Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:59:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khởi nghĩa Bãi Sậy  (Đọc 81421 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #90 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2011, 06:46:42 am »

Để đối phó với nghĩa quân tại Hưng Yên, từ ngày 8/2/1891, quân Pháp tập trung 1400 dân binh và lính lệ do thanh tra Blanchard và Hoàng Cao Khải, 14 viên vệ binh chính, lãnh binh ba tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và các quan phủ huyện đánh phá căn cứ Bãi Sậy. Tham vọng của quân Pháp là sau khi tiêu diệt được lực lượng kháng chiến đầu não ở Bãy Sậy, chúng sẽ mở rộng phạm vi tảo thanh ra các tỉnh Bắc Kỳ.

Tại Hải Dương, Tòa sứ dự kiến tổ chức trên cơ sở tin cậy dựa hơn nữa vào căc quan chức bản xứ để gắn bó họ hợp tác chặt chẽ thêm với những cố gắng của chúng ta. Tòa sứ đã đề nghị và được phép thành lập một lực lượng Bảo an đặc biệt, gọi là lính cơ, đặt dười quyền trực tiếp và hoàn toàn của quân phủ, quan huyện. Lực lượng này trang bị bằng súng hòa mai và cung cấp cho các quan phương tiện để bất cứ lúc nào cũng có thể hành động hoàn toàn theo sáng kiến của mình và chịu trách nhiệm chống bọn phá rối trật tự trị an. Tổ chức này được bổ sung bằng việc thành lập một ban tuần tra do thám bảo đảm bởi các hương lý ở tất cả các làng. Ngoài ra, đặt một loạt các lô cốt ở những địa điểm giao thông quan trọng lại. Những pháo đài nhỏ này dựa vào nhau, dùng làm nơi đồn trú lâm thời cho những toán quân thường xuyên tuần hành trong tỉnh đi từ lô cốt này đến lô cốt kia và do đó kiểm soát được toàn tỉnh, hợp lực với các đội canh phòng của hương lý hiệu nghiệm hơn(1).

Trong khi đó thì một lực lượng khác của quân Pháp gồm vệ binh dân sự, lính cơ, dân binh cũng càn quét Cẩm Giàng, Gia Lộc, Năng Yên, Thanh Miện. Lực lượng nghĩa quân do Hai Kế, Đề Ban, Đốc Sung, Lãnh Tảo chỉ huy đã chống lại giặc Pháp quyết liệt, nhưng sau cũng phải rút về Tứ Kỳ, Thanh Hà sang vùng sông Kinh Thày.

Để cắt đứt sự ủng hộ nghĩa quân trong nhân dân, chỉ trong 15 ngày của tháng 2/1891, viên thanh tra dân binh đã hành hình 75 hào mục ở khu vực Bãi Sậy(2). Chúng còn tàn phá nhiều làng xóm như Lê Xá, Hành Lạc, khu đền Ghềnh, các đình Ngọc Cầu, đình An Xuyên. Tổng Như Quỳnh từng là hành dinh của thủ lĩnh Tuần Văn. Các gia đình có người tham gia nghĩa quân như: Quản Chén, Bang Chu, Trương Đình Tuyển, Nguyễn Văn Cốc ở các thôn thuộc xã Như Quỳnh ngày nay bị địch khủng bố, tàn phá nhà cửa, cướp hết của cải. Ông Trương Đình Tuyển đánh Pháp ở Khoái Châu bị quân Pháp bắt đưa về hành hình ở Bần Yên Nhân(3). Quân Pháp kéo về tàn phá huyện Mỹ Hào, giết chết hai người cháu của Nguyễn Thiện Thuật ở làng Xuân Dục. Bọn cầm quyền Pháp phải thú nhận: “… Nhiều thôn xã bị đốt cháy bốn bề, nhiều người nhà quê bị bắt, bị giết và những đồn binh của chúng ta thì bị tấn công. Nhìn chung tình hình không ổn định. Chính thức thì chúng ta nói là không có cướp bóc, xứ này bình định được rồi”(4).

Chính vào lúc giặc điên cuồng khủng bố phong trào thì nghĩa quân vẫn hoạt động mạnh mẽ: “Giữa vùng đồng bằng, trong khu Bãi Sậy, bọn cướp bóc lại tổ chức và đe dọa nghiêm trọng các đường giao thông chính như: Hà Nội - Hải Dương và Nam Định - Hà Nội. Đầu năm 1891, một toán trong bọn này đã tấn công Hà Nội ở phía tả ngạn sông Hồng tức là giữa hệ thốn đồn binh từ Bắc Ninh về Hà Nội”(5). Nghĩa quân hoạt động ráo riết đến nỗi Kinh lược sứ Bắc Kỳ Nguyễn Hữu Độ đã phải mật báo với quân Pháp là: “Phải đón trước một cuộc tấn công bất ngờ của nghĩa quân Bãi Sậy ngay tại Hà Nội”(6). Địch còn thú nhận: “Sau tết âm lịch, nghĩa quân tập trung lực lượng lớn tại căn cứ Bãi Sậy đến hợp tác với Lưu Kỳ. Có rất nhiều toán nghĩa quna được phục hồi trong mùa gặt, nghĩa quân đi lại từ Hưng Yên sang Hải Dương, Bắc Ninh. Các đội quân trên khi thì đi riêng biệt, khi được những người nông dân che chở, họ trở thành những người nông dân chất phát khiến bọn lính không thể phân biệt nổi đâu là nghĩa quân đâu là dân thường, tên tuổi, hành động của họ quan chức An Nam đều biết rất rõ, nhưng sợ không dám báo cho quân Pháp vì họ sợ bị trả thù”(7).

Được sự phối hợp của nghĩa quân từ căn cứ Bãi Sậy đến, Lưu Kỳ, Tiền Đức đã tấn công các tàu thuyền của Pháp trên sông Thái Bình và sông Văn Úc. Lãnh Quý cũng trở lại chiến trường cũ là các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ, Kim Thành tổ chức lại đội ngũ, trang bị thêm vũ khí tiếp tục đánh phá quân Pháp. Tại huyện Thanh Lâm (nay là Nam Sách) lại xuất hiện các đạo quân khác sẵn sàng chiến đấu(8).


(1) Dulleman: Nhiệm vụ bình định của cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Sđd.
(2) Charbol: Opérations militaires au do Tonkin: Những cuộc hành binh tại Bắc Kỳ.
(3) Lịch sử Đảng bộ xã Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
(4) Charbol: Những cuộc hành binh tại Bắc Kỳ.
(5) Z. Mason: Những kỉ niệm ở Trung Kỳ Bắc Kỳ, xuất bản ở Paris.
(6) Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam thực lục chính biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
(7), (8) Dulleman: Nhiệm vụ binh định và cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Sđd.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #91 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2011, 06:56:26 am »

Trước sự xuất hiện của lực lượng nghĩa quân hùng mạnh dưới sự chỉ huy thống nhất của Nguyễn Thiện Kế, trong khi lực lượng Bảo an binh của Hải Dương từ 800 tên rút xuống còn 450 tên và không có hy vọng gì tăng lên được. Trước tình hình đó, Tòa sứ Hải Dương nhận thấy kẻ địch của mình vốn là gốc người bản xứ, thông thạo địa hình, biết rõ thủy thổ, được nhân dân che chở, tiếp tế lương thực, di chuyển mau lẹ. Họ còn biết thông đồng với các quan An Nam đang làm việc cho Pháp nắm rõ tình hình, quân số, trang bị, sự bố phòng của các đồn binh, thời gian, địa điểm hành quân của quân Pháp báo lại cho nghĩa quân(1).

Để đối phó với đạo quân ấy, giặc Pháp không thể điều động lính Âu - Phi và quân lính An nam từ xa đến được. Tòa sứ Hải Dương đã thực hiện gợi ý của Tổng đại sứ Paul Bert(2) có ý định tổ chức lực lượng dân binh trên cơ sở Nghị định ngày 6/8/1886 như người Anh đã từng làm có kết quả ở Miến Điện và Ấn Độ. Từ là phải tổ chức đạo quân chống lại nghĩa quân trong những người bản xứ, giao cho những võ quan Pháp đã ở Đông Dương lâu năm, biết rõ phong tục, ngôn ngữ của dân An Nam(3).

Chủ trương của Tòa xứ Hải Dương được sự chấp nhận của Thống sứ Bắc Kỳ, sáng lập tại tỉnh này một lực lượng cảnh sát đặc biệt, dưới danh hiệu “lính cơ”. Lực lượng cảnh sát này chịu sự lãnh đạo trực tiếp của các quan phủ huyện, được trang bị súng bắn nhanh. Tòa sứ còn cho phép các quan phủ, huyện hoạt động trong bất cứ thời điểm nào để chống lại nghĩa quân và các làng xã ủng hộ nghĩa quân, chúng bắt phu, bắt lính theo sáng kiến và ý thức trách nhiệm của mình.

Việc “Sáng tạo ra đội ngũ lính cơ giúp cho bọn quan phủ, quan huyện tự ý đem quân đi đánh phá nghĩa quân, triệt phá các làng có nghi ngờ là ủng hộ nghĩa quân. Đội quân này còn giúp cho vệ binh dân sự đóng nhiều đồn bốt thành những phân đội cơ động khắp các tỉnh để tìm diệt nghĩa quân”(4).

Ít lâu sau Tòa sứ Hải Dương lại thành lập một lực lượng tuần tra và thám báo do hào mục các thôn xã đảm nhận bằng sự thiết lập hàng loạt những lô cốt trên các ngả đường quan trọng. Những lô cốt nhỏ này dùng làm nơi đồn trú tạm thời của những đạo quân thường xuyên di động trong tỉnh, từ chỗ này qua chỗ khác làm cho tất cả dải đất của tỉnh này đều nằm trong sự giám sát và cũng từ đó sự tuần tra của hàm mục càng tăng thêm hiệu lực(5).

Mặc dù chính quyền và bọn chỉ huy quân sự Pháp có những cải cách mới về quân đội, đóng thêm nhiều đồn bốt, giao quyền chủ động cho các quan phủ, huyện đánh phá nghĩa quân. Chúng cũng tăng cường các cuộc càn quét ác liệt vòa các căn cứ của nghĩa quân, song lực lượng nghĩa quân vẫn tồn tại và phát triển. Thực dân Pháp cũng phải thừa nhận; “Nghĩa quân do Lưu Kỳ chỉ huy cũng mạnh lên vì những toán khác ở vùng cao bị đánh chạy dần xuống Đông Triều. Ở phía Nam huyện Đông Triều, các phụ tá cũ của Đốc Tít như Lãnh Pha, Đề Cung, Đốc Chuyên, Lãnh Nam đã xây dựng được những đạo quân trang bị tốt”(6).

Nhằm tiêu diệt lực lượng của nghĩa quân Bãi Sậy hoạt động ở Hải Dương, Tòa sứ Hải Dương và trung tá Piôt đã huy động quân chính ngạch, vệ binh dân sự dân binh có sự yểm hộ của Hải quân đã càn quét toàn vùng, đẩy lùi nghĩa quân Bãi Sậy về phía Đông Triều.

Một lực lượng khác gồm vệ binh dân sự, lính cơ, dân binh cùng một lúc càn quét các huyện Gia Lộc, Cẩm Giàng, Năng Yên, Thanh Miện. Các toán quân của Hai Kế, Đề Ban tập trung ở các huyện trên cũng bị đánh.

Mặc dù bị nhiều lực lượng của địch điên cuồng chống phá ở khắp nơi, Nguyễn Thiện Kế đã chỉ thị cho các tướng né tránh những cuộc hành quân càn quét “tìm và diệt” lớn của Pháp khi chúng còn đang hung hăng. Chọn thời cơ và địa hình thích hợp để bố trí các trận địa phục kích, tập kích khi chúng đi “tìm và diệt” đã mệt mỏi quay trở về nơi trú quân, khiến cho kẻ đi “tìm diệt” lại bị tiêu diệt. Ngoài ra, nghĩa quân còn tổ chức một số trận đánh lớn:

- Đêm 4/3/1891, nhờ có nội ứng, một toán nhỏ nghĩa quân lọt vào một đồn địch ở phủ Khoái Châu giết chết một lính làm bị thương 4 tên, lấy 12 súng, 50 bao đạn.

Sự việc trên xảy ra rất nhanh chóng và bí mật đến nỗi một bọn lính đóng ở đồn cách đó 120m vẫn không hay biết. Trong khi đó đại bộ phận nghĩa quân núp ở làng An Vĩ sát phủ lị Khoái Châu đợi cho toán quân ở trong làng rút xa xong mới bắn một loạt đạn yểm hộ để ngăn chặn quân Pháp truy kích.

Nghe tiếng súng nổ bọn địch ở đồn bên mới biết, nhưng sợ đêm tối cũng không dám đuổi theo. Sau trận này viên trưởng đồn sợ bị khiển trách đã tự tử, còn viên tuần phủ Hưng Yên(7) và viên tri phủ Khoái Châu thì bị bắt giải về Hà Nội để xét hỏi về tội có liên quan đến vụ tập kết nói trên.

Lãnh Điển là một thủ lĩnh nghĩa quân xuất sắc hoạt động ở phía bắc Hưng Yên và Hà Nội, ông nhận thấy quân Pháp đánh phá dữ dội Hưng Yên, Hải Dương cần phải phân tán lực lượng địch, vì vậy tháng 3/1891 Lãnh Điển dẫn quân vượt sông Hồng tấn công một đồn lính huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông(8).

Ngày 24/3/1891, thanh tra Lambert với sự hỗ trợ của các đồn Mỹ Hào, Đỗ Mỹ, Phong Cốc đánh nhau với Hai Kế.

Cùng ngày, đồn binh Phong Cốc đụng độ trong đảo Ba Tổng với 5 nghĩa quân trên một chiếc thuyền(9).

Tháng 3/1891, huyện Mỹ Hào hoàn toàn do nghĩa quân chiếm đóng mà lý trưởng, chánh tổng, kỳ hào đều được bầu ra dưới áp lực của nghĩa quân, nên họ điều trung thành với Tán Thuật. Chính những người này đã hình thành nên một chính quyền Cách mạng thực sự trong hệ thống chính quyền cấp dưới(10).


(1), (3) Dulleman: Nhiệm vụ binh định và cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Sđd.
(2) Paul Bert nguyên là Bộ trưởng bộ Giáo dục Pháp dưới nội các Gambetta từ 14/11/881 đến 26/1/1882. Năm 1882 là viện sĩ Hàn lâm Khoa học Pháp. Ngày 27/1/1886 được Tổng thống Pháp ký sắc lệnh bổ nhiệm làm Tổng trú sứ dân sự đầu tiên ở Trung - Bắc Kỳ. Paul Bert chính thức giữ chức Tổng trú sứ từ ngày 8/4/1886 đế ngày 11/11/886 thì bị chết vì bệnh dịch tả ở Hà Nội. (Chế độ Tổng trú sứ được áp dụng từ tháng 1/886 đến tháng 5/1889).
(4), (5), (6) Dullman: Nhiệm vụ binh định và cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Sđd.
(7) Tuần phủ Hưng Yên năm 1891-1892 Thành Thái năm thứ 3, 4 là Nguyễn Thịnh (Hưng Yên địa chí).
(8) Theo Albert de Poavourville: Chassrur de Pirates (Les liv res de la Barvusse) xuất bản ở Paris năm 1828. Nhưng theo báo cáo chính trị của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương năm 1891 thì nghĩa quân đã giết chết, làm bị thương nhiều tên lấy được 12 khẩu súng trường và 123 bao đạn.
(9) Báo cáo chính trị của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương năm 1891.
(10) Bonafont: Ba mươi năm ở Bắc Kỳ - tập I, xuất bản ở Paris năm 1924.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #92 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 09:25:30 am »

CHƯƠNG II

NHIỀU THỦ LĨNH XUẤT SẮC HY SINH
CUỘC KHỞI NGHĨA BÃI SẬY SA SÚT NGHIÊM TRỌNG
(3/1891-3/1892)

Mặc dù Nguyễn Thiện Thuật đã sang Trung Quốc, nhiều tướng lĩnh sản xuất đã hy sinh như: Ngô Quang Huy, Đội Văn, nhiều người vì tình thế bắt buộc phải ra hàng như Đốc Tít, Đốc Lan. Một số kẻ cơ hội nay thấy cuộc khởi nghĩa suy yếu đã đầu hàng như Lãnh binh Lê Văn Vắn ở Đông Mai (nay thuộc huyện Văn Lâm); Lãnh Tảo ở Ân Thi, Hưng Yên; Đốc Khoát ở Bối Giang, Ninh Giang Hải Dương đã trở thành tay sai của giặc, quay lại đánh phá ác liệt cuộc khởi nghĩa. Nhưng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Thiện Kế, mặc dù nhiều tướng lĩnh bị sát hại, vùng nghĩa quân kiểm soát bị thu hẹp, song nghĩa quân vẫn đánh những trận đánh lớn, tiêu hao nhiều sinh lực của quân Pháp, quân Nam triều.

Thực dân Pháp và Nam triều điều động binh lực từ Sài Gòn, từ các tỉnh Nam Trung Kỳ ra và bắt lính tại chỗ cùng quân của triều đình Huế do Hoàng Cao Khải chỉ huy đánh phá ác liệt các căn cứ của nghĩa quân Bãi Sậy ở cả 3 tỉnh Hưng Yên, Hải Dưowng, Bắc Ninh. Tàu chiến, pháo binh, công binh cũng được bọn chỉ huy quân sự Pháp ở Trung - Bắc Kỳ huy động tới mức tối đa để hỗ trợ cho bộ binh.

Các cuộc tấn công ác liệt, kéo dài nhiều ngày của quân Pháp đã gây tổn thất nặng nề cho cuộc khởi nghĩa Bãi Sây. Chỉ tính bảy viên tướng chủ chốt Nguyễn Thiện Kế trong một năm (3/1891-3/1892) đã có nhiều người hy sinh.

Đầu năm 1821, Đề đốc Nguyễn Văn Sung vẫn còn trên 200 quân, được trang bị trên 100 súng bắn nhanh còn lại là súng kíp, súng khai hậu, súng hỏa mai. Ông cùng Đề Vinh luôn luôn chiến đấu bên cạnh Nguyễn Thiện kế. Ông còn phối hợp với Đề đốc Phạm Văn Ban ở phía bắc huyện Ân Thi với Lãnh Điển hoạt động ở các huyện bắc Hưng Yên với trận tấn công lớn vào các đồn binh khác. Vì nhiều tướng lĩnh hy sinh, bị bắt hoặc ra hàng nên Đốc Sung phải hoạt động trên một địa bàn rộng lớn từ đông, nam Hải Dương, miền đông và bắc tỉnh Hưng Yên, nam Bắc Ninh, nam Vĩnh Phúc, nam Sơn Tây.

Ngày 8/2/1891, quân Pháp tập trung trên 1.400 lính khố đỏ, dân binh, lính lệ do thanh tra Blanchard và Hoàng Cao Khải chỉ huy, có 14 vệ binh chính (người Pháp) lãnh binh, các quan phủ, quan huyện ba tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh đánh phá nghĩa quân Bãi Sậy. Quân Pháp có tham vọng tiêu diệt nghĩa quân ở căn cứ Bãi Sậy(1).

Để hỗ trợ cho căn cứ Bãi Sậy, phân tán lực lượng địch, Đốc Sung, Đề Ban, Hai Kế… tấn công quyết liệt quân Pháp ở Cẩm Giàng, Gia Lộc, Năng Yên, Thanh Miện, Tứ Kỳ gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại rồi rút quân sang vùng sông Kinh Thày.

Đầu tháng 3/1891, Đốc Sung đưa quân về hoạt động ở quê ông, tổng Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, đạo Bãi Sậy. Ông đóng quân ở chùa Chi Long gần làng Dịch Trĩ. Ngày 17/3/1891 (27 tháng 2 âm lịch) Lãnh Vắn làm phản được quân Pháp cho chỉ huy đồn Đông Mai dẫn đường cho quân Pháp đang đêm bao vây chùa Chi Long. Đốc Sung thấy động liền ra cửa chùa quan sát, thấy quân Pháp đang lố nhố tiến vào chùa, ông hô lớn: “Tây vây chùa”. Quân Pháp bắn như đổ đạn về phía ông. Nghĩa quân lập tức triển khai đội hình chiến đấu đánh bật các đợt “tấn công dồn dập” của địch ra khỏi chùa. Đốc Sung bị thương nặng ở ngực, ông cố bò đến khu ruộng ngập nước trước cửa chùa, giấu thanh đoản kiếm của vua Hàm Nghi ban rồi rút súng lục tự tử. Tên Môliner chỉ huy cuộc hành quân khám trong người ông còn thấy đồng Kim tiền (tiền vàng) mà Tôn Thất Thuyết được vua Hàm Nghi ủy quyền ban cho các tướng lĩnh xuất sắc ở Bắc Kỳ. Quân Pháp chặt đầu ông đưa về phủ Thống sứ Bắc Kỳ ở Hà Nội để xác minh rồi đưa về Bần Yên Nhân(2).

Đốc Sung hy sinh tháng 3/1891, quân Pháp tập trung binh lực truy kích cánh quân Đốc Cọp và cánh quân Lãnh Điển.

Đốc Cọp chỉ huy nghĩa quân hoạt động mạnh mẽ ở các huyện Kim Đông, Ân Thi, Phù Cừ, Đông Yên. Tuy nhiên, từ cuối tháng 3/1891 ông bị quân Pháp truy kích ráo riết. Đầu tháng 4/1891, Đốc Cọp đưa quân về đóng ở chùa Quàn thuộc xã Lôi Cầu huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu nay thuộc xã Việt Hoà, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Chùa Quàn nằm giữa bãi sậy trên một gò đất cao, rộng hơn một mẫu Bắc bộ. Trong chùa có nhiều tượng Phật, tượng La Hán, có sư trụ trì. Xung quanh chùa là các xã Khé, Ôn (Tiểu Quan) nay thuộc xã Phùng Hưng, Lác nay thuộc xã Việt Hoà đều ở huyện Khoái Châu; Lôi Cầu và Đảo Xá nay thuộc xã xã Toàn Tiến, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.


(1) Dullman: Nhiệm vụ binh định cà cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Sđd.
(2) Theo lời thuật lại của các cụ cao tuổi người làng Dịch Trĩ thì giặc Pháp vây làng vào buổi sáng sớm, trời sương mù, do Lãnh Vắn dẫn đường tập kích bất ngờ. Trong cuộc hỗn chiến, Đốc Sung bị thương nặng. Ông rút súng tự sát. Gia đình cúng giỗ ông vào ngày 27/2 (Âm lịch).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #93 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 09:27:12 am »

Nghĩa quân đóng ở trong chùa, được nhân dân các xã xung quanh đưa người đến đắp lũy đất xung quanh chùa và tiếp tế lương thực, thực phẩm. Trong đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của ông Vũ Văn Chính, người làng Tiểu Quan, làm Chánh tổng Đại Quan.

Hoàng Cao Khải đem quân đến đánh hơn một tháng đều bị thất bại, hắn liền thực hiện chính sách cũ là tách nhân dân ra khỏi nghĩa quân. Vì vậy, một mặt chúng thắt chặt vòng vây chùa Quàn và xã Tiểu Quan, giết nhiều người, nhiều nhà cửa bị đốt cháy.

Vì quân sĩ đã mệt mỏi, đạn đã cạn, không còn lương thực, Đề Cọp lợi dụng đêm tối và bãi sậy cao ngập đầu người rút khỏi cùa Quàn về xã Tiểu Quan. Đến Tiểu Quan, ông được nghĩa quân ở đó và nhân dân hết lòng giúp đỡ, củng cố công sự, sẵn sàng đánh địch.

Ngày 21/5/1891 khi được tin Đề đốc Cọp chỉ huy 300 nghĩa quân đóng ở làng Tiểu Quan, huyện Đôn Yên, lập tức Muselier cho các cánh quân do Vincilliont, Pointes, Breston chỉ huy cấp tốc hành quân đến Tiểu Quan. Quân Pháp đế từ nửa đêm, nhưng vốn sợ Đốc Cọp nên không dám khinh thường, mà chỉ bao vây từ xa, gần sáng chúng mới thắt chặt vòng vây.

Mờ sáng ngày 22/5/1891, nghĩa quân chuẩn bị rút khỏi Tiểu Quan bỗng có báo động. Đề cọp cho người ra quan sát thì thấy quân Pháp đã bao vây kín làng, ông liền bố trí quân sau các lũy đất trên trồng tre gai dày đặc, củng cố công sự, đón đánh địch. Nhân dân nấu cơm, giết lợn đem đến từng chiến lũy tiếp tế cho nghĩa quân.Quân Pháp bắn như đổ đạn vào làng. Nghĩa quân có ưu thế chiếm được cao điểm, lại có lũy tre dày chê chở, nên hạ nhiều giặc, khiến chúng phải lùi ra xa, gọi đại bác bắn cấp tập vào trong làng. Quân Pháp biết Đề Cọp chỉ có ít quân, đạn dược đã cạn kiệt nên bao vây chặt và cho quân chặn các ngả đường không cho các cánh quân khác đến cứu viện. Đề Cọp sai Đội Thuỷ mở mũi đột kích xông ra phá vây, nhưng ông cùng các nghĩa sĩ hy sinh ngay sau khi vượt khỏi lũy tre.

Suốt ngày hôm đó, nghĩa quân không chọc thủng được vòng vây. Ông sai người về Bãi Sậy cầu viện, nhưng đi cũng không thoát, nghĩa quân bị tổn thất nặng nề. Quân Pháp bắn đại bác cấp tập vào cổng làng. Cánh cổng lim dày cỡ gần gang tay, bên trong chèn rất nhiều cối đá lỗ, cùng những bao cát bị vỡ toang. Chúng tràn vào làng, nghĩa quân xông ra đánh giáp lá cà, nhưng lực lượng ít, không địch nổi quân Pháp, 30 nghĩa quân tử trận, trong đó có Lãnh Sùng là viên tướng xuất sắc nhất của Đề Cọp mất 10 khẩu súng trường, 3 khẩu súng lục. Quân Pháp bắt nhân dân tập trung ở đình để bọn chỉ điểm nhận mặt nghĩa quân và tung quân đi sục sạo khắp nơi. Đề Cọp bị thương nặng, phải nấp dưới một cái ao sâu, đậy lá rau muống lên đầu, chỉ ngửa mặt lên thở. Bọn lính đuổi bắt gà, tình cờ một con gà bay xuống ao, chúng đuổi theo, phát hiện ra Đề Cọp, liền nhốt vào cũi đưa về Hà Nội cho Thống sứ Bắc Kỳ xem mặt. Chúng cũng bắt được hơn 20 nghĩa quân, hành hình ngay tại sân đình, máu đào của cách chiến sĩ nhuộm đỏ sân đình.

Ngày 25/5/1891 tức ngày 16 tháng 4 âm lịch, quân Pháp chặt đầu Đốc Cọp ở khu đất trống cạnh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội - nơi chúng đã hành hình Đội Văn tháng 11/1889 (nay ở khoảng nhà tám mái phía sau tượng Lý Thái Tổ, đưa đầu về Hưng Yên bêu, xác chúng ném xuống sông Hồng).

Khi Đề đốc Cọp bị bắt ở Tiểu Quan giải về Hà Nội, mấy thủ hạ thân tín của ông, trong đó có ông Quyền Thọ quê ở làng Đào Xá (cạnh An Xá) cải trang làm dân thường, bí mật theo lên Hà Nội. Khi chúng chặt đầu ông đưa về Hưng Yên, ném xác xuống sông Hồng, Quyền Thọ phân công người theo dõi bọn lính về Hưng Yên xem chúng bêu đầu ở đâu thì tổ chức cướp, còn ông đi theo bờ sông Hồng. Xác ông Cọp không chìm mà lập lờ trôi đến Dốc Vĩnh thì dạt vào vũng ở trước cửa đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở xã Đa Hoà, tổng Mễ Sở. Quyền Thọ và mấy nghĩa quân chờ đến đêm mới vớt xác ông về táng ở cạnh đồng làng Đào Xá, đến khi cải táng con cháu mới bí mật dời về An Xá. Từ đó con cháu cúng giỗ ông vào ngày 16 tháng 4 âm lịch(1).

Số nghĩa quân còn lại phải rút khỏi xã Tiểu Quan qua các xã Ninh Vũ, Kênh Khê ra ngoài đê sông Hồng qua xã Phù Sa (nay là thôn Lãnh Điển, xã Đại Tập) rồi vượt sông Hồng bằng thuyền, bằng bè chuối sang Hà Đông, Hà Nam đến vùng rừng núi xã Quyển Sơn ở Kim Bảng (có nhiều cụ kể đến rừng Ngang thuộc tỉnh Hoà Binh).


(1) Theo Minh Thành: Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, số 122, 123 tháng 5,6/1969 và tác giả về An Xá, gặp cụ Vũ Văn Công 83 tuổi (năm 1988) cháu ba đời Đề Cọp và các cụ trong họ Vũ, đọc gia phả họ Vũ tháng 5/1969.
Theo tài liệu của Daufès, Piglowski, Ngô Vi Liễn và Lịch sử 80 năm chống Pháp viết trận này xảy ra ở Điền Nha, Khoái Châu vào ngày 23/5/1889. “Đốc Cọp cùng 100 quân đến làng Điền Nha, Khoái Câu nghỉ qua đêm. Các tên Vincilion và Pointes chỉ huy quân lính bao vây. Đốc Cọp phá vây, nghĩa quân bị chết 80 người, Đốc Cọp nấp dưới ao một ngày vừa bị thương, lại bị đói, mệt, gần tối ông bò lên bờ nhưng lên đến nơi thì chết. Quân lính bắn vào thi thể ông 100 viên đạn, rồi chặt đầu ông và 32 nghĩa quân đưa về bêu, 20 nghĩa quân còn lại đều bị bắt. Theo chúng tôi, tài liệu trên là không chính xác, vì tháng 10/1890 quân Pháp còn thống kê Hai Kế còn lại bảy vị trướng trong đó có Đề đốc Cọp xếp hàng thứ tư.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #94 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 09:31:58 am »

Trên đường rút xuống Thuý Ái thuộc Phú Xuyên (Hà Đông) nghĩa quân phải chiến đấu với một toán quân Pháp chặn đường. Lãnh binh Đỗ Đình Tạo quê ở Tiểu Quan hy sinh(1).

Trong cánh quân rút về sông Hồng đêm ấy có ông Bùi Xuân Tứ quê ở xã Nghi Xuyên, tổng Đại Quan, huyện Đông Yên. Đêm đó nghĩa quân rút qua sông Hồng ở bến Cửa Sòng trên thuyền có 25 nghĩa quân do ông Sen lái đò chở để rút về rừng Ngang ở tỉnh Hòa Bình(2).

Còn một bộ phận nghĩa quân quê ở Tiểu Quan, trong đó có ông Bùi Quang Cơ, Bùi Quang Tính bị tay chân một tên phản bội đã bị ba ông tú tài người làng Tiểu Quan là Lê Công Đôn, Lê Công Bẩm, và một ông tú họ Đỗ bắt giết, nay thừa lúc nghĩa quân thất thế, bọn tay chân của tên phản bội đưa lính về truy bức nghĩa quân, đốt phá làng xóm. Chúng bắt được hai ông Bùi Quang Cơ và Bùi Quang Tính đem ra chợ Lác tùng xẻo từng miếng thịt rồi chặt đầu cắm cọc bêu ở chợ Lác. Hai đêm sau chị ruột ông Quang Cơ thừa lúc bọn lính và tuần đinh lơ là lấy được đầu hai ông bọc vào khăn vuông đem về chôn cất.

Sau khi bắt giết nghĩa quân, Hoàng Cao Khải cho lính thỏa sức chém giết dân làng, hãm hiếp đàn bà con gái, cướp của rồi đốt làng. Chúng chu di tam tộc các gia đình nghĩa quân, nên con cháu họ hàng phải chạy đi nơi khác, họ Đỗ phải đổi thành họ Nguyễn cho đến nay(3).

Đầu năm 1891, Chánh tính vẫn còn trên 200 quân, ba phần tư quân số được trang bị súng bắn nhanh như súng trường Carabine, súng Mile 1834 kiểu Mỹ, súng Wunchester, súng remainton, súng Mause dùng đạn Mile 1894 và một số súng hỏa mai(4). Nghĩa quân Chánh Tính hoạt động mạnh mẽ ở Nam Hưng Yên, Nam Hải Dương, gây cho quân Pháp và quân Hoàng Cao Khải tổn thất lớn, đến nỗi quân Pháp phải thốt lên: “Hai toán còn lại tiếp tục chống cự là Đề Tính và Lãnh Điển. Hai toán này hoạt động ở phủ Khoái Châu và mỗi khi cần thiết lại ẩn nấp ở vùng Bãi Sậy, họ đã chống cự lại một cách hữu hiệu đối với các cuộc truy kích của binh đoàn”(5).

Nghĩa quân Chánh Tính hoạt động mạnh mẽ gây thổn thất nặng nề cho quân Pháp và quân Hoàng Cao Khải. Chỉ tính từ tháng 4 đến tháng 6/1891 đã có nhiều sĩ quan Pháp bị giết như ngày 10/4/1891 tên La Sage giám binh hạng nhì bị giết, cùng nhiều lính Âu - Phi, lính Nam bị giết chết. Tháng 7/1891, Chánh Tính bị đạo quân lớn của Hoàng Cao Khải không ngừng truy kích song ông vẫn kiên cường chiến đấu Hoàng Cao Khải viết thư dụ ông hàng, ông kiên quyết phản đối, kiên trì con đường chống Pháp của mình, ông nói với anh là Lãnh Đề với hai em là Lãnh Xuyên và Ba Sành: “Chúng ta dù thân phơi ngoài đồng nội, da ngựa bọc xương cũng quyết không đầu hàng, còn răng nào bừa răng ấy”.

Các anh em ông, các tướng lĩnh dưới quyền ông và nghĩa quân đều một lòng như ông, dù nghĩa quân có hy sinh hết còn một người cũng đánh. Để tỏ rõ khí phách của mình, các ông liên tiếp ở những trận đánh lớn tiêu hao lực lượng của quân Pháp(6).

Sau khi Chánh Tính cự tuyệt thư dụ hàng của Hoàng Cao Khải, quân Pháp và Hoàng Cao Khải ráo riết truy kích không ngừng. Tháng 7/1891, Chánh Tính phải đem 300 quân vượt sông Hồng sang Hà Đông để liên hệ với các thủ lĩnh Đông và Tây sang hoạt động ở đó. Cuối tháng 7/1891, ông đem 200 quân tấn công huyện đường Phú Xuyên giết chết tri phủ(7).

Tháng 8/1891, quân Pháp truy kích Chánh Tính mãi không được nên phải nhờ Lãnh binh Lê Văn Vắn phản bội nghĩa quân, đầu hàng Pháp bao vây bắt được Chánh Tính. Sau khi bắt được Chánh Tính, chúng tiếp tục truy kích bắt được hai ông Lãnh Xuyên, Lãnh Đề. Chúng đưa ba ông về giam ở thành Hưng Yên. Ngày 21/8/1891 (ngày 17 tháng 7 năm Tân Mão) chúng xử chém ba ông. Chúng vứt xác của ba ông ở đâu không rõ, còn đầu ba ông chúng chôn ở trong thành, lắp đất, đặt kiềng lên đun và giao cho Đội Quý canh giữ.

Em gái ông Lãnh Đề tìm mọi cách không lấy được đầu ba ông, sau phải nhận lời lấy Đội Quý, rồi chuốc rượu cho Đội Qúy và bọn lính gác say sau đó đào đầu ba ông đem về An Vỹ, bí mật chôn ở vườn trầu không, lấy cành dâu làm xương rồi an táng(8).


(1) Bản thảo lịch sử Đảng bộ xã Phùng Hưng huyện Khoái Châu và cụ Bùi Quang Hồ 83 thuổi cháu gọi cụ Bùi Quang Cơ bằng ông quê ở Tiểu Quan kể cho tác giả nghe trong tháng 5/1999.
(2), (3) Gia phả họ Bùi Xuân xã Nghi Xuyên, nay là thôn Nghi Xuyên, xã Chí Tân, Khoái Châu ghi sự tích trên qua lời kể của cụ Tứ.
(4), (5) Theo Miribel: La Province de Hưng Yên, xuất bản năm 1933.
(6) Ghi theo lời cụ Đàm Thị Nhỡ là cháu dâu gọi Chánh Tính là ông tháng 11/1998 tại xã An Vĩ.
(7) Báo cáo chính trị của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương tháng 7 và 8/1891, bản viết tay.
(8) Nhưng sau hai ngôi mộ trên cũng bị thất lạc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #95 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 09:35:42 am »

Sau khi giết ba ông, Hoàng Cao Khải triệt phá nhà Chánh Tính cũng như cả xã An Vỹ, tịch biên hết của cải, ruộng nương. Chúng vây bắt được anh Toáng con ông Đề, anh Đồng, anh An con ông Lãnh Xuyên cũng bị bắt, anh Sơn trốn thoat(1).

Sau khi ba anh bị giặc Pháp bắt, nghĩa quân tan rã, Ba Sành trốn về nhà vợ. Quân Pháp sục vào tìm, ông trốn dưới ao. Bọn lấy vào thấy con cò ở dưới ao liền bắt rồi reo: “nó chết rồi”. Ba Sành tưởng bị lộ, ngoi lên bị chúng bắt đưa đi mất tích.

Các cụ ngày xưa vẫn chia ngày cúng giỗ như sau: cụ Đề cúng ngày 16 tháng 7, cụ Tính cúng ngày 17 tháng 7, cụ Xuyên cúng ngày 18 tháng 7, cụ Ba Sành cũng ngay 19 tháng 7.

Cuối tháng 6 (1891, Lãnh Hiêm chỉ huy nghĩa quân ở Bắc Ninh nhận lệnh của chủ tướng Nguyễn Thiện Kế về Bãi Sậy có việc quan trọng. ông liền đi gấp, đến làng Phú Khê, huyện Từ Sơn thì trời tối, liền đóng quân nghỉ lại(2).

Tri phủ Từ Sơn biết tin liền đem 150 lính đến vây đánh nhưng Lãnh Hiêm đã đề phòng, bọn lính phủ vừa tới đã bị nghĩa quân đánh phủ đầu gây thiệt hại lớn cho quân của tri phủ. Tri phủ một mặt cho lính đuổi theo nghĩa quân, một mặt phi báo cho đồn Đông Khê và đồn Phù Cơ.

Nghĩa quân đóng ở làng Đào Thuế thuộc huyện Đông Anh tỉnh Bắc Ninh. Biết địch sẽ đến đánh, ông cho quân phòng giữ. Làng Đào Thuế có lũy tre dày bao bọc, trong làng có nhiều gò đống, nhà cửa chi chít, cây cối um tùm có lợi thế cho nghĩa quân. Nghĩa quân bố trí trận địa xong thì lính Đông Khê và đồn Phù Cơ ập tới.

Các tên quản Guillsume và Richard cùng các tên tri huyện Đông Anh, Kim Anh cũng kéo tới bao vây Đào Thế.

Lực lượng quân Pháp đông gấp bội, bao vây kín làng nhưng Lãnh Hiêm vẫn bình tĩnh chỉ huy nghĩa quân núp sau lũy tre làng, các gò đống bắn trả địch rất có hiệu quả, giết chết nhiều tên. Ông còn cho chặt cây lấp đường khiến mấy lần quân Pháp tràn vào đều bị đánh bật ra.Nhưng quân giặc đông, trang bị mạnh từ nhiều hướng tấn công vào làng.

Chiều tối, hai toán quân của Guillanne và Richard lọt được vào làng. Lãnh Hiêm hô nghĩa quân kháng cự lại mãnh liệt. Quân giặc tràn vào làng mỗi lúc một đông, nghĩa quân phải vừa đánh vừa tìm đường rút ra ngoài. Lúc đầu nghĩa quân giành nhau với quân Pháp từng xóm, từng nhà rồi nhờ thông thuộc địa hình và đêm tối biến mất. Mấy tên tri phủ, tri huyện thấy tời tối liền lệnh cho bọn lính đốt nhà để lấy ánh sáng truy lùng nghĩa quân. Số nghĩa quân rút trước trong đó có Lãnh Hiêm, anh ruột Lãnh Hiêm bơi qua sông bị lính bắn chết cùng với nhiều nghĩa quân. Lãnh Hiêm cũng bị trúng đạn ở gối. Số nghĩa quân còn lại bị lửa cản, phần lớn bị quân lính giết chết.

Đây là trận thua đầu tiên của Lãnh Hiêm, vì trong suốt mấy năm chỉ huy nghĩa quân, ông chưa từng bị thua một trận nhỏ nào. Ông đã từng chỉ huy nghĩa quân giết tên quản Dol, La May, đánh bại quân lính do các tên quản Beria, thiếu tá Baule chỉ huy. Thua trận này Lãnh Hiêm đành đưa tàn quân rút về Bãi Sậy.

Sau trận thất bại ở Đào Thuế, thế lực nghĩa quân ngày càng suy yếu, nhưng Nguyễn Thiện Kế và các thủ lĩnh vẫn cố gắng phục hồi, tổ chức được một số trận đánh.

Tháng 3/1891, Lãnh Điển dẫn quân vượt sông Hồng, tấn công một đồn lính ở huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông(3) rồi về đóng quân ở Phù Sa.

Thực dân Pháp và Hoàng Cao Khải cay cú nên tháng 5/1891 cho quân bao vây chặt Phù Sa. Chúng huy động cả tàu chiến tuần tiễu dưới sông Hồng, liên tục bắn đại bác vào các làng Phù Sa Cựu, Phù Sa Thượng. Sau khi tiêu diệt Đề Cọp, Chánh Tính, quân Pháp tập trung binh lực bao vây, tấn công đội quân của Lãnh Điển. Hoàng Cao Khải cho quân về đóng ở Miếu Bà là quê hương của ông ở Phù Sa Cựu, chỉ cách Phù Sa Thượng nơi Lãnh Điển đóng quân có 500m, cách một con ngòi nhỏ. Thấy bọn tay sai không những không đánh, không bắt được Lãnh Điển mà còn bị Lãnh Điển cho quân tập kích, tiêu diệt nhiều tên. Hoàng Cao Khải về tận nơi chỉ huy bọn tay chân đánh Lãnh Điển, khủng bố nhân dân Phù Sa, đặc biệt truy tìm giết hại những người họ Dương và gia đình nghĩa quân. Các toán lính do quan phủ Khoái Châu, quan huyện Đông Yên, quan huyện Kim Động luôn luôn đuổi theo Lãnh Điển. Lực lượng của ông bị tổn thất, vũ khí bị tiêu hao.


(1) Nguyễn Đình Dấc sinh ra Nguyễn Đình Trường. Ông Trường hoạt động chống Pháp trong cuộc kháng chiến 9 năm (1947-1954). Ông bị giặc Pháp bắn chết từ đầu năm 1947 ở Khoái Châu. Nay bà Đàm Thị Nhỡ là vợ ông Trường cũng giỗ cả bốn cụ là ông chú, ông bác, bố mẹ chồng, chồng.
(2) Minh Thành viết trong bài: “Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, số 122, 123 tháng 5,6/1969” như sau: Ngày 27/6/1891, quân Pháp đượ tin Lãnh Hiêm đóng ở làng Quỳnh Bội (huyện Gia Bình, Bắc Ninh), Lesage và Picard vội đem 2 toán quân đến bao vây. Nhưng đến khi xuất trận Lasage cưỡi ngựa vượt lên trước bị nghĩa quân nấp trong lau sậy xông ra giao chiến. Lasage tử thương. Đội Nguyễn Văn Long và hai lính khố xanh vội đến cướp xác hắn.
(3) Minh Thành: Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Sđd.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #96 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 09:39:19 am »

Mặc dù giặc điên cuồng khủng bố, ông vẫn đóng quân ở Phù Sa Thượng. Khi quân Hoàng Cao Khải tấn công, Dương Văn Lạp cùng chi họ của ông gác ở trạm tiền tiêu cây đề trước cửa đình Phù Sa Thượng, bắn súng báo động thì bị quân giặc bắn chết. Ông thấy không thể nào hoạt động được nên khuyên mọi người lên Yên Thế theo Đề Thám hoạc đi làm ăn bất cứ đâu, nhưng không được đầu hàng làm tay sai cho giặc. Ông cùng ba nghĩa quân thân tín là Lê Văn Cần, Ké, Phó quê đều ở Phù Sa giữ chức Hiệp quản lên Ấp Dâu, Thuận Thành (Bắc Ninh) để nghe ngóng tình hình địch. Nhưng quân Pháp và Hoàng Cao Khải ráo riết truy lùng, có nguy cơ bị bắt, Lãnh Điển cùng ba nghĩa quân lên Hưng Hoá(1) liên hệ với nghĩa quân Đề Kiều. Các ông đến làng Phương Cách thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn thây thì bị lính của tri phủ huyện Quốc Oai và lính của tri huyện sở tại Phạm Hữu Đại bao vây. Vì giặc đông, Lãnh Điển cùng ba nghĩa quân nhảy xuống nấp dưới ao bèo tây nhưng cũng bị bọn lính bắt và chặt đầu(2).

Sau khi một số thủ lĩnh chủ yếu của nghĩa quân Bãi Sậy hy sinh, bị bắt và ra hàng, phong trào tạm lắng xuống, bọn cầm quyền Pháp cho rằng tình hình đã yên nên ngày 8/9/1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định trả lại Bảo Lộc(3), Phượng Nhỡn cho tỉnh Bắc Ninh, hôm sau lại ra Nghị định chuyển Lục Nam, Yên Bái vào đạo quân binh thứ nhất(4).

Với chủ trương phát triển cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy sang hữu ngạn sông Hồng, trước mắt là ở hai tỉnh Hà Nam, Hà Đông. Cuối năm 1888, Nguyễn Thiện Thuật giao cho Đề Yêm và Lãnh Ve (người xã Tự Nhiên, Thường Tín) về xây dựng căn cứ ở hai tỉnh này. Đề Yêm xây dựng cơ sở thông tin liên lạc, trú quân ở các xã ven sông Hồng thuộc hai tỉnh Duy Tiên và Lý Nhân. Ông xây dựng tổng Kim Bảng vùng núi đá quê ông thành một điểm quân sự vững chắc.

Từ đây ông đưa quân đi đánh phá các nơi. Quân Pháp nhận thấy nếu Nguyễn Thiện Thuật làm chủ được vùng núi đá Kim Bảng thông qua các huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức (Hà Đông), Kim Bôi (Hoà Bình) liên kết với các lực lượng kháng chiến của Đốc Ngữ, Đề Kiều ở Hưng Hoá… Chợ Bờ thì vô cùng nguy hiểm cho sự thống trị của chúng ở Bắc Kỳ. Vì thế, chúng tập trung đánh phá tổng Kim Bảng. Đề Yêm dựa vào thế hiểm trở của đồi gò và núi đá đánh bật các cuộc tấn công của quân Pháp.

Khoảng 3/1889, Đề Yêm chuyển địa bàn hoạt động vào vùng núi đá cao, rừng rậm ở phía tây bắc tổng Kim Bảng, giáp ranh vùng núi đá huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông, Kim Bôi tỉnh Chợ Bờ (sau đổi là Hoà Bình). Song địa bàn hoạt động quân sự của Đề Yêm kéo dài từ các huyện Duy Tiên, Kim Bảng (Hà Nam), Mỹ Đức, Ứng Hoà, Thường Tín, Phú Xuyên (Hà Đông). Nghĩa quân Đề Yêm đánh nhiều trận lớn như trận ở chùa Tam Giáo (xã Tượng Lĩnh), trận ở đình thôn Mã Não (xã Ngọc Sơn) tiêu diệt một số sỹ quan và binh lính Pháp.

Đại đa dố nhân dân các huyện trên chẳng những cung cấp lương thực, thông tin liên lạc mà còn có nhiều thương gia nhập nghĩa quân, đưa số quân ban đầu chỉ có khoảng 110 người lên 250 người, một nửa số quân được trang bị súng kíp, súng hỏa mai và súng bắn nhanh.

Trong đội ngũ của Đề Yêm có nhiều tướng lĩnh giỏi như Đội Kinh, Lãnh Cương, Tần Trường, Tắc Vy. Tắc Vy có sức khỏe phi thường, giỏi võ, ông sử dụng cái khiên dắt đồng. Vào trận ông múa khiên tới đâu giặc chết tới đó. Có trận một tay ông múa khiên một tay cầm kiếm chém chết hàng chục tên giặc. Vợ ông là Hoàng Thị Tiệm, người thôn Phú Dư, nay thuộc xã Hồng Quang, huyện Ứng Hoà cũng làm một viên tướng xuất sắc.

Tháng 9/1889, quân Pháp liên tục tấn công Đề Yêm. Ông chuyển căn cứ kháng chiến đến chùa Tuyết Sơn nay thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Đề Yêm nhận được sự giúp đỡ của các tăng ni, Phật tử. Đề Yêm giao cho Thượng tọa cùng Lãnh Cường xây dựng đồn tiền tiêu ở chùa Bảo Đài. Theo các cố lão ở Hương Sơn kể lại thì “Lũy đất trước cửa chùa cao bằng núi”. Địa bản doanh đóng trong chùa Động Tuyết Sơn, trên đỉnh núi cắm lá cờ đại màu đỏ, đứng cách xa 5-6 dặm cũng nhìn thấy.


(1) Hưng Hoá khi đó bao gồm Phú Thọ, Sơn Tây, Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Đề Kiều lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đó.
(2) Giặc Pháp sợ uy thế Lãnh Điển, chúng bắt được mấy nghĩa quân chặt đầu cắm cọc bêu ở bãi Phúc Xá, Hà Nội tung tin là Lãnh Điển. Người nhà tưởng thực lên Hà Nội đút lót tiền cho lính canh đưa xuống bè chuối đem về Phù Sa chôn cất.
Theo gia phả họ Dương (từ khi ông Điển bị giặc Pháp hành hình, truy nã thì chi ông Điển đổi là Dương Hữu). Theo gia phả các cụ họ Dương Hữu thì số người trong chi ông Điển bị giặc Pháp giết như sau: Dương Văn Điển, Dương Văn Sáu, Dương Văn Quyên, Dương Văn Ké, Dương Văn Phô, Dương Văn Chủ, Dương Văn Tước, Dương Văn Dĩnh, Dương Văn Nhận, Dương Văn Châu, Dương Văn Cương, Dương Thị Quyên, Dương Văn Bính bị đày đi Côn Đảo sau chết ở đó.
(3) Khi đó cuộc khởi nghĩa Bảo Lộc do Cai Biểu, Tổng Bưởi làm lãnh đạo cũng ngừng hoạt động.
(4) Khổng Đức Thiêm, Nguyễn Xuân Cần: Khởi nghĩa Yên Thế, tr.101. Sđd.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #97 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 09:42:32 am »

Từ khi xây dựng căn cứ Tuyến Tơn, Bải Đài, Đề Yêm luôn luôn xuất kích tấn công các đồn binh Pháp, chặn đứng nhiều cuộc càn quét của chúng. Quân Pháp ăn không ngon ngủ không yên điều động lực lượng lớn đến đánh phá căn cứ Tuyết Sơn. Căn cứ vào những tư liệu của bọn cầm quyền Pháp còn lại, giáo sư Trần Văn Giàu và các cộng sự đã viết trong “Lịch sử cận đại Việt Nam” tập II như sau:

“Một trận đánh lớn diễn ra vào ngày 14/10/1891 ở Tuyết Sơn, vùng Mỹ Đức. Trận này địch bị thiệt hại khá nặng. Tên thiếu úy Lơmegơrơ (Lemaigre) và nhiều lính Tây, lính ngụy bị chết nên phải rút lui. Sau trận đại bại này, chúng điều từ Ninh Bình đến 150 lính phản công lại nghĩa quân, nhưng cũng không thắng nổi. Chúng phải xin thêm Hà Nội 100 lính và một đội bộ binh, hải quân nữa. Trong khi chờ viện binh tới chúng tiến hành bao vây và tiến dần từng bước. Nghĩa quân chống cự lại rất anh dũng. Viện binh đã tới, chúng mở cuộc tấn công lớn, ngày 1/11 chiếm được Tuyết Sơn, nhưng phải mua một giá đắt, tên đại úy Ginetxtơ (Ghineste) bị thương và nhiều lính bị chết. Nghĩa quân theo đường rừng rút lui”(1).

Sau trận đánh ngày 14/10/1891, nghĩa quân Đề Yêm tan tác vì không còn căn cứ, đạn dược, lương thực cũng bị quân Pháp cướp và phá hủy. Đề Yêm đưa bà Hoàng Thị Tiệm đang có mang sắp đến ngày sinh đến một cơ sở kín đáo để sinh nở. Sau đó, cùng mấy nghĩa quân tâm phúc lên Yên Thế.

Trong khi đó, tại một hang đá, bà Hoàng Thị Thiệm hạ lệnh chém đầu 5 tên gián điệp bị giam ở đó, rồi tuyên bố với một số nghĩa quân: “Nghĩa quân ta chiến đấu là để tiêu diệt quân xâm lược, cứu nước, cứu dân, nhưng tình thế hiện nay không cho phép chúng ta tiếp tục sự nghiệp nữa. Vậy truyền cho tướng quân giải tán để về nhà hoặc tìm nơi yên ổ làm ăn, nhưng chớ theo giặc”.

Nói rồi bà còn ít tiền chia cho anh em làm lộ phí. Nhiều anh em không nhận, để bà chi têu trong sinh nở. Còn lại 5 nghĩa quân nữa không chịu về mà đi theo bà.

Toán nghĩa quân theo bà Tiệm đi được vài tiếng đồng hồ thì quân Pháp đuổi sát tới nơi. Ba nghĩa quân tình nguyện ở lại cản đường chiến đấu đến viên đạn cuối cùng thì hy sinh. Hai nghĩa quân dìu bà chạy vào rừng cũng bị chúng giết chết. Bọn chúng bắt được bà giải về Hà Nội. Trên đường đi bà trở dạ, chúng giải bà vào một nhà dân ven đường sinh rồi giết chết con bà, tiếp tục bắt bà đi bộ về Hà Nội. Bà Hoàng Thị Tiệm kiêm cường, bất khuất cắn răng chịu đựng không khia nửa lời. Quân giặc bỏ tù bà 3 năm rồi thả về, bí mật cho người theo dõi.

Về nhà bà tìm mọi cách hỏi tin tức của chồng. Song mãi đến năm 1913 mấy nghĩa quân theo Đề Yêm lên Yên Thế trốn được về báo tin, lên Yên Thế ông vẫn giữ chức Đề đốc chỉ huy một cánh quân và hy sinh trong một trận đánh ác liệt ở căn cứ Yên Thế. Bà viết duệ hiệu của ông đặt trong bát hương phụng thờ ông cho tới khi mất.

Được tin chủ tướng hy sinh, mấy nghĩa quân ở lại Tuyết Sơn dựng cái am nhỏ canh chùa thờ ông.

Lãnh Ve cùng với các ông Dương Tứ Trai, Nguyễn Đức Bảng ở xã Thư Phú (Thường tín) xây dựng nhiều cơ sở ở các xã dọc sông Hồng và đường thiên lý. Các cơ sở này làm nhiệm vụ điều tra các hoạt động của quân Pháp, quân Nam triều báo cho nghĩa quân.

Ngày 4/6/1891 được tin Đền Ban, Đền Quý vừa hành quân đến làng Mi Động (huyện Cẩm Giàng) thanh tra Lambert và Tán lý Lê Hoan có pháo hạm yểm trợ, đem quân bao vây làng Mi Động, huyên này nằm giữa huyện Cẩm Giàng và huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên. Nghĩa quân tuy mới tới làng nhưng làng là cơ sở của nghĩa quân, có lũy tre dày, có lũy đất bao bọc, có đường hào giao thông, bên ngoài lũy ngập nước, dưới cắm chông. Nhân dân tiếp tế cho nghĩa quân ăn no, lại trinh sát, canh gác cho nghĩa quân.

Quân Pháp tấn công đã bị nghĩa quân đánh trả quyết liệt, giết chết 6 tên, làm bị thương 3 tên, bọn còn lại tháo chạy(2).

Cuối tháng 10/1891 nhằm triệt phá căn cứ Bãi Sậy, quân pháp đóng thêm đồn Đỗ Mỹ (Ân Thi) do cai Simon chỉ huy, đồn Mỹ Hào do Bonne chỉ huy, đồn Đống Mối do Flippi chỉ huy để bao vây Đề ban.


(1) Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm… Lịch sử cận đại Việt Nam, tập II, NXB Giáo dục, 1961.
(2) Dulleman: Tài liệu đã dẫn. Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế - Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Tổng hợp, thành phố HCM, 2005.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #98 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 09:48:02 am »

Mặc dù quân Pháp bao vây chặt, nghĩa quân Đề Ban vẫn hoạt động mạnh.

- Ngày 19/11/1891, Pierot chỉ huy một cánh quân tấn công đồn làng Hoà Đam (Mỹ Hào) chống trả nghĩa quân Đề Ban. Các tên Moulin, Sinmon, Fouré cùng hợp lực với Pirerot đánh Đề Ban, nhưng khi chúng tới nơi thì Đề Ban đã rút, chúng bắt bớ một số dân. Nghĩa quân cũng đánh nhau với quân Pháp ở làng Cao Trai (tổng Hạ Cổ, huyện Ân Thi) giáp ranh với vùng Ba Tổng(1), nghĩa quân rút về Thuý Trúc (Ân Thi) căn cứ của Lãnh Chủ, Lãnh Điếc. Quân Pháp tìm thấy nhiều vỏ đạn súng Zebel, những ármes blaslies, cuộc chiến đấu kéo dài 1 giờ 30 phút(2).

- Ngày 12/12/1891, Lambert, Bellesen, Pierot, Breston, Ronnal và Simol lại bao vây 10 nghĩa quân do Hai Kế, Đề Ban chỉ huy ở vùng Chu Xá (Ân Thi). Trong trận đánh này, nghĩa quân có 6 người chết, trong đó có Đốc binh Sao,. Quân Pháp bắt được hai nghĩa quân trong đó có một người là anh rể của Đề Ban. Nghĩa quân mất 4 súng trường, 1 súng lục. Đề Ban bị đạn bắn gãy chân. Ông được một nghĩa quân thân tín người cùng xóm là Nguyễn Văn Bòng(3) cõng chạy đến huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Quân Pháp vẫn không ngừng truy kích. Đề đốc Nguyễn Đình Tuyển thay Đề Ban chỉ huy, rồi lui quân vừa đánh trả quân Pháp. Trong đó, nghĩa quân Đề Ban khi đó có ông Ngũ Ốc, Ngũ Mạc, Ngũ Phả người làng Đoàn Lâm(4), anh em Nguyễn Đình Ba, Nguyễn Đình Tư người làng Đông bên cạnh làng Đoàn Lâm huyện Thanh Miện. Đây là làng chiến đấu có lũy tre dày, lũy đất bao quanh làng, phía ngoài là con đê lớn ngăn nước lụt tràn vào làng. Đội nghĩa quân Bãi Sậy của làng do ông Chánh Đích, Sư Học người làng Đào Quạt, tu ở chùa Đoàn Lâm chỉ huy. Trong mấy năm qua, nghĩa quân Đoàn Lâm đánh thắng nhiều trận càn quét của quân Pháp.

Nghĩa quân đã bị tổn thất trong mấy trận đánh lớn vừa qua, chủ tướng bị thương, quân sĩ mệt mỏi nên Đề đốc Nguyễn Đình Tuyển đành đưa quân về Đoàn Lâm.

Nghĩa quân tới làng Đoàn Lâm từ đêm 15/12/1891, được nghĩa quân người làng Đoàn Lâm và nhân dân đón thầy thuốc về chữa vết thương cho Đề Ban và thương binh. Nhân dân mổ bò, lợn bồi dưỡng cho anh em. Nghĩa quân và nhân dân phòng thủ cẩn mật đề phòng quân Pháp tấn công.

Đề Ban và Nguyễn Đình Tuyển có ý định ở lại Đoàn Lâm để bổ sung lực lượng, nhưng rạng sáng ngày 25/12/1891 các ông nhận được tin do trinh sát báo cáo là quân Pháp đã phát hiện ra Đề Ban ở Đoàn Lâm nên tung bốn phân đội do các vệ binh chính Broussee, Zullierd, Zuler, Massed và Ménerd chỉ huy 100 lính khố xanh do Lãnh binh Phạm Văn Khoát đầu hàng giặc Pháp chỉ điểm tiến về Đoàn Lâm. Đề Ban, Nguyễn Đình Tuyển nhận thấy vị trí Đoàn Lâm tuy vững chắc có lợi thế cho phòng thủ nhưng lực lượng quân Pháp đông gấp 5-6 lần lại được trang bị súng tốt, nên quyết định rời khỏi Đoàn Lâm để bảo toàn lực lượng, tránh cho Đoàn Lâm bị kẻ địch tàn sát.

Lợi dụng trời chưa sáng, có sương mù, nghĩa quân rút khỏi Đoàn Lâm, nhưng nghĩa quân vừa tới mặt đê, địa hình trống trải thì quân Pháp đã ập tới, hai bên xông vào đánh nhau giáp lá cà trên mặt đê. Trận đánh diễn ra dữ dội kéo dài một tiếng đồng hồ. Nghĩa quân núng thế. Đề Ban thấy quân Pháp vây kín xung quanh biết là khó thoát, ông từ chối không để Nguyễn Văn Bòng cõng mà rút súng lục tự sát, hôm đó là ngày 25/12/1891 tức ngày 18/11 âm lịch. Quân Pháp bắt được cả ấn tín của ông. Lãnh Cương, nghĩa quân Nguyễn Văn Bòng và nhiều nghĩa quân khác hy sinh(5). Nguyễn Đình Tuyển mở đường máu dẫn đại bộ phận nghĩa quân chạy sang làng Đông Triều, huyện Kim thành, tỉnh Hải Dương(6). Quân Pháp chia làm hai cánh quân đuổi theo, nhưng chúng hành quân tới nơi thì Nguyễn Đình Tuyển đã đưa quân chạy sang Chí Linh, Đông Triều sáp nhập với cánh quân do Nguyễn Thiện Kế, Đề Vinh chỉ huy.

Sau trận Đoàn Lâm, quân Pháp tấn công làng Triệu Đông huyện Kim Thành, Hải Dương(7).

Sau khi Đề Ban hy sinh, Lãnh Tuyển làm Chánh Đề đốc. Trong hoàn cảnh lực lượng nghĩa quân Bãi Sậy sa sút, nghĩa quân phải rút về Chí Linh, Đông Triều. Tuy vậy, nghĩa quân vẫn thỉnh thoảng đánh thọc xuống vùng đồng bằng Hải Dương và các huyện Mỹ Hào, Ân Thi.

Cuối năm 1891, trung tá Terilon huy động lực lượng quân sự lớn tấn công vào Đông Triều để tiêu diệt nghĩa quân đã mắc phải “Một kẻ thù lớn mạnh vừa khó nắm được, kẻ thù luôn ẩn tránh và chỉ xuất hiện trong trường hợp đánh phục kích”(8).


(1) Ba Tổng là Huệ Lai, Phù Vệ, Đỗ Xá (Ân Thi, Hưng Yên).
(2) Lịch sử Bảo an binh Trung - Bắc Kỳ.
(3) Cụ Nguyễn Văn Khu cháu bốn đời cụ Nguyễn Văn Bòng quê ở Bối Khê, xã Bãi Sậy, Ân Thi kể với tác giả tháng 7/2000.
(4) Đoàn Lâm nay thuộc xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
(5) Lịch sử Bảo an binh Trung - Bắc Kỳ của Piglowski viết : “Ngày 25/12/1891, Đề Ban bị tấn công, toán của Đề Ban có khoảng 100 quân. Đề Ban phải chạy từ làng nọ đến làng kia, để lại 15 xác chết, 4 súng nặng, 500 viên đạn cùng ấn tín của Đề Ban”. Gia đình cụ Khu cúng cụ Bòng vào ngày đó.
(6) Khi chúng tôi đến Đoàn Lâm một số cụ như cụ Phạm Đình Tạ 75 tuổi ở làng Đoàn Lâm, cụ Hiếu 84 tuổi ở làng Đông cạnh làng Đoàn Lâm có kể về làng chiến đấu Đoàn Lâm xưa và trận đánh trên những địa hình hoàn toàn thay đổi, không còn lũy tre, lũy đất, con đê bao quanh làng nay phá để mở đường.
(7) L.Bonafont: Ba mươi năm ở Bắc Kỳ xuất bản ở Paris, tr.422 - Dàuès: Bảo an binh Đông Dương từ ngày thành lập đến nay - Piglowski: Lịch sử Bảo an binh Trung - Bắc Kỳ cuốn 1.
(8) Charbol: Những cuộc hành binh tại Bắc Kỳ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #99 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2011, 06:59:21 am »

CHƯƠNG III

TRẬN NGÔ PHẦN - BÍCH KHÊ
ĐỀ VINH ANH DŨNG HY SINH
(11-12/4/1892)

Ngày 11/4/1892, khi nhận được tin báo Hai Kế, Đề Vinh chỉ huy hơn 200 quân đang hoạt động ở làng Mậu Duyệt, tổng Lương Tài, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên(1). Bên kia lũy tre làng Mậu Duyệt về phía Đông là làng Ngọc Quan (tên nôm là làng Sen), nay thuộc xã Lâm Thao, huyện Lang Tài, tỉnh Bắc Ninh; giáp làng Ngọc Quan là thị trấn Cẩm Giàng, huyện cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; phía bắc làng Mậu Duyệt là làng Ngọc Trì (tên nôm là làng Bến) và làng Ngô Phần (tên nôm là làng Ngô) thuộc tổng Ngọc Trì huyện Lang Tài tỉnh Bắc Ninh. Đây là vùng giáp ranh 3 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, một con gá gáy cả ba tỉnh cùng nghe. Đây là vùng chiêm trũng có nhiều lau sậy, có lác mọc um tùm, lại là nơi chính quyền thực dân chó nhiều sơ hở(2). Nhận được tin trên, lập tức công sứ Hưng Yên Muselier, thanh tra Lambert, chỉ huy đồn Mỹ Hào Simon đem 400 lính đến bao vây. Nhưng nghĩa quân được các trạm gác từ xa và dân báo tin đã chia làm hai cánh quân, một cánh do Nguyễn Thiện Kế chỉ huy gồm 150 quân rút về hướng huyện Gia Bình, một cánh do Đề Vinh(3) chỉ huy khoảng trên 80 quân rút qua làng Ngọc Trì đế làng Ngô Phần, tổng Dịch Trì, huyện Lang Tài trước khi quân Pháp đến. Quân Pháp không phát hiện ra cánh quân của Hai Kế mà chỉ đuổi theo cánh quân do Đề Vinh chỉ huy rút về làng Ngọc Trì. Chúng tới làng Ngọc Trì thì Đề Vinh đã đưa quân vào ẩn náu trong các đường địa đạo Nguyễn Hữu Cầu chạy dài từ Ngọc Trì sang Ngô Phần. Nếu đi theo đường liên xã thì từ làng Mậu Duyệt đến làng Ngô Phần khoảng 4 km.

Làng Ngô Phần tên Nôm là làng Ngô thuộc huyện Lang Tài tỉnh Bắc Ninh. Đây là một làng giữ vị trí quân sự quan trọng. Từ thế kỷ X, Lê Hoàn đã đóng quân ở đây để đi đánh quân Tống. Nhà Mạc khi bị nhà Lê trung hưng đánh bật khỏi Thăng Long cũng về xây dựng thành lũy ở đây. Từ năm 1744 đến năm 1751, Nguyễn Hữu Cầu quê ở Lợi Đông, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương khởi nghĩa ở Đồ Sơn (Hải Phòng) đã xây thành lũy và đặc biệt là đường địa đạo xây bằng gạch múi chanh từ thôn Ngọc Trì đến thôn Ngô Phần dài tới 3 cây số, bên trên đắp lũy đất cao từ 2 tới 4 mét, dày 4-5 mét, cây cối rậm rạp lại có nhiều ngòi lạch nối Ngọc Trì và Ngô Phần thành một hệ thống phòng thủ liên hoàn(4).

Làng Ngô Phần được bố phòng rất kiên cố. Làng có 3 cổng chính là cổng Đình, cổng Cái và cổng Mặng được xây chắc chắn, cánh cổng bằng gỗ lim dày, trên là vọng gác, phía trong cổng có điếm gác, điểm xây tường, mái lợp ngói, cổng đóng từ 7 giờ tối đến 5-6 giờ sáng mới mở. Làng được kiến tạp gần như hình tam giác bởi ba con đường nối từ ba cổng Đình đến cổng Cái gọi là con đường Voi, từ cổng Cái đến cổng Mặng được nối bằng đường nhỏ, đường từ cổng Mặng đến cổng Đình được nối bằng đường Cô Tiên. Tiếng gọi là đường nhưng cũng rất nhỏ, lầy lội. Vây quanh làng là lớp hào rộng và sâu, tiếp đó là lũy đất sâu tới 2 mét, rộng từ 4-5 mét, trên trồng tre dày đặc, mây, cây vuốt hùm, lũy đắt đều có lỗ châu mai. Bên trong là một con đường nhỏ vòng quanh lang để vận chuyển khi tác chiến. Kế đó bên trong lại là một lỹ tre dày 5-6 mét. Trong làng (khoảng 400 dân) chỉ có ba đường từ ba cổng vào giữa làng nhưng rắt nhỏ, lầy lội, một số ngõ ngách. Từng xóm, từng gia đình lại có lũy tre, lũy đất riêng, lũy đất ao quanh nhà, tường nhà cũng trình bằng đất, phần dưới dầy 80 phân, phía trên dầy 50-60 phân.

Làng Ngô Phần lại có lực lượng nghĩa quân mạnh do Tổng Quế (họ Phạm Đức) cùng ba con trai, ông Lý Hai là chú thúc bá với ông Tổng Quế, em ruột ông Lý Hai la Hai Dĩnh, con rể ông Tổng Quế là Phúc chỉ huy(5) nghĩa quân và nhân dân tham gia cùng Đề Vinh đánh quân Pháp, tiếp tế lương thực, vận chuyển đạn dược, cứu chữa thương binh.

Do có vị trí quân sự tốt, lại có lực lượng nghĩa quân tại chỗ nên Đề Vinh đã rút quân về đó. Ngay lập tức trong ngày 11/4/1892, công sứ Muselier và những người khác như thanh tra Lambert, Simon liền vội vàng hành quân sang làng Ngô Phần theo ba ngã:

- Thị trấn Cẩm Giàng ngược lên 3 km.

- Từ Mậu Duyệt qua Ngọc Trì sang 3 km.

- Từ thị trấn huyện Lang Tài xuống 4 km.


(1) Báo cáo chính trị của Thống sứ Bắc Kỳ số 346, này 16/5/1892 gửi Toàn quyền Đông Dương.
Trước kia Mậu Duyệt thuộc tổng Lương Tài, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, năm 1954 cắt sang xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
(2) Bảo an binh từ ngày thành lập đến này, cuốn 1 (Sđd).
(3) Tài liệu của Pháp nói rất nhiều về Đề Vinh nhưng không nói rõ họ và chữ đệm cũng như quê quán. Khi chúng tôi về Mậu Duyệt, Ngọc Trì, Ngọc Quan, Ngô Phần, Bích Khê nghiên cứu về trận đánh này, hỏi rất nhiều các cố lão, cán bộ chính quyền, hội Cựu chiến binh các xã về lai lịch của Đề Vinh thì được biết, ông quê ở vùng “Ba Tổng”, nay là các thôn Thanh Lâm, Cường Tráng, An Thịnh… thuộc huyện Lang Tài. Theo các cụ thì “Ba Tổng” là “đất nghịch” thường tụ tập các “anh hùng hảo hán” chống quan quân Pháp và triều đình, giết cả Tây Đoan đi khám rượu lậu và thường đi cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Tài liệu của Việt Minh xã An Thịnh cướp huyện Lang Tài đầu tiên. An Thịnh có anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Hữu Hoạt. Còn đích xác Đề Vinh là con cụ nào, sinh trú quán ở làng nào thì không ai biết.
(4) Thành và địa đạo xây bằng gạch múi chanh mới bị phá cách đây 15 năm lấy đất đóng gạch, nay thỉnh thoáng còn vài mô cao hơn 1 mét, số còn lại đều thành ruộng, ao, làm nhà ở, trường học, đào dưới ruộng chân thành cũ còn lợp tường móng. Các tổng làng, lũy đất, lũy tre cũng bị phá làm nhà, đào ao, cây to bị chặt. Đường sá trong làng cũng mở rộng, lát gạch nghiêng, các bờ rào, lũy tre, tường trình bằng đất nay bị phá thay vào tường gạch, chỉ còn sót lại vài đoạn tường.
(5) Theo gia phả và truyền thuyết thì sau Lý Hai tranh giành quyền hành với Tổng Quế giết Tổng Quế. Ông Phạm Đức Quế là con rể cụ Tán Cách Bi (Tán tương quân vụ Nguyễn Cao).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM