Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 03:21:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo Bác đi chiến dịch  (Đọc 65704 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #40 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:46:42 am »

Bác chỉ vào tôi và lần lượt đặt tên cho từng đồng chí. Từ đó tám an hem chúng tôi có tên mới là : Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
Tới giữa năm 1947, tình hình các mặt trận đẽ tạm thời ổn định. Bác đề ra cho các cơ quan phải sản xuất để tự túc một phần lương thực. Muốn vậy cần phỉ có địa điểm ở tương đối tốt, phải có căn cứ địa trên một quy mô lớn.
Mỗi khi chúng tôi đi tìm địa điểm, Bác thường dặn những điểm cần thiết, nghe nhiều thành quen, lời bác dặn giống như một bài thơ dễ nhớ :

          Trên có núi
         Dưới có sông
         Có đất ta trồng
         Có bãi ta vui
         Tiện đường sang Bộ tổng
         Thuận lối tới Trung ương.
         Nhà thoáng, ráo, kín mái
         Gần dân, không gần đường.


Chỉ có mấy yêu cầu ấy thôi, nhưng thực hiện thật là khó. Núi đẹp thì thiếu sông, được nơi kín đáo nhưng lại không thoáng ráo, không gần dân. Tuy vậy gắng sức vẫn tìm ra được nơi vừa ý.
“Chủ tịch phủ” hồi này cúng không còn là chiếc lán dài nữa. Chúng tôi làm riêng cho Bác một cái “lầu”. Tầng trên để Bác ngủ và làm việc ban đêm, tầng dưới làm việc ban ngày, như vậy tránh được thú dữ và không khí ẩm thấp của núi rừng.
Gọi là nhà lầu, thật ra nó bé lắm. Bác giao hẹn : chiều cao có thể giơ tay với được, còn chiều ngang thì đưa tay sang phải, sang trái vừa chạm đến, để tiện lấy được các vật dùng để ở vách. Bác bảo làm như vậy đỡ tốn công sức lao động, tiện giữ bí mật. Trên sàn chỉ cần một cái bàn con để Bác ngồi làm việc, xem sách báo là đủ.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #41 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:47:38 am »

Đồ dùng riêng của Bác thật là giản dị. Chỉ có cái chăn, cái màn, vài bộ quần áo và đôi dép cao su chúng tôi mua ở phố Sơn-dương thôi. Nếu được lệnh di chuyển đi đâu, chúng tôi chỉ việc đem cái màn và mấy bộ quần áo kia cuộn vào cái chăn của Bác, thành một gói, thế là xong rồi. Ngoài ra còn có ít sách, ít tài liệu đựng trong chiếc túi, đi đâu Bác đeo lấy, chúng tôi chỉ mang hộ Bác chiếc máy chữ xách tay. Do đó ngôi nhà lầu tuy nhỏ mà rộng.
Dạo này ngoài việc tập võ thuật, Bác còn tham gia đánh bong và bơi lội, Bác chơi bóng chuyền rất vui. Người búng bóng, phát bóng chắc chắn, nhưng tuổi già nên chậm, chỉ đỡ được những quả nhẹ nhàng và ở phía trước thôi. Do đó hễ bên kia bị thua là cánh trẻ cứ nhằm Bác, bỏ nhỏ. Những lúc ấy bác thường cười và nói :
– A, bên kia truy “tủ” rồi !
Bác cháu cười vang cả khu rừng.
Lúc bơi lội, chúng tôi thường bơi quanh Bác để giúp Người những khi qua dòng suối nước mạnh. Bác thường đùa, Người chỉ vào mình và chúng tôi mà nói :
– Đây là “bà già”, còn đây là các tàu bay khu trục.
Nhờ tập đều như vậy, nên mỗi khi đi công tác qua sông, bất kể ngày đêm, Bác vẫn cùng chúng tôi bơi qua sông một cách dễ dàng. Những lúc đi công tác gặp lũ to, suối lớn cũng ít khi Người chịu dừng lại.
Cuối thu năm 1947. Cuộc sống của Bác cháu chúng tôi đã khá chu đáo. Quanh nhà đã có vườn rau, giàn mướp, đàn gà, sân bóng, xà đơn, xà kép. Bác còn bảo mua đàn về để các đồng chí trẻ học nhạc, học hát cho vui.
Ngoài công tác, tăng gia của cơ quan, Bác lại cho chúng tôi tới làm giúp dân ở các xóm quanh đó, bày cho bà con cách làm ăn có kỹ thuật, hoặc các thuốc chữa bệnh, tham dự các buổi họp của dân v.v… Những buổi làm giúp như vậy, nhân dân thường đem cho gà và nếp. Trước chúng tôi không nhận, dân không bằng lòng, sau nhận rồi trả tiền, hoặc xem có các thứ gì dân cần thì biếu lại. Thế là cả hai cúng vui vẻ.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #42 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:50:03 am »

Giữa lúc ấy thì địch nhảy dù xuống thị xã Bắc-cạn. Tình hình chiến sự lúc này chúng tôi được biết là : mặt trận từ Bình – Trị – Thiên trở vào Nam, thì các mũi tấn công của địch tạm dừng lại. Còn ở ngoài Bắc, sau thời gian địch chiếm được các thành phố lớn và đường số 5, đường Hà-nội – Nam-định, chủ lực của chúng ta phải rải ra để chiếm đóng, nên các cuộc tấn công thời gian qua có giảm đi. Gần đây, sau khi nối được hành lang Đông, Tây (Tây-bắc, Hòa-bình, Hà-nội, Hải-phòng, Tiên-yên, Lạng-sơn), lại có thêm viện binh từ Pháp mới sang, địch quyết định tấn công Việt-bắc – nơi đầu não của kháng chiến. Chúng cho binh đoàn Bô-phơ-rê từ Lạng-sơn lên chiếm Cao-bằng, binh đoàn Com-muy-nan từ Việt-trì ngược sông Lô lên chiếm Đoan-hùng, Tuyên-quang, Chiêm-hóa. Âm mưu của chúng là hội quân ở Bắc-cạn, tạo thành một cái ô bọc lấy Việt-bắc, rồi chúng cụp ô lại, khép chặt vòng vây, dưới đánh lên trên đánh xuống, nhảy dù những nơi nghi có cơ quan của Đảng và Chính phủ để lùng bắt, phá cho được đầu não của cuộc kháng chiến. Sau đó chúng sẽ bình định nốt các vùng khác. Kế hoạch của chúng thật là to lớn ! Chúng đã xây một giấc mơ thật là “huy hoàng” !
Sau khi Bác đã bàn bạc với Trung ương Đảng, với Bộ tổng tư lệnh để đối phó với tình hình, Người cho lệnh dời cơ quan.
Tôi thắc mắc hỏi Bác về tình hình, Bác bảo :
– Chúng mạnh về hai gọng kìm, gọng kìm mà gãy, thì cái ô cụp xuống sẽ thành ô rách ! Tiếc là ta chưa có đủ chủ lực để chặn bàn tay của chúng thò vào trong ô, nên Bác và các chú cũng sẽ vất vả ít lâu đấy !
Tôi chưa hiểu hết, nhưng cũng không tiện hỏi thêm.
Đêm ấy, chúng tôi sắp xếp ra đi với tám gánh. Trời tối, mưa trơn, gió bấc hun hút. Bác, quần áo gọn, tay chống gậy, khăn măt vắt vai, chờ anh Tân Hồng – tức anh Chu Văn Tấn, lúc ấy là Bí thư khu ủy, kiêm chính ủy và tư lệnh Việt-bắc tới dẫn đường là đi (vì để bảo đảm bí mật nên anh Tấn đã trực tiếp làm công việ này). Anh tân Hồng vừa đến, chúng tôi lập tức đòn gánh lên vai. Anh đi toàn đường tắt, hẻo lánh, đường mà đội cứu Quốc quân thứ hai năm xưa đã xây dựng cơ sở. Đường trơn, gánh nặng mà chúng tôi, tuy có được rèn luyện trong kháng chiến, nhưng chưa phải tất cả đã quen, nên tới nửa đêm có đã tụt quá xa, anh Tân Hồng phải ghé vai giúp đỡ đồng chí yếu sức.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #43 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:50:31 am »

Ngày hôm sau nghỉ, lương thực vơi đi một ít, cuộc hành quân thoải mái hơn. Trước lúc lên đường Bác bảo :
– Rút kinh nghiệm đêm qua hành quân thiếu công tác chính trị nên mệt, hôm nay các chú đi gần Bác, Bác kể chuyện cùng nghe.
Lúc đầu kể chuyện vui, chuyện thời sự, sau Người bảo :
– Các chú cần phải hiểu và thuộc Kiều, Chinh phụ ngâm mới được, đó là những áng thơ hay của nước mình.
Chúng tôi vâng lời. Người bắt đầu dạy. Tiếng Bác đọc trước, tiếng chúng tôi học theo sau, giọng ngâm nga trầm bổng, hòa với tiếng đòn gánh tre điểm nhịp làm cho chân bước quên cả mỏi.
Người dạy và giảng cho chúng tôi nghe cái hay, cái đẹp của truyện Kiều. chinh phụ ngâm cũng nhiều lần, nhưng tôi vốn không có khiếu văn chương nên quên cả. Chặng đường từ Quán-triều trở đi, đường to dễ bước, đoạn thơ Kiều Bác dạy lại phù hợp với lòng mình, nên tôi thuộc rất mau. Đó là đoạn :
         
         “… Nửa năm hương lửa đang nồng
      Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
         Trông vời trời bể mênh mang
      Thanh gươm yên ngựa lên đành thẳng rong…”


Tôi thích vì cái “nhà” của chúng tôi bên núi Hồng, cũng đang lúc “hương lửa đang nồng” mà phải dứt lòng ra đi.
Trải qua hai đêm vất vả, chúng tôi về tới địa điểm và bố trí cơ quan làm việc trong một khu rừng. Ở đây ít lâu thì tin chiến thắng Bông-lau trên đường số 4, chiến thắng Đoan-hùng, Bình-ca trên sông Lô dồn dập bay về. Lúc này tôi mới hiểu lời Bác nói trước khi đi. Gọng kìm chưa gãy nhưng địch không mạnh nữa rồi !
Thu dọn, bố trí chỗ ở vừa xong, Bác lại cho chúng tôi đi gặt giúp dân, lúc này dân đang gặt gấp để cất giấu thóc lúa phòng địch nhảy dù đốt phá.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #44 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:50:55 am »

Khu chúng tôi ở, có con đường xuyên qua nên dân hay đến hỏi công việc. Để tiện liên lạc, chúng tôi đặt ở lối vào một cái mõ, ai có việc cần tới cứ đánh mõ, chúng tôi sẽ ra. Sau mấy ngày đi gặt, mõ cứ gõ luôn, ra tới nơi chả thấy ai, chỉ thấy gạo, gà, mật ong, đồng bào để đó, vì đồng bào sợ chúng tôi không nhận nên đánh mõ gọi, rồi gửi quà lại.
Công việc đã tạm ổn định, thì một đêm, khoảng mười hai giờ, Bác đi họp về tới cơ quan, bỗng nghe tiếng vó ngựa dồn dập từ phía sau vọng đến. Bác lắng nghe và bảo :
– Chừng lại có việc gấp rồi !
Một lúc sau, đồng chí Chánh văn phòng Bộ quốc phòng cùng đồng chí bảo vệ, từ trên mình hai con ngựa ướt đẫm mồ hôi nhảy xuống báo cáo với Bác và đưa thư của anh Văn xin ý kiến Bác. Qua ý kiến của đồng chí Chánh văn phòng, tôi được biết : Theo tin tình báo của ta, ngày mai địch sẽ nhảy dù chiếm khu vực này. Phối hợp với binh đoàn Bôn-phơ-rê rút từ Bắc-cạn về, chúng sẽ cán quét vùng Thái-nguyên, Tràng-xá…
Bác viết thư trả lời anh Văn và dặn dò đồng chí Chánh văn phòng xong, Người dùng điện thoại trao đổi các cơ quan gần đấy. Sau đó Người ra lệnh cho chúng tôi chuẩn bị di chuyển cơ quan. Thu xếp xong thì vừa ba giờ sáng.
Bác quyết định tranh thủ đi cả ban ngày, phân tán thành từng tổ hai, ba đồng chí. Tôi được đi với Bác. Đêm qua Bác dự hội nghị rất khuya. Suốt cả ngày và đêm nay lại đi miết, nhưng Người vẩn dẻo dai. Chừng gần sáng thì hai Bác cháu qua cánh đồng rộng. Thấy một cái lều gần bìa rừng bỏ trống, Bác bảo vào nghỉ một chút cho đỡ mệt rồi đi. Vừa cởi ba-lô ra, Bác đã nói ngay :
– Chú đi ngủ trước, đến năm giờ thì dậy gác thay để Bác ngủ.
Chỉ có hai Bác cháu mà Bác cũng cắt gác !
Bác đã bảo là phải nghe, nên mặc dầu rất áy náy, tôi cũng đành phải vâng lời. Mệt quá, nằm xuống tôi đã thiếp đi luôn. Đến năm giờ mười phút Bác mới gọi tôi dậy thay gác.
Trời sáng dần. Tôi ngồi ngoài cửa nhìn Bác ngủ. Kỳ này Bác khỏe lắm. Nước da hồng hào, gân ở bắp chân nổi lên cuồn cuộn, nên Bác đi bộ cả ngày là chuyện thường. Nhưng râu và tóc của Bác so với ngày đầu tôi mới gặp Người, thì đã bạc đi nhiều rồi.
Thương Bác suốt ngày vất vả, tôi định để Bác ngủ tới sáu giờ ba mươi sẽ gọi. Nhưng đúng sáu giờ Bác đã thức dậy. Người hỏi :
– Sáng hẳn chưa chú ?
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #45 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:51:36 am »

Lúc này trời bỗng có sương mù nên cũng đỡ ngại địch nhảy dù sớm. Bác cháu tiếp tục lên đường. Dọc đường, tôi phàn nàn :
– Giá có một tiểu đoàn bảo vệ thì Bác đỡ vất vả.
– Sao chú lại ngĩ vậy ! Nếu lúc này ta có lực lượng thì để đánh giặc chứ ! Có đánh được giặc mới bảo vệ được mình.
Sau đó Bác giải thích cho tôi rõ :
– Vì phong trào du kích chiến tranh chưa cao, nên ta còn phải phân tán bộ đội ra xây dựng cơ sở du kích trong các tỉnh. Khi nào du kích chiến tranh đã phát triển, lúc ấy ta sẽ rút dần bộ đội về, thành lập các lực lượng chủ lực, bấy giờ mà chúng còn mò sâu vào vùng tự do của ta như thế này, chúng sẽ biết tay !
Cả ngày hôm ấy, Bác cháu đi miết về tới Quảng-nạp thì được tin trưa hôm đó, địch đã nhảy dù xuống khu vực cơ quan vừa di chuyển.
Ở Quảng-nạp còn đang chờ nghe tin các nơi, thì địch đã nhảy dù xuống Cù-vân, Đại-từ, binh đoàn Bê-phơ-rê chia một cánh quân tới chiếm Quán-vuông, chợ Chu, phối hợp với nhau càn quét khắp vùng này. Bác ra lệnh cho các cơ quan chuyển sâu lên phía trên thượng nguồn sông Đáy.
Đến địa điểm mới được mấy ngày, thì tin tức từ mặt trận báo về là bọn giặc đã bị quân ta chặn đánh các ngả, phải rút khỏi Thái-nguyên chạy về Hà-nội. Chúng đã bỏ lại hàng ngàn xác chết, hàng trăm tên bị bắt sống.
Chiến dịch Việt-bắc năm 1947 là thất bại lớn đầu tiên của giặc.
Cuộc kháng chiến của ta bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Tin chiến thắng từ mặt trận báo về liên tiếp. Các nơi gửi rất nhiều quà chiến lợi phẩm về biếu Bác. Bác nhận rồi giao cho cơ quan chuyển đi tặng các cụ phụ lão, các cháu thiếu nhi và anh em thương binh các bệnh viện. Căn cứ địa của ta ngày một thêm vững chắc. Lúc này, chúng tôi làm lại một cái nhà chu đáo, đẹp đẽ hơn để Bác làm việc và nghỉ ngơi. Ngày ngày Người rất bận, nhưng thường lệ, nếp sinh hoạt của Người rất đều đặn, thứ tự. Những ngày gần Bác bao giờ tôi cũng thấy Người như thế, dú lúc khó khăn, căng thẳng, phong thái của Người cũng vẩn điềm tĩnh, kiên quyết, lạc quan, tự tin… Giống như người cầm lái, dù tối trời biển lặng hay lúc song to, gió lớn vẫn vững tay chèo lái.

                                                                                                                                  Hết truyện
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2011, 11:30:41 am gửi bởi doiviendukichmat » Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #46 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 11:31:36 am »

LÒNG NGƯỜI GIÀ TRONG NÚI SÂU


Vào một buổi tối mùa đông năm 1949, chúng tôi có hai người cùng đi công tác với Bác. Nửa đường, trời tối, lại mưa to quá, Bác và chúng tôi buộc phải nghỉ lại một bản nhỏ dọc đường, trong vùng núi sâu của chiến khu Việt-bắc.
Cả bản chỉ có bốn mái nhà sàn. Ba mái nhà to, đẹp. Một nhỏ ở tách hẳn ra đầu bản. Bác quyết định lên nghỉ ở nhà sàn nhỏ.
Lên tới trên sàn, thấy trước bếp lửa chỉ có một ông cụ người Tày, tuổi chừng sáu mươi, nước da bắt nắng đen sạm, râu tóc đã bạc quá nửa, nhưng vóc dáng vẫn cường tráng.
Thấy có người vào, ông cụ ngước mắt nhìn ra. Thấy toàn là bộ đội, ông cụ tỏ vẻ mừng, đáp lại lời chào hỏi của chúng tôi một cách mau mắn. Ông cụ đổ nước vào siêu đặt lên bếp lửa, lấy thêm sắn trong gùi ra bóc vỏ, nướng.
Bác cúng chúng tôi ngồi bên bếp lửa, sưởi. Người quấn khăn quàng kín cả chòm râu. Trên đầu, Bác đội chiếc mũ len che kín tóc, Người lại mặc quân phục nên trông cũng khó nhận ra.
Ông cụ bóc vỏ được củ sắn nào lại đưa cho Bác và chúng tôi hơ khô nhựa, rồi vùi xuống tro để nướng.
Nhìn Bác hơ củ sắn khô mà vẫn trắng, và khi vùi tro, sắn chín vàng rất đều, còn chúng tôi hơ củ nào cũng bị dính bụi củ ấy, ông cụ cười bảo:
– Các đồng chí phải học hỏi cái ké bộ đội này. Trông cầm củ sắn là biết ngay người quen ở núi này không đấy !
Bác vừa nướng sắn vừa hỏi ông cụ. Qua câu chuyện, chúng tôi mới biết ông cụ trước kia ở mãi Cao Bằng, đã đi nhiếu nơi, rồi mới đến trứ ngự ở đây. Ông cụ cũng đã về xuôi vài lần và có một con đi bộ đội Nam tiến. Hiện cụ sông một mình. Khỏe đi làm. Nếu mệt thì nghỉ, thỉnh thoảng còn đi săn.
Vui câu chuyện, chả mấy chốc nước sôi, sắn chín. Ông cụ mời BÁc và chúng tôi uống nước, ăn sắn. Sắn vừa rỡ nương về, nướng lại khéo, bánh mì nóng chưa chắc đã ngon bằng.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #47 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 11:32:10 am »

Đang ăn, chợt ông cụ hỏi một câu rất đột ngột:
– Ké bộ đội à, thấy người ở núi Hồng qua đây nó kể chuyện cụ Hồ, nghe họ kể thì cụ Hồ tốt lắm, giỏi lắm vớ ! Có thệt cụ Hồ như vậy không?
Chúng tôi phải cố giữ vẻ tự nhiên cho khỏi lộ.
Bác vẫn nghe một cách chăm chú rồi trả lời:
– Tôi cũng nghe nói, chắc là có.
Ông cụ vẻ hả hê sung sướng, mắt sáng lên, tay đập vào vai Bác mà nói:
– Con tôi nó viết thư về, nó cũng bảo thế! Nhiều cái tôi tin nhưng có cái tôi cũng chưa tin.
Bác hỏi:
– Cụ chưa tin điều gì ?
Ông cụ nuốt một miếng sắn, chiêu một ngụm nước chè rồi ngồi thẳng lưng, cất tiếng nói sang sảng rất cởi mở.
Nói cụ Hồ dạy dân phải đánh Nhật, đuổi Tây dân mới khỏi khổ, cái này tôi tin đấy ! Nói cụ Hồ phải đoàn kết Kinh, Thổ, Mán, Mèo, Nùng lại mới đánh được Tây, được cái tụi quan của nó, cái này tôi cũng tin đấy ! Nói cụ Hồ bảo phải làm ra nhiều gạo, nhiều ngô, sắn giúp bộ đội đánh Tây, tôi cũng tin đấy ! Còn nói cụ Hồ đi nhiều nước lắm – ông cụ lấy tay khoanh tròn trước mặt ra hiệu là nhiều, nhiều lắm, rồi tiếp – Tôi già thế này mới ra đến Bắc-cạn, về đến Thái-nguyên thôi ! Con tôi nó giỏi hơn, nhưng cũng chỉ trong nước ta thôi ! Thế cụ Hồ cũng là người, sao đi được nhiều thế ? Cái này tôi chưa tin ! Họ còn nói mắt cụ Hồ có hai con ngươi, họ đưa cả ảnh cho xem, tôi trông rõ hai cái chấm trắng mà. Cái này không tin đâu, người mình sao tài thế ?
Nghe ông cụ nói, chúng tôi đã cố giữ nét mặt bình thản, nhưng cũng khó nhịn được cười. May mà ông cụ vui chuyện, cười nói sang sảng, nên cũng tưởng chúng tôi vui chuyện hưởng ứng mà thôi.
Bác cũng cười vui vẻ và giải thích cho ông cụ hiểu rồi nói thêm :
– Cụ Hồ thì cũng là người mình thôi, nhưng đi nhiều nơi, học được cái hay ở mỗi nơi một ít, rồi được nhân dân trong nước góp vào mỗi người một ý, lại cùng nhân dân thực hiện ý ấy, nên câu nói của cụ Hồ mới đúng và việc đánh giặc cứu nước, sản xuất, học tập, mới thắng lợi được. Cụ với tôi già thế này có thấy ai là người ở trên trời rơi xuống đâu.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #48 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 11:33:03 am »

Nghe Bác nói, ông cụ gật gù khen phải. Lúc ấy có đồng chí cùng đi với tôi, ngồi hơi nghiêng trước ánh lửa. Cụ già chợt nhìn vào mắt đồng chí ấy, thấy nổi lên hai đốm lửa trông như hai con ngươi, ông cụ reo lên :
– Ái dà, thấy rồi, biết rồi ! Mắt cụ Hồ là thế này đây !
Tôi giật mình, tưởng là ông cụ đã nhận ra Bác, nhưng rồi nghe cụ giải thích, chúng tôi mới hiểu. Còn ông cụ tỏ vẻ sung sướng, lẩm nhẩm trong miệng :
– Cụ Hồ là có thật rồi ! Bây giờ thì tôi tin cả rồi !
Ông cụ gật gù nói tiếp :
– Nó đánh mình, nó giết mình, mình không đánh lại nó thì mình cũng chết. Đánh thì hả cái lòng mình chứ ! Thấy thằng Tây có cái máy bay, cái súng lớn mà mình không có, nên lúc đầu cũng sợ ! Nhưng bây giờ biết có cụ Hồ thật rồi, thì tin lắm ! Nhất định là mình thắng thôi.
Nói tới đây ông cụ bỗng im lặng, đăm đăm nhìn vào Bác và bảo :
– Cái mắt ké bộ đội này, cũng giống mắt cụ Hồ, ké là người nhà cụ Hồ phải không ?
Bác và chúng tôi gật đầu cười vui vẻ.
Ông cụ cũng cười, tự trả lời mình :
– Các đồng chí là bộ đội cụ Hồ, thì là người nhà cụ Hồ hẳn rồi, với con tôi cũng là bộ đội cụ Hồ. Tôi cũng là người nhà cụ Hồ. Rồi ông cụ hỏi : “Bộ đội có ảnh cụ Hồ cho xin một cái ?”.
Đáng tiếc chúng tôi không có sẵn, đành hứa với ông cụ sẽ gửi ảnh đến sau. Ông cụ vui vẻ đứng dậy thu xếp cho Bác và chúng tôi đi ngủ.
Khi Bác và chúng tôi đã yên chỗ rồi, ông cụ vẫn ngồi lẩm nhẩm một mình bên bếp lửa. Lắng nghe mới biết ông cụ đang làm bài hát then nói về cụ Hồ. Tiếc rằng tiếng Tày tôi rất kém, nghe câu được câu chăng, nên không hiểu hết nội dung bài hát.
Chúng tôi mang theo ít muối. Sớm hôm sau, trước lúc lên đường, Bác bảo đưa biếu ông cụ một ít để làm quà. Ông cụ cũng bỏ vào ba-lô chúng tôi mấy cái tay gấu, chân lợn rừng và dặn khi nào bị sốt rét thì nấu cháo ăn, sẽ khỏi. Chúng tôi từ chối mãi không được, đành phải nhận.
Lúc ra đi, ông cụ còn tiễn theo một chặng đường. Bác bảo mãi, ông cụ mới chịu dừng lại.
Khi Bác cháu lên đến ngang sườn núi, chúng tôi vẫn thấy bóng áo chàm của ông cụ ngóng theo.

                                                                                                                                   Hết truyện
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #49 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 11:41:13 am »

       
THEO BÁC ĐI CHIẾN DỊCH
                                                                                       (Theo lời kể của các đồng chí Khởi, Lừ, Định)


Mưa rào cuối mùa trút nước xuống từng trận tầm tã. Dòng thác gần nhà đục ngầu, ầm ầm cuốn theo cây cối, nứa lao xuống vực sâu.
Tình hình này có lẽ không đi được mất ! – Tôi lo ngại nói với đồng chí Định, đội trưởng cảnh vệ của chúng tôi.
– Cứ chuẩn bị đi. Bác đã quyết định thì khó khăn mấy cũng không thể hoãn được. – Đồng chí Định trả lời.
Đêm ấy, chúng tôi cùng nhau chuẩn bị súng đạn, quân trang và sáu ngày gạo, thực phẩm. Riêng tôi được phân công mang theo quần áo, chăn màn của Bác. Đồng chí Tô mang thêm dụng cụ cấp dưỡng gồm có một cái nồi đủ nấu cho bảy người ăn, một cái bát và đôi đũa của Bác. Thức ăn khô chuẩn bị dọc đường có một hộp muối, một ống nứa vừng, một ống “thịt hộp Việt-minh”. Ba thứ này phân chia mỗi đồng chí mang một thứ. Ngoài ra mỗi người còn có một cuộn dây nữa. Đồng chí Nhất và đồng chí Thắng được phân công chuẩn bị ngựa, dắt đi trước cho Bác (vì chúng tôi sợ khi bắt đầu lên đường, Bác trông thấy ngựa, sẽ không cho mang theo).
Khoảng tám giờ tối, Bác tới họp với chúng tôi. Tôi còn nhớ những điều Bác dạy : “Chuyến đi này rất quan trọng. Thời gian không thể định được, nhưng ước khoảng một tháng. Đường đi khá vất vả, các chú đều phải cố gắng để làm tròn nhiệm vụ. Phải tuyệt đối giữ bí mật, vì nếu lộ ra sẽ hại đến việc lớn. Muốn vậy, từ việc chọn đường đi, tới nơi ăn, chốn ở, giao thiệp với dân, đều phải biết cách giữ gìn.
Bác còn dặn tỷ mỷ cả chuyện lấp “hố mèo” đến chuyện xóa dấu vết trước khi đi.
Họp xong, Bác bảo đi ngủ sớm để mai lên đường.
Sáng hôm sau, ngớt mưa nhưng trời vẫn còn mòng mọng những nước. Bác cháu chúng tôi lên đường. Anh em được phân công ở lại theo tiễn, quyến luyến mãi. Bác bảo :
– Các chú về trông nhà cho tốt. Lần sau Bác sẽ cho đi.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM