Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:22:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo Bác đi chiến dịch  (Đọc 65650 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #30 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:25:56 am »

ĐÚNG ÔNG CỤ RỒI

Sáng mồng 2 tháng 9, đội tự vệ hai thôn chúng tôi cúng với nhân dân về Ba-đình dự lễ mừng nước nhà Độc lập.
Chúng tôi được xếp đứng đầu khán đài.
Nghe danh sách Chính phủ nhân dân lâm thời, lòng chúng tôi cũng náo nức như mọi người, chờ mong vị Chủ tịch đầu tiên của đất nước, cùng các vị khác trong Chính phủ.
Tới khi các vị ra mắt, ôi ! Ngạc nhiên quá – Chủ tịch Hồ Chí Minh mình đã được gặp bao giờ mà trông quen thế ! Chợt mấy anh em tự vệ kêu lên :
– Đúng ông cụ rồi !
– Ông cụ về làng ta là Chủ tịch Hồ Chí Minh rồi !
– Trời ơi, sướng quá, đúng ông cụ rồi !
Phải, đúng ông cụ rồi  ! Tôi, đồng chí Thành và tất cả anh em tự vệ nhận rõ quá rồi ! Trông ông cụ hôm nay chỉ khác hôm về làng tôi là mặc bộ quần áo ka-ki, còn vẫn vầng trán, cặp mắt, chòm râu ấy ! Nhìn, ngắm Hồ Chủ tịch, lắng nghe bản Tuyên ngôn độc lập, lòng toi bỗng trào lên xúc động không sao tả được.
Hôm ấy, trên đường về hai thôn Xù, Ga chúng tôi sôi nổi câu chuyện : Hồ Chủ tịch chính là ông cụ đã về làng ta. Mỗi lời nói, cử chỉ, hình dáng của Hồ Chủ tịch được mọi người say sưa kể lại.
Tôi về phấn khởi kể chuyện ấy với ông tôi. Nghe kể xong, ông tôi sung sướng nói :
– Ừ, thoáng qua, là tao đã thấy người tài đức khác thường lắm ! Nước mình có vị Chủ tịch gần dân như vậy thật là hồng phúc quốc gia lớn lắm !
Suy nghĩ một lát, ông tôi lại nói :
– Cháu ạ ! Tao ngẫm xem trước kia Lý Thái Tổ từ Hoa-lư dời ra Thăng Long, dân Việt-nam ta nổi cơ đồ từ đó. Ngày nay, Hồ Chủ tịch từ Tân-trào, thuận sông Hồng trở về Hà-nội, trên thuận lòng trời, dưới hợp ý dân. Tao cho là cái thế này, là cái thế dân Việt ta bạt núi, ngăn song, lấp biển không có việc gì khó nữa đâu !
Tôi lúc ấy đang máu thanh niên, nghe thấy câu “Trên thuận lòng trời” thì không đồng ý. Ông tôi bảo :
– Cháu có lý của cháu ! Ông có lý của ông ! Trước lia Lý Thái Tổ ra Thăng Long là rồng vàng bay lên. Bây giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà-nội, dân mở hội treo cờ. Cờ làm cho mây, nước cùng đỏ một màu, như vậy không trên thuận lòng trời, dưới hợp ý dân là gì ? Cháu phải biết lòng dân là ý trời !
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #31 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:26:35 am »

CÔ CHÚ CỨ LÀM CÔNG TÁC TỐT ĐI

Gần cuối năm 1946, khoảng sau hội nghị văn hóa toàn quốc, tôi nhớ đúng như vậy, tôi được chị Thanh báo tin :
– Mai đồng chí Kha ở nhà, chị sẽ ở lại chơi.
Chị Thanh là cán bộ đã gây cơ sở ở vùng tôi đã lâu. Chị lại là bạn thân của mẹ tôi. Nay chị nấu ăn riêng cho Bác. Nghe chị hẹn về chơi, mẹ tôi mừng lắm ! Hôm sau cả nhà trông đợi chị.
Vào khoảng 9 giờ sáng, tôi đang lợp lại mái nhà dưới, thấy có ô-tô đỗ ở trên đê, lối vào nhà mình. Rồi chị Thanh và một đồng chí nữa cúng với Bác đi vào nhà tôi. Tôi mừng quá, vội chạy ra đón.
Bác thấy tôi, Người nhận ra gay. Bác hỏi :
– Chú Mai vẫn khỏe ?
– Dạ.
Tôi đưa Bác vào nhà. Bác lại hỏi :
– Cái ao đằng trước đâu rồi.
Bác vẫn nhớ cái ao nhà tôi, nhưng vì nay có đống rạ che khuất, nên Người không trông thấy. Tôi vội trình bày để Bác rõ. Người cười vui vẻ.
Mẹ tôi và các cháu lớn bé lên chào Bác. Người thân mật bắt tay khắp lượt và hỏi :
– Cụ đâu rồi ? Người có được khỏe không ?
Tôi hơi ngại ông tôi khi gặp Bác – Vì ông tôi đã già rồi, đầu óc phong kiến quá nặng, sợ khi nói chuyện có điều hì sơ suất. Tôi chưa kịp đi mời thì ông tôi đã chống gậy tới. Cũng như năm trước, thấy ông tôi đến, Bác đã chạy ra dắt vào. Ông tôi thấy Bác liền chắp tay, cúi rạp xuống vái chào. Bác ngăn lại và nói :
– Giờ là anh em một nhà cả, cụ đừng làm vậy.
Ông tôi trả lời :
– Dạ, thưa cụ Chủ tịch, bao giờ cũng phải có trên có dưới, thì nước mới cường, dân mới thịnh ạ.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #32 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:27:00 am »

Bác cười rồi trả lời :
– Các cấp cán bộ của ta đều là đầy tớ của dân cả. Như vậy nước mới cường, dân mới thịnh.
Ông tôi nói :
– Xin vâng lời dạy của cụ.
Khi đã đông đủ gia đình, Bác bảo chụp ảnh để làm kỷ niệm. Ông tôi sung sướng quá đứng lặng đi trước vinh dự ấy.
Chụp ảnh xong, Người dặn :
– Tôi sẽ ăn cơm trưa với gia đình, nhà ăn thế nào, tôi sẽ ăn thế.
Mẹ tôi và chị Thanh có mua thêm con gà làm cơm. Khi mang cơm lên, Bác ngạc nhiên, gọi chị Thanh hỏi :
– Cô làm thế nào hóa ra cỗ thế này ? Nay cô làm thế này, mai tới chỗ khác cô sẽ bảo nhân dân giết bò, giết lợn để đãi tôi chăng ?
Chị Thanh lo quá ! Mẹ tôi vội phân trần :
– Đất lề, quê thói, mỗi khi nhà có khách, để tỏ lòng kính trọng…
Bác bảo dọn cơm cả gia đình cùng ăn. Nghe lời Bác, gia đình tôi cử thêm người lên cùng ăn cơm với Bác.
Chiều hôm ấy các đồng chí trong ủy ban xã và một vài cán bộ huyện về công tác cũng tới để chào Bác.
Quen như mỗi khi có cán bộ cấp trên tới, chúng tôi chuẩn bị sẵn trong óc báo cáo về tình hình trong xã. Không ngờ mở đầu Bác hỏi :
– Xã các chú có bao nhiêu mẫu ruộng ? Hai vụ chiêm, mùa gieo hết bao nhiêu giống ? Thu hoạch được bao nhiêu ?
Lúc ấy, chúng tôi đâu đã có kế hoạch sản xuất ! Nên trước câu hỏi của Bác, chúng tôi đành chịu, không biết đằng nào mà thưa cả.
Bác lại hỏi :
– Đời sống bây giờ so với trước ra sao ? Có bao nhiêu gia đình khá, bình thường, còn đói kém ?
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #33 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:27:22 am »

Cái này thì có thể hiểu qua được. Chúng tôi báo cáo với con số ước lượng.
Bác không bằng lòng. Người bảo :
– Các chú phụ trách xã, mà cái sống còn nhất lại không rõ thì còn nói gì nữa.
Lúc ấy đòng chí Chuyên vừa tới, vào chào Bác. Người hỏi ngay :
– Chú làm công tác gì ?
– Dạ, tuyên truyền ạ.
– Giờ chú tuyên truyền gì ?
– Chương trình Việt-minh ạ.
– Bây giờ phải tuyên truyền về Hiến pháp – Bác bổ sung.
Rồi Người căn dặn chúng tôi. Tôi nhớ đại ý là Người dạy : Ngoại thành là cái đai của nội thành. Ngoại thành vững chắc thì nội thành vững chắc.Muốn ngoại thành vững chắc thì cán bộ phải chăm lo củng cố đoàn thể, chăm sóc việc sản xuất, muốn sản xuất tốt thì nên lập quỹ nghĩa thương để giúp đỡ người thiếu thốn, và chia công điền cho tốt.
Dặn xong, Bác lại hỏi :
– Tình hình này quân giặc có thể bội ước đánh ta – nếu xảy ra kháng chiến, cô chú sẽ làm gì ?
– Dạ, quyết chiến đấu, hy sinh cũng không sợ ạ !
Bác bảo :
– Các cô, các chú quyết tâm đánh giặc như vậy là tốt. Nhưng phải hiểu là : Giặc có nhiều cái mạnh ban đầu, nhưng chúng có cái yếu về gốc rễ. Chính quyền ta vừa lập, còn nhiều cái non yếu. Muốn thắng được giặc phải vừa đánh, vừa khắc phục nhược điểm để bồi bổ cho mình thêm khỏe. Do đó một mình các cô, các chú không đủ để thắng giặc, khiến cho nó bị đánh ở khắp nơi, bị đánh bắng mọi thứ, mọi cách. Thắng lợi chắc chắn về ta.
Lời Người dạy, sau này mỗi bước gian lao trong kháng chiến, tôi nghĩ lại càng thấy sâu sắc.
Sau khi Bác nói chuyện, đồng chí Tý thay mặt chúng tôi, phát biểu ý kiến :
– Thưa Bác…
Bác ngắt lời, hỏi ngay :
– Chú muồn gì ?
– Cháu xin chúc…
– Chú định chúc gì ?
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #34 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:27:49 am »

Đồng chí Tý cuống lên, vội nói :
– Cháu xin chúc… chúc Hồ Chủ tịch muôn năm.
Bác và chúng tôi đều cười, Bác bảo đồng chí Tý :
– Chú định chúc sức khỏe của Bác phải không ? Thôi các cô chú cứ làm công tác tốt thì Bác sẽ khỏe.
Để kết thúc câu chuyện, đồng chí Kha kể tiếp câu chuyện Bác trở lại thăm Phú-gia hồi tết Nguyên đán năm 1956.
… Hôm ấy, vừa sớm ra Bác đã tới thăm. Thật là một hạnh phúc bất ngờ của xã. Toàn dân xã quay quần quanh Bác. Những người được vinh dự thấy Bác cả ba lần Bác tới Phú-gia, thì vừa lắng nghe từng lời dạy của Người, vừa suy nghĩ, so sánh hình ảnh của Người qua mỗi lần Người tới thăm. Mái tóc Người bạc hẳn rồi, nhưng nước da hồng hào hơn. Đôi mắt Người vẫn sáng ngời. Các em thiếu nhi lần này mới được nhìn thấy Bác thì ngẩn người say sưa ngắm Bác Hồ. Bác vừa nói chuyện, vừa tìm hiểu xem những con người năm xưa Bác đã gặp, trải qua kháng chiến, nay ai còn, ai vắng ?
Đồng chí Kha ngừng lời một lát rồi nói tiếp :
– Lúc Bác về lần thứ nhất, hai thôn Xù, Ga (thôn Xù, Ga trước kia rất thiếu ruộng đất, quanh năm đói kém, thanh niên chuyên bổ củi, làm đất đấu khiêng gỗ. Phụ nữ chuyên bán bánh trôi, bánh chay, xôi chè hoặc các thứ lặt vặt khác. Nay hai thôn đó đã trở thành 2 hợp tác xã cao cấp, đời sống đuổi kịp trung nông lớp trên. Văn hóa trước ai học đến lớp ba đã là cao, nay đã có trường cấp II) chúng tôi vừa vùng dậy trong Cách mạng tháng Tám. Bác về lấn thứ ba xã chúng tôi đang chia ruộng đất cho dân cày và chuẩn bị bước vào cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ngày xưa, Xù, Ga tuy là hai thôn ở ngoại thành mà chỉ vài ba người có văn hóa lớp ba. Ruộng vườn của thôn chúng tôi bị địa chủ của thôn bên chiếm cả. Dân sống bắng các nghề đẩy xe bó thuê, bổ củi mướn. Nay đời sống đã khá, trường trung học được mở rộng thêm mãi. Dân xã chúng tôi nghĩ về Bác, về Đảng thật không biết nói bao nhiêu lời mới diễn tả cho được…

                                                                                                                                              5 - 1962

                                                                                                                                              Hết truyện
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #35 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:36:38 am »

NHỮNG NGÀY ĐẦU GẦN BÁC
                                                                                           (Theo lời kể của đồng chí Kháng)


Cách mạng tháng tám thành công, tôi được cơ quan giao nhiệm vụ ở lại tiếp tục làm một số công tác tại căn cứ địa. Cho đến tháng mười năm 1945 thì được Đảng gọi về Hà-nội.
Hồi này quân của Tưởng Giới Thạch đã tràn sang ta. Bọn Quốc dân đảng theo gót chủ cũng về phá rối.
Ngồi trên ô-tô từ Thái-nguyên về Hà-nội, tôi nghe hành khách kháo nhau đủ chuyện. Nào là chuyện quân Tàu trắng lợi dụng danh nghĩa Đồng-minh, sang Việt-nam tước vũ khí Nhật giở trò cướp bóc, hãm hiếp dân ta ; chuyện bọn Việt cách, Việt quốc theo đóm ăn tàn.
Nghe những chuyện đó tôi nghĩ phải đề nghị với Đảng diệt phăng ngay bọn Tưởng, để nhân dân hết tai họa.
Về tới Hà-nội, tôi được các đồng chí ở cơ quan cho biết : “Tình hình bây giờ, ngoài bọn Tàu Tưởng ở ngoài Bắc, bọn Anh – Ấn trong Nam, trên đất nước ta còn có hàng chục vạn quân Nhật và hàng vạn quân Pháp. Bọn quân Pháp này, theo chỉ thị của bọn tư bản phản động chính quốc, đang lăm le khôi phục lại địa vị của chúng bị mất từ ngày bị bọn Nhật hất cẳng. Chúng đã nấp sau lưng quân Anh – Ấn gây hấn ở Sài-gòn. Ngoài khơi Ấn-độ-dương, binh đoàn Lơ-cơ-léc đang trên đường trở lại cướp nước ta. Tại nhiều địa phương, bọn phản cách mạng đang rắp tâm làm chó săn, chim mồi. Ngay ở Hà-nội, bọn đại diện của Tưởng Giới Thạch cũng đang âm mưu làm đảo chính, hòng đem bọn tay sai của chúng thay thế Chính phủ cách mạng của ta. Bọn côn đồ này đang không từ một hành động độc ác nào để phá hoại ta.
Nghe các đồng chí phổ biến tình hình, tôi thầm nghĩ : cách mạng của ta đang buổi trứng nước, sao phải đương đầu với lắm phong ba, bão táp đến như vậy ? Lại còn giặc đói, giặc lụt nữa…
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #36 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:44:51 am »

Tiếp đó, tôi được tổ chức phân công cúng với một số đồng chí tới bảo vệ và phục vụ Bác.
Hồi này Bác thật là vất vả. Việc nước thì nhiều lại toàn là những việc rất trọng đại : nào chỉ đạo Nam-bộ kháng chiến, lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nhân dân ta, xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ Tổ quốc, chăm lo đời sống đồng bào : nào đối phó với bọn Tàu Tưởng, chóng giặc đói, giặc dốt… Trăm công nghìn việc đều qua Bác. Trong lúc đó tại các cơ quan lại vừa mới thành lập, cán bộ đã thiếu lại chưa có kinh nghiệm công tác.
Công việc nhiều như vậy, nhưng Người làm việc rất có kế hoạch. Hàng tuần, hàng ngày, có khi cả hàng giờ nữa đều có chương trình rõ ràng, đâu vào đấy. Chương trình đó Người cho tôi biết trước để tiện phục vụ, kể cả chương trình tiếp khách.
Thấy anh em cảnh vệ chúng tôi văn hóa cón thấp, hàng ngày, khi công việc tạm ngưng, Bác lại còn đặt chương trình cho chúng tôi học tập. Giáo viên thì phân công người khá dạy người kém. Bác dạy cả cách đọc báo, nghiên cứu tài liệu. Những ngày cuối năm 1945, Người bắt đầu dạy chúng tôi triết học. Qua học tập, cái ý nghĩ muốn diệt ngay quân Tưởng Giới Thạch tôi đã thấy là nôn nóng, không đúng. Nhưng với bọn Quốc dân đảng trong nước thì tôi căm ghét lắm, chỉ muốn diệt diệt chúng ngay mới hả giận, nhất là sau khi chúng ám hại anh Trần Đình Long, một đảng viên xuất sắc của Đảng ta. Một hôm, trong buổi học thời sự, tôi hỏi Bác :
– Thưa Bác, tại sao chúng ta cứ để mãi cái bọn giết người độc ác ấy ? Cháu tưởng lũ rác ấy, Bác cứ lệnh xuống là chỉ một đêm chúng cháu quét sạch bọn nó xuống cống hết!
Bác cười. Người chỉ gian phòng làm việc rồi hỏi tôi :
– Bây giờ có con chuột vào phòng gặm nhấm đồ đạc, các chú lấy gạch đá ném, hay khéo tìm cách bắt nó, hoặc đuổi nó đi ?
– Dạ, lấy gạch đá ném sẽ vỡ mất đồ quý trong phóng ạ.

Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #37 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:45:15 am »

Bác kết luận :
– Đối với bọn phản cách mang hiện nay cũng thế. “Nó lú nhưng chú nó khôn”. Muốn làm được việc lớn phải biết nhìn xa trông rộng.
Hiểu được vấn đề chúng tôi không thắc mắc nữa.
Ngoài giờ làm việc, Bác thường đọc báo, đọc sách vào những giờ trưa, giờ tối. Người đọc báo vừa để nắm tình hình, vừa để kiểm tra, góp ý với các báo về việc phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và đấu tranh chống luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của bọn phản cách mạng. Nhưng nhiều báo quá, hàng mấy chục tờ báo, tôi không rõ người đọc ra sao ? Những bài quan trọng đăng trên báo nước ngoài, Bác thường đánh dấu cho chúng tôi cắt dán vào một quyển riêng để theo dõi.
Hàng tuần Bác còn dành thì giờ tới các trường học, cơ quan, xí nghiệp, doanh trại của Giải phóng quân để tìm hiểu tình hình, chỉ bảo công việc.
Làm việc nhiều như vậy, nhưng ăn uống rất đơn sơ. Những ngày đầu vẫn cơm gạo đỏ, rau muống. Bác ăn cơm chung với các anh em cảnh vệ và cơ quan. Sau chúng tôi đề nghị nấu riêng cho Bác. Hồi ấy, lúa mùa bị lụt, mất nhiều, lại phải cung cấp gạo cho quân Tưởng Giới Thạch, nên đầu năm 1946 nạn đói lại đe dọa. Để giải quyết tình hình, một mặt Bác đề ra phong trào “bớt bữa cứu đói”. Bác tự bớt bữa vào chiều thứ bảy. Cả tuần làm việc không ngơi, mà ngày hôm ấy, lại chỉ có một bữa ! Nhiều lúc nhìn Bác làm việc tôi cứ ứa nước mắt. Tôi ước giá mình có tài gì mà giúp Bác giải quyết được công việc một chút thôi, thì cũng thỏa lòng.
Bác làm việc rất cương quyết, điềm đạm, nhưng Người rất vui, rất giàu tình cảm. Những buổi Bác hướng dẫn về thời sự, ngoài việc giảng giải cho chúng tôi biết tình hình, Bác lại còn kể những mẩu chuyện vui làm chúng tôi nhớ mãi.
Tính Người rất dễ xúc động. Có một đêm, Người ngủ trên gác một căn nhà, tới bốn giờ sáng Người thức giấc. Ngoài trời gió vun vút đập vào cửa kính, ngồi trong nhà còn thấy lạnh, thế mà đã có tiếng trẻ em rao hàng dưới đường phố vọng lên. Người mở cửa ngó nhìn cho tới khi em bé đi khuất, mới từ từ khép cửa lại. Tôi thấy nước mắt của Người đọng trên hàng mi.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #38 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:45:39 am »

Làm việc, ăn uống như vậy, giấc ngủ của Người lại chả mấy khi yên, phải dời chỗ luôn, để đối phó với bọn phản cách mạng. May mà sức khỏe của Bác hồi này lại tăng. Sáng dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, bao giờ Người cũng tập luyện. Lúc đầu tập theo phương pháp thông thường, sau đó chuyển sang tập quyền. Bài quyền Bác thường tập là bài “Bát lộ Liên hoa quyền”. Ai đã tập qua bài này, mới thấy cái khó nhọc của việc đi hết được các thế võ. Bề ngoài trông rất mềm dẻo, nhưng thật ra gân cốt phải vận động rất nhiều, nhất là đòi hỏi phải tập trung tư tưởng cao.
Những đêm trăng, Bác cháu thường tập luyện trên sân thượng. Bóng cây hoàng lan đu đưa trước gió, Bác lướt đi những đường quyền vừa mềm mại, vừa nhanh mạnh. Nhìn Bác đứng thế võ, tôi có cảm giác như một ông tiên đang dạy võ, còn tôi như một đồ đệ đang thụ đạo vậy.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, các cơ quan ta về đóng ở vúng núi Hà-đông. Tôi nhớ vào dịp tết năm ấy – năm 1946 – Trung đoàn Thủ đô đang đánh giặc rất hăng ở Liên khu I. Để động viên nhân dân kháng chiến, cổ vũ các chiến sĩ trong Liên khu I đánh giặc, Bác tới đài phát thanh, đọc lời chúc tết.
Đầu năm 1947, trước thế giặc hung hãn, để tiện cho việc lãnh đạo kháng chiến, các cơ quan lãnh đạo của ta lại trở về vùng Tuyên – Thái, vùng căn cứ trước Cách mạng tháng Tám. Sinh hoạt ở đây càng gian khổ hơn, so với hồi còn ở Hà-đông và Sơn-tây. Mà công việc đến với Bác cứ như các lớp sóng biển dồn tới. Nhưng rất mừng là sức khỏe của Người hồi này lại khá hơn.
Bác vẫn làm việc thứ tự, ngăn nắp như thường lệ.
Nhớ những ngày đầu tới châu Tự-do, bộ phận đi với Bác rất gọn nhẹ, tất cả chỉ có tám người vừa làm cảnh vệ, vừa liên lạc, cấp dưỡng. Chúng tôi làm một chiếc lán dài, ngăn đôi. Một nơi để Bác ở và làm việc, một nửa chúng tôi ở, đồng thời dùng làm luôn cả phòng ăn, phòng họp.
Công tác bảo mật lúc này được đề ra rất cao. Nhân dân rất tốt, được giáo dục về giữ bí mật kỹ càng, nhưng vì lòng kính yêu đối với Bác nên vẫn rất khó giữ được bí mật. Do đó, cứ nửa tháng, mươi ngày lại phải chuyển chỗ ở.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #39 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 10:46:00 am »

Công tác cảnh vệ lúc này có nhiều mặt : phòng giặc, phòng gian, phòng cả thú rừng nữa. Anh Hoàng Hữu Nam (Thứ trưởng Bộ Nội vụ lúc bấy giờ) gửi biếu biếu Bác hai mẹ con con chó béc-giê, chỉ được thời gian ngắn, hổ đã đến vồ mất.
Về đời sống của Bác, vì di chuyển luôn, không tăng gia được, nên cũng gặp nhiều khó khăn. Hàng ngày ăn toàn cơm gạo đỏ với rau tàu hay luộc, hoặc xào, còn thịt thì băm nhỏ, kho hai phần thịt, một phần muối ớt rồi cất đi, ăn dần.
Tuy thế đến đâu cũng vậy, hễ thu xếp xong chỗ ăn, ở, Bác lại đưa chúng tôi vào chương trình học chính trị, văn hóa. Bác rất coi trọng việc phổ biến cho chúng tôi hiểu biết tình hình thời sự.
Nhớ một đêm, chúng tôi ngồi quanh bếp lửa, sinh hoạt tổ như thường lệ. Sau khi nghe phổ biến tin chiến sự và chủ trương trường kỳ kháng chiến của Đảng, chúng tôi đang trao đổi ý kiến với nhau thì Bác tới. Người ngồi trên một gốc củi rồi hỏi chúng tôi có thắc mắc gì không ?
Một đồng chí trong chúng tôi hỏi Bác :
– Thưa Bác, chúng cháu nghĩ mãi vẫn chưa hiểu rõ tại sao phải đánh trường kỳ, vì đánh trường kỳ, thì hại người, hại của lắm !
Bác phân tích cho chúng tôi rõ các mặt lợi hại, rồi lấy một ví dụ :
– Sức ta lúc này như trai mười sáu, mà giặc như một lão già quỷ quyệt, độc ác. Nếu ta cậy sức đánh bừa thì sao chắc thắng được ! Phải vừa đánh vừa nuôi cho sức mình lớn lên. Khi sức ta đã khỏe, giặc đã suy yếu, già cỗi, ta mới lừa thế quật nó ngã, như vậy có chắc thắng không ?
Bác dừng lại nhìn chúng tôi một lượt và khi đã thấy chúng tôi nhận thức được, Bác kết luận :
– Vì vậy mới nói trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi.
Sau đó, Bác bảo chúng tôi :
– Các chú ở đây mỗi người một tên, khó gọi, dễ lộ bí mật. Để dễ gọi, để giữ bí mật và cũng thể hiện quyế tâm kháng chiến của chúng ta, từ nay Bác đặt co các chú tên mới theo câu Bác vừa nói, các chú có đồng ý không ?
– Dạ ! Chúng tôi đều phấn khởi nhận tên mới.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM