Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:50:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tưởng Giới Thạch, những bí mật về cuộc đời và gia thế  (Đọc 103745 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #10 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2011, 07:53:36 pm »

Phần 1 - Chương 3
Tại sao mẹ Tưởng không chôn cùng với cha Tưởng

Rất nhiều tin đồn có liên quan tới thân thế Tưởng Giới Thạch chủ yếu là được triển khai xoay quanh bà mẹ Tưởng, trong đó điều được coi là luận cứ chủ yếu chính là sau khi Tưởng mẫu chết không chôn cùng Tưởng phụ, mà lại chôn ở một nơi khác Từ đây đã nảy sinh ra một số suy đoán, liên tưởng, rồi tiến triển diễn biến thành rất nhiều câu chuyện phức tạp.Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc bắt đầu mắc bệnh từ mùa xuân năm 1919, tuy có vợ của Tưởng Giới Thạch là Mao Phúc Mai hầu hạ ở bên cạnh, đêm ngày không sao nhãng, thế nhưng vẫn không có dấu hiệu chuyển biến tốt. Tháng 6 năm 1920, Tưởng mẫu sợ bệnh mà mình mắc phải là bệnh không thể chữa được: khăng khăng muốn lên núi Phổ Đà ở phía đông đến Hải Thiên Phật Quốc để tham bái Bồ Tát, Vợ chồng Tưởng Giới Thạch đã đưa mẹ già đi ở liền suốt năm ngày. Tháng 3 năm 1921, Vương Thái Ngọc vẫn còn ở trần thế. Có khả năng là bà cảm thấy sở dĩ bà có thể kéo dài mệnh sống là bởi vì liền trước bà đã tới Phổ Đà sơn. Do đó bà đã quyết ý lại một lần nữa tới Hải Thiên Phật quốc. Tức thì Tưởng Giới Thạch và Mao Phúc Hải lại một lần nữa đưa bà đi.Thế nhưng một lần đi một lần về, sau khi trở lại, bệnh tình của bà ngày càng nặng hơn, cuối cùng thì bà đã qua đời vào 7 giờ 49 phút sáng ngày 14 tháng 6 năm 1921, thọ 58 tuổi. Trong lúc bệnh nặng, Tưởng Giới Thạch từ Quảng Châu trở về. Sau khi qua đời, lẽ dĩ nhiên làm lễ chôn cất với nghi thức trọng thể nhất.Đám ma Tưởng mẫu có tiếng vang rầm rộ nhất. Lúc đó Tưởng Giới Thạch đã biểu lộ tài hoa đặc biệt trên diễn đàn chính trị của giới quân sự, do đó con vẻ vang thì mẹ được vinh hiển. Khi nhận được cáo phó Tưởng mẫu qua đời, các yếu nhân quan trọng của Trung ương Quốc dân đảng như Tôn Trung Sơn, Đàm Diện Khải, Lâm Sâm v.v.. đều gữi điện chia buồn. Các thủ lĩnh quân chính các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Hồ Bắc, Hồ Nam và Thượng Hải đều tấp nập tới Phụng Hóa thăm viếng nhất thời tập trung tại Khê Khẩu. Tới lúc đưa Tưởng mẫu ra huyệt, Tôn Trung Sơn lại cử Trần Quả Phu thay mặt mình tới truy điệu, Các yếu nhân như Củ Chính, Đới Quý Đào v.v... cũng tới tham gia tang lễ. Văn tế của Tôn Trung Sơn tiên sinh đã khẳng định đầy đủ công lao dưỡng dục Tưởng Giới Thạch của Tưởng mẫu: Ân cần chịu khổ để nuôi dạy người con mồ côi cha, lớn lên thành người, Một người mẹ có tình thương yêu hiền từ phi thường, kiểm tra đôn đốc như một người thày nghiêm khắc. Tôn Trung Sơn còn đề viết trên bia mộ Tưởng mẫu: Năm dân quốc thứ 10 - Tưởng mẫu chi mộ - Tôn Văn đề Ngoài ra Hồ Hán Dân đã làm mộ chí cho Tưởng mẫu, Uông Tinh Vệ làm bia mộ, đều do nhà đại thư pháp Thẩm Doãn Mặc viết chữ: Về sau, Hồ Hán Dân lại tập trung toàn bộ bài thơ đề tự giữ mộ bia đời Hán viết lên:

Cúng dưỡng người đã khuất

Sầu buồn theo năm dài

Mây trắng che tầm mắt

Nhớ quê hương u hoài!


Đàn Diên Khải đề: Tưởng Thái phu nhân tượng tán, Lân Sâm viết lời truy điệu, còn có rất nhiều câu đối, trướng đề thơ của các yếu nhân trong chính phủ quân đội Quốc dân đảng như Trương Tĩnh Giang, Hứa Sùng Chí v.v.. Một người phụ nữ bình thường của Trung Quốc cũ, sau khi mất có được vinh dự đặc biệt này, tuy không phải độc nhất vô nhị, thế nhưng được khẳng định là tuyệt đối không nhiều.Sau khi Tưởng mẫu qua đời, Tưởng Giới Thạch đã mời thày địa lý nổi tiếng nhất ở Phụng Hóa tìm đất xây mộ ở khắp nơi, cuối cùng đã chọn được Bạch Nham Sơn cách phía bắc thị trấn Khê Khẩu khoảng một dặm Hoa. Sau khi định được đất, mỗi ngày Tưởng đều tới Bạch Nham Sơn kiểm tra thợ xây mộ cho mẹ còn mới những người trong dò họ Tưởng, giúp đỡ trừ liệu việc chôn cất cuối cùng đã hoàn tất việc an táng vào ngày 23 tháng 11.Người cha của Tưởng Giới Thạch là Tưởng Triệu Thông mất năm 1895, lúc đó người con cả là Tưởng Giới Khanh 22 tuổi, Tưởng Giới Thạch lên 9 tuổi, em nhỏ của Tưởng là Thụy Thanh chỉ có 2 tuổi, trong đó còn có hai người em gái của Tưởng Giới Thạch nữa. Tưởng mẫu lại bất hòa với đưa con vợ trước của chồng là Tưởng Giới Khanh, gia cảnh gian nan, Vương Thái Ngọc cũng chưa làm lễ mai táng cho người chồng đã mất. Đến năm 1913, Tưởng Giới Thạch lớn lên thành người mới cùng người anh táng người cha đã mất ở Giải Cam bên phải Đào Khanh Sơn cách phía bắc thị trấn Khê Khẩu một kilômét.Cha và mẹ của Tưởng Giới Thạch tuy đều chôn ở phía bắc thị trấn Khê Khẩu, cự ly cách nhau cũng không xa lắm, thế nhưng do vì không ở cùng một quả núi, đương nhiên cũng không thể nói là cùng chôn hợp huyệt được.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2011, 07:54:20 pm »

Vợ chồng sống chung chăn chết cùng huyệt, đó là truyền thống cổ xưa của Trung Quốc, cũng là một phần văn hóa của dân tộc. Tưởng Giới Thạch tự xưng mình là người phục hưng nền văn hóa Trung Hoa, thế mà lại để cha mẹ chôn ở hai nơi, nguyên do ở chỗ nào ?Tháng 10 năm 1922, trong Từ Am ký Tưởng Giới Thạch viết:Vào năm Qúy sửu, anh trai tôi là Tích Hầu với Trung Chính đã an táng tiên khảo là cụ Túc Am ở Đào Khanh phía bắc huyện. Khi đó tiên từ Vương Thái phu nhân còn đang sống mạnh khỏe, người tha thiết căn dặn anh tôi và Trung Chính rằng: Sau khi mẹ trăm tuổi, bất tất phải bắt chước tục lã đồng huyệt, để cho việc xây mộ mẹ làm kinh động vong linh của ông ấy, hòng để cho mẹ biệt lập ở chỗ khác. Mỗi khi Trung Chính về tỉnh không bao giờ không vì thế mà như thấy trách nhiệm, vì vậy đã tự đặt bia mộ đẻ tỏ ra sự kiên quyết của ý chí. Khi thay giường chiếu lại coi đó là di chúc với cả hai anh em. Do vậy vào năm Tân dậu đã chọn nơi đất lành Trung Lũng Ngư Lân Diêu làm mộ huyệt an giấc của tiên từ.Theo cách nói của Tưởng Giới Thạch, ông đã chia ra an táng cha mẹ như vậy, là tuân theo lệnh mẹ mà làm, Tưởng mẫu quyết định như vậy là không muốn làm kinh động vong linh của Tưởng phụ. Kỳ thực suy nghĩ kỹ lại, hai vấn đề này đều có chút miễn cưỡng. Một là việc chôn riêng cha mẹ tuy là tuân theo lệnh mẹ, nhưng đã chống lại lệnh cha, bởi vì lúc cha còn sống khi tuyển chọn xây dựng mộ ở Đào Khanh, chẳng những đã chôn cất, hai phu nhân. Từ và Tôn, hơn thế cũng đã xây dựng xong cả mộ huyệt cho mình và Tưởng mẫu. Tuy lúc đó Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc mới chỉ 32 tuổi. Điều đó đủ để chứng tỏ rằng Tưởng phụ mong muốn rằng người vợ trẻ này của mình tương lai sẽ chôn nằm ở bên cạnh mình. Thế mà nay Tưởng Giới Thạch tuân theo lệnh mẹ đem bà chôn ra ở chỗ khác, hiển nhiên là không để ý gì đến khi còn sống cha mình đã nghĩ như thế nào, tính như thế nào, sắp xếp như thế nào ? Hai là, Tưởng mẫu không chôn ở bên cạnh Tưởng phụ, tuy để tránh việc làm kinh động tới vong linh của Tưởng phụ, nhưng đã làm mất đi hẳn tình bạn ngàn đời. Hàng ngàn năm nay, vợ chồng chỉ trừ phi là cùng gặp nạn còn thì rất hiếm cảnh đồng thời cùng qua đời, do vậy người chết sau làm kinh động vong linh của người chết trước cũng như hằng hà sa số các ngôi sao tinh tú ở trên trời xanh. Mặc dù có một lần kinh động này, nhưng cuối cùng vẫn có thể đạt được tình bạn vạn năm, cũng là hại có một mà được lợi cả trăm, hoặc nói là có trăm điều lợi mà chỉ có thể biến hại thành lợi. Cho nên vợ chồng đồng huyệt sau khi chết là nội dung quan trọng của tục lệ chôn cất Trung Quốc.Vậy thì, tại sao bà mẹ của Tưởng Giới Thạch không muốn để chôn cùng với cha của Tưởng ?Nguyên nhân chân thực là, ở trong nhà Triệu Thông cha của Tưởng, thì Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc là người vợ thứ ba. Khi Tưởng phụ chọn đất xây mộ lúc còn sống, hai vị phu nhân trước của Tưởng Triệu Thông đã được phân phối ở bên trái bên phải Triệu Thông rồi. Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc cho dù có chôn ở trên núi Đào Khanh, vô luận là ở bên trái hay bên phải, đều không thể được ở bên cạnh Tưởng phụ. Tưởng mẫu tuy là quả phụ tái giá, thế nhưng cũng là có mối manh cưới xin chính thức, dùng kiệu hoa khiêng tới Khê Khẩu. Lúc sống đã có biết bao nhiêu gian nan khổ sở, bà không muốn sau khi chết phải khuất vào hàng thứ ba. Do vậy, khi nghe nói huyệt chữ giáp là đất mộ tốt nhất sạch sẽ nhất, thú dữ qủy rồng không thể xâm nhập vào được, mà người thân lại có thể tự do qua lại, bà liền căn dặn kỹ càng Tưởng Giới Thạch phải tìm cho được huyệt chữ giáp và phải chôn bà ở một chỗ khác.Đối với điều tính toán nhỏ ở trong lòng mẹ, Tưởng Giới Thạch đã nhìn thấy rất rõ. Ông không muốn để cho mẹ mình phải ở khuất sau Từ, Tôn phu nhân, lại chẳng muốn đề cho mẹ chôn ở chỗ lẻ loi một mình. Do đó khi mẹ đề xuất chọn đất mộ khác, Tưởng Giới Thạch đã từng kiến nghị với mẹ, đem phần mộ của cha ở Đào Khanh Sơn di về chôn cùng để cha và mẹ hợp huyệt không phải ở đơn độc. Thế nhưng Tưởng mẫu không muốn vì việc này mà để cho người ta dị nghị dèm pha, với thái độ kiên quyết, bà nói.- Thụy Nguyên nè, con tuyệt đối phải ghi nhớ: sau này mẹ sẽ không chôn cùng với cha con đâu! Vì vậy Tưởng mẫu nói mình phải tránh làm kinh động vong linh của chồng bà, là nói không thật lòng, Tưởng Giới Thạch dựa theo làm như vậy là càng muốn che giấu càng lộ nguyên hình, muốn cho trời qua biển ở trước mắt mọi người. Vậy mà Tưởng Giới Thạch và Tưởng màu đều chưa thể nghĩ tới, chính vì việc chôn riêng ra hoặc chôn ở chỗ khác mà đã đem lại cho họ Tưởng vô vàn phiền phức.Vậy thì, chỉ vì việc cha mẹ Tưởng Giới Thạch chưa được hợp táng mà đã truyền đi câu chuyện Tưởng Giới Thạch chỉ biết có mẹ không biết đến cha hay sao ? Trong đó còn có một số nguyên nhân khác nữa.Trước tiên là mộ của Tưởng mẫu và mộ của Tưởng phụ có sự khác biệt rất xa về mặt quy mô và thể thức.Nghĩa trang Tưởng mẫu ở Bạch Nham Sơn đại thể chia làm ba phần:Thứ nhất là mộ khâu, nó thể hiện ra như chiếc màn thầu hinh tròn, tấm bia nằm ngang ở giữa chính mộ để khắc bốn chữ lớn của Tôn Trung Sơn Tưởng mẫu chi mộ; hình quạt ở bên trên bia ngang ứng trong lan can có khắc bốn chữ Hồ Phạm Túc Thức nghe nói là do Tôn Trung Sơn tiên sinh đề có ý nghĩa là Tưởng mẫu là bậc mô phạm trong giới nữ đủ làm tấm gương mẫu mực cho mọi người noi theo. ở hai bên tấm bia ngang khắc đôi câu đối tự soạn của Tưởng Giới Thạch :

Họa cập hiền từ đương nhật ngoan cảnh hối dĩ vãn,

Quý vi nghịch tử chung thân trầm thông hận vô nhai


Ở trước mộ Tưởng mẫu trồng hai cây thạch nam, các nơi xung quanh đều trồng rộng rãi các loại tùng bách, hình thành một biển rừng xanh thẫm. Nấm mộ màn thầu hình tròn của Tưởng mẫu, xung quanh dùng đá núi xây lên, trên đỉnh là cỏ xanh non thưa thớt. Kiểu xây dựng này có một cách nói: Căn cứ vào thày địa lý chọn mảnh đất này năm ấy, nơi đây là long mạch tốt nhất, địa hình xunh quanh giống như Phất Di Lặc. Phần mộ của Tưởng mẫu đặt ở trên rốn của Phật Di Lặc đề phòng trừ đè hỏng long mạch.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2011, 07:54:40 pm »

Đá ở trước mộ không được quá nặng, đỉnh mộ không được dùng phiến đá hoặc xi măng phủ kín. Lẽ dĩ nhiên Tưởng Giới Thạch nhất nhất làm theo, dần dần trở thành cảnh quan chủ thể của phần mộ Tưởng mẫu.Phần thứ hai của nghĩa trang Tưởng mẫu là đường mộ Tưởng mẫu Con đường bắt đầu từ chân núi Bạch Nham tới phần mộ Tưởng mẫu dài 668 mét. ở chỗ bắt đầu con đường mộ của Tưởng mẫu một hàng lầu bia đá cao 6,5 mét, rộng 7,9 mét, có 3 cửa cửa giữa rộng 3,7mét, cửa hai bên mỗi chiếc rộng 2,1 mét. Bên trên cửa giữa khắc bốn chữ lớn Tương mẫu mộ đạo hai bên trang điểm các loại hoa cỏ. Từ đây hướng vào nhà mộ là một con đường nhỏ rải đá cuội, hai bên đường có những chiếc ghế đá dài kẹp vào trong rừng tùng. Đường mộ Tương mẫu về sau được tu sửa lại vào mùa hạ năm 1930.Phần thứ ba của nghĩa trang Tưởng mẫu là là nghĩa trang tương đối lớn, nằm giữa ngôi lầu bia đá và ngôi mộ Tưởng mẫu. Đi theo lầu bia đá khoảng hai trăm mét, bên đường có một ngôi đình, xung quanh đình cả bốn phía là cửa sổ pha lê dài, trong đình có thể chứa đựoc hai chục người. Công dụng chủ yếu nó là một ngôi đình để canh gác mỗi năm khi Tưởng Giới Thạch nghỉ lại ở nghĩa trang. Từ đình vọng gác này đi tiếp khoảng hai trăm mét nữa là một cái sân, trên cửa ngoài đề hai chữ Mộ lư, trong sân có 12 gian nhà bằng, bên trong các căn phòng ở chính giữa dựng rất nhiều bia đá treo tường, hai bên là phòng khách và phòng ăn, ngoài ra còn có nơi ở của các vệ binh và nhà bếp v.v... Tại một nơi cách mộ lư không xa là một quần thể kiến trúc Từ am. Đây là nơi đặt bia vị thờ phụng các thần chủ ở dưới tằng tổ Tưởng Giới Thạch, lại là nơi thường trú của Tưởng Giới Thạch khi trở về quê sau này. Tại đây vào tháng 5 năm 1923 đã xây dựng ba gian nhà Tây, mùa xuân ba năm 1930 lúc tu sửa nghĩa trang và mộ đạo đã phá đi xây lại.Nghĩa trang của Tưởng mẫu lúc đầu cũng tương đối giản đơn chất phác, thế nhưng về sau trải qua nhiều lần mở rộng, xây dựng thêm xây dựng lại, nó chẳng những đã thêm xa hoa, mà còn tương đối quy mô, thế nhưng nghĩa trang của Tưởng phụ thì không như vậy. Nấm mộ của Tưởng phụ ở trên Đào Khanh Sơn cũng thể hiện hình chiếc bánh màn thầu, tuy cũng tương tự như mộ của Tưởng mẫu, thế nhưng lại không có nghĩa trang, mộ đạo, càng không nhìn thấy những đề khắc của danh nhân, kiến trúc của phần mộ cũng đơn giản xấu xí hơn nhiều so với phần mộ của Tưởng mẫu. Cây cối ở bốn phía xung quanh cũng tương đối lơ thơ, chỉ có tấm bia ngang ở trước chính mộ là có khắc chữ giống nhau như mộ Tưởng mẫu, đó là dòng chữ Túc Am Tưởng công chi mộ. Sau khi Tưởng Giới Thạch phất lên, cũng chưa thấy ông cho tu bổ sửa sang lại mộ cha bao giờ. Mặc dù mỗi tết thanh minh ông về quê, ông đều tới tảo mộ cha mẹ, thế những cùng là cho mẹ sinh ra, xây dựng nghĩa trang khác xa nhau như vây, khó làm cho mọi người không tránh khỏi hoài nghi.Thứ nữa là, sau khi Tưởng mẫu qua đời, khi Tưởng Giới Thạch trở về Khê Khẩu, phần lớn đều trú ở Từ Am nghĩa trang của Tưởng mẫu, giới báo chí thường có bài đưa tin Tưởng đã chiêu đãi các yếu nhân quân chính Quốc dân đảng ở nghĩa trang. Đây là một nhân tố khách quan khác khiến cho ngoại giới sinh ra nghi ngờ. ở Khê Khẩu Tưởng Giới Thạch có rất nhiều chỗ ở, tại sau lại cứ phải thường trú ở Từ Am ?Sau ngày 23 tháng 11 năm 1921, Tưởng mẫu được an táng xuống đất ngày 28 tháng 11. Tưởng Giới Thạch đã viết một tờ văn thư, tuyên bố thoát ly quan hệ gia đình với bà vợ thứ nhất là Mao Phúc Mai và Diêu Dã Thành. Sau đó ông lại trở về Khê Khẩu thì trú ở Văn Xương Các, nghĩa trang hoặc biệt thự Diệu Cao Đài. Ngay 12 tháng 12 năm 1930, máy bay giặc Nhật đánh phá Khê Khẩu. Những gian nhà mái bằng ở sân sau nhà Tưởng bị đổ sập, Mao Phúc Mai đã bị tử nạn. Đồng thời Văn Xương Các cùng bị san bằng. Sau đó khi Tưởng Giới Thạch về quê hương thì phần lớn chỉ trú ở nghĩa trang Tưởng mẫu.Nói tóm lại là: Tưởng mẫu không chôn cùng với Tưởng phụ, chỉ là vì Tưởng mẫu có một chút ý ẩn khó nói ra lời. Tưởng Giới Thạch hiểu rõ ý của mẹ, đã tuân theo mệnh mẹ mà làm thực ra trong đó cũng chẳng có nhiều điều đáng ngờ vực, mặc dù từ đó đã nảy sinh ra rất nhiều điều đáng ngờ và những tin đồn bậy bạ.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2011, 07:55:23 pm »

Phần 1 - Chương 4
Những chuyện phiếm về tên và tự của Tưởng Giới Thạch

Trong rất nhiều tin đồn hỏi vặn có liên quan tới thân thế Tưởng Giới Thach, thì tên và tự của Tưởng Giới Thạch cũng có rất nhiều điều nghị luận, do đó đã làm cho thân thế của ông Tưởng biến thành vàng thau lẫn lộn, làm cho người ta khó có thể hiểu biết được tường tận.Tưởng Giới Thạch có rất nhiều tên. Lúc đầu tên là Thụy Nguyên, lại tên là Chu Thái, sau đổi là Chí Thanh, cuối cùng lại đổi tên là Trung Chính, tự là Giới Thạch. Ông đổi tên mình như vậy chẳng khác gì chiếc đèn cù, ít nhiều cũng đã khiến cho mọi người không còn hiểu ra làm sao nữa. Tức thì có người nói, ông gọi là Chu Thái ư ? thì ra Tưởng Giới Thạch không phải là họ Tưởng mà là họ Chu đó ! Lại có người khảo cứu tên của Tưởng Trung Chính là có ngụ ý Tưởng Tông Trịnh, Tưởng Giới Thạch vốn chính là Trịnh Tam Phát Tử.Trong tập 4O Văn sử tự liệu tuyển tập của hội nghị chính trị hiệp thương toàn quốc, có bài Trong bức màn ở ba trại tập trung của đặc vụ Tưởng Giới Thạch mà tôi từng trải qua do Hoàng Đồng tiên sinh viết đã bàn tới cách nói sau. Hoàng tiên sinh nói ông đã được gặp ông già Trịnh Phát trong Đường Thuyết ở trong trại tập trung. ông viết rằng: Trịnh Phát là người anh ruột của Tưởng Giới Thạch năm 1949 Trịnh Phát được đưa tới trại tập trung ở Qúy Châu... ông già này là anh cả, Tưởng Giới Thạch là thứ ba... về sau người em thứ ba này đổi tên là Trưởng Trung Chính tức là ngụ ý Tưởng Tông Trịnh...Còn có một vị tiên sinh nữa tên là Lý Tịnh Chi cho rằng từ trên những tên của Tưởng Giới Thạch có thể chứng minh được Tưởng Giới Thạch chính là Trịnh Tam Phát Tử ở Hứa Xương Hà Nam. ông phân tích nói rằng, Trung Chính có ý nghĩa là họ Trịnh ở Trung Châu, còn Giới Thạch chính là nói Tưởng đối với tảng đá lớn ở trước cửa nhà mình luôn có ý để bụng không quên.Từ trong những luận thuật cầu để chứng minh ở mấy tiết trước chương này, độc giả đã hiều rõ Tưởng Giới Thạch không pải là Trịnh Tam Phát Tử ở Hà Nam, trong tiết này lại nêu ra các ví dụ hoặc là tin đồn phong phanh, hoặc là tự mình suy đoán, chẳng có sự thực nào căn cứ. Vậy thì tại sao Tưởng Giới Thạch lại có nhiều tên như vậy? Mỗi tên đó có lại lịch và ngụ ý gì?Trước hết nói về Thụy Nguyên. Thụy Nguyên là tên tục của Tưởng Giới Thạch. Hai em gái và một em trai sau đó lần lượt có tên là Thụy Liên, Thụy Cúc, Thụy Thanh, tức là bốn anh em chị em cùng cha cùng mẹ với Tưởng Giới Thạch đều lấy chữ Thụy đứng ở đầu tên, ngay cả đến người chị cùng cha khác mẹ với Tưởng Giới Thạch cùng đặt tên có chữ Thụy ở đầu, gọi là Thụy Xuân. Tên tục Tưởng Thụy Nguyên này là do ông nội Tưởng Ngọc Biểu của Tưởng Giới Thạch đặt cho. Lúc nhỏ Tưởng ngang bướng, bị người vùng Khê Khẩu gọi là Thằng Thụy Nguyên vô lại.Lại nói tới Chu Thái. Chu Thái là tên trong gia phả. Tức là dựa theo sự sắp xếp trong dòng tộc họ Tưởng, tới đời anh em Tưởng Giới Thạch thì thuộc về bậc chữ Chu. Tên của các anh em trong họ đều đặt chữ Chu ở đầu. Điều này không có liên quan gì tới Họ Chu cả. Dựa theo quy củ sắp xếp thứ tự thế hệ của họ Tưởng ở Khê Khẩu thì từ đời thứ 25 trở đi đã trở thành bốn câu ngụ ngôn: Hề Tư Triệu Chu Quốc, Hiếu Hữu Đắc Thành Chương, Tú Minh Khải Hiền Đạt, Dịch Thế Khánh Cát Xương. Sự sắp xếp thứ tự tên đuổi trong gia phả này trong đời tổ tiên và đời sau này của Tưởng Giới Thạch đều có thể tìm được dẫn chứng. Cụ tổ của Tưởng Giới Thạch tên là Hề Tăng, tự là Hoài Thịnh. Ông nội tên là Tư Cán, tự là Ngọc Biểu, cha tên là Triệu Thông, tự là Túc Am, lần lượt ứng với thứ tự sắp xếp tên trong gia phả từ đời thứ 25 đến đời thứ 27. Tưởng Giới Thạch tự tên là Chu Thái, người anh cùng cha khác mẹ với Tưởng là Chu Khang, là ứng với thứ tự sắp xếp tên trong gia phả ở đời thứ 28. Con của Tưởng Giới Thạch là Kinh Quốc, Vĩ Quốc lại ứng với đời mang chữ quốc là đời thứ 29. Chỉ có điều là Chữ Quốc không đạt ở đầu, mà lại đẻ ở cuối. Đời cháu của Tưởng tổng cộng có năm người tức là Tưởng Hiếu Văn, Tưởng Hiếu Vũ, Tưởng Hiếu Dũng, Tưởng Hiếu Cương, Tưởng Hiếu Chương (nữ) đều mang chữ Hiếu ở đầu thuộc đời thứ 30.Tên thứ ba là Chí Thanh. Chí Thanh là tên gọi ở nhà trường. Đối với việc khi nào Tưởng đổi tên là Chí Thanh, hiện tại còn giữ hai cách nói. Một thuyết là lúc lên 6 tuổi khi đi học do cha mẹ đặt cho. Một thuyết là khi Tưởng tới dự thi ở Ninh Ba lúc 16 tuổi, tự mình đổi tên là Tưởng Chí Thanh. Chẳng kể là đổi tên vào lúc nào, Tưởng Chí Thanh là tên gọi ở nhà trường của Tưởng, từ trước không có điều gì tranh luận.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2011, 07:55:51 pm »

Chỉ có điều là sau khi Tưởng đổi tên là Chí Thanh, mẹ và người làng của Tưởng vẫn cứ gọi Tưởng là A Nguyên hoặc Thụy Nguyên.Thứ tư chính là Trung Chính và Giới Thạch được tranh luận nhiều nhất. Đối với cái tên Trung Chính này cũng có hai cách nói. Một là cách nói của Hà Quốc Đào trong bài Giải câu đố về thân thé Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc, Hà nói rằng sau khi Tưởng Giới Thạch qua Nhật Bản thấy Tôn Văn đổi tên là Tôn Trung Sơn, từ đó liền bắt chước đổi tên thành Tưởng Trung Chính. Hai là cách nói của Vương Phủ Dân trong Tưởng Giới Thạch truyện, Vương nói lúc 14 tuổi Tưởng Giới Thạch đã đổi thành tên ấy. Vương Phủ Dân tiên sinh viết:Năm đó Tưởng 14 tuổi do Mao hoặc Tưởng đã tự căn cứ vào hào từ quái từ của Kinh Dịch, đổi tên thành Trung Chính, tự là Giới Thạch. Lục nhị hào từ Dự Phong của Kinh Dịch cho rằng Giới ư thạch, bất chung nhật, trinh cát. Quái từ nói: Bất chung nhật, trinh cát, dĩ trung chính dã. Quái từ của quẻ Hậu nói: Cương ngộ trung chính thiên hạ đại hành dã. Quái từ của quẻ Phong nói: Cương tốn hồ trung chính nhi chí hành ý tứ này là cương cường tới độ vừa phải, tức là nói tới Trung Chính. Cho nên dùng Giới Thạch làm tự, lấy Trung Chính làm tên.Tổng hợp hai cách nói này tựa hồ như đều có lý. Từ cách nói của Vương Phủ Dân mà xét, Trung Chính Giới Thạch tên và tự này có chút thuyết đạo, liện hệ chặt chẽ, không giống như sự đổi tên của Tôn Văn tiên sinh. Tưởng Chí Thanh cũng đã đi theo vào việc ứng phó đổi tên ấy, Tưởng Chí Thanh đổi tên, tự là Trung Chính và Giới Thạch, là đã trải qua một sự nghiên cứu. Thế nhưng lý luận giữa Trung Chính và Giới Thạch thâm ảo như vậy, Tưởng Chí Thanh lúc ấy mới 14 tuổi chưa hẳn đã hiểu được rõ ràng ý sâu của đạo lý, mà quyết ý đổi tên. Do đó Vương Phủ Dân tiên sinh nói cũng có khả năng là do Mao Phượng Mỹ thày giáo của Tưởng Giới Thạch lúc đó đổi tên cho. Bất kể như thế nào, tên và tự Tưởng Giới Thạch, Tưởng Trung Chính này chẳng hề có quan hệ gì với Tông Trịnh Giới ý khó quên cả. Tưởng Giới Thạch chính là Tưởng Giới Thạch, là Tưởng Phụng Hóa.Thế nhưng việc Tưởng Chí Thanh đổi tên thành Tưởng Giới Thạch, Tưởng Trung Chính, cũng đã phản ánh tư tưởng nho gia ở trong đầu óc ông rất sâu sắc.Trong Kinh Dịch, đại ý đối với Giới ư Thạch, bất chung nhật, trinh cát là: Kiên cường cứng rắn như đá, thế nhưng loại cứng rắn này cần phải có độ, nếu không thì không thể kiên trì tiếp tục được một ngày (ngụ ý thời gian phải ngắn không thể dài được). Lão tử đã từng nói, binh qúa mạnh thì dễ bị diệt vong, mộc quá cứng thì dễ bị đứt gẫy. Về sau các tín đồ nho gia bình về quẻ Tượng Chu Dịch nói: Bất chung nhật, trinh cát, dĩ trung chính dã , ý nghĩa là loại cứng rắn này không vượt quá một ngày là tốt lành, bởi vì tư tưởng này phù hợp với cương chuyển hóa thành nhu, nhu chuyển hóa thành cương, nhu bên ngoài không giữ được nhu, cương bên ngoài không giữ được cương, đạo trung chính an toàn nhất trong việc cần hai đầu để giữ của nhà nho. Đầu năm 1923, khi Tưởng Giới Thạch nhàn cư ở Đảo Cổ láng từng cầm bút viết bốn chữ đại tự Kỳ giới như Thạch để cho người khắc trên đá núi ở miền tây Cánh Y Đình.Chẳng những tên và tự của Tưởng Giới Thạch đã thể hiện ảnh hưởng của tư tưởng nho gia đối với Tưởng, mà trong hành động của Tưởng cũng có nhiều thể hiện. Từ lần từ chức thứ nhất trong quân viện Mân Việt năm 1918 tới khi chính thức nhận chức hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố tháng 4 năm 1924, suốt 6 năm trời, trong quân đội, Tưởng đã dùng các loại luận điệu từ chức để rồi lại phục chức, qua qua lại lại tới 13 lần, hầu như đã trở thành nhân vật từ chức chuyên nghiệp. Thế nhưng mỗi lần đều đã nâng cao được địa vị của Tưởng ở trong quân đội, đã tăng thêm được sự tín nhiệm và trọng dụng của Tôn Trung Sơn đối với Tưởng, ông ta quen dùng thủ pháp lấy thoái để tiến, gặp thời cơ là hành động ngay. Đó chính là biểu hiện tinh túy dương chuyển âm, cương chuyển nhu của nhà nho rất sâu sắc. Có điều lời này có chút nói đã đi quá xa !
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2011, 07:56:23 pm »

Phần 1 - Chương 5
Tưởng Giới Thạch đã biên soạn Tông phổ họ tưởng như thế nào ?

Tuy về sau này Tưởng Giới Thạch đã quy thuộc vào đạo cơ đốc, trở thành tín đồ tây, tựa hồ như chỉ tin vào Ki Tô. Kỳ thực trong nơi sâu thẳm linh hồn của Tưởng vẫn tồn giữ rất nhiều tư tưởng phong kiến. Bên trên từng nói, sau khi bắt buộc phải từ chức lần thứ nhất, Tưởng đã nhờ Hòa thượng chùa Tuyết Đậu bói mệnh cho, trong đoạn ghi hồi ký của Mật Hy còn ghi chép một sự việc xin quẻ trong một ngội miếu nhỏ. Tháng 11 năm 1926, quân bắc phạt đã bao vây Nam Xương, bộ tổng tư lệnh của Tưởng Giới Thạch đóng ở bến xe Ngưu Hành cách Nam Xương hơn ba chục cây số, gần một ngôi miếu nhỏ. Vào một buổi chiều, Tưởng Giới Thạch và Bạch Sùng Hi đi ra ngoài dạo chơi, rồi bước vào ngôi miếu nhỏ, rút quẻ rồi nhờ hỏi vị sư gia chỉ rõ cho biết tiền trình chiến sự, rồi sau đó đưa đến biếu nhà sư một khoản tiền để tu chỉnh miếu vũ. Nếu nói hai sự việc kể trên đều là sự việc trước khi Tưởng quy y đạo KiTô (Tưởng Giới Thạch chịu lễ rửa tội đạo KiTô năm 1930), thế thì việc Tưởng biên soạn Tông Phổ họ Tưởng chính là sau khi ông trở thành tín đồ của đạo KiTô, trong đó có rất nhiều sự việc không được ghi trong chính sử lí đáng để cho người ta suy ngẫm.Thời Trung Quốc xa xưa người ta coi trọng tông phổ. Nói chung lại thì, các tộc các họ cứ cách ba mươi năm lại được biên soạn một lần. Họ Tưởng là một họ lớn ở Khê Khẩu, trong ba bốn mươi đời, số người của hơn 900 hộ ở Khê Khẩu đã có tới 500 hộ họ Tưởng, một tộc to họ lớn như vậy đặc biệt rất coi trọng việc biên soạn tông phố. Cho nên trong thời kỳ chiến tranh, những người trong dòng họ Tưởng ở Khê Khẩu đã ấp ủ công việc biên soạn này. Bởi vì Tông phổ họ Tưởng đã từng được biên soạn một lần vào năm 1918. Thời gian đã trôi qua gần ba mươi năm, huống hồ lúc này họ Tưởng đã xuất hiện một nhân vật làm rạng rỡ tổ tông. Tưởng Giới Thạch nghe tin rất tán thưởng, liền cử người bí mật trở về Phụng Hóa lúc này đã bị quân Nhất chiếm đóng, kín đáo đưa tộc phổ cũ về Trùng Khánh. Sau khi được tộc phổ cũ này rồi, Tưởng đã nhiều lần tụng đọc theo, hầu như quên ăn quên ngủ. Sau đó ông đích thân tuyển chọn nhân viên biên soạn, mời Ngô Trí Huy làm thủ lĩnh, Trần Bố Lôi làm tổng biên soạn, Sa Mạnh Hải v.v... tất cả tám người biên soạn cụ thể. Trần Bố Lôi là Cách mạng Văn đảng của Tưởng Giới Thạch, thiên hạ đều biết. Ngô Trĩ Huy là nguyên lão Quốc dân đảng, bút pháp cổ văn tạo ý rất sâu rất được Tưởng Giới Thạch tôn sùng. Sở dĩ Tưởng Giới Thạch phải tổ chức một ban bệ đồ sộ như thế này để biên soạn gia phổ. Mục đích có hai: Một là làm sáng rõ lai lịch của mình. Điều này thực ra không phải là nói ông cũng hoài nghi chính mình có phải là Trịnh Tam Phát Tử hay không, mà là ông muốn làm sáng rõ họ Tưởng ở Khê Khẩu từ đâu tới. Hai là, khi Tưởng Giới Thạch bắt đầu biên soạn gia phổ, thì cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai đã sắp kết thúc, cuộc kháng chiến chống Nhất đã sắp sửa thắng lợi. Uy tín của Tưởng Giới Thạch ở trong nước và quốc tế đều đã đát tới đỉnh cao. Biên soạn tộc phổ chính là một cơ hội tốt để ông dựng bia lập truyện về gia tộc và bản thân mình.Ban biên soạn đã trải qua một loạt kiểm tra đốc chứng khua chuông gióng trống, trước tiên đã làm ra một Hệ thống tiên tổ đã khuất. Nói rằng Tưởng Giới Thạch là con cháu của Chu Công đời Chu, lí do là trên Tả truyện nói: Phàm Tưởng, Hình, Mao, Tác, Tề đều là hậu tự của Chu Công cả. Tưởng lẽ dĩ nhiên là vô cùng sung sướng, bởi vì bản thân mình đã sinh ra tự nơi danh môn. Điều đó càng không thể nói đây là một loại nói năng xằng bậy được, cũng là một loại tra cứu. Bởi vì cho rằng sự ghi chép của Tả Truyện không sai, trong lịch sử hơn hai ngàn năm, sở dĩ đất nước đáng yêu của chúng ta liên tục xuất hiện những người anh hùng, là bởi vì tai họa chiến tranh dồn dập, hoạn nạn không ngừng, nó đã khiến cho Cộng đồng, gia tộc phát sinh ra những biến hóa khó có thể kể hết được. Đối với lai lịch của họ Tưởng ở Khê Khẩu mà Tưởng Giới Thạch quan tâm, cuối cùng cũng đã được điều tra rõ rệt, nó đã chứng minh được trong rất nhiều cách nói họ Tưởng ở Khê Khẩu là dòng họ di từ Ninh Ba tới là điều rất đáng tin. Tưởng Giới Thạch cũng rất coi trọng chứng cứ đã điều tra được này. Tức thì ngày mồng một tháng giêng nông lịch của năm 1949, Tưởng đã đích thân cử Tưởng Kinh Quốc tới cúng bái tế lễ ở đền thờ họ Tưởng Ninh Ba. Trung tuần tháng tư cùng năm, trước khi Tưởng Giới Thạch chạy trốn đi Đài Loan đã tới ly biệt Khê Khẩu, từng đích thân dẫn Trương Quần, Du Tế Thời, Tưởng Kinh Quốc v.v...tới Ninh Ba thăm viếng bái yết tông miếu, còn tới Liễu Đình am và Thiên Đồng Tiểu Bàn Sơn ở Ninh Ba tảo phần mộ Tưởng Ma Kha là tổ tông đầu tiên của họ Tưởng. Tưởng Giới Thạch cũng rất quan tâm tới những người gốc rễ họ Tưởng ở ngoài đất Phụng Hóa. Theo báo chí đăng tải, ngày 16 tháng 5 năm 1948, ngôi đền thờ của họ Tưởng ở Đô Sơn Hàn Dinh về phía tây bắc cách thị trấn Từ Xá huyện Nghi Hưng mười cây số được khánh thành, Tưởng đã đặc biệt ngồi xe từ Nam Kinh tới Từ Xá, rồi lại ngồi thuyền tới Hàm Đình chủ trì buổi lễ. Trong truyền thuyết nói họ Tưởng ở Nghi Sơn là nguồn gốc họ Tưởng ở Khê Khẩu, thế nhưng tới năm 1948 lúc này Tưởng Giới Thạch thông qua tộc phổ đã trùng tu đã biết rõ bản thân mình không thuộc về chi tộc họ Tưởng ở Nghi Sơn.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2011, 07:56:59 pm »

Việc biên soạn tộc phổ họ Tưởng không phải là không có khó khăn. Một trong những khó khăn ở trong đó chính là phải viết như thế nào về Tưởng Giới Thạch, đặc biệt là nên thuật kể như thế nào ở trong tông phổ về người vợ đầu tiên của Tưởng Giới Thạch là Mao thị với bà Tống Mỹ Linh v.v...Về điểm này Tưởng Giới Thạch đã sớm nghĩ chu đáo từ lâu, ông đã viết vào một tờ giấy giao cho Sa Mạnh Hải để không khiến cho ho có nhiều vướng mắc. Chúng ta hãy cùng xem thử trong đoạn tự truyện này, Tưởng Giới Thạch đã xử lý mối quan hệ và địa vị giữa vợ cả, vợ lẽ, con trai, con gái như thế nào :

Chu Thái, vốn tên là Thụy Nguyên, còn có tên là Trung Chính, tự là Giới Thạch, là con thứ của cụ Triệu Thông. Học khóa đầu ở trường lục quân tốc hành toàn quốc, thi đỗ và tốt nghiệp trường Trấn Vũ (Nhật Bản), sĩ quan dự bị trung đoàn pháo binh dã chiến Cao Điền số 13. Tham mưu trưởng phủ đại nguyên soái, Tham mưu trưởng đại bản doanh, hiệu trưởng trường sĩ quan lục quân Hoàng Phố, Tổng tư lệnh quân cách mạng quốc dân, Viện trưởng Viện Hành chính, ủy viên trưởng ủy ban quân sự, thủ lĩnh Quốc dân đảng Trung Quốc, Chủ tịch Chính phủ quốc dân, Đại tổng thống nhiệm kỳ thứ nhất. Sinh giờ ngọ ngày 15 tháng 9 năm Đinh Hợi tức là năm thứ 13 Quang Tự đời Thanh. Năm 33 Quang Tự, gia nhập Đồng minh hội, tháng 10 năm 19 Dân quốc chịu lễ rửa tội đạo Kitô. Vợ cả là Mao thị, năm thứ 10 Dân quốc xuất ra làm nghĩa nữ của Từ Am Vương Thái phu nhân. Năm thứ 16 Dân quốc, lấy người vợ kế họ Tống là Mỹ Linh tiến sĩ khoa học trường đại học Wehrslai nước Mỹ, ủy viên Viện Lập pháp, ủy viên chấp hành trung ương Quốc dân đảng Trung Quốc; sinh ngày 12 tháng 2 năm Kỷ Hợi tức năm thứ 25 Quang Tự. Con trai là Kinh Quốc và Vĩ Quốc

Đoạn điều trần tự soạn này của Tưởng Giới Thạch đã giải trừ được rất nhiều khó khăn cho các nhân viên soạn thảo, thế nhưng đã lưu lại rất nhiều câu hỏi cho các nhân viên nghiên cứu lịch sử sau này. Thứ nhất người vợ cả Mao thị của ông Tưởng trở thành nghĩa nữ của Vương Thái phu nhân từ bao giờ ? Vương Thái Ngọc mất ngày 14 tháng 6 năm 1921 (năm thứ 10 Dân quốc), tới ngày 28 tháng 11 cùng năm Tưởng Giới Thạch tuyên bố thoái ly quan hệ gia đình với Mao Phúc Mai và Diêu Di Thành. Chính là nói trước khi Vương Thái Ngọc qua đời Mao vẫn là vợ của Tưởng Giới Thạch con trai bà, chẳng có phép nào được nhận Mao làm nghĩa nữ cả. Về sau, Mao thị bị Tưởng xuất ra ngoài, thế nhưng Vương Thái Ngọc đã chết. Vấn đề là ở chỗ lúc đó phải chăng là đã được bàn bạc thỏa thuận sau khi Mao thị bị xuất đã lấy thân phận là nghĩa nữ của Tưởng mẫu vẫn được sống ở ngôi nhà cao của nhà họ Tưởng ở Phong Cảo ? Từ tình hình người nhân viên vệ sĩ được cùng theo Tưởng Giới Thạch trở về Khê Khẩu gọi Mao thị là Đại sư mẫu mà xét, thì Mao thị vẫn là nhân vật phu nhân nguyên phối của Tưởng Giới Thạch, chứ không phải thân phận con nuôi. Chắc chắn là năm đó chẳng có được vấn đề bàn bạc này. Nếu đã như vậy về sau này khi trùng tu tông phổ Tưởng Giới Thạch mới nghĩ tới nên để cho Mao thị một thân phận thích đáng, tức thì Tưởng đã dốc túi đánh canh bạc cuối cùng. Mao Phúc Mai đã biến thành nghĩa nữ của Vương Thái Ngọc. Song có điều đáng buồn là bất kể là Vương Thái Ngọc hay là Mao Phúc Mai đều không được biết rằng giữa họ đã có một mối quan hệ như vậy.Thứ hai, Tưởng Kinh Quốc, Tưởng Vĩ Quốc là thuộc họ nào sinh ra đều chưa thấy đè cập tới. Mẹ đẻ của Tưởng Kinh Quốc là Mao thị đã được kết luận khẳng định, thế nhưng mẹ đẻ của Tưởng Vĩ Quốc thậm chí cả cha đẻ là ai thì mọi người còn xôn xao mỗi người một ý. Tưởng Giới Thạch không cho biết rõ thì người ngoài cũng đã đoán bừa. Có người nói Tưởng Vĩ Quốc là con trai của Đới Quý Đào, có người nói Vĩ Quốc là con trai của Tưởng Giới Thạch với một người đàn bà Nhật Bản. Sa Mạnh Hải tiên sinh nhớ lại năm đó biên soạn tông phổ cho Tưởng Giới Thạch, ông nói, trong thời gian tu sửa tông phổ, Tưởng Vĩ Quốc dò hỏi ông, trong gia phổ có viết tới mẹ của mình không? Sa tiên sinh đã nói cho Vĩ Quốc biết, các vấn đề có liên quan đều phải dựa theo bản thảo chép tay của cụ Tưởng để sao lại. Tưởng Vĩ Quốc yên lặng, sau đó lại nói: Sau 30 năm sẽ nói tới! Từ trong khẩu khí của Tưởng Vĩ Quốc mà xét, ông ta tựa hồ như là con trai của Tưởng Giới Thạch, thế nhưng đa số học giả và chuyên gia thì lại cho rằng, ông ta là con trai của Đới Quý Đào. Nói tóm lại đây có thể là một nghi án mà bản thân Tưởng Giới Thạch đã để lại cho người sau.Thứ ba, trong lời điều trần của Tưởng Giới Thạch chỉ có mấy chữ cuối nhắc tới Diêu Di Thành và Trần Khiết Như, dường như các bà này căn bản đã không còn tồn tại nữa, bản thân mình căn bản cũng chẳng có quan hệ gì với họ nữa. Kỳ thực thì Tưởng Giới Thạch có rất nhiều điều bí ẩn khó nói thành lời. Một bà Mao Phúc Mai đã làm cho cụ Tưởng đau đầu buốt óc, giờ lại nhắc tới hai bà thì đâu có được. Tất nhiên không thể nói họ đều là nghĩa nữ của Vương Thái Ngọc được. Lại nói các bà là thê hay là thiếp đây? Là thê ư ? trước đã có Mao thị, sau đã có Tống thị. Là thiếp ư? Tưởng Giới Thạch đã từng nói Lấy vợ lẽ là một việc làm bất đạo đức nhất của con người[1]. không thể tự mình vả vào mặt mình được, tức thì cụ Tưởng chẳng thể nêu một chữ nào. Còn đối với việc người nghiên cứu sử lập thuyết đời sau liệu có thể làm cho sáng tỏ được không thì cụ Tưởng đâu có dám đoán chắc? Tưởng Giới Thạch chủ trì việc biên soạn Tông phổ họ Tưởng, Tuy nêu ra việc này là vào hậu kỳ kháng chiến, nhưng nói một cách khách quan, thực sự bắt đầu biên soạn là vào năm 1946. Đến tháng 12 năm 1948, tạm được kể là đã hoàn tất công việc, thế nhưng thanh danh uy tín của Tưởng Giới Thạch đều khác xa với thời kỳ sau của cuộc kháng chiến. Lúc này, chiến dịch Liễu Thẩm đã kết thúc, tập đoàn Quốc dân đảng ở Đông bắc đã bị tiêu diệt. Chiến dịch Hoài Hải đang tiến hành, binh đoàn Hoàng Bá Thao bị tiêu diệt, binh đoàn Hoàng Duy bị tiêu vong, tập đoàn Đỗ Duật Minh bị khốn ở Trần Quan Trang, sự thất bại triệt để chỉ còn là vấn đề thời gian. Cho nên, khi bắt đầu biên soạn tông phổ năm đó Tưởng vô cùng nhiệt tâm hăng hái, trong quá trình biên soạn cũng đã từng nhiều lần qua lại thăm hỏi. Thế nhưng giữa lúc sắp sửa tiến hành lễ tiến phổ thì bản thân Tưởng Giới Thạch lại không thể tới được. Lúc này, miếu đường nhà họ Tưởng ở Khê Khẩu đã mở đại yến tiệc chúc mừng, đoàn tuồng kinh kịch, được mới từ Thượng Hải tới đã biểu diễn liền suốt ba ngày. Chỉ có điều không biết là trồng rung cờ mở lớn lao như thế này là để chúc mừng cho tông miếu họ tưởng ở Khê Khẩu của Tưởng Giới Thạch đựoc tăng thêm vinh hiển rạng rỡ hay là để hát lên một khúc nhạc truy điệu sự thất bại triệt để của vương triều nhà họ Tưởng ở đại lục ?

---------------------------------

[1] Trích trong Mao Phúc Mai với cho con họ Tưởng trang 112
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2011, 12:07:05 pm »

Phần 1 - Chương 6
Vì sao gia đình Tưởng Giới Thạch có nhiều người tôn sùng đạo Phật?

ở vài tiết trước trong chương này đã nhắc tới, Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc suốt đời hướng về Phật, mấy chục năm thanh đăng cổ quyển, tụng kinh không ngớt. Kỳ thực, những người ở trong gia đình Tưởng Giới Thạch, ông nội Tưởng là Tưởng Ngọc Biểu và nguyên phối phu nhân của Tưởng Giới Thạch là Mao Phúc Mai đều là những tin đồ cuồng tín của đạo Phật. Chỉ có điều là Cùng quỳ trước Phật nhưng tâm sự mỗi người một khác mà thôi ! Ông nội của Tưởng Giới Thạch vì sao dốc lòng tin theo đạo Phật? ông nội của Tưởng Giới Thạch tên là Tư Thiên, tự là Ngọc Biểu, sinh năm 1814 mất năm 1894 là một cụ già trường thọ. Nghe nói nhà họ Tưởng trở thành gia đình giầu có là bắt đầu từ Tưởng Ngọc Biểu. Trong hành trạng mà Tưởng Giới Thạch tự soạn về ông nội mình có nói: Cụ Ngọc Biểu khởi gia từ nghề thương, do tinh thông về việc buôn muối, cho nên gia đạo được dần hưng thịnh. Thế nhưng xét từ những tư liệu có liên quan, đạo để là khi trên bốn mươi tuổi. Tưởng Ngọc Biểu mới mở của hiệu muối Ngọc Thái, hơn thế việc buôn bán kinh doanh cũng chẳng mấy tốt đẹp. Vào khoảng trước và sau năm 1862 quân đội Thái Bình thiên quốc có một độ đã đánh phá các huyện Ninh Ba, chịu ảnh hưởng của chiến tranh, nghề buôn bán ở Khê Khẩu điêu linh bế tắc. Cửa hiệu muối Ngọc Thái cũng phải đóng cửa. Vào năm Tưởng Ngọc Biểu năm mươi tuổi, con trai của cụ là Tưởng Triệu Thông hai mươi hai tuổi, Tưởng Ngọc Biểu đã khôi phục lại cửa hiệu muối Ngọc Thái rồi trao cả công việc ở cửa hiệu cho con trai phụ trách, bản thân tọa hưởng thanh phú, tụng kinh niệm phật, sống bình an những năm cuối đời. Cụ còn hiểu biết đươc một số y thuật thảo dược lang trung, thường vào núi hái thuốc, để chữa bệnh cho người làng xóm xung quanh. Tưởng Ngọc Biểu về hưu từ năm năm mươi tuổi, đến năm tám mươi mốt tuổi qua đời trong những tháng ngày dài dằng dặc của hơn ba chục năm này chẳng biết có phải là một nhân tố do cụ tôn thờ đạo Phật hay không, thế nhưng tại một truyền thuyết khác thì lại khẳng định có ảnh hưởng quan trọng đối với việc cụ trở thành tín đồ của Đạo Phật.ở tiết trên đã nói, Tưởng Giới Thạch đã từng tới tế tảo phần mộ Tưởng Ma Kha ở Tiêu Bàn Sơn Ninh Ba trước khi chạy trốn sang đài Loan. Tên thật của Tưởng Ma Kha là Tưởng Tông Bá tới định cư ở Ninh Ba từ thời kỳ Ngũ đại Thập quốc. Những con cháu từ cụ sinh sôi ra tới Tưởng Giới Thạch tổng cộng cơ 28 đời, cho nên Tưởng Giới Thạch tự xưng là cháu đời thứ 28 rời đến Tứ Minh (Ninh Ba). Tưởng Ma Kha là tổ tông đầu tiên của họ Tưởng ở Khê Khẩu. Ninh Ba phủ chí và Phụng Hóa huyện chí đã đăng tải rất nhiều truyền thuyết có liện quan.Ninh Ba phủ chí nói: Cụ Tưởng Tông Bá, tự là Tất Đại, người thời Hậu Lương Ngũ Đại, một thuyết nói người Chu Hiển Đức Sơ, từng giữ chức Minh Châu Bình sự, sau bão quan, sinh được một con. Tông Bá từ thiện dịu dàng cẩn thận, thường khẩu tụng Ma Kha Ban nhược Ba la mật đa, cho nên được mọi người gọi là Tưởng Ma Kha. Về sau cụ kết am ở Tiểu Bàn Sơn, tự xưng là Ma Kha cư sĩ. Khi ấy có một nhà sư ngao du bốn phương sống ở chùa Nhạc Lâm Phụng Hóa, tên là Bố Đại hòa thượng, cứ đeo một chiệc túi vải suốt ngày đêm không rời thân. Trong tâm Tưởng Ma Kha lấy làm lạ, gọi hòa thượng ấy là thày, rồi theo ngài đi vân du suốt ba năm. Một hôm, tại Trường Thinh Phúc Kiến, thày trò cùng tắm ở ôn tuyền, Tưởng Ma Kha bỗng nhiên nhìn thấy ở trên lưng Bố Đại hòa thượng có một con mắt sáng quắc, Tương bỗng kinh ngạc kêu to: Hòa Thượng là Phật đó ! Bố Đại hòa thượng liền nói với Tưởng:- Tạ bị người nhìn trộm thấy, ta phải đi đây! Ta tặng con chiếc túi vải này, khiến cho con cháu đời đời là gia đình có áo có mũ ! Trở về chùa Nhạc Lâm Phụng Hóa Bố Đại hòa thượng ngồi ở trên phiến đá lớn ở phía đông chùa rồi viên tịch. Chôn cất ở sau núi. Thế nhưng về sau có người Ninh Ba đã gặp Bố Đại hòa thượng ở Tứ Xuyên. Hòa thượng nhờ người này chuyển lời tới Tưởng Ma Kha nói:- Ngày gặp gỡ đã gần; xin hãy gìn giữ tự trọng ! Người này về tới chùa Nhạc Lâm Phụng Hóa, bật mộ lên nhìn, trong mộ chỉ có thiền trượng, tịnh bình mà thôi. Người đó tìm đến Tưởng Ma Kha, đem lời nhắn gửi nói cho Tưởng biết. Ma Kha nói:

- Ta đã biết điều đó rồi !

Một hôm Tưởng đi thăm hầu hết các thân hữu, sau khi tạm biệt, chẳng có bệnh tật gì mà đã mất!
Nội dung cơ bản của truyền thuyết kể trên chỉ là nói rõ Tưởng Ma Kha đốc tín Phật, chẳng những bái hòa thượng là thày mà lại đã từng theo hòa thượng du hành suốt ba năm. Còn đối với hững tình tiết quái đản kia, có vẻ như thần thoại, phần lớn chỉ là điều thêm bớt của người sau, không đủ tin. Bởi vì tuy Tưởng Giới Thạch đã làm quan, thế nhưng cha Tưởng, ông nội Tưởng, cụ nội Tưởng v.v... đều chỉ là một giới nhà quê, làm gì có cảnh con cháu đời đời là gia đình có áo có mũ. Thế nhưng truyền thuyết kể trên đã khẳng định người đời sau của họ Tưởng tín thờ đạo phật và đã có những ảnh hưởng sâu sắc, bao gồm cả ông nội của Tưởng Giới Thạch là Tưởng Ngọc Biểu.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2011, 12:08:05 pm »

Hãy còn một điều nên đề cập tới đó là: Ninh Ba. Phụng Hóa dựa kề sát châu sơn, núi Phổ Đà ở đó là thắng địa nổi tiếng nhất của đạo Phật. Ninh Ba, Phụng Hóa cũng có rất nhiều chùa miếu, hương khách rất đông. Đỗ Mục chẳng phải đã có câu thơ

Bốn trăm tám chục ngôi chùa,

Nằm hiền vần vũ gió mưa lâu đài


nổi tiếng đó hay sao? Tín thờ Phật tổ là một địa vực văn hóa sâu sắc, là một loại mốt thời thượng của lịch sử, Tưởng Ngọc Biểu chỉ là một trong muôn vàn thiện nam tín nữ ở bên trong đó mà thôi. Huống hồ vị Bố Đại hòa thượng đã điểm hóa tổ tông họ Tưởng ở trong truyền thuyết đó chính là Phật Di Lặc mà người Trung Quốc thích nhất, là một vị Phật rất có thể tiếp cận Như Lai Phật Tổ lại đã được hoàn toàn Trung Quốc hóa, do đó nhà họ Tưởng đã xuất hiện một hoặc vài người đốc tín đạo Phật thì đâu có phải là chuyện kỳ lạ.

Người mẹ Vương Thái Ngọc của Tưởng Giới Thạch vì sao cũng trở thành tín đồ cuồng tín của đạo Phật? Ngoài bối cảnh gia tộc và xã hội chung với ông nội của Tưởng ra, bà còn có những nguyên nhân sâu sắc về mặt bản thân nữa.Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc có thân thế trắc trở, bên trên cũng đã có đề cập tới một cách sơ lược. Nói một cách cụ thể là: Khi 17 tuổi Vương Thái Ngọc đã được cưới về làm vợ một người làm ruộng họ Du. Năm 19 tuổi sinh ra được một người con, vốn là một người nông dân lạnh hiền tốt bụng. Đâu ngờ trời có gió mây bất trắc, chính vào năm đó, tiếp nối liền liền trước tiên là chồng ốm chết, sau đó là đứa con nhỏ chết yểu, tiếp theo là người cha đẻ bị ốm liệt. Trong vòng một năm nhà chồng nhà cha chết liền ba mạng toàn là người chí thân cả. Vạn lời tụng niệm của Vương Thái Ngọc đều bị hủy hoại, không biết bản thân mình đã mắc tội với vị thần tiên ở đường nào, phật tổ ở phương nào, tại sao ông trời lại liên tiếp giáng những đại nạn tới người đàn bà yếu đuối này. Tức thì bà liền nghĩ tới chuyện gọt mái tóc xanh chui vào cửa Phật. Các bạn bè thân hữu những người bạn trong làng xóm lẽ di nhiên đã hết lòng khuyên can, sau này hỏi có chút hồi tâm chuyển ý đã nhập vào am Kim Trúc buộc tóc tu hành. Trong thời gian đó cũng có mấy lần muốn gọt tóc đi làm ni, thế nhưng cuối cùng vấn chưa dằn lòng được. Nguyên nhân lẽ dĩ nhiên đã có rất nhiều, một trong những nguyên nhân ấy là về phía nhà mình lúc đó tai nạn quá sâu nặng, đòi hỏi phải có bà cứu đỡ, bà không thể nhẫn tâm trốn vào trong am ni để mưu lấy sự thanh tịnh một mình. Ông nội của Vương Thái Ngọc là Vương Dục Khánh đầu óc linh hoạt, đã đem nhưng lâm thổ sản như trúc măng ở trong núi vận chuyển tới Ninh Ba thậm chí tới cả Tô Châu để bán, thu lãi rất nhiều, gia đạo hưng thịnh. Thế nhưng chuyển tới tay cha của Vương Thái Ngọc thì gia cảnh liên lúng túng nhiều bề. Bởi vì ông luôn muốn đạt lấy chút công danh, thế những nhiều lần thi không đỗ. Sau đó ông đã không chuyên tâm vào công việc nhà nông và nhà thương lẽ dĩ nhiên cảnh nhà đã sa sút hơn trước rất nhiều. Sau khi cha bà là Vương Hữu Tắc qua đời, người em lớn của Vương Thái Ngọc là Vương Hiện Cự mới mười lăm tuổi đã nghiện thói cờ bạc rất ác liệt, chẳng chịu phấn đấu vươn lên, em thứ hai là Vương Hiền Dụ lại mắc bệnh thần kinh. Bà mẹ già của Vương Thái Ngọc còn đang sống, Vương Thái Ngọc còn phải làm một số việc nữ công kim chỉ, may vá đồ dùng, bà làm sao có thể dằn lòng bỏ đi cho được? Sau bốn năm, qua mối manh của người anh họ làm người quản lý sổ sách chi thu ở trong nhà họ Tưởng đã tác hợp bà đã lấy Tưởng Triệu Thông,năm sau thì sinh ra Tưởng Giới Thạch, sau đó lại sinh ra hai con gái là Thụy Liên, Thụy Cúc và một con trai là Thụy Thanh. Gia đình nhà họ Tưởng bởi Tưởng Triệu Thông kinh doanh có kế giỏi, cảnh nhà dồi dào sung túc, Vương Thái Ngọc lại thêm người tăng khẩu cho nhà họ Tưởng, cuộc sống rất tươi đẹp. Thế nhưng cảnh đẹp chẳng được dài lâu, Vương Thái Ngọc gả về nhà họ Tưởng, ông nội của Tưởng Giới Thạch qua đời. Cụ đã là một cụ già 81 tuổi, thực tại mà nói chết cũng chẳng đáng tiếc nữa. Vấn đề là ở chỗ việc mở đầu này đã mở ra một thế khó có thể chấm dứt được. Năm thứ hai ông nội của Tưởng Giới Thạch qua đời, cha của Tưởng Giới Thạch cũng buông tay mà đi. Tiếp theo đó là em gái thứ hai là Thụy Cúc, em út Thụy Thanh của Tưởng Giới Thạch, về sau là bà mẹ đẻ của Vương Thái Ngọc. Thật là một tình thế không thể cứu vãn được. Vương Thái Ngọc với người con trai của bà trước sống với nhau chẳng mấy tốt lành, không thể không chia tài sản để ra ở riêng. Đúng như lời Tưởng Giới Thạch đã nói: Cảnh nhà sa sút, họa hoạn nối tiếng, tiên từ đau buồn chịu khổ, thảm trạng thật là ghê gớm. Trong tình hình Vương Thái Ngọc phải chịu đựng những đòn đả kích nặng nề liên tiếp, bà chỉ có thể ký thác thân thể và tâm hồn vào hai sự việc: Một là bồi dưỡng Tưởng Giới Thạch lớn lên thành người. Hai là cầu xin chủ thiên bồ tát không b giáng tai họa lên à nữa. Lẽ đương nhiên việc thứ hai này phục vụ cho việc thứ nhất. Cho nên từ đó về sau, bà Vương Thái Ngọc không thể nào rời xa thanh đàng Phật quyển được. May mà bà cũng được học thông văn chữ có thể tụng đọc được Lăng nghiêm kinh, Kim Cương kinh v.v.. Đây là sự ký thác về mặt tinh thần rất quan trọng.

Đối với nguyên nhân Mao Phúc Mai cũng trở thành một tín đồ cuồng tín của đạo Phật, ngoài việc chịu ảnh hưởng của bà mẹ Vương Thái Ngọc ra, chủ yếu e rằng xuất phát từ sự bi thảm và tự mình cầu tìm lấy sự giải thoát tinh thần đối với vận mệnh của mình, có lẽ còn có sự lo lắng buồn phiền đối với vận mệnh của Tưởng Giới Thạch và cha con Tưởng Kinh Quốc.Mao Phú Mai xuất thân từ một gia đình trung lưu chẳng phải lo lắng gì về cơm ăn áo mặc.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2011, 12:08:41 pm »

Năm 1901 lúc đó 19 tuổi bà kết hôn với Tưởng Giới Thạch. Từ tình hình kinh tế của hai gia đình lúc đó mà xét, nhà họ Tưởng mẹ góa con côi, chỉ có ba chục mẫu ruộng và ba chục mẫu núi trúc; đồng thời đã có hai con trai hai con gái mở hàng cơm hàng thịt ở Ninh Ba, nhà họ Mao so sánh với nhà họ Tưởng đã không có sự thua kém. Mao Phúc Mai về nhà họ Tưởng ít nhiều cũng có chút cúi mình bái phục phải lấy người kém nước. Thế nhưng bà không hề vì thế mà được sự an ủi nhiều hơn. Trước tiên là Tưởng Giới Thạch còn nhỏ, chưa từng trải, ngu dốt bướng bỉnh đã thành nết. Hai năm sau Tưởng tới Ninh Ba dự thi lúc trở về đã là thanh niên trào lưu mới, lập chí phải làm một số việc trong cuộc biến đối với xã hội cực kỳ to lớn sắp sửa xảy ra, Tưởng đã không lưu luyến gia đình, càng chẳng yêu chiều người vợ. Mao Phú Mai với đầy bụng nước đắng khổ sở chẳng có nơi nào chia sẻ, chỉ còn cách học theo cách của mẹ chồng, ngày ngày cầu nguyện trước phật Quan âm Bồ Tát, cầu Bồ Tát phù hộ cho chồng mình áo gấm về quê, cầu cho mình được sống với chồng qua những ngày tươi đẹp. Thế nhưng, sau đó không lâu, Tưởng Giới Thạch vượt biển Đông qua Nhật. Sau đó, tham gia cách mạng Tân Hợi; Sau đó bị chính phủ quân phiệt Bắc Dương truy bắt, bị lưu lại một lần nữa phải ra nước ngoài. Cuộc sống ở nơi quê thôn hương dã, Mao thị luôn luôn bị cuộc bôn ba của chồng kích động, rất ít khi được yên ổn, chỉ có một điều được an ủi duy nhất ấy là bà đã đẻ ra Kinh Quốc. Tức thì ở trước mặt Bồ Tát, ngoài việc cầu nguyện cho chồng, bà đã dành hầu hết thời gian cầu nguyện cho con. Tới khi Tưởng Giới Thạch tiếp nhận Diêu Di Thành, tiếp nhận Trần Khiết Như, thậm chí về sau lại kết hôn với Tống Mỹ Linh, con trái Kinh Quốc lại bị đưa đi nước ngoài. Bà Mao Phúc Mai không còn đủ sức lực để chống đỡ với các loại biến cố nữa, chỉ còn cách nhang đèn hương nến, tụng niệm kinh quyển, chẳng khác gì với bà mẹ chồng năm xưa cả.

Ở trong tiết này còn một vấn đề nữa, những người ở trong gia đình Tưởng Giới Thạch có rất nhiều người tin thờ đạo Phật, trái lại, bản thân Tưởng lại là một tín đồ đạo Cơ Đốc. Phải chăng là ông không tin Phật ? Kỳ thực Tưởng Giới Thạch chỉ vì một nguyên nhân như mọi người đều đã biết nói quy y KiTô (đạo Cơ đốc). Sau khi ông trở thành tín đồ đạo Cơ Đốc rồi, ông không hề ruồng rẫy vứt bỏ đạo phật của mẹ ông, thậm chí kể cả tạp giáo, tà giáo trong dân gian. Làm sao biết được ? Trong bài viết Tưởng Giới Thạch ở Khê Khẩu của Trương Minh Cảo đã từng làm thày dạy Tưởng Giới Thạch về sau lại đi theo Tưởng Giới Thạch trong nhiều năm, ông nói: Căn cứ vào tình hình trong nhiều năm nay mà xét, mỗi lần gặp phải thời cuộc biến động Tưởng Giới Thạch cần phải dùng quyết sách để ứng phó, liền về nhà sồng ở nghĩa trang, hoặc chùa Tuyết Đậu, Diệu Cao Đài, ông tuyệt đối không du sơn vẫn thủy, mà là yên lặng cầu nguyện tiên tổ và thần minh phù hộ, hoặc bàn mưu tính kế bí mật với những người thân tín, coi nơi đây là trụ sở quyết sách ở Lùng trung. Khi Tưởng Giới Thạch trú tạm ở Diệu Cao Đài, đầu bên trái biệt thự của ông là mộ của hòa thượng Thạch Kỳ chủ trì chùa Tuyết Đậu. Mỗi lần Tưởng đến, theo thường lệ trước hết phải tới vái lạy phần mộ của hào thượng rồi mới vào trong nghỉ. Tháng 1 năm 1949, sau khi Tưởng Giới Thạch từ chức lần thứ ba về tới Khê Khẩu, lúc này, ba chiến dịch lớn đã kết thúc thắng lợi, quân giải phóng đang chuẩn bị vượt qua Trường Giang, vương triều họ Tưởng sắp sửa bị tiêu diệt, Tưởng Giới Thạch tinh thần hoảng hốt, vào một ngày sau tiết xuân ông đã tới miếu Vũ Sơn ở Khê Khẩu. Miếu Vũ Sơn ở trên thị trấn Khê Khẩu, trên cửa miếu có vẽ hai bức tượng môn thần Uất Trì Kính Đức và Tần Thúc Bảo, vào trong cửa miếu là một chiếc sân có tường bao quanh, có một chiếc sân khấu, lại bước vào bên trong mới là đại diện, lẽ dĩ nhiên là ở trong đó cúng Bồ Tát. Tưởng Giới Thạch bước vào đại điện, tự mình đốt hương thắp nến, trong tâm yên lặng cầu nguyện, sau đó bưng ống quẻ đặt trên án hương, xúc xúc mấy cái, rồi rút ra một thẻ. Tưởng Giới Thạch cầm lên xem, bên trên viết hai chữ Trung hạ. Tưởng liền có chút lo lắng, liền ra lệnh cho tên lính thị vệ tìm sư chủ trì trao giấy thẻ. Sự chủ trì rút ra một tờ giấy đưa cho lính thị vệ, trên đó viết mấy chữ đại ý thất Kinh Châu, Quan Công tẩu Mạnh Thành, Lính thị vệ vừa nhìn thấy là nghiêm trọng tỏ ý sư chủ trì rút lại một tờ khác đưa cho Tưởng Giới Thạch. Tưởng mở ra xem, bên trên viết khốn cư Trường Bản pha, thất hãm lạc Phượng Ba, chú thích ở dưới là: Xuất quân không được, vợ chết mất đôi, lùi sớm tìm đường. Tưởng Giới Thạch xem xong, không kìm nổi chau mày nhăn mặt. Tên thi vệ vội nói:

- Loại sự việc như thế này, không tin tưởng được.

Tưởng Giới Thạch nghiêm giọng nói:

- Không được phép nói bừa ! Bồ Tát ở miếu Vũ Sơn rất linh đó !

Báo chí Đài Loan, Hương Cảng đã từng đăng tải một đoạn dật văn lịch sử, nói rằng tháng 10 năm 1949, Tưởng Giới Thạch dẫn tùy tùng lên núi A lý với danh nghĩa là tỵ thử (tránh nóng) để quan sát một cây thần mộc cây đó có vòng xung quanh than hơn hai chục mét, cao quá hai chục tầng lầu, nghe nói đã mọc được trên ba ngàn năm. Lúc đó Cốc Chính Luân nịnh hót nói:

- Nguyện cho Tổng thống thọ tựa thần mộc, vạn niên trường thọ.

Tưởng Giới Thạch trái lại, cảm khác sâu sắc nói:

- Tuổi thọ của con người so sánh với tuổi thọ của Thần thụ quả thực là quá cấp bách vội vã !

Từ các điều kể trên có thể nhìn thấy, nếu nói Tưởng Giới Thạch sau khi quy y Jêsu đã biến thành một tín đồ Cơ Đốc, thế thì ông Tưởng đồng thời cũng còn là một tín đồ phật giáo, một tín đồ thần giáo nữa. Và như vậy thì, trong trái tim ông, chủ yếu là Jêsu hay là Phật tổ hoặc là cái gì khác, liền đã trở thành một vấn đề lý thú đồng thời cùng là một vấn đề khó có thể giải đáp được.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM