Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:23:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các chiến dịch trong KCCM  (Đọc 87088 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngoduythiet
Thành viên
*
Bài viết: 168



« Trả lời #40 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 10:19:53 pm »

Em hiểu rồi.Sang nay em lục lại đống tài liệu ghi chép về việc giải phóng TS&HS năm 75 nhận ra rồi.Hồi đó do TQ đánh TS&HS trước ta sợ mất hêt về tay nó nên mới tiến hành giải phóng biên đảo cùng lúc với giải phóng miền nam.
Logged

Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc cho mai sau thỏa lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
naturo
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #41 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 06:30:14 pm »

Em có câu hỏi ? Vào năm 1975, khí thế quân ta thắng như chẻ trẻ, ở địa phận Đà Nẵng, đèo Hải Vân có vị trí chiến lược quan trọng như thế nào ạ ? em hơi thắc mắc ngụy quân có tổ chức phòng thủ kĩ không, vì đèo hải vân địa thể hiểm trở, ngoằn nghèo cực kì khó khăn cho quân ta hành quân số lượng lớn chứ ạ, theo em được biết lúc đó không vận, thủy vận của ta cũng chưa hoàn toàn là ưu thế
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 08:24:12 pm »

Trên giấy tờ và mong muốn thì chắc chắn có, còn trên thực tế thì thực tế chính là câu trả lời.

Ngoài ra cũng nên nhớ rằng Đà Nẵng bị tấn công từ cả 2 phía bắc-nam.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #43 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 10:23:35 pm »

Em có câu hỏi ? Vào năm 1975, khí thế quân ta thắng như chẻ trẻ, ở địa phận Đà Nẵng, đèo Hải Vân có vị trí chiến lược quan trọng như thế nào ạ ? em hơi thắc mắc ngụy quân có tổ chức phòng thủ kĩ không, vì đèo hải vân địa thể hiểm trở, ngoằn nghèo cực kì khó khăn cho quân ta hành quân số lượng lớn chứ ạ, theo em được biết lúc đó không vận, thủy vận của ta cũng chưa hoàn toàn là ưu thế

Có chứ. Thiệu đã chỉ thị cho Trưởng, nếu có thể, làm sao lập tuyến "trì hoãn chiến" tại Hải Vân để bảo vệ Đà Nẵng, làm chậm bước tiến của Quân đoàn 2 và Quân khu Trị Thiên từ phía Bắc vào. Cụ thể, đèo Hải Vân do Lữ đoàn dù 2 (sau được thay thế bằng Lữ đoàn thủy quân lục chiến 258) cùng 3 tiểu đoàn bảo an và địa phương quân trấn giữ. Chưa kể có sự yểm trợ của 1 hải đội và 2 giang đội ở cửa Tư Hiền. Bạn có thể đọc nhật ký của tướng Hoàng Đan để hiểu rõ thêm, vì tướng Hoàng Đan đã chỉ huy mũi tiên phong của Quân đoàn 2 đập tan tuyến phòng thủ trên đèo Hải Vân.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #44 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 10:58:02 pm »

Em có câu hỏi ? Vào năm 1975, khí thế quân ta thắng như chẻ trẻ, ở địa phận Đà Nẵng, đèo Hải Vân có vị trí chiến lược quan trọng như thế nào ạ ? em hơi thắc mắc ngụy quân có tổ chức phòng thủ kĩ không, vì đèo hải vân địa thể hiểm trở, ngoằn nghèo cực kì khó khăn cho quân ta hành quân số lượng lớn chứ ạ, theo em được biết lúc đó không vận, thủy vận của ta cũng chưa hoàn toàn là ưu thế

Có chứ. Thiệu đã chỉ thị cho Trưởng, nếu có thể, làm sao lập tuyến "trì hoãn chiến" tại Hải Vân để bảo vệ Đà Nẵng, làm chậm bước tiến của Quân đoàn 2 và Quân khu Trị Thiên từ phía Bắc vào. Cụ thể, đèo Hải Vân do Lữ đoàn dù 2 (sau được thay thế bằng Lữ đoàn thủy quân lục chiến 258) cùng 3 tiểu đoàn bảo an và địa phương quân trấn giữ. Chưa kể có sự yểm trợ của 1 hải đội và 2 giang đội ở cửa Tư Hiền. Bạn có thể đọc nhật ký của tướng Hoàng Đan để hiểu rõ thêm, vì tướng Hoàng Đan đã chỉ huy mũi tiên phong của Quân đoàn 2 đập tan tuyến phòng thủ trên đèo Hải Vân.

Theo em thì đèo Đà Nẵng cũng hiểm đấy, nhưng cái cụ thể và quan trọng hơn đánh trên đèo lại là ở chân đèo phía bắc cơ, chỗ đoạn cầu Lăng Cô đấy. Đánh trên đèo thì cụ Hoàng Đan cho cơ giới hóa hết, tăng trước - bộ binh sau - 12,7 đánh máy bay là xong trong 1 ngày. 325 của các bác lính sinh viên đánh đấy chứ ai,  Wink.

Thật ra phía nam Đà Nẵng bọn nó còn sợ hơn vì F304 thiếu từ Thượng Đức - hướng tây nam Đà Nẵng lao về; sư đoàn 2 (4 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn đặc công) của cụ Chơn thì bỏ hết, vận động chiến theo đường 1 lao thẳng về từ phía nam. Về kế hoạch tác chiến chỗ này còn có lữ đoàn 52 nữa cơ nhưng không cơ động kịp. Hai phía này chả có cái gì chặn được cả vì cứ thẳng đường mà tiến, đánh địch mà đi nên chúng nó lao hết ra biển là phải.

Kết luận lại là có chặn được ở Đèo hải vân thời điểm đó thì cũng chả ích chi khi đà nẵng vẫn bị mất từ phía sau lưng. Cheesy Cheesy Cheesy
Logged

naturo
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #45 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 04:52:19 pm »

Qua bình luận của các bác, em thấy trận Đà Nẵng cũng có bắn nhau chí tử đấy chứ, tuy chưa đến mức độ như Xuân Lộc hay Cầu Sài Gòn nhưng tại sao trong sách vở của ta vẫn ghi là không tốn một viên đạn nào ?. Các bác sử gia chỉ xét số lượng quân địch ra hàng trong nội thành thôi hay sao ạ ?
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #46 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 05:05:57 pm »

Qua bình luận của các bác, em thấy trận Đà Nẵng cũng có bắn nhau chí tử đấy chứ, tuy chưa đến mức độ như Xuân Lộc hay Cầu Sài Gòn nhưng tại sao trong sách vở của ta vẫn ghi là không tốn một viên đạn nào ?. Các bác sử gia chỉ xét số lượng quân địch ra hàng trong nội thành thôi hay sao ạ ?

Bạn có vấn đề về đọc hiểu. Trong bình luận của mình ở trên không hề nói đến "bắn nhau chí tử", còn trong bình luận của bác quancan thì nó như thế này "...Hai phía này chả có cái gì chặn được cả vì cứ thẳng đường mà tiến, đánh địch mà đi nên chúng nó lao hết ra biển là phải.". Thẳng đường mà tiến bạn nhé. Còn bạn đọc sách nào thì có thể kể ra không, chứ từ nhỏ đến giờ mình chưa bao giờ đọc thế, chỉ đọc là chiến dịch Đà Nẵng đánh nhanh, thắng nhanh trong khi đây là một căn cứ hải lục không quân lớn của ngụy.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
daulephuoc
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #47 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2012, 10:23:20 pm »

Với mục đích tạo thêm kỷ niệm về chiến trường đường 9 - trong những ngày đáng nhớ mình xin góp nhặt một số mẩu chuyện có liên quan để các bác cựu chiến binh nhớ đến. Cheesy - cũng mong các bác có ghi chép nhật ký đường 9 bổ xung thêm cho sinh động, đặc biệt là bản đồ.
Trận tiến công cứ điểm 723trong chiến dịch đường 9 - nam lào từ ngày 12 -> 18/3/1971
Mặt trận B70 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn bộ binh số 2 tập trung lực lượng tiến công tiêu diệt cứ điểm 723 ở phía nam đường 9, đánh quỵ sư đoàn 1 ngụy, tạo điều kiện cho chiến dịch đánh trận then chốt quyết định và kết thúc thắng lợi.
Mục đích:
Trận tiến công cứ điểm 723 còn gọi là Phu Rệp là trận đánh then chốt. diệt gọn trung đoàn 1 và các lực lượng tăng cường của quân ngụy.
Vị trí:
Điểm cao 723- Phu rệp nằm trên dãy điểm cao thấp dần xuống phía nam, ở phía nam đường 9 cách sông Sê pôn về phía nam 3,5km.
Dãy núi này có các cao điểm 680,723,748,639 và 657, cách Lao Bảo về phía Tây nam khoảng tù 15 đến 17km cùng với dãy núi phía bắc chạy song song với đường số 9 và sông Sê Pôn. Lúc này đường số 9 đoạn qua đây trở thành con đường độc đạo.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2012, 10:25:55 pm gửi bởi VMH » Logged
vh5599
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #48 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 10:32:14 pm »

Ngày mai (chủ nhât 29/4/2012) 37 năm sau trận đánh vào cửa mở hướng tây bắc căn cứ đồng dù (huyện Củ chi ,Sài gòn- Tp ; Hồ chí minh ngày nay) có biết bao gia đình đó là ngày giỗ của các liệt sỹ .Cùng với bao trận quyết chiến khác ,bất giác tôi nhớ về đồng đội của mình những người đã trở về và những người  mãi mãi ko thể trở về,họ đã nằm lại ở các chiến trận trước ngày toàn thắng  . Nếu như giờ phút đó, moi người có măt trong các trận đánh chúng ta ko gắng sức ; hỏa lưc b40, b41 do chiên sỹ Nguyễn tiến Ngọ và LS Lê xuân Huy,cối 60 của anh Đăng văn Liền (quê; Vĩnh hảo, Bắc quang,Hà giang) ko tìm mọi cách bắn áp đảo kẻ thù thì đâu chúng ta mở được cửa mở ,cái giá của sự hy sinh của các anh là vô cùng trân trọng.  Các anh ngã xuống để có được ngày toàn thắng trên toàn miền nam .Nhưng 37 năm còn đó, hài cốt các anh chưa đươc trở về trên quê hương Mẹ.Ở cửa mở hướng tây bắc căn cứ Đồng dù (Tháng 4 năm 1975)ai là Ls đã có tên, ai ko tên?các anh còn nằm đâu đó, chúng ta, hơn cả là những người có trách nhiệm hãy ,,,gắng sức .Như 37 năm trươc các anh đã gắng sức.Hãy tìm lại và đưa các anh trở về quê Mẹ.Mọi chúng ta khi sinh ra ko ai là vô danh .Hãy tìm lại tên đích thực cho các anh .Với chúng ta đó là trách nhiệm sống .nếu ai đó nghĩ rằng ;biết đâu ngày mai đó... sẽ có môt cuộc chiến tranh xảy ra,,,!
Logged
luckyluke
Thành viên
*
Bài viết: 63



« Trả lời #49 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2012, 12:28:34 pm »

Hôm nay là ngày 29 tháng 4,xin tưởng nhớ các chiến sĩ đã ngã xuống trong ngày hôm nay, ngày buồn nhất.
Logged

Mết In Việt Nam
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM