Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:52:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo Bác đi chiến dịch  (Đọc 65649 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #120 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:13:36 pm »

Tôi càng suy nghĩ càng thấy rõ tầm quan trọng của việc Bác tới thăm sư đoàn và ý nghĩa của việc các đồng chí mình trở lại Tây-bắc. Chắc là từ nay trong tấm bản đồ trong phòng làm việc, dấu chì đỏ của Người, sẽ theo sát bước đi của quân ta trên chiến trường mới.
Đồng chí cán bộ văn phòng đã báo cáo xong, Bác im lặng, mắt hướng về những khoảng đồi trọc mênh mông phía tây của tỉnh Sơn-tây. Chợt có một đồng chí nào đó vứt mẩu thuốc lá ra sườn đồi, khói nhè nhẹ theo gió cuốn lên. Bác quay lại và nhắc :
– Kìa, dập đi chú, tàn lửa có thể làm cho cả đồi cỏ bị cháy đấy !
Nhìn theo đồng chí ấy dập lửa, Bác nói với chúng tôi :
– Nếu ta không biết giữ, thì một đóm lửa có thể phá cả một khu rừng. Phần nhiều đồi trọc cũng là do nạn cháy rừng mà ra cả.
Kim đồng hồ đã chỉ một giờ chiều. Chúng tôi theo Bác xuống đồi.
Mặt trời từ từ ló ra khỏi làn mây. Đỉnh Tản-viên ánh lên dát một lượt vàng. Một giải mây trắng vắt ngang sườn núi, cắt đỉnh Tản-viên ra thành một hòn đảo lưng chừng trời. Bác dừng lại ngắm cảnh đó. Người khen :
– Phong cảnh nước mình thật là đẹp !
Người còn dừng lại một lát rồi mới lên xe.


                                                                                                                                       Hết truyện
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #121 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:14:09 pm »

      
BÁC ĐI THĂM TẾT
                                                                                                           Theo lời kể của đồng chí Ninh


Tết Đinh Dậu (1957). Tôi được phân công theo Bác tới thăm một số gia đình.
Khoảng mười một giờ đêm, Bác đã thăm được tám nhà. Tới nhà thứ chín, xe dừng lại. Tôi chay nhanh tới gõ cửa. Cửa mở, từ bên trong ánh đèn màu đỏ rực hắt ra và mùi hương, mùi hoa quả chín quyện lẫn với nhau ngào ngạt. Cả nhà đang sửa soạn đón giao thừa. Bà mẹ của gia đình khoảng ngoài 60 tuổi. Vành khăn nhung đen nhánh làm nổi bật mái tóc đã bạc. Nước da hồng hào làm tôn thêm khuôn mặt phúc hậu của bà. Bà đang ngồi trên giường với đàn cháu nhỏ. Tấm huân chương Kháng chiến sáng ngời trên ngực, càng tăng vẻ đẹp của tuổi già. Đây là một bà mẹ có tới tám, chín người con trai, con gái, dâu, rể tham gia bộ đội.
Khi tôi và, cả nhà đều nhìn ra. Tôi vừa kịp đứng sang một bên, Bác đã bước đến, toàn gia đình ai nấy đều ngẩn ra.
Mấy đứa nhỏ kêu lên ríu rít : “Bác Hồ ! Bác Hồ ! Bà ơi ! Bác Hồ !”. Bà mẹ luống cuống đứng dậy. Còn các con, có lẽ nhiều người đã được gặp Bác trong khi công tác, nhưng lần này thấy Bác ở ngay nhà mình, lại càng cảm động. Qua nét mặt, cử chỉ không bình thường của các anh, các chị, tôi biết không ai nén được nỗi vui mừng và cũng không rõ mình sẽ phải làm gì bây giờ ?...
Khi Bác tới giữa nhà thăm hỏi gia đình về Tết, bà mẹ đang nhìn Bác, bỗng từ từ cuối đầu xuống và lâu lâu một chút, bà mới nói được nên lời :
– Ơn Bác, ơn Đảng, ơn Chính phủ ; nhờ kháng chiến thắng lợi, gia đình cháu hơn mười năm ly tán, Tết này các cháu mới về đủ đấy ạ ! Tết năm ngoái, năm kia cũng vẫn thiếu mấy cháu !
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #122 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:14:40 pm »

Trong lúc Bác nói chuyện với gia đình, tôi đưa mắt nhìn kỹ lại gian nhà. Gian nhà khá rộng. Trên bàn thờ, một mâm ngũ quả vàng ối những cam, bưởi, chuối… từng chồng bánh chưng xếp đầy cả hai bên.
Bác đang nói chuyện, chợt thoáng nhìn qua khung cửa bên trong, Bác thấy lấp ló một số người. Bác liền bước vào chúc Tết. Đó là một gia đình nghèo ở trong một chiếc buồng nối liền với dãy bếp. Cả nhà, khi thấy Bác vào, đều luống cuống như gia đình bà mẹ ở nhà ngoài. Ông cụ chủ nhà chừng trên năm mươi tuổi, nước da đen sạm, mặc chiếc áo màu nước dưa, vội vã chạy lại với tay lấy chiếc ghế. Bác ra hiệu ngăn lại và thận mật bảo mọi người ngồi xuống giường. Người hỏi thăm sức khỏe, công việc làm ăn của gia đình. Trước sự ân cần của Bác, đôi môi ông mấp máy như muốn nói điều gì mà không sao nói được. Lúc ấy, những người ở gia đình nhà ngoài cùng vào cả trong sân. Bác trở ra thì cả hai gia đình đều hòa lại quanh Bác. Bác bảo mấy người con của gia đình nhà ngoài :
– Nhà ta tổ chức Tết khá đầy đủ, nhà trong ăn Tết còn thiếu thốn ! Các cô, các chú nghĩ thế nào ? nên có sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, thì Tết mới đoàn kết vui vẻ chứ !
Như chợt tỉnh ra, bà mẹ và mấy người con vừa “vâng” một tiếng, thì các cô con dâu, con gái đều vội chạy lên trên nhà một lúc rồi mang bánh, mang giò xuống nhà dưới. Mấy chú bé cũng bảo nhau chia cho những chú bé nhà dưới mấy quả cam, vài chiếc pháo.
Sắp giao thừa rồi ! Nhiều tiếng pháo đây đó đã vang xa, Bác lướt nhanh về Phủ chủ tịch, để Người kịp dự buổi mừng năm mới.

*
*   *
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #123 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:15:11 pm »

Tết Nhâm  Dần (1962). Tôi lại được giao nhiệm vụ theo Bác đi chúc Tết đêm ba mươi.
Năm nay, Bác thăm khá nhiều gia đình. Đi cùng Người còn có cả đồng chí Phó bí thư Thành ủy và Chủ tịch ủy ban hành chính thành phố Hà-nội. Người dừng lại khá lâu trong gia đình đồng chí Nguyễn Mộc, chiến sĩ thi đua của một xí nghiệp, nhà ở phố Khâm-thiên. Việc sắm sửa Tết của đồng chí Mộc khá chu đáo, song gian nhà đã đông người lại chật hẹp quá ! Nhà vào loại quá lâu rồi. Chiếc thang gác đã mọt. Bác nhìn chiếc thang ấy rất chăm chú. Và khi đã lên xe, tôi thấy Người ngồi im lặng, mắt đăm đăm nhìn vào những ngôi nhà một tầng nhỏ, của những dãy phố dài trong lúc xe đi qua.
Hà-nội thật lắm ngôi nhà quá tuổi, mà dân số lại tnag8 lên khá nhanh. Những khu lao động ngoại ô mọc lên cũng đã khá nhiều, nhưng thay thế được hết những ngôi nhà quá tuổi này, phải là cả mấy kế hoạch phấn đấu gian khổ đây…
Lúc này, tôi mới hiểu rõ tại sao Người chưa đồng ý cho xây dựng sớm những công trình kiến thiết nào chưa có nhiều tác dụng tới đời sống của nhân dân.
Xe đã qua nhiều dãy phố. Nhưng trước cảnh đẹp của đêm ba mươi, Bác vẫn im lặng. Có lẽ Bác đang suy nghĩ tới việc phải cấp thiết xây dựng những khu lao động, và rất có thể ngay những ngày đầu năm nay, các đồng chi trong Bộ kiến trúc, Thành ủy, Ủy ban hành chính Hà-nội sẽ được Bác mời đến góp ý thêm về việc này.
Xe tới đầu phố Lý Thái Tổ thì dừng lại. Bác tới thăm một gia đình thực khó khăn, các đồng chí Thành ủy Hà-nội đưa Bác vào ngõ 16 – đúng hơn, nó là một cái ngách. Giữa những ngôi nhà hai tầng, ba tầng của phố Lý Thái Tổ, lại có cái ngách chỉ rộng chừng hơn một thước, vào sâu bên trong có những cái nhà giống như quán chợ (nguyên của thời Tây để lại) lợp ngói xi-măng, hoặc nứa. Bác tới thăm gia đình chị Chín. Chồng chị là người Hoa kiều, đã mất từ lâu, để lại cho chi nam đứa con : ba trai, hai gái. Chị phải đi làm công nhật, gặp việc gì lam việc đó, để nuôi năm đứa con.
Tôi đi nhanh qua dãy nhà đó và tới sân bếp. Gian buồng của chị Chín ở ngay cạnh đấy. Mấy em nhỏ đang nghe em lớn kể chuyện gì, chúng cười rúc rích.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #124 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:15:27 pm »

Thấy người lạ, mấy em quay ra nhìn tôi. Em lớn, cặp mắt vẻ dò hỏi nhưng miệng vẫn lễ phép :
– Chào bác ạ.
– Mẹ cháu đâu ? – Tôi vội hỏi.
– Bác ạ, bác hỏi gì cháu ? Chị Chín từ trong bếp đi ra, vai quẩy đôi thùng, có lẽ chị đi gánh nước, để sớm mai khỏi bị “dông” – Chị vừa trả lời, vừa nhìn tôi hơi ngạc nhiên.
Tôi vội bảo :
– Chị ạ, chị ở nhà…
Chị Chín vẻ lo lắng, quay lại nhìn lũ trẻ. Hình như chị đã lo các con nghịch dại gì nên có cán bộ tới chăng ? Tôi vội bả thêm :
– Chị ở nhà, có khách tới thăm Tết đấy !
Vừa lúc ấy, Bác đã bước vào. Chị Chín sửng sốt nhìn Bác. Chiếc đòn gánh bỗng rơi khỏi vai chị. Đôi thùng sắt gieo xuống đất kêu loảng xoảng. Tôi vội xếp lại hộ chị. Mấy cháu nhỏ keu lên : “Bác, Bác Hồ” rồi chạy lại quanh Bác.
Lúc này chị Chín mới như chợt tỉnh, chị chạy tới ôm choáng lấy Bác và bỗng nhiên khóc nức nở. Đôi vai gầy sau làn áo nâu bạc rung lên từng đợt.
Bác đứng lặng, hai tay Người nhè nhẹ vuốt lên mái tóc chị Chín. Chờ cho chị bớt xúc động, Người an ủi :
– Năm mới sắp đến, Bác đến thăm thím, sao thím lại khóc ?
Tuy cố nén, nhưng chị Chín vẫn không ngừng thổn thức, chị nói :
– Có bao giờ… có bao giờ Chủ tịch nước lại tới thăm chúng con… mà bây giờ mẹ con chúng con lại được thấy Bác ở nhà. Con cảm động quá ! Mừng quá… thành ra con khóc…
Bác nhìn chị Chín, nhìn các cháu một cách trìu mến và bảo :
– Bác không tới thăm những người như mẹ con thím, thì còn thăm ai ?
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #125 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:15:45 pm »

Người xoa đầu các cháu và cho các cháu kẹo, rồi hỏi chị Chín :
– Thím hiện nay làm gì ?
– Dạ, cháu làm phu khuân vác ở gần Văn-điển ạ !
– Như vậy là làm công nhân chứ ! Sao lại gọi là phu ?
– Vâng ạ, cháu chót quen miệng như trước kia.
– Thím vẫn chưa có công việc nhất định à ?
– Dạ, cháu đã ngoại ba mươi tuổi, lại kém văn hóa nên tìm việc cho có nghề nghiệp cũng khó.
Bác quay lại nhìn đồng chí Phó bí thư Thành ủy và đồng chí Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố Hà-nội. Cái nhìn của Người như một câu hỏi : “Sao vậy, những người góa bụa, năm đứa trẻ mồ côi như thế này, tai sao chưa được công đoàn đặc biệt quan tâm?”.
Bác lại hỏi  :
– Mẹ con thím có bị đói không ?
– Thưa Bác, hồi Tây còn ở đây, thì dẫu còn cả bố cháu nhưng vẫn đói ạ ! Bây giờ bố cháu mất rồi, nhưng đói thì không ngại, rét cũng không lo, song việc chi tiêu thì còn chắt chiu lắm ạ !
Nói tới đây, chị lại rơm rớm nước mắt.
Bác chỉ vào cháu lớn nhất và hỏi :
– Cháu có đi học không ?
– Dạ, cháu đang học lớp bốn ạ ! Cháu nó vất vả lắm ! Sáng đi học, chiều lại về trông các em và đi bán kem, hoặc bán lạc rang để đỡ đần cháu… Còn cháu thứ hai học lớp ba, cháu thứ ba học lớp hai. Dạ, khó khăn nhưng vợ chồng cháu trước đã dốt nát, nay cũng phải cố cho các cháu đi học.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #126 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:16:19 pm »

Bác tỏ ý bằng lòng. Người ân cần dặn dó việc làm ăn và việc học cho các cháu. Nhân dân trong ngõ đã tới quây quần trước sân. Bác bước ra thăm hỏi và chúc Tết bà con.
Mọi người và mẹ con chị Chín theo tiễn Bác ra xe. Khi chiếc xe từ từ lăn bánh, mấy mẹ con chị vẫy chào Bác, nhưng nét mặt chị Chín vẫn bàng hoàng như việc Bác vào thăm Tết nhà chị không rõ là thật hay hư.
Trên xe về Phủ chủ tịch, vầng trán mênh mông của Người còn đượm những nét suy nghĩ.
Tôi khẽ trình bày với Bác :
– Thưa Bác, năm nay Thành ủy Hà-nội đã đề ra ười vạn đồng trợ vcap61 cho các gia đình túng thiếu.
Bác quay lại nhìn tôi rồi bảo :
– Bác biết nhưng muốn cho mọi người vui Tết, trước hết phải lo cho ai cũng có việc làm. Phải chú ý những người có khó khăn đặc biệt.
Lời Người tuy ngắn mà sao thấm thía vậy. Tôi nhớ lại những ngày thường, Người vẫn bảo :
– Làm cho một số ít người được sung sướng thì không khó gì. Nhưng lo cho toàn dân mỗi người thêm một thước vải, cho mỗi bữa thêm một chút thức ăn, mỗi hôm thêm một trường học, là cả một vấn đề phấn đấu lớn của Đảng và Chính phủ.
Ngoài bờ hồ Hoàn-kiếm lúc này các cuộc vui chơi đón xuân mới đã bắt đầu…

                                                                                                                                   Hết truyện.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #127 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:24:40 pm »

TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI CHA


Một buổi chiều, các chiến sĩ bảo vệ cùng với Bác đi tăng gia. Rỗng cũng đi làm nhưng người cứ thẫn thờ ngơ ngẩn. Rỗng ít nói, khuôn mặt gầy sọp lại vì nhiều đêm ít ngủ như chứa đựng điều phiền muộn gì đó. Nhận thấy sự thay đổi của Rỗng, Bác hỏi :
– Chú Rỗng, sao hôm nay trông chú không được vui ?
Câu hỏi thân thương, cái nhìn trìu mến của Bác, làm Rỗng cảm động quá. Rỗng thấy không thể nào không nói hết với Bác, nỗi niềm tâm sự sâu kín của mình. Nước mắt Rỗng trào ra. Rỗng giãi bày tất cả với Bác. Bác chăm chú lắng nghe. Thấy Rỗng ngẹn ngào vì xúc động, Bác bảo :
– Ngồi xuống đây chú !
Bác đặt cuốc nằm ngang và ngồi lên cán. Rỗng cũng làm theo Bác. Rỗng ngồi xuống nhìn Bác, mãi một lúc sau anh mới nói được nỗi đau khổ của mình về đứa con trai đầu lòng, mới 16 tuổi đã bị địch bắt đi lính. Nghe nói sau kỳ tập lình vừa qua, nó cũng có mặt trong những trận càn quét ở quê hương. Mẹ nó và bà con làng xóm khuyên bảo, nhưng nó chưa trốn khỏi tay giặc được. Bao hy vọng về con, thế là tan nát hết. Trước kia vì khổ cực, vì bị cương hào trong làng ức hiếp, cưỡng bức, ên Rỗng phải đi làm tên lính đế quốc, sống hàng chục năm ở Thượng-hải, tô giới của Pháp. Đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, Rỗng cùng nhiều người anh em khác, tích cực đấu tranh nên chúng mới chịu thả anh em về nước.
Về đến tổ quốc, Rỗng xin gia nhập ngay vào Vệ quốc đoàn. Đo chiến đấu dũng cảm, Rỗng được kết nạp vào Đảng, rồi được cấp trên phân công về làm chiến sĩ bảo vệ Bác. Anh em trong tiểu đội ai cũng mến đức tính thuần hậu của  Rỗng ; tuy Rỗng nhiều tuổi nhưng anh vẫn còn khỏe hơn sức trai, lại cần cù, vui tính. Nhưng dù sao Rỗng cũng thấy mình đã già. Còn con trai anh, mới lớn lên, đường đi của nó đã sáng tỏ như ban ngày, không hiểu tại sao nó lại theo giặc, cầm súng chống lại mẹ, cha, chống lại bà con ruột thịt, chống lại cách mạng ?
Không thể dừng được, Rỗng thưa với Bác là anh đã viết thư gửi về Ủy ban, gửi về cho vợ, kiên quyết cắt đứt tình cha con. Sauk hi Rỗng nói xong, Bác trìu mến nhìn Rỗng và chậm rãi bảo :
– Chú nghĩ như vậy là chưa hay ! Dù chú có tuyên bố cắt đứt, thì nó vẫn là con của chú thím đẻ ra. Tình cha, nghĩa mẹ làm sao mà quên ngay được.
Ngừng lại như để cho Rỗng suy nghĩ, rồi Bác nói tiếp :
– Chú ạ ! Nắng chiếu thì sương tan, lời khuyên bảo của cha, của mẹ chắc chắn sẽ giúp nó nhận ra lẽ phải.
Lắng nghe những lời dạy bảo của Bác, đôi mắt Rỗng sáng lên. Anh đã nhận ra con đường giải quyết những khó khăn, phức tạp riêng tư của gia đình mình, trong tình thương yêu rộng lớn của Bác.

                                                                                                                                  Hết truyện
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #128 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:25:24 pm »

ĐƯỢC BÁC ĐẶT TÊN


Thều và Thảo

Cuối năm 1953, một chiến sĩ được bổ sung vào đơn vị bảo vệ Bác.
Ngay buổi tối hôm vừa đến, số anh em này đã được Bác gọi lên hỏi chuyện.
Bên bếp lửa, các chiến sĩ cũ, mới ngồi quanh Bác, Bác thăm hỏi từng người một.
Đến lượt đồng chí Nguyễn Văn Thểu, Bác ngạc nhiên hỏi :
– Sao chú lại đặt tên là Thểu ?
Không nén nổi xúc động, Thểu lặng người đi, nước mắt trào ra.
Bác đưa cho Thểu một chén nước. Thểu ngẹn ngào kể lại với Bác tình cảnh riêng của mình.
Nhà Thểu nghèo lắm. Lúc nhỏ Thểu được cha, mẹ đặt tên đó không hay, nhưng chung quanh xóm, bọn trẻ con cùng cảnh nghèo như Thểu, tên cũng xấu như vậy cả thôi. Chỉ có con nhà giàu tên mới đẹp ! Rồi đến năm 1945, mẹ Thểu chết đói, cha Thểu phải bồng bế dắt díu con ngược dòng sông Lam ,sang tận bên Lào kiếm sống. Cơ cực quá, không nuôi nổi các con, cha Thểu phải bán các em cho nhà giàu. Còn Thểu thì lang thang thất tha thất thểu, đầu đường xó chợ để kiếm ăn. Cũng từ đó, người ta quen gọi là “thằng Thểu” và thế là cái tên “thằng Nậy” mà cha mẹ đặt cho cũng mất nốt.
Vào bộ đội, chiến sĩ dũng cảm, trở thành chiến sĩ thi đua, Thểu vẫn giữ tên cũ.
Lắng nghe Thễu kể, Bác rất xúc động. Người cầm tay Thểu và nói :
– Bác cháu ta làm cách mạng để xóa bỏ kiếp sống cũ, xây dựng cuộc đời mới, chú nên đặt tên mới để thể hiện sự thay đổi của cuộc đời mình.
Bác ngừng lời, nhìn các chiến sĩ một lượt. Các chiến sĩ, nhất là Thểu, cũng nhìn Bác chăm chú, chờ đợi.
Bác nói tiếp :
– Từ nay nên gọi chú Thểu là chú Thảo. Như thế vừa giữ được vần cũ, lại có ý nghĩa là hiếu thảo với nhân dân.
Thểu cảm động và cảm động nhận têm mới : Nguyễn Văn Thảo.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #129 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 01:26:10 pm »

Sao chú lại như tên con gái ?

Sau đồng chí Thảo, đến đồng chí Thái Doãn Thiếp.
Bác lại hỏi :
– Sao tên chú lại như tên con gái vậy ?
Câu hỏi của Bác làm cho Thiếp xấu hổ.
– Thưa Bác, cháu không rõ ạ.
Bác cười :
– Các cụ đặt tên là có ý lắm và bao giờ cũng giải thích cho con cháu ý nghĩa của tên mình.
Không thể giấu Bác được, Thiếp đành thú thực :
– Thưa Bác, nghe cha mẹ cháu nói là vì hiếm hoi, lúc mới sinh cháu lại gầy yếu và trông giống như con gái, nên mới lấy tên con gái để đặt cho cháu ạ.
Bác cười và nói :
– Ừ, thế mới đúng – Bác nhìn Thiếp và nói tiếp – Bây giờ chú là chiến sĩ bảo vệ - Chiến sĩ bảo vệ thì không những phải dũng cảm, cảnh giác, thông minh, tận tụy mà còn phải lịch thiệp nữa. Cho nên đổi tên “Thiếp” thành tên “Thiệp” là hơn.
Thiếp phấn khởi nhận ngay cái tên mới mà Bác vừa đặt cho : Thái Doãn Thiệp.


                                                                                                                       Hết truyện
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM