Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:28:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam Kỳ Cố Sự (Chuyện kể Nam Bộ)  (Đọc 82161 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #110 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2011, 06:15:01 pm »

CON CHỒN RẠCH GIÀ

Rừng già, ở phía dưới rừng Cóc, là một dải rừng rậm mênh mông bao trùm hết miền duyên hải phía Đông Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Trong rừng, cách làng Tân Phước chừng ba cây số, có con rạch nhỏ gọi là Rạch Già.

Thuở nọ, có một gia đình chuyên nghề đốn cây để bán cho người ta làm cột nhà, hay làm cọc hàng rào. Thường mỗi chuyến đi vào rừng đốn cây lâu hai ba ngày mới về. Do vậy, mỗi lúc xuống thuyền ra đi, họ đem theo đủ vật dụng; thức ăn nước uống đầy đủ.

Một hôm, họ bơi thuyền ra khỏi Rạch Già, theo mé rừng sát biển, đến ngọn rạch nhỏ. Thấy cây cối rậm rạp, có nhiều cây cóc, chà là lớn vừa ý, họ rẽ thuyền vào rạch, buộc thuyền vào một gốc cây.

Ba người đàn ông xách búa rìu, rựa lên rừng đốn cây, để một người dàn bà ở lại thuyền lo cơm nước. Biết rừng có thú dữ nên vừa đốn cây, họ vừa lo cảnh giác cho nhau và thỉnh thoảng lại ngó chừng chiếc thuyền buộc gần mé rạch.

Đang khi tìm cây để đốn thêm, người anh lớn đảo mắt trông chừng chiếc thuyền thì bỗng thấy trên mé rạch có con cọp đi qua đi lại trên bờ, ngó chằm chằm vào thuyền muốn tìm lối xuống. Nhưng khi ấy gặp lúc nước cạn, thuyền tụt xuống sâu, cọp ở trên mé rạch, cứ qua lại trên bãi lầy, không dám lội xuống.

Người anh nhìn thuyền thấy có khói lên và người đàn bà lui cui chụm củi bình thường như mọi hôm. Anh mừng quá gọi to:

- Thím Năm ơi! Có thím ở dưới đó không?

- Có tôi đây!

- Thím là gì đó?

- Tôi đang nấu nước.

- Thím có thấy con chồn trên bờ rạch đó không?

- Thấy! Tôi tưởng con chú xù của nhà ai đấy chớ!

- Ấy, con chồn to lắm. Nấu nước sôi chưa?

- Thìm cầm cái siêu nước ấy vụt lên đầu con chồn cho nó chạy đi cho rồi.

- Vậy hả!

Vừa nói, chị ta liệng cái ấm nước lên mé rạch, trúng ngay vào mặt “chồn”. Nó bị nước sôi bỏng cả mặt, nóng quá hồng hộc bỏ chạy mất dạng.

Tức tốc, ba anh em bỏ cây xách đồ lề xuống thuyền mở dây, chống thuyền ra về một nước.

Người em dâu thiệt thà chưa hiểu lý do, nên người anh chồng hỏi thử:

- Thím Năm từ trước đến nay có biết cọp chưa?

Người em dâu mới về nhà chồng, chưa từng vào rừng lần nào, nghe nói đến cọp, đáp:

- Em nghe nói, chứa chưa thấy lần nào.

Người anh bật cười bảo:

- Con “chồn” lúc lúc nãy là con cọp đó.

Người em dâu ngạc nhiên, tái mặt lộ vẻ hốt hoảng. Người anh chồng nửa cười bảo:

- Lúc nãy, nếu tôi cho thím biết là cọp thì thím đâu có gan mà liệng ấm nước sôi lên đầu đó!

Cả thuyền đều cười rộ

Thuở xưa, những người tiền phong khai phá rừng rậm hay làm nghề tiều phu, khi gặp thú dữ rất tỉnh táo và can đảm. Họ dùng mưu trí và sức mạnh để đánh đuổi ác thú và mãnh hổ buộc chúng phải khuất phục con người. Đó là những kỳ công thật là vĩ đại.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #111 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2011, 06:15:53 pm »

MÃNG XÀ VƯƠNG Ở TÂN BẰNG

Cách đây gần ba thế kỷ, ở Tân Bằng, một làng nằm dọc trên bờ sông Cán Gáo, rừng U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, tương truyền có một cặp rắn rất lớn, dân chúng gọi là mãng xà vương. Hàng năm cứ đến đúng ngày, hai con mãng xà vương từ ngoài vĩnh Thái Lan đến quấy rối xóm làng.

Đôi xà vương to như cái khạp da bò. Khi chúng đến, cả một vùng rung chuyển, nổi giông gió, sập cả nhà cửa. Dân làng khấn vái, hứa hàng năm nộp cho mãng xà vương hai đứa bé để ăn thịt. Từ đó mãng xà vương không còn hung hãn như trước.

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, mãng xà vương có bớt gây thiệt hại cho dân chúng. Nhưng từ đó, mỗi năm, hết hai gia đình này đến hai gia đình khác đem con mình nộp cho rằng dữ. Đó là điều bất hạnh cho người dân Tân Bằng. Ai dám liều mình chống lại sức mạnh kinh hồn của mãng xà vương?

Năm nọ, có một thầy thuốc, trên bước đường lưu lạc, đang xuôi thuyền theo sông Cán Gáo, đến địa phận là Tân Bằng thì nghe trên bờ sông có tiếng chuông trống inh hỏi. Ông cặp xuồng vào bến, hỏi thăm thì được biết dân trong xóm đang làm lễ dâng hai đứa bé cho mãng xà vương.

Nghe chuyện lạ động lòng, ông thầy thuốc lên bờ đi thẳng đến nơi có tiếng trống để xem cho tường tận. Ông thấy dâng làng đang tắm rửa cho hai đứa bé, rồi đem xông hương trầm để “hiến” cho mãng xà vương.

Thấy hai đứa trẻ vô tội sắp bị rắn nuốt sống. Ông thầy thuốc vô cùng xúc động, ông hỏi:

- Chừng nào mãng xà vương đến?

Các kỳ lão đáp:

- Dạ, đúng vào giờ tý, canh ba.

Suy nghĩ một lát, ông thầy thuốc gọi các kỳ lão đến bàn bạc cách giết mãng xà vương. Các bô lão nghe nói giết mãng xà vương thì ai cũng muốn. Nhưng cũng có người tỏ ra ái ngại:

- Này, rủi có bề gì “họa hổ bất thành”, gây thêm tai họa cho xóm làng - họ nới với ông thây thuốc như vậy.

- Đừng ngại, ta cứ như vầy, như vậy. Điều quan trọng là đứng tiết lộ trước là cho dân chúng xôn xao, mưu kế khó thành - thầy thuốc động viên họ.

Ngày hôm sau, ông thầy thuốc cùng vài người dân làng làm thịt hai con chó lớn tại một căn chòi giữa rừng vắng. Đoạn ông tán vài vị thuốc thật nhuyễn bỏ vào trong bụng hai con chó, rồi may thặt kín.

Đêm hôm sau, dân chúng kéo nhau đến sân làm lễ như thường lệ. Chu chuyển cha mẹ đứa trẻ khóc la thảm thiết. Còn hai đứa bé bị bỏ đói nằm ngất xỉu. Bầu không khí đầy múi trầm nương ngột ngạt.

Đến canh hai, các kỳ lão bảo dân chúng về nhà đóng chặt cửa lại, không cho ai lấp ló ra ngoài sợ bị mãng xà vương làm hại. Mọi người đều răm rắp nghe theo. Riêng chỉ có cha mẹ và thân nhân hai đứa trẻ vẫn còn than khóc.

Chờ khi mọi người ai về nhà nấy, ông thầy thuốc mới bảo cha mẹ của hai đứa bé:

- Bây giờ các người hãy đem con về, đứng cho hàng xóm hay biết.

Họ băn khoăn lo ngại:

- Chúng tôi sợ mãng xà vương trả thù.

- Thôi hãy cứ đi cho mau, để ta còn lo cách đối phó.

Theo chỉ dẫn của ông thầy thuốc, mấy người dân làng đem hai con chó đã được dồn thuốc ra đặt ngoài sân, giống hình dạng hai đứa trẻ đang quỳ. Họ dùng mực và sơn để vẽ miệng và tô mất hai con chó cho giống hình hai đứa bé. Xong đâu đó họ khiêng ra hai thùng nước sơn đặt gần đấy.

Công việc vừa chu tất thì khu rừng chuyển động như giông bão. Ông thầy thuốc khoát tay biểu mấy người phụ việc nọ ẩn núp chỗ kín quan sát, chờ đợi.

Ngoài sân, đỉnh trầm tỏa khói nghi ngút. Dưới ánh đèn chai mù mờ, hai con chó cạo lông phơi mầu da trắng giống như hai đứa bé. Thình lình giông gió im bạt. Hai con mãng xà vương xuất hiện. Chúng bò sát đất, chậm chạp tiến lại đỉnh trầm, rồi ngóc đầu lên để lộ chiếc mồng đỏ ửng to như cái quạt, múa qua múa lại. Rồi chúng tiến lại gần quấn lấy mồi nuốt trọn vào cổ. Lát sau, chúng bò tới bò lui, ngày càng chậm chạp uể oải.

Chờ thuốc mê đã ngấm, ông thây thuốc khoát tay làm hiệu. Tức thì những người dân làng từ chõ núp chạy đến lôi thùng nước sơn ra sơn hai con rắt dữ. Con rắn đực sơn xanh, con rắt cái sơn đỏ.

Các vị bô lão không hiểu cớ sao, hỏi:

- Tại sao thầy chẳng ra lệnh giết chúng?

Thầy thuốc đáp:

- Thế của chúng tuy vậy nhưng vẫn còn khỏe. Đám ta lại ít người, tốt nhất là để chúng tự hại nhau.

Hai con mãng xà vương dần tỉnh lại. Thuốc mê đã giải dần. Chúng ngóc đầu đảo mắt nhìn quanh, rồi chúng nhìn nhau. Trông thấy mầu sắc kỳ lạ của nhau, chúng hốt hoảng, xem nhau như kẻ thù khác loại. Chúng xông vào nhau cắn xé, rồi rượt đuổi nhau gây ra giông gió dữ dội. Chúng đuổi nhau chạy mất dạng về vịnh Thái Lan.

Từ đó đôi mãng xà vương không đến Tân Bằng nữa, không ai biết chúng cắn nhau chết hay chưa, chỉ biết sau lần ấy chúng không dám đến xứ này nữa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #112 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2011, 06:16:36 pm »

RẮN CHÚA

Trước đây ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá có một thầy thuốc sống bằng nghề trị bịnh rắn cắn và bắt rắn bán quanh năm. Ông cùng gia đình sống phủ phê bằng số rắn bắt hàng ngày. Tính ra đến tuổi bốn mươi, ông giết không biết bao nhiêu là rắn. Mỗi lần gặp ổ rắn, ông ngang nhiên thò tay vào nắm từng con lôi ra. Tay ông có xoa thuốc, rắn cắn như mổ vào cây, vào đá không ăn thua gì hết.

Một hôm ông đi với người học trò giỏi nhứt. Anh này gánh giỏ đựng rắn. Ông tìm hang rắn rất mau, vì quá rành nghề. Vùng đất ông chọn có một lớp cỏ khô, trốp, choại ở trên, rắn làm tổ ở dưới. Chỗ nào có rắn thì tai nhà nghề rõ tiếng nó bò. Tìm trúng miệng hang, ông ngồi xuống thò tay vào nắm đầu từng con lôi ra đưa anh học trò may miệng rắn bỏ vào giỏ. Hàng chục con rắn hổ đua nhau cắn vào tay ông, nhưng ông vẫn trơ trơ, tiếp tục bắt đến con cuối cùng.

Ông tóm bắt cả thảy bốn mươi con! Chưa bao giờ ông bủa được một mé lưới to tát như vậy. Ông quơ tay tìm xem còn sót con nào trong hang không thì thình lình ông bị một con rắn cắn vào cổ tay. Ông phát rùng mình ớn lạnh, vội rút tay ra thì con rắn còn ngậm cứng chưa nhả. Hình dáng con vật thật là quái dị: đầu lớn bằng bàn chân mà thân hình ốm như cổ tay và ngắn chừng ba tấc chứ không dài như mấy con bị bắt vừa rồi! Hang rắn này là một “triều đình” nhà rắn. Bao nhiêu rắn thường bảo vệ là tìm mồi nuôi con rắn chúa ở ngay giữa hang. Rắn chúa không bao giờ bò ra ngoài vì không xê dịch được. Khi cầu di chuyển nó cắn vào đuôi con khác để con kia kéo đi. Nhà nghề bắt rắn rất sợ loại rắn này vì hễ gặp phải nó thì khó mà thoát chết.

Ông thầy thuốc rắn biết mình gặp thứ dữ rồi, chất thuốc xoa trên tay hết hiệu nghiêm. Ông vội rút gói thuốc phòng thân, giắt trên đầu tóc, đây là phương thuốc thần hiệu đặc biệt của ông dùng để hộ thân khi cần kíp và khi hết phương cứu chữa. Ông mở gói ra thì thuốc khôn cánh mà bay mất từ bao giờ. Ông biết mình hết thời rồi nên mới quên lời thầy dặn về loại rắn này, bèn gọi anh học trò chỉ cho mấy loại thuốc rắn mà ông còn giấu và trối lại những điều cần thiết nhờ nói lại với vợ con, đoạn trào đờm ngã chết trên ổ rắn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #113 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2011, 06:17:26 pm »

SÁCH THAM KHẢO

- Kho tàng cổ tích Việt Nam Hà Nội, 1976.

- Hợp tuyển thơ văn dân tộc ít người, Nxb. Văn học, 1981.

- Truyện cổ tích Việt Nam, Nxb. Văn học, 1983.

- Truyện cổ Khơ-me Nam Bộ, Huỳnh Ngọc Trảng, Nxb. Văn hóa, 1981.

- Truyện cổ Chàm, Nxb. Văn hóa, 1976.

- Gia Định thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức.

- Đại Nam nhất thống chí - Lục tỉnh Nam Việt.

- Nguyễn Văn Hầu - Thất sơn mầu nhiệm
                         - Nửa tháng trong miền Thất Sơn
                         - Đức Cố quản (Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa) Nxb. Hương Sơn, Sài Gòn, 1956.

- Sơn Nam          - Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Đông Phổ, Sài Gòn, 1973.
                        - Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb An Tiêm, Sài Gòn, 1970.
                        - Bến Nghé xưa.


- Vương Hồng Sển     Sài Gòn năm xưa
                             Truyện cười cố nhân

- Lê Hương. Truyện Cổ tích Việt Nam

- Lư Nhất Vũ, Lê Giang. Tìm hiểu dân ca Nam Bộ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1983.

- Hoàng Trọng Miên. Văn học Việt Nam toàn thư, Sài Gòn, 1968.

- Phan Khoang: Xứ Đàng Trong, Nxb. Khai Trí, Sài Gòn, 1969.

- Phạm Văn Sơn. Việt sử tân biên, quyển 3, Sài Gòn, 1959.

- Phạm việt Trung, Nguyễn Xuân Kỳ, Đỗ Văn Nhưng. Lịch sử Cam-pu-chia, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1982.

- Thanh Hương. Các nữ thần Việt Nam, Nxb. Phụ nữ.

- Diên Hương. Việt Nam danh nhân tự điển.

- Đào Văn Hội. Tân An xưa và nay.

- Nghê Văn Lương. Cà Mau xưa - An Xuyên nay.

- Nguyễn Duy Oanh. Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (1757-1945). Sài Gòn, 1971.

- Huỳnh Minh    - Sa Đéc xưa và nay
                      - Cần Thơ xưa và nay
                      - Định Tường xưa và nay
                      - Vũng Tàu xưa và nay
                      - Tây Ninh xưa và nay

- Trần Quang Hạo. Cao Lãnh đến 1954
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM