Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:59:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khởi nghĩa Bãi Sậy  (Đọc 81420 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 06:45:37 am »

Như vậy, Hải Dương đi đầu trong việc “vũ trang hóa” bộ máy hành chính của Nam triều để thực hiện chủ trương thâm độc của bọn thống trị Pháp là “dùng người Việt đánh người Việt”.


Thanh gươm bằng gỗ của Lãnh binh Lê Thảo, Đốc binh Lê Muỗi
dùng cho quân sĩ luyện tập

Tổ chức quân sự mới của quân Pháp đã gây cho nghĩa quân Bãi Sậy hoạt động ở Hải Dương lúng túng, vì không thể tập hợp được những đội quân đông đảo để mở những trận đánh lớn vì bị quân lính đóng ở khắp nơi phát hiện sự vận động của nghĩa quân. Có nhiều toán quân vừa mới di chuyển tới địa điểm mới đã bị quân lính kéo tới bao vây.

Nguyễn Thiện Thuật phải đối phó bằng cách phân tán lực lượng nghĩa quân nhở hơn nữa, thực hiện chiến tranh du kích bằng cách liên tục tấn công những vị trí địch đóng trong vùng, chặn đánh các toán quân tuần tiễu khiến chúng sợ hãi không dám đi vào vùng nghĩa quân hoạt động. Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Bắc Ninh, sau đó ông trở về huyện Mỹ Hào. Nhân dân Mỹ hào, quê hương ông vẫn trung thành với ông, nhiều người hăng hái gia nhập nghĩa quân, nên chỉ trong 2-3 tháng ông lại phục hồi được lực lượng(1).

Các lực lượng nghĩa quân ở Bãi Sậy, nam Bắc Ninh, bắc hải Dương, Trại Sơn, Lục Ngạn… cũng được phục hồi và tổ chức một số trận như:

- Một toán nghĩa quân do Tuần Văn và Lộng chỉ huy đánh nhau với dân binh ở làng Tống Xá, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

- Từ đầu năm 1888 có 37 thủ lĩnh lớn nhỏ bị giết, bị bắt, một số ra hàng. Tuy nhiên sự yên ổn không kéo dài được mấy. Mùa màng xấu, đói trong vùng giáp ranh Bắc Ninh - Hải Dương. Tán Thuật xuất hiện để mộ thêm quân.

Bị quân Pháp khủng bố ở Bắc Nhinh, Tán Thuật lại trở về Mỹ Hào, ông mộ được 800 quân, một nửa số quân được trang bị súng bắn nhanh.

Đề Quý, Đốc Lăng phải lui về Thanh Hà, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng và cũng chỉ trong một thời gian ngắn đã bổ sung được quân số, trang bị thêm vũ khí. Các thủ lĩnh khác cũng được bổ sung quân số, vũ khí, lương thực.


Chùa Dâu - nơi nghĩa quân Bãi Sậy hoạt động

Nguồn vũ khí bổ sung cho nghĩa quân chủ yếu do Lưu Kỳ mua từ biên giới Việt - Trung về và do nghĩa quân dựa vào mẫu súng của Pháp chế tạo, một nửa quân số được trang bị súng bắn nhanh phần lớn theo kiểu 1874(2).

- Ngày 25/6/1888, nghĩa quân Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy từ căn cứ Bãi Sậy triển khai ra hoạt động ở Hà Nội(3).

- Đêm 25 rạng ngày 26 tháng 6 năm 1888 nghĩa quân tấn công lính Pháp ở Cầu Đuống(4).

- Sang tháng 7/1888, nghĩa quân Bãi Sậy phát triển rộng ra khắp vùng nam Bắc Ninh, (Thuận Thành, Lang Tài, Gia Nghĩa, Văn Giang, Gia lâm), vùng giáp ranh Bắc Ninh - Hải Dương, Hưng Yên và phát triển mạnh ở Tiên Du(5).


(1) Theo Dulleman: Nhiệm vụ bình định và cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Sđd.
(2) Theo Dulleman: Nhiệm vụ bình định và cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Sđd.
(3) Minh Thành: Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 122, 123 tháng 5, 6/1969.
(4), (5) Daufès Bảo an binh từ ngày thành lập đến nay (cuốn 1, xuất bản ở Paris, 1933).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 06:51:10 am »

Để ngăn chặn các hoạt động của nghĩa quân ở vùng này quân Pháp đóng đồn Ghênh, Gia Lâm, Lang Tài, Đống Mối(1), đồn Đại Lộ…

Song quân Pháp cũng không ngăn chặn được cuộc tấn công của nghĩa quân liên tiếp nổ ra. Trong hai tháng 7 và 8. Các báo cáo, ghi chép của một số tướng lĩnh, si quan Pháp từng tham gia các trận đánh trên đã phản ánh một phần cuộc chiến đấu đó:

- Ngày 8/7/1888, 600 nghĩa quân trang bị 300 súng bắn nhanh, mặc quần áo lính khố xanh do 3 “sĩ quan Pháp” chỉ huy xuất phát từ căn cứ Bãi Sậy vượt qua Sông Hồng tấn công vào một đồn lính ở huyện Thanh Trì (Hà Đông). Chỉ có một số lính dám chống lại, còn phần lớn chạy trốn. Nghĩa quân nhờ dêm tối và sự giúp đỡ của nhân dân rút lui an toàn(2).

- Ngày 10/7/1888, một toán nghĩa quân người Tàu đã tấn công đồn binh Đông Triều. Toán này cũng từ An Châu kéo đến(3).

- Ngày 16/7/1888 nghĩa quân đã nổ súng vào một pháo đài Pháp ở tả ngạn sông hồng ở Hà Nội(4).

- Hạ tuần tháng 7/1888, nghĩa quân Bãi Sậy có 500 người, trang bị 200 súng bắn nhanh đã phá tan một cuộc càn quét lớn của quân Pháp do trung úy Tissandier Sanbèrede ở Lang Tài gần Bắc Ninh(5).

- Ngày 21/7/1888, toán quân của thủ lĩnh Đội Văn có 100 người, 20 tay súng bắn nhanh đã xông ra cướp một trạm ở chỗ sông Đuống cắt ngang con đường từ Hải Dương đi Bắc Ninh(6).

- Ngày 22/7/1888 công sứ Bắc Ninh được tin báo ngay trong vùng lân cận có nghĩa quân, trung úy Tisandier và trung úy Lambarede cùng với 30 lính khố đỏ thuộc tiểu đoàn Bắc Ninh và 40 lính khố xanh lập tức được lệnh đưa lính đi thám sát vùng này. Ngày 23/7/1888, nghĩa quân bãi Sậy có 500 người, trang bị 200 súng bắn nhanh đang tiến về Quảng Bố, Lang Tài (Bắc Ninh) thì gặp toán quân của trung úy Tisandier và Lamberede. Hai bên xông lại giáp chiến. Trận đánh diễn ra ác liệt trên địa hình trống trải. Trung úy Lambrede bị giết chết cùng với một trung sĩ, 4 lính khố đỏ, khố xanh, hai bị thương, bị bắt 5 lính, nhưng được thả ngay(7).

Tháng 7/1888, đê Văn Giang, đê sông Cửu Yên, (Khoái Châu) với nhân dân Hưng Yên bị khốn khổ vì ngập lụt. Các đồn binh Pháp cũng khốn đốn. Nghĩa quân liên tục tấn công quân Pháp(8).

- Ngày 24/7/1888, nghĩa quân hoạt động mạnh ở Tiên Du, cách thị xã Bắc Ninh 5 km(10)..

- Các đêm 24-25 và 30/7/1888, nghĩa quân lại tấn công nhiều vị trí của quân Pháp ở Cầu Dương và khu vực từ Hải Dương đi Bắc Ninh(11).

- Tháng 8 năm Mậu Tý (9/1888), nghĩa quân Đốc Tít hoạt động phục kích đánh tan đạo quân lớn do đích thân Hoàng Cao Khải chỉ huy diệt gần 100 lính khố xanh, Hoàng Cao Khải nhờ các đồn địch gần đó đến cứu mới thoát chết.

Mấy ngày sau quân Pháp càn quét, tàn phá 238 làng ở phủ Kinh Môn(12).

- Ngày 16/8/1888, quân Pháp đem một lực lượng lớn gồm lính Pháp, lính khố xanh, dân binh có hạm tàu gắn đại bác, cbi, pháo binh yểm trợ tấn công vào Trại Sơn. Thấy lực lượng quân Pháp mạnh, Đốc Tít chỉ giao chiến mấy trận rồi rút về Đông Triều, Lục Ngạn để bảo toàn lực lượng. Trên đường rút lui, nghĩa quân chạm trán với quân Pháp, một cuộc giao chiến ác liệt xảy ra, nhưng Đốc Tít vẫn đánh tan quân Pháp rút về căn cứ mới(9).


(1) Đống Mối theo truyền thuyết ở Văn Lâm, Thuận Thành thì vào thời Lý, Hoàng hậu ỷ Lan xây 72 chùa. chùa Hương Lãng là chùa cuối cùng. Bà định xây chùa 73 trên đất Thuận Thành. Chùa do các tiên xây chỉ làm trong một đêm. Khi các nàng tiên đem gỗ đến vùng giáp ranh Văn Lâm - Thuận Thành ngày nay thì con yêu tinh sợ dựng chùa lên cuộc sống của nó sẽ nguy khốn, liền giả tiếng gà gáy sáng. Các nàng tiên vội vã bỏ gỗ bay về trời, gỗ đó của nhà vua nên không ai dám lấy để mối xông lên gọi là Đống Mối ở làng Nghĩa thuộc nay thuộc xã Chỉ Đạo lại có Cầu Gáy là nơi gà gáy ở xã Đông Mai, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
(2) Minh Thành: Về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 122, 123 tháng 5, 6/1969.
(2) Piglowski: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ.
(4) Trần Văn Giàu: Lịch sử 80 năm chống Pháp.
(5) Trịnh Như Tấu: Hưng Yên địa chí. Nhà in Ngô Tử Hạ, xuất bản năm 1936.
(6) Daufès: Bảo an binh từ ngày thành lập đến nay, Paris xuất bản năm 1933.
(7) Tập thể sĩ quan Tham mưu: Lịch sử quân sự Đông Dương từ đầu đến 1/1922 Ideo, Hà Nội - Daufès: Bảo an binh từ ngày thành lập đến nay, Paris, 1933
Theo Trần Văn Giàu trong “Chống xâm lăng” quyển III, tập “Phong trào Cần Vương” NXB Xây dựng, 1957 và Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội thì trận đánh này xảy ra ở Quan Độ, phủ Từ Sơn, nay thuộc huyện Yên Phong, Bắc Ninh.
(8) Quốc sử quán triều Nguyễn: Theo Đại Nam nhất thống chí. Sđd
(9) Trần Văn Giàu: Lịch sử 80 năm chống Pháp, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957
(10) Nguyễn Văn Khánh: Dòng họ Nguyễn Thiện Thuật trong phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Tạp chí Lịch sử quân sự số 1/1999.
(11) Vũ Thanh Sơn: Tướng lĩnh Bãi Sậy, Sđd.
(12) Mạc Hữu Hoạ: Một số tư liệu về nghĩa quân Đốc Tít, Kỷ yếu: Đất và người Thuỷ Nguyên, UBND huyện Thuỷ Nguyên xuất bản tháng 6/1992.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 06:53:25 am »

Ngày 23/8/1888, Đội Văn đánh trận ở Lang Tài, Bắc Ninh diệt 30 lính khố đỏ, 40 lính tập, tên trung úy Lambarede bị chết tại trận.

Tháng 8/1888 Pareau đã kết tôi 3 ngụy binh là đội Nguyễn Văn Quyên, bếp Nguyễn Văn Khắc và lính Nguyễn Văn Thung đem giao cho Nam triều xử đầy chung thân ra Công Đảo và tịch thu gia sản của họ vì họ phạm tội lấy vũ khí bán cho nghĩa quân với giá 600 quan tiều. Pareau còn phải công nhận: “Sự kiện” trên rất quan trong và đòi hỏi phải có những biện pháp trừng trị nghiêm khắc nhất để ngăn ngừa sự tái diễn.

Các hoạt động ủa nghĩa quân ở ba tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh trở nên mạnh mẽ đánh thắng nhiều trận, diệt nhiều đồn bốt địch làm chủ nhiều vùng rộng lớn, dân cư đông đúc. Tình hình sấu cho quân Pháp đến nỗi tháng 6/12888, Nuyret được bổ nhiệm làm công sứ Hải Dương từ tháng 8/1887, hắn là tên tàn ác khét tiếng trong việc đánh phá nghĩa quân và tàn sát nhân dân. Sau 10 tháng nhiệm chức đã phải báo cáo lên toàn quyền Đông Dương: “Tôi về nhậm chức ở Hải Dương là một tỉnh rối loạn cực độ”.

Tháng 8/1888, Pareau, quyền Tổng trú sứ Trung - Bắc Kỳ sau khi thảo luận với các quan chức cao cấp khác và chính quyền Nam Triều đã ra thông tri cấp phát không phải trả tiền cho bất cứ ai đến xin canh tác.

Bằng biện pháp trên, Pareau muốn ngăn cản nhân dân ta tham gia nghĩa quân và lôi kéo nghĩa quân mau chóng rời bỏ hàng ngũ chiến đấu trở về quê hương. Hắn cũng kêu gọi nhân dân cộng tác với Pháp tiêu diệt nghĩa quân để mọi người được “an cư lạc nghiệp”. Pareau còn nêu lên những biện pháp mị dân nữa như giảm bớt phu phen, tạp dịch, phụ thu, làm bổ, cho nhân dân có quyền khiếu nại về sự lộng hành của bọn tay sai, v.v.

Nhưng mặt khác chính hắn lại thi hành một loạt hình phạt tàn khốc như xử tử hình, bắt đi đày từ 10 đến 20 năm những nghĩa quân bị chúng bắt, kể cả tổng lý, kỳ hào ủng hộ nghĩa quân. Đối với những làng từng là nơi trú quân, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân, nếu chúng không triệt hạ thì cũng bắt nộp tiền phạt.

Nghĩa quân đang lâm vào tình thế nguy khốn thì cuối tháng 10/1888 tin vua hàm Nghi bị tên phản bội Trương Quang Ngọc dẫn hơn 100 tên cận vệ người Mường bao vây ở khe Tá Bào - nơi vua Hàm Nghi ở để bắt vua Hàm Nghi nộp cho giặc Pháp, tàn sát các quan và quân sĩ bảo vệ vua truyền đến Bãi Sậy khiến một số tướng lĩnh và nghĩa quân hoang mang mất tin tưởng, một số bỏ đi nơi khác…

Vua Hàm Nghi ra sơn phòng, Quảng Trị thì thực dân Pháp chỉ đạo cho triều đình Huế cử Hoàng Kế Viêm ra Quảng Bình dụ vua Hàm Nghi và các quan cựu thần về hàng. Việc du hàng thất bại, thực dân Pháp đã phế truất vua Hàm Nghi, người thay thế vua là hoàng tử Chánh Mông 22 tuổi, là anh trai vua Kiến Phúc và vua Hàm Nghi lên ngôi hiệu là Đồng Khánh.

Đồng Khánh là vua đầu tiên công nhận nền bảo hộ của chính phủ Pháp. Đồng Khánh phá lệ xưa cho phép quan lại Pháp đi vào đại nội bằng cửa giữa Ngọ Môn. Đây là điều cấm kỵ của triều Nguyễn, chỉ có vua mới được đi cửa này. Đồng Khánh trở thành tay sai đắc lực của thực dân Pháp.

Đồng Khánh còn ca ngợi giặc Pháp, lên án vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn… Tháng 7/1886, Đồng Khánh còn tự tay viết một Đạo dụ lên án Tôn Thất Thuyết và trọng thưởng cho kẻ nào bắt được vua Hàm Nghi. Đồng Khánh cung sai Nguyễn Thân, Phan Liêm đi đàn áp nghĩa hội Quảng Nam, cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng, Lê Ninh và nhiều cuộc khởi nghĩa khác.

Đồng Khánh thực hiện mệnh lệnh của thực dân Pháp phong cho Hoàng Cao Khải chức Khâm sai đại thần, kinh lược sứ để đánh phá cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.

Dùng vũ lực không được, Hoàng Cao Khải mượn danh Đồng Khánh viết thư dụ hàng. Thư đại ý: “Khải đại diện cho hai chính phủ Pháp và Nam triều khuyên ông Thuật nên đem tướng sĩ ra hàng để nhân dân được yên ổn làm ăn và hứa đề nghị với hai chính phủ khôi phục lại chức vụ cũ cho ông”.

Nguyễn Thiện Thuật viết thư trả lời: “Tôi không thể tuân theo lời khuyên của Khái hứa dành cho và quyết chí theo đuổi mục đích tới cùng”.

Ông nhờ Khải gửi mấy chữ về Kinh: “Bất khẳng thụ chỉ” (không tuân lệnh vua) và tờ thư dụ hàng của triều đình kèm theo thư trả lời Khải.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 06:58:04 am »

Không thuyết phục được ông, giặc Pháp và Hoàng Cao Khải đã trả thù một cách hèn hạ: “đơn hẹn ra hàng của tham tán Thuật không được Thuật thực hiện, mặc dù có sự phúc đáp ưng thuận của ngài tổng trú sứ(1) người ta xứ trí bằng cách hành hình hai người cháu của Tán Thuật bị bắt giam tại nhà lao ngày 2/9/1888 ngày hết hạn của tổng trú sứ”(2).

Ngày 11 và 12/9/1888 nghĩa quân Đốc Tít tấn công đồn Uông Bí(3).

Trong đêm 11 rạng ngày 2/9/1888, vào khoảng nửa đêm một toán nghĩa quân khoảng 70 người dưới sự chỉ huy của Đốc Tít đã đánh vào đồn Huy Bố. Đồn binh này nằm trên đắt Hải Dương song do vệ binh dân sự tỉnh Quảng Yên chiếm đóng.

Trận đánh này chỉ rõ tính táo bạo hiếm có của Đốc Tít đã bị thất bại nhờ khả năng và sự chỉ huy khéo léo của viên chỉ huy đồn - viên vệ binh chính Laraot và sự hiện diện của một toán hộ tống cặp đội người Âu và pháo thủ đi hộ tống một sĩ quan và 2 sĩ quan pháo binh. Nghĩa quân đén bằng thuyền vào 10 giờ đêm thì tập hợp trong một đồn binh cách đồn 300 m. Nửa đêm trinh sát của nghĩa quân xả súng bắn vào lính gác. Súng nổ giòn giã và những sự bố trí, sắp đặt đã đâu vào đấy: một viên hạ sĩ quan được phân công giữ một trong những điểm chính diện của cuộc tấn công. Trung úy Bourgeois và những người Âu thì ở lại trong trung tâm đồn. Súng nổ 45 phút thì nghĩa quân xung phong. Lần thứ nhất bị đẩy lùi, hai đợt xung phong khác cũng không đat hiệu quả.

Đêm tối như mực, viên trưởng đồn chờ đến sáng sẽ truy kích, song nghĩa quân đã mất hút không để lại một vết tích, về phía quân Pháp có một viên cai bị bắn chết do bốn viên đạn trúng sọ.

Trung úy Bourgeois đã trao lại quyền chỉ huy cho Ianelot vì được thăng trật lên loại cao(4).

- Ngày 31-9/1888, Đôi Văn tấn công đội quân của trung úy Môngghiô tại lang Khê ngã ba sông Thái Bình và sông Đuống giết chết Môngghiô và 3 tên lính Pháp(5).

- Ngày 15/10/1888, một cuộc chiến đấu nữa diễn ra tại vùng Đông Triều do Đốc Tít và Tuần Văn chỉ huy với quân Pháp do trung tá Piot cai quản vùng Hải Dương chỉ huy(6).

Ngày 4/10/1888, Lưu Kỳ tấn công Lạc Đạo. Các đạo quân Pháp do trung tá Servière, Pretel Dengne đi càn quét vùng núi Lục Nam và phía đông vùng Lầm nhằm đẩy Lưu Kỳ ra khỏi vùng ruộng đất phì nhiêu. Nghĩa quân phản công mãnh liệt đánh cho quân Pháp đại bại(7).

- Tháng 10/1888, trọng trận chống quân Pháp càn vào Trúc Động, huyện Thuỷ Nguyên, Đốc Tít chỉ huy nghĩa quân tấn công giết tại trận trên 100 lính Pháp, xác chết của chúng chồng đống ở cánh đồng Lan xã Mai Động(8).

- Ngày 3/11/1888, nghĩa quân Lưu Kỳ tiến công Biển Động. Nghĩa quân Lưu Kỳ còn hoạt động mạnh ở Mai Sưu, Đá Bạc, Lầm, An Châu, Biển Động.

Để đối phó với nghĩa quân Lưu Kỳ, Toàn quyền Đông Dương phải ra nghị định thành lập đạo Lục Nam.

Hoàng Cao Khải đem quân đánh Lưu Kỳ không được phải rút lui.

A Marde có 150 quân do các viên quản Morpayrat, Fèrrien Arlhac, Marsal chỉ huy tiến đánh Lưu Kỳ. Trong trận ở Bãi Táo, Arlhac bị thương nặng.

Quân Pháp bị nghĩa quân tấn công liên tục đã cố gắng một số trận vào căn cứ lớn của nghĩa quân và tìm diệt các thủ lĩnh của nghĩa quân. Một trong những trận đánh đó là ngày 3/11/1888, M.Ferre quan chưởng ấn (Chanceller) đồn trưởng phủ Thuận Thành được Chánh tổng Hoà Bình báo tin Đốc Thiêm vừa mới đem gia đình đến một nhà ở làng Khúc Lộng, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Đốc Thiêm chắc chắn còn ở lại đấy. Trong một xóm làng còn có một thủ lĩnh là Quản Ho rất có nhiều khả năng tóm được. Ferre khởi hành vào 8 giờ tối với 70 dân binh và một viên vệ binh chính Loyer. Sau một cuộc hành quân rất vất vả qua những cánh đồng lut lội, toán quân nhỏ đến Khúc Lộng không một ai hay biết. Nhưng ngôi nhà của Đốc Thiêm, Quản Ho bị bao vây kín. Chúng xông vào và viên vệ binh chính đã bắt gọn được cả gia đình Đốc Thiêm: mẹ, vợ, con gái và những người phục vụ. Chúng phát hiện được nhiều súng đạn nặng. Còn nghĩa quân chắc chắn không có ai trong làng.

Trong cả làng không có một bóng người, riêng ngôi nhà Đốc Thiêm có 2 người làm nhiệm vụ bảo vệ.

Sự ra vào trong làng thuộc vùng này rất khó khăn. Để mọi sự kiểm soát trở thành vô hiệu, nhân dân đã phá một cách cố ý tất cả đường sá hoặc những con đê nhỏ(9).


(1) Berger, quyền Tổng trú sứ ngày 17/11/1887 đến 25/6/1888; Pareau quyền Tổng trú sứ từ 25/6/1888; Rheinart tổng trú sứ từ 23/6/1888 đến 5/1889.
(2) Báo Tương lai Bắc Kỳ ra ngày 8/9/1888.
(3) Dương Kinh Quốc: Việt Nam những sự kiện lịch sử, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989.
(4), (5), (6) Piglowski: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ. Sđd,
(7) Báo l’Avenier du Tonkin ngày 8/10/1888.
(8) Theo Mạc Hữu Hoạ tài liệu đã dẫn và tác giả nghiên cứu tại xã An Sơn, nhưng theo Mạc Trung, (dòng họ Đốc Tít) thì quân Pháp chết gần 200 tên.
(9) Báo Tương lai Bắc Kỳ số 126 ngày 10/11/1888.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2011, 03:22:37 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 05:21:28 pm »

Ngày 11/11/1888, Nguyễn Thiện Thuật nhận được tin do Bang Ấm là người làng Bạch Sam do ông phái vào làm bang tá huyện Mỹ Hào cung cấp. Sáng ngày 12/11/1888, Hoàng Cao Khải cùng giám binh Louis Ney, chỉ huy đồn Mỹ Hào đưa lính về gặt lúa ở làng Liêu Trung, tổng Liêu Xá huyện Mỹ Hào, tỉnh hải Dương, ông lập tức lệnh cho các tướng Nguyễn Thiện Kế, Ngô Quang Huy, Đề đốc Nguyễn Văn Sung, Đề Vinh, Đốc binh Vũ Văn Đồng, Lãnh Thảo, Đốc Muỗi… đưa 800 quân trang bị 400 súng ngắn nhanh bố trí trận địa phục kích ở cánh đồng Liêu Trung. Trận địa vừa bố trí xong thì Hoàng Cao Khải, Bang tá Hải Dương Nguyễn Hữu Hào, giám binh Louis Ney đem quân đến gặt lúa của dân. Hoàng Cao Khải vừa xua lính xuống cánh đồng, thì súng lệnh nổ, những thợ gặt là nghĩa quân cải trang, rút súng ngắn, đoản đao tới định bắt sống Hoàng Cao Khải, nhưng mấy tên lính hầu liều chết chống đỡ nên nghĩa quân không tiếp cận được Hoàng Cao Khải. Khi nghĩa quân giết chết được mấy tên lính hầu thì Hoàng Cao Khải cùng mấy tên cầm đầu đã chạy xa. Nghĩa quân mai phục trên cánh đồng nghe tiếng súng lệnh cùng xông ra chém giết quân địch. Bọn lính Pháp, lính khố xanh không bắn trả được phát nào chỉ lo tháo chạy. Nghĩa quân đuổi theo Hoàng Cao Khải để bắt sống theo mệnh lệnh chủ tướng nhưng bị quân Pháp và lính khố xanh cản lại. Hoàng Cao Khải, Nguyễn Hữu Hào được tên Ney hộ vệ đã chạy thoát. Đề Vinh nấp sau một gốc cây thấy tên Ney bảo vệ hai tên mặc Nam phục trong đó có tên theo Sát tên Ney thì đinh ninh đó là Hoàng Cao Khải, liền nổ súng, đạn xuyên qua gáy tên này bị chết ngay. Đề Vinh tín chắc đó là Hoàng Cao Khải liền hô quân truy kích bắt được tên Ney, xử chém ngay tại chỗ. Khi nghĩa quân lật xác tên mặc Nam phục lên xem mới biết đó là Nguyễn Hữu Hào liền hô quân đuổi theo Hoàng Cao Khải. Tên này nhờ quân lính che chở và sự nhầm lẫn của nghĩa quân nên chạy thoát được vào chùa Liêu Trung bắt người đánh giậm, lột quần áo rồi lủi theo các bờ bụi đến trốn ở làng Dị Sử. Nghĩa quân đột nhập vào làng Liêu Trung thì Hoàng Cao Khải đã chạy thoát. Các tướng đuổi theo đến làng Dị Sử thì Hoàng Cao Khải đã chui lủi vào ẩn náu trong nhà thờ Kẻ Sặt. Nghĩa quân đuổi đến nhà thờ Kẻ Sặt thì Hoàng Cao Khải đã chạy thoát về thị xã Hải Dương.

Trận này nghĩa quân thắng lớn, giết chết 31 tên lính Pháp và lính khố xanh, trong đó có tên Louis Ney(1), tên thương tá Nguyễn Hữu Hào, làm bị thương 16 tên khác, thu 23 súng các loại(2).

Trận đánh này Phạm Văn Thụ ở làng Bạch Sam tổng Bạch Sam nhưng ở sát làng Xuân Dục, quê hương Nguyễn Thiện Thuật sống cùng thời với cụ Nguyễn Thiện Thuật, thương thư bộ Hộ, kiêm thượng thư Bộ Binh dưới triều Khải Định viết về trận đánh đó như sau: “Khâm sai thư vụ là quận công Hoàng Cao Khải được người hiến kế thân đốc đại binh về cắt lúa tổng Liêu, dùng cách “Tuyệt lương bách thú” các tướng lĩnh nghĩa quân lân vào phu gặt, toan sự sinh cầm “bắt sống” họ Hoàng. Hoàng Cao Khải thoát chết chạy vào làng Dị Sử, còn ngoài đồng thì quân hai bên hỗn chiến, súng nổ như pháo rang. Ròng rã mãi đến chiều tối, nghĩa quân giết mất viên thương tá tỉnh Đông và quan hai Cạp Dậm (tức giám binh Louis Ney). Lính tập phần đông bỏ súng chạy trống. Hoàng tướng quân (chỉ Hoàng Cao Khải) thu thập tàn quân lui về đóng ở nhà thờ Kẻ Sặt rồi theo đường tắt về tỉnh. Nghĩa quân lại đón bắt nhưng không bắt được Khải”.

Sau khi nghĩa quan rút lui, Hoàng Cao Khải đem quân 5 tỉnh về càn quét với mệnh lệnh tam quang (đốt, phá, giết hết). Họ Hoàng còn xin với quan thầy Pháp đưa một đại đội lính lê dương và một dại đội lính Ả Rập về tàn sát đồng bào. Thoạt đầu quân Pháp và quân Nam tàn phá các làng Liêu Trung, Liêu Hạ, Liêu Thượng, Dịch Trì, Thổ Cốc thuộc tổng Liêu. Tất cả nhà cửa dù nhà tranh, nhà gạch cho đến đình chùa, đền miếu như chùa Long Vân ở Dịch Trì quê hương của Đốc Sung đều bị đốt phá hết. Lương thực, trâu bò, lợn gà nếu không bị giết thì cũng bị cướp, không cướp được thì chúng đốt. Dân bất cứ già trẻ lớn bé trai gái chúng gặp là giết. Tàn phá tổng Liêu xong quân giặc tràn sang tổng Bạch Sam, tất cả các làng Dị Sử, Xuân Dục, Xuân Đào Xuân Nhân thuộc xã Xuân Dục. Các thôn Ngọc Lập, Nghĩa Lộ, Đào Du, Tứ Mỹ, Long Đằng thuộc tổng Bạch Sam và các làng khác trong tổng đều bị đốt phá. Tiếp đó là tổng Sài Trang các làng Trai Trang là nơi chúng hành quyết 62 nghĩa quân và nhân dân chúng bắt được trong đó làng Trai Trang có 17 người. Riêng các xã Bùi Xá, Nguyên Xá, Tam Trạch cũng thuộc tổng Sài Trang nằm trên đường 200 giữa Cầu Treo - Cầu Hầu - Kẻ Sặt - Hải Dương là quê hương của đốc binh Vũ Văn Đồng, lãnh binh Nguyễn Văn Mậu, cũng là nơi nghĩa quân chặn đánh chúng quyết liệt khi chúng theo đường 200 rút về nhà thờ Kẻ Sặt giết chết 13 tên Pháp chúng bỏ lại xác, nhân dân chôn dưới gốc đa Tam Tằng thì chúng tàn phá nặng nề. Trong một trận càn quét lớn vào cuối năm 1989 chúng bắt được Đốc binh Vũ Văn Đồng đưa đi đày ở Côn Đảo, sau chém đầu đem về bêu, chúng cũng bắt được lãnh binh Nguyễn Văn Mậu chém ở vực và bắn chết nghĩa quân Vũ Văn Khối là anh thúc bá đốc binh Vũ Văn Đồng quê ở xã Tam Trạch. Dã man hơn chúng còn đào mả tổ tiên các tướng lĩnh nghĩa quân, bắn chết vợ con họ hàng họ. Hoàng Cao Khải còn bắt hơn 20 người bà con thân thuộc với Tán Thuật đem về Hải Dương giam giữ làm con tin rồi viết thư dụ ông hàng.


(1) Mộ tên Louis Ney (Tây cạp dậm) chôn ở thôn Tháp phố Thứa, ngay sau khi hắn chết (11/11/1888). Bia xây trên một cái gò ở giữa ao, bia xây bằng gạch cao 5 mét, đáy rộng 4m2, có gắn bia bằng đá. Bia mới bị đổ vào năm 1995, một số người đào dất ở cái gồ xây bia thì không thấy hài cốt gì. Nay bia đó cũng bị mất.
(2) “Lịch sử 80 năm chống Pháp” của Trần Văn Giàu, quyển I in lần thứ 2 nhà xuất bản Văn Sử Địa năm 1957 và “Chống xâm lăng” của Trần Văn Giàu (phần Phong trào Cần Vương) cũng như lịch sử Cận đại Việt Nam của Trần Văn Giàu và Đinh Xuân Lâm, tập 2 thì trận này xảy ra ở làng Sài Trang, tổng Sài Trang, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hải Dương đã tiêu diệt hoàn toàn một toán quân địch. Đó là điều không đúng, làng Trại Trang chỉ là nơi quân Pháp và quân Hoàng Cao Khải trả thù cùng với 27 làng xã khác, tàn sát 62 người trong đó ở làng Trai Trang có 17 người tại đình Trai Trang. Có sách viết trận này xảy ra vào tháng 3, tháng 4 năm 1889 hoặc có sách viết trận này nghĩa quân có 300 quân tham gia chống tên Ney, đồn trưởng đồn Dương Hoà (hưng Yên) và Hoàng Cao Khải đều chưa đúng vì trên mộ của Louis Ney ghi rõ hắn chết trận ở Liêu Trung ngày 11/11/1888 trong cuộc đàn áp khởi nghĩa Bãi Sậy.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2011, 08:36:19 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 05:25:04 pm »

Trước sự trả thù khốc liệt của giặc Pháp và tên tay sai Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thiện Thuật đích thân viết hai lá thư giao cho người thần tín đưa đến cho Toàn quyền Đông Dương và Nha Kinh lược sứ Bắc Kỳ cực lực lên án hành động tàn sát đốt phá tàn bạo của giặc Pháp và tuyên bố: “Không phải cứ đốt nhiều, giết nhiều mà bức được ta hàng đâu, ta sẽ không ngừng chiến đấu, không bao giờ khuất phục nguyện trung thành mãi mãi với nhà vua”.

Phủ Toàn quyền Đông Dương nhận thấy không thể dùng bạo lực khuất phục được Bắc Kỳ Hiệp thống quân vụ đại thần Nguyễn Thiện Thuật nên đã phải buộc rút quân ra lệnh chiêu an để không đẩy dân theo Nguyễn Thiện Thuật(1).

Về sự trả thù hèn hạ, dã man của giặc Phấp, Phạm Văn Thụ người Bạch Sam, sau là Thượng thư Bộ Hộ kiêm Bộ Binh viết hồi tưởng như sau: “… Tướng quân (chỉ Hoàng Cao Khải) liền khởi nộ uy tư súy phủ lấy quân 5 tỉnh về càn, tứ hành thiêu sát, quyết tâm san thành bình địa hạt Mỹ Hào. Đại đội lê dương cùng lính ở Ả Rập kéo về vây càn, dân gian trốn chạy hoặc bị bắn, bị chém, phải ai tai nấy thảm khốc không biết chừng nào… Bắt đầu đốt hết tổng Liêu (tức Liêu Trung, Liêu Thượng…) rồi tổng Bạch (tức Bạch Sảm). Các chị ta cõng mẹ ẩn thoát ngoài đồng. Anh ta và ta nấp trong bụi tre, cũng may mà thoát. Trông ngọn lửa dịu dần về thăm nhà chỉ còn thấy toàn tro với đất. Đình chùa nhà cửa cháy nhăn như chùi. Hỏa mệnh vừa hết tổng Bạch chuyển đến tổng Phong thì đình. Nghe cụ Tán thân thủ viết hai phong thư giao gia phái để một phong vào phủ Toàn quyền, một phong vào nhà Kinh Lược phản đối việc thiêu sát. Đại ý cụ nói: “Không phải cứ đốt nhiều, giết nhiều mà bắt được ta đầu hàng”. Phủ Toàn quyền tức thì thông điện đình yết hỏa pháp, ra lệnh chiêu an. Dân chúng còn ai sống sót đấy tìm về. Đãi thóc cháy để ăn. Túp lề tranh để ở. Ta cùng nội tướng ta làm lấy một căn nhà một gian hai chái. Mai đến khi ta làm tri huyện, tri phủ căn nhà ấy vẫn còn nguyên tính lưu lại làm kỉ niệm phẩm, nhưng sau vì kinh lý chỗ ở cải tạo nhà cửa đại khoa, chật quá phải phá dỡ đi. Thật đáng tiếc”(2).

Về sự tàn bạo của giặc Pháp và Hoàng Cao Khải trả thù sau trận Liêu Trung đã được nhiều sách báo của người Pháp nhắc đến, nó còn được ghi trong gia phả các vị tướng lĩnh tham gia trận đánh như họ Nguyễn Xuân Dục, đốc binh Đồng ở Tam Trạch, Đốc Sung ở Dịch Trĩ, Lãnh binh Lưu Ngọc Tháu ở Liêu Trung ghi lại và đặc biệt là dân cư vùng Liêu Trung, Tam Trạch, Dị Chế, Bạch Sam ngày nay vẫn còn kể cho nhau nghe và truyền thuyết có nhiều(3).

Phát huy khí thế của nghĩa quân sau trận chiến thắng quân Pháp và Hoàng Cao Khải ngày 12 tháng 11 năm 1888 và trả thù cho đồng bào 28 làng bị giặc Pháp tàn sát dã man, các tướng lĩnh đã mở nhiều cuộc tấn công vào các đồn binh Pháp, đánh thắng nhiều trận càn quét của chúng. Tiêu biểu một số trận như sau:

- Tháng 11/1888, Đội Văn cùng Cử Bình, Lãnh Tư chỉ huy 200 nghĩa quân đánh đồn núi Voi (nay là trung tâm hành chính quận Kiến An, thành phố Hải Phòng không tốn một viên đạn. Nghĩa quân làm chủ đồn này từ 4 giờ sáng đến 4 giờ chiều(4).

- Cách phủ Từ Sơn 5 km về phía đông nam, làng này (làng Đại Vi) là căn cứ của nghĩa quân có lũy tre dầy và lũy đất bao bọc. Trai tráng trong làng đều gia nhập nghĩa quân, những người già còn khỏe mạnh, phụ nữ cũng tình nguyện ở lại phục vụ chiến đấu, chỉ những người già yếu, con mọn, trẻ em mới tản cư đi nơi khác. Căn cứ Đại Vi đã gây khó khăn lớn cho quân Pháp ở phủ Từ Sơn và huyện Tiên Du. Quân Pháp đem quân đánh nhiều lần không có kết quả. Ngày 22/11/1888 được tin do trung úy Môngghio báo là nghĩa quân đang đóng trong làng Đại Vi, thiếu tướng chỉ huy lữ đoàn 2 hạ lệnh cho thiếu tá Servière khi đó đang hành quân cách Đại Vi 12 km phải chuyển quân về làng Đại Vi chỉ huy tác chiến. Quân Pháp với lực lượng đông, trang bị mạnh bao vây rồi tấn công Đại Vi. Nghĩa quân dựa vào hào lũy kiên cố, chiến đấu dũng cảm đánh bật nhiều đợt xung phong của quân Pháp. Quân Pháp bắn mãnh liệt rồi cho quân ào ạt xung phòng vào làng đều bị đánh bật ra, 1 viên đội, 3 lính bị giết chết, một số tên bị thương trong đó có trung úy Môngghio và một xạ thủ súng máy. Quân Pháp buộc phải rút quân(5).


(1) Rút trong bài “Một thượng thư triều đình Huế nói về nghĩa quân Bãi Sậy” của Học Phi dăng trên Tạp chí phố Hiến số 5/1998 của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hưng Yên.
(2) Rút trong bài “Một thượng thư triều đình Huế nói về nghĩa quân Bãi Sậy” của Học Phi dăng trên Tạp chí phố Hiến số 5/1998 của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hưng Yên.
(3) Trong đó có truyền thuyết Hoàng Cao Khải vào ngủ trưa ở chùa Liêu Trung, được chúa Liễu báo cho biết sắp bị nguy hiểm đến tính mạng. Hoàng Cao Khải tỉnh dậy sợ toát mồ hôi vội vã rời khỏi chùa. Vừa đi hỏi thì trận dánh xảy ra. Lại có truyền thuyết nói chính cụ Nguyễn Thiện Thuật đã vào chùa Trung trách bà chúa Liễu sao lại chỉ đường mách lối cho tên Việt gian đó trốn thoát.
Tuần phủ Nguyễn Năng Quốc, con nuôi Hoàng Cao Khải đã dựng bia mở hội mấy ngày liền ở chùa Trung ca ngợi công lao của bố nuôi trong việc “Dẹp giặc Bãi Sậy”. Sau này một nhà nho đi qua chùa Trung đã làm bài thơ châm biếm như sau:
            “Tiện đường xe ngựa tới chùa Trung
            Ghếch cẳng xem kia những giận lòng
            Một mảnh đá xanh rầy chễm chện
            Mấy vùng con đỏ phải bồng bềnh
            Anh hùng đã ngán ông Đề Bắc
            Trung nghĩa càng thương cụ Tán Đông
            Hai chữ vương quân bia tạc chửa?
            Sao không biết thẹn với non sông”.

(Dựa theo ý cụ Chiểu xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ
in trong tập “Thơ văn yêu nước’ nửa sau thế kỷ XIX).
Năm 1923 (Khải Định năm thứ 8) Vũ Phạm Hàm cũng soạn bia chùa Trung. Khải đã nói: “Ta đóng quân ở chùa Mỹ Hào cùng quan binh nước Pháp (Louis Ney) tiến quân đóng ở chùa Liêu Trung. Lúc ấy quân giặc rất nhiều, gần đấy đều là tai mắt của giạc - quan binh Pháp và bang tá đều chết trận, quân lính cũng ít vài chục người.
Phản ánh về trận đánh này của Dulleman viết trong cuốn “Tỉnh Hải Dương” như sau: “Ông (chỉ Tán Thuật) chạy về ẩn nấp trong huyện quê ông ở đó nhân dân tất cả mọi người tuyệt đối trung thành với ông. Vào một thời gian nào đó ông có 800 quân quanh mình. Được vũ trang một nửa bằng súng ống họ định bắt có quan tuần phủ Hải Dương đang đi tuần trong vùng. Họ tấn công đội quân hộ vệ tên quan gồm 40 lính dõng, 60 lính khố xanh chỉ huy bởi tên quan Bảo an binh đồn Dương Hào. Viên dội bị giết cùng vwosi 22 lính khố xanh và 7 lính dõng của quan tổng đốc. Đội quân chỉ tháo chạy được khi nghe tiếng súng nổ, các bốt lân cận kéo đêu cứu.
Về trận đánh trên cũng Dulleman viết trong cuốn “Tỉnh Hưng Yên” như sau: “Vụ đánh úp táo bạo này trả lời bằng một cuộc đàn áp dữ dội: 28 làng trong số những làng chính đã cung cấp nguồn của, người, lương thực cho toán quân Tán Thuật và là những pháp đài thực sự dùng làm sào huyệt cho bọn chúng đã bị san phẳng các lũy bên ngoài và bên trong. Lũ hương lý bị bắt, Tán Thuật đã trốn thoát. Trước đó 20 thân nhân của gia đình ông đã bị bắt giữ làm con tin. Hai người trong số cháu ông bị xử tử. Tán Thuật được báo là nếu ông chịu đầu hàng thì sẽ được ân xá, nhưng ông đã viết thư riêng cho quan chánh sứ trả lời rằng ông không thể từ bỏ lời thề trung thành với quân vương”.
(4) Căn cứ kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc và miền Trung thế kỷ thứ XIX, Dương Đình Lạp, Tạp chí Lịch sử quân sự số 1/1996.
(5) Tập thể sĩ quan tham mưu: Lịch sử quân sự Đông Dương từ đầu đến tháng 1/1922, Ideo, Hà Nội.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2011, 08:37:58 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 05:41:04 pm »

Đồn Yên Phong (Bắc Ninh) do quản Gaudel chỉ huy đóng quân gần nơi Đề Quý đóng. Trong một trận giao chiến, Đề Quý bị Gaudel bắn rách một tai. Ông quyết tâm bắt sống hắn để trả thù.

Ngày 2 tháng 12 năm 1888, Đề Quý nhận được tin Gaudel có 15 tên lính đi hộ vệ lĩnh lương cho lính. Đề Quý biết lính có lương sẽ rượu chè, trễ nải việc canh gác, đêm đó dẫn 60 nghĩa quân bao vây đồn, cắt dây thép gai hàng rào, Đề Quý cho 55 nghĩa quân đột nhập vào đồn, còn mình cùng 5 nghĩa quân ở lại chỗ cửa mở. Bọn lính phát hiện ra nghĩa quân đột nhập vào đồn thổi còi báo động. Song nghĩa quân vẫn quyết đánh và bắt sống Gaudel theo lệnh của Đề Quý. Sau một giờ kịch chiến nghĩa quân vẫn không bắt được Gaudel, liền cùng 5 nghĩa quân vào đồn. Nhờ có ánh đèn một nghĩa quân nhìn rõ Gaudel liền giáng một báng súng vào gáy hắn. Tên này gục ngã, bọn lính xô lại cứu. Nghĩa quân xông vào đâm chém bọn lính để bắt Gaudel. Đúng lúc quân Pháp tới cứu viện, Đề Quý phải lệnh cho nghĩa quân rút lui. Quân cứu viện tới truy kích thì nghĩa quân đã đi xa. Từ đó Gaudel và bọn lính hoảng sợ Đề Quý và đội nghĩa quân của ông(1).

- Tháng 12 năm 1888, quân Pháp đưa bộ binh, thủy binh có trọng pháo yểm hộ tiến đánh Trại Sơn. Giặc mới tới, căng bạt ngủ trên cánh đồng bên bờ sông Hòn Ngọc. Lợi dụng đêm tối, nghĩa quân đánh úp giết gần 200 tên. Phu phải nhặt xác chôn hai ngày liền kín 3 sào ruộng, nhân dân gọi là “Khu mả Tây đít nhện”. Dân đã phá làm ruộng, đến năm 1999 tác giả tới quan sát, chỉ còn dấu tích cái mả Tây xây gạch(2).


Chùa làng Dịch Trĩ quê hương Đốc Sung, nay thuộc xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ,
tỉnh Hưng Yên, do Đốc Sung làm trả dân, vì ngôi chùa lợp tranh của làng
bị quân Pháp đốt sau trận Liêu Trung ngày 12-11-1888

Mỗi khi quân Pháp bị thất trận, chúng tra thù hèn hạ là tàn sát nhân dân, giết trâu bò, cướp thóc lúa, đốt phá xóm làng. Chính bọn thực dân đã phải thừa nhận và mặc nhiên chúng coi đó là chiến công vẻ vang:

- “Đầu tháng 12 năm 1888 (ngày 21 tháng 10 âm lịch), quân Pháp càn quét vào làng Lôi Cầu, tổng An Xá, huyện Kim Động, nay thuộc huyện Khoái Châu, tàn sát 22 dân thường. Nay nhân dân Lôi Cầu vẫn cúng giỗ vào ngày 21 tháng 10 âm lịch gọi là “ngày giỗ trận”(3).

- Ngày 15/12/1888 viên vệ binh Narlier chỉ huy đồn Cầu Thương được tin một toán nghĩa quân đang tấn công đồn Phú Thịnh, liền đem 20 lính đến cứu. Các toán quân do các viên Hasan, Vinadel, Boyer, Danieuc cũng đem quân cùng lúc tấn công vào làng Cầu Trương. Hai bên kịch chiến. Đốc Lan một viên thủ lĩnh cừ khôi của nghĩa quân chết. Quân Pháp tràn vào làng Phú Thịnh tàn sát nhân dân(4).

Năm 1888 nghĩa quân tấn công quân Pháp dữ dội ở khắp nơi, gây cho chúng tổn thất nặng nề. Piglowski đã phải thú nhận: “Tỉnh Hải Dương trải qua mọt thời kỳ dài là nơi tụ hội của nhiều thủ lĩnh các toán, để bình định tỉnh này đã phải tiến hành rất nhiều cuộc thảo phạt do những ngài tư lệnh Dugenne, Sevière chỉ huy rồi đến những đạo quân cảnh sát (Colonnes de police) do ngài Hoàng Cao Khải, Tán lý Lê Hoan chỉ huy. Nhiều làng mạc bị san bằng, nhiều người bị hành hình; nhiều vụ ra hàng thành thực; song cũng có rất nhiều vu trá hàng vì có nhiều tên thủ lĩnh ra hàng xong lại trở về khai chiến”(5).

Mặc dù thực dân Pháp và Nam triều điên cuồng đánh phá cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, tàn sát nhân dân cực kỳ man rợ nhưng chính Parreau quyền Tổng trú sứ Trung - Bắc Kỳ đã hải thú nhận: “Trong năm 1888 tình hình Hải Dương và Bắc Ninh luôn luôn rối loạn vì nghĩa quân hoạt động mạnh ở hai tỉnh này và các đạo quân Pháp thì tỏ ra bất lực”(6).


Di tích thành Thuận Thành (thành Phủ)
nơi diễn ra nhiều trận đánh giữa Đội Văn với quân Pháp


(1) Piglowski: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ. Sđd,
(2) Vũ Thanh Sơn: Tướng lĩnh Bãi Sậy, sđd.
(3) Tác giả khảo sát tại làng Lôi Cầu năm 1999.
(4), (5) Piglowski: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ. Sđd,
(6) Báo L’Aviennier du Tonkin tháng 10/1888.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2011, 08:38:33 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 05:43:28 pm »

CHƯƠNG V

ĐẬP TAN CUỘC HÀNH QUÂN CỦA QUÂN PHÁP VÀO NAM BẮC NINH -
PHÁ ÂM MƯU TIÊU DIỆT CHỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN THUẬT, ĐỀ SUNG, ĐỐC MỸ
(1/1889-5/1889)

Các hoạt động quân sự ráo riết của nghĩa quân năm 1888 đã tiêu hao sinh lực, tài lực của quân viễn chinh Pháp mặc dù nhận được sự đồng lõa của triều đình Đồng Khánh(1), làm chậm trễ việc khai thác thuộc địa của tư bản Pháp(2). Với tham vọng tiêu diệt các lực lượng kháng chiến ở vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Bắc Kỳ do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. Theo thống kê chưa đầy đủ từ tháng 1 đến 2 năm 1889 quân Pháp đã liên tục mở các cuộc tấn công vào các căn cứ của nghĩa quân.

“Tháng giêng năm 1889, quân Pháp khủng bố nhân dân huyện Mỹ Hào và đã thực nhiện nhiều cuộc hành hình ngay sau khi phán xử, nhiều làng bị thiêu hủy theo lệnh của cấp trên. Tất cả nhân dân huyện này đều là thuộc hạ của Tham Tán Thuật. Gần như tổng số quân ông ta đều được tuyển mộ ở đây”(3).

“Chỉ trong một cuộc hành quân, quân Pháp đã bắt 60 kỳ mục ở huyện Mỹ Hào vì tội là quân của ông Thuật”.

Tháng 1/1889, trung tá Xecvierơ (Sẻvière) chỉ huy một đao quân càn quét vùng núi Lục Nam và phía đông vùng Lầm nhằm đẩy Lưu Kỳ ra khỏi vùng đất phi nhiều. Song đội quân hùng mạnh của Servière đã bị đội quân của Lưu Kỳ phản công mãnh liệt. Ngày 3/1/1889, Thiếu tá Prêtê (Prétet) bị nghĩa quân đánh ở Lang Xá, một địa điểm ở tả ngạn sông Lục Nam, cách đồn Lầm 15 kilômét(4).

Cuối tháng 1/1889, quân Pháp được tên đại Việt gian Hoàng Cao Khải mách nước là không huy động đại quân đánh phá căn cứ Bãi Sậy mà cho quân đóng nhiều đồn bốt xung quanh, mua chuộc bọn hào lý, lưu manh đã bị nghĩa quân trừng trị, biến chúng thành gián điệp tung vào vùng nghĩa quân kiểm soát để dò la tin tức.

Ngày 4/2/188, đại úy De Pigmè chỉ huy một toán quân lê dương từ Lầm tiến đánh vùng tây bắc Lục Nam mà không được kết quả gì(5).

Ngày 16/2/1889, trung úy Le Core chỉ huy 225 lính và vệ binh dân sự đến bao vây làng Liêu Trung, tổng Liêu Xá, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hải Dương(6), nơi xảy ra trận chiến đấu ngày 12/1/1888 để trả thù. Không rõ lực lượng nghĩa quân đóng trong làng có bao nhiêu, do thủ lĩnh nào chỉ huy. Nghĩa quân từ sau những cụm tre dầy đặc cách 100 mét bắn ra, quân Pháp mở nhiều cuộc tấn công nhưng không vào được làng(7).

Lãnh Tháo và Đốc Muỗi ở làng Khúc Phu nằm trên đường liên tỉnh Phố Nối - Bến Đò Hồ - thị xã Bắc Ninh đem quân đến đánh vào sau lưng quân Pháp khiến hàng ngũ địch rối loạn(8).

Với mưu đồ tiêu diệt hoàn toàn nghĩa quân, đè bẹp làng kháng chiến Liêu Trung, bọn chỉ huy Pháp đã điều động các tên Aubert, Soler, Paraud và Vincillioni mang quân tiếp ứng. Mặc dù có thêm lực lượng, quân Pháp vẫn không đột nhập được vào làng. Chúng phải rút lui, trên đường lui về đồn Ghênh, Vincillioni liều chết chống lại 300 nghĩa quân chặn đánh. Trận đánh giằng co, quân Pháp bị thiệt hại nặng nề. Bọn Aubert và Soler phải vội vàng đưa quân đến cứu viện(9).


(1) Trong hai năm 1887-1888, Đồng Khánh đã phái nhiều đạo quân đi đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ… Đến khi sắp chết (chết ngày Mậu Thân, tháng giêng năm Kỷ Dậu 1/2/1889) tháng 12/1888, Đồng Khánh vẫn còn ra dụ hạ lệnh cho viên Kinh lược Bắc Kỳ phải hết lòng ủng hộ công cuộc bình định của thực dân Pháp ở vùng rừng núi Bắc Kỳ. Kinh lược Bắc Kỳ có nhiệm vụ phải thông sức cho quan lại các cấp tỉnh, phủ, huyện biết rõ dụ này để bọn này đặt kế hoạch theo dõi mọi hoạt động của nghĩa quân, nhất là về các mặt như: thủ lĩnh nghĩa quân là ai? Quê quán ở đâu? Nghĩa quân dùng phương tiện gì để vận chuyển khí giới, lương thực? Nghĩa quân dùng âm mưu gì để thực hiện việc tập trung lực lượng? Đường tiến công và đường rút của nghĩa quân (Việt Nam những sự kiện lịch sử, tập 1).
(2) Ngày 4/4/1888, Tư bản Pháp thành lập “Công ty Pháp, mỏ than Bắc Kỳ” để khai thác mỏ than ở khu vực Hạ Long trên diện tích 22.000 ha.
(3) Báo Tương lai Bác Kỳ số 136 ngày 19/1/1889.
(4) Chabrol: Những cuộc hành binh tại Bắc Kỳ. Sđd.
(5) Chabrol: Những cuộc hành binh tại Bắc Kỳ. Sđd.
(6) Nay thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
(7) Piglowsky trong: “Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ”, không nói rõ thủ lĩnh nào chỉ huy, nhưng chúng tôi cho rằng trận này do lãnh binh Lưu Ngọc Tháu chỉ huy (VTS).
(8) Vũ Thanh Sơn: Tướng lĩnh Bãi Sậy, NXB Văn hóa Dân tộc, 2001.
(9) Piglowsky: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ. Sđd.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2011, 08:40:25 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 05:46:03 pm »

Hoảng sợ trước những hoạt động mạnh mẽ của nghĩa quân Bãi Sậy, tiêu hao nhiều sinh lực của quân Pháp, phá vỡ bộ máy hành chính các cấp của Nam triều, cuối tháng 2/1889, Toàn quyền Pigqueut đã ủy quyền cho Thống sứ Bắc Kỳ Pareau ra Sắc lệnh thành lập đạo quân Bình định (Colonne pacifcatrice) để thay thế cho các binh đoàn Âu - Phi, lính Lê Dương, lính Khố đỏ.

Thống sứ giao cho Tổng đốc Hưng Yên - Hải Dương, Bắc Ninh Hoàng Cao Khải làm Tư lệnh trưởng và hai Giám binh Laura, Blanchard chỉ huy. Dưới quyền Bộ Tư lệnh có 14 viên quản người Pháp với 600 lính khố xanh, 800 lính cơ. Thống sứ còn cho phép Hoàng Cao Khải được tuyển mộ thêm Bảo an dân sự tại địa phương để bổ sung cho đạo quân này.

Binh đoàn còn được sự chi viện đắc lực của các binh chủng pháo binh, cbi, các pháp hạm và lính thủy đánh bộ đóng ở các căn cứ thủy quân tại Hà Nội, Hải Dương, Lục Đầu,] Phả Lại, Nam Hải (thành phố Hải Phòng). Về nhiệm vụ của Đạo quân bình định thì Thống sứ Bắc Kỳ nêu rõ trong bức thư gửi Toàn quyền như sau: “Hắn (chỉ Hoàng Cao Khải) được đứng đầu một đội quân do tự hắn tuyển mộ và được sự giúp đỡ tích cực của lính khố xanh để đi càn quét những tỉnh rối loạn, một mặt tụ tập dân chúng lại, mặt khác ra sức khủng bố và truy kích không ngừng những toán nghĩa quân để tiêu diệt hoặc bắt rồi dụ hàng, sua đó thu thuế ở những nơi chưa thu được”(1).

Ngay sau khi mới thành lập, Hoàng Cao Khải đã điều động lực lượng lớn quân lính định đánh phá các cứ điểm của nghĩa quân ở Thuận Thành, Lang Tài, Từ Sơn, Yên Phong (Bắc Ninh); huyện Tam Dương, Quốc Oai (Sơn Tây); Bãi Sậy, Ân Thi (Hưng Yên).

Song song với việc thiết lập một đạo quân đặc biệt giữ việc bình định nghĩa quân Bãi Sậy, phủ Thống sứ Bắc Kỳ còn thực hiện các biện pháp như: Đưa lính khố xanh đến đóng thay cho lính Pháp; Lập thêm nhiều đồn nhỏ với mục đích tiến hành các cuộc hành quân trị an kiểm soát làng xóm dễ dàng hơn.

Đồng thời, cho các quan phủ, huyện được tuyển mộ lính; trang bị vũ khí để bọn này bao vây, tiêu diệt các toán nghĩa quân nhỏ, đốt phá các làng ủng hộ nghĩa quân tiếp tế lương thực cho nghĩa quân, để nghĩa quân xây dựng trận địa ở làng xóm mình.

Tổ chức quân sự mới của giặc Pháp làm cho thủ lĩnh Tán Thuật và các tướng rất lúng túng vì không thể tập hợp được những toán quân lớn mà không bị địch phát hiện bao vây bốn phía bởi lính ở các đồn bốt lân cận. Tán Thuật bắt buộc phải phân tán nhỏ lực lượng hơn nữa, tiến hành chiến tranh du kích bằng cách tấn công những vị trí nhỏ, phục kích các toán quân tuần tiễu, diệt trừ Việt gian, thám báo.

Với biện pháp phân tán lực lượng chiến đấu nhỏ tăng cường công tác trinh sát, nắm địch nhanh chóng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, binh vận, nghĩa quân đã nắm rõ tình hình địch và cả âm mưu của địch. Chủ tướng Nguyễn Thiện Thuật đã hạ lệnh cho các tướng mở hàng loạt các cuộc tấn công vào quân Pháp từ cuối tháng 2 tháng 3 và tháng 4.

Đến nay theo một số tài liệu ghi chép lại của thực dân Pháp giữa nghĩa nghĩa quân và giặc Pháp đã diễn ra một số trận đánh như sau:

Ngày 26/2/1889, 300 nghĩa quân đã bao vây, tấn công của Philippi khi bọn này trở về đồn Ghênh. Hai viên quản Aubert và Soler phải đến cứu viện(2).

Ngày 3/3/1889 là ngày chru nhật, 100 nghĩa quân tấn công một tổ điện báo do đội Mourey chỉ huy 25 dân binh đi rải đường dây từ Kẻ Sặt về Lực Điền, tổng Tử Dương, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Ngày 18/3/1889 một lá thư của bộ Tham mưu đề ngày 15/3/1889 báo cáo có một thủ lĩnh nghĩa quân xuất hiện ở làng Ca Linh như do nhầm hướng, nên đến ngày 18/3/1889 thư mới tới. Mật vụ Pháp đến nơi thì viên Quản Liên đã đi trước đó 24 giờ(3).

Ngày 20/3/1889, Hoàng Cao Khải lệnh cho đồn binh Lương Tài chuyển quân về đồn Đống Mối là nơi mà Hoàng Cao Khải và thanh tra sẽ tới đưa quân số lên tới 300(4).


(1) Báo cáo chính trị số 2 ngày 27/2/1889 của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương (bản viết tay).
(2) Piglowsky: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ. Sđd.
(3) Piglowsky: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ. Sđd.
(4) Dulleman: Nhiệm vụ bình định và cuộc chiến đấu chống cướp bóc. Hải Dương 12/1932, Nguyễn Luận dịch, bản dánh máy, Thư viện Hải Dương, phòng Địa chí.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2011, 08:40:55 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2011, 05:47:32 pm »

Giữa tháng 3/1889 chủ tướng Nguyễn Thiện thuật giao cho Đốc Sung từ căn cứ Bãi Sậy đưa quân trở lại vùng Nam Bắc Ninh chi viện cho cánh quân do Ngô Quang Huy chỉ huy đang bị quân Pháp bao vây chia cắt.

Ngày 20/3/1889, Đốc Sung cùng Đốc Mỹ, Quản Dây chỉ huy 200 quân từ Bãi Sậy gấp rút hành quân. Tới địa phận làng Hoàng Trạch, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên thì các ông gặp cai Soler chỉ huy vệ binh đi thám thính vùng Bãi Sậy. Với quyết tâm tiêu diệt bọn Soler để gấp rút hành quân lên nam Bắc Ninh chi viện cho Ngô Quang huy, Đốc sung, Đốc Mỹ đã đánh cho Soler chạy tháo thân về đồn Bình Phú. Đốc Sung dẫn 100 quân truy kích Soler, giao cho Đốc Mỹ, Quản Dây 100 quân đi chặn viên binh từ Lực Điền và Bần Yên Nhân tới. Quả nhiên tên phó chỉ huy đồn Lực Điền đưa quân lên, tên quản ở đồn Bầu mang theo 100 quân đến chi viện. Đốc Mỹ, Quản Dây đã đánh tan hai đội quân cứu viện này không cho chúng tới đồn Bình Phú(1).

Sau khi đánh đuổi Soler và hai đội quân cứu viện, Đốc Sung cùng Đốc Mỹ, Quản Dây chỉ huy hơn 200 quân dời căn cứ Bãi Sậy hành quân về các làng Dịch Trì, Liêu Trung rồi vượt đường số 5 ở Phố Nối qua các xã Yên Tập, Khúc Khu, Hương Lãng (tên Nôm là làng Lạng, nay thuộc xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Đốc Sung, Đốc Mỹ để Quản Dây ở lại bao vây đồn Đống Mỗi, không cho chúng đuổi theo rồi hành quân tới các xã Liễu Khê, Liễu Ngạn, sang vùng Dâu, Keo, Mãn Xá vốn là căn cứ của Đốc Sung từ những năm 1884, 1885. Đốc Sung, Đốc Mỹ tới Dâu, Keo được vài giờ thì Quản Dây đuổi kịp. Các ông quyết định yểm hộ cho nhau vượt sông Đuống ngay trong đêm sang huyện Từ Sơn, Tiên Du.

Nửa đêm 20/3, Đốc Mỹ, Quản Dây đưa 100 quân vượt sông an toàn, Đốc Sung chuẩn bị vượt sông thì Hoàng Cao Khải nhận được tin Đốc Sung đang tiến sang nam Bắc Ninh chi viện cho Ngô Quang Huy liền lập tức điều động 55 lính còn lại của đồn Đống Mối, đuổi theo quân của Đốc Sung, Đốc Mỹ không cho toán nghĩa quân này vượt sông Đuống sang Từ Sơn, Bắc Ninh. Hoàng Cao Khải cũng lệnh cho Bố chính Bắc Ninh đem quân ngăn chặn quân của Đốc Mỹ, Quản Dây(1).

Đốc Sung không vượt sông được phải vào đồn trú ở các xã ven sông Đuống thuộc huyện Gia Lâm.

Hoàng Cao Khải phải mật vụ đi khắp nơi để do thám địa điểm đồn trú của nghĩa quân nhưng do nghĩa quân giữ được bí mật đường hành quân và được nhân dân che chở nên tới ngày 22 tháng 3 năm 1889, bọn do thám không nắm được tin tức gì. Cuối cùng, một tên do thám mẫn cán dò xét được tin là một toán nghĩa quân đã vượt sông Đuống đang đồn trú ở vùng Từ Sơn, số còn lại vẫn đồn trú trong các làng ven sông Đuống thuộc huyện Gia Lâm. Lập tức Hoàng Cao Khải lệnh cho lính đi lùng sục. Việc này được thực dân Pháp thuật lại như sau: “Ngày 22 tháng 3 năm 1889 một toán cướp khá đông đang phân tán hoạt động trong vùng gần đồn binh Phú Thị ở những làng thuộc huyện Gia lâm. Quan phủ mới của Từ Sơn đã được điều về Phú Thị để chỉ huy những cuộc lùng sục với sự hỗ trợ của ba viên đội đã ra hàng”(3).

Nguyễn Thiện Thuật nhận được tin đội quân của Đốc Sung, Đốc Mỹ, chưa tới huyện Tiên Du và huyện Yên Phong để hỗ trợ cho Ngô Quang Huy liền lệnh cho Nguyễn Thiện Kế, Đề Vinh đang hoạt động ở Gia Bình, Lang Tài gấp rút hành quân về Yên Phong, đồng thời phái Ba Phi con út của Lý Tích ở Ngọc Truyền hành quân gấp sang Từ Sơn phối hợp với cánh quân của Đốc Mỹ, Quản Dây đang đồn trú ở đó mở đường tiến lên Tiên Du, Yên Phong.

Hoàng Cao Khải biết có các đội quân ở Bãi Sậy đang tiến về Nam Bắc Ninh chi viện cho Ngô Quang Huy, lập tức mang đạo quân Bình định chiếm lĩnh các vị trí yếu trọng, các đầu mối giao thông từ Hưng yên, Hải Dương lên Bắc Ninh để ngăn chặn nghĩa quân.

Đồng thời quân Pháp còn lệnh cho các đồn binh đóng ở Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên mở các trận tiến công vào căn cứ của nghĩa quân để kìm chân không cho nghĩa quân tới Bắc Ninh.Trước sức mạnh của đạo quân Bình định mới thành lập, các toán nghĩa quân đã bị đánh bật khỏi vùng đất vừa đặt chân tới. Đốc Sung vẫn không sao vượt được sông Đuống vì chiếc cầu tre bắc qua sông bị quân lính canh giữ, tất cả thuyền bè của nhân dân hai bên bờ sông đều bị Bố chính Bắc Ninh tịch thu. Hai Kế, Đề Vinh từ Gia Bình hành quân đến Lang Tài thì bị chặn lại ở Thứa (nay là thị trấn huyện Lang Tài). Riêng cánh quân của Ba Phi ở Ngọc Truyền đánh sang tới phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh thì bị quân của tri phù Từ Sơn và viên vệ binh chính Chiappidi chỉ huy 50 lính chặn lại(4).

Nguyễn Thiện Thuật thấy các tướng do ông phái đi đều bị quân Pháp đánh bật trở lại liền tự dẫn một đội quân từ căn cứ Bãi Sậy vượt qua các ổ mai phục, đến được làng Đình Tổ huyện Thuận Thành (nay thuộc huyện Văn Lâm) bắt liên lạc được với đội quân của Đốc Sung. Ông chuẩn bị vượt sông Đuống thì bị bọn mật thám báo cho quân Pháp. Lập tức Hoàng Cao Khải và Brauchad sai phân đội Phú Thị và phân đội Corre hỗn hợp tiến đánh Đình Tố là một làng mà toàn thể người dân đều ủng hộ nghĩa quân(5).


(1) Theo Trịnh Như Tấu: Hưng Yên địa chí, xuất bản năm 1934.
(2) Tác giả khảo sát ở vùng Dâu, Keo, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
(3), (4), (5) Piglowsky: Lịch sử lính khố xanh An Nam ở Bắc Kỳ. Sđd.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2011, 08:41:50 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM