Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:55:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 88 trên chiến trường Tây - Nam!  (Đọc 181996 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #120 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 07:27:27 pm »

Cũng không có gì bác SVL ạ!

Trước đây tui nghe loáng thoáng E55 3 lần anh hùng ... nên nói chuyện với người nhà liệt sĩ e55 như thế! Người nhà than vãn: "1 E anh hùng như thế sao bây giờ không thấy ai nói đến ... mà cũng không biết E bây giờ ở đâu ... v, v ...".

Bây giờ thì tui đang quan tâm xem cái E95 của người nhà tui là E nào trong số 95A, 95B, 95C, 95D ... không biết chúng có từ 1 nguồn ra không và trong số 4 E kia có mấy E được phong anh hùng?
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #121 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 07:36:21 pm »

Hi các bác ơi bây giờ thời bình rồi các đơn vị khi đóng quân ở địa phương nào đều phải làm tốt công tác dân vận , hi các bác ấy còn biết làm kinh tế nữa đấy , như đơn vị em chẳng hạn hội trường sư đoàn những hai cái , hì một cái thì đúng chất lính cũng sân khấu ca nhạc nhưng trang trí đơn sơ , còn một hội trường trang trí lộng lẫy , hoành tráng nằm gần cổng thì mấy vị cho dân thuê tổ chức cưới hỏi , một phần doanh trại thừa cho các cty thuê sản xuất , em vô phòng họp của mấy xếp chỉ huy hì LCD to đùng , bàn đá sáng bóng lính lác lúc nào cũng trà châm đầy ấm , bói không ra một cọng rác dưới sàn .
Mấy xếp bây giờ Jeep hau Uoat gì ấy bán phế liệu hết rồi , toàn xe 7 chỗ đời mới láng coóng , hi em nhớ lại mấy xếp trung đoàn em nào có xe Jeep đâu khi ở Tà Sanh - Sam Lốp ý , thời bình có khác chỉ tội mấy ông khi hết chiến tranh vội về với U nó , hì lấy đít trâu làm thước ngắm cho lưỡi cày ...
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #122 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 07:40:35 pm »

hehe bác tuaans hôm nào tìm dùm em xem E 6 - MT 479 và D54 - 7705 có được phong anh hùng lần nào không ? ( hehe thấy mấy bác luận anh hùng nhiều quá nên cũng tò mò về đơn vị mình  Grin )
@quyekh : hehe sư phụ gu gồ đã trở lại , hôm nào bác rủ sư phụ làm cái hội nghị RTC ở sân bay đi  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #123 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 09:41:48 pm »

Theo cách của chú Quyenkh dùng google thì giáo sư Vũ Khiêu có viết cặp câu đối tặng trung đoàn Tu Vũ để ở nhà tưởng niệm đầy bi hùng
"...ba lượt anh hùng / sáu ngàn liệt sỹ ...."
không biết báo Thái nguyên viết có đúng ko ạ ?
http://www.baothainguyen.org.vn/home/Print.aspx?cid=85&id=1683
 Các bác xem hộ những thông tin như thế này liệu có độ chính xác không ? tôi trích dẫn một đoạn .
 
 Từ Sư đoàn 308, ngày 31/05/1965, được trên điều động Trung đoàn đã vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu với phiên hiệu Trung Đoàn 88A. Trong những năm chiến trường Trung đoàn 88A đã từng chạm trán với hầu hết các đơn vị thiện chiến của Mỹ như: Sư đoàn số 01, số 04, Sư đoàn 101 (Anh cả đỏ), Sư đoàn 25 (Tia chớp nhiệt đới)... Liên tục 10 năm trên chiến trường Miền Nam, Trung đoàn đã có mặt khắp các mặt trận từ Trị Thiên đến Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong chiến dịch Đại thắng mùa Xuân 1975, Trung đoàn tham gia giải phóng từ phía Tân Trụ, Cần Giuộc (Long An) rồi đánh chiếm Tổng nha Cảnh sát, Bộ Tư lệnh Hải quân Ngụy... tham gia lực lượng Quân quản tiếp quản thành phố Sài Gòn. Sau năm 1975, Trung đoàn được Đảng, Nhà nước giao làm nhiệm vụ Quốc tế tại Campuchia. Năm 1989 sau khi từ nước bạn về nước, Trung đoàn sáp nhập vào Sư đoàn 302 Quân khu 7.
                                 ----------------------------------------------------------------
 Sau năm 1975 trung đoàn được Đảng , Nhà nước giao làm nhiệm vụ Quốc tế tại Campuchia .
 Đúng là sau năm 1975 thật , nhưng nếu gọi là nhiệm vụ Quốc tế tại Campuchia thì tất cả chúng ta chỉ được tính thời gian lấy ngày 7.1.1979 làm mốc , còn tất cả thời gian trở về trước dù trên đất K cũng chỉ được tính là bảo vệ BGTN . Điều này được thể hiện rất rõ ràng khi chúng ta làm tờ khai về lính QTN VN ở K cuối năm 2010 trên đó hỏi rất kỹ thời gian ở K và tính từ ngày 7.1.1979.
 Vậy thì E88 làm nhiệm vụ Quốc tế sớm nhất QDNDVN ở K đến 3 năm rưỡi . Theo bài báo này thì lúc đó E88 ở đâu trên đất K và chiến đấu cho ai ?
Năm 1989 sau khi từ nước bạn trở về , Trung đoàn sáp nhập vào sư đoàn 302 Quân khu 7
 Nếu theo thông tin của bài báo thì trước khi về nước thì E88 của các bác thuộc đơn vị nào vậy , năm 1989 mới thuộc quân số của F302 QK7 ?
 
 Tôi không nói khác về E88 F302 theo những gì chúng ta đã biết mà chỉ muốn nói độ tin cậy của bài báo dưới bút danh Đào Quang Bồn viết .
 Tôi bảo đảm ngay chính các bác lính E88 cũng không nhận ra mình dưới ngòi bút của những nhà báo này .
 Vậy thì những thông tin ở những bài báo được lấy làm dẫn chứng khiến tranh luận E88 3 lần nhận danh hiệu cao quý do Nhà nước trao tặng cũng cần xem lại , nếu chỉ căn cứ vào những tờ báo và nhà văn nhà báo kiểu này thì tôi e rằng khó mà nói chuyện tâm phục khẩu phục .
 Vì vậy tôi nghĩ " ... ba lượt Anh Hùng / sáu ngàn tử sỹ ..." Cũng chỉ là đoạn văn nói lên E88 đã đi qua 3 cuộc chiến tranh của đất nước ( KCCP - KCCM - BGTN ) mỗi cuộc kháng chiến hay nhiệm vụ Quốc tế ở K thì E88 là một lần Anh Hùng mà E88 được giáo sư Vũ Khiêu viết tặng trên vần thơ của câu đối .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #124 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 11:13:32 pm »

Hi bác BY vẫn lăn tăn vấn đề này .. gặp em mà ở E88 em ra đơn vị chụp rồi phóng to ba tờ QĐ ấy cho bác BY tỏ tường .
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #125 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 11:17:46 pm »

Các bác lính E88 cho em hỏi với ... các bác trấn giữ núi Hồng , em nghe nói bây giờ tại đây bác Hun làm nên một khu du lịch , khí hậu nơi ấy mát mẻ gần như Đà Lạt nhà ta và có nhiều cây Hồng hoang dã mọc phải không ?
Hì còn nơi đây hình như có mộ chôn Pôn Pốt nữa thì phải , vậy trước đó các bác mở chiến dịch có từng đến nơi ấy không ?
Bác Svailo và bác Thái có ghi chép kể cho em nghe với nhé .
               Em chào Bác Quyenkh!Bác nhắc núi Hồng làm em nhớ nó muốn chết,khu vực đó mà làm du lịch sinh thái là hết xẩy rồi(với điều kiện là phải gỡ hết mìn!),dĩ nhiên là khí hậu mát mẻ so với xứ K thôi chứ không dám so với Đà Lạt đâu,được cái suối trên đó mùa nào cũng có nước,sáng dậy hớp nước súc miệng là cái miệng cứng đơ,hàm răng tê buốt vì nước lạnh ngắt.Cây hồng thì em không thấy chứ em có gặp mấy cây cổ thụ tới mùa cho trái nhỏ mà đỏ hết cả cây như trái vải xứ mình.Ngộ cái là đứng xa mình nhìn thấy hình cái núi rõ ràng vậy mà đi lên lúc nào không hay,trên núi cứ nhấp nhô chỗ cao chỗ thấp,đi suốt ngày không qua tới bên kia,mấy tay muốn du lịch để leo núi mạo hiểm bị hố là cái chắc!Một đặc sản nữa là chùa,trên núi cũng có phum,có dân làm ăn sinh sống nên không thể thiếu chùa,mà toàn là chùa đẹp(chắc nhờ có vật liệu tại chỗ như gỗ,đá...)nhìn rất uy nghi,không có căn tu như em mà nhìn còn muốn vô.
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
tuoc_b41
Thành viên
*
Bài viết: 476

Chết vì "lửa phụt hậu của B41"


« Trả lời #126 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2011, 04:21:46 am »

"Kính lão đắc thọ", bác Svailo đã nói rồi, nhưng tuocb41 cũng xin thay mặt đám "lính lác" E88 rất cảm ơn những ý kiến đóng góp đúng lúc, đúng nơi, hợp lý, mang tính xây dựng và đầy nhiệt tình của bác "tuaans"!

Chúng tôi cũng không quên cảm ơn:
- Bác Quyenkh đã bỏ ra thời gian quý báu để tra :Gúc - Gồ!
- Pháo 262 chi kịp thời, chính xác bởi yta262.
- Các bài viết thú vị, nhiều thông tin của tất cả anh em E88.
-....

Mục đích, tôn chỉ (tiêu chí) của topic của chúng tôi vẫn thế: nơi các CCB từ lớn (lục thum) tới nhỏ gặp nhau để ôn lại những kỹ niệm trên chiến trường Tây Nam dù đã qua hơn 30 năm nhưng vẫn còn đậm nét trong tim của từng cá nhân. Chúng tôi cũng luôn mong mỏi và chào đón tất cả CCB các đơn vị bạn cùng tham gia cho thêm phần sôi nổi trên tinh thần đoàn kết, xây dựng.

Xin chân thành cảm ơn quý vị!

« Sửa lần cuối: 05 Tháng Năm, 2011, 04:59:47 am gửi bởi tuoc_b41 » Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #127 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2011, 05:20:27 am »

@ 86humxamthaylong 10 năm bên K có phải E88 đảm nhận khu vực núi Hồng hay không , mình có đơn vị nào chốt giữ trên ngọn núi này , hì bác kể như vậy thì núi Hồng thời gian ấy vẫn còn dân sinh sống vậy thì dễ thở rồi .
Các bác E88 theo em biết thì sau năm 82 bộ đội VN ta lui về tuyến II , tuyến I bàn giao cho đơn vị bạn , sao em không thấy các bác E 88 nhắc gì đến phiên hiệu lính bác Hun cả ?
Hì địa bàn tuyến I của F309 em hoàn toàn không có dân , trai trẻ mà tắm rửa với nhau cứ trần chuồng như nhộng , khu vực em khan hiếm nước lắm ác cái nữa là vùng đất đỏ bazan , nửa tháng tụi em mới tổ chức chốt đường ra mìn để đi lấy cái ( một phần tất yếu của cuộc sống ) , hì vì sợ muỗi đốt không bọn em cứ tô hô cho khỉ nó thèm  Grin
Cùng một MT nhưng địa bàn mỗi nơi mỗi khác , đơn vị em không phải lo công tác dân vận như các bác , trừ E 31 là đơn vị cơ động còn 3 trung đoàn chốt giữ biên giới sợ nhất là sốt rét , hì mấy thằng em rách lắm tóc tai dài thượt hì đến nỗi thằng lính VN chạy qua Thái ( Nhạc Phi ) nó ví lính đơn vị em như Phun Rô , nhưng mà nó nói cũng đung đúng về quân số ta lúc ấy hì một đại đội chỉ ba mươi mấy nhơn , một B chỉ có 5 thằng B trưởng và phó rồi A trưởng không có lính sai  Grin
Hi nghe mấy bác nói nghĩa trang là sân bay Xiêm Riệp nhưng sau ấy theo bàn giao cho bạn , các bác phải có nghĩa trang mới chứ ?
Hì bác Tước_B41 lập topic mới mà không có chuyện kể  Grin một năm chiến đấu bác dành hết bên kia  Grin thôi bác hé tý ty cuộc sống ngoài TW mặt trận cho tụi em tý  Grin hay bác sợ kể sướng quá tụi em nghanh  Grin
Logged
tuoc_b41
Thành viên
*
Bài viết: 476

Chết vì "lửa phụt hậu của B41"


« Trả lời #128 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2011, 08:38:35 am »


Bác Quyenkh thật "thông thái", biết hết rồi còn "théc méc" làm gì?

Người ta nói:"Hết cơn bĩ cực tới hồi thới lai" ( Thái thì cũng như Thới, nhưng theo như bác "yta262", sợ phạm húy bị 40 roi nên tránh!).

Đương nhiên là 3 năm ở MT cũng không ít chuyện nhưng lại không phù hợp trên topic này, chỉ có thể nói riêng ở đâu đó như "Quán Chú Đội" chẳng hạn.

Khi xưa thời còn vác B41, tuocb41 chỉ biết phận sự của mình nên chỉ kể vài trận tiêu biểu với cách nhìn của một người lính, không dám có tầm nhìn của cán bộ vì thực sự nó có được đào tạo chi đâu (nói thẳng ra là thiên lôi)? Cho nên tuocb41 chỉ kể chi tiết các trận đánh bó gọn trong B hoặc A mà thôi.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Năm, 2011, 08:55:38 am gửi bởi tuoc_b41 » Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #129 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2011, 10:09:18 am »

Bác Quyenkh ơi!Thời em ở đó tụi Pốt còn mạnh và đông nữa,hôm trước em có kể rồi đó bác,88 vừa chuyển cứ giao lính bác Hun thì bị nó vây uýnh liền,"nhảy nhảy không em"vô cứu bị tụi nó "nhảy" luôn,"hai khiêng một"chi viện nó cũng "khiêng" luôn,"hùm xám" phải phi như ngựa hết một ngày một đêm trở về,lúc đó tụi Pốt mới chịu vọt!Còn trên núi thì toàn cứ lõm của tụi nó,chụp chỗ này tụi nó qua chỗ kia.Có lần ban đêm tụi em đi luồn(không mang hỏa lực) thì thấy phía dưới bình độ tụi nó đốt đèn đi rầm rập như diễn binh,sau trận đánh mới biết tụi nó cũng dắt dân đi buôn để cải thiện,vì có mấy thằng bạn em thu được đồ cổ toàn thứ thiệt không(tận mắt em nhìn thấy một cái hộp nhỏ có 12 viên đá trắng sắp ngay ngắn bên trong),vậy mà tụi nó chia cho em có một đồng tiền bằng bạc in hình Nữ thần tự do hà(chắc nó trù cho mình trúng gió)!Hì hì!
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM