấy cũng phải chịu đựng hết sức gian khổ để xây dựng đất nước. Nhờ vậy mà có ngày nay. Nước mình bây giờ có cả phe xã hội chủ nghĩa giúp đỡ, nên tuy có khó khăn, nhưng cũng có nhiều thuận lợi. Bác, cháu mình giữ gìn là để tránh lãng phí thôi.
Sau đấy, Ngươi kể cho chúng tôi nghe chuyện Người ở Xiêm. Hồi ấy, mỗi khi bị đói, Người thường tới những ngôi chùa kiếm xôi ăn, vì các vị sư ở đây hàng ngày thường được dân dâng thức ăn rất hậu. Ăn không hết, các vị ấy nắn lại để trên mâm ở cổng chùa, ai đói thì đến lấy mà ăn, người không ăn thì chim ăn. Bác kết luận : Đời sống trước so với bây giờ, có phải là đã được cải thiện nhiều rồi phải không ?
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #119 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:13:09 pm »

Bác, cháu cùng cười.
Cơm xong, chúng tôi trải vải bạt mời Bác nghỉ trưa ngay trên đồi.
Bác tựa lưng vào gốc cây thông, lắng nghe đồng chí cán bộ văn phòng báo cáo về chương trình xây dựng các nông trường của quân dội ta, và những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện…
Tôi ngồi gần đó, thoáng nghe những lời báo cáo, lòng suy nghĩ miên man. Những hình ảnh Điện-biên, Mộc-châu, Than-uyên v. v… lần lượt hiện ra trong óc ; những trận chiến đấu trong chiến dịch Lý Thường Kiệt, Tây-bắc, Điện-biên cũng nổi lên theo…
Tôi đang suy nghĩ, bỗng một làn gió mạnh thổi tới. Tiếng lá  thông reo, tôi nghe thấy đồng chi cán bộ văn phòng nói tôi hơn một chút :
– Anh em, về nhận thức đều nhất trí với Đảng là phải xây dựng Tây-bắc. Nhưng tới khi hành quân thì có hàng trăm sợi dây vô hình của đồng bằng giữ lại. Có đồng chí chưa thông, nhưng vẫn lên đường. Có đồng chí ra đi mà lòng đầy băn khoăn…
Có tiếng Bác :
– Rồi không lâu đâu, chính các đồng chí ấy sẽ nói : “Đảng chủ trương rất đúng và còn phê bình ta châm đặt vấn đề củng cố Tây-bắc là khác !”.
Nghe lời Bác trao đổi, tôi bỗng nhớ lại lời Người ban sáng khi nói chyện với cán bộ, chiến sĩ sư đoàn Bông-lau :
– …Ở Trung-quốc có hai miền rất khác nhau. Đó là miền Tân-cương và Hắc-long-giang. Hồi trước đó Bác có qua miền sa mạc Tân-cương. Thật là : gió thổi cát bay, đá chạy. Còn vùng đồng bằng Hắc-long-giang thì quanh năm bùn lầy, nước đọng. Vừa qua Bác sang thăm, thì miền sa mạc Tân-cương đã có hàng vạn mẫu bong của các nông trường Giải phóng quân. Còn ở đồng băng Hắc-long-giang cũng trở thành nông trường trồng lúa. Các đồng chí Giải phóng quân làm được như vậy, thì chúng ta cũng phải lảm được như vậy…”.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM