Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:53:28 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo Bác đi chiến dịch  (Đọc 65660 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #50 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:09:21 pm »

Đây là lần đầu Bác cho chúng tôi đi theo đến sáu người, thường thì chỉ một, hai người.
Ra đến cửa rừng, gặp đồng chí Thắng dắt ngựa chờ sẵn. Chúng tôi mời Bác lên ngựa, Bác không ưng, Bác bảo :
– Chúng ta có bảy người, ngựa chỉ có một con, Bác cưỡi sao tiện.
Đồng chí Định cố nài :
– Thưa Bác, chúng cháu còn trẻ, Bac đã nhiều tuổi, đường lại xa, công việc nhiều, xin Bác lên ngựa cho.
Bác nói :
– Ừ, các chú đều khỏe, còn trẻ cả, để đi đường xem các chú có theo kịp Bác không.
Cuối cùng, Bác giải quyết :
– Thôi được, các chú mang theo ngựa để nó đỡ hộ ba-lô, gạo. Trên đường đi, ai mệt thì cưỡi, Bác mệt, Bác cũng sẽ cưỡi.
Chúng tôi đành vâng lời, dắt ngựa theo. Ra khỏi thành Cóc thì gặp con suối lớn chảy về chợ Chu. Dòng suối này vẫn còn đang cơn nước lũ, những gốc cây, những khúc gỗ mục đang lao băng băng tưởng chừng không có cách nào qua được. Chúng tôi men theo bờ suối tìm mảng, hoặc kiếm một cái cây cao nào để có thể ngã tạm làm cầu, nhưng quanh đấy chẳng có một thứ gì cả.
Có đồng chí đề nghị Bác tạm nghỉ lại bên bờ suối chờ nước rút hãy đi. Bác không đồng ý,  Người nói :
– Trời còn có thể mưa lâu, chờ đến bao giờ ? Phải tìm mọi cách mà qua mới được.
Nghe lời Bác, tôi đi một quãng xa nữa thấy bên kia bờ có một chiếc mảng dưới gốc cây. Tôi toan bơi sang lấy. Bác cản lại và bảo :
– Phải buộc dây vào thắt lưng để nếu nước cuốn có thể giữ lại được. Khi sang, chú sẽ buộc dây vào bè nứa rồi ở lại bên ấy giữ một đầu dây, để hai đầu cùng kéo cho bè qua lại, mới bảo đảm việc qua suối lũ.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #51 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:09:46 pm »

Chúng tôi làm theo lời Bác. Việc qua suối thành công một cách dễ dàng.
Mờ tối hôm ấy Bác cùng chúng tôi tới chợ Chu, tính ra được chừng ba mươi cây số. Để bảo đảm bí mật, chúng tôi đề nghị Bác cho nghỉ lại một ngôi đình ở giữa đồng và thổi cơm ăn.
Cơm xong, Bác xem bản đồ, định lại chặng đường ngày mai rồi cho đi ngủ sớm. Chúng tôi kê cánh cửa đình, cạnh đống lửa để Bác ngủ. Chúng tôi nằm quây quần xung quanh Bác.
Ba giờ sáng, chúng tôi dậy nấu cơm nước. Bốn giờ tiếp tục lên đường. Tới trước cửa nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ thì trời đã sáng, lại phải vượt qua con suối chợ Chu nữa. Khúc suối này còn rộng hơn khúc suối hôm qua. Đã có kinh nghiệm, chúng tôi đi mượn mảng tổ chức vượt suối như lần trước.
Qua được suối, Bác bảo :
– Nhờ có quyết tâm, chịu khó mà chúng mình đã qua được hai chặng suối lũ lớn. Nếu không, giờ chúng mình vẫn còn ngồi lại bờ suối hôm qua. Từ nay, trên đường đi, ất kiy2 việc to hay việc nhỏ, chúng mình đều phải có quyết tâm mới được.
Nói xong, Bác thưởng cho mỗi người chúng tôi một điếu thuốc lá.
Chặng đường rừng ngày thứ hai tương đối dễ đi. Bác nhắc chúng tôi phải đi nhanh để bù vào ngày hôm qua.
Bữa trưa nay bắt đầu với món “thịt hộp Việt-minh”. Đồng chí Định lại kiếm thêm được mấy món chuối rừng đem trộn với vừng nên ăn cũng tươi lắm ! Tiếc là nước lam hôm nay hơi oi khói (chỉ có một cái nồi nấu cơm, còn nước uống nấu bằng ống nứa gọi là nước lam).
Có đồng chí phê bình đồng chí Tô, Bác bảo ngay :
– Việc làm phải có ưu điểm và khuyết điểm, để chiều, chú khác nấu xem sao ?
Buổi hành quân chiều, để cho vui đường, Bác dạy chúng tôi “Chinh phụ ngâm”. Những lời thơ mà ngày nào tôi được nghe mẹ ru em, bây giờ được Bác đọc lại mới thiết tha, ý nghĩa làm sao! Tôi nhớ và thích thú những câu này :
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #52 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:10:16 pm »

  Trống tráng thành lung lay bóng nguyệt
   Khói cam tuyền mờ mịt thức mây
   Chín lần gươm bán trao tay
   Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.

Lời thơ cũ, tình hình mới, tự nhiên chúng tôi thầm đoán chuyến đi này của Bác – Chúng tôi cho là : có thể có chiến dịch lớn, biết đâu chẳng phải là mở đầu cuộc tấn công mà bấy lâu nay quân dân ta đang mong đợi.
Vui chân, Bác cháu đi được nhiều đường đất. Tính ra đã đi được hơn năm mươi cây số. Tối đến, Bác cháu nghỉ lại một gian nhà bỏ trống cũ, gần chợ Mới. Bữa cơm ngoài món lương khô chỉ có thêm ít rau tần hay luộc. Bác nói đùa :
– Rau tần bay có khác, ăn vào nhẹ cả người, lại có mùi dầu xăng.
Chúng tôi không ai có thể nhịn được cười.
Sang ngày thứ ba, để tranh thủ đi được nhiều, Bác bảo đừng nấu cơm, dùng bánh  mỳ ăn dọc đường. Chặng đường dài, phải đi gấp, nên Bác rất chú trọng động viên chúng tôi . Người bắt đầu kể chuyện khinh nghiệm hoạt động cũ của Người cho chúng tôi nghe. Câu chuyện có sức lôi cuốn lạ thường. Bác cháu đi đường không biết mỏi. Gần tối, đồng chí Thắng sợ Bác mệt nên mang ngựa tới gần, cố mời Bác lên, Bác kiên quyết từ chối. Ngươi nói :
– Bác có mệt thì các chú cũng mệt, ta cùng đi cho vui.
Đồng chí Thắng đành dắt ngựa đi bên Bác với hy vọng lúc nào đó Bác sẽ lên ngựa cho.
Chín giờ đêm hôm ấy tới phà gần thị xã Bắc-cạn. Đò không có, Bác cho lệnh ngủ lại vì lội qua sông trong lúc mệt nhọc dễ bị cảm đột ngột.
Trên bến sông chỉ có chiếc quán bán hàng, mái lợp sơ sài mấy tấm gianh thưa. Trong quán có một tấm liếp thay cho chiếc bàn bán hàng quá mỏng manh, không thể dùng vào việc gì khác được. Bác cho đốt lửa đuổi muỗi. Bác kiểm tra việc đặt gác ròi Bác lấy chiếc túi dết làm gối, ngả mình trên cây gỗ vẫn dùng làm ghế ngồi bán hàng, hai chân Bác thõng xuống đất để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Chúng tôi cũng nằm ngay xuống đất quanh Bác mà thiếp đi tưởng không còn biết trời đất gì nữa.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #53 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:11:12 pm »

Lúc tôi thay gác là hai giờ sáng. Tôi đứng bên chiếc quán, nhìn về phía Bác. Người vẫn nằm theo tư thế lúc bắt đầu ngủ. Anh em chúng tôi vẫn mỗi người nằm một kiểu, quay quanh Bác. Tiếng thở đều đều của mọi người  hòa với tiếng suối chảy, tiếng rì rầm của núi rừng.
Ba giờ sáng, con ngựa của Bác bỗng hý lên một tiếng. Đồng chí Thắng giật mình nói trong giấc mơ : “Mời Bác lên ngựa cho, mời Bác lên ngựa cho…”. Đồng chí nhắc lại trong mơ câu nói ban chiều làm tôi càng xúc động. Đồng chí Thắng là người Mán, rất ít nói, nhưng tình cảm đối với Bác rất nồng hậu, chân thành.
Bốn giờ sáng, tôi vừa toan gọi người thay gác thì Bác dậy. Bác làm mấy động tác cho dãn gân cốt và nói :
– Thật là một giấc ngủ ngon ít thấy.
Sau đó, Bác gọi anh em chúng tôi dậy, Bác cháu làm một chầu tắm thoải mái trong lúc bơi qua sông. Đi khỏi thị xã chừng ba cây số thì nghỉ lại trong một trường học. Đồng chí Chu Đốc phụ trách bảo vệ căn cứ địa đã chờ sẵn ở đó và mời Bác lên ô-tô. (Chiếc ô-tô này đã già nua hết sức, lại chạy bằng than. Tuy vậy với tình hình lúc ấy, có được nó cũng là tuyệt lắm rồi !) Khi sắp lên xe, Bác nhắc :
– Hôm nay đi ô-tô, có thuận lợi mới là máy chạy thay chân, nhưng cũng có khó khăn là máy bay giặc nó lung. Vì vậy chú lái và các chú phải cẩn thận. Cần phân công nhau gác máy bay, khi có việc xảy ra, các chú phải theo sự chỉ huy của chú Định.
Chờ cho đồng chí Định tổ chức xong đội ngũ, Bác ra lệnh cho xe nổ máy.
Từ nhỏ đến giờ tôi chưa được ngồi trên ô-tô, xe hỏa bao giờ. Quê tôi ở Hưng-yên, hằng ngày cũng thấy ô-tô, tàu hỏa chạy, nhưng lo làm ăn chẳng xong, làm gì có tiền mà đi ? Bây giờ tôi bỗng được đi ô-tô lại ngồi cạnh Bác, hỏi còn gì sung sướng cho bằng ?
Trong chúng tôi có một số người quê ở Cao-bằng. Được đi chuyến này các đồng chí đó mừng lắm ! Người nào cũng đặt hy vọng quê hương mình sẽ được giải phóng, sẽ được gặp người nhà, nếu không, cứ được thấy con sông Bằng cũng đủ sướng rồi.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #54 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:11:32 pm »

Khi đã nghĩ tới quê hương thì quê hương bao giờ cũng đẹp ! Câu chuyện quê hương trở nên rôm rả .
Đồng chí này khoe :
– Phong cảnh Quảng-uyên, Trùng-khánh đẹp, gạo ngon, giá rẻ…
Đồng chí khác cắt ngang:
– Cánh đồng Nước- hai rộng, lúa tốt . Sông Bằng nhiều cá, nhãn Lam-sơn rất ngon, có thứ nhãn ăn thơm như mùi cà cuống…
Chuyện chúng tôi cứ nổ như ngô rang.
Bác nhiều lúc phải quay lại bật cười với bọn trẻ.
Xe tới Tà-xa thì dừng lại và nghỉ đêm ở đó.Gần sáng Bác cháu lại đi đường tắt về Lam-sơn. Trên đoạn đường này thích nhất là lúc tới đỉnh đèo Khau-lêu. Mắt tôi ngợp trước lớp lớp núi đồi chen nhau. Đứng ở đây tưởng có thể nhìn thấy ngọn Các-mác gần hang Pắc-bó. Còn cánh đồng Cao-bình, thị xã Cao-bằng ,thì rất rõ. Bác đứng lại ngắm cảnh vật xưa và kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện khi Người ở Pác-bó, Lam -sơn. Nhân vui chuyện , Người nói:
– Cao-bằng có nhiều mỏ vừa lớn vừa có giá trị.Đất Cao-bằng lại tốt, có nhiều bãi có thể chăn nuôi hoặc trồng các cây ăn quả xứ lạnh như đào, táo…Sau này đuổi được giặc rồi ,nếu nhân dân,cán bộ ta chịu khó, cố gắng thì Cao-bằng  sẽ trở thành một tỉnh giàu có vế nhiều mặt.
Chúng tôi tuy chưa hiểu hết ý Bác, nhưng cũng thích lắm, nhất là các đồng chí ở Cao-bằng.
Ăn cơm chiều xong, Bác quyết định đi luôn đêm nay về Lam-sơn dể vừa được đường đất, vừa đảm bảo bí mật.
Tới Lam-sơn, Bác dừng lại làm việc với một số đồng chí có trách nhiệm của Mặt trận và Tỉnh ủy Cao-bằng. Đồng chí Định cùng tôi tranh thủ đi chợ Nước-hai để mua sắm những thứ cần thiết. Việc chính là mua thêm ít thịt để về bổ sung vào món “thịt hộp Việt-minh” đảm bảo sao cho có thể ăn được mười ngày.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #55 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:11:51 pm »

Cánh đồng Nước-hai đẹp thật ! Từ khi lên Việt-bắc tới nay tôi mới được nhìn bầu trời một cách thoải mái. Lúa tốt, tôi đếm có bụi được tới ba mươi bông ! Con sông Bằng uốn khúc giữa cánh đồng Nước-hai và Tà-lư, xa trông như chiếc thắt lưng lụa trắng của các cô thiếu nữ quê tôi trẩy hội. Các làng bản ở đấy, tuy trong kháng chiến nhưng nhà ngói cũ vẫn san sát.Lê, nhãn, trông màu lá xanh mướt .
Chợ Nước-hai cũng vẫn đông, vui, náo nhiệt, mặc dù ở đây giặt dã dội bom hai, ba lần, giết hại mấy chục đồng bào ta.
Người đi chợ hầu hết là phụ nữ. Nếu có đàn ông , thì chỉ có mấy đồng chí bộ đội công tác tạt qua, hoặc tới mua thức ăn,và mấy cụ già, vài em nhỏ.
Khi trở về, chúng tôi đi đường Na-lư. Dọc đường đồng chí Định chỉ cho tôi hướng thị xã Cao-bằng. Đồng chí nói:
– Cao-bằng đấy ! Trong thị xã, giặt có một trung đoàn, do một tên trung tá chỉ huy, lại có nhiều pháo, nếu đánh, sẽ đánh to đấy.
Tôi nhìn về phía thị xã Cao-bằng thấy máy bay tiếp tế của giặc lượn rất thấp. Lòng tôi tự nhiên thấy rạo rực : chúng tôi đã có thể đánh vào một thành phố, có một trung đoàn bộ binh địch chiếm đóng với sự yểm hộ của phi pháo rồi ư ?
Về tới nhà, chúng tôi vội chúng tôi vội chuẩn bị mọi thứ vì được tin đêm nay sẽ lên đường.
Công việc chuẩn bị vừa xong, một số chúng tôi được các đồng chí cấp trên dặn dò riêng:
– Tình hình hiện nay rất có lợi cho ta. Giặc phải rải quân ra nhiều nơi để chiếm đóng. Lực lượng cơ động có hạn. Nhìn chung các mặt trận thì có Cao-bằng, Lạng-sơn là nơi địch thọc sâu vào sau lưng ta như một mũi dùi. Mũi dùi này nhằm vào bao vây căn cứ địa Việt-bắc của ta, chia cắt ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Lực lượng của chúng ta tại đây gồm nhiều tiểu đoàn Âu-phi, lại có công sự kiên cố. Song, chúng cũng có nhiều điểm yếu : đồn bốt của chúng đóng theo một tuyến đường dài từ Na-sầm đến Cao-bằng, nếu bị đánh gãy một đoạn nào thì các vị trí khác sẽ bị cô lập ; vì lực lượng cơ động của chúng tuy tinh nhuệ nhưng có hạn, khó bề ứng cứu cho nhau. Sau khi đã phân tích các mặt. Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch Cao – Bắc – Lạng. Ta chuẩn bị lực lượng tương đối kỹ, có sự phối hợp trên các chiến trường để giành lấy thắng lợi. Theo sự phân công của Trung ương Đảng, Bác lần này sẽ đi sát mặt trận để giúp đỡ Ban chỉ huy chiến dịch và động viên bộ đội chiến đấu. Các đồng chí đi với Bác cũng như các chiến sĩ ra nặt trận, ai nấy phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ của mình.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #56 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:12:13 pm »

Nghe vậy, chúng tôi vô cùng phấn khởi, càng thấy rõ ý nghĩa chuyến đi này của Bác.
Trước lúc lên đường, Bác dặn thêm :
– Từ đây đến Ban chỉ huy mặt trận, đường tuy không dài lắm, nhưng phải bảo đảm bí mật cao hơn, vì giặc tung nhiều do thám để dò tìm lực lượng ta. Nhiều chặng đường giặc thường phục kích bất ngờ để hòng bắt cán bộ, du kích của ta. Máy bay giặc lại tuần tiễu suốt ngày đêm. Các chú phải cảnh giác, sẵn sang chiến đấu cao hơn nữa.
Chúng tôi vâng lời dạy của Người. Bác cháu lên đường lúc trời đã tối sẫm. Mưa lâm thâm làm cho những con đường rừng nhầy nhụa và trơn như mỡ.
Đêm ấy, Bác cùng chúng tôi theo đường tắt sang Quảng-uyên. Đường tuy khó nhưng vẫn đi được nhanh. Tới nửa đêm hôm sau, bỗng xảy ra một việc mà đến bây giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy hốt.
Lúc ấy vào khoảng nửa đêm, Bác và chúng tôi đang sắp qua một cái đèo nho nhỏ. Đột nhiên có tiếng súng nổ trên đèo, đạn rít ngang trên đầu chúng tôi. Đồng chí Định đi trước thét lên :
– Trung đội 1 đánh vòng bên phải, trung đội 2 đánh vòng bên trái, trung đội 3 theo tôi, xung phong !
Chúng tôi lớn tiếng thét theo, và lên đạn sẵn sàng, xốc thẳng lên đèo.
Bỗng nghe tiếng kêu ầm ĩ, có cả giọng nam lẫn nữ :
– Đừng bắn ! Đừng bắn ! Anh em nhà thôi !
Lên đến nơi gặp du kích, chúng tôi phê bình gay gắt các đồng chí đó, tại sao chưa hỏi mật hiệu đã bắn, nhỡ trúng phải người nhà thì sao ?
Anh chị em trình bày là địch thường mò vào cả ban đêm, nên ta phải luôn luôn cảnh giác ! Vừa rồi anh chị em cũng định hỏi, nhưng chẳng may súng bị cướp cò.
Xin lỗi chưa dứt lời, anh chị em đã tranh nhau hỏi xin đạn của chúng tôi.
Đồng chí Định trả lời :
– Đáng lý cũng có thể cho các cô, các cậu một ít, nhưng các cô, các cậu bắn ẩu lắm, không thể cho được.
Bị phê bình, anh chị em đứng ỉu xìu. Bác thấy vậy, bảo :
– Thôi, thưởng cho các cô, các cậu một ít đạn, đánh hăng, nhưng phải cẩn thận mới được.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #57 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:12:40 pm »

Chúng tôi nghe theo, mỗi người nhường lại cho họ mấy viên và còn hướng dẫn thêm cách lên quy lát sao cho khỏi bị cướp cò. Bác cháu dừng lại đây non nửa giờ.
Khi về đến Quảng-uyên thì trời đã sáng, chúng tôi liên lạc được với Ban chỉ huy chiến dịch. Bác ở lại làm việc và sau đó Bác đi thăm các đơn vị.
ở Quảng-uyên được mấy ngày, Bác và chúng tôi về Nà-lan gần Đông-khê, vị trí tiền phương của Ban chỉ huy chiến dịch.
Đêm ấy, khi tới bờ sông Bằng (quãng gần Phục-hòa), chúng tôi được gặp một cảnh đẹp kỳ lạ. Sông Bằng dưới ánh trăng như một tà áo dài trắng muốt. Gió Nam làm cho mặt sông gợn lên những đợt sóng theo nhau tới biên giới Việt – Trung. Chúng tôi cùng Bác bước theo ven sông. Nhìn những bóng núi in dưới đáy sông, tôi có cảm giác như những đàn voi khổng lồ rung rung theo Bác tiến ra mặt trận. Tới bên sông, một chiếc cầu phao nổi bật lên như một tấm vải lớn ai khéo căng thẳng lắp trẹn dòng nước bạc. Một đoàn lừa ngựa thồ pháo trên lưng, đang qua cầu. Bên kia cầu, một đoàn bộ binh đi hàng đôi vẫn đang dấn bước.
Nhìn những đoàn bộ binh, pháo binh qua cầu, Bác khen :
– Các chú công binh khá lắm !
Khi Bác cùng chúng tôi xuống cầu, Người thò tay xuống nước để ước lượng tốc độ nước chảy. Ra tới giữa cầu, Bác dừng lại hưởng làn gió mát, rồi quay sang nói vui với chúng tôi :
– Giá được ở giữa hồ này mà thả câu thì hay biết mấy !
Nói xong Bác cười một cách vui vẻ, nói tiếp :
– Ta chỉ muốn sống một cách giản dị, thoải mái thôi, nhưng Tây nó cũng không cho. Bác cháu cũng không cho. Bác cháu ta phải đuổi nó về nước đã.
Qua cầu, Bác và chúng tôi theo đường tắt về Nà-lan. Về tới địa điểm thì vừa mờ sáng. Vùng núi này Bác rất thông dụng. Theo ý Bác, đồng chí Định hướng dẫn chúng tôi tới một hang đá gấn phố Nà-lan. Trước cửa hang đã có một cái lán đã được làm sẵn.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #58 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:13:23 pm »

Chiếc hang này tuy không lớn nhưng đã cho Bác làm việc và ở, Bác bảo :
– Chúng mình sẽ ở đây một thời gian, nên công tác giữ bí mật, giúp dân là rất cần.
Bác dặn chúng tôi rất tỉ mỉ về cách dùng bí danh của đoàn công tác đặt biệt, cách tránh lửa khói ban ngày để đề phòng máy bay giặc, nhất là tránh làm cỏ chết, làm mất dấu trên lối đi vào hang.
Thực là ở đâu, việc gì Bác cũng  đem kinh nghiệm của Người chỉ bảo cho chúng tôi. Tôi nhớ lại trong nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Trung ương Đảng, công việc ngụy trang cho hàng chục mái nhà (cứ ba ngày lại phải thay lá một lần) làm cho chúng tôi tốn phí rất nhiều công sức. Một hôm, Bác kiểm tra  việc phòng không, thấy khó khăn của chúng tôi, Người bảo :
– Sao các chú không ngụy trang bằng cây tổ quạ ?
Chỉ có vậy mà chúng tôi không nghĩ ra ! Cây tổ quạ sống bám trên các cây rừng, đưa về đặt lên các mái nhà, chúng vẫn sống và phát triển như thường. Nhờ cách ngụy trang này, từ đó về sau chúng tôi đã làm được nhà ở cho cơ quan những nơi thoáng ráo hơn.
Chiều hôm sau, công việc đã bớt, Bác bảo tôi theo Người. Bác đi trước, tôi theo sau. Người trở lại thăm những núi non xưa. Có những ngọn núi tôi trèo cũng đã vất vả vì đá sắc, rêu trơn, phải tay bám dây leo, chân bám vào từng hòn đá một, thế mà Bác vẫn trèo lên trước. Khi lên đỉnh một ngọn núi, Người chỉ cho tôi những ngọn núi nào thuộc về Trung Quốc, những ngọn núi nào thuộc về bên ta.
Tôi đang mải nhìn sang thì Bác gọi, bảo :
– Chú xem dân mình đi phục vụ tiền tuyến kìa !
Theo tay Bác chỉ, tôi thấy đoàn dân công đang như con rồng lượn quanh từ sườn núi bên kia, đi sang phía núi Bác và tôi đang đứng. Bác rất chăm chú nhìn như theo dõi từng người.
Đoàn dân công phần đông là nam nữ thanh niên miền núi, mặc áo dài, ngắn màu chàm, đầu đội nón tre đan. Trên vai người nào cũng khêng đạn nặng trĩu, ngang lưng còn đeo một ruột tượng gạo to. Người nào cũng ngụy trang kín cả lưng lẫn hòm đạn.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #59 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 12:13:49 pm »

Hết đoàn dân công là một đơn vị pháo binh. Trên vai họ cũng vác nặng những bộ phận pháo tháo rời hoặc hòm đạn. Thấy các cán bộ cũng mang vác nặng như chiến sĩ, lại chạy lên chạy xuống đôn đốc anh em, Bác gật đầu tỏ ý bằng lòng.
Bỗng Bác chỉ một người, hỏi tôi :
– Chú, xem đồng chí kia có phải cán bộ không ?
Tôi trông thấy một đồng chí ngang sườn đeo súng và chiếc xà cột, còn sau lưng cũng có chiếc ba-lô, nhưng nhỏ xíu, mũ và người chỉ có mảnh vải dù vắt làm phép, không mang bao gạo, bước đi nhẹ tênh, tay vung vẩy theo gậy.
Bác lặng lẽ nhìn theo đồng chí đó, vẻ mặt không vui.
Chợt một hồi còi báo động có máy bay địch nổi lên lanh lảnh. Cả đoàn dân công, bộ đội đều nằm xuống, lá ngụy trang che kín cả người, kín súng đạn.
Bốn chiếc máy bay vụt qua. Đoàn dân công và bộ đội ta lại tiếp tục hành quân như không có chuyện gì xảy ra. Bác khen :
– Nhân dân ta, bộ đội ta dũng cảm lắm !
Chờ cho đoàn dân công, bộ đội đi xa, Bác xuống núi. Xuống tới đường, tôi để ý thấy có nhiều củi khô, lại sẵn dây rừng, tôi liền bó một vác để mang về đun nấu và sưởi đêm.
Thấy tôi vác củi, Bác bảo :
– Chú đưa khẩu tiểu liên cho mình.
Tôi còn dùng dằng thì Người đã cầm lấy súng, thế là Bác vác tiểu liên đi trước, tôi vác củi theo sau.
Bóng hai Bác cháu theo nhau buông dài trên sườn núi, trên đồng lúa. Nhìn khẩu tiểu liên trên vai Bác, tôi bỗng nhớ tới một chuyện về Người lúc còn ở nhà, chúng tôi thường làm những công sự khá kiên cố. Mỗi khi làm như vậy Người thường tới giúp chúng tôi cách làm, như hướng dẫn cho việc tìm địa điểm, vẽ mẫu công sự, dạy cách cầm xẻng, cuốc, cách phá đá, nhất là những khi phải dùng tới mìn. Có lần, thấy chúng tôi vì muốn tiết kiệm mà cắt dây cháy chậm hơi ngắn, Bác bắt cắt lại và nhắc :
– Tiết kiệm máu là điều cần thiết trước nhất.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM