Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:23:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các chiến dịch trong KCCM  (Đọc 87087 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #30 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 01:34:48 am »

Xin chào bác Khikho_007. Cheesy

Đó là đầu năm 1973. Theo ký sự Sư đoàn Sao vàng thì chiến dịch mở rộng vùng kiểm soát (trước thời điểm Hiệp định) là chiến dịch X.10. Chiến dịch phản công của Sư 22 VNCH (em chưa xem kỹ, có thể là) chiến dịch An Dân là nằm trong gói Kế hoạch Lý Thường Kiệt. Như đã biết, kế hoạch này bắt đầu thực thi vào sáng 28/1/1973. Lực lượng gồm Sư 22, Liên đoàn 6 BĐQ và quân bảo an địa phương.
Trận Sa Huỳnh này (tiếp tục theo Ký sự Sư đoàn Sao Vàng) không phải sư Sao Vàng, mà chỉ có trung đoàn 141
Ps: Bác Atus chắc không có ý khích bác đâu. Em thấy ông này nháy mắt với bác mà.  Wink
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #31 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 01:46:15 am »

Góp thêm cái bìa cho xôm, tiện thể khoe luôn.  Cheesy

Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #32 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2009, 10:51:05 pm »

Hmmm, tôi cũng đang lò mò về vụ này đây, lúc trước tôi đọc là đầu năm 1974, hôm qua đọc bài của một tay đại đội trưởng BĐQ thì đầu năm 1973.  Là 1 trận bạn ạ.
.....................
Hay còn trận Sa huỳnh 1974 vì sau khi bị địch tái chiếm ta lại phải chiếm lại khi chiến dịch Nông sơn- Thượng đức nổ ra ?
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
engtilldie
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #33 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 11:33:31 am »

Theo gợi ý của bác trucngon em đưa câu hỏi của em sang đây.

Các bác đọc lịch sử F2 có phần nào miêu tả chiến dịch hè năm 1969 ở khu vực tây nam Tam Kỳ không. Chiến dịch bắt đầu vào quảng đầu tháng 5/1969. Ta đánh và hạ núi Yon, khi đó do các chú VNCH đóng đồng thời triển khai phục kích các đơn vị Mỹ từ Tam Kỳ lên ứng cứu. E1 là nòng cốt của F2 đánh trận này.

Các bác có trang web nào có viết về chiến dịch này, hay có tóm tắt nào cho em xem tí. À, chỉ là câu chuyện từ phía quân ta thôi nhá, quân địch không tính. Do điều kiện em không có được tư liệu nào cả. Mà đọc hồi ký cụ Chơn cũng không thấy nhắc tới. Thời điểm này e trưởng là bác (Trần) Quang Lập người Hải Dương hay Hải Phòng gì đó.

Cảm ơn các bác.

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2010, 01:48:56 pm gửi bởi Tunguska » Logged
ngoduythiet
Thành viên
*
Bài viết: 168



« Trả lời #34 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 08:03:11 pm »

Các bác cho em hỏi tí . Năm 75 trong khi ta đánh ở đất liền thì ta đánh luôn ở TS & HS sao không thấy nhắc đến. Hay là không phải chiến dich.
Logged

Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc cho mai sau thỏa lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
DesantnhikVDV
Thành viên
*
Bài viết: 2103


Никто, кроме нас


« Trả lời #35 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 09:22:35 pm »

Các bác cho em hỏi tí . Năm 75 trong khi ta đánh ở đất liền thì ta đánh luôn ở TS & HS sao không thấy nhắc đến. Hay là không phải chiến dich.
Đỏ 1:

Kỷ niệm 35 năm giải phóng Trường Sa
9h ngày 29/4/1975, quần đảo Trường Sa được hoàn toàn giải phóng, bộ đội Hải quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Quân uỷ Trung ương giao.

Trong dịp cả nước tưng bừng kỷ niệm 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tại đảo Nam Yết, quân và dân huyện đảo Trường Sa vừa long trọng tổ chức kỷ niệm 35 năm giải phóng (29/4/1975 -29/4/2010). Dự lễ có Thượng tướng Bùi Văn Huấn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng); đại diện các Bộ, Ban, ngành cùng đông đảo cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa.

Cách đây 35 năm, trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, sau chiến thắng vang dội của quân và dân ta ở mặt trận Buôn Mê Thuột, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà và một số tỉnh khác, vào rạng sáng ngày 14/4/1975, quân chủng Hải quân đã sử dụng lực lượng tàu HQ 673, HQ 674, HQ 675 của Lữ đoàn 125 chở bộ đội đặc công hải quân cùng một bộ phận lực lượng đặc công quân khu 5 bí mật đổ bộ giải phóng đảo Song Tử Tây. Sau 30 phút chiến đấu, đến 5h15’ ngày 14/4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ đảo Song Tử Tây.

Đảo Song Tử Tây được giải phóng làm cho hệ thống phòng thủ của địch trên quần đảo Trường Sa lâm vào thế khủng hoảng nghiêm trọng. Đến 2h30’ ngày 25/4/1975, lực lượng của ta giải phóng đảo Sơn Ca; 10h30’ ngày 27/4/1975 làm chủ đảo Nam Yết; 10h ngày 28/4/1975 giải phóng đảo Sinh Tồn; đến 9h ngày 29/4/1975 giải phóng đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa hoàn toàn được giải phóng, bộ đội Hải quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Quân uỷ Trung ương giao.

Từ năm 1975 đến nay, huyện đảo Trường Sa đổi mới từng ngày. Các công trình kinh tế kết hợp với quốc phòng phục vụ dân sinh ngày càng nhiều như sân bay, âu tàu, cầu cảng, trạm hải đăng, đài khí tượng thuỷ văn, trạm thu phát truyền hình vệ tinh, trạm thu phát tín hiệu Viettel, hệ thống năng lượng sạch, máy phát điện gió… Ngoài ra, các công trình như nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đài tưởng niệm liệt sĩ, nhà khách Thủ đô, chùa Trường Sa, chùa Song Tử, Sinh Tồn… trở thành nơi giao lưu, sinh hoạt văn hoá tinh thần, giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc cho quân và dân huyện đảo.

Nhiều tập thể và cá nhân cán bộ, chiến sĩ, nhân dân huyện đảo đã lập được những thành tích vẻ vang, tô thắm thêm truyền thống huyện đảo Trường Sa anh hùng. Nhiều đảo được Nhà nước tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân; Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc; Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua; Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân tặng cờ đơn vị huấn luyện giỏi; Đơn vị Quyết thắng; nhiều cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân và những phần thưởng cao quý khác.
http://vovnews.vn/Home/Ky-niem-35-nam-giai-phong-Truong-Sa/20104/141060.vov

Trích:

Thần tốc giải phóng Trường Sa

Ngày 9/4/1975, biên đội gồm 3 tàu giả dạng tàu đánh cá nhận lệnh hành quân cấp tốc từ Hải Phòng vào căn cứ Đà Nẵng tiếp nhận lương thực, phương tiện, vũ khí thực hiện nhiệm vụ giải phóng Trường Sa.
 
Ngày 11/4/1975, tàu 673 do đồng chí Nguyễn Xuân Thơm làm thuyền trưởng, tàu 674 do đồng chí Nguyễn Văn Đức làm thuyền trưởng và tàu 675 do đồng chí Phạm Duy Tam làm thuyền trưởng đã được lệnh đạp sóng hướng ra đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa.

Nhiệm vụ cấp trên giao cho toàn biên đội là phải phát hiện và phân biệt các đảo của quân Ngụy Sài Gòn vào khoảng 2 - 3 giờ sáng. “Đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn vì chiều cao của các đảo ở Trường Sa rất thấp, ban ngày phát hiện đã khó huống hồ ban đêm. Máy móc hàng hải hồi đó quá thô sơ, chỉ là một cái la bàn để chỉ hướng đi, một máy 1/6 để đo mặt trời, mặt trăng, một quả bầu trời sao, một đồng hồ thiên văn và một bộ tài liệu tính thiên văn”, đại tá Tam nhớ lại.
 
Sau ba ngày hành quân liên tục vượt 500 hải lý mặc sóng to gió lớn, biên đội của ông đã phát hiện được đảo Song Tử Tây và thực hiện đúng ý định mệnh lệnh trên giao. Chỉ sau 15 phút chiến đấu, 4h45 ngày 14/4/1975, đảo Song Tử Tây - đảo đầu tiên của quần đảo Hoàng Sa - hoàn toàn được giải phóng.
 
Đêm 23, rạng sáng 24/4/1975, tàu 641 của Đoàn 125 Tàu Không Số chở phân đội đặc công nước, đoàn 126 đổ bộ giải phóng đảo Sơn Ca chỉ trong ít phút nổ súng.
 
Lúc này, trên đất liền quân ta liên tục tiến công và thắng lớn. Quân Ngụy hoang mang không thể cố thủ các đảo còn lại nên quân giải phóng đã thừa thắng xông lên. Đến 2h sáng ngày 29/4/1975, ta kéo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, giải phóng 6 đảo còn lại do Mỹ - Ngụy chiếm giữ.
 
Sau ngày giải phóng, ông Tam vẫn tiếp tục chọn hải quân và làm việc ở nhiều vị trí. Ông về hưu năm 2004 khi ở cương vị phó tham mưu Quân chủng Hải quân.
http://dantri.com.vn/c20/s20-393118/nguoi-dap-song-giai-phong-truong-sa-35-nam-truoc.htm

Trên diễn đàn cũng có, bác tự tìm hộ em nhé!

Đỏ 2: Không hiểu ý bác là gì Huh
Logged
ngoduythiet
Thành viên
*
Bài viết: 168



« Trả lời #36 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 09:26:31 pm »

Cam ơn bác đã cho em biết về việc quân ta giải phóng biển đảo.Còn Đỏ 2 là em muốn hỏi về Hoàng Sa đó mà bac.
Logged

Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc cho mai sau thỏa lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #37 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 11:35:09 pm »

Theo hồi ký Tổng Hành Dinh trong Mùa Xuân Toàn Thắng của cụ Giáp thì hồi đó ta có tiến hành giải phóng 02 quần đảo là Tây Sa và Nam Sa.
Logged
ngoduythiet
Thành viên
*
Bài viết: 168



« Trả lời #38 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 12:05:07 am »

Tây Sa mà Nam Sa có phải Trường Sa và Hoàng Sa không bác.2 Cái tên này hình như chỉ có TQ mới dùng còn mình em chưa thây bao giờ. Huh
Logged

Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc cho mai sau thỏa lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #39 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 10:07:54 pm »

Đúng đấy bác ạ đấy là cách gọi cũ theo cách của anh bạn lớn phương Bắc đấy.
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM