Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:56:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo Bác đi chiến dịch  (Đọc 65518 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #100 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:44:34 pm »

BÁC TỪ ẤN – MIẾN VỀ


Ba mươi tết rồi !
Hà-nội nhộn nhịp đón xuân Mậu Tuất.
Chúng tôi cũng chuẩn  đón xuân, nhưng trong lòng  ai cũng áy náy, không biết trên đường từ Miến-điện trở về Bác có kịp dự đón xuân không ?
Như đã thành lệ rồi, tết năm nào cũng vậy : giao thừa là Bác chúc tết toàn dân. Nếu Bác không về kịp, giao thừa này sẽ ra sao ?
Càng mong, mưa càng nặng hạt. Tám giờ sáng rồi, trời vẫn xám màu chì.
Tin từ Vân-nam báo về : “Sáng hôm nay trời xấu, máy bay không cất canh được”.
Ông trời thực là tai ác !
Quá trưa, trời hửng một chút. Lòng chúng tôi đầy hi vọng. Vừa lúc ấy chuông điện thoại reo vang và từ đầu dây bên kia báo tin : “5 giờ chiều nay Bác sẽ về tới sân bay Gia-lâm”.
Mừng quá, chúng tôi vội bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cơm tết đón Bác.
Bốn giờ chiều rồi. Thời gian đi vừa nhanh, lại vừa chậm. Nhanh vì chúng tôi cảm thấy mình chuẩn bị chưa đủ mà chỉ còn một giờ nữa. Chậm vì mong nhớ Bác quá. Bụng chúng tôi phấp phỏng là “Có lẽ máy bay của Bác đang bay trên dòng sông Hồng để trở về Hà-nội”. – Một đồng chí vừa nói lên ý nghĩ này. Chúng tôi bất giác cùng quay nhìn về phía trời tây bắc chờ đợi.
– Có tiếng máy bay đấy !
– Đúng rồi !
Mấy đồng chí trong chúng tôi cùng kêu lên. Vừa lúc ấy tiếng loa phóng thanh trên đường Hùng Vương đã vang vang báo tin :
– Máy bay của Bác đang lượn trên bầu trời Hà-nội.
Tiếng kèn của đoàn quân nhạc đã nổi lên. Chúng tôi nghe tiếng hô “nghiêm” quen thuộc của đồng chí đội trưởng dội danh dự. Từng đợt sóng hoan hô, vỗ tay của đồng bào thủ đô ào ào không dứt. Vui sướng biết bao khi được nghe tiềng Bác. Tiếng nói thân thuộc đến nỗi vừa cất lên là đã nhận ra ngay. Tiếp đó, tiếng loa truyền theo từng chặng đường đoàn xe Bác đi về Chủ tịch phủ. Mỗi tin đều như giục chúng tôi nhanh tay hơn nữa.
*
*   *
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #101 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:44:56 pm »

Khi chiếc xe cuối cùng của các đồng chí trong Trng ương Đảng, trong Chính phủ, Mặt trận, các vị khách trong ngoại giao đoàn vừa rời khỏi Chủ tịch phủ, Bác liền tới ngay nơi chúng tôi đang đứng đợi. Chúng tôi chỉ có ít người, nhưng cũng đủ làm tràng pháo giòn tan đón Bác.
Bác khoát tay ra hiệu yên lặng, rồi hỏi :
– Các chú khỏe cả chứ, chuẩn bị tết có tôi không ?
– Dạ, khỏe cả ạ ! Tết năm nay có khá hơn mọi năm – Mấy đồng chí trong chúng tôi cùng trả lời.
– Có thiếu chú nào không ?
– Dạ, đủ ạ.
Bác kéo ghế và bảo chúng tôi cùng ngồi. Các cháu nhỏ trong cơ quan tranh nhau ngồi vây quanh Bác. Bác vui vẻ lấy thìa, so đũa, xới cơm cho các cháu. Mắt Bác lần lượt điểm qua từng người trong chúng tôi, như xem sức khỏe của từng người một.
Mới xa Bác có một tháng mà tưởng chừng lầu lắm ! Chúng tôi nhìn Bác không chớp mắt.
Đồng chí được cử làm đại biểu ban tổ chức đứng lên nói :
– Thưa Bác, hôm nay nhân dịp đón Bác đi Ấn-độ, Miến-điện về, chúng cháu có tổ chức bữa cơm.
Bác đang gắp thức ăn cho một cháu bé, nghe thế, người chỉ vào mâm cơm :
– Đón Bác mà tôi thế này à ? Thế là lãng phí !
Bác cười nói tiếp :
– Nhân dịp tiễn năm cũ, đón năm mới, chúng ta tổ chức bữa cơm thân mật. Lý do như vậy các chú có đồng ý không ?
Chúng tôi vỗ tay hưởng ứng lời Bác.
Bác liền nâng cốc chúc sức khỏe, mừng xuân mọi người.

*
*   *
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #102 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:46:10 pm »


Sau vài nhắp rượu, anh em đói đồng chí Lý – người được đi theo Bác về - kể chuyện Bác đi thăm hai nước.
Đồng chí Lý phấn khởi, bắt đầu nói :
– Đón tiếp quy mô, nồng nhiệt lắm ! Hôm đến Tân-đê-li tuy đã khuya, thế mà suốt hàng mấy chục cây số dưới đường, trên các tầng gác, người đứng đón Bác đông lắm. Ở xứ Gan của Miến-điện, nhân ân đón tiếp Bác nhiệt tình không khác gì nhân dân ta được gặp Bác. Còn các nhà lãnh đạo, kể từ Chính phủ trung ương, tới các bang, đều rất kính trọng Bác. Họ gọi Bác : “Người anh hùng…”.
Đồng chí Lý vừa nói tới đây, Bác ngắt lời :
– Chú Lý mải nói chuyện quên cả ăn cơm tết rồi !
Nói xong, Bác mỉm cười đứng dậy tới gần đồng chí Lý, gắp cho đồng chí ấy một miếng giò và nói :
– Tết năm nay giò lụa làm khéo lắm ! Chú thử nếm xem !
Biết ý Bác, đồng chí Lý nói : “Xin Bác” rồi quay nhìn chúng tôi. Cái nhìn như muốn phân trần : “Bác không cho nói, chớ mình thì muốn kể lắm nhé !”.
Một đồng chí nghĩ ra câu hỏi khác, để trở lại câu chuyện :
– Thưa Bác, chúng cháu chỉ muốn biết cách tổ chức lễ nghi của đội danh dự bên ấy, xin Bác cho đồng chí Lý kể chúng cháu nghe và rút kinh nghiệm ạ.
Bác nhìn chúng tôi, cái nhìn độ lượng như tha thứ cho cái bệnh tò mò của tuổi thanh niên, rồi Bác nói :
– Bên ấy tổ chức tốt, lễ nghi thì mỗi nước một khác.
Nói tới đây, Bác dừng dường như thông cảm với sự trông mong của chúng tôi, Bác nói thêm :
– Trong dịp đi thăm này, nhân dân cùng các đoàn thể, tổ chức, nhà nước của hai nước Ấn-độ - Miến-điện đối với đoàn đại biểu Chính phủ ta rất thân thiết, đó là biểu hiện tình đoàn kết Á – Phi.
Bác dừng lại như suy nghĩ điều gì, rồi nói tiếp :
– Ở Ấn-độ có xưởng làm sữa trâu. Bác có vào xem, nghe nói sữa trâu tốt, lại ngon không kém sữa bó và cũng nhiều. Có lẽ ta cũng nên nghiên cưu thử !
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #103 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:47:07 pm »

Trong lúc Bác đang nói chuyện, một đồng chí toan rót rượu thêm, Bác ngăn lại, thân mật nói tiếp :
– Do hạn hán nghiêm trọng, nhân dân Ấn-độ rất tiết kiệm. Họ bớt dùng rượu nhiều, có bữa tiệc dùng nước chanh thay rượu. Ở Ấn-độ quen dùng rượu như  vậy mà còn giảm được. ta cũng nên bàn xem.
Điều Bác vừa dạy, làm chúng tôi suy nghĩ : bất cứ ở đâu, việc gì, có lợi cho dân, cho nước, Người cũng để ý đến việc tìm hiểu và nghĩ tới việc thực hiện.
Cuối bữa, Bác đứng dậy bảo chúng tôi :
– 18 giờ 30 ăn cơm với các chú, bây giờ là 19 giờ 30, Bác phải nghỉ mươi phút. Sau đó sẽ dự liên hoan với các gia đình cách mạng, rồi đi thăm một số cơ quan và các gia đình khác nữa.
Nói xong, Bác mìm cười quay nhìn đồng chí Lý và các đồng chí được cùng Người đi thăm Ấn-độ - Miến-điện về, Bác dặn thêm :
– Các chú khỏe phải ăn nhiều mới được, đừng bắt chước Bác mà đói đấy !


*
*   *
Sau một tháng trời làm việc khẩn trương, lại đi trên một chuyến đi dài, đường bay rất xóc (trên không thường có chỗ không khí đặc và loãng) thế mà Bác bảo chỉ cần nghỉ mươi phút…

                                                                                                              Hết truyện
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #104 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:55:00 pm »

   
CHIẾC ÁO CỦA BÁC
                                                                                             Dựa theo tâm sự của đồng chí Bốn


Nắng hắt lên nhuộm những ngọn cây cao trong rừng Bách-thảo. Vài chiếc lá từ đâu bay lại đậu nhẹ lên mặt hồ. Mặt hồ rung rinh, bóng mây dưới đáy hồ cũng rung rinh.
Bầy sáo trên những khóm dừa nước nước, ríu rít gọi đàn như báo hiệu chiều đã đến.
Từ vị trí gác trở về, tôi vội đặt súng vào giá, cởi bao đan để bên súng, bụng bảo dạ : “Áo Bác giặt từ sớm, có lẽ đã khô !”.
Tôi chạy ra xem. Đúng thật ! Được nắng có khác, áo đã khô nỏ. Cầm chiếc áo trên tay, tôi nhớ lại những lời Bác dặn buổi sớm : “Các chú giặt xong, xem ở tay áo và vai áo có chỗ nào sờn thì sửa lại hộ mìnhĐừng nhờ các cô ở cơ quan. Được ngày chủ nhật các cô ấy cũng còn bận việc chồng, việc con !”. Nghĩ lại lời Bác, tụ nhiên trong lòng tôi cứ như thế nào ấy ! Có cái gì như đang dâng lên chặn ngang ngực – Nhìn chiếc áo, tôi như thầm thứa với Bác : “Bác ơi, đường kim mũi chỉ của cháu còn vụng, nhưng cháu cũng xin cố sửa áo Bác cho đẹp”.
Trở về buồng, tôi đặt chiếc áo lên giường, lần lại các chỗ sờn, tìm cách sửa, mạng. Tay áo, gấu áo cũng bị sờn rồi, phải vén lại mới được !
Kể ra Bác giữ quần áo khéo thật ! Khi áo bạc màu thì bạc rất đều, mặt vải bị mỏng cũng mỏng như nhau. Bác chẳng những cẩn thận khi mặc, ngay cả khi giặt Bác cũng thường hay nhắc : “Các chú giặt hộ mình thì khi giặt sạch rồi không nên vắt, chỉ cần bóp cho hết nước, rồi phơi lần trái ra, vừa bền màu, vừa hợp vệ sinh”.
Tôi đang tìm lựa thứ chỉ cho hợp màu áo, bỗng một bàn tay ở đâu thình lình bịt chặt lấy mắt tôi, tiếp theo là giọng cười, cố nén trong cổ họng.
Chà, lại chú nhóc Tân – chiến sĩ nghĩa vụ năm 1961, vừa được chuyển sang đơn vị bảo vệ chứ còn ai nữa – Nghĩ vậy, tôi gắt :
– Tân nhóc, bỏ ra !
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #105 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:55:39 pm »

Đúng cu cậu thật ! Tân buông tay, mặt đỏ ửng như quả đào chín, cậu ta chữa thẹn :
– Vá áo à ? Chiều chủ nhật, trên đường Thanh niên vui lắm ! Bố ra chơi một lát, ngồi nhà mãi nó mụ người ra đấy !
– Nhường cho cậu, mình hết tuổi thanh niên rồi !
Trả lời Tân xong, tôi bỗng so sánh. Cái tuổi 19 của các cậu ấy sung sướng thật. Con nhà cố nông mà học hết lớp bảy. Mặt dày, dáng người đẹp cứ như linh trong trong họa báo ấy ! Nhìn Tân, tôi bỗng tôi bỗng thấy cái tuổi bốn mươi hai của mình sao mà già vậy!
– Ừ, 42 tuổi đời, 15 tuổi quân rồi, chả trách các cậu chiến sĩ nghĩa vụ cứ gọi mình là bố. Lúc đầu tôi có hơi thẹn thật. Nhưng sau họ gọi mãi hóa quen.
Đứng xem tôi vá áo, Tân nhận ra chiếc áo lạ, liền hỏi :
– Bố Bốn, bố vá áo cho đấy ?
Tân vừa nói vừa đưa tay giằng chiếc áo tôi đang vá, tôi vội gạt tay Tân ra :
– Áo Bác đấy ! Khéo lại rách bây giờ !
Tân rút vội tay lại, nhìn dán mắt vào chiếc áo :
– Áo Bác à ? Đồng chí vá áo cho Bác à ?
Rồi Tân cúi xuống để nhìn lại tấm áo cho kỹ và hỏi khẽ tôi :
– Chiếc áo này cũ lắm rồi nhỉ ?
– Ừ, cũ rồi ! Từ năm 1949, tôi về bảo vệ Bác đã thấy rồi đấy ! Chúng mình gọi nó là bộ “kháng chiến”, nhưng bộ này chưa lâu bằng bộ “ka ki vàng” đâu !
Vừa nói tôi vừa kéo Tân và bảo :
– Ngồi xuống đâu mình kể những chuyện về Bác cho mà nghe để các cậu hiểu Bác và săn sóc Bác chứ !
Tân ngoan ngoãn ngồi bên tôi, đôi mắt đen láy tròn lại, chờ đợi câu chuyện. Tôi vừa viền lại những chỗ gấu áo sờn vừa thủ thỉ kể cho Tân nghe đầu đuôi tên gọi từng bộ quần áo của Bác.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #106 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:55:56 pm »

Bộ “kháng chiến” này được may từ khi Bác lên Việt-bắc và được Bác mặc suốt cả thời kỳ kháng chiến cho tới nay, nên chúng mình gọi thế cho dễ nhớ ! Còn bộ “ka ki vàng” là bộ quần áo lịch sử, Người mặc từ khi đọc Tuyên ngôn độc lập ở vườn hoa Ba-đình đấy ! Bộ quần áo ấy đã trải qua những thời kỳ sóng gió của Cách mạng tháng Tám, rồi trải qua kháng chiến, đến bây giờ.
– Thế Bác chỉ có hai bộ thôi ư ?
– Trong kháng chiến thì có hai bộ này là sang nhất ! Còn một bộ quân phục màu xanh nữa, và một bộ màu gụ bằng lụa Hà-đông may kiểu thường để Bác mặc khi trời nóng. Bác cũng có áo len và một chiếc áo khoát ngoài để mặc rét. Chiếc áo khoác cũng là chiến lợi phẩm của đơn vị nào đó gửi biếu Bác. Đến chiến dịch Biên giới, Bác đi thăm thương binh, thấy một đồng chí bị thương mất nhiều máu, rét quá, Bác cởi đắp cho đồng chí ấy rồi phong phanh chiếc áo sơ-mi đi về.
Tân vẫn lẳng lặng ngồi nghe, mắt đăm đăm nhìn vào tấm áo như tìm kiếm vật gì. Bỗng Tân nhận ra được một miếng mạng gần vai áo Bác, Tân chỉ tay, hỏi tôi :
– Này đồng chí ! Chỗ này có lẽ rách đã lâu nhỉ ! Đồng chí mạng phải không ?
Nhìn lại chỗ mạng, tôi bỗng nhớ lại ngày cùng Bác trèo đèo vượt suối đi chiến dịch Biên giới.
– Ừ, lâu rồi, mười một năm rồi đấy ! Hồi ấy Bác đi chiến dịch Biên giới, Người cũng thắt bao gạo ngang lưng, lá ngụy trang trên mũ, khăn mặt vắt vai. Nhiều chặng đường, Người cùng hành quân với bộ đội, dân công. Một hôm gặp một cụ dân công, hai cụ nói chuyện với nhau rất vui. Bác thì khen cụ dân công : “Già như thế mà còn hết lòng phục vụ tiền tuyến, làm gương cho con cháu”. Cụ dân công thì khen lại Bác : “Tôi bì sao được với cụ ! Cụ tóc đã bạc như vậy mà vẫn tham gia quân đội, thế mới gọi là “chiến sĩ bạch đầu quân”. Khi qua một đoãn suối, cụ dân công bị sẩy chân, may được Bác đỡ kịp. Ông cụ không bị ngã nhưng chiếc đinh ở đầu đòn gánh đã làm rách áo Bác ở chỗ mạng này.
– Thế ông cu dân công có cảm ơn Bác không ? Tân tò mò hỏi thêm
– Cả hai cụ cùng cười. Cụ dân công thích chí khen : “Thât là em ngã, anh nâng”.
– Nếu cụ dân công biết hôm ấy được Bác Hồ đỡ thì cụ sướng biết mấy ! – Tân cười, góp thêm ý kiến rồi cậu ta nhích lại gần tôi hơn nữa, mắt cố tìm những dấu vết đặc biệt trong áo Bác để hỏi.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #107 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:56:16 pm »

Một vết sờn nho nhỏ nơi khuỷu tay áo đã lọt vào mắt Tân. Tân reo lên :
– Chỗ này phải mạng rồi, đồng chí ạ !
– Ừ, đây là vết sờn ở Ngòi-thia đấy ! Trước nó nhỏ thôi, bây giờ lâu ngày hóa ra to.
– Ngòi-thia ở đâu nhỉ ? – Tân ngơ ngác hỏi.
– Ở gần “mái đình Hồng-thái, cây đa Tân-trào” ấy, các cậu đọc thơ Tố Hữu thì biết chứ !
Tân gật đầu như hiểu ra. Tôi nói tiếp :
– Hôm ấy Bác đi họp Hội đồng Chính phủ, có đồng chí Trường và tôi cùng đi. Trường cưỡi ngựa đi trước, Bác đi giữa, tôi đi sau. Mỗi ngựa cách nhau chừng 50 thước để đề phóng máy bay. Ven theo đường rừng, ba ngựa đang phi rất đẹp. Không ngờ đến một quãng đường vòng có một cây tre tự nhiên đổ ngã xuống chắn ngang đường, ngựa của đồng chí Trường đã qua rồi. Ngựa củ Bác vừa phi tới nơi, Bác ghìm không kịp. Con ngựa dừng lại quá mạnh, Bác bị ngã.
– Bác bị ngã à ! Bác cũng bị ngã ngựa à ? – Tân hỏi cuống lên.
– Ừ Bác ngã !... Từ sau, thoáng thấy Bác ngã, mình hoảng quá, vội nhảy xuống, chạy tới đã thấy Bác gượng đứng dậy. Con ngựa của Bác cũng khôn lắm. Nó dừng lại ngay. Mình thấy nét mặt Bác hơi khác. Mấy giọt mồ hôi lăn lăn trên trán. Mình vừa thương Bác, vừa lo trách nhiệm nên luống cuống chả biết làm gì. Khi cậu Trường quay lại, mình mới định thần hỏi Bác có làm sao không ? Mình vừa hỏi vừa nhận thấy ngoài khuỷu tay Bác có vết đất, sỏi, còn có dấu máu thấm ra ống quần. Mình vội kéo lên xem : đầu gối Bác bị mất một lớp da, có chỗ lõm hẳn vào, máu từ đó đang rịn ra. Bác nhìn qua rồi gạt đi : “Các chú đừng lo, ta đi thôi !”
Rồi Người lên ngựa trước. Tới nơi họp, Người vui vẻ như thường và tham gia hội nghị ngay. Giờ nghỉ Bác mới chịu để y tá băng vết thương.
– Đồng chí Trường đi tới trước như vậy là có lỗi ! – Tân nhận xét.
– Kể ra hôm đó mình và Trường đều áy náy quá ! Thấy mình có khuyết điểm đã là một nhẽ, nhưng lo cho Bác thì nhiều. Bác già rồi, từ trên mình ngựa ngã xuống thì Tân nghĩ xem… ! Khi về, chúng mình tự phê bình, Bác bảo : “Bác cũng có khuyết điểm là giục đồng chí Trường phóng cho nhanh để kịp giờ”.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #108 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:56:42 pm »

Tân trút một hơi thở dài như đã bị ứ từ lâu trong lòng ngực, và mãi Tân mới nói, giọng xúc động :
– Bác thật là… thế mà hồi mới được lấy vào đơn vị cảnh vệ tôi vừa mừng lại vừa lo đấy !
– Sao lại lo ?
– Gần Bác thì thấy rõ trách nhiệm và vinh dự rồi, nhưng tôi nghĩ nhỡ mình có làm sai cái gì thì…
– Tân ạ ! Khi mới được gần Bác, chưa hiểu Bác thì mình cũng lo như thế, nhưng khi đã sống cạnh Bác rồi thì thấy Bác với mình gắn bó lắm ! Tình thấy trò, cha con, đồng chí… chả dùng chữ nào để diễn đạt được đâu ! Bác rất hiểu và thương chúng mình, Người rất rộng lượng trước những sai lầm, khuyết điểm và sinh hoạt của anh em.
Hồi giữa năm 1963, có một số anh em mới được bổ sung đến đơn vị này. Anh em có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, nhưng chưa am hiểu công tác cảnh vệ. Các cậu thấy Bác có đôi đũa đẹp, đã đem giấu đi rồi cắt ra từng khúc chia nhau để có chút kỷ niệm về Bác.
Tân trợn mắt, phát vào đùi một cái :
– Bậy đến thế là cùng, thế bác có biết không ?
– Tất nhiên là đồng chí đội trưởng phải báo cáo với Bác. Bác nghe xong, Người cười rồi lấy cho mỗi cậu một quyển sổ, trong đó có chữ ký của Người, để các cậu ấy làm kỷ niệm và dặn đồng chí đội trưởng nên hiểu tâm lý anh em. Đấy là về sinh hoạt, còn những điều về chính sách thì bác rất nghiêm. Hồi kháng chiến, có lần chúng mình đi kiếm măng, thấy một khóm măng mai, ai nấy hò nhau chặt mang về. Bác biết và nói ngay : “Mai trong rừng đều được nhân dân trồng hoặc đã có sự phân chia rồi đấy, các chú phải vào bản hỏi xem của nhà ai thì đền cho vừa lòng dân”. Đúng như vậy ! Bọn chúng mình đã đến rồi, Bác còn bắt phải đến báo cáo với chi bộ xã, chính quyền xã và xin lỗi đấy ! Gần Bác, trước hết phải học và chấp hành chính sách cho thật nghiêm.
Vui chuyện, tôi đã mạng, vá lại những chỗ bác dặn, chỉ còn đính lại chiếc cúc là xong.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #109 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:57:31 pm »

Tôi trải chiếc áo ra, đặt chiếc cúc lên trên. Một vết mờ mờ gần gấu áo, nhắc tôi một câu chuyện vui, tôi chỉ cho Tân xem và bảo :
– Cậu nhìn xem chỗ này có dấu vết gì không ?
Tân nghiêng ngó rồi gật gù :
– Đúng, vải bạc màu hơn, có lẽ bị cọ xát nhiều, nhưng vẫn còn vết thâm mờ mờ.
Tôi kể Tân nghe :
– Đây là dấu vết khi Bác đi chống hạn đấy ! Cùng đi với Bác hôm ấy có đồng chí đại diện tỉnh ủy. Gặp chỗ nhân dân đang tát nước bằng gầu giai, Bác liền bảo đồng chí ấy cúng tát nước với Bác. Ra đồng chí ta không quen việc nhà nông ! Chiếc gầu cứ lằng nhà lằng nhằng, miệng gầu cứ bổ vào máng nước bình bịch, mồ hôi mồ kê tháo ra như tắm. Mình sợ Bác mệt nên đến đến xin phép Bác tát thay cho đồng chí ấy, Bác trả lời rất nhẹ nhàng :
– Không được ! Để chú ấy tập làm ăn với Bác. Muốn lãnh đạo nông nghiệp, thì phải biết cách làm ăn của nông dân chứ !
Thế mà Bác đã giúp cho đồng chí ấy tập tát nước bằng được đấy ! Cỗ bùn ở dây gầu bám vào áo đã khô đi, về chúng mình vó xà-phòng mãi không sạch… Đến đây, Tân và tôi cùng cười, cái cười sung sướng của những chiến sĩ cảnh vệ mỗi khi ôn lại chuyện Bác.
Tân hỏi tôi :
– Hôm nào đồng chí giặt hộ “ka ki vàng”, đồng chí lại kể cho tôi nghe chuyện về bộ quần áo ấy nhé.
Hồi còi thay gác của đội trưởng cất lên. Tân xách súng vội chay ra vị trí, để đồng chí đốc gác kiểm tra và dẫn đi làm nhiệm vụ.
Gian nhà còn lại mình tôi. Ngoài trời trăng đã đứng, tôi thận trọng xem lại từng đoạn đường kim mũi chỉ. Mỗi vết sờn, mỗi miếng vải bạc màu nổi lên trước mắt tôi, khiến tôi băn khoăn : sao mình chẳng có bàn tay thật khéo để mạng, vá áo cho Bác.

                                                                                                                         Hết truyện
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM