Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:03:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khởi nghĩa Bãi Sậy  (Đọc 81422 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #110 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2011, 08:06:49 pm »

3. Xây dựng quân đội tại chỗ - có quân cơ động, quân địa phương và dân binh

Đổng Quế cũng như Nguyễn Thiện Thuật chỉ thành lập một đội quân cơ động có từ 100 đến 200 người, không tổ chức quân đội tập trung, không đóng trong thành, trong đồn lũy, từ căn cứ Bãi Sậy và căn cứ Hai Sông, mà nghĩa quân sống, hoạt động trong nhân dân, làng xóm. Bình thường họ là nông dân ở trong làng xóm của mình vẫn sản xuất bình tường để nuôi mình và gia đình.

“Đúng ra phải có những cứ điểm như một pháo đài dựng lên khá kiên cố dù chỉ là hình thức ngoài vỏ từng được biết đến như Than Muội, Bù Đinh, Chợ Mới chẳng hạn như Lưu Kỳ đã không ngoan và chỉ lập ra ở vùng rừng núi hoang vu những sào huyện tạm bợ, thực tế cũng chỉ được củng cố qua loa, địa điểm được giữ bí mật bất kỳ lúc nào cũng dễ dời đi nơi khác(1). Ngoài Lục Ngạn, Lưu Kỳ còn trải địa bàn hoạt động sang Bảo Lộc, Phượng Nhỡn, Yên Bác(2) và Đông Triều”.

Nghĩa quân không có quân phục riêng mà mặc quần áo như nông dân bình thường. Chỉ khi ra trận, nghĩa quân thường chít khăn đầu rìu vải đỏ thắt lưng xanh. Bên trong thường mặc một cái áo giáp bằng giấy bản bồi rất dày, chân đi hài sào.Trong một bài viết trên áo L’avenire du Tonkin xuất bản ở Hà Nội năm 1889, tác giả người Pháp cũng viết rằng nghĩa quân Đề Bính, Đôc Cọp ăn mặc như nông dân bình thường(3). Còn Piglowski thì viết: “Trong một trận đánh ở làng Đức Nhuận, phủ Khoái Châu (thời Đổng Quế) bọn Pháp chỉ phân biệt được người chỉ huy là Sậy (lãnh binh Nguyễn Đình Mai) với nghĩa quân của ông là ông chít khăn xanh, thắt lưng màu đỏ”(4).

Nghĩa quân đi làm, đi chơi đều đem theo vũ khí. Giặc đến làng, theo hiệu lệnh lập tức ra vị trí đã được phân công từ trước. Khi nhận được lệnh tập trung mở chiến dịch lớn thì đi đánh xong lại trở về làng sống cuộc đời nông dân bình thường.

Chủ trương “Động là quân, tĩnh là dân” là một chủ trương sáng suốt, phù hợp với tình hình lúc đó của cuộc khn Bãi Sậy. Việc xây dựng lực lượng tại chỗ, phân tán lực lượng, đã làm cho quân Pháp không biết nghĩa quân ở đâu mà đánh. Vào thời gian ấy, trong nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp, nghĩa quân thường được chia thành từng đội, từng quân thứ. Trái lại nghĩa quân Bãi Sậy chỉ bao gồm những toán quân nhỏ 15-20-25-30 hoặc 50 người là đông nhất(5). Với thế trận ở đâu cũng có nghĩa quân, làng nào cũng có đồn lũy, khiến quân Pháp bị đánh ở khắp nơi, khắp chốn, đóng ở trong đồn cũng bị đánh đi càn quét cũng bị đánh. Chính Miribel đã phải thú nhân: “Tất cả nông dân vùng Bãi Sậy đều đi theo Đinh Gia Quế chống Pháp”(6) hoặc “Trung tâm kháng chiến là ở khắp mọi nơi, chia nhỏ ra vô hạn, hầu như có bao nhiều người An Nam là có bấy nhiêu trung tâm kháng chiến… Một người nông dân gặt lúa là một trung tâm kháng chiến”.

Công tác thông tin liên lạc của nghĩa quân rất nhanh chóng, như trong trận Liêu Trung chỉ trong vài giờ, chủ tướng Nguyễn Thiện Thuật đã tập trung được 800 quân với trên 400 súng bắn nhanh đã đến trận địa phục kích trước quân Pháp giết chết tên Ney đồn trưởng đồn Mỹ Hào, bang tá Hải Dương Nguyễn Hữu Hào, suýt bắn sống được Hoàng Cao Khải…

Kỷ luật của nghĩa quân Bãi Sậy rất nghiêm minh như việc Lãnh Tiêm phải giết Phó Ruộm, một nghĩa quân thân tín của mình vì ông này chặt cây cau của dân đưa về nhà mình(7).

Nghĩa quân cũng trừng trị bọn tay sai chỉ điểm cho Pháp và phản bội như Lý trưởng làng Tế Cầu (Ninh Giang, Hải Dương) vì đã giết em Đốc Khoát hồi năm 1884 và dẫn đường cho quân Pháp tấn công làng Bối Giang (Ninh Giang, Hải Dương)(8). Ngày 4-5-1889, một đơn vị của Lãnh Sung do Lãnh Mỹ chỉ huy tấn công Lãnh Vinh, Lãnh Hiêm vì đầu hàng Pháp, giết vài bộ hạ thu 3 súng bắn nhanh và vài súng cải tiến(9). Tháng 5-1889, nghĩa quân tấn công vào đồn Phú Thị giết chết 2 viên thủ lĩnh đến đồn này đầu hàng(10). Ngày 6-5-1889, nghĩa quân giết chết 6 bộ hạ của Đội Quý đã ra hàng trên đường từ Lang Tài đến Mai Xá(11).


(1) Sabrone: Những cuộc hành binh ở tại Bắc Kỳ. Sđd.
(2) Huyện Phượng Nhỡn khi đó có 10 tổng nay sáp nhập vào huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Lục Nam (Bắc Giang) và huyện Chí Linh (Hải Dương huyện Yên Bác đổi thành huyện Sơn Động (Bắc Giang).
(3) Piglowski: tài liệu đã dẫn.
(4) Theo Piglowsk: Histoire de la garde indigène du Tonkin (Tomme I) xuất bản ở Hà Nội.
(5) Theo Journal oficel de L’Indochine Fraçaise.
(6) Pratie: An Nam - Tonkin số 72 ngày 9-9-1889; Les Proviace du Tonkin: Hưng Yên và Histoire de la garde indigène du Tonkin (tommeI).
(7) Dulleman: Nhiệm vụ bình định và cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Sđd.
(8), (9), (10), (11) Piglowski: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ. Sđd.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #111 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2011, 08:14:44 pm »

4. Địch vận - giáo hóa những người theo địch trở thành nghĩa quân

Chủ tướng Nguyễn Thiện Thuật và các tướng hiểu rõ những người cầm súng đi lính cho Pháp hoặc “làm quan” trừ một số ít làm tay sai cho giặc, bán rẻ Tổ quốc, bán rẻ đồng bào cho giặc còn phần đông bị bắt buộc, bị nhất thời lầm lỗi theo giặc, cần phải thức tỉnh lòng yêu nước trong con người họ, chỉ cho họ tấy rõ nỗi nhục của người dân mất nước để họ quay súng về hàng ngũ nghĩa quân hay trong một chừng mực nhất định không tàn sát đồng bào.

Với quan điểm trên, các thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy rất coi trọng công tác binh vận. Chính kẻ địch cũng phải thừa nhận: “Nguyễn Thiện Thuật cho dán yết thị ở khắp nơi kêu gọi ngụy binh hãy đào ngũ cùng nhân dân tham gia khởi nghĩa chống Pháp, hãy lấy đầu bọn sĩ quan Pháp và quan lại Việt gian để lập công với nghĩa quân” (1).

Năm 1886, công tác tuyên truyền được nghai quân tiến hành rộng rãi ở khắp nơi: “Trong các bản Tuyên cáo dán khắp các thôn xóm, họ kích động nhân dân nổi dậy kích động lính An Nam đào ngũ và treo giá từng cái đầu của những viên sĩ quan của chúng ta và những quan chức An Nam đã liên kết với chúng ta”(2). Công tác này được hầu hết các thủ lĩnh coi trọng nên “mỗi khi bắt được ngụy binh, nghĩa quân chỉ giữ lại giáo dục trong một thời gian rồi cho họ trở về quê hương; trừ những kẻ ngoan cố lắm mới bị giết. Nghĩa quân còn thôn qua các gia đình ngụy binh để vận động gia đình họ khuyên bảo con em trở về quê làm ăn như cũ hoặc nhờ ngụy binh mua giúp súng đạn của địch”(3).

Trong trận đánh ngày 23-7-1888, Đội Văn bắt được 5 lính khố xanh giữ lại giải thích rồi thả ngay. Trong một trận đánh do Đốc Tít chỉ huy, sau khi thắng lợi Đốc Tít tập trung tất cả lính và phu giải thích chia chiến lợi phẩm, đưa tiền cho vợ con lính khố xanh và phu trở về quê làm ăn"(4). "Năm 1888 ở một đồn binh thuộc phủ Thường Tín (Hà Đông) có một người lính đã đánh lừa được một lính gác rồi bỏ trốn theo nghĩa quân. Nhưng khi ra khỏi đồn anh ta bị kỳ hào trong làng bắt được đem nộp cho Pháp(5). “Năm 1889 ở đồn kẻ Sặt (Hải Dương) lại có một người cai và một người lính cũng đào ngũ mang cả vũ khí theo nghĩa quân Bãi Sậy” (6). “Tháng 6-1889 trong trận Văn Lai (Mỹ Hào) bọn chúng đem tra hỏi mới biết rằng trong hàng ngũ của nghĩa quân Đốc Sung có một người lính khố đỏ tên là Phạm Văn Thức, số lính 116, lính ở phủ Bình Giang (Hải Dương)”(7). Tháng 7-1889, địch lại bắt được một người lính khố đỏ nữa ở Bãi Sậy”(8). Cho đến đầu năm 1891 quân Pháp cũng nói rằng: “Chúng vẫn thấy xuất hiện những bản Thông cáo của nghĩa quân Bãi Sậy luôn luôn kêu gọi ngụy binh nổi dậy chống Pháp”(9).

Một ngụy binh ở Hà Đông đào ngũ bị bắt đem ra tra khảo, trước mặt quân địch anh vẫn khẳng khái công khai tuyên bố rằng anh sẽ đào ngũ để đi theo nghĩa quân Bãi Sậy. Địch bèn tập trung tất cả lính ta ở Hà Nội đến cửa Tây rồi đem anh ngụy binh phản chiến này ra chém để uy hiếp tinh thần những người có mặt.

“Cũng trong thời gian ấy có ngụy binh còn sẵn sàng làm nội ứng cho nghĩa quân đánh vào đồn địch rồi gia nhập luôn phong trào khởi nghĩa như anh Cai Tuyến ở Khái Châu, Hưng Yên”(10).

Trong các thủ lĩnh nghĩa quân Bãi Sậy thì Đốc Tít là người tích cực tuyên truyền địch vận nên trong nghĩa quân của ông có tới 1/3 là lính khố xanh, khố đỏ. Một nghia quân bị quân Pháp bắt được ở Hai Sông cũng khai rằng: “Có 250 lính cũ đang chiến đấu trong hàng ngũ Đốc Tít”(11). Ngay bọn chỉ huy quân Pháp cũng phải thú nhận: “Từ trên một hòn núi cao, Đốc Tít đích thân chỉ huy với một cái loa. Trận chiến đấu khốc liệt đến khi quân nhu của dân bị cạn. Chắc trong đó có cựu pháo thủ và cựu dân binh của ta, họ bắn rất hăng vò sở chỉ huy”(12). Một sĩ quan Pháp nhận xét: “Trong các thũ lĩnh thì Đốc Tít đặc biệt quan tâm đến binh vận vì những binh lính này đã được huấn luyện quân sự và được trang bị vũ khí. Trong 800 quân của ông có tới 1/3 là lính khố xanh, khố đỏ tự nguyện gia nhập nghĩa quân”(13)

Đặc biệt nghĩa quân Đốc Tít có hai hàng binh Pháp là hai người lính Pháp là Martin và Claude đóng ở đồn Đáp Cầu (Bắc Ninh) bị tên thiếu tá Doumont nhiều lần bỏ tù. Tối 23/9/1889, hai người trốn khỏi nhà tù, nhờ anh Nam làm phu ở đồn mà hai anh đã quen biết từ trước đưa tới gặp lý làng Cao Quán là người thân của Đốc Tít. Ông lý trưởng bí mật đưa hai người lính Pháp đến Trúc Động (Quảng Yên) gặp Đốc Tít. Ngay buổi gặp đầu tiên, hai hàng binh Pháp đã cung cấp tình hình các đồn lính Pháp ở Đáp Cầu nơi các anh đóng quân. Đốc Tít khen ngợi và cung cấp quần áo, lương thực cho hai anh. Hai anh xin đi theo Đốc Tít được ông chấp nhận.

Trong các trận đánh ngày 16 tháng 7, 27-8 và 2-8-1889, Martin ốm không tham chiến, Claude tham chiến rất dũng cảm và bắn hết 40-50 viên đạn. Hai anh còn sửa chữa vũ khí, đúc một số bộ phận của súng bắn nhanh để thay thế súng bị hỏng.

Khi Đốc Tít ra hàng, phải nộp Martin cho Pháp còn Claude bị Pháp bắt ở đồn Yên Lưu, sau Martin ốm chết. Ngày 17-9-1889, Claude bị kết án “đào ngũ theo nghĩa quân Đốc Tít”, “phản bội tổ quốc”. Tên đại tá chánh án dụ dỗ nếu anh chỉ cho Pháp biết người cung cấp vũ khí cho nghĩa quân thì được tha, Claude từng làm trung gian giấy tờ cho mua bán súng giữa Đốc Tít với Oberg một thương gia Thuỵ Điển nhưng không khai. Địch tuyên án xử tử anh vẫn bình tĩnh khi đó anh mới 20 tuổi, chúng đã xử tử anh vào tháng 10-(4).


(1) Dulleman: Nhiệm vụ bình định và cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Sđd.
(2) Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Minh Thành, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 123 tháng 6/1969.
(3) Tập thể Bộ tham mưu: Lịch sử quân sự Đông Dương từ đầu đên 1/922, Ideo, Hà Nội.
(4) Tập thể Bộ tham mưu: Lịch sử quân sự Đông Dương từ đầu đên 1/1922, Ideo, Hà Nội.
(5) Dulleman: Nhiệm vụ bình định và cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Sđd.
(6), (7), (8) Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Minh Thành. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 123, tháng 6/1969.
(9) Theo báo cáo chính trị tháng 3-1891 của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương, bải viết tay.
(10) Theo Piglowski: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ - Báo cáo chính trị ngày 18-3-1899 của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương.
(11), (12) Dulleman: Nhiệm vụ bình định và cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Sđd.
(13) Lịch sử quân sự số 12/1889 (46).
(14) Theo Claude de Bourrrin, Piglowski, Daufès các sách đã dẫn, các báo Le Courier d’ Hải Phòng La Indochi’noi Française partie: AnNam et Tonkin năm 1889 và năm 1890.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2011, 07:12:02 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #112 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2011, 08:26:02 pm »

5. Tự trang bị vũ khí bằng nhiều nguồn

Một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách của nghĩa quân Bãi Sậy để bảo đảm đánh thắng giặc duy trì cuộc khởi nghĩa lâu dài là súng đạn hiện đại như của quân Pháp. Để giải quyết nhiệm vụ quan trọng, cực kỳ khó khăn này, chủ tướng Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật và các thủ lĩnh nghĩa quân đồng thời tiến hành nhiều biện pháp:

a. Cướp vũ khí của địch

Cướp vũ khí để trang bị cho quân đội là biện pháp nhanh và hiệu quả cao nhất, nhưng lại là việc cực kỳ khó khăn, nhiều khi phải đổi bằng xương máu của chiến sĩ. Nghĩa quân thường đột kích vào các đồn, phục kích các toán quân tuần tiễu, chặn đánh các đoàn xe vận tải.

Những trận đánh chỉ với mục tiêu cướp vũ khí được diễn ra nhiều lần, ở khắp nơi. Đó là chưa kể trong tất cả các trận đánh ngoài mục tiêu diệt địch, bảo vệ căn cứ, bảo vệ làng thì mục tiêu cướp súng đạn địch không kém phần quan trọng.

Điều này đã được quân Pháp mô tả trong các bản báo cáo, trong các sách, báo đương thời ở Việt Nam và Pháp như:

“… Thế là trong một phiên chợ ở vùng Bãi Sậy, một người lính gác Bắc Kỳ thấy khoảng 50 cu li, mỗi cu li gánh một gánh củi, trông dáng đi đứng không có điều gì đáng nghi ngờ. Đến cổng đồn, bọn cu li trả lời người gác là họ có nhiệm vụ tiếp tế cho đồn một số củi để dùng vào mùa đông và họ yêu cầu chỉ cho họ chỗ xếp củi.

Người lính gác mắc lừa vì vẻ thực thà của họ, liền mở cửa để bọn lính trá hình này tiến vào. Khi đã lọt vào hết, bọn này vứt củi gỗ xuống đất, rút đoản đao, mã tấu, kiếm ra tấn công tới tấp vào mấy người lính trong đồn và vét hết vũ khí trong kho”
(1).

Nhiều trận nghĩa quân đột nhập vào đồn địch cướp súng đã diễn ra như: “Ngày 6/4/1888 giữa ban ngày, một toán nghĩa quân do Đề Vinh và cô Mai chỉ huy xông vào đồn Bình Phú cướp 12 khẩu súng, trong đó có 7 súng trường, 3 các bin”(2). Một hành động táo bạo khác: “Ngày 7/8/1888, có 600 nghĩa quân được trang bị 300 súng bắn nhanh, mặc quần áo lính khố xanh tấn công một đồn binh ở huyện Thanh Trì, cướp kho vũ khí rồi nhờ nhân dân che chở rút lui qua sông Hồng về Bãi Sậy an toàn”(3).

“Đêm 4/3/1891 nghĩa quân đột nhập vào một đồn ở phủ lỵ Khoái Châu giết lính, cướp 12 khẩu súng, 123 bao đạn”(4).

Những sự kiện trên đã được mô tả trong các báo cáo, sách, báo đương thời ở Việt Nam và ở Pháp: “Cuối năm 1886 vào thời kỳ mà bọn phản nghịch tìm đủ mọi cách để có nhiều vũ khí nhằm báo động, nhiều đồn binh của chúng ta trở thành đối tượng của những dự kiến đánh cắp vũ khí. Điều này chừng nào chỉ rõ những ngón giảo hoạt của chúng”(5).

b. Mua súng, đạn trang bị cho nghĩa quân

Nghĩa quân Bãi Sậy còn thuyết phục binh sĩ đã được nghĩa quân giác ngộ, hoặc thông qua cha mẹ, vợ con, anh em họ ủng hộ và bán súng, đạn cho nghĩa quân. Rất nhiều binh sĩ đã hưởng ứng, lấy súng đạn của địch ủng hộ hoặc bán cho nghĩa quân. Đến nay, thông qua các tư liệu của quân Pháp xử lý một số vụ, mà chúng phát hiện ra một số vụ như sau: “Tháng 8/1888, Parreau đã kết tội ba ngụy quân là đội Nguyễn Văn Quyên, bếp Nguyễn Văn Khắc và lính Nguyễn Văn Trung giao cho tòa Nam án, xử đày trung thân ra Côn đảo và tịch ký gia sản của họ, vì họ lấy vũ khí bán cho nghĩa quân với giá 600 quan tiền. Parreau phải công nhận đây là sự kiện quan trong và đòi hỏi phải có biện pháp trừng trị nghiêm khắc nhất ngăn ngừa sự tái diễn(6). Tháng 3/1889 khi Đội Văn ra hàng trong một cuộc thẩm vấn về những nguồn cung cấp vũ khí, quân nhu. Đội Văn đã cho Pháp biết rằng: “Phần lớn những vũ khí do y mua được từ những binh lính của chúng ta lấy cắp đem bán. Nhiều súng khác do chúng cướp được trong các trận phục kích. Đội Văn còn xác nhận rằng các lái buôn Trung Hoa thường xuyên qua lại biên giới bán súng đạn cho họ, bán cả thuốc phiện để đổi lấy sản vật ở địa phương và phụ nữ. Một người Trung Hoa cư trú ở Lạng Sơn (tên là Khái Ca) cũng đem súng bán cho Đội Văn”(7).

Nguồn cung cấp quan trọng thứ hai là đường dây mua vũ khí của Đề đốc Lưu Kỳ đóng quân ở Lục Ngạn, Đông Triều đã tổ chức một đường dây mua và vận chuyển vũ khí của tàn quân Thái Bình thiên quốc, tàn quân Cờ Đen, Cờ Vàng, Cơ Trắng của bọn thổ phỉ, hai phỉ ở núi Thập vạn đại Sơn (Quảng Tây - Quảng Đông, Trung Quốc) và vùng ven biển Trung Quốc - Việt Nam của các tổ chức lái súng Trung Quốc. Vũ khí được vận chuyển từ vùng biên giới Việt Nam, Trung Quốc theo đường thủy và theo đường bộ. Đường thủy qua vùng ven biển Đông Hưng - Móng Cái rồi vào các cửa sông Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ… vào sông Chanh, sông Giá… rồi vào Lục Ngạn, Biển Đông. Đường bộ từ biên giới Lộc Bình, Cao Lộc, Na Dương (Lạng Sơn), Bình Liêu, Móng Cái, Hà Cối (Hải Ninh) theo đường xuyên sơn, đường của bọn buôn lậu thuốc phiện quốc tế chuyển về vùng Biển Động, Lục Ngạn rồi từ đó chuyển về các ngả Bắc Ninh, Đông Triều, Chí Linh rồi về căn cứ Bãi Sậy và các căn cứ khác của nghĩa quân. Việc tổ chức mua và vận chuyển vũ khí được tính toán rất chặt chẽ có quân hộ tống mạnh đã tồn tại từ năm 1884 cho đến tận năm 1891, 1892. Trong nhiều năm đường dây này đã cung cấp phần lớn vũ khí hiện đại cho nghĩa quân(8).

Người Pháp, người châu Âu cũng bán vũ khí cho nghĩa quân Bãi Sậy như: “một thương gia người Pháp tên là DC thường xuyên gửi cho Đốc Tít những hộp sữa gải trong đừng đầy đạn”(9). Nhưng bán súng có tổ chức trong một thời gian dài với khối lượng lớn các loại súng đạn phải kể đến một thương gia Thụy Điển là Gustave Oberg, ông đã cung cấp rất nhiều vũ khí cho Đốc Tít với giá 4 đồng 100 viên đạn, 40 đồng một khảu súng các bin, 8-10 đồng 1 khẩu súng lục. Việc buôn bán vũ khí này được một số người Việt Nam và Trung Hoa như Lê Bá Bút, Kon làm môi giới. Khi hai người lính Pháp và Martin và Claude về hàng Đốc Tít thì họ cũng tham gia vào việc giao dịch. Đặc biệt việc buôn bán này cũng được một số quan lại cao cấp Pháp ở Hải Phòng che giấu để kiếm lời. Khi việc “bán súng lậu” bị phát giác thì Oberg trốn về Hồng Kông(10).

Quân Pháp phải thú nhận: “… Vũ khí của nghĩa quân trang bị phần lớn là súng Atababie, 1874, Mác, Carabine, Wachester súng trường và Mile lấy được ở các trại lính, súng kíp kiểu Mỹ, súng Remainton, súng Maser dùng đạn Mile 1873 và một ít súng hỏa mai phần lớn của Lưu Kỳ ở Lục Nam mua tiếp tế”.


(1) Z. Masson: Những kỉ niệm ở Trung và Bắc Kỳ, xuất bản ở Paris, 1933.
(2), (3) Piglowski: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ. Sđd.
(4) Báo cáo của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương năm 1890, 1891.
(5) Masson: Những kỉ niệm ở Trung và Bắc Kỳ, xuất bản ở Paris, 1933.
(6) Minh Thành: Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Sđd.
(7) Báo cáo chính trị tháng 3/1891 của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đôngg Dương, bản viết tay.
(8) Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Minh Thành, số 122, 123 tháng 5,6/1969.
(9) Theo E. Bévin - Au Tonkin: Millicas et piraterie nhà xuất bản Charles lavauzelle Paris năm 1891.
(10) Theo Claude Bourrrin “Le vieux Tonkin Le Théàtre - Le Sprt - La vic mondaine de 1884 à 1899” NXB Aspar, Sài Gòn năm 1935, L. Bonnafont. Thente ans de Tonkin xuất bản ở Paris năm 1923 và các bán Le Courrier d; Hải Phòng, L’Avenir du Tonkin năm 1889 và 1890.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #113 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 07:10:59 am »

c. Sửa chữa, sản xuất súng đạn

Nhiệm vụ mà chủ tướng Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật và các thủ lĩnh nghĩa quân rất coi trọng là sửa chữa. sản xuất các loại súng bắn nhanh kiểu 1874 và các kiểu súng khác cùng đạn dược. Từ năm 1885, các thủ lính Đề Ban, Đề Tính, Đốc Cọp chỉ huy nghĩa quân Ân Thi, Động Yên, Kim Động đã tập trung các thợ rèn, thợ đúc, thợ nguội, thợ mộc, thành lập các lò rèn - thực ra là các công binh xưởng nhỏ để làm nhiệm vụ sửa chữa, sản xuất các loại súng bắn nhanh như của quân Pháp. Các “công binh xưởng nhỏ” này đã tháo rời các bộ phận kiểu súng 1873 rồi rèn, đúc, giũa thành khẩu súng hoàn chỉnh. Nguyên liệu do nhân dân đóng góp là các nông cụ hỏng, gang, sắt, đồng vụ, hoặc do nghĩa quân đi mua ở các xã về. Trong nghĩa quân của Đề Ban có một người giỏi nghề đẽo báng súng bằng gỗ quê ở làng Bối Khê chuyên sửa chữa các báng súng kiểu 1874, ông được mệnh danh là “ông cai binh”(1).

Trong các trận càn quét vào các nơi đóng quân của nghĩa quân, quân Pháp cũng phát hiện nhiều xưởng sản xuất súng của nghĩa quan: “Trong nhiều lần đi càn quét ở Vạn Lai, Ninh Tập (Khoái Châu) quân Pháp thường tìm thấy những nơi sản xuất súng trường kiểu 1874 của nghĩa quân Bãi Sậy”(2)“Quân Pháp sau khi đánh chiếm được căn cứ Trại Sơn của Đốc Tít còn biết hai lính Pháp là Martin và Claude đã giúp nghĩa quân sản xuất vũ khí. Quân Pháp cũng phát hiện ở đây có nhiều khuôn mẫu đúc súng và các bộ phận của súng dang đúc, chưa gia công”(3).

“Ngày 23/11/1891, binh lính ở đồn Mỹ Hào đã đụng độ với nghĩa quân làng Cao Trai giáp giới với vùng Ba Tổng và huyện Thanh Miện (Hải Dương), quân Pháp bắt được một bộ quy lát mô bin, những Armé blache chắc chắn là do nghĩa quân sản xuất. Ngày 18/11/1891, đồn Thu Cúc bắt được 5 quy lát của nghĩa quân Đề Ban ở làng Liêu Trung”(4). Các công binh xưởng nhỏ của nghĩa quân còn mạnh dạn cải tiến các loại súng của quân Pháp, hoặc dựa vào mẫu súng của Pháp để chế tạo ra các loại súng thích họp cho những trận đánh hóa trang giấu súng trong người, trong bó củi: “… Để nhằm đạt hiệu quả cao, họ đã tạo ra một loại súng đáng lưu ý: đó là súng mút kị binh báng ngắn, nòng súng dài, loại súng này có thể giấu trong tay áo, trong ống quần hoặc trên ngực. Viên thủ lĩnh này (chỉ Đội Văn) trong một thời gian ngắn đầu hàng còn cho chúng ta biết có nhiều mẫu súng khác”(5).

Ngài thanh tra Laune người được ủy nhiệm đưa Đội Quý ra trình diện cho biết, chính ngài đã phát hiện ra được một xưởng chế tạo vũ khí chiến trang của họ trong một cuộc tuần tra gần nhất. “Trong đám đồ nghề, dụng cụ dã tìm được một cái khuôn đúc nòng súng bắt đất rất tinh vi, ngoài ra còn rất nhiều vết của những chi tiết vũ khí của chúng ta được tháo rời”(6). Một tài liệu của Pháp viết: “Tháng 5/1889 có 33 nghĩa quân ra hàng ở thị xã Hưng Yên có kiểu súng nòng súng bằng ống tre”(7) (Đây là một loại súng phóng mà quân Pháp gọi là “hỏa tiễn”. Ngày 28/4/1884, đồn Cầu Đất (Mỹ Hào, Hưng Yên) gửi về Tòa sứ Hải Dương 11 súng kiểu 1874, 1 súng Bannont, 1 súng tay, 12 lao và đặc biệt là 1 hòm khuôn mẫu các chi tiết kiểu súng 1874”(8).

Do nghĩa quân sản xuất được nhiều súng như vậy nên tháng 7/1891, nghĩa quân Đề Tính có 200 súng cải tiến tấn công huyện Phú Xuyên, giết chết tên tri huyện(9)

Nhận xét về những khẩu súng trường do nghĩa quân Bãi Sậy chế tạo thời đó, quân Pháp đã phải thừa nhận rằng, nếu đem so sánh với những khẩu súng trường kiểu 1874 của Pháp thì súng của nghĩa quân không thiếu một thứ gì, từ cái quy lát di động được, tới những phụ tùng của súng nhưng chỉ khác là nòng súng của ta bằng đồng, độ bắn không được chính xác lắm, và người ta lại có thể bắn nó bằng đạn của súng trường kiểu Gras. Kẻ địch phải thốt lên: “Qua việc này một lần nữa lại chứng tỏ trí thông minh và tài khéo léo của người thợ Việt Nam”(10).

Do vũ khí được cung cấp từ nhiều nguồn và tự sản xuất nên nghĩa quân Bãi Sậy được trang bị rất nhiều súng như trong “trận đánh Obert ngày 6/10/1997, Đội Văn có 300 quân trang bị 120 súng hơn hẳn quân Pháp. Trận đánh ở huyện Thanh Trì ngày 8/7/1888 nghĩa quân có 600 người, trang bị 300 súng; trận đánh giám binh Loui’s Ney, Hoàng Cao Khải tháng 11/1888 ở Liêu Trung, nghĩa quân có 800 người, trang bị 400 súng bắn nhanh”(11).

Một tài liệu khác của Pháp viết: Toán của Khoát có chừng 500 quân, 300 quân được trang bị phần lớn súng bắn nhanh, toán của Ba Giang (Giang) và Quý mỗi thủ lĩnh có chừng 100 súng cải tiến (súng do nghĩa quân chế tạo). Tháng 5/1891 khi Đội Quý ra hàng, đã nộp cho Pháp chừng 240 súng trong đó có hơn 100 súng bắn nhanh. Người ta nhận thấy có rất ít loại súng thường gặp trong sự trao đổi, mua bán (chứng tỏ là nghĩa quân cướp của Pháp và tự sản xuất).

Đốc Sung có 300 quân được trang bị hàng trăm súng. Đốc Tít có 800 quân được trang bị 500 súng. Tháng 7/1891, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy đã bước vào thời kỳ suy yếu, Đề Tính vẫn còn 200 súng.

Theo báo cáo chính trị của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương thì trong năm 1890-1891 lực lượng nghĩa quân Bãi Sậy vẫn được tổ chức trang bị tốt. Trong giai đoạn 1890-1892, Nguyễn Thiện Kế có hơn 600 súng. Súng của họ phần lớn có carabin, wachester…, súng trường carabin, súng mile 1894 kiểu Mỹ, súng remainton, súng Mauser dùng đạn 1873 và một số súng hỏa mai(12).

Do nguồn vũ khí dồi dào, chất lượng gần như của quân Pháp, nguồn súng tự chế tạo nghĩa quân đánh thắng nhiều trận lớn và duy trì được cuộc khởi nghĩa trong 10 năm trời.


(1) Minh Thành: Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 122, 123 tháng 5,6/1969.
(2) Dulleman: Nhiệm vụ bình định và cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Sđd.
(3) Piglowski: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ. Sđd.
(4) Daufès: Bảo an binh từ ngày thành lập đến nay, Paris, 1933.
(5) Piglowski: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ, trang 410, cuốn 1.
(6) Báo Tương lai Bắc Kỳ số 153 ngày 18/4/1889.
(7) Piglowski: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ. Sđd.
(8) Dulleman: Nhiệm vụ bình định và cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Sđd.
(9) Báo cáo chính trị của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương tháng 7-8/1891, bản viết tay.
(10) Theo La Province de Hưng Yên xuất bản năm 1934 - Minh Thành dẫn trong “Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy”. Sđd.
(11), (12) Miribel: La Province de Hưng Yên, xuất bản năm 1901.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #114 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 07:16:37 am »

6. Tự túc lương thực bằng nhiều hình thức phong phú

Một trong những vấn đề quan trọng để cuộc khởi nghĩa tồn tại là lương thực. Để có đủ lương thực cung cấp cho hàng ngàn quân trong suốt cuộc khởi nghĩa kéo dìa 10 năm, Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thiện Kế đã đồng thời thực hiện cács biện pháp lớn:

a. Nghĩa quân tự túc tại chỗ

Quân tập trung chỉ có một lực lượng nhất định đóng tại căn cứ bãi Sậy và Hai Sông làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ và cơ động. Nghĩa quân của các thủ lĩnh ở ngay nhà mình, láng xóm mình vẫn tham gia sản xuất để tự nuôi mình và gia đình. Chỉ khi giặc tới, hoặc có lệnh tập trung đi chiến dịch mới cầm vũ khí chiến đấu. Một phần lương thực quan trọng trong thời gian đầu là nhiều thủ lĩnh bỏ lương thực của nhà mình để nuôi quân như các cụ Cai Già, thân sinh ra Đề Cọp ở An Xá, Kim Động, Hưng Yên đã xuất thóc và tiền cho Đốc Cọp nuôi quân và mua vũ khí. Gia đình ông Cọp có 70 mẫu ruộng chỉ giữ lại vài mấy cấy đủ ăn còn lại giao cho nghĩa quân cày cấy. Lãnh Tiêm ở Mão Cầu, Ân Thi cấy 60 mẫu ruộng cũng chỉ giữ thóc đủ ăn còn dành để nuôi quân. Chánh Tính ở An Vĩ cấy trên 60 mẫu ruộng cũng chỉ giữ thóc đủ ăn còn lại giao cho nghĩa quân. Đề Yêm quê ở Kim Bảng, Hà Nam đã nhiều lần chở hàng thuyền thóc sang Bãi Sậy ủng hộ nghĩa quân, đem toàn bộ thóc thuế mà ông làm lý trưởng thu được ủng hộ nghĩa quân.

b. Nghĩa quân thành lập các trang tại cấy lúa trồng màu

Nhằm chủ động có nguồn lương thực dự trữ, nghĩa quân đã khai hoang, phục hóa những cánh đồng lớn để cấy lúa, trồng rau, màu. Đổng Quế giao cho lãnh binh Nguyễn Đình Mai tổ chức một đội quân chuyên đốt sậy khai hoang để cấy lúa, nên nghĩa quân còn gọi là Lãnh Sậy. Ông cũng là người tiếp nhận lương thực, thực phẩm cho nhân dân ủng hộ và đóng thuế để phân phối cho các đội quân(1). Nghĩa quân của Lãnh Thâu cấy hàng chục mẫu lúa ở cánh đồng Liêu Trung, tổng Liêu Xá, huyện Mỹ Hào(2). Đội Văn đã cho nghĩa quân cấy 300 mẫu ở tổng Tam Á, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 4/11/1888, tổng đốc Bắc Ninh cho lính khố xanh và phu đến gặt. Bỗng có một số người cải trang làm lính tập ở đồn Lực Điền đễn hỗ trợ, rồi tới gần giết chết 27 lính, trong đó có tên phó quan Givené. Bọn lính phải tháo chạy(3). Bà Vũ Thị Hội giữ chức Đốc vận quân lương trong nghĩa quân Đề Ban ở bắc Ân Thi(4). Tiền quân Phạm Văn Đức ở huyện Gai Lộc (Hải Dương) thành lập một nông trại ở Mạo Khê, huyện Đông Triều. Nông trại này cung cấp thóc gạo, bò lợn cho nghĩa quân. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, nông trại này gọi là “ấp Tiền Đức”. Trâu của trại chạy vào rừng sinh con cái, trở thành trâu rừng, nhân dân gọi là trâu Tiền Đức(5). Lãnh Chủ ở Thuỷ Trúc (Ân Thi) rất coi trọng sản xuất lương thực. Trong thời gian tồn tại của nghĩa quân (1883-1891) nghĩa quân và nhân dân ở Thuỷ Trúc và các xã xung quanh như Trằm Củ, Vân Mạc, Du Mỹ, Cao Trai (nay thuộc Ân Thi), Yến Đô, Hoan Ái, Dã Cầu, Đông Mỹ, Cảnh Lâm (nay thuộc Yên Mỹ) đều tới Trúc Đình, Trúc Lễ, Thuỷ Trúc khai hoang thành ruộng cấy lúa với diện trích lên tới 540 mẫu Bắc Bộ (trong đó có 12 mẫu ruộng đăng cai, 3 mẫu ruộng thủ từ, 4 mẫu ruộng chùa). Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, thực dân Pháp và quan lại triều Nguyễn cũng không cướp được số ruộng đó, nó trở thành công điền cho các xã Xuân Trúc và các xã Yến Đô, Hoan Ái, Dã Cầu, Đông Mỹ, Cảnh Lâm, Trằm Củ, Văn Mạc, Du Mỹ, Cao Trai, Trâm Nhi, gọi là ruộng “xâm canh”. Mãi đến năm 1956, cải cách ruộng đất mới cắt ruộng xâm canh của các xã trên(6).


(1) Vũ Thanh Sơn: Tướng lĩnh Bãi Sậy, NXB Văn hóa dân tộc, 2001.
(2) Nay Liêu Trung thuộc xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên.
(3) Khổng Đức Thiêm, Nguyễn Xuân Cần: Khởi nghĩa Yên Thế, Sở Văn hóa thông tin, Hội Khoa học Lịch sử.
(4) Bản thảo lịch sử xã Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên.
(5) Tác giả khai thác tại thôn Thượng Cốc huyện Gia Lộc, quê Tiền Đức.
(6) Cụ Nguyễn Đức Cường 73 tuổi, người thôn Thuỷ Trúc từng làm chủ tịch xã Quang Trung (nay là 3 xã Xuân Trúc, Văn Mạc, Văn Du) kể với tác giả tháng 6/1999.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #115 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 07:21:25 am »

c. Cướp của giặc và của quan lại, địa chủ phản động

Một nguồn lương thực quan trọng là cướp lương thực của địch tại các kho, trên đường vận chuyển, cướp thóc thuế của địch để ở các đình chùa, nhà lý trưởng. Đối với quan lại, địa chủ phản động, nghĩa quân cũng tịch thu thóc gạo làm quân lương và chia cho dân nghèo. Đốc binh Vũ Đức Thàng ở xã Ông Đình (Khoái Châu, Hưng Yên) đã phá kho thóc ở nhà mẹ vợ vì không chịu ủng hộ nghĩa quân để làm quân lương và chia cho người nghèo(1).

d. Nhân dân đóng thuế

Nguồn lương thực quan trọng là do nhân dân đóng thuế. Nhân dân vùng nghĩa quân kiểm soát ở tỉnh Hưng Yên, nộp thuế cho Đinh Gia Quế mỗi mẫu ruộng một hộc thóc, có nơi mỗi mấu nộp 3 phương. Thóc thuế được để lại ngay tại làng, khi nghĩa quân dùng thì phụ nữ là lực lượng xay, giã, vận chuyển lương thực cho nghĩa quân(2). Trong một cuộc tuần tra, quân Pháp bắt được một toán nghĩa quân đi thu thuế của nhân dân làng Bình Cách, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương(3). Ở căn cứ Hai Sông của Đốc Tít có lần quân Pháp bắt được hàng chục thuyền đầy thóc của nhân dân tiếp tế cho nghĩa quân Đốc Tít. Ở chợ Mỹ Giang, nghĩa quân Đốc Tít thường xuyên mua bán, trao đổi lương thực với nhân dân. Phụ nữ làm nhiệm vụ xay, giã, vận chuyển lương thực cho nghĩa quân(4).


Rước hài cốt Bắc Kỳ Hiệp thống quân vụ đại thần
từ trên xe về quàn tại Hội trường xã Xuân Dục

Địch cũng phải thừa nhận, nhân dân đóng thuế cho nghĩa quân: “Cho tới cuối năm 1889, sau khi nghĩa quân Đội Văn tan rã, đây là lần đầu tiên thực dân Pháp chiếm đóng Bắc Ninh chúng mới thu được thuế đều đặn ở tỉnh này(5). Địch còn xuyên tạc việc nhân dân tự nguyện đóng thuế cho nghĩa quân: “Ông ta (chỉ Đội Quý) cấm nhân dân không đựoc nộp thuế cho ai mà chỉ nộp thuế cho ông, nhưng những người nhà quê đáng thương kia phải làm ngơ. Họ đã đóng thuế đều đặn và đóng cho cả hai bên”(6). Quân Pháp phải thừa nhận: “Năm 1890-1891, nhân dân Ân Thi và các huyện khác vẫn nộp thuế cho Đề Ban. Nhiều biện pháp nghiêm ngặt đã được sử dụng thắng lợi với bọn hào mục quen nộp thuế cho địch, không chịu nộp thuế cho ta. Sau hết là trừng phạt ác liệt với những thôn xã để địch dùng làm sào huyệt”(7).

Nghĩa quân còn sung công ruộng đắt “thừa” của địa chủ cấp cho dân nghèo. Đốc Sung đã thực hiện ở làng Dịch Trĩ và các địa chủ tự khai báo diện tích ruộng đất hiên có. Rất nhiều địa chủ giấu diện tích để không phải nộp thuế. Khai báo xong, Đốc Sung cho đo lại gọi là “đạc điền” ruộng đất còn thừa đều bị Đốc Sung tịch thu làm công điền, rồi chia đều cho dân nghèo. Khi đó chúng không dám chống lại nhưng đến khi cuộc khởi nghĩa thất bại, bọn địa chủ bắt nhân dân trả lại ruộng cho chúng(8).


(1) Tác giả khai thác tại xã Ông Đình, huyện Khoái Châu.
(2) Nguyễn Thượng Hiền: Giọt lệ bể dâu.
(3) Dulleman: Tài liệu đã dẫn.
(4) Tác giả khai thác tại Trại Sơn, xã An Sơn, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.
(5) Minh Thành: Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
(6) Báo Tương lai Bắc Kỳ số 153, ngay 18/5/1889.
(7) Dulleman: Nhiệm vụ bình định và cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Sđd.
(8) Minh Thành: Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, tài liệu đã dẫn và tác giả khai thác tại xã Ngọc Long
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #116 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 07:23:00 am »

*
*   *


Lễ kỉ niệm lần thứ 82 ngày mất của Nguyễn Thiện Thuật (15 tháng 4/19256-15-4-2008)
tại khu Tưởng niệm Bắc Kỳ Hiệp thống quân vụ đại thần Nguyễn Thiện Thuật
tại Xuân Dục, Mỹ Hào, Hưng Yên

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) là một cuộc khởi nghĩa lớn ở cuối thế kỷ XIX do Đinh Gia Quế khởi xướng ngay sau khi quân Pháp hạ thành Hưng Yên lần thứ hai (3/1883). Từ tháng 8/1885 khi Nguyễn Thiện Thuật được Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Quang Bích cử về thay thế Đinh Gia Quế bị ốm nặng, ông đã dẫn dắt cuộc khởi nghĩa lên quy mô rộng lớn ở đồng bắc Bắc Kỳ và vùng Đông bắc Bắc Kỳ. Từ tháng 10/1890, Nguyễn Thiện Kế trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã vượt qua muôn vàn khó hăn duy trì cuộc khởi nghĩa tới tháng 41/892. Nhưng Đề đốc Lưu Kỳ và các tướng lĩnh còn duy trì cuộc khởi nghĩa đến tháng 2 năm 1897. Như vậy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy kéo dài được 14 năm.

Cuộc khởi nghĩa có nhiều tướng lĩnh trong phe chủ chiến của triều đình Huế, các nhà khoa bảng yêu nước, đông  đảo nông dân và có cả một số quan lại đang làm việc cho thực dân Pháp, Nam triều tha gia cùng một số binh lính hưởng ứng.

Dưới sự lãnh đạo của Đổng Quân vụ Đinh Gia Quế và Bắc Kỳ Hiệp thống đại thần Nguyễn Thiện Thuât đã đưa cuộc khởi nghĩa lên quy mô rộng lớn. Đó là cuộc khởi nghĩa toàn dân, toàn diện bao gồm cả chính trị, quân sự, binh vận và đã áp dụng chiến thuật du kích một cách tài tình, linh hoạt với tính tự lực rất cao cả về đường lối chiến tranh, cung cấp vũ khí, lương thực. Đáng chú ý là trong nền kinh tế nông nghiệp lac hậu nhưng với trí thông minh, tài trí của mình nghĩa quân đã chế tạo được ra nhiều vũ khí hiện đại.

Cuộc khởi nghĩa không chỉ làm khuynh đảo bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ, của vua quan triều đình Nguyễn đầu hàng giặc mà còn làm rung động dư luận nước Pháp

Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy cũng để lại nhiêu bìa học quý báu mà nhiều cán bộ chỉ huy quân sự ở các tỉnh, thành phố Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Yên, Hải Phòng học tập, ứng dụng trong cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp trong những năm 1945-1954.

Vũ Thanh Sơn
(Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh,
Hải Phòng, Hà Tây, Hà Nam, Bắc Giang, Lạng Sơn
từ 1999 đến 2008)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #117 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 07:29:25 am »

NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Sách trong nước

Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục (chính biên) từ tập III đến tập XVIII, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971.

Quốc sử quán triều Nguyễn: Việt sử Thông giám cương mục, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

Quốc sử quán triều nguyễn: Lịch triều Tạp kỷ.

Bắc Kỳ Hà đê sự tích, Tổng đốc tỉnh Hưng Yên kính trình triều đình Huế. Thư viện Quân đội K/VNP75 1093.

Quốc sử quán triều Nguyễn: Minh Mệnh chính yếu.

Ủy ban Khoa học xã hội: Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nguyễn Khánh Toàn chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, HN, 1971.

Trịnh Như Tấu: Hưng Yên địa chí, Nhà in Ngô Tử Hạ, Hà Nội, 1934.

Trần Huy Liệu: Lịch sử thủ đô Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội, 2000 (tái bản).

Quốc sử quán triều Nguyễn: Công văn tấu tập, kí hiệu A.545, Thư viện Khoa học xã hội.

Trần Văn Giàu - Đinh Xuân Lâm - Nguyễn Văn Sự: Lịch sử cận đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1961.

Trần Văn Giàu: Chống xâm lăng, tập III, NXB Xây dựng, Hà Nội, 1957.

Trần Huy Liệu: Lịch sử 80 năm chống Pháp, NXB Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1957.

Phan Khoang: Việt Nam Pháp thuộc sử Sài Gòn, 1974.

Vũ Thanh Sơn: Tướng lĩnh Bãi Sậy, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001.

Quốc sử quán triều Nguyễn: Quốc triều chính biên toát yếu, NXB Đắc Lập, Huế, 1923.

Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX, NXB Văn học, Hà Nội, 1975.

Khổng Đức Thiêm - Nguyễn Xuân Cần: Khởi nghĩa Yên Thế, Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Giang - Hội khoa học lịch sử, 1997.

Phạm Văn sơn: Việt Nam cách mạng cận sử, xuất bản ở Sài Gòn.

Nguyễn Văn Tuấn: Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, quyển thượng, trang 312, NXB Hà Nội.

Dương Kinh Quốc: Việt Nam những sự kiện lịch sử, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981.

Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện An Lão (Hải Phòng), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

Hồ Sanh: Việt Nam dưới ngọn cờ cần vương, xuất bản ở Sài Gòn, 1948.

Nguyễn Thượng Hiền: Giọt lệ bể dâu.

Liên hiệp công đoàn Hải Dương: Sơ thảo lịch sử phong trào công nhân, công đoàn Hải Dương.

Hoàng Cao Khải: Nhật ký hành quân, Piglowski dẫn trong Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ.

Hội đồng nghiên cứu biên soạn lịch sử tỉnh Hải Hưng: Nghề cổ truyền, tập I, II, - Sở Văn hóa thông tin Hải Hưng, 1984.

Lịch sử Đảng bộ xã Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005.

Văn Hà: Tán Thuật - Bãi Sậy - Khởi nghĩa, NXB Á Châu, Sài Gòn, 1951.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #118 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 07:30:08 am »

Sách nước ngoài

Nouveles lettres édifiantes (Những bức thư khuyến thiện mới) Paris, tpaja VIII.

G. Taboulet La geste Française en Indochinoi tomme II, Paris Adrien Maisonneuve 1956.

Fernad Bernad l’Indochine Erruieus et Danger (Đông Dương những sai lầm nguy hiểm), Pariss 1901.

Tập thể sĩ quan Tham mưu: Lịch sử quân sự Đông Dương từ đầu đến 1-1922, Ideo, Hà Nội.

Capitaile Charles Gosselin l’empire d’Annam (Vương quốc An Nam).

A de Miribel; Notice

Pauin Vial: Les premières amnées de la Cochichie, Tomme I Challamel ainée’did, Paris 1874.

Fernand Bernad l’Indochine Errieurs et Danger charpantier, Paris 1901.

Chabrol: Opérations militaires au Tonkin (Những cuộc hành binh tại Bắc Kỳ).

Dulleman: Nhiệm vụ bình định và cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Hải Dương 12-1932 - Nguyễn Luận dịch bản đnáh máy, Thư viện Hải Dương (phòng Địa chí).

Pouvourille: Etudes colonilès, tomme III; Paris, 1894.

A de Miribel: La Fronnes de Hưng Yên (Lịch sử chiếm đóng Hưng Yên).

Piglowski: Histoire de la Garde Indigène du Tonkin (Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ) Nguyễn Luận dịch, bản đánh máy lưu ở phòng Địa chí thư viện Hải Dương.

Masson: Souvenirs de L’Annam et du Tonkin (Những kỷ niệm ở Trung và Bắc Kỳ), Paris, 1933.

Bonnal: Ở Bắc Kỳ 1872-1881-1886.

Tòa sứ Hưng Yên: La province de Hưng Yên 1/1993 (Tỉnh HưngYên) - Lưu Xuân Hỷ dịch tháng 5/1973, Thư viện Hưng Yên, phòng Địa chí: Vv 042.

Charler Fouriau: Les contacsts Franco Vietnamiens en Annam et au Tonkinde 1885 à 1886 (Những cuộc tiếp xúc Pháp Việt ở Trung và Bác Kỳ từ năm 1885-1896 của Charels Fournia), Ngô Xuân Hòa giới thiệu trong mục “Đọc sách” Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6/1984.

Paul Isoart: Le phèno national Vietnam mien, xuất bản ở Paris, 1961.

Puginier: Parates et rebelles au Tonkin (No soldas at Yên Thế), NXB. Hachette, Paris 1892.

L. Bonfont: Ba mươi năm ở Bắc Kỳ tập 1, Paris, 1924.

Daufès: La garde indigène de l’Indochine de sa création a nos foures Tomme I, Paris, 1933 (Bảo an binh Đông Dương từ ngày thành lập đến nay, xuất bản ở Paris, 1933).

Officier de la tat Mazor Histoire militaire de Indochinol des débuts à nos jour 1/9122 (Tập thể sĩ quan tham mưu: Lịch sử quân sự Đông Dương từ đầu đến tháng 1/1922 Idoe, Hả Nội.

E. Bévin - Au Tonkin Milices et piraterie, NXB Charles lavauzelle Paris, 1891.

Claude Bourrin: Le vieux tonkin le Thêâtre - Le Sport - La Vic mondaine de 1884 à 1889, NXB Aspar, Sài Gòn, 1935.

Trung Pháp chiến tranh tư liệu, quyển VII, Tân Hoa Xã, Bắc Kinh, 1955, Chu Thiên trích dịch. Bản đánh máy, lưu Thư viện quốc gia.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #119 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2011, 07:31:20 am »

Tạp chí

Đông Dương tạp chí, số 18 ra ngày 11/9/1933 và số 43 ra ngày 12/3/1914.

Tạp chí Sử địa Sài Gòn số 1/1966, số 25 năm 1973.

Tạp chí Nghiên cứ Lịch sử 1961 số tháng 3/1963; số tháng 5,6/1969; số tháng 4/1984.

Lịch sử Quân sự số 46 tháng 12/1889; số tháng 1/1991; số tháng 1/1996; số tháng 4/1998; số tháng 3/1999.

Tạp chí Phố Hiến tháng 5/1998.

Báo

Le Venier du Tonkin tháng 5/1886, tháng 10/1888.

Báo Tương lai Bắc Kỳ: số 15 ra ngày 25/9/1886; số ra ngày 1/2/1888; số ra ngày 8/9/1888; số 126 ra ngày 10/11/1888; số 136 ra ngày 19/1/1889; số 147 ra ngày 6/4/1889.

Báo Tin tức Hải Phòng: số 156 ra ngày 5/4/1888; số 250 ra ngày 7/3/1889, số 258 ra ngày 4/4/1889; số ra ngày 27/2/1890; số 156 ra ngày 5/4/1890.

Công báo

Công báo Đông Dương: Phần II: Trung Kỳ và Bắc Kỳ số 63 tháng 8/1889.

Báo cáo

Báo cáo chính trị của Thống sứ Bắc Kỳ ngày 18/3/1889.

Báo cáo chính trị số 2 ngày 27//3/1889 của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương (bản viết tay).

Báo cáo bổ sung của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương năm 1889 lưu tại Cục Lưu trữ Trung ương.

Báo cáo của Thanh tra

Báo cáo chính trị của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương năm 1890 - bản viết tay

Báo cáo chính trị của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương năm 1891.

Báo cáo chính trị của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương tháng 7-8/1891, bản viết tay.

Báo cáo chính trị của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương số 396 ngày 16/6/1892.

Báo cáo chính trị tháng 3/1891 của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương, bản viết tay.

Danh sách nghĩa quân Bãi Sậy bị chặt đầu của Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội.

Gia phả

Gia phả họ Vũ ở An Xá, xã Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên.

Gia phả họ Nguyễn (Đình) thôn Thọ Bình, xã Tân Dân, Khoái Châu.

Gia phả họ Vũ ở xã Ông Đình, Khoái Châu, Hưng Yên.

Gia phả họ Ngô Quang ở thôn An Lạc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Gia phả họ Nguyễn ở thôn Xuân Đào, xã Xuân Dục, Mỹ Hào, Hưng Yên.

Gia phả họ Nguyễn Đức ở Mễ Xá, xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Gia phả họ Nguyễn ở thôn Mão Cầu, xã Hồ Tùng Mậu, Ân Thi, Hưng Yên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM