Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:06:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166985 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #320 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2014, 03:37:50 pm »

Hay và ý nghĩa quá chú ơi!  Grin
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #321 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2014, 05:34:22 pm »

Năm 1973, sau hiệp định, 6971 có dịp đi trinh sát địa hình ở vùng Tích tường - Như lệ. Chỉ ngắn ngủi 04 ngày thôi. Nhưng rất ấn tượng. Nhân nói về các cao điểm quanh vùng này, xin được trích lại nhật ký trinh sát của những tháng năm ấy để tham khảo:

10.8 Miền Tây. Trở lại với mảnh đất “Phương Thuý, 15-1”. Một sự đổi thay quá lớn lao. Một màu xanh sòng phẳng, thanh bình.
Ở vùng 52-59, mình ở cao hơn địch. Hai bên có thể nhìn rõ từng chiếc răng vàng của nhau. Đồi Đại liên, đồi Xe đổ, Xe cháy, .. là của mình. Địch cho nữ lên chốt với lính (có thể là vợ con).
Lại ở rừng. Thấy nao nao nhớ một cuộc sống đã qua rồi, có thể là Ái Tử, khu B, khu A, 108 hay trên đường giao liên. Đời bộ đội là vậy đấy. -Cao điểm 52.

11.8 Đi túc tắc một mình quanh những dải đồi tranh vô tư của vùng chiến tuyến. Cách đây không lâu, vùng này còn là nơi máu xương. Đất dưới hố bom nứt ra như mai rùa, rồi khô và bửng lên như mảnh to của bom.
Chốt ở vùng cao điểm 15 khá quan trọng. Sau khi quá sơ hở mất đi 4 mỏm lân cận, cao điểm 15 trở thành vị trí xung yếu nhất của cả vùng này.
Ở rừng, ngủ võng, muỗi, ... Một sự cảm thông thật sự sâu sắc với bộ binh. Hãy lấy họ làm chuẩn để an ủi mình. –CĐ 15.

11.8.1973 Như Lệ là nơi yên nghỉ của Anh Độ. Tôi vẫn luôn coi anh là một “Tấm lòng vàng”. “Một tấm lòng vàng bất hạnh”. Có thể nguyên nhân cái chết của anh như Tuấn Anh kể, có thể như Hội kể hoặc như Đọ kể. Nhưng dẫu sao chăng nữa cũng không thể vớt vát được. Có những sự sai sót trả nợ được và cả những sự sai sót không tính thành giá để trả được. -Cao điểm 15.

12.8 Vùng cao điểm 29 quả là đúng với tiếng tăm nổi tiếng của nó. Bám lấy sườn đồi mà chốt. Mặc dù vậy, thế của ta vẫn rất vững. Mãi trung tuần 7/73, ở đây vẫn đánh nhau.
Như Lệ và Tân Mỹ đã xanh rì. Nói chung cả vùng này chịu ảnh hưởng lớn của cao điểm 29 và Khu Làng An. Chuối và tre là một bình phong tốt. Cuối Như Lệ có chốt ta phải đi men bờ sông. Từ chỗ đó đến Đồi Chè là cả một khu chốt bất lợi, yếu thế. Quanh khu này, quân hai bên đều đông. -Chân Đồi Chè.

13.8 Bãi Mít của Tích Tường làm cho ý nghĩ của mình quặn lại, tê tái. Mỗi thân cây nham nhở sẹo là một trang nhật ký chiến tranh.
Vùng Tích Tường rất khó phát hiện bố phòng của địch. Vị trí chốt tạo thành cụm đối nhau, xen giữa những khoảng trống bí hiểm. Từ sườn đông-bắc Đồi Chè trở về Thành Cổ là địa phận của Thủy quân lục chiến (có lẽ là d9, lữ đoàn 369), còn về hướng Khe Trai là của e51 Bộ binh. Bọn thuỷ quân lục chiến tỏ rõ tính chất kiêu binh của chúng. Lười, chơi bời, ít chú ý đến nhà cửa, hầm hào. Bọn này đã đau đòn ở Nam Cửa Việt hồi 31/1/73. -Trà Liên.


Nhật ký là giấy trắng mực đen, nhưng cô đọng quá. Trí nhớ thì mang máng, 50/50. Nhưng hình như hồi ấy lính gọi một quả đổi là là đồi Xe cháy, ở đó có cái xe GMC hay gì gì đó bị trúng bom đạn, cháy rụi. Mà theo những dòng nhật ký trên thì có vẻ Đồi chè không ở sát bờ sông.

* Kèm bản đồ minh họa của TTNL
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tám, 2014, 06:13:19 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #322 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2014, 10:57:22 pm »


 

Năm 1973, sau hiệp định, 6971 có dịp đi trinh sát địa hình ở vùng Tích tường - Như lệ. Chỉ ngắn ngủi 04 ngày thôi. Nhưng rất ấn tượng. Nhân nói về các cao điểm quanh vùng này, xin được trích lại nhật ký trinh sát của những tháng năm ấy để tham khảo:

Ở vùng 52-59, mình ở cao hơn địch. Hai bên có thể nhìn rõ từng chiếc răng vàng của nhau. Đồi Đại liên, đồi Xe đổ, Xe cháy, .. là của mình.
… Nhật ký là giấy trắng mực đen, nhưng cô đọng quá. Trí nhớ thì mang máng, 50/50. Nhưng hình như hồi ấy lính gọi một quả đổi là là đồi Xe cháy, ở đó có cái xe GMC hay gì gì đó bị trúng bom đạn, cháy rụi. Mà theo những dòng nhật ký trên thì có vẻ Đồi chè không ở sát bờ sông.
* Kèm bản đồ minh họa của TTNL


@6971,

    Rất trân trọng khi bài viết về Đồi CHÈ- Đồi CHÁY  của tôi  đã  được bạn đọc và trao đổi thông tin lại.
   Trước khi nói kỹ hơn về đồi CHÈ (325) tôi đưa  lại bản đồ  của TTNL và bản đồ đồi Chè –đồi Cháy của tôi.
         
           BẢN ĐỒ  Đồi CHÈ  của  TT- NL

     
       
            Bản đồ xưa về  ĐỒI CHÁY _ ĐỒI CHÈ   

     

     Ta  phân tích để thấy được điểm cần  bổ xung và cơ sở xác định tên địa danh  :
1-   Bạn nhìn kỹ nhé :  trên tuyến phòng thủ của Ta tại khu vực cuối Tích tường  tiếp giáp Như lệ ( gần khe Như lệ chảy ra sông TH) đã  lùi hẳn ra phía  sát sông thành một hình chữ  U ( tôi  đã tô thêm 1 vòng mầu xanh ) .   Câu hỏi là tại sao lại như  vậy ??  Nhìn vào bản đồ  tôi vẽ  sẽ thấy đây  là một khu dân cư , sát với đường cái đi từ TT xuống Như lệ,   không phải vùng trũng  ngập nước hay   khe như lệ chảy qua.  Về QS thì  chắc chắn rằng  Ta  cũng muốn chiếm giữ chứ ??
 Có  thể khẳng định  rằng :  Khu vực đó đã bị đối phương chiếm giữ - nên E95 đã phải lùi ra sát ra rìa sông .
Tại sao lại vòng ra thành hình chữ U ?  Vì có một cứ điểm của đối phương đã  chiếm giữ tai đây  nên  Tuyến phòng ngự của Ta đã lùi lại ,  phải vòng tránh nên  thành hình chữ U .
Vậy cần bổ xung vào bản đồ của TT-NL tại điểm này  có  một  CHỐT của đối phương .

2-   Chốt của đối phương tại đây  thế nào ?   Đây là vùng chiến đấu  của E95.  Các CCB của d4,d5,d6/ E95 đều còn nhớ rõ rằng đã nhiều lần tổ chức tập kích vào chốt này nhưng từ  lúc vào tham chiến 11/72 cho đến sau HĐ Paris 73 đều không giành được .  Cái chốt đó lính E95 gọi là Chốt “ Đồi Chè “ -  Có thể chỉ là tên riêng của E95 khi đó.  Trận tập kích lớn vào chốt “ đồi Chè “  vào  ngày 31/12/1972, E95 cũng không chiếm được và chịu tổn thất lớn.Chính tôi đã cùng tổ thuyền tại  bến vượt NHƯ LỆ   đã trực tiếp tham gia trận đánh này –  tập kích đồi CHÈ  (  như đã viết tại  vnmilitaryhistory.net/Nguyenhuuluanc17/ Người lính công binh bến vượt Tích tường/Chúng tôi chiến đấu ở Tích tường-Như lệ/15) 
Có thê dẫn ra  tài liệu khác nói về chốt “ Đồi Chè “ sát sông TH này :
 
       NHỮNG NGÀY Ở THƯỢNG PHƯỚC    Hồi ức của TẠ QUỲNH PHƯƠNG -06/09/2012
Thượng Phước-một cao điểm nhỏ bên bờ sông Thạch Hãn-Quảng Trị. Dạo ấy địch điên cuồng dồn hết lực lượng đẩy quân ta sang bên này sông, hòng chiếm hết hữu ngạn làm phòng tuyến thay cho sông Bến Hải và gây sức ép với ta tại hội nghị Pa-ri, vì vậy giao tranh ở đây ác liệt lắm.  Đơn vị tôi được lệnh đặt một đài quan sát ở Thượng Phước.
… …    Phía bên kia sông là Tích Tường-Như Lệ, hình như là hai cái tên làng nhưng bây giờ thì chỉ còn màu đỏ của đất đồi nham nhở. Đồi Chè là một cao điểm thâm thấp sát sông, cái tên đồi Chè gợi nhớ một màu xanh mướt mát nay chỉ còn lại cái tên, còn gốc chè cũng chẳng có.

   (http://www.thuvienquangtri.gov.vn/baiviet.aspx?id=2581&nhom=1 )   

3-   Đoàn CCB của E95 cùng LêMinh (TTNL) đi QT 5/2012 đã  tới thăm đồi CHÈ (325),  xác định vị trí của NÓ ( đánh dấu  đỏ trên bản đồ ) ,  đã trao đổi  lại thông tin về  CĐ tại đồi CHÈ ( 325) trong Tgian  72-73 .  Không có CCB  nào của E95 có ý kiến khác về tên gọi đồi CHÈ tại vị trí này.

4-   Cứ điểm “ đồi Chè”  trên bản đồ  của TTNL  hoàn toàn trùng với khu vực đồi CHÁY (312), hiện cũng gọi là  “Đồi CHÈ “. Có trận đánh cũng của E95 vào ngày 27/1/73 ( như TTNL đã kể trong  Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt / P1, VI : Đặc sản Như lệ )

5-   Tên gọi đồi CHÈ (325)  hiện chỉ  còn  các CCB E95  nhắc đến.  Nhiều  người không biết  địa danh này, mà nhớ  đến  ĐỒI CHÈ 312 ( Đồi CHÁY )


Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #323 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2014, 12:04:48 pm »

Bác Luân à, trước nhất phải khẳng định Bác và trước kia có bạn tôi - TTNL, mới thạo vùng này. Tôi chỉ đến Phương Thúy phục bắt tù binh 2-3 đêm giữa tháng 1-1973, ngay trước hiệp định, sau đó đi thị sát binh địa 4 ngày vào tháng 8 cũng năm ấy. Nói thực là chỉ nhớ lơ mơ thôi.

Nhưng thế thì có vẻ rõ. Rắc rối là ở cái tên Đồi Chè. Lính 325 gọi cái đồi ven sông là Đồi Chè. Còn cao điểm phía xa sông, nơi trên bản đồ của TTNL khoanh xanh, ghi chú Đồi Chè thì là gọi theo dân địa phương.

Tiện thể, thử bám theo bản đồ của TTNL, có bổ sung của @NHL để truy xét lại đoạn nhật ký binh địa xem có khớp không nhé:

- 6971 vượt sông ở phía thượng nguồn. Bắt đầu là các cao điểm 52 và 59 (?). Tiếp nữa là cao điểm 15 (?), cao điểm 29 (TTNL đã đánh dấu). Nhưng 6971 có cảm giác là vùng chốt của phía ta ở khu vực này nới rộng hơn so với đường đỏ của TTNL. Sáng 11, khi đang thi sát vùng cao điểm 29, mình còn chứng kiến máy bay A37 bổ nhào xuống trận địa của ta.
- Tiếp đó là đoạn "chữ U", bắt đầu là các chốt "men bờ sông, từ chỗ đó đến Đồi Chè là cả một khu chốt bất lợi, yếu thế". Và 6971 ngồi ở chính chân Đồi Chè để tốc ký, hôm sau đi tiếp sang Tích Tường.

Chuẩn đấy.    
Logged

Nhật ký Viết lại
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #324 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2014, 11:51:01 am »



 Bác Luân à, trước nhất phải khẳng định Bác và trước kia có bạn tôi - TTNL, mới thạo vùng này. Tôi chỉ đến Phương Thúy phục bắt tù binh 2-3 đêm giữa tháng 1-1973, ngay trước hiệp định, sau đó đi thị sát binh địa 4 ngày vào tháng 8 cũng năm ấy. Nói thực là chỉ nhớ lơ mơ thôi.

Nhưng thế thì có vẻ rõ. Rắc rối là ở cái tên Đồi Chè. Lính 325 gọi cái đồi ven sông là Đồi Chè. Còn cao điểm phía xa sông, nơi trên bản đồ của TTNL khoanh xanh, ghi chú Đồi Chè thì là gọi theo dân địa phương.

Tiện thể, thử bám theo bản đồ của TTNL, có bổ sung của @NHL để truy xét lại đoạn nhật ký binh địa xem có khớp không nhé:

- 6971 vượt sông ở phía thượng nguồn. Bắt đầu là các cao điểm 52 và 59 (?). Tiếp nữa là cao điểm 15 (?), cao điểm 29 (TTNL đã đánh dấu). Nhưng 6971 có cảm giác là vùng chốt của phía ta ở khu vực này nới rộng hơn so với đường đỏ của TTNL. Sáng 11, khi đang thi sát vùng cao điểm 29, mình còn chứng kiến máy bay A37 bổ nhào xuống trận địa của ta.
- Tiếp đó là đoạn "chữ U", bắt đầu là các chốt "men bờ sông, từ chỗ đó đến Đồi Chè là cả một khu chốt bất lợi, yếu thế". Và 6971 ngồi ở chính chân Đồi Chè để tốc ký, hôm sau đi tiếp sang Tích Tường.

Chuẩn đấy.    

  @6971,

 Để giúp 6971  định hình trên bản đồ những điểm đã lưu theo nhật ký của bạn,  tôi đối chiếu với bản đồ cũ và đánh dấu đỏ  vào . Không dùng bản đồ của TTNL được vì không rõ - không đủ các cao điểm mà 6971 muốn tìm.  Tôi vạch một tuyến liên kết các  cao điểm này với nhau có thêm vào vị trí Đồi CHÈ(325), cầu khe NHƯ LỆ  và TÍCH Tường gồm TT1 và TT2.    ( không thấy cao điểm 59 - trên bản đồ  hình như là Cđ 60 )
Chỉ vạch nối  được thôi vì  tuyến phòng thủ thay đổi theo thời gian.  6971 nên lưu ý rằng bản đồ tuyến phóng thủ của TTNL đã đưa trên  được vẽ  vào thời gian  24/1 - 27/1/73  trước ngày ký HĐ.  Sau khi  cắm cờ và  ngừng bắn vài ngày ( 3-5 ngày)  từ Đá đứng đến Tích tường hai bên  lại " chiến" để giành đất cho đến 4/1973  mới dừng nên  sẽ có thay đổi so với NK của 6971 (8/73) .  6971 có thể đối chiếu  vị trí này  vào bản đồ của TTNL- ứng với  Đồi CHÈ của TTNL là ĐỒI CHÁY không phải Đồi CHÈ ( 325) sát bờ sông THẠCH HÃN 

   Bản đồ theo nhật ký binh địa của 6971 :

     
 
            Tuyến PT và  Chốt   6971-2


Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #325 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2014, 11:58:33 am »




 ... Tiện thể, thử bám theo bản đồ của TTNL, có bổ sung của @NHL để truy xét lại đoạn nhật ký binh địa xem có khớp không nhé:

  - ... Nhưng 6971 có cảm giác là vùng chốt của phía ta ở khu vực này nới rộng hơn so với đường đỏ của TTNL. Sáng 11, khi đang thi sát vùng cao 
  điểm 29, mình còn chứng kiến máy bay A37 bổ nhào xuống trận địa của ta.

  - Tiếp đó là đoạn "chữ U", bắt đầu là các chốt "men bờ sông, từ chỗ đó đến Đồi Chè là cả một khu chốt bất lợi, yếu thế". Và 6971 ngồi ở chính chân Đồi Chè để tốc ký, hôm sau đi tiếp sang Tích Tường.

Chuẩn đấy.    



  @6971,

  Theo gợi ý của 6971, Từ các tài liệu đã  viết về Đồi CHÁY 312 và Đồi CHÈ 325 cùng các thông tin khác đã tổng hợp được ( bản đồ, tài liệu, thông tin của CCB 95 và 312 ) tôi có bổ xung thêm về tình hình phòng thủ của E95- 325 tại TÍCH TƯỜNG - NHƯ LỆ  mà  bác TTNL đã trình bày công phu trong bản đồ " Hai làng NHƯ LỆ và TÍCH TƯỜNG phía Nam THẠCH HÃN " trong thời gian cuối 1/73 ( trước khi ngừng bắn theo HĐ Paris 73 ) .  Những bổ xung của tôi là :
 1-  Tại đoạn chữ " U "  của tuyến phòng thủ, phía bên đối phương  cần có thêm hai chốt : 
      -  01 Chốt bên TÍCH TƯỜNG sát với nhánh sông " Khe Như lệ " có một chốt tôi đặt tên là " Chốt Cầu " khống chế con đường và Cầu NHƯ LỆ .
 C17/95 ngày 20-21/1/73 nhận lệnh cùng với 1 trinh sát + 02 lính BB tiến hành tập kích đặt bộc phá để phá chốt này nhưng không được - LS Nguyễn Trần Được C17 cùng 03 lính BB đã hy sinh tại đây ( Xem:Trận đánh chốt của C17/E95 và những LS chưa tìm thấy -http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,21097.310.html )
     - 01 Chốt bên NHƯ LỆ sát bờ sông là Chốt  "ĐỒI CHÈ 325". Chốt này E95 tập kích nhiều lần nhưng không giành được.
2- Bổ xung thêm tên của  chốt " ĐỒI CHÈ " trong bản đồ là " ĐỒI CHÁY 312 " cho đúng với tên gọi trong chiến đấu của lính. Và  6971 mới có thể  "  ngồi tại  chính chân " ĐỒI CHÈ " này để tốc ký, hôm sau đi tiếp sang TÍCH TƯỜNG "

Với bổ xung này , tôi  mong muốn  hoàn chỉnh thêm  những ghi chép và nhật ký Chiến Trường của TTNL cùng với bản đồ đã vẽ .   Bản đồ của TTNL với  các bổ xung    trình bày dưới đây :

            TUYẾN PHÒNG THỦ  TẠI   TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ  1/1973

           

                                                [url Chot Như Lệ bo xung  [/url]
       
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #326 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2014, 04:48:15 pm »

@NHL, vẫn thấy băn khoăn: Chiến tuyến đỏ mà TTNL và NHL khoanh có vẻ hơi "thiệt" cho phía ta.

- Sáng đi thị sát binh địa cao điểm 29, thấy ta có khoảng đất khá rộng tính từ bờ sông chứ không men men như trên hình.
- Nếu cái Đồi Chè mà 6971 viết năm 1973 đúng là cái Đồi cháy 312, mãi sâu bên kia chiến tuyến, thì thành ra 6971 ngồi viết nhật ký trong lòng địch à?

Cũng có thể chiến tuyến các bác vạch ra là thời điểm trước Hiệp định 73. Nếu vậy thì có thể sau đó ta đã lấn, vì 6971 đi miền Tây là tháng 8/1973.
Logged

Nhật ký Viết lại
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #327 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2014, 02:06:05 pm »


@NHL, vẫn thấy băn khoăn: Chiến tuyến đỏ mà TTNL và NHL khoanh có vẻ hơi "thiệt" cho phía ta.

- Sáng đi thị sát binh địa cao điểm 29, thấy ta có khoảng đất khá rộng tính từ bờ sông chứ không men men như trên hình.
- Nếu cái Đồi Chè mà 6971 viết năm 1973 đúng là cái Đồi cháy 312, mãi sâu bên kia chiến tuyến, thì thành ra 6971 ngồi viết nhật ký trong lòng địch à?

Cũng có thể chiến tuyến các bác vạch ra là thời điểm trước Hiệp định 73. Nếu vậy thì có thể sau đó ta đã lấn, vì 6971 đi miền Tây là tháng 8/1973.


 
   @6971,

  Trước khi có giải đáp trong phần này, trước đó NHL đã trao đổi và  đưa 02 bản đồ để bạn  xem, nhìn lại nhé  :

 1- Bản đồ  vạch tuyến đi binh địa của 6971 vào 8/1973 :  qua các Cđ 52, 59 ( 60) , 15, 29, thôn Tân mỹ, thôn Như lệ, đồi Chè 325 ( bổ xung), Cầu Như lệ  ( bổ xung) , Tích tường
 
 2- Bản đồ tuyến phòng thủ TÍCH TƯỜNG - NHƯ LỆ vào 1/1973 của TTNL  với đánh dấu bổ xung : Đồi Chè 325, Chốt Cầu, Đồi CHÁY 312. ( Đã ghi rõ  vào  tháng 1/73 )

Và  câu trả lời các nội dung cần trao đổi  :
 -  Sau ký HD 1/73, E95 nhận nhiệm vụ đánh lấn khu vực từ Tân Mỹ xuống Đá đứng , Tân lê , Phương Thủy (  tại đây có ngầm Phương Thủy xe cơ giới qua sông được - có thể phục vụ ý đồ chiến lược sau này ). K4/95 đánh chiếm Cđiểm 29,  K5/95 đánh chiếm Cđiểm 15 và chốt giữ . Đến cuối  T7/73 đầu t8 rút ra củng cố ,  bàn giao cho F312 .  Khu vực này được mở rộng với đường đỏ gián đoạn,  mở rộng ra so với thời điểm 1/73.  Tại khu vực  làng Như lệ -Tích tường cả 2 phía đều không lấn thêm, tuyến phòng thủ về cơ bản vẫn như lúc 1/73. E95 chỉ duy trì lực lượng để phòng thủ, không lấn. phía đối phương cũng đổi quân rút Sư chủ lực ra.  Như vậy tuyến phòng thủ lúc t8/73 đã hình thành với chỉ giới đường đỏ như trên bản đồ. ( Xem bản đồ )
 - 6971 đi binh địa- ( không TS luồn sâu) nên sẽ đi bên trong tuyến phòng thủ của E95- chỉ  đi  bên trong chỉ giới đường đỏ từ C điểm 52, qua 59(60), 15, 29,( đã khoanh đỏ )  Tân mỹ, Như lệ, Đồi Chè 325, Cầu Như lệ, Tích tường . Đi như vậy là hợp lô gíc và phù hợp nhiệm vụ cũng như tình hình thực tế chiến trường khi đó ( T8/73 cả hai bên đều không đánh nhau nữa)  . Như vậy :
 * 6971 đã ngồi tại Đồi CHÈ 325 để ghi tốc ký (  đã đánh dấu trên bản đồ ) chứ không phải là Đồi CHÁY  đâu  (đồi CHÈ theo tên gọi của dân - cách làng Như lệ 1,5km  vượt qua ruộng và bãi hoang )  . Ngồi ở Đồi CHè 325 thì hôm sau mới đi TÍCH TỪONG được . "   6971 ngồi ở chính chân Đồi Chè để tốc ký, hôm sau đi tiếp sang Tích Tường " . 6971 suy ngẫm và xác định chuẩn lại ( TS chắc còn nhớ các sự kiện khi có thêm thông tin) .

  Bản đò tuyến phòng thủ TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ _ ĐÁ ĐỨNG ( theo binh địa 6971 ) được NHL bổ xung như sau :(gộp cả 02 bản đồ lại - các C điểm đã   nối  bằng đường gián đoạn đỏ  )

            

                         Chot Nhule bo xung -8/73 

 
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #328 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2014, 02:30:39 pm »

Thành phần gia đình thì là công nhân (nhất trong công-nông-binh-trí thức, hay bây giờ các cháu nó gọi là đỉnh của đỉnh). Tiếc quá bác Luân trắng ạ. Giá lúc ấy bác Luân bảo đại trưởng là chúng em về rồi nhưng vì là đêm, sợ mất giấc ngủ quý báu của đại trưởng thì xong rồi, đại trưởng sẽ khen là không những linh hoạt hoàn thành nhiệm vụ, lại biết quý trọng sức khỏe của cấp trên và đồng đội, kết nạp ngay, khẩn trương. Mà kết nạp hồi xưa là kết nạp Đảng Lao động, chứ sau này có muốn cũng không được vào Đảng Lao động Việt nam nữa, chỉ còn Đảng Cộng sản Việt nam thôi. Nếu kết nạp lúc đó anh Luân sẽ vinh dự là đảng viên của những hai đảng cách mạng cơ đấy. Bác cố gắng giữ lá đơn này, em nghĩ là nó quý lắm đấy, bảo tàng nó có xin bác cũng đừng cho, vào đó là mất hút.

Lá đơn này có giá trị lịch sử của nó: hồi đó người ta chỉ viết chủ nghĩa Mác-Lê nin chứ như bây giờ là phải thêm tư tưởng Hồ Chí Minh. Mà đặc biệt là chữ viết hồi xưa rất đẹp, không nghều ngoào như chữ qua cải cách bây giờ. Như bác 6971 sau này thì viên năm của bác ấy chỉ còn là đảng viên cộng sản thôi, không được là đảng viên đảng lao động nữa. Mà muốn có cộng sản thì phải có lao động đã, không lao động lấy đâu ra tài sản để mà cộng phải không các bác. Nghĩ đi nghĩ lại thấy các cụ hồi xưa đặt tên siêu ra phết.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #329 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2014, 12:21:54 pm »


     
GẶP GỠ  NGƯỜI  CỰU CHIẾN BINH E95  – CỰU TÙ PHÚ QUỐC



     Kỷ niệm 42 năm ngày mất thành cổ Quảng trị 16/9/1972 – 16/9/2014, các CCB của E95/F325 và E48/f320  cùng với đồng đội đã có buổi họp mặt để ôn lại những sự kiện không quên trong những ngày chiến đấu ác liệt tại thành cổ -  bảo vệ thị xã Quảng trị 1972. Nhiều năm đã qua nhưng ký ức  về  trận đánh đẫm máu trong chiến hào ngập nước cùng với dòng sông Thạch hãn mênh mông,  đêm 15 đến rạng sáng ngày 16/9/1972 những người lính của E95 & E48 cùng các tiểu đoàn địa phương Quảng trị  đã rút sang bờ Bắc  Thạch hãn.  Những  “ người còn”  hôm nay  nhớ  những người đã hy sinh trên mảnh đất Quảng trị  trong  “ Mùa hè đỏ lửa 1972”.
   Trong cuộc hội ngộ,  Chúng tôi đã gặp một  người  lính đặc biệt  của E95 :  Một CCB – Cựu tù Phú Quốc đã tham gia chiến dịch Thành cổ Quảng trị 1972.  Bác là TRƯƠNG QUỐC KHÁNH,  nhập ngũ 1970 nguyên là CCB   C11-D6-E95-F325, là cán bộ tham mưu của trung đoàn tham gia chiến đấu tại Quảng trị. Tháng 8/72  được tăng cường làm trung đội trưởng đơn vị  D4-E95 chốt giữ  khu vực Mỹ Thạnh Tây – khu trại giam phía Tây Nam  thành cổ Quảng trị.  Đêm rạng ngày 3/9/72  đơn vị đánh lấn “ chốt “,  Bác Khánh bị thương ngất  nằm tại chốt.  Đơn vị khi rút ra không thấy,  cho là đã hy sinh.   Đến chiều, nhóm lính TQLC đi trinh sát trận địa bắt gặp,  thấy bị thương  đã chuyển  về  cứ rồi đưa về Huế - Đà nẵng . Đến đầu tháng 10/72 bị đưa ra Phú quốc cùng một số tù binh.  Bị giam tại  Phú quốc , được trao trả theo hiệp định  trao đổi tù binh T3/1973. Trở về Bắc,  CCB  KHÁNH  tiếp tục công tác tại BCHQS tỉnh NINH BÌNH , nay được nghỉ  hưu.
   Những người lính như chúng  tôi mới chỉ có  2 khái niệm : “ Người  còn “ – “ Người hy sinh” nhưng với CCB – CỰU TÙ PHÚ QUỐC  TRƯƠNG QUỐC KHÁNH  còn có “ Người mất “  ( người mất tích, người  tù ). Một  cuộc sống trong lao tù, trại giam  tù binh – sống mà như chết.  Là  những  giờ phút căng thẳng khi nghĩ   đang bị đưa đi “ thủ tiêu “  trong lúc  máy bay  chở  nhóm tù nhân ở  Phú quốc  về Quảng trị,  rồi như sống lại khi biết mình sắp được trao trả.

   Đây là bài thơ của CCB- Cựu tù  TRƯƠNG QUỐC KHÁNH viết tặng đồng đội E95

 
  LÍNH TRUNG ĐOÀN  
                                             
                                       
Kính  tặng những  người  lính  cùng  Trung  đoàn 95

Đồng đội  tôi!
Lính Thành Cổ chúng tôi
Hơn bốn mươi năm trời gặp lại
Người còn, Người mất, Người  hy sinh?
Người mất đây,  Người tù binh cộng sản
Sa vào tay địch rồi, khốc liệt nào hơn
Giữa lao tù Người giữ trọn niềm tin
Và tranh đấu bằng tinh thần, cùng đồng chí
Người hy sinh trong mưa bom đạn địch
Người hy sinh hai lần cho Thạch Hãn xanh trong
Người hy sinh ở độ tuổi ước mong
Chưa tỏ người yêu, chưa viết đầy trang vở !
Người còn đó, hôm nay ta gặp lại
Không huân chương nhưng rạng rỡ chiến công
Không ồn ào nhưng ấm áp tình thương
Bao kỷ niệm của một thời hoa lửa!
Như bài hát "lính trung đoàn" năm đó
Bạn và tôi chung một chiến hào
Bạn và tôi cùng đời lính năm nao
Nay chung sức dựng xây đời hạnh phúc!

                                                                   
 
                                                                       Hà Nội, tháng 12/2013
                                                                        Trương Quốc Khánh


        Hình ảnh CCB _ CỰU TÙ PHÚ QUỐC  TRƯƠNG QUỐC  KHÁNH  chụp kỷ niệm với đồng đội -  Các  CCB E95 &  E48 ;

           


   
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM