Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:26:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khúc tráng ca thành cổ Quảng trị  (Đọc 45187 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #10 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2011, 11:08:22 am »

                                                                Tiếp :
Ngày 9-9-1972
Lữ thủy quân lục chiến 258 tập trung 3 tiểu đoàn có xe tăng yểm trợ tiến công trên ba hướng: Nam -Đông Nam - Tây Nam vào Thị xã.
Từ hướng Nam, đối phương tập trung xe tăng, xe bọc thép, súng phun lửa chi viện cho bộ binh đánh chiếm Thành cổ. Một trung đội đối phương  đã lọt vào Thành. Tiểu đoàn địa phương 3 lập tức phản kích quyết liệt,  buộc đối phương phải tháo chạy, bị tiêu diệt 11 binh lính.
Bên ngoài Thành cổ, các chốt Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 4 của Trung đoàn 95 đánh trả, giành giật từng khu vực ở chùa Bà Năm, ty cảnh sát (hướngĐông Nam), khu trại giam, Thánh đường, Thạch Hãn (hướng Nam), khu Mỹ Tây (hướng Tây Nam) v.v… Trận địa gia]x ta và đối phương xen kẽ nhau.
Sở chỉ huy Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95 cũng thành trận địa chặn địch. Kết quả trong ngày ở hướng Nam -Đông Nam, ta diệt trên trăm binh lính đối phương. Ta bị mất khu Mỹ Tây và bị thương vong trên 30 đồng chí, hỏng 3 cối 82 ly, 2 khẩu 12,7 ly, hầm hào bị sập gần một nửa.
Đêm 9-9-1972
Tiểu đoàn 4 cùng một bộ phận Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95 tập kích đối phương ở khu Mỹ Tây đối phương phải tháo chạy về hướng Nam cầu xi măng qua sông Con. Ta chiếm lại khu Mỹ Tây.
Tiểu đoàn địa phương 8 ở ngoài vào tăng cường giữ Thành cổ (quân số 142 đồng chí) và cử một bộ phận ra chặn ở hướng Tây Nam: Trường Nữ - Mỹ Tây.
Ngày 10-9-1972
Đối phương tiếp tục lấn dũi hướng Nam - Tây Nam, cố đánh chiếm khu Mỹ Tây - Trường Nữ, trại giam - Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 95 được pháo cối chi viện đã kiên cường giữ vững chốt, diệt 90 tên, bắn cháy 1 xe tăng và thu nhiều súng đạn, nhưng đối phương chiếm được khu trại giam và ta cũng bị thương vong trên 50 đồng chí.
 Tiểu đoàn 4 mất sức chiến đấu, nên đêm  ngày 10 tháng 9 Ban chỉ huy Bảo vệ Thị xã lệnh Tiểu đoàn 4 rút ra ngoài củng cố và điều một bộ phận Tiểu đoàn 5 chuyển sang thay Tiểu đoàn 4 chốt giữ khu vực Nam - Tây Nam.
- Trên hướng Đông Bắc:
Đối phương từ Tri Bưu - Hạnh Hoa tiếp tục lấn dũi, một bộ phận lọt được vào hướng Đông Bắc Thành.
Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 cùng Tiểu đoàn địa phương 3 trong Thành cổ kiên quyết chốt giữ, giành giật với địch từng khu vực, mảnh vườn, góc phố và đã đánh đuổi đối phương ra khỏi Đông Bắc Thành cổ.
Kết quả trong ngày, cả hướng Nam -Đông Nam, Bắc -Đông Bắc, trên toàn khu vực Thị xã, ta diệt hơn 200 binh lính đối phương, bắn cháy 1 xe tăng. Nhưng cũng bị thương vong 126 đồng chí và để mất khu trại giam và Mỹ Tây.
Ngày 11-9-1972
Đối phương tiếp tục tiến công trên các hướng vào Thành cổ.
- Trên hướng Đông Nam:  Từ 6 giờ, một bộ phận địch lọt vào Thành. Tiểu đoàn địa phương 3 phản kích, đánh bật đối phương ra khỏi Thành. 12 giờ, một đại đội đối phương nhảy vào Thành. Tiểu đoàn địa phương 3 đánh trả quyết liệt, địch bị thiệt hại nặng, buộc phải rút chạy khỏi Thành cổ trước khi trời tối.
- Trên hướng Tây Nam:  Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95 cùng Đại đội 1 Tiểu đoàn địa phương 8 chiến đấu giằng co với đối phương ở khu vực Trường Nữ - Mỹ Tây.
Đêm 11, Đại đội 1 Tiểu đoàn địa phương 8 tập kích diệt 40 bính lính đối phương, chiếm lại khu Mỹ Tây nhưng hôm sau bị đối phương chiếm lại.
Trên hướng Đông Bắc: Đối phương liên tiếp lấn dũi vào các chốt Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48. Ta trụ bám, kiên cường đánh trả, giữ vững trận địa, mặc dù đến chiều bị mất một vài chốt nhỏ ở Tri Bưu và đến 21 giờ địch áp sát chốt Đại đội 6 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 ở Đông Bắc Thành cổ.Kết quả trong ngày, ta diệt 218 binh sỹ đối phương, thu một số súng nhưng cũng bị thương vong trên 108 chiến chí.
Ngày 12-9-1972Đối phương sử dụng 3 tiểu đoàn và 23 xe tăng xe bọc thép tiếp tục tiến công, lấn dũi trên cả ba hướng dưới sự yểm trợ mạnh mẽ của không quân, pháo mặt đất và pháo hạm Mỹ.
 11 giờ, một mũi đại đội đối phương lọt vào góc Đông Nam Thành, Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95 và Tiểu đoàn địa phương 3 phối hợp phản kích trong, ngoài Thành cổ, đẩy lui đối phương ra khỏi Thành cổ, giữ vững trận địa, diệt cả trăm binh lính đối phương.
Quanh Thành cổ, dưới hào nước, xác binh lính đối phương chết vài ngày qua bị trương phềnh, mùi hôi thối nồng nặc.
Kết quả, trong ngày 12, trên cả ba hướng, đối phương bị diệt trên 300 binh lính, bị cháy 2 xe tăng, ta bị thương vong 108 chiến sỹ.
Đêm 12, ta tăng cường vào Thành Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 (201 đồng chí) và 70 tân binh cho Tiểu đoàn địa phương 3.
Ngày 13-9-1972
Trời tiếp tục mưa to, lũ lớn, hạn chế nhiều đến việc tăng cường lực lượng (quân số, vật chất kỹ thuật cho Thị xã).
Đối phương sau bốn ngày liên tục tiến công lấn dũi, vẫn chưa chiếm được Thành, nhưng đã áp sát ba góc Thành cổ: Nam, Đông Nam, Đông Bắc, cách trận địa ta từ 100 đến 300 mét.
Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95 và Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 18 chiến đấu quyết liệt, giằng co với đối phương từng khu vực, góc tường, mảnh vườn. Đến trưa, địch chiếm được góc Đông Nam Thành, nhưng do ta kiên cường phản kích, gây nhiều tổn thất cho đối phương nên đến chiều, buộc đối phương phải rút ra khỏi Thành.
Kết quả trong ngày, ta diệt 123 binh sỹ đối phương, bắn cháy 1 xe tăng. Ta bị thương vong 34 chiến sỹ.
 23 giờ, Mặt trận B5 lệnh cho đồng chí Trung đoàn phó Trung đoàn 48 ra và sau đó vài giờ, (lúc 1 giờ ngày 14) lệnh đồng chí Tham mưu phó Sư đoàn 325 ra Nhan Biều để cùng Sư phó Sư đoàn 325 tổ chức đưa toàn bộ Trung đoàn 18 Sư đoàn 325 vào Thành phản kích.
Giao việc chỉ huy chung trong Thành cho đồng chí Trung đoàn phó Trung đoàn 95.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #11 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2011, 11:10:13 am »

                                                       Tiếp :
Ngày 14-9-1972
Đối phương tiếp tục tiến công lấn dũi từ ba hướng vào Thành cổ, tập trung chủ yếu vào hướng Nam - Đông Nam.
Trên tất cả các hướng, các chốt của ta kiên cường chặn đánh.
14 giờ, một trung đội đối phương lọt vào hướng Tây Nam Thành. Ta lập tức phản kích đẩy lui địch ra ngoài, giữ vững khu vực.
Trên hướng Đông Nam, đối phương tiến sát khu chùa Bà Năm, trại giam.
Trên hướng Tây Nam, đối phương vào khu Mỹ Tây - Trường Nữ.
Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95, Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 18 và một bộ phận Tiểu đoàn địa phương 8 chiến đấu chốt chặn quyết liệt, diệt nhiều binh lính đối phương, nhưng vẫn bị đối phương áp sát chân Thành.
Ta dồn lực lượng quyết giữ Thành cổ:
- Hướng Tây Nam: Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95 và Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 18.
- Hướng Đông Nam: Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 95 cùng Tiểu đoàn địa phương 8 và Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 (mới vào đêm 12).
- Hướng Đông Bắc: Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48.
- Hướng Tây Bắc: Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48.
- Trong Thành cổ: Tiểu đoàn địa phương 3 và một bộ phận Tiểu đoàn địa phương 8.
- Ở ngoài Nhan Biều: Mặt trận B5 điều một đại đội xe tăng đến tăng cường cho Thành, nhưng xe chưa đến kịp, chỉ có tiểu đoàn trưởng chỉ huy xe tăng đến nhận nhiệm vụ và đi trinh sát thực địa.
Ban chỉ huy Trung đoàn 18 chưa đến Nhan Biều nhận nhiệm vụ.
Ngày 15-9-1972
Lữ đoàn thủy quân lục chiến 258, lữ đoàn thủy quân lục chiến 147 đối phương tập trung lực lượng tổng công kích từ ba hướng, được chi viện tối đa hỏa lực của không quân, pháo binh, xe tăng, súng phun lửa các loại của Mỹ - ngụy.
4 giờ ngày 15, một đại đội đối phương bí mật tập kích Sở chỉ huy Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48, chiếm góc Đông Bắc Thành cổ. Đồng thời pháo cối địch từ Chợ Sải - Bích La bắn dồn dập khống chế trận địa Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 ở hướng Bắc - Tây Bắc Thành cổ.
 Trên các hướng khác, đối phương liên tục bắn phá kết hợp lấn dũi dứt điểm:
- Ở hướng Đông Nam: Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 và Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 95 kết hợp Tiểu đoàn địa phương 8 ở trong Thành đánh giành giật từng khu vực quanh Thành và trong Thành.
- Ở hướng Nam - Tây Nam: Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95 và Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 18 đánh bật nhiều đợt đối phương nhảy vào cổng Nam Thành.
- Ở hướng Bắc - Tây Bắc: Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 phối hợp cùng Tiểu đoàn địa phương 3 trong Thành đánh lui nhiều đợt lấn dũi của đối phương.
Đến cuối ngày 15, đối phương kiểm soát được cổng Thành phía Nam - Đông Nam, Đông Bắc Thành cổ. Ta buộc phải lui vào trong Thành cổ, cố thủ. Từ Sở chỉ huy Bảo vệ Thị xã  đã nghe tiếng hò hét lấn dũi của quân đối phương từ phía Nam sát bờ sông tiến vào khu Sở chỉ huy Trung đoàn hỗn hợp.
Tối 15 tháng 9, Ban chỉ huy Bảo vệ Thị xã họp nhận định:
- Đối phương đã chiếm góc Đông Nam - Nam - Đông Bắc Thành cổ, đang dồn lực lượng lên để chuẩn bị đánh chiếm Thành cổ vào ngày 16 tháng 9.
Các đơn vị đều đã kiên cường chiến đấu, giành giật từng khu vực trận địa, mảnh tường, góc Thành, nay đã bị tổn thất nhiều, mất sức chiến đấu. Quân số chiến đấu còn rất ít, kể cả Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48, Tiểu đoàn địa phương 8 mới vào chiến đấu. Vũ khí đạn dược bị tiêu hao, cơ số đạn còn rất ít. Lực lượng Trung đoàn 18 phản kích chưa sang sông.
Vì vậy, lệnh rút toàn bộ lực lượng sang phòng thủ bờ Tả ngạn sông Thạch Hãn, để tiếp tục cuộc chiến đấu.
Thứ tự rút bắt đầu từ 22 giờ ngày 15:
- Thương binh rút trước.
- Tiếp đến các tiểu đoàn ở xa, rồi ở gần.
- Đơn vị trực thuộc quanh Sở chỉ huy, bao gồm cả các đài quan sát.
- Sở chỉ huy Bảo vệ Thị xã.
- Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48, Tiểu đoàn địa phương 8, đội vệ binh - trinh sát bảo vệ đội hình rút.
- Ban chỉ huy Trung đoàn hỗn hợp cùng đội vệ binh rút cuối cùng vào nửa đêm 15 rạng ngày 16.
Ngày 16-9-1972
Sáng 16, Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 biểu dương lực lượng bảo vệ Thị xã đã chiến đấu kiên cường và ra lệnh tiếp tục đưa lực lượng Trung đoàn 18 Sư đoàn 325 đến đêm vượt sông sang Thành phản kích chiếm lại Thị xã.
Đến 18 giờ Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 ra lệnh Trung đoàn 18 Sư đoàn 325 dừng lại, không vượt sông sang Thành phản kích nữa, mà nhanh chóng triển khai lực lượng phòng thủ tả ngạn sông Thạch Hãn, khu vực Nhan Biều - ái Tử.
- Lệnh cho Trung đoàn 48, Trung đoàn 95 và một số đơn vị trực thuộc chuyển về hậu cứ trung đoàn, sư đoàn củng cố lực lượng, chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới.
 - Ban chỉ huy Bảo vệ Thị xã tiếp tục thu quân còn sót lại bên trong Thị xã, chú trọng thương binh, lạc ngũ, đào ngũ.
- Phòng quân báo Mặt trận B5 thông báo ngày 16, qua thông tin kỹ thuật, đối phương không bắt được một đồng chí nào của ta trong Thị xã bị bỏ sót lại, hoặc đào ngũ bỏ chạy.
Ngày 17-9-1972
Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng điện cho Bộ Tư lệnh Mặt trận B5, chỉ rõ: "Bộ đội ta rút khỏi Thị xã chỉ là một sự lui quân có tính chiến thuật. Cần thấy: đứng về phạm vi cả mặt trận, thì cuộc chiến đấu của ta vẫn đang tiếp tục…". (Trích điện số 255Đ ngày 17-9-1972 Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng).
Chấp hành lệnh Mặt trận B5, Sư đoàn 325 cùng Trung đoàn 18 nhanh chóng triển khai xây dựng hệ thống trận địa phòng ngự cấp trung đoàn ở căn cứ ái Tử với đầy đủ công sự, thiết bị, vật liệu có sẵn do Mỹ - ngụy để lại, lấy tiền duyên phòng ngự là mép nước bờ tả ngạn sông Thạch Hãn từ đầu cầu Quảng Trị đến Nhan Biều, do Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 18 Sư đoàn 325 đảm nhiệm.
Sau thời gian độ một tuần, quân ta đã hình thành trận địa tương đối vững chắc và ngày một vững chắc hơn, bảo vệ lâu dài khu giải phóng Quảng Trị cho đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam mùa Xuân 1975, với đầy đủ các điểm tựa đại đội, cụm điểm tựa tiểu đoàn, khu vực phòng ngự trung đoàn, cùng hệ thống chiến hào, giao thông hào, chướng ngại vật, dây thép gai, chông mìn cạm bẫy bên mép sông Thạch Hãn kết hợp với thủy lôi thả dưới lòng sông do K5 Hải quân đảm nhiệm.
Trận tuyến phòng ngự tả ngạn sông Thạch Hãn, được đánh dấu bằng chiến thắng oanh liệt ngày 2 và ngày 3 tháng 11 năm 1972, tiêu diệt 2 đại đội quân đối phương mò sang sông hòng lập lại bàn đạp tấn công khu Nhan Biều - ái Tử, quân đối phương phải bỏ lại 120 xác chết. Ta phá 5 thuyền, bắn cháy 5 xe tăng, xe bọc thép, 8 ô tô bên bờ hữu ngạn sông, thu hàng trăm súng các loại và nhiều quân trang quân dụng…
Chiến thắng Nhan Biều ngày 2 và ngày 3 tháng 11 năm 1972 đã chấm dứt vĩnh viễn ý định tái chiếm Quảng Trị, ra đến ái Tử - Đông Hà của Mỹ-ngụy.
 
        Hết: ph  3 -, xem tiếp: ph  4
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #12 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2011, 11:58:49 am »

                                                      Phần 4 chương 1:

1. LỰC LƯỢNG VŨ TRANG BẢO VỆ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ ĐÃ CHIẾN ĐẤU VÔ CÙNG DŨNG CẢM, KIÊN CƯỜNG BỀN BỈ CHỊU ĐỰNG MỌI KHÓ KHĂN ÁC LIỆT ĐỂ HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ BẢO VỆ THỊ XÃ VÀ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ.
Cần khẳng định lực lượng Bảo vệ Thị xã Thành cổ Quảng Trị đã đạt vượt mức yêu cầu về thời gian phòng giữ Thị xã Thành cổ 81 ngày đêm (nếu tính từ khi quân đối phương bắt đầu phản công ngày 28-6) trong tình thế nhiều khó khăn, bất lợi như:
- Thiếu chuẩn bị, vội vã chuyển vào phòng ngự.
- Chiến đấu dài ngày trên địa hình đồng bằng ba mặt bị bao vây, một mặt là sông Thạch Hãn chia cắt. Mặt khác đã hứng chịu nhiều hỏa lực tối đa, hiện đại nhất (vào thời điểm đó) vô cùng ác liệt của không quân, hải quân Mỹ. Từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 16 tháng 9 năm 1972, đối phương  đã sử dụng trên toàn Mặt trận B5:
4.958 lần/chiếc B.52 (trung bình 60 lần/chiếc ngày đêm).
9.048 lần/chiếc máy bay phản lực các loại (trung bình hơn 100 lần/chiếc ngày đêm).
 - Từ ngày 9 tháng 9 đến ngày 16 tháng 9 năm 1972 trong phạm vi Thị xã Quảng Trị, đối phương đã sử dụng:
95.570 viên đạn pháo 105 ly; 11.002 viên đạn pháo 155 ly;
2.630 viên đạn pháo 175 ly; 14.223 viên đạn pháo hạm đội 7;
163 lần/chiếc máy bay phản lực Mỹ.
(theo tài liệu địch thu được sau giải phóng năm 1975).
2. Ý CHÍ QUYẾT TÂM, TINH THẦN CHIẾN ĐẤU CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SĨ, LỰC LƯỢNG BẢO VỆ THỊ XÃ RẤT ĐÁNG TỰ HÀO, ĐÃ XUẤT HIỆN NHIỀU GƯƠNG CHIẾN ĐẤU VÔ CÙNG DŨNG CẢM CỦA TẬP THỂ VÀ CÁN BỘ CHIẾN SĨ THUỘC CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA CHIẾN ĐẤU TRONG THỊ XÃ
TRUNG ĐOÀN 48 SƯ ĐOÀN 320B:
Đã tham gia chiến đấu bảo vệ Thị xã - Thành cổ Quảng Trị từ ngày 3 tháng 7 đến ngày 15 tháng 9, đã chiến đấu kiên cường và lập nhiều thành tích như các trận:
- Đại đội 11 Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 chốt giữ khu vực đông La Vang Hữu, đánh lui bốn đợt tiến công của đối phương, diệt 40 binh lính đối phương, giữ vững trận địa chốt ngày 3 tháng 7 năm 1972. Được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất.
- Tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 cùng 3 xe tăng diệt hàng trăm quân đối phương, chiếm lại trận địa đông La Vang Hữu ngày 7 tháng 7 năm 1972.
- Những ngày đầu tháng 7 năm 1972, Tiểu đoàn 1 đã đánh lui nhiều đợt tiến công của đối phương ở Tri Bưu - Quy Thiện - Trầm Lý, diệt hàng trăm binh lính đối phương.
- Ngày 10 tháng 7 đến ngày 13 tháng 7 và ngày 18 đến ngày 25 tháng 7, đối phương có âm mưu đánh chiếm để cắm cờ trên Thành cổ, ta kiên cường chiến đấu và giữ vững trận địa.
- Đại đội 5 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 cùng Tiểu đoàn địa phương 3 quyết tâm kiên cường giữ chốt ngã ba Long Hưng ngày 11 tháng 8 năm 1972, đánh lui ba đợt tiến công của đối phương, giữ vững trận địa.
- Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 cùng đơn vị bạn ngày 5 tháng 8 đã tập kích diệt 1 đại đội quân đối phương ở Hạnh Hoa đánh thiệt hại 3 đại đội khác, bắn cháy 5 xe tăng địch. Được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất.
- Ngày 22 tháng 8 năm 1972, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48 dùng hỏa lực bắn 400 viên cối, diệt nhiều binh sỹ đối phương, chặn đứng quân đối phương tiến công vào Tri Bưu…
- Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 cùng đơn vị bạn đêm 8 tháng 9 đã tập kích lần hai ở Hạnh Hoa diệt một đại đội quân đối phương, thiệt hại nặng một đại đội khác, cải thiện thế phòng ngự… Được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất.
TRUNG ĐOÀN 64 SƯ ĐOÀN 320B
Trung đoàn được lệnh đưa Tiểu đoàn 9 vào chiến đấu (từ đêm 16 tháng 7 đến đầu tháng 8 năm 1972) tại khu vực Đông Bắc Thị xã phối hợp với Trung đoàn 48 Sư đoàn 320B, thực hành tập kích khu vực Tri Bưu, Hạnh Hoa, khu nhà tôn. Trung đoàn đã chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, giữ vững mục tiêu được giao, không cho đối phương thực hiện ý đồ cắm cờ lên Thành cổ Quảng Trị. Trong đó có những trận tiêu biểu:
- Ngày 17 tháng 7, bảo vệ sườn phải cùng Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48 tiến công tiểu đoàn 5 quân dù, chiếm giữ khu nhà tôn, Đông bắc làng
Tri Bưu.
- Ngày 19 tháng 7, cùng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 tiêu diệt hàng trăm binh lính đối phương, bắn cháy 2 xe tăng.
- Ngày 27 tháng 7, tập kích hai đại đội biệt kích và Tiểu đoàn 5 lính dù khu nhà tôn đông nam Tri Bưu, tiêu diệt hàng trăm đối phương, bắt sống hai lính dù.
Sang đầu tháng 8 năm 1972, Trung đoàn đưa Tiểu đoàn 7 vào thay thế Tiểu đoàn 9, chiến đấu ở đông nam Thị xã gồm: Mỹ Đông, ty cảnh sát, chùa Bà Năm, Bắc Thạch Hãn khoảng một tuần. Tiểu đoàn 7 đã chiến đấu kiên cường, thực hành tập kích tiêu diệt, tiêu hao nhiều sinh lực đối phương, giữ vững trận địa trong khu vực.
TRUNG ĐOÀN 95 SƯ ĐOÀN 325:
Trung đoàn đã tham gia chiến đấu bảo vệ Thị xã - Thành cổ Quảng Trị từ ngày 13 tháng 7 đến 15 tháng 9. Đã có nhiều trận đánh xuất sắc như:
- Đại đội 3 Tiểu đoàn 4 chiến đấu bảo vệ chốt ở Nam Thị xã ngày 9 tháng 8. Nhiều tiểu đội, trung đội đã kiên cường chiến đấu đến người cuối cùng và được tặng danh hiệu: "Đơn vị lũy thép Thành cổ".
Nhiều chiến sĩ bị thương tới lần thứ tư trong ngày vẫn kiên cường ở lại chiến đấu, 2 chiến sĩ đã chặn đánh 50 binh lính đối phương có xe tăng yểm trợ…
Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95 tập kích khu nhà xanh Đông Bắc Thị xã từ ngày 19 đến ngày 25 tháng 8, đã bám trụ khu vực, đánh lui nhiều đợt phản kích, loại 250 binh sỹ đối phương. Được tặng danh hiệu "Tiểu đoàn đánh giỏi" và Huân chương Quân công hạng Ba.
 Hàng chục tổ, đội chiến đấu của Trung đoàn 95 chiến đấu giỏi, đạt chỉ tiêu diệt 50 binh sỹ đối phương/tuần trong tháng 8 và 9 năm 1972, nổi bật:
- Tổ chiến đấu Đại đội 2 Tiểu đoàn 4 đánh 15 trận nhỏ, diệt 90 binh sỹ đối phương và 1 xe tăng M.41.
- Tổ chiến đấu Đại đội 5 Tiểu đoàn 5 đánh 10 trận diệt 80 binh sỹ đối phương.
- Tổ chiến đấu Đại đội 9 Tiểu đoàn 6 diệt 75 binh sỹ đối phương và 1 xe tăng v.v…
TRUNG ĐOÀN 101 SƯ ĐOÀN 325
Trung đoàn đã chiến đấu ở khu vực phía Bắc Thị xã Quảng Trị tại vùng An Tiêm - Chợ Sải từ hạ tuần tháng 7 đến giữa tháng 9, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chốt giữ khu vực, ngày ngày chống đối phương lấn dũi, đêm đêm đi tập kích, cải thiện thế phòng thủ. Trong số các trận chiến đấu nổi bật lên một số trận như:
- Đêm 26 tháng 7, Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 cùng Tiểu đoàn 19 đặc công Sư đoàn tập kích vào Chợ Sải, tiếp theo đưa lực lượng vào chốt giữ lâu dài. Đại đội 6 Tiểu đoàn 2 và một trung đội đặc công của Sư đoàn cùng lực lượng du kích Triệu Phong chiếm gọn khu vực Chợ Sải, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 100 binh sỹ đối phương.
- Sau đêm 26 tháng 7, địch ồ ạt tấn công vào làng, Tiểu đoàn 2 chuyển ra chốt giữ khu vực bờ sông Thạch Hãn.
- Bốn ngày sau, Đại đội 5, Đại đội 7 Tiểu đoàn 2 liên tiếp tập kích, làm chủ khu vực Chợ Sải, đánh bại nặng hai đại đội đối phương.
- Cuối tháng 8 đầu tháng 9, Đại đội 8 Tiểu đoàn 2 dùng hoả lực 12,7 ly bắn cháy một máy bay trực thăng.
- Sáng mùng 1 tháng 9, Tiểu đoàn 3 dùng cối 82 ly kết hợp chốt đánh lui nhiều đợt phản kích của đối phương, tiêu diệt 36 binh lính đối phương, giữ vững trận địa.
- Để hỗ trợ cho các đơn vị bảo vệ Thành cổ, ngày 15, 16 và 17 tháng 9, Trung đoàn đã tổ chức chiến đấu thọc sâu nhiều trận tập kích vào làng khu vực Chợ Sải, An Tiêm, tiêu diệt và tiêu hao sinh lực đối phương, diệt 30 binh lính đối phương.
Trung đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #13 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2011, 12:03:05 pm »

                                                                    Tiếp :
        TRUNG ĐOÀN 18 THUỘC SƯ ĐOÀN 325
 Sau đợt tấn công tháng 5 và 6 năm 1972 vào khu Nam Mỹ Chánh - Hải Lăng, Trung đoàn trở về làm nhiệm vụ dự bị cho chiến dịch. Ngày 23 tháng 8, Trung đoàn được lệnh điều động Tiểu đoàn 7 vào chiến đấu tại khu vực Tây Nam Thành cổ, bao gồm khu Mỹ Tây, ngã ba Bãi Đá, Bồ Đề, cầu xi măng sông Con. Tiểu đoàn 7 phối hợp với các đơn vị bạn, chiến đấu ngoan cường dũng cảm, giành đi giật lại từng vị trí chiến đấu với đối phương cho đến ngày 15 tháng 9. Tiêu diệt nhiều sinh lực đối phương.
- Ngày 16 tháng 9 năm 1972, Trung đoàn được lệnh ra phòng ngự khu vực Nhan Biều - ái Tử. Trung đoàn đã nhanh chóng xây dựng trận địa chốt vững chắc, liên hoàn từ trung đội, đại đội, tiểu đoàn và cả trung đoàn từ mép tả ngạn sông Thạch Hãn vào sâu khu vực Ái Tử.
- Ngày 2 và ngày 3 tháng 11, Trung đoàn đã chiến đấu một trận xuất sắc không cho đối phương lấn chiếm vùng giải phóng của ta, tiêu diệt toàn bộ tiểu đoàn 6 thủy quân lục chiến, thu nhiều vũ khí, đạn dược, chặn đứng âm mưu của đối phương lấn chiếm vùng giải phóng.
       TRUNG ĐOÀN 88 THUỘC SƯ ĐOÀN 308
Trung đoàn đã tham gia chiến đấu từ hạ tuần tháng 7 đến ngày 15 tháng 9, bảo vệ khu vực Tây Nam Thị xã - Thành cổ, chiến đấu ngoan cường dũng cảm, bảo vệ và giữ vững trận địa từ khu vực trường Bồ Đề, khu Đệ Ngũ, ngã ba Bãi Đá, khu Cầu Sắt, khu Long Hưng đến La Vang và đồn Gia Long, có nhiều trận đánh lập thành tích xuất sắc như:
- Ngày 16 tháng 7, Đại đội 2 và Đại đội 3 Tiểu đoàn 7 đánh vào Sở chỉ huy tiểu đoàn 11 thủy quân lục chiến gần đồn Gia Long, tiêu diệt 60 binh lính đối phương, làm chủ trận địa.
- Đêm 23 tháng 7 năm 1972, Đại đội 10 Tiểu đoàn 6 thọc sâu cắm chốt khu vực trường Bồ Đề.
- Ngày 24 tháng 7 đến ngày 26 tháng 7, đối phương mở nhiều đợt tiến công nhằm lấy lại chốt của ta, Đại đội 9 xung phong tiêu diệt 30 binh sỹ đối phương, Đại đội 11 tiến vào làng Đệ Ngũ tiêu diệt 40 bính lính đối phương, đánh bật đối phương ra khỏi làng và tổ chức chốt giữ.
- 17 giờ ngày 27 tháng 7, Đại đội 5, Đại đội 1 Tiểu đoàn 5 và Đại đội 11 Tiểu đoàn 6 tổ chức tập kích tiểu đoàn thủy quân lục chiến ở làng Thạch Hãn, tiêu diệt 70 bính sỹ sý đối phương, làm chủ trận địa. Cùng ngày Đại đội 1 và Đại đội 2 đã đánh chặn tiểu đoàn 11 dù từ đường 1 tiến vào La Vang, tiêu diệt 30 binh sỹ đối phương.
- Ngày 9 tháng 8, hai tiểu đoàn đối phương có xe tăng của thiết đoàn 18 ào ạt tiến công vào khu Đệ Ngũ và đầu Cầu Sắt, Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 6 đã chiến đấu ngăn chặn, tiêu diệt 150 binh lính đối phương, bắn cháy 9 xe tăng.
- Ngày 9 tháng 8, Tiểu đoàn 5 đánh phía Bắc làng Đệ Ngũ, ngã tư đường sắt, đã đánh bật nhiều đợt phản công của đối phương, đến 6 giờ tối đối phương phải khiêng xác đồng đội ra và chịu những thất bại lớn. Tại hướng của Tiểu đoàn 6, đối phương tiến công năm lần đều bị Tiểu đoàn 6 đẩy lùi.
- Ngày 13 tháng 8, Trung đoàn tổ chức đánh ba trận vào ba nơi là: Nhà bằng, Khu bãi xe, Nam ngã tư đường sắt, tiêu diệt 60 binh lĩnh đối phương, bắn cháy 2 xe tăng.
Ngày 15 tháng 8, Đại đội 7 Tiểu đoàn 5 tiến công ngã ba Đống Đá, tiêu diệt 150 binh lính đối phương.
Ngày 4 tháng 9, Đại đội 7 Tiểu đoàn 5 chốt giữ làng Đệ Ngũ với 10 tay súng đánh tan một đại đội thuỷ quân lục chiến.
Ngày 5 tháng 9, Đại đội 7 Tiểu đoàn 5 tiến sát vào đầu Cầu Sắt đào công sự, phát hiện quân đối phương, đánh nhau suốt một ngày, tiêu diệt 20 binh lính đối phương. Tối mùng 5 tháng 9, Tiểu đoàn lệnh cho Đại đội 9 chi viện cho Đại đội 7, sau 20 phút chiến đấu ta tiêu diệt 30 binh sỹ đối phương, đánh bật đối phương ra khỏi ngã tư đường sắt.
Từ hạ tuần tháng 7 đến 15 tháng 9, Trung đoàn đã đánh hơn 100 trận lớn nhỏ, trong đó có 50 trận cấp đại đội đến trung đoàn, tiêu diệt 1.670 binh lính đối phương, bắn cháy 16 xe tăng, thu nhiều vũ khí đạn dược.
         TIỂU ĐOÀN 5 TRUNG ĐOÀN 165 THUỘC SƯ ĐOÀN 312
Trung đoàn 165 được lệnh đưa Tiểu đoàn 5 vào chiến đấu từ trung tuần tháng 8 năm 1972 ở khu vực Đông Nam Thị xã Quảng Trị, phối hợp cùng các đơn vị Trung đoàn 48 Sư đoàn 320B, Trung đoàn 95 Sư đoàn 325. Đã chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa khu vực Thạch Hãn, chùa Bà Năm. Cuối tháng 8 đầu tháng 9, Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 165 trở về đội hình chiến đấu của Trung đoàn 165 Sư đoàn 312 tại cánh Tây Quảng Trị.
         TIỂU ĐOÀN 3 VÀ TIỂU ĐOÀN 8 BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG TRỊ
Hai tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị đã tham gia chiến đấu cùng các lực lượng bộ đội chủ lực từ ngày 3 tháng 7 đến ngày 15 tháng 9 tại các khu vực đường 1, đầu Cầu Sắt, khu Thành cổ. Với tinh thần quả cảm, lòng yêu nước, không quản khó khăn gian khổ, không sợ hy sinh xương máu, quân ta đã chiến đấu ngoan cường, giành giật với đối phương từng vị trí trước quân đối phương mạnh hơn ta gấp nhiều lần về sinh lực, hỏa lực chi viện, giữ vững trận địa chốt, tổ chức tập kích tiêu hao sinh lực đối phương, lập nhiều chiến công xuất sắc. Đã có nhiều gương chiến đấu kiên cường, anh dũng và hai tiểu đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
         PHÂN ĐỘI PHÁO CỐI ĐI CÙNG TIỂU ĐOÀN, TRUNG ĐOÀN VÀ PHÁO CHI VIỆN CỦA SƯ ĐOÀN VÀ MẶT TRẬN
Các phân đội pháo đã tích cực hiệp đồng chặt chẽ cùng bộ binh đánh ngăn chặn đối phương giữ vững chốt cũng như trong các trận tập kích vận động tấn công diệt đối phương, cải thiện thế phòng thủ Thị xã suốt 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ, góp phần diệt nhiều sinh lực đối phương và phương tiện chiến tranh của chúng. Trong đó:
- Trận đánh ngày 10 tháng 7, ta dùng pháo 130 ly bắn cấp tập vào nơi tập trung của đối phương với 400 quả đạn, phá tan cuộc chuẩn bị tấn công của đối phương, diệt hàng trăm binh lính đối phương tại An Thái - Đại Nải.
- Ngày 22 tháng 8, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48 dùng cối 82 ly bắn 400 quả tiêu diệt nhiều sinh lực đối phương ở Tri Bưu.
       PHÂN ĐỘI PHÒNG KHÔNG CỦA TIỂU ĐOÀN, TRUNG ĐOÀN, SƯ ĐOÀN VÀ PHÁO PHÒNG KHÔNG MẶT TRẬN
Các phân đội phòng không đã ngoan cường chiến đấu, trực tiếp bảo vệ đội hình chiến đấu của các đơn vị ở Thị xã - Thành cổ, bắn rơi một số máy bay, trong đó có một chiếc máy bay chở viên Tư lệnh phó sư đoàn và chỉ huy pháo binh sư đoàn dù, góp phần cùng các đơn vị bạn bảo vệ Thị xã và Thành cổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
        PHÂN ĐỘI ĐẶC CÔNG SƯ ĐOÀN 325 VÀ PHÂN ĐỘI ĐẶC CÔNG MẶT TRẬN B5
Tiểu đoàn đặc công 19 Sư đoàn 325 và Tiểu đoàn đặc công Mặt trận B5 đã đánh nhiều trận phía sau lưng đối phương tại khu vực Mai Lĩnh - Hải Lăng, có nhiều trận đạt hiệu suất khá tốt. Tiêu biểu như trận đêm 24 tháng 8, một phân đội đặc công Sư đoàn 325 đã luồn sâu đánh sở chỉ huy tiểu đoàn thủy quân lục chiến ở An Lưu, diệt 80 binh lính đối phương, bắn cháy 2 xe tăng, 2 nhà bạt, phá 1 trận địa súng cối.
       PHÂN ĐỘI TRINH SÁT CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA CHIẾN ĐẤU
Các phân đội trinh sát đã ngày đêm bám sát đối phương, bắt tù binh, thu tài liệu, phát hiện kịp thời nhiều hoạt động, âm mưu, thủ đoạn của đối phương, phục vụ chỉ huy chiến đấu bảo vệ Thị xã. Nhiều phân đội trinh sát đã phải bổ sung đến lớp chiến sĩ thứ ba, thứ tư…
Một đại đội trinh sát thuộc Tiểu đoàn trinh sát 74 Bộ Tổng tham mưu lập chiến công trinh sát Thành cổ được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.
        PHÂN ĐỘI CÔNG BINH CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA CHIẾN ĐẤU
- Đã dũng cảm đánh bom mìn, táo bạo bò sang trận địa đối phương đặt mìn, giăng bẫy diệt nhiều binh sỹ đối phương.
- Tích cực xây dựng công trình, góp phần cải thiện thế phòng thủ một số trận địa chốt ở Thị xã.
PHÂN ĐỘI CÔNG BINH BẾN ĐÒ NHAN BIỀU - THỊ XÃ
Đơn vị đã bảo đảm hoạt động liên tục dài ngày, kể cả những đợt mưa bão lũ tháng 8, tháng 9 sẵn sàng khắc phục khó khăn, đêm đêm chở đạn dược, lương thực, đưa quân vào Thành, chuyển thương binh ra ngoài.
- Phân đội đã phát huy sáng kiến làm thêm bè mảng bằng tre, bằng cây chuối để khắc phục khi thuyền gỗ, thuyền cao su bị hư hỏng.
- Phân đội đã buộc dây giăng qua sông để người bíu bám qua lại hai bên bờ được thuận lợi nhanh chóng. Nhiều lần nước lũ chảy xiết, bè mảng bị trôi, các chiến sĩ đã xả thân cứu người, cứu hàng đưa vào bờ an toàn.
      PHÂN ĐỘI THÔNG TIN CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA CHIẾN ĐẤU
Các phân đội thông tin đã liên tục giữ vững thông tin thông suốt, bảo đảm liên lạc vô tuyến điện, điện thoại giữa Sở chỉ huy Thị xã với cấp trên, với các tiểu đoàn, các trận địa chốt. Các chiến sĩ đã không quản ngày đêm đi nối dây bị đứt, đi nạp ắc quy vô tuyến điện bên kia bờ sông.
Nhiều chiến sĩ truyền đạt băng qua bom đạn đối phương, có đồng chí bị thương vẫn nghiến răng chịu đau, bò đến truyền đạt kịp thời mệnh lệnh cấp trên cho chỉ huy phân đội.
Tiêu biểu có phân đội thông tin (Trung đoàn 48) bảo vệ đường dây hữu tuyến từ Sở chỉ huy trong Thị xã về Sở chỉ huy Mặt trận B5. Nhiều lần đã phải nối đi nối lại cả chục lần. Có lần giữa dòng sông chảy xiết, anh em đã kịp nối hai đầu dây đảm bảo truyền lệnh pháo chi viện kịp thời đẩy lùi đợt tiến công của địch…
     PHÂN ĐỘI QUÂN Y CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA CHIẾN ĐẤU
Các phân đội quân y đã ngày đêm tận tình cứu chữa hàng nghìn thương binh ngay trong Thành cổ và ở bên kia bờ sông tại Nhan Biều, trong suốt cả 81 ngày đêm. Các chiến sĩ quân y đã nhanh chóng sơ cứu, phân loại thương binh, bảo đảm chuyển thương binh ra ngoài an toàn, kịp thời. Có ngày tại hầm quân y cạnh Sở chỉ huy lên tới hàng trăm thương binh phải cứu chữa và bảo đảm ăn uống v.v…
    PHÂN ĐỘI VẬN TẢI CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA CHIẾN ĐẤU
Các phân đội vận tải đã vượt hàng chục tọa độ lửa từ Đông Hà, ái Tử, Ba Gơ, Nhan Biều, Tả Kiên… đưa vật chất vũ khí trang bị đạn dược, lương thực thực phẩm từ tuyến Mặt trận B5 - Tuyến sư đoàn đến tuyến trung đoàn, tiểu đoàn, bảo đảm chiến đấu dài ngày trong Thị xã.
Đội thuyền máy Trung đoàn 48 đêm đêm vượt sông Thạch Hãn từ Tả Kiên qua đồn địch ở Chợ Sải vào Thị xã tiếp tế vũ khí lương thực, rồi chở thương binh nặng ra tuyến sau. Có thể nói mỗi chuyến đi thuyền vào Thị xã là một trận chiến đấu thực sự, nào phải rà soát bom từ trường của đối phương thả trên sông, nào dùng hỏa lực từ Xuân An khống chế đồn Chợ Sải để thuyền tranh thủ vượt qua. Phân đội này được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.
 
hết: ph 4 -, xem tiếp:ph  5               
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #14 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2011, 12:07:06 pm »

                                        Phần 5 chương 1:

      LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN - DU KÍCH Ở THỊ XÃ VÀ CÁC XÃ LÂN CẬN
Lực lượng dân quân, du kích đã gắn bó với các đơn vị chủ lực cùng chiến đấu bảo vệ địa phương, góp phần bảo đảm trinh sát, dẫn đường, thông tin, chuyên chở đò, tìm kiếm vật tư, vận chuyển và nuôi dưỡng thương binh, động viên và duy trì cuộc chiến dài ngày của bộ đội ta, giữ vững an ninh trật tự địa bàn, đã lập được nhiều thành tích xuất sắc và có nhiều gương chiến đấu anh dũng.
 Nhìn chung, trải qua cuộc chiến đấu kiên cường ác liệt dài ngày hè 1972 ở Thị xã - Thành cổ Quảng Trị, cộng thêm những trận chiến đấu tiếp theo sau đó với ý chí rèn luyện, phát huy trí tuệ tài năng của từng đồng chí, ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ chiến sĩ gang thép, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân anh hùng.
Nhiều đồng chí chiến sĩ chiến đấu ở Thị xã - Thành cổ Quảng Trị đã trưởng thành, đã là cán bộ cấp tá, cấp tướng, cán bộ trung cao cấp của Đảng, của Chính quyền, Trung ương và địa phương, của quân đội ta hiện nay.
3. VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH SÁNG TẠO, DŨNG CẢM, MƯU TRÍ, CHỦ ĐỘNG, KẾT HỢP CHẶT CHẼ GIỮA CHỐT CHẶN PHÒNG GIỮ VỚI TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG TIẾN CÔNG, TẬP KÍCH, PHỤC KÍCH, ĐÁNH TỈA, TIÊU HAO, TIÊU DIỆT SINH LỰC ĐỐI PHƯƠNG, GIỮ VỮNG DÀI NGÀY MỤC TIÊU THỊ XÃ - THÀNH CỔ Ở VÒNG NGOÀI, VÒNG TRONG.
Ta đã không bị động trong ngăn chặn, chống trả các đợt tấn công của đối phương.
Ta đã chốt giữ có trọng điểm, kết hợp xuất kích, phục kích, tiêu diệt quân đối phương, tạo thế chủ động tích cực phòng giữ.
Trên toàn Mặt trận B5 (từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 16 tháng 9) trong 81 ngày đêm, theo tài liệu tổng kết của Bộ và của Mặt trận, ta đã diệt 26.400 binh sỹ đối phương, bắt 71 binh sỹ đối phương, diệt gọn 12 đại đội, đánh thiệt hại 15 tiểu đoàn bộ binh và 2 thiết đoàn, bắn rơi 164 máy bay, phá hủy 345 xe trong đó 221 xe tăng và thiết giáp, phá hủy 230 khẩu pháo, đánh chìm 8 tàu, 13 xuồng, cháy 38 kho xăng.
Riêng trong Thị xã - Thành cổ, ta đã diệt 7.756 binh lính đối phương, bắt 4 binh lính đối phương, bắn rơi 9 máy bay, cháy 25 xe tăng - bọc thép, phá 4 ô tô.
- Từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1972, sư đoàn thủy quân lục chiến bị diệt 9 đại đội, thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn trong phạm vi Thị xã Quảng Trị.
- Qua hơn 1 tháng lấn dũi tháng 8 và tháng 9 năm 1972 sư đoàn thủy quân lục chiến bị loại một phần ba lực lượng, tức là lớn hơn mức thiệt hại của sư đoàn dù tới gần hai lần.
- Giẫm theo lối mòn quân dù, sư đoàn thủy quân lục chiến đã húc phải bức tường đá ở Thị xã Quảng Trị…
4. TA ĐÃ PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN, TRƯỚC HẾT LÀ:
 SỨC MẠNH CHÍNH NGHĨA - "KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO" CỦA TỔ QUỐC:
- Ta đã động viên được hàng vạn thanh niên từ nhà máy, công nông trường, đồng ruộng, hợp tác xã, sinh viên trường đại học,… hăng hái lên đường chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họ được huấn luyện chưa là bao, đến thẳng bờ sông Thạch Hãn, bơi sang Thị xã và Thành cổ, nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh chiến trường, với trận địa chốt nóng bỏng để bước vào cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, một mất một còn với kẻ thù đế quốc Mỹ xâm lược.
Có thể nói mỗi chiến sĩ, chỉ với một việc là tự nguyện bơi vượt sông vào Thị xã, ra trận địa giữ chốt đều đã xứng đáng nhận ngay một huân chương cao quý của Tổ quốc.
Ta đã phát huy được sức mạnh của nhiều binh đoàn chủ lực, nhiều binh chủng kỹ thuật chiến đấu kiên cường ở vòng ngoài trên các trục đường 1, tây đường 1, đường 68 ven biển, đánh những đòn sấm sét vào bên sườn đội hình tiến công quân dù, quân thủy quân lục chiến, tiêu diệt nhiều sinh lực của chúng, từng bước ngăn chặn cuộc hành quân quy mô lớn của bộ binh xe tăng địch dưới sự yểm trợ tối đa của không quân, hải quân Mỹ… Có thể nói những trận tập kích, vận động tiến công, những đòn phản công của những trung đoàn, sư đoàn chiến đấu vòng ngoài đã được phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ rất quan trọng, nếu không muốn nói là đã góp phần có ý nghĩa quyết định cho lực lượng trực tiếp phòng giữ dài ngày trong Thị xã và Thành cổ.
Ta cũng đã phát huy được sức mạnh của nhân dân địa phương, của các đoàn, đội dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong ngày đêm vượt bom đạn nguy hiểm để vận chuyển tiếp tế vũ khí lương thực, khiêng cáng, săn sóc thương binh từ tiền phương chuyển về sau, chôn cất, bảo đảm phần mộ cho liệt sĩ.

                    Hết chương 1 xin mời xem tiếp: Chương II: Những chuyện kể về khúc tráng ca Quảng Trị

Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #15 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2011, 09:55:26 pm »

                                 Chương 2:
HỒI ỨC VỀ NHỮNG TRẬN CHIẾN ĐẤU, VỀ SINH HOẠT, TÂM TƯ, TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI LÍNH TRONG THỜI KHẮC ÁC LIỆT, ĐẦY KỶ NIỆM.
 
                         Kỷ niệm giải phóng Quảng Trị
                            Trung tướng LÊ TỰ ĐỒNG
                                         Nguyên phó Chính ủy Mặt trận B5
 
Đã ba mươi năm trôi qua, trí nhớ không còn nguyên vẹn, nhưng các sự kiện lớn thì tôi không thể nào quên. Còn nhớ ý đồ tiến công giải phóng Trị - Thiên của cấp trên giao cho Mặt trận B5 rất nặng: Vừa phải phối hợp với các chiến trường toàn miền Nam, vừa phải gắn bó mật thiết với địa phương, vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị cho mặt trận đấu tranh ngoại giao.

Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 phải xây dựng kế hoạch rất cụ thể, tỉ mỉ để trình lên Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh phê duyệt. Kế hoạch được thông qua, sáng ngày 30/3/1972, chiến dịch bắt đầu nổ súng.

Chỉ mấy ngày đầu, quân ta đã đập tan tuyến phòng ngự vòng ngoài rất kiên cố của đối phương được xây dựng và củng cố hàng chục năm. Ta đã giải phóng hai huyện Cam Lộ, Gio Linh và buộc trung đoàn 56 của đối phương ở điểm cao 241 phải đầu hàng.
Ngày 27/4/1972 ta mở tiếp cuộc tiến công. Ngày 1/5/1972 ta làm chủ Đông Hà - Ái Tử và Thị xã Quảng Trị. Ngày 2/5/1972 ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị.

Tàn quân đối phương tháo chạy về bờ Nam sông Mỹ Chánh, quân ta truy kích đến bờ Bắc sông Mỹ Chánh, thì ta cũng đuối sức. Không có lực lượng dự bị, nên quân ta dừng lại ở phía Bắc sông.

Ngày 20/6/1972, ta mở tiếp đợt tấn công lần thứ ba, nhưng tình hình lúc đó đã khác: thế và lực của ta không mạnh, thời cơ cũng đã qua, nên đợt tấn công này không đạt kết quả.

Qua hai đợt tấn công, quân ta đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị trong điều kiện phi pháo rất ác liệt. Quân Mỹ rút đi rồi, nhưng máy bay, pháo binh, kể cả pháo hạm vẫn ở yểm trợ cho quân ngụy.

Sau khi củng cố và bổ sung lực lượng, ngày 28/6/1972, đối phương mở cuộc phản kích lớn, ta đánh trả. Sau 81 ngày đêm chiến đấu cực kỳ quyết liệt, đối phương chiếm lại được huyện Hải Lăng và sáu xã thuộc huyện Triệu Phong và Thành cổ Quảng Trị. Mãi đến Chiến dịch Xuân năm 1975, ta mới giải phóng nốt phần đất nói trên.

Trong chiến dịch tấn công giải phóng Quảng Trị, ta đã giáng một đòn chí tử vào chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Lần đầu tiên ta mở chiến dịch binh chủng hợp đồng quy mô lớn, thắng lợi giòn giã, ta giải phóng một vùng đất khá rộng, làm cho địch bị thiệt hại nặng nề.
Quảng Trị được giải phóng trước toàn quốc ba năm. Thế nhưng Quảng Trị là một trong những nơi bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất. Sau khi được giải phóng, Quảng Trị đúng là một bãi chiến trường, đất đai bị cày xới, chỉ thấy một màu đỏ chói chang, không còn một ngọn cây nguyên vẹn!

Tôi được may mắn trở lại vùng đất này hồi tháng 12 năm 2001. Đông Hà nay là tỉnh lỵ mới của Quảng Trị, có chợ mới xây lại, bộ mặt của tỉnh thêm vui tươi. Tỉnh có hai nghĩa trang lớn: Nghĩa trang Trường Sơn và Nghĩa trang Đường 9 là nơi để nhân dân tỏ lòng biết ơn đối với các liệt sĩ. Đó là điều đáng trân trọng. Đồng bào cả nước - đặc biệt đồng bào các tỉnh phía Bắc - thường xuyên lui tới hai nghĩa trang này.
Tận mắt nhìn thấy sự thay đổi ở vùng đất này mà lòng tôi rộn niềm tin! Mong sao những nơi xa xôi hẻo lánh nhất của núi rừng trùng điệp này cũng có sự đổi mới, như vậy thì còn gì vui sướng hơn!

 Trung tướng :Lê Tự Đồng
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #16 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2011, 10:02:18 pm »

                                  Tiếp theo :

           THIÊN ANH HÙNG CA VỀ LÒNG DŨNG CẢM
                          Trung tướng SÙNG LÃM
                           Nguyên Sư trưởng Sư đoàn 320B

Thị xã và Thành cổ Quảng Trị nằm bên bờ phía Đông sông Thạch Hãn tiếp giáp hai huyện Triệu Phong - Hải Lăng, diện tích khoảng 4 ki lô mét vuông. Năm 1972, toàn thị xã có khoảng 14.000 dân đã được sơ tán. Đứng về mặt quân sự, đây chỉ là một mục tiêu có tính chiến thuật, nhưng để phục vụ nhiệm vụ chính trị và yêu cầu trực tiếp của cuộc đấu tranh ngoại giao lúc đó, thì địa danh này trở thành trọng điểm rất quan trọng.

Tối 26/6/1972, đồng chí Hải Như, Tham mưu trưởng Trung đoàn 48, đến sở chỉ huy báo cáo với Bộ Tư lệnh Sư đoàn 320B về tình hình đơn vị. Tôi và Chính ủy Nguyễn Duy Tường ra lệnh sơ bộ cho trung đoàn phải khẩn trương chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng vào chiến đấu bảo vệ Thị xã Quảng Trị.

Quán triệt quyết tâm của Quân ủy Trung ương: Giữ vững Quảng Trị, đánh bại cuộc hành quân của địch. Bộ Tư lệnh Mặt trận Trị Thiên chủ trương: Tăng cường và chi viện cho lực lượng giữ Thị xã Quảng Trị, đồng thời liên tục tổ chức những trận phản kích từ hai bên sườn, chủ yếu là từ hướng Tây, từng bước đánh bại ý đồ chiếm lại Thị xã của đối phương nhằm. 22 giờ ngày 30 tháng 6, Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Tư lệnh Mặt trận Trị Thiên giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 320B cùng Tỉnh đội Quảng Trị tổ chức bảo vệ khu vực La Vang, Tích Tường, nhà ga, ngã ba Long Hưng, Tri Bưu, dùng vật cản kết hợp hỏa lực, tổ chức chiến đấu chặt chẽ, kiên quyết không để đối phương tiến vào Thị xã.

Tình hình quân số, vũ khí của ta bị tiêu hao trong chiến đấu chưa được bổ sung có ảnh hưởng đến sức mạnh chiến đấu của đơn vị. Ngày 1 tháng 7, toàn trung đoàn chuyển gấp vào phòng ngự theo phương án tác chiến:
- Tiểu đoàn 3 tăng cường đảm nhiệm phòng ngự hướng chủ yếu; tổ chức cụm chốt ở khu vực La Vang - cầu Thượng Xá trên trục đường 1 (Đông Nam Thị xã).
- Tiểu đoàn 1 tăng cường, đảm nhiệm phòng ngự hướng thứ yếu; tổ chức cụm chốt ở các thôn An Thái, Tri Bưu, Quy Thiện (Đông Bắc Thị xã).
- Tiểu đoàn địa phương  8 và Quảng Trị tổ chức phòng ngự trong Thị xã Quảng Trị.
- Tiểu đoàn 2 về đứng ở thôn Cổ Thành (Tây Bắc Thị xã) làm lực lượng cơ động.
- Các đại đội hỏa lực bố trí trong Thành cổ.
- Sở chỉ huy Trung đoàn ở Bối Khê (Tây Bắc Thị xã Quảng Trị), bộ phận chỉ huy nhẹ ở nhà tên tỉnh trưởng; Trung đoàn 48 chịu trách nhiệm chỉ huy các lực lượng vũ trang bảo vệ Thị xã Quảng Trị. Tỉnh đội trưởng Nguyễn Mạnh Khoa cử hai tỉnh đội phó là đồng chí Kiện Toàn, đồng chí Hòa tiến hành hiệp đồng chiến đấu với chủ lực và ở bên cạnh Sở chỉ huy Trung đoàn 48 để chỉ huy đơn vị thuộc quyền.
Ngày họp lại Hội nghị Pa-ri càng đến gần, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Ngô Quang Trưởng phải cắm được cờ trong Thị xã.
1. TỪ NGÀY 4 ĐẾN NGÀY 10 THÁNG 7, SƯ ĐOÀN DÙ CỦA ĐỐI PHƯƠNG TỔ CHỨC ĐÁNH CHIẾM THỊ XÃ LẦN THỨ NHẤT.
Từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 7, đối phương tiến công liên tục vào trận địa của ta và tung thám báo, biệt kích luồn vào Thị xã. Tất cả đều bị ta tiêu diệt và đẩy lùi. Trận đánh của Tiểu đoàn địa phương  8 thuộc Tỉnh đội Quảng Trị ở Thạch Hãn và trận đánh của Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 48 ở Quy Thiện, Trầm Lý, ta diệt 150 địch quân, số còn lại tháo chạy.
Ngày 10 tháng 7, từ mờ sáng, bom pháo đối phương dồn dập đánh vào trận địa quân ta. Pháo binh, súng cối ta cũng bắn cấp tập vào khu vực An Thái, Đại Nải, nơi bộ binh, xe tăng đối phương tập trung, làm binh lực đối phương thiệt hại nặng, buộc đối phương phải tạm dừng cuộc tiến công để xốc lại lực lượng. Suốt ngày 10 tháng 7, quân đối phương tập trung một lực lượng lớn tiến công vào hướng Đông - Nam và Đông - Bắc, song vẫn không sao tiến vào được Thị xã, đối phương còn bị thiệt hại nặng nề, bỏ lại 500 xác binh lính và 12 xe tăng, thiết giáp trước trận địa quân ta. 18 giờ cùng ngày, Bộ chỉ huy Mặt trận gửi điện khen ngợi Lực lượng bảo vệ Thị xã Quảng Trị: Ngày 10 tháng 7 là ngày cao điểm, đối phương tập trung cố gắng chiếm Thị xã Quảng Trị, nhưng đã bị thất bại.
Các lực lượng ở hướng Đông và hướng Tây quân ta đã tích cực phản công để chi viện, chia lửa với lực lượng chiến đấu bảo vệ Thị xã.
- Hướng Tây Nam: Trung đoàn 66 và Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 304 phản kích ở Phú Long và Cây Lời, chặn được bước tiến của sư đoàn dù.
- Hướng Đông: các Trung đoàn 27, 64 thuộc Sư đoàn 320B; Trung đoàn 18 thuộc Sư đoàn 325; Tiểu đoàn 47 Khu đội Vĩnh Linh; Tiểu đoàn 10 Tỉnh đội Quảng Trị cùng quân dân huyện Hải Lăng đã chặn được quân đối phương ở tuyến Ngô Xá, Cù Hoan, Trà Trì, Hà Lộc, không cho sư đoàn thủy quân lục chiến tiến vào Đông - Bắc Thị xã.
Tôi với cương vị Tư lệnh cánh Đông lúc đó, không bao giờ quên tấm gương chiến đấu kiên cường, chỉ huy kiên quyết và táo bạo của Xã đội phó Hải Khê - Hải Lăng, Trần Thị Tâm. Chị chỉ huy du kích đánh bại một tiểu đoàn thủy quân lục chiến được pháo binh, xe tăng yểm trợ ở Hải Quế, bảo vệ ngã ba trọng yếu tiến vào Thị xã Quảng Trị. Đồng chí Tâm hy sinh vào phút chót. Trong cuộc tiến công này, đối phương không chiếm được Thị xã. Thương vong của cả hai bên là không nhỏ.
Đêm 10 tháng 7, Chính ủy Trung đoàn Trần Quang Tùy vào Thị xã phổ biến chỉ thị của Tư lệnh Mặt trận, tiến hành rút kinh nghiệm chiến đấu, bổ sung phương án tác chiến và quán triệt nghị quyết Đảng ủy Sư đoàn: "Quyết đánh, biết đánh", chủ động tích cực tiến công để giữ vững mục tiêu bảo vệ. Các đồng chí Trung đoàn phó Trần Minh Vân, Tham mưu trưởng Hải Như và chỉ huy các đơn vị hứa quyết tâm thực hiện khẩu hiệu: "48 còn, Quảng Trị còn". Trần Minh Vân, Trung đoàn phó Trung đoàn 48, trực tiếp chỉ huy lực lượng trong Thị xã còn rất trẻ, chỉ huy xông pha, táo bạo, đã nói là làm bằng được.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #17 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2011, 10:05:40 pm »

                                    Tiếp theo :
 2. TỪ NGÀY 14 THÁNG 7 ĐẾN NGÀY 27 THÁNG 7, ĐỐI PHƯƠNG TỔ CHỨC TIẾN CÔNG LẦN THỨ HAI
Sư đoàn dù của đối phương cho một cánh quân từ ngã ba Long Hưng tiến đánh Quy Thiện, Tri Bưu, uy hiếp phía Đông Thị xã, một cánh quân đánh ra Tích Tường - Như Lệ, cắt đường tiếp tế cho Thị xã từ hướng Nam. Sư đoàn thủy quân lục chiến tiến sát sông Vĩnh Định, cố chiếm An Tiêm, Nại Cửu, Bích La Đông, bao vây Thị xã từ hướng Đông - Đông Bắc.
Dự đoán được ý đồ của đối phương, nên ta đã tích cực ngăn chặn, kết hợp với phản kích, đã đánh bại cuộc tiến công lần hai của đối phương. Ta đã đánh quỵ một lữ đoàn dù, một tiểu đoàn thủy quân lục chiến, loại hai đơn vị này ra ngoài vòng chiến. Ý định chiếm Thị xã của đối phương không thực hiện được. Khi sức chiến đấu của bộ đội ta giảm đi, đối phương chiếm được làng Tri Bưu, thôn Cổ Thành và khu vực Chợ Sải, hình thành thế bao vây ta ba mặt. Có những trận đánh hiệu suất chiến đấu cao, tác động cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân ta như:
Trung đoàn 88 thuộc Sư đoàn 308 cùng Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 320B chiếm lại được Long Hưng Bắc, ngã tư đường sắt; Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 304 chốt giữ được Phú Long, Tiểu đoàn 8 thuộc Tỉnh đội Quảng Trị cùng Trung đoàn 48 chiếm lại nhà thờ Thạch Hãn và ngã tư đường 1.
- Từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 7, Trung đoàn 27 và Tiểu đoàn 7 thuộc Trung đoàn 64 có xe tăng và pháo binh chi viện, diệt gần hết tiểu đoàn thủy quân lục chiến đối phương, bắn rơi 11 máy bay trực thăng ở khu vực An Tiêm - Nại Cửu.
Đại đội 5 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 chốt giữa ngã ba Long Hưng (cửa ngõ chủ yếu tiến vào Đông - Nam Thị xã) do Vũ Trung Thướng chỉ huy đã liên tục chiến đấu bảy ngày đêm, diệt hai đại đội và đánh thiệt hại hai đại đội khác của lữ đoàn 2 dù, bắn cháy, bắn hỏng mười xe tăng, giữ vững chốt thép ngã ba Long Hưng.
Trên cánh Đông, Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 64 được tăng cường Tiểu đoàn 66 xe tăng, thiết giáp cùng quân dân địa phương đánh bại cuộc đổ bộ đường không xuống khu vực Lệ Xuyên của Tiểu đoàn 9 và Tiểu đoàn 6 thủy quân lục chiến ở phía Linh Chiểu lên phối hợp định chiếm cảng Cửa Việt.
Tiểu đoàn 4 thuộc Trung đoàn 95, Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 64 đã kịp thời tham chiến, cùng với Trung đoàn 48 đã kiên cường, liên tục phản kích giữ vững khu vực Thành cổ Quảng Trị.
Ngày 14 tháng 7, Mặt trận cử đồng chí Dưỡng - Tham mưu phó và đồng chí Bình - Cục phó Chính trị Mặt trận thành lập Bộ chỉ huy và Ban cán sự Thị xã. Ngay sau đó, đồng chí Dưỡng bị thương nặng, đồng chí Trịnh Hồng Thái - Tham mưu trưởng Sư đoàn 320B vào thay, cũng bị thương nặng.
Ngày 20 tháng 7, Mặt trận quyết định thành lập Ban chỉ huy Bảo vệ Thị xã do Trung đoàn trưởng Trung đoàn 48 Lê Quang Thúy làm Chỉ huy trưởng; Chính ủy Trung đoàn 95 Nguyễn Văn Thiện làm Chính ủy; các trung đoàn phó của hai trung đoàn này làm Chỉ huy phó.
3. TỪ NGÀY 29 THÁNG 7 ĐẾN TRUNG TUẦN THÁNG 8 NĂM 1972
Sư đoàn dù của đối phương mất sức chiến đấu, phải rút ra củng cố, Sư đoàn thủy quân lục chiến vào thay áp dụng chiến thuật mới "lấn dũi", sử dụng tối đa hỏa lực của không quân, hải quân, pháo binh, xe tăng, chi viện của bộ binh đánh chiếm mục tiêu. Bộ Tư lệnh chiến dịch tăng cường Trung đoàn 165 thuộc Sư đoàn 312 cho Sư đoàn 308, Trung đoàn 95 thuộc Sư đoàn 325 chuyển sang tăng cường cho Lực lượng bảo vệ Thị xã. Tiểu đoàn 7 thuộc Trung đoàn 64 vào thay cho Tiểu đoàn 9 rút ra củng cố. Chủ trương của ta diệt cho được một tiểu đoàn đối phương, cải thiện thế phòng thủ của ta ở phía Nam. Trên hướng Tây Nam, Sư đoàn 308 tấn công quân đối phương ở điểm cao 150B, khu vực Tích Tường, Thạch Hãn, nhưng kết quả hạn chế. Hướng Đông, Trung đoàn 101 thuộc Sư đoàn 325 đánh ở Nại Cửu, Chợ Sải. Lực lượng bảo vệ Thị xã giữ vững trận địa. Đặc công của K1, K5 Hải quân tập kích vào cảng Mỹ Thủy và trận địa pháo binh ở Hải Lăng, gây cho đối phương nhiều thiệt hại.
Ta tăng cường lực lượng mới vào một số trung đoàn, nhưng sức chiến đấu không mạnh hơn, đối phương dốc kiệt sức ra mà vẫn không vào được Thị xã, những trận phản kích của ta không đạt yêu cầu. Thị xã Quảng Trị vẫn bị đối phương uy hiếp cả ba mặt. Ngày 9 tháng 8, Bộ Tư lệnh Chiến dịch (Mặt trận Trị Thiên) giao cho Sư đoàn 325 lãnh đạo chỉ huy chung và bảo đảm các mặt cho lực lượng chiến đấu bảo vệ Thị xã Quảng Trị, nhưng về tác chiến chiến dịch vẫn chỉ huy vượt cấp đến Ban chỉ huy Bảo vệ Thị xã. Thượng tá Lê Kích - Sư đoàn trưởng 325 chỉ huy sư đoàn ở hướng Tây, Sư đoàn 320B chúng tôi ở hướng Đông quyết tâm cùng nhau hiệp đồng chiến đấu bảo vệ Quảng Trị.
4. TỪ NGÀY 20 THÁNG 8 ĐẾN CUỐI THÁNG 8 NĂM 1972
 Đối phương vẫn dùng cách đánh cũ và hỏa lực của không quân, hải quân, pháo binh bắn với mật độ cao, cường độ lớn để yểm trợ cho Sư đoàn thủy quân lục chiến tiến công vào Thị xã và một lữ đoàn dù mới hồi sức lấn ra phía Tây để bảo vệ sườn bên trái cho Sư đoàn thủy quân lục chiến. Ta chủ trương phản kích, nhằm diệt hai đến ba tiểu đoàn, phá thế uy hiếp cả ba mặt Đông - Nam và Tây Nam.
- Sư đoàn 308 điều các Trung đoàn 88 và 102 tiến công một tiểu đoàn thủy quân lục chiến ở ngã tư Thạch Hãn và ngã ba Long Hưng, sau ba mươi  phút chiến đấu, ta chiếm được trận địa. Sau một ngày, bị máy bay và pháo binh của đối phương đánh phá ác liệt, ta thương vong nhiều, buộc phải bật ra ngoài. Ở khu vực Tích Tường, các Trung đoàn 36 và 165 thuộc Sư đoàn 312 chốt chặn kết hợp phản kích, đánh thiệt hại lữ đoàn dù, giữ vững trận địa.
- Hướng Đông, Trung đoàn 101 thuộc Sư đoàn 325 chặn đánh quân đối phương ở Chợ Sải. Trung đoàn 27 đánh chiếm Bích La Trung và một phần Nại Cửu, sau đó đối phương phản kích, chiếm lại.
- Trong Thị xã, Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn 95 tập kích diệt gọn một đại đội quân đối phương ở khu vực Tri Bưu. Lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến liên tục phản kích, hòng chiếm lại khu vực đã mất, bị Tiểu đoàn 5 của ta chốt kết hợp phản kích đẩy lùi. Các đơn vị khác trong Thị xã đều tích cực phản kích, giữ vững trận địa.
 Những ngày cuối tháng 8, lũ lụt rất lớn, nước các sông Thạch Hãn, Vĩnh Định, Nhùng quanh Thị xã Quảng Trị đột ngột dâng cao. Nước tràn vào Thị xã, ngập hết công sự, hầm hào, ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức chiến đấu của bộ đội. Đồng chí Phan Trần Thắng, Phó chính ủy Trung đoàn 48 báo cáo với Sư đoàn 320B về tình hình đơn vị bảo vệ Thị xã rất khó khăn: hàng trăm liệt sĩ, thương binh nằm lại, lương thực, thực phẩm còn một, hai ngày, súng đạn thiếu, quân số còn quá ít, Tiểu đoàn còn dưới 50 người, Đại đội còn trên dưới mười tay súng… đề nghị Sư đoàn giúp đỡ. Cùng ngày Chính ủy Mặt trận chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Sư đoàn động viên, giúp khẩn cấp cho Trung đoàn 48 giải quyết chuyển thương binh ra tuyến sau, chuyển gấp số thực phẩm, súng đạn cần thiết cho chiến đấu và đời sống của bộ đội. Bộ Tư lệnh Sư đoàn cử đoàn cán bộ ba cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần xuống ngay kiểm tra, giải quyết tại chỗ; chỉ thị cho các đại đội vận tải, công binh, thông tin và đội phẫu thuật tiếp tục xuống ngay giúp Trung đoàn 48.
Chỉ tính từ ngày 20 tháng 8 đến ngày 30 tháng 8 năm 1972 trên Mặt trận Quảng Trị, ta đã diệt hàng vạn quân của đối phương, bắt sống gần 100 binh lính; phá hủy hàng trăm khẩu pháo, bắn cháy và phá hủy hàng trăm xe tăng và xe quân sự khác; bắn rơi và bắn cháy hơn 200 máy bay. Số thương vong của ta cũng rất lớn (riêng Thị xã Quảng Trị mỗi ngày đêm phải bổ sung một đại đội).
5. NHỮNG NGÀY ĐẦU THÁNG 9 ĐẾN NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 1972
Đối phương tăng cường lực lượng ra Quảng Trị hai lữ đoàn biệt động quân số 1 và 2, một thiết đoàn xe tăng, thiết giáp, một số đơn vị pháo binh, súng phun lửa. Ý đồ của đối phương tiếp tục mở cuộc tiến công mới (lần thứ năm) đánh chiếm Thị xã Quảng Trị trước ngày 14-9 để phục vụ yêu cầu cho Hội nghị ở Pa-ri.
- Ta phải bổ sung một đại đội chủ trương mở đợt "đòn" tiến công trên toàn mặt trận, thời gian từ 5 đến 7 ngày, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực đối phương, đẩy lùi quân đối phương một bước nữa, chuẩn bị điều kiện đánh bại cuộc hành quân của đối phương. Lực lượng ta đến đầu tháng 9 có tới 5 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 304, 308, 312, 320B, 325) và các sư đoàn, trung đoàn pháo phòng không và tên lửa, pháo binh, xe tăng, thiết giáp, công binh, hóa học, thông tin, vận tải… và một bộ phận lực lượng hải quân (K1 và K5), nhiều tiểu đoàn đặc công, súng máy 12,7 ly và bộ đội địa phương. Nhưng quân số, sức chiến đấu của một số đơn vị giảm sút. Về đối phương cũng bị tổn thất lớn. Đối phương thay quân, bổ sung quân số, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật nên phục hồi sức chiến đấu nhanh, tiếp tục cuộc tiến công lần thứ năm vào Thị xã, đối phương vấp phải sự chống trả kiên cường của lực lượng bảo vệ Thị xã và lực lượng chủ lực quân ta ở cánh Đông và cánh Tây. Ta liên tục phản kích vào đội hình của đối phương.

Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở Thị xã Quảng Trị anh hùng vô cùng gian khổ và ác liệt. Các chiến sĩ của ta chiến đấu anh dũng, kiên cường, giành giật với đối phương từng khu vực mục tiêu, từng căn nhà, bức tường, đống gạch đổ nát, góc Thành, công sự hầm hào, không chịu rời trận địa chiến đấu của mình. Đêm 16 tháng 9, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định cho các đơn vị còn lại rời Thị xã - Thành cổ Quảng Trị, rút về phía sau để chuẩn bị cho trận chiến đấu mới.

                   Trung tướng :Sùng Lãm
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #18 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2011, 10:11:40 pm »

                                       35 năm ấy...
                                           
  NGUYỄN THẾ TƯỜNG
Cựu sinh viên khoá 14, Khoa Ngữ văn
Đại học Tổng hợp Hà Nội

Những cựu sinh viên nhập ngũ năm ấy rất muốn được ghi danh đơn vị mình là: Trung đoàn Thủ đô phiên hiệu 2 - hậu duệ của Trung đoàn Thủ đô năm 1947.

Ngày 6/9/1971, có một trung đoàn được thành lập giữa lòng Hà Nội gồm toàn sinh viên nhập ngũ từ các trường đại học: Tổng hợp, Bách khoa, Sư phạm, Nông nghiệp, Y khoa... Ngay sau đó đơn vị về Yên Sở chỉnh đốn đội ngũ rồi kéo lên Tân Yên (Hà Bắc) huấn luyện ba tháng, bổ sung cho các binh chủng, lại vội vã huấn luyện rồi cùng kéo vào Quảng Trị kịp tham chiến trong mùa hè đỏ lửa năm 1972 và 81 ngày đêm tại Thành cổ.

"Người ra đi đầu không ngoảnh lại...", chín mươi phần trăm số lính trong Trung đoàn thuộc làu hai câu thơ của Nguyễn Đình Thi "... Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy". Nhưng chẳng có cậu lính nào ra đi mà không ngoảnh lại. Bộ khung huấn luyện lần đầu tiên chứng kiến một đợt tân binh nhiều khách đến thế: người nhà, bạn học, thầy cô giáo... và cũng khổ sở vì có nhiều lính về Hà Nội chơi "ôm em" một tối rồi trở lên. Những đêm đi kiểm tra giờ lính ngủ trong doanh trại, các vị chỉ huy không ai dám chắc trên giường cá nhân, dưới lớp chăn là lính hay chỉ là một... chiếc chăn cuộn lại. Nhưng chỉ là "tút" về chơi, cả 1.200 lính sinh viên của Trung đoàn cho đến ngày tham chiến tuyệt nhiên không có bất cứ một người nào đào ngũ. Và, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp trước đây đã ghi công xứng đáng cho các chiến sĩ  của Trung đoàn khi trở về ngày chiến thắng trong mùa Xuân 1975.

Riêng trường Đại học Tổng hợp Hà Nội có 300 sinh viên nhập ngũ. Những ngày ấy lụt rất to, đê sông Hồng vỡ ở mạn Yên Viên, hàng vạn tấn gạo bị ngâm nước. Từ nơi cứu lụt, những chiếc xe tải chở sinh viên lấm lem bùn đất tiễn bạn nhập ngũ. Trên sân trường, một khối người xếp hàng vuông vức đang nghe lệnh. Quanh họ là các sĩ quan nhận quân và thân nhân đưa tiễn. Giáo sư, hiệu trưởng Ngụy Như Kon Tum đang phát biểu. Bài nói của thầy chưa kết thúc thì "lá cờ suý" đang tung bay trên ban công tầng hai bị gãy đổ xuống. Hàng trăm tiếng kêu ồ lên ngạc nhiên, thảng thốt, lo sợ. Nhất là các mợ, các chị nặng mê tín... phen này lành ít, dữ nhiều, không khéo hy sinh hết.

Mất mười lăm phút cho vị cán bộ hành chính mặt xanh như tàu lá lên sửa lại cờ. Anh chàng tân binh khoa Toán - Thái Khắc Sơn lên đọc quyết tâm thư. Đất nước lâm nguy, anh không thể nằm yên trong chăn mà làm thơ, ngày ngày lên giảng đường rồi đêm đêm lên sân thượng tán tỉnh các bé sinh viên khoá dưới. Còn chúng tôi, chí ít cũng đã 19, 20 tuổi ra dáng thanh niên, có học, đã dám cầm tay bạn gái mà nói những lời có cánh. Chúng tôi tự nguyện rời giảng đường và nhận thức được rằng: Đã đến lượt mình rồi đây, sống chết gì cũng phải đi. Sống được mà quay về trường thì tốt, nhược bằng nằm lại góc rừng nào đó thì đành vậy, coi như đền nợ nước.

300 lính sinh viên của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũng đã bước lên xe quân sự. Không có đội quân nhạc hoành tráng, cũng chẳng có hành khúc nào được cử lên. Giáo sư Ngụy Như Kon Tum bắt tay một số tân binh, gạt mồ hôi trên trán (hình như có cả nước mắt). Phụ huynh ào lên, ồn ã một lúc, nhiều tiếng sụt sịt cố nén, dặn dò đủ chuyện. Xe của trung đội tôi có nhiều chàng sinh viên Khoa Văn như Hoàng Nhuận Cầm, Phùng Huy Thịnh, Đào Anh San, Phạm Thành Hưng, Phạm Hùng Việt, Đoàn Văn Phúc, Nguyễn Chí Thành… Lại có cả những sinh viên từng được giải văn miền Bắc như Nguyễn Văn Thạc, sau này để lại cuốn nhật ký nổi tiếng. Riêng tôi và Phạm Hải Triều cùng K14 có cái niềm vui nho nhỏ: cả hai thằng đều nợ môn Nga Văn cuối năm thứ hai, nhập ngũ coi như thoát, khỏi thi lại. Nếu hy sinh ở chiến trường thì... thoát hẳn.

Bốn năm sau, vào những ngày tháng 7 và 8/ 9/1975, người ta thấy rất nhiều người mặc áo lính, dày dạn trận mạc, lục tục đến các trường làm thủ tục nhập học. Không có cờ hoa đón chào, không có diễn văn hoan nghênh. Chúng tôi được làm thủ tục nhập trường khá nhanh, được nhận nguyên lương từ quân đội chuyển sang - dẫu rằng kinh tế bắt đầu biến động, đồng lương lọt thỏm trong nhu cầu đói kém hiện rất rõ. Chắc chắn không vì "lá cờ suý" bị đổ năm nào mà là sự tất yếu của chiến tranh, nhiều người bạn học của chúng tôi cùng lên xe ngày ấy đã không về: Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Văn Thạc… nằm xuống; Dưỡng, Tuấn, Nguyên, Dũng, Chính, Hùng... nằm đâu đó ở Quảng Trị, hay trên suốt chiều dài chiến dịch vào Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Thành Hưng bị thương thủng sọ, Đào Anh San vết đạn xuyên đùi, Độ khoèo tay, Phú cụt, Thế què, Hoàng Nhuận Cầm đi pháo cao xạ may sao không dính đạn (có thể vì tầm vóc hắn ta hơi khiêm tốn). Phùng Huy Thịnh làm báo chiến trường, Phạm Hải Triều vừa đánh nhau vừa vẽ, từ một tay cọ nửa mùa thành hoạ sĩ chánh hiệu con nai vàng./.
      Nguyễn Thế Tường.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #19 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2011, 10:15:14 pm »

                           
Những câu chuyện kể ở bệnh viện

TRẦN LÊ AN
(Phỏng theo lời kể của đồng chí Dương Tâm chiến sĩ đặc công Sư đoàn 325 và một số đồng đội).

Tôi cũng chỉ loáng thoáng biết rằng từ trạm Gia Độ mình được một số anh em vận tải cáng trên võng dù, đi trong đêm rồi đưa lên ô tô chuyển tiếp. Tôi lúc tỉnh, lúc mê hầu như chẳng hay biết gì. Khi tỉnh dậy thì đã thấy mình nằm ở Quân y Viện 4.

Cùng nằm với tôi cũng có nhiều đồng chí bị thương từ trong Thành cổ ra. Có người bị cụt cả chân lẫn tay, có đồng chí bị băng kín đầu. Nằm cạnh tôi là một anh bạn người Thanh Hóa bị cả băng đạn bắn vào vỡ toác ngực. Mãi sau này tôi mới biết tên anh, vì suốt thời gian nằm cạnh, tôi chưa thấy anh tỉnh dậy. 

Quả là nắng gió vùng Quảng Trị thui cháy cả làn da, không thể chịu đựng nổi cái nắng của mùa hè như thiêu như đốt, lại nằm giữa vùng cỏ gianh như thế này. Ở đây nước lại rất hiếm, muốn có nước phải đi gần cây số, nên việc tắm táp rất hạn chế. Đành chỉ có cách là chui xuống dưới đất, dưới hầm sâu để mặc cho mồ hôi ra ướt đầm, rồi khi có một cơn gió mồ côi nào lạc đến thì may ra mới cảm thấy dễ chịu được đôi chút.

Thế mà giữa trưa nắng như thế, một thằng trực thăng vẫn cố tình bay là là gần sát dưới những triền đồi, bọn này vẫn coi thường quân ta trước đây chưa có cao xạ pháo vào chiến trường. Chúng bay thấp dưới các triền đồi để tiếng động cơ dội vào sườn đồi và dội lại, không vượt xa nên quân ta khó phát hiện ra ngay. Thình lình nó vọt lên. Gió từ cánh quạt máy bay thổi dạt cả những vạt cỏ gianh, chúng đã bay ngay trên đầu khẩu 12,7 ly của anh em đang đặt ngay giữa đỉnh đồi. Khẩu súng đang dần dần lộ ra khi cánh quạt trực thăng làm cho cỏ ngụy trang bay tơi tả.

Trên trực thăng, lố nhố hai tên lính lăm lăm khẩu đại liên chĩa xuống. Bất chợt, như một tia chớp, anh bạn tôi lao vụt từ trong hầm ra theo hướng giao thông hào và với một động tác thuần thục, anh ngóc thẳng khẩu 12,7 ly lên bụng chiếc trực thăng bóp cò. Một băng đạn căng dài trùm toàn bộ vào chiếc máy bay. Chiếc trực thăng rung lên, cánh quạt gió vẫn quay tít, loạng choạng bay về phía cuối khe chân đồi, từ bụng và đầu lái phụt ra một vài tia lửa, rồi khói bốc lên. Nó vẫn cố gượng để bay tiếp, nhưng không được, chiếc máy bay nghiêng ngả, chao đảo rơi ầm xuống lòng khe bốc cháy ngùn ngụt. Lúc đó anh em trong hầm mới ào ra, nhảy lên nhìn chiếc máy bay bốc cháy mà reo hò, cả bốn tên trên trực thăng không tên nào sống sót. Mấy người khác chạy tới bên khẩu súng. Anh bạn của tôi đang đứng ôm lấy khẩu súng, từ ngực anh máu chảy ướt sũng cả lớp áo. Thì ra, tên lính đại liên trên máy bay cũng đã kịp bắn một loạt đạn xuống. Anh em vội vàng đưa anh vào hầm băng bó và chuyển về trạm phẫu. Không biết sức mạnh phi thường nào đã giúp anh chịu đựng được cả chặng đường dài ra đến bệnh viện này, rồi anh mới vĩnh viến ra đi. Từ lúc bị thương, anh không nói được lời nào. Anh tên là Vượng, người dân tộc Mường ở Thanh Hóa.
Chỗ anh nằm sau đó thay vào là một anh bạn người Hải Hưng tên Đạt, thuộc Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95, bị cắt cụt mất bàn tay phải. Một quả cối 61 của địch đã nổ bên thành công sự khi anh chiến đấu ở bên ngoài chùa Bà Năm - Đông Nam Thành cổ. Anh ta thán rằng, chẳng hiểu sao đã nấp kín dưới công sự rồi, mà lúc đó lại giơ tay lên.

Sau lần mổ lại hai ngón tay, tôi thấy mình khỏe hơn lên. Mỗi lần thấy máy bay địch bay qua, tôi lại thấy nhớ anh em trong đơn vị. Mấy thằng đã khỏe khỏe, những lúc rỗi nhàn thường ra ngồi chỗ mấy gốc cây trám lớn ở trước lán hầm quân y dã chiến để uống nước. Có lẽ, những lúc ấy chúng tôi mới thực sự được hưởng những khoảnh khắc của đời thường, hít thở không khí trong lành giữa rừng cây lá êm đềm. Có đồng chí bác sĩ, mới đi ra Bắc vào cho bọn tôi mấy lạng chè Thái Nguyên chính hiệu. Chúng tôi lấy nước sôi pha vào cái ăng-gô Trung Quốc và mỗi thằng một cái bát sắt  B.52 rót chè vào uống. Sao lúc đó tôi thấy bát chè Thái Nguyên thơm mà ngon đến thế!

Tôi kể câu chuyện đó giữa bữa tiệc trà bên một cánh rừng nơi Quân y Viện 4 sơ tán, nhưng có lẽ anh em cũng đã quen với những cảnh như thế. Mấy cậu còn nhao nhao lên kể các câu chuyện của chính mình đã được chứng kiến. Câu chuyện mấy anh em ta khi làm hầm kèo, vớ bất cứ cái gì cho lên nóc hầm được là cứ cho, có cái đệm lông của dân đã chạy tản cư ra Vĩnh Linh, Hồ Xá để lại, lính ta cũng cho lên nóc hầm.
Một lần, tất cả còn ngồi trong hầm, thấy pháo địch bắn lung tung nên cũng kệ, cứ ung dung ngồi dưới. Pháo 203 từ ngoài biển của hạm đội Mỹ, pháo 175 "vua chiến trường" từ mặt đất ở các cứ điểm phía nam sông Mỹ Chánh bắn tới tấp. Chúng cứ bắn hú họa lung tung, chỗ này một quả, cách vài ba trăm mét lại một quả khác. Chúng bắn theo những tọa độ ngẫu nhiên, trúng đâu thì trúng. Lúc thì pháo khoan sâu xuống lòng đất gặp chỗ hổng như hầm mới nổ. Cứ bảo ở dưới hầm là chắc chứ gặp phải quả pháo khoan trúng thì cũng đi đời; có loại thì nổ phá tức thì trên mặt đất, mảnh bắn tung tóe, khi xé ra hàng trăm mảnh gang từ cỡ như đốt tay đến cỡ bằng bàn tay, hình thù vô định và sắc lẹm văng tứ tung với vận tốc cực lớn theo lượng công phá.

Trong bán kính hơn trăm mét có thể sát thương vô cùng. Có loại lại nổ chụp từ trên cao ba đến bốn mét xuống mặt đất, trong vỏ quả pháo cấu tạo những cái đinh hình mũi tên dài cỡ hơn hai centimét, nằm chìm giữa lớp vỏ, khi pháo nổ những cái đinh đó văng ra chụp xuống mặt đất theo hình cái nơm. Chúng cứ bắn như thế chẳng may trúng phải đơn vị đang hành quân nào thì cũng làm sát thương vài chục người. Nhưng ít khi trúng lắm! Hình như bom đạn nó tránh người, chứ người đâu có tránh được bom đạn. Tụi Mỹ nghiên cứu ra lắm thứ, lắm kiểu để giết người.

Phải nói khoa học giết người của chúng nó giỏi thật! Nhưng chúng nó có biết đâu đa phần bom đạn cứ rơi vào chỗ không người! Lần đó, mấy anh em ngồi trong hầm cứ thấy hầm hơi rung lên một chút. Cũng là thường thôi, bom nổ gần thì hầm rung lên thì có gì là lạ. Chẳng để ý lắm, đến lúc lên khỏi hầm mới biết một quả pháo nổ tức thì bắn trúng cái đệm để trên nóc hầm, lông gà, lông vịt gì đấy bắn tung toé, trắng cả nóc hầm, toang toàng hết ra xung quanh, anh em được một bữa cười chí chết. Cười vì may không gặp pháo khoan, cười vì lông gà, lông vịt... Lại chuyện của anh em khi qua bến vượt, mấy chú lúc đầu là chúa lười đào hầm. Chỉ huy có bắt đào hầm thì đào rất qua loa, đại khái. Hôm đó trên bến vượt, tụi nó bắn pháo cấp tập, mấy chú không có hầm cứ rúc lung tung vào các bụi cây lúp xúp gần bờ nước, hoặc bạ chỗ nào có thể rúc được là rúc. Mảnh pháo bay rào rào, may cũng chưa ai việc gì./.
               Trần Lê An
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM