Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:46:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo Bác đi chiến dịch  (Đọc 65523 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #20 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:09:58 am »

Đồng chí Đinh cười bảo :
– Vì thế hôm nay tôi mới tới thăm đồng chí đây. Bác hỏi thăm đồng chí đấy. Bác bảo tôi phải giới thiệu với các đảng viên ở đây để giúp đồng chí học tập.
Thật không ngờ Bác nhiều việc như vậy mà Bác vẫn nhớ đến tôi, người chiến sĩ bảo vệ Bác ở Tân-trào.
Sau đó ít lâu, đơn vị tôi có một tiểu đội được chuyển về bảo vệ Bắc-bộ-phủ.
Buổi sáng hôm ấy tôi vội tới thăm tiểu đội với hy vọng may ra được gặp Bác.
Nhưng tôi tới thì vào lúc các anh em đang ăn sáng. Tiểu đội cảnh vệ, các đồng chí công tác ở văn phòng đang đi vào nhà ăn. Trên bàn để từng hang bát cháo hoa múc sẵn, phấn mỗi người một bát, ăn với cà muối hoặc vừng. Đồng chí Đinh giới thiệu tôi với chị Thanh (người cấp dưỡng của Bác và cơ quan bấy giờ). Chị vui vẽ đưa tôi một bát. Tôi vùa cầm bát cháo thì Bác tới. Đặt bát cháo xuống, tôi chưa kịp đứng nghiêm chào Bác, thì Người đã vui vẻ hỏi :
– Chú Việt Dũng đấy à. Chú vẫn khỏe chứ ?
– Dạ (câu hỏi của Người làm tôi rất cảm động không nói được lời nào nữa). Bác nhìn tôi, Người bảo :
– Ta ăn sáng đi.
Chị Thanh mang cháo lại, Người cũng nhận một phần cháo như mọi anh em khác.
Tôi vẫn đinh ninh là bây giờ Bác đã làm Chủ tịch nước, thì khác ở chiến khu. Không ngờ Người vẫn sinh hoạt giản dị như khi ở chiến khu vậy.
                                                                                                                         
                                                                                                                                         Hết truyện.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #21 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:13:51 am »

GẶP ĐỒNG CHÍ GIÀ Ở TÂN-TRÀO
                                                                                        Theo lời kể của đồng chí Lý


Trốn khỏi nhà an trí chợ Chu, tôi được Đảng đưa về công tác tại Tân-trào, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê giao nhiệm vụ cho tôi vừa làm công tác quần chúng, vừa tổ chức bảo vệ căn cứ địa.
Lúc ấy trong cơ quan của Tổng bộ Việt-minh, tôi thường thấy ngoài anh Đồng, anh Văn, còn có một đồng chí già, thỉnh thoảng vẫn tới cơ quan làm việc.
Đồng chí gầy yếu, nước da xanh tái, thường mặc áo chàm, đội chiếc mũ nồi cũng khâu bằng vải chàm. Mỗi khi đi đâu đồng chí thường chống chiec61gay65 song nho nhỏ.
Tôi để ý thấy các anh trong cơ quan quý trọng đồng chí lắm. Mỗi khi có việc gì, đều hỏi nhau : “Cái này đã có ý kiến đồng chí già chưa ? Cái kia đồng chí già có thêm gì không ?”.
Tôi đoán : Ông cụ này chắc phải là một cán bộ cao cấp của Đảng mình. Nhưng ông cụ là ai mà được các đồng chí trong cơ quan quý trọng đến như vậy ?
Một buổi chiều, tôi cùng chị Chi tới tổ chức mít tinh tại một bản gần đấy (chị Chi làm công tác phu vận trong căn cứ Tân-trào). Tôi vừa mới được cấp trên phổ biến về tình hình thế giới, trong nước xong, nên rất phấn khởi vì hiểu được tình hình, vừa có “tủ mới” để nói chuyện.
Trong cuộc mít tinh, có chút vốn nào tôi đều đưa ra cả (từ việc phát xít Đức đã bị đánh gục, tới sự suy vong của phát xít Nhật, mâu thuẫn Nhật – Pháp v.v…).
Đang đà thao thao bất tuyệt, tôi bỗng thấy chị Chi hồi hộp hé tai tôi thì thầm :
– Đồng chí già đang đứng nghe đấy. Chắc đồng chí ấy đến từ đầu.
Tôi giật thót mình, tự nhiên ngừng nói, khắp người nóng ran lên.
Bỗng đồng chí già từ trong đám đông bước ra. Người vẵn mặc bộ quần áo chàm như mọi khi. Dùng tiếng địa phương, Người nói :
– Đồng bào nghe cán bộ nói có hay không ?
– Hay lớ !
– Đồng bào có biết cán bộ nói cái gì không ?
– Ái dà… à… à, cán bộ nói cái hay, nói cái tốt mà, nói dài mà, không nhớ hết đâu !
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #22 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:14:19 am »

Điếng người, tôi tưởng đất trời dưới chân mình có thể sụt. Quay nhìn chị Chi, thì mặt chị cũng đỏ nhừ như gấc chín, từng giạt mồ hôi đang lấm tấm nơi tóc mai.
Cũng may đồng chí già không hỏi chúng tôi câu nào. Đồng chí chỉ yêu cầu đồng bào đừng về vội, để đồng chí nói lại cho dễ nhớ thôi. Được đồng bào ưng thuận, đồng chí liền hỏi :
– Nhật và bọn quan lại của nó bây giờ, so với Pháp và bọn quan của Pháp ngày trước, thế nào ?
– Pháp như con hổ, con báo thì Nhật cũng như con báo, con hổ thôi.
– Bọn quan của Pháp ngày trước, nay lại là quan của Nhật đấy mà.
– Rắn lột xác vẫn là rắn thôi.
– Không phải rắn lột xác đâu. Chó săn đổi chủ đấy !
Mấy cụ già đều nói mỗi người một ý làm cho cuộc mít tinh sôi nổi hẳn lên. Đồng chí già lại hỏi :
– Dân ta có thể để cho con hổ, con rắn ăn thịt mình không ?
– Không ! Đồng bào cất tiếng trả lời.
Rồi từ các cụ già, tới thanh niên nam nữ thi nhau kể chuyện giặc giet61t người, tù đày, thuế nặng, bắt lính, bắt phu, v .v… Những điều họ kể ra nghe còn sâu sắc, cay đắng hơn những điều tôi vừa nói, vì nó dều là những sự việc ngay trong địa phương, vì nó đều là những sự việc ngay trong điạ phương, nhân dân đã mắt thấy tai nghe và chính họ tự kể lại.
Chờ cho đồng bào ngớt lời. Đồng chí già kết luận :
– Ta phải quyết tâm đánh Nhật, quyết tâm trừ bọn quan lại của chúng, quyết tâm trừ bọn quan lại của chúng, để cứu lấy nước mình. Đồng bào đồng ý không ?
Tiếng hô “ đánh vang lên. Đồng chí lại chỉ một thanh niên rất khỏe, hỏi :
– Một người khỏe như anh này, đánh được không ?
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #23 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:14:41 am »

Đồng bào cười ồ lên. Một người nói :
– Không đánh được đâu! Nó đông đấy, lại có súng to, súng nhỏ nhiều, nhiều mà.
– Thế cả nước cùng một lòng, Kinh, Thổ, Mán, Mèo cùng đứng dậy mà đánh có được không ?
– Được, đánh được! Mọi người cùng m,ột lòng thì sợ gì Nhật, sợ gì Tây. Thầy nó chết thì bọn tay sai của nó cũng chết thôi !
– Đánh nó xong rối ta phải làm gì ?
Đồng bào ngơ ngác nhìn nhau. Lúc ấy đồng chí già mới nói thêm :
– Đánh thắng rối ta không lập lại cái quan nữa vì nó ác lắm !
Đồng bào đều nói :
– Phải, phải.
– Ta xem trong dân ta, ai tốt và giỏi thì mình chọn người ấy ra để giúp dân, lo làm ăn, sao cho dân có cơm no, áo ấm, ai cũng được học hành. Mọi dân tộc, mọi người thương nhau như anh em ruột một nhà.
Tất cả cất tiếng reo :
– Ái dà, được như thế thì sướng chết mất thôi !
Mắt mọi người đều sang lên, ngắm nhìn đồng chí già như muốn uống từng lời. Đồng chí già lại hỏi :
– Đồng bào nhớ chưa ?
– Nhớ rồi, nhớ rồi.
Đồng chí già còn dặn thêm về việc phòng gian, chống giặc, cách giữ “ba không” (không nghe, không thấy, không biết).
Cuộc mít tinh kết thúc. Đồng chí già cùng tôi và chị Chi trở về. Dọc đường, đồng chí già bảo tôi :
– Lần sau đi nói chuyện ở đâu, phải hiểu rõ trình độ dân nơi ấy, phải nói sao cho thiết thực, để đồng bào dể hiểu, dể nhớ thì đồng bào mới làm theo mình được.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #24 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:15:08 am »

Tôi và chị Chi đều vâng lời. Tới chỗ rẽ, chờ đồng chí già đi khuất, tôi mới bảo chị Chi :
– Được một bài học thấm thía. Không rõ đồng chí già người Kinh hay người Thổ ?
Chị Chi như mải suy nghĩ điều gì, nên chân bước mà mắt vẫn nhìn về phía đồng chí già vừa đi khuất. Nghe tôi hỏi, chị không hiểu, bảo tôi nhắc lại. Tôi vừa nhắc xong thì chị bật cười, rôi ghé tai tôi thầm thì :
– Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đấy !
Tôi vừa hoảng vừa sung sướng. Tôi muốn chạy theo để nhìn kỹ đồng chí Nguyễn Ái Quốc, nhưng chị Chi đã nhanh tay giữ tôi lại. Tôi đành phải bước theo chị mà lòng bối rối xúc động.
Con người mà tôi ngày nhớ, đêm mong, con người mà những lúc bị tra tấn chết đi sống lại, những lúc lo lắng, buồn rầu, cứ nghĩ tới là tôi có thể thắng tất cả, giờ tôi đã được gặp, được thấy. Người lại trực tiếp kiểm tra công tác của tôi, dạy tôi bài học thực tế trong công tác quần chúng, như cha dạy con.
Nhớ lại những lời Người nói chuyện với dân, sao giản dị vậy, mà cũng đủ nói điều cần nói, cần làm. Còn tôi, tôi đã nói những gì? Có lẽ những điều tôi nói ra mà chính tôi cũng chưa hiểu. Cứ nghĩ đến đây là tôi lại thấy ngượng chín người.
Tôi chợt nghĩ đến sức khỏe của Người. Nguyễn Ái Quốc, người lãnh tụ của Đảng bây giờ đã già đến thế này ư? Tù đày, thời gian, đã tàn phá sức khỏe của Người đến thế này ư? Tự nhiên nước mắt tôi trào ra.

                                                                                                                                 Hết truyện
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2011, 10:22:38 am gửi bởi doiviendukichmat » Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #25 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:22:55 am »

KỶ NIỆM Ở MỘT LÀNG NHỎ


Đưa tôi đến bến đò năm xưa, nơi Bác từ chiến khu lần đầu đặt chân lên đất Hà-nội, đồng chí Thành lặng nhìn cảnh vật rồi bỗng thất lên :
– Tiếc thật, nếu là nhà văn nhất định tôi sẽ ghi lại kỷ niệm này một cách sâu sắc. Nhưng bây giờ tôi chỉ có thể kể với anh những điều theo trí nhớ. Và sau này tôi sẽ đưa anh tới nhà đồng chí Kha, nơi Bác đã nghỉ lại, để anh tìm hiểu tiếp.
Ngừng một lát như để on lại cho kỹ hơn, đồng chí Thành thong thả kể :

NGƯỜI BẠN CỦA CỤ HỒ

Vào khoảng 23, 24-8-1945, một đồng chí cán bộ phụ trách tới bàn việc đón và bảo vệ đoàn cán bộ của cấp trên sẽ về ở lại địa phương tôi chừng vài ngày.
Sau khi đã bàn định cách bảo vệ, nơi ăn chốn ở xong, chúng tôi ra bến đò chờ đoàn cán bộ. Qua mấy ngày lũ lớn, nước sông Hồng đã rút, ngấn nước còn in ngang thân đê. Nhân dân ta đã chiến thắng cơn lũ lớn nhất trong những năm qua, lúc này đang tiếp tục sửa sang lại đê điều, phòng cơn lũ khác. Trên sông, thuyền bắt đầu xuôi ngược. Cờ đỏ sao vàng bay trên thôn xóm hai bên sông, cờ bay trên đỉnh cột buồm, bong cờ thấp thoáng dưới dòng sông, tạo nên một không khí quật khởi đẹp lạ thường. Những cánh đồng ven đê bây giờ lúa đang thì con gái, mỗi làn gió đưa lại, song lúa xanh rờn.
Chúng tôi chờ từ một giờ trưa tới khoảng ba giờ chiều thì thấy một chiếc thuyền – loại đánh cá sông – từ phía trên Việt-trì, Sơn-tây xuôi xuống.
Đếm trên thuyền, ngoài ông lái và một phụ nữ chèo, còn có 13 người nữa. Người nào trông giáng dấp cũng cao, to. Quần áo màu chàm, màu nâu, ăn mặc gọn gàng, lại có cả súng nữa. Chúng tôi đoán : “Có lẽ đoàn cán bộ mình đến đây”. Nghĩ vậy, anh em chúng tôi liền tiến ra bờ sông.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Năm, 2011, 07:44:02 pm gửi bởi doiviendukichmat » Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #26 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:23:30 am »

Khi đoàn cán bộ đã xuống thuyền được một nửa, chúng tôi nhận ra trong đoàn cán bộ có một cụ già. Trông cụ gầy yếu lắm ! Cụ mặc bộ quần áo nâu, đầu đội chiếc mũ đã cũ, ngang sườn mang túi dết màu chàm. Tay cụ cầm chiếc gậy song nhỏ và chiếc đèn pin. Cụ toan xắn quần lội xuống bãi lầy để vào bờ, nhưng có một đồng chí khác đã trao vũ khí cho bạn và nhất định đòi cõng ông cụ (Bác lúc ấy vừa ốm dậy). Khi ông cụ và các người khác lên khỏi bãi lầy, tất cả đều quay lại vẫy chào người lái thuyền.
Lúc đó, đồng chí cán bộ phụ trách của chúng tôi cũng vừa về. Vẻ mặt cảm động, anh dẫn chúng tôi tới chào ông cụ và các cán bộ.
Ông cụ bắt tay chúng tôi và hỏi :
– Các chú là tự vệ thôn đây !
– Dạ.
Ông cụ liền chỉ vào các đồng chí cùng đi, nói :
– Các chú đây là Giải phóng quân.
Lâu nay ba tiếng Giải phóng quân có sức thu hút mãnh liệt đối với tôi.    Hàng ngày đứng trên đê, hướng về dãy núi Tam-đảo, tôi ao ước có cánh để bay đến chiến khu Tuyên – Thái mà sống cuộc sống chiến đấu và tự do trên ấy. Tôi đã nhiều lần đề nghị với cấp trên cho thoát ly để tham gia Giải phóng quân, nhưng chưa được. Giờ đây trước mắt tôi là những con người ấy đang tươi cười bắt tay  mình. Tôi không sao nén được cảm động trước những người đồng chí mới gặp lần đầu này, đặc biệt là cụ già trong đoàn.
Sau phút chào hỏi, chúng tôi mời ông cụ về trụ sở tự vệ của chúng tôi ở trong thôn. Tới cổng thôn, ông cụ dừng lại xem các khẩu hiệu cách mạng kẻ trên các bức tường. Chợt nhìn thấy hàng dây cờ căng trước cổng thôn,ông cụ bỗng hỏi:
– Sao các chú làm cờ của ta nhỏ hơn các nước đồng minh ?
Chúng tôi nhìn lên, thì ra cờ của ta nhỏ hơn cờ của các nước đồng minh thật !
Một đồng chí trong chúng tôi thưa với ông cụ :
– Dạ, giấy đỏ và vàng nhân dân mua làm cờ nhiều quá nên thiếu ạ! Vì muốn cho đủ, nên chúng cháu phải cắt nhỏ đi một chút ạ.
– Không nên – Ông cụ khẽ lắc đầu và bảo. Các chú phải hiểu là: Cách mạng đã thành công, nước ta đã giành được độc lập và đã ngang hang với các nước khác, vì vậy cờ của ta phải bằng cờ các nước. Có thế mới tỏ rõ chí tự cường, tự trọng của mình.
Chúng tôi đều vâng lời, một đồng chí tự vệ vội trèo lên lấy hang dây cờ xuống để sửa lại.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #27 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:24:06 am »

Về tới trụ sở của đội tự vệ. Nói là trụ sở , thật ra chỉ là ngôi miếu gần đình làng tôi. Cả ngôi miếu ấy bây giờ chỉ có hai cái phản dùng để chúng tôi nghỉ mỗi khi đi tuần tra canh gác về. (Sỡ dĩ chúng tôi chọn nơi đây là cốt để yên tĩnh và chờ đến tối sẽ di chuyển sang đại điểm khác). Tôi vội đi lên trước, toan trải chiếu, nhưng ông cụ gạt đi, và thản nhiên ngồi xuống phản. Hai đồng chí Giải phóng quân bố trí gác cùng anh em tự vệ chúng tôi phía ngoài. Số còn lại thì vào nghỉ ở chiếc phản kế bên.
 Tôi mang bộ đồ trả tới. Quen như tiếp khách ở nhà, tôi toan rót nước ra chén. Ông cụ bảo :
– Cháu cứ để đấy, ai khát sẽ rót uống, không nên rót sẵn.
Tôi vâng lời. Ông cụ lại hỏi :
– Các chú có báo không ?
– Dạ, có ạ.
Tôi vội mang tới cho ông cụ tờ báo Cờ giải phóng chúng tôi vừa mua ban sáng. Ông cụ chỉ cho đầu bài rồi giao cho một đồng chí Giải phóng quân đọc, các đồng chí khác cũng ngồi quây quần lắng nghe. Ông cụ vừa nghe, thỉnh thoảng ghi những gì vào sổ tay. Có lúc cụ cho dừng lại, nêu câu hỏi để các đồng chí Giải phóng quân phát biểu ý kiến, rồi cụ giảng giải thêm, sau đó mới cho đọc tiếp.
Mỗi việc làm và cử chỉ của ông cụ làm tôi rất ngạc nhiên. Sao có ông cụ giản dị và dạy bảo mọi người chu đáo như vậy!
Bữa cơm tối hôm đó chỉ có gạo đỏ, canh mướp. Tất cả quây quần cùng ngồi ăn. Trong lúc ăn, tôi ngại là cụ đã già rồi, bữa ăn như vậy nuốt sao trôi,  nhưng cụ dùng cơm rất vui vẻ như mọi đồng chí khác.
Cơm xong thì anh Khánh (đồng chí Hoàng Tùng) tới đón ông cụ lên thôn trên.
Trong lúc tiễn cụ, tôi thầm hỏi anh Khánh :
– Ai đấy, anh ?
Anh Khánh mỉm cười, vẻ bí mật, trả lời tôi :
– Ông cụ là bạn của cụ Hồ đấy.
Tôi đã được nghe tin là cụ Hồ sẽ về làm Chủ tịch hay Thủ tướng Chính phủ của ta. Nay anh Khánh cho tôi biết ông cụ này là bạn của cụ Hồ, như vậy chắc cũng là cán bộ cao lắm ! Trong lòng tôi càng thêm kính phục ông cụ.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #28 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:24:50 am »

BIẾT TIẾNG NHƯNG CHƯA THẤY NGƯỜI

Theo sự hướng dẫn của đồng chí Thành, tôi tìm gặp đồng chí Kha và câu chuyện lại được tiếp tục kể :
– Cũng ngay đêm đó, thôn tôi có cuộc họp phụ nữ Cứu quốc. Hội nghị vừa bắt đầu khai mạc, tôi đang phát biểu ý kiến thì chị tôi tất tả chạy đến gọi tôi : – “Cậu Kha về ngay, nhà có khách… Có nhiều người đeo súng lắm ! Cả anh Khánh về nữa”.
Tôi và đồng chí Đông – người bạn chiến đấu cùng thôn – vội vã chạy về. Tới cổng nhà, thấy hai đồng chí to lớn đứng như đứng chơi. Tôi đi vào, các đồng chí đó hòa nhã, hỏi trước :
– Đồng chí ở đâu đến ?
Tôi trả lời :
– Tôi về nhà.
Thấy chị tôi cùng đi với tôi, các đồng chí hiểu ra ngay, nên không hỏi thêm nữa. Tôi về nhà thấy anh Khánh và ông cụ đang ngồi nói chuyện với nhau quanh chiếc bàn nhỏ kê ở gian bên. Còn nhiều đồng chí khác thì đang ngồi hoặc đứng ở gian bên này.
Tôi đoán ông cụ là cán bộ cùng các đồng chí Giải phóng quân ở chiến khu về, nên lòng mừng khấp khởi, chạy vào chào hỏi :
– Chào các đồng chí ! Các đồng chí ở chiến khu về ?
Ông cụ, anh Khánh cùng mọi người đều vui vẻ chào lại tôi.
Quen như các cán bộ vẫn về nhà, tôi đề nghị luôn :
– Đề nghị các đồng chí kể chuyện chiến khu kháng Nhật cho chúng tôi nghe với.
Anh Khánh vội ghé tai tôi, nói :
– Các đồng chí đi xa về để các đồng chí nghỉ.
 Nói xong anh đưa tôi ra sân rồi bảo thêm : Các đồng chí này sẽ ở lại đây vài ngày. Đồng chí liệu thu xếp việc ăn, ở cho tiện và bố trí tự vệ canh gác cho chúng tốt.
Thấy khác mọi khi, tôi phân vân trong bụng, chưa hiểu ra sao. Nhưng hình ảnh ông cụ đã in ngay vào đầu óc tôi. “Sao trong Việt-minh ta lại có những đồng chí già như vậy ? Sao ông cụ được mọi người có vẻ kính nể như vậy ?”. Tự nhiên tôi cứ băn khoăn !
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #29 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:25:20 am »

Đêm ấy, đội tự vệ của chúng tôi bố trí bảo vệ nghiêm mật hơn các hôm, và ô-tô Nhật chạy ngược, chạy xuôi trên đê nhiều hơn.
Sáng ra, tôi trở về đã thấy ông cụ đi lại trên sàn và đang như hít thở không khí.
Bữa cơm trưa hôm ấy nhà tôi chuẩn bị khá tươm tất. Theo lệ của nhà tôi khi có khách, bao giờ cũng bày mâm thau, bát cổ, còn cỏm xới ra liễn, mang từ nhà dưới lên. Còn gia đình thì ăn riêng. Thấy tôi sửa soạn như vậy, ông cụ không bằng lòng, bảo trải chiếu xuống đất, ngồi vòng tròn theo hai mâm cùng ăn. Cơm thì để cả nồi cho nóng, ai ăn tự xới lấy, đây là lần đấu tiên nha tôi thay đổi theo tập tục mới và giữ mãi cho đến nay.
Ngày hôm ấy có cán bộ từ Hà Nội tới. Sáng hôm sau lại có hai ô tô chở nhiều anh cán bộ đến làm việc với ông cụ. Tôi cxung4 không rõ là những ai.
Qua đêm nữa có ô tô đến đón ông cụ.
Trước khi đi ông cụ hỏi :
– Nhà ta còn có ông cụ phải không ?
Tôi vội thưa :
– Dạ, thầy tôi mất rồi, còn ông tôi ạ !
Ông cụ mói :
– Chú cho tôi gặp để tôi chào cụ và gia đình.
Tôi vội mời ông tôi và mẹ tôi cùng gia đìnhtới. Ông cụ thấy ông tôi chống gậy, liền ra đỡ vào trong nhà, và bảo cả gia đình quây quần xung quanh. Sau mấy câu chuyện cụ hỏi về làm ăn, sinh sống từ trước đến nay, rồi cụ nói :
– Chúng tôi về đây được gia đình giúp đỡ nhiều. Bây giờ có công việc phải đi, vậy xin cảm ơn cụ và gia đình. Sau này chắc thế nào cũng có dịp tôi trở lại thăm cụ và gia đình.
Nói đoạn, ông cụ bắt tay tôi và gia đình từ lớn đến bé.
Tôi theo tiễn ông cụ ra ô-tô. Nhân dân ven đê đang vớt củi rều khá đông, cũng dừng tay nhìn theo ông cụ. Ông cụ vui vẻ chào hỏi mọi người, như đã thân thuộc từ lâu. Khi ông cụ sắp ra xe, chúng tôi và đồng chí Giải phóng quân ở lại đều tới bắt tay ông cụ.
Xe chạy rồi, tôi đứng nhìn theo mà lòng đầy lưu luyến !
Chiều hôm ấy các đồng chí Giải phóng quân rủ tôi ra sông tắm. Trong lúc đi đường, một đồng chí cao lớn, đẹp trai (tôi nhớ khuôn mặt trông giống hệt đại tá Đàm Quang Trung hiện nay), hỏi tôi :
– Đồng chí có biết đồng chí Nguyễn Ái Quốc không ?
Tôi nhớ có lần anh cán bộ phụ trách, nói chuyện với tôi : “Có lẽ đồng chí Nguyễn Ái Quốc sẽ làm Tổng thống hay Chủ tịch nước”, nên nghe hỏi vậy tôi liền trả lời :
– Tôi biết tiếng nhưng chưa thấy người.
Mấy đồng chí Giải phóng quân liếc mắt nhìn nhau mỉm cười…
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM