Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:22:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166942 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #310 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2013, 11:41:10 am »

                                       
   CHUYỆN VỀ BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG  1972     


   Sau  chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng trị ( 16/9/72), E95/325  rút ra Cam lộ củng cố - bổ xung quân.  Đầu tháng 10/1972 ,  trung đoàn  trở lại  phòng thủ bờ Bắc Thạch hãn  từ An đôn đến Phương thúy  đối diện bên sông  F312  chốt giữ  Tích tường - Như lệ - Đá đứng  lên đến động Ông Đô .
Hỏa lực của đối phương được yểm trợ của Mỹ chiếm ưu thế trên toàn bộ  mặt trận Quảng trị.  Pháo  bắn ngày đêm, B52 rải thảm cường độ cao.  Ngày  máy bay OV10  trinh sát  theo dõi , đêm pháo sáng rọi trắng  sông từ  lúc chập tối cho đến sáng.  Trận chiến tại Tích tường - Như lệ ác liệt  không  kém  thành cổ Quảng trị .
Đối diện Tích tường - Như lệ,  những  đoạn địa hình là bãi lở  dốc đứng khó vận động đều gài mìn chống đột kích.  Còn lại bộ binh e95  lập căn cứ, xây dựng tuyến phòng thủ  bên bờ Bắc,  chốt bộ binh chạy  dọc  sông THẠCH HÃN . Đầu tháng 11/72 bắt đầu triển khai chiến đấu “ chốt”  bên bờ Nam, nhu cầu hỗ trợ  vận chuyển  qua sông  của đơn vị hỏa lực, thông tin, trinh sát,  vận tải  cần lập bến vượt tại Tích tường.
Khoảng trung tuần tháng 11/72,  Tiểu đội tôi  ( A6/C17/E95 )  nhận lệnh phối thuộc  với bộ binh ,  lập bến vượt  phục vụ K5/E95 triển khai  chiến  đâu    tại  TÍCH TỪỜNG – bờ Nam sông Thạch hãn. Tình hình bố phòng tại lúc đó như sau :
Tại Bãi  bồi Tích tường –  là nơi giao chiến ác liệt của cả hai phía.  Các “ chốt” nằm lẫn ở khu rừng Mít và trên ruộng tại bãi bồi.  Tuyến  chiến đấu  của  K5/ E 95  từ  phía cuối bãi bồi xuôi dòng về thị xã Quảng trị ,  từ bãi bồi ngược lên  Như lệ  là tuyến phòng thủ  của  F312 . 
Bến vượt của C17/ 95 tại Tích tường  hỗ trợ chiến đấu  cho  bộ binh E95  bên bờ Nam Thạch hãn.  Lính công binh C17 chúng tôi  đã không vào khu bãi bồi này cho đến trước sự kiện  xảy ra tại Tích tường.

   Vào  một buổi chiều,  trong lúc chúng tôi chuẩn bị vượt sông thì phát hiện có người bơi từ bờ Nam  sang  chốt của K5.  Lính chốt  đã   bắt giữ  “ lính lạ “ khi  vừa  chạm bờ. Anh ta khai là thuộc đơn vị bạn -  chốt tại bãi  Mít – đại đội  hiện chỉ còn 4 người đã không được tiếp tế  mấy ngày nay.  Đơn vị cử  “ lính” qua sông  xin  tiếp tế lương thực.
Chúng tôi đã cấp lương thực và chở người “ lính lạ “ sang sông ngay chập tối đó – Đến nửa đêm , có một lính đến báo tin cho  chúng tôi  tại bến vượt phía bờ Nam:   lính  bơi qua sông  lúc chiều để  dò tìm đường tránh  khu vực cài mìn bên bờ Bắc.  Sau khi biết đường,  anh ta đã cùng 2 người của đại đội  đã bỏ trốn trong đêm –  lính báo tin là người duy nhất của chốt ,  hiện chốt “ bãi mít “ đang bỏ trống. (  Lính  cũng có lúc sợ mà bỏ chốt đấy  ??)
   Đêm đó,  K5 / 95 đã điều quân sang  chốt “ Bãi Mít”,  E95  chính thức tham chiến trên toàn tuyến và  giữ chốt tại Tích tường  và  “ chốt”  tại đây cho đến khi hiệu định ngừng bắn 1/1973 có hiệu lực.  (  Xem truyện  :  Người lính ở chốt bãi Mít Tích tường ).

   Liên quan đến lập bến  vượt Tích tường còn chuyện về kết nạp Đảng của tôi:
   Tiểu đội  chúng tôi đang  cùng bộ binh K6  ở gần Tích tường . Buổi chiều,  tôi được gọi  lên sở chỉ huy tiểu đoàn  để nhận lệnh trực tiếp .  C trưởng gọi qua điện thoại lệnh tôi đưa toàn tiểu đội về cứ nhận nhiệm vụ mới ( không nói là nhiệm vụ gì ) - Về cứ sẽ biết.  Đại đội C17 đang ở Khe CÓC - Quãng đường đi từ Tích tường về cứ phải hành  quân hết đêm mới tới. Linh tính là tiểu đội mình sẽ phải nhận nhiệm vụ quanh đây nên Tôi phân vân.  Phải hỏi được thông tin, tôi nghĩ vậy ? Thấy liên lạc tiểu đoàn đang ngồi trong hầm - tôi ngoắc tay kéo ra ngoài và hỏi  " Em nghe thấy điện thoại trao đổi bọn anh nhận nhiệm vụ ở đâu ?  “ - Cậu liên lạc nói nhỏ " Bọn anh xuống lập bến vượt Tích tường "
 Nghe xong tôi " choáng " luôn . Tiểu đội đang ở TíchTường  mà phải đi về CỨ rồi  lại hành quân ngược trở lại TT.  Nghĩ mà ức đến tận cổ, tôi lẳng lặng ra ngoài về, vừa  thương lính , vừa lo an toàn .  Làm thế nào đây ?  rồi phải đảm bảo an toàn cho " lính " nếu đi đêm - B52 đánh đêm hay rải  trên đường này lắm.
     Họp cả tiểu đội lại tôi nói " Có lệnh chúng  ta phải về cứ gấp để nhận nhiệm vụ mới  " xét thấy nếu đi đêm không đảm bảo an toàn, tôi yêu cầu Tiểu Đội chuẩn bị,  sớm mai hành quân về cứ ”
 Chúng tôi hành quân lúc mờ sáng.  Giữa trưa,  đến một khu vực có hầm - đây là chỗ nghỉ trên  dọc đường hành quân của các đơn vị. Tôi cho lính dừng và nấu ăn trưa.
  Chừng mươi phút tôi thấy lính của mình chỉ chỏ. Nhìn ra thấy Đại đội trưởng cùng liên lạc đang đi vào chỗ chúng tôi đang nghỉ. Chỗ này là  được nửa đường nên khi đến đây hầu hết phải nghỉ lại.
 Tôi đi xuống đón ĐĐT và báo liên lạc tới chỗ tôi nghỉ ,để ăn cơm cùng.
 ĐĐT lôi tôi vào một hầm trống gần đó rồi hỏi;
  - Sao đêm qua  đ/c không cho tiểu đội về cứ ngay ?
  - Báo cáo ĐĐT,  theo  qui luật B52 đánh đêm đảm bảo an toàn cho tiểu đội  không thể hành quân đêm.   Biết lệnh gấp nên đã hành quân sáng sớm nay.
Nghe cũng có lý nên không bị " quạt " nữa - nhưng  Đtrưởng nhấn mạnh   :  " Nếu Cậu đưa tiểu đội về cứ  đêm qua thì sáng nay Đại đội  sẽ kết nạp CẬU vào Đảng.  Giờ thì phải hoãn lại để thử thách tiếp -  Cậu cùng tiểu đội nhận nhiệm vụ lập bến vượt tại TÍCH TỪỜNG ,  tiểu đội hoạt động độc lập  và cậu phải hoàn thành nhiệm vụ .  Cậu viết lại lá đơn xin gia nhập Đảng,  lá đơn này viết chưa đạt yêu cầu  (  cũng  cần có lý do gì gì chứ  ?  )  Tôi cầm lá đơn rồi cất vào ba lô.
    Ăn cơm xong , chúng tôi quay trở lại Tích tường, vừa đi vừa  nghĩ trong đầu -  Đêm qua mà  đưa tiểu đội hành quân về thì liệu có còn ai  không ?  Mà vì sao C trưởng bắt tiểu đội mình phải về cứ nhỉ ?  Có phải vì Ô. sợ phải đi xuống mặt trận,   sợ chết  thì phải  ?   ( C17  thời gian này lính đi phối thuộc với bộ binh hết, chỉ có Ban chỉ huy đại đội ở  lại cứ, cách xa mặt trận ) .
 Chiến đấu ở bến vượt Tích tường rồi chuyển xuống bến Như lệ cho đến khi bị thương rồi ra Bắc. Cái lá đơn nằm trong ba lô theo tôi đến tận hôm nay như  một kỷ niệm về cuộc chiến đấu ác liệt tại  Tích tường – Như lệ  1972 của người lính.
   
   Cái lá đơn ấy gắn với kỷ niệm về bến vượt Tích tường  đã  được 41 năm  rồi ,  Nó  đây :

        



Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #311 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2013, 08:48:00 pm »

  GẶP MẶT  CCB  E95   HÀ NỘI    

     Chủ nhật 15/12/2013,  dù mưa và lạnh  nhưng hội trường khách sạn KHĂN QUÀNG ĐỎ  vẫn  đông  các CCB E95 tới dự  buổi gặp mặt.  Nhiệt tình tham gia  còn  có đại biểu CCB của các tỉnh bạn :   Vĩnh phúc, Hòa bình, Thanh hóa, Hưng yên .  Các  cựu chỉ huy của tiểu đoàn K4,  K5, K6 đã  không quản giá rét và tuổi cao, phần nhiều  đã qua tuổi  70 –  cái tuổi  “ thất thập cổ lai hy “  cũng tới dự.
    Chủ tịch đoàn ngoài những người kỳ cựu  :  Chủ tịch ban liên lạc - nguyên E trưởng 95 ( 73-74)   Dương Trọng Trầm . Phó chủ tịch,  Bác sỹ - thầy thuốc nhân dân  Nguyễn Văn Khanh còn có gương mặt mới Nguyên E trưởng 95 ( 75- 77)   Bùi Văn Đắc

   

 
Chủ tịch đoàn : ( ngồi –từ trái sang phải  :  Đắp, Trầm , Khanh )

     Thay mặt  ban liên lạc CCB E95,  Bác sỹ - thầy thuốc nhân dân NGUYỄN VĂN KHANH đọc báo cáo, kết quả  của Ban liên lạc E95 và các CCB e95 đã thực hiên trong 2 năm qua  trong việc hỗ trợ và tìm kiếm liệt sỹ cũng như  tư vấn  chính sách cho CCB-  nêu  những việc cần  làm tiếp  của CCB E95.

   

     Cuộc gặp mặt cũng tiến hành  bầu BLL cựu chiến binh E95 tại Hà nội trong nhiệm kỳ mới gồm :
    Chủ tịch danh dự  - nguyên E trưởng 95 ( 73-74)      Dương Trọng Trầm
    Chủ tịch ban liên lạc - nguyên E trưởng 95 ( 75-77)   Bùi Văn Đắc
    Phó chủ tịch :   Bác sỹ - thầy thuốc nhân dân  Nguyễn Văn Khanh  và  Đại tá Đặng Đức Qui
    7 ủy viên BLL  gồm ; Dũng, Thái, Thành và UV của K4, K5, K6 và khối trực thuộc.

     Toàn  cảnh cuộc gặp mặt tại hội trường

   


Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #312 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2013, 07:42:15 pm »

            Chào bác nguyenhuuluan! Chào các bác! Chuyện kể của bác về những ngày tháng năm72 tại QUảng Trị và Sau những ngày đỏ lửa tại Thành Cổ. Tích Tường Như Lệ thật hay thật hấp dẫn.

            Tôi cùng tuổi bác cũng là lính chiến tại Quảng Trị nhưng lúc đó lại được bảo vệ vùng Vinh Linh bờ Bắc sông Bến Hải nên không được cái " May mắn" tham dự trong những ngày đỏ lửa đó. Tờ đơn xin vào Đảng của Bác còn giữ được thật quý giá nó là minh chứng thật hùng hồn cho thế hệ mình lúc đó. Đảng lao động Việt Nam. Chúng mình vào Đảng để sẵn sàng cống hiến cùng sự hy sinh cho Độc Lập Tự Do của Tổ Quốc. Chứ không như các Đảng viên hoặc đúng ra một số Đảng viên Đảng Cộng Sản "xôi thịt" như bây giờ.

           Tranphu341 vô cùng khâm phục bác. Chúc bác cùng đại gia đình luôn có nhiêu sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống và kể tiếp những trang sử hào hùng một thời của anh em mình! Kính bác!
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #313 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2013, 10:18:25 am »


 
@Tranphu341,

    Cảm ơn Bạn Tranphu341 đã  đọc những bài tôi viết ,  và  có thêm cả những lời động viên để  tôi  tiếp tục  những câu chuyện về cuộc chiến đấu của  đồng đội  C17 - E95   tại Quảng tri 1972.  có những bài viết tôi đang phải sưu tầm lại tư liệu vì sau hơn 41 năm các CCB của C17  không còn nhớ nữa -
    Chúc Tranphu341 và gia dình sức khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc sống.
   
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #314 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2014, 03:25:45 pm »

      
  Trận đánh chốt của C17/E95 và những liệt sỹ chưa tìm thấy  


      Chiến sự  tại Tích tường – Như  lệ  ác liệt và đẫm máu  sau chiến dịch Thành cổ Quảng trị.  Trung đoàn  95 tham chiến tại đây từ đầu tháng 10/72,   giai đoạn cuối  12/72  cho đến cả sau  ngừng bắn 1/73 càng  ác liệt –  trung đoàn   dốc toàn bộ lực lượng  giữ và lấn chốt trên mặt trận này .
  C17/95 nhận nhiệm vụ phối thuộc bộ binh K5, K6 ở Tích tường và  K4 ở Như lệ   Khoảng thời gian  18-20/1/73,  C17 nhận nhiệm vụ dùng  bộc phá  đánh chốt – một chốt  rất khó tấn công phía Tích tường  gần khe Như lệ -  nơi nhánh sông  chảy ra Thạch hãn  .
Trước  khi  thực hiện  nhiệm vụ này,  đạị đội  17 đã có  hai bến vượt phục vụ  bộ binh ở Tích tường – Như lệ ,  duy trì một tổ chiến đấu  phóng  MÌN- ĐẠN  vào  chốt  bên Như lệ .
    Nhiệm vụ phá chốt được giao cho Tiểu Đội 2/ B1 ( B chiến đấu)  do Được phụ trách  .  Nguyễn Trần Được  là sinh viên ĐH xây dựng , T8/72  bổ xung vào C17/E95  – tham gia Chiến dịch  thành cổ Quảng trị,  rồi  vào Tích tường – Như lệ.
Nhóm đánh chốt chuẩn bị sẵn  02  gói bộc phá, vượt sông tại Tích tường theo  dẫn đường của trinh sát tiểu đoàn bộ binh vào chốt . Tới  gần  vùng  bên  đối phương, Được  phân  công  Huỳnh  ở lại cảnh giới, yểm trợ nhóm khi rút ở bãi sông .  Nhóm chia thành 2 mũi :  mũi 1 do Tiểu đội trưởng trinh sát  cùng 2 lính bộ binh  tiểu đoàn  ( K5 hoặc K6 ) cùng với  Được  bò trên mặt đất đi trước vào  chốt,  mũi 2 là tốp của lính của C17 mang bộc phá  đi dưới  khe Như lệ do Thái  phụ trách.
Tiến  gần đến chốt thì  phía trên  có súng nổ.  Không  rõ  mũi 1 đã  bị phục kích hay  trúng mìn.  Thấy lộ,   nhóm đi dưới sông dừng lại rồi rút ra.  Đến  phía bãi sông , cả nhóm  lui về chỗ Huỳnh cảnh giới  nằm chờ.  Hồi lâu vẫn  không thấy người nào  mũi 1 ra , Thái cho rút về vị trí tập kết .  
     Sau ngày ngừng bắn 27/1/73  -  các vị trí chiếm giữ của 2 phía đã cắm cờ xong,   nhóm lính C17  sang tìm Được tại nơi đã xảy ra chiến đấu. Do địa điểm LS hy sinh nằm  trong vùng của lính VNCH  chiếm giữ ,  anh em có  nhìn thấy  LS  hy sinh nằm trên đất nhưng cũng không thể  đến tận nơi , có  nhờ lính VNCH đang giữ chốt lấp đất chôn hộ  ( đã  không lấy được thi hài  LS ra cũng như không chôn cất được đồng đội ).
Khu vực này sau đó vài ngày chiến sự lại tiếp diễn trở lại nên  cũng không có điều kiện trở lại. Những LS đã hy sinh trong trận này ngoài Nguyễn Trần Được  còn có 3 LS là tiểu đội trưởng trinh sát và  02  CS bộ binh ( K6 hoặc K5 )  mà chúng tôi  không  biết tên.
Nhiều lần  đi tìm hài cốt LS Được, dịp  27/7/2012  nhóm CCB- C17 cùng với Thái  đã tìm  đến nơi đã xảy ra cuộc chiến đấu và hy sinh của LS Được cùng với LS bộ binh. Với thông tin đã thu thập trong quá trình tìm kiếm:   khu vực là vườn rau giáp ranh với  đất canh tác,  có nhiều gò đất  cao bao quanh  không  tìm thấy dấu mốc cụ thể nào.  Hiện có 2 khả năng  :
      -   Trong quá trình canh tác ,  Nếu dân có thấy hài cốt LS  thì  đã  qui tập về nghĩa trang xã Hải Phú- Hải lăng dạng mộ LS chưa biết tên ( khi  hy sinh nhờ lính đối phương chôn hộ - không rõ ở đấy hay mang ra địa điểm khác ).
     -   Nếu chưa thấy thì còn nằm trong khu vực này nhưng chưa  thể  tìm ra do  địa hình  đã thay đổi nhiều và không có  mốc căn cứ để tìm – đào.

   Các CCB – C17 hiện  đang tìm kiếm  LS Được cùng các LS khác đã hy sinh tại đây.

      BÃI  TÍCH TƯỜNG – Nơi trận chiến  ác liệt cuối 1972 – 1973   (   nhìn từ bờ Bắc sông Thạch hãn )


        


      Khe NHƯ LỆ   chảy ra Thạch hãn    và    Cầu Như lệ  


        





« Sửa lần cuối: 22 Tháng Bảy, 2014, 07:57:17 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #315 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2014, 01:09:01 pm »

Xác địnhh vị trí Đồi Cháy, Tích Tường Như Lệ, Quảng Trị 1972:

Chú Luân ơi! Đồi Cháy nằm gần ngay sát Đồi Chè mà,  Grin.
Vị trí Đồi Chè thì chú đã xác định được rồi đấy ạ!
nguồn link: đây
Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #316 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2014, 03:02:06 pm »

Xác địnhh vị trí Đồi Cháy, Tích Tường Như Lệ, Quảng Trị 1972:

Chú Luân ơi! Đồi Cháy nằm gần ngay sát Đồi Chè mà,  Grin.
Vị trí Đồi Chè thì chú đã xác định được rồi đấy ạ!
nguồn link: đây

  @quangcan,

  Ở thôn Như lệ có 02 địa danh do lính chiến 1972 đặt tên đã lưu danh là :  đồi Cháy và  đồi Chè .
  -   Đồi Cháy- tên do lính F312 đặt   trong giai đoạn chốt tại đây 9/72 (  Tkhao :http://tennguoidepnhat.net/2013/03/13/em-quan-duoi-chan-doi-chay/ hay http://uttroi.blogspot.com/2010/10/le-khanh-thanh-bia-tuong-niem-cac-liet.html )  là cái đồi hiện có bia tưởng nệm các liệt sỹ của f312  ,   Cạnh trường học

   Trước kia và hiện nay dân vẫn gọi là đồi Chè
 
 - Đồi  Chè  -  tên do lính F325 đặt trong giai đoạn 10/72   sát sông Thạch hãn.  Luân và TTNL đã xác định và  ghi trên bản đồ CĐ của  f325,   hiện  để hoang chỉ có cây cỏ mọc.   

Hai quả đồi  là KHÁC NHAU  nhưng hiện nay có một số CCB ,  thân nhân LS và người dân nhầm cho nó là 1 .  Hiện Luân đang tìm  ví trí  của Đồi Cháy của F312 để có thể chú giải trên bản đồ cho mọi người không bị nhầm lẫn nữa .

  Một CCB đã trả lời bạn đọc trên diễn đàn là (    trích  dẫn :
.... Đồi Cháy, Đồi Chè, Đồi Sắn hay như bây giờ người dân Như Lệ gọi là Đồi Mít vẫn chính là nó thôi mà.
 Hay :  ....Năm nào cũng vậy cứ vào dịp 27-7 thì cả 2 gia đình đều cử người vào Như Lệ thắp hương ở nơi các anh đã nằm xuống. Người thanh niên nọ khẳng định với chúng tôi là ở Như Lệ không có địa danh nào gọi là đồi Cháy mà chỉ có đồi Chè mà thôi, chính anh trai của anh đã hy sinh ở đó.

Quangcan có biết vị trí đồi Cháy   thì cho tin , hiện Luân chưa biết chính xác vị trí trên bản đồ.

   nguyenhuuluanc17

Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #317 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2014, 04:06:36 pm »


  Ở thôn Như lệ có 02 địa danh do lính chiến 1972 đặt tên đã lưu danh là :  đồi Cháy và  đồi Chè .
  -   Đồi Cháy- tên do lính F312 đặt  trong giai đoạn chốt tại đây 9/72 (  Tkhao :http://tennguoidepnhat.net/2013/03/13/em-quan-duoi-chan-doi-chay/ hay http://uttroi.blogspot.com/2010/10/le-khanh-thanh-bia-tuong-niem-cac-liet.html )  là cái đồi hiện có bia tưởng nệm các liệt sỹ của f312  ,   Cạnh trường học

   Trước kia và hiện nay dân vẫn gọi là đồi Chè
 
 - Đồi  Chè  -  tên do lính F325 đặt trong giai đoạn 10/72   sát sông Thạch hãn.  Luân và TTNL đã xác định và  ghi trên bản đồ CĐ của  f325,   hiện  để hoang chỉ có cây cỏ mọc.  

Hai quả đồi  là KHÁC NHAU  nhưng hiện nay có một số CCB ,  thân nhân LS và người dân nhầm cho nó là 1 .  Hiện Luân đang tìm  ví trí  của Đồi Cháy của F312 để có thể chú giải trên bản đồ cho mọi người không bị nhầm lẫn nữa .

  Một CCB đã trả lời bạn đọc trên diễn đàn là (    trích  dẫn :
.... Đồi Cháy, Đồi Chè, Đồi Sắn hay như bây giờ người dân Như Lệ gọi là Đồi Mít vẫn chính là nó thôi mà.
 Hay :  ....Năm nào cũng vậy cứ vào dịp 27-7 thì cả 2 gia đình đều cử người vào Như Lệ thắp hương ở nơi các anh đã nằm xuống. Người thanh niên nọ khẳng định với chúng tôi là ở Như Lệ không có địa danh nào gọi là đồi Cháy mà chỉ có đồi Chè mà thôi, chính anh trai của anh đã hy sinh ở đó.

Quangcan có biết vị trí đồi Cháy   thì cho tin , hiện Luân chưa biết chính xác vị trí trên bản đồ...

Ồ thế ạ, cháu vừa xem lại, động vào mấy cái đồi này hóc phết, không khác gì tìm cao điểm 105 năm, điểm cao 105 nam ngày trước. Nào là Đồi Chè, Đồi Cháy, Đồi 12,7; Đồi Cây Sung, Đồi Cây Mua, ... loạn xạ,  Grin. Có lẽ phải dựa vào tài liệu này của F312 mới được chú ạ.



Bổ sung thêm Đồi Xanh, Đồi Nhọn, Đồi Quan sát, Đồi Chóp Nón ạ,  Wink
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2014, 04:20:16 pm gửi bởi quangcan » Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #318 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2014, 04:35:01 pm »

Lấy cái này mà đối chiếu chú ơi!

Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #319 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2014, 03:15:48 pm »

   

       ĐỒI CHÈ/ ĐỒI CHÁY/ NHƯ LỆ  -  NHỮNG ĐỊA DANH  LƯU DẤU  BI HÙNG CỦA  LÍNH QUẢNG TRỊ 1972  


       Những ngày kỷ niệm hay tháng 7 tri ân liệt sỹ, những người thân của lính viếng thăm nơi trận chiến  Quảng trị 1972, thắp nén hương cho những người đã khuất. Họ hỏi thăm về địa danh đồi CHÈ, đồi CHÁY thôn NHƯ LỆ - QUẢNG TRỊ.  Dân  người biết, người không nhưng vẫn nhiệt tình chỉ bảo, không biết có đúng không nhưng nhiều người vẫn cố gắng tìm đến bằng được chẳng quản khó khăn vất vả.   
Đồi Chè – đồi CHÁY thôn NHƯ LỆ  là Một hay là Hai địa danh khác nhau ?  Đến cả CCB cũng còn khó  nữa là những người dân thường hay người lần đầu đi thăm viếng.
  Mọi người hỏi nhau :
  Gửi bởi Phong Quang
   Cái đồi có am thờ các liệt sĩ 312 có phải là đồi Chè không bác AKBangGap ?
    Đồi Chè là cái đồi gần trường mẫu giáo hai tầng ở giữa làng. Trên bản đồ 1:25000 thì rõ hơn nhưng bây giờ không có. Ở Ngoài thực địa, lúc đó mọi
   người đều gọi cái đồi trong ảnh là Đồi  ChèCòn đồi chỗ Y Hòa hy sinh, không biết tại sao gọi là Đồi Cháy. Hay là tên nó như thế.
  (http://khucquanhanh.vn/diendan/showthread.php?t=243&page=4  Lính chiến Quảng Trị )

    Bác SauChinBayMot à !  Cái tên Đồi Chè thì không thấy trên bản đồ. Hôm 09/7/2010, tôi có vào lại Đồi Chè thắp hương cho Y Hòa Và Chấn Hưng xác nhận lại là dân ở đây vẫn gọi là Đồi Chè. Chủ nhà còn cho biết, ông cụ thân sinh ngày xưa là người trồng chè ở đó nên mới gọi là Đồi Chè. Không biết có thật không ?  Các Bạn của Y Hòa thì gọi nhầm là Đồi Cháy ?!   (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=17873.100;wap2 TichTuongNhuLe  - Xê 20 – 03/9/2010 )

     Cũng đơn giản và dễ hiểu vì tên địa danh đó do những lính chiến đặt cho sao dễ nhận – dễ nhớ trong  chiến dịch Quảng trị 1972  với các sư đoàn  khác nhau :  F308, F325, F312. Vậy đồi CHÈ – đồi CHÁY thôn NHƯ LỆ là ứng địa danh nào ? Hai hay chỉ là Một ?  Vị trí  nó ở đâu ?  
    Và hiện được gọi với  tên gì ? ….

   Là CCB E95/325 đã CĐ tại khu vực này năm 72-73,  tôi thấy cần làm rõ  hai địa danh  này .      Lần tìm tài liệu, tập hợp thông tin đồi CHÈ – đồi    
   CHÁY, với thực tế chiến đấu của mình và  của các CCB F325,  được  tổng hợp dưới đây :

      ĐỒI CHÁY CỦA LÍNH 312 tại NHƯ LỆ   
     Đồi CHÁY là cao điểm như lá chắn phía TÂY Nam thị xã Quảng trị, bảo vệ cho các   làng Tích tường – La vang - được mệnh danh là “ Con mắt của thị xã Quảng trị “.
    Cái tên Đồi CHÁY không biết do  lính nào đặt cho nhưng Nó được nêu trong nhiều tài liệu,  trận đánh cũng như hồi ức của các CCB F312, cùng  bia tưởng niệm  lính  F312 đã hy sinh tại đây.   Đồi CHÁY  đã có sự tham gia  CĐ của các đơn vị :
-   Trước 9/1972  F308 tham chiến tại đây
-   Từ  tháng 8/72 ÷ 1973  F312 vào  bổ xung  và  thay  F308 tham chiến tại đây
-   Từ  tháng 11/ 72  ÷ 1973  F325 cùng tham chiến  tại đây.
Cứ  điểm đồi  CHÁY là nơi tranh chấp ác liệt giữa lực lượng của F312, F325  với đối phương  từ  9/72 đến  1973 . Nhiều lính của hai bên đã hy sinh và bị thương trong các trận đánh tại đồi CHÁY

Có thể kể ra những bi hùng của cuộc chiến đấu 1972 tại địa danh Đồi Cháy này .
   Đêm 3-9-1972, các Trung đoàn 165, 141 và 209 của Sư đoàn 312 bí mật hành quân chiếm lĩnh các tuyến xuất phát xung phong và nhận nhiệm vụ phối thuộc cùng các đơn vị bạn… Trung đoàn 165 kiên cường chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị, Tân Tạo và La Vang. Để mở rộng hành lang vận chuyển, Tiểu đoàn 6 – Trung đoàn 165 ( do Nguyễn Thế Thao là Tiểu đoàn trưởng) nhận nhiệm vụ diệt cứ điểm Đồi Cháy, một điểm cao do một đại đội lính thuỷ đánh bộ địch chiếm giữ ở làng Như Lệ, xã Hải Lệ … Anh hùng Nguyễn Thế Thao kể lại. Đêm 8-9-1972, toàn tiểu đoàn bí mật luồn vào quanh điểm cao Đồi Cháy, cách địch khoảng 70m từ các hướng Đông, Đông Nam, Tây Bắc, với lực lượng khoảng 300 người của ba đại đội: 9, 10, 11.  Chiều 9-9, Thời cơ nổ súng đã đến.  Sau khi hoả lực phủ đầu, quân ta xung phong…  Sau hai ngày chiến đấu, Tiểu đoàn 6 đã diệt 150 tên địch và làm chủ Đồi Cháy.    …  Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thế Thao và Trung đội trưởng Hoàng Đăng Miện được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.                                                                                   
    (Xem thêm:   ÉM QUÂN DƯỚI CHÂN ĐỒI CHÁY  ( http://tennguoidep nhat.net/2013/03/13/em-quan-duoi-chan-doi-chay/)
   
      Ngày 27/1/73  E95  cùng các đơn vị phối thuộc của  sư đoàn và mặt trận B5  Mở trận tập kích lớn  vào đồi CHÁY ( đồi Chè ) nhưng không chiếm  được.   ( Xem thêm http://www.vnmilitaryhistory.net/ TTNL :  Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt / P1, VI : Đặc sản Như lệ )

     Đồi CHÁY ở đâu và tên gọi khác
Đồi CHÁY   là cao điểm nằm ở phía  ĐÔNG  làng NHƯ LỆ  cách khoảng 1,5 km , độ cao trung bình  từ  25 đến 30m.  Đồi CHÁY , dân địa phương  gọi là đồi Chè hay là đồi con Kiêu thuộc thôn Như Lệ - xã Hải Lệ.     (  Xem bản đồ  )                               
       
     Đồi CHÁY hiện có gì :   
   Dưới chân đồi CHÁY  hiện nay đã  đào  kênh dẫn nước  của Công trình thủy lợi Nam Thạch hãn .
  Trong Khu vực đồi CHÁY, CCB và bạn bè của các LS  đã xây một  miếu nhỏ làm chỗ thắp hương cho đồng đội,  làm bia tưởng niệm cho LS  Y HÒA , Nguyễn Chấn Hưng, Nguyễn Văn Nho cùng các đồng đội khác đã hy sinh tại  đồi CHÁY  ( đồi CHÈ ) .    ( Xem thêm http://www.baomoi.com/Tim-nguoi-o-lai-Ky-2/121/4659955.epi - QĐND 26/7/2010 ; http://uttroi.blogspot.com/2010/10/le-khanh-thanh-bia-tuong-niem-cac-liet.html )
   
      Hình ảnh  đồi CHÁY hiện nay :
   
         

      ĐỒI CHÈ của lính  E95 và F325 tại NHƯ LỆ  
   
    Các đơn vị của F325 tham chiến tại Tích tường – Như lệ  sau chiến dịch Thành cổ Quảng trị.  E95 chốt giữ đoạn từ Như lệ đến Tích tường vào đầu  11/1972 . Tuyến phòng thủ bám theo bờ sông với chiều dài chừng 1km , từ  điểm phòng ngự ra đến bờ sông xa nhất khoảng 800m, gần nhất khoảng 50m là  đồi CHÈ .  Lính  95 và 325 đặt tên địa danh  Đồi CHÈ ( 325) cho một điểm chốt không cao nằm sát sông THACH HÃN . Từ  đồi CHÈ có thể quan sát toàn bộ bờ Bắc sông Thạch hãn từ Thượng phước đến AN Đôn và kiểm soát toàn bộ con đường xe chạy từ Tích tường xuống Như lệ - Đá Đứng.
 Một CCB đã nói về đồi CHÈ (325) như sau :
Tuyến phòng thủ phía trước đơn vị tôi bên kia sông là d21 e18 f325 chốt giữ Tích Tường và d4, e95, f325 giữ được 2 thôn Như lệ, Tân Mỹ thuộc xã Hải Lệ. Với dải phòng tuyến mà chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 800 mét và nơi hẹp nhất là Đồi Chè chỉ vẻn vẹn có 50 mét cả ta và địch đều quyết tâm dành giật. Địch muốn đẩy ta lui qua sông để lấy dòng sông làm ranh giới, còn ta quyết tâm bám trụ lấy  đó (.VMQUANG  Một Thời Chúng Tôi Đã Sống > Hồi ức Cựu chiến binh Việt Nam > Quảng Trị - Máu và hoa. http://khucquanhanh.vn/diendan/archive/index.php/t- 195.html)

      Từ  11/72 đến  1973,  E95/325  đã nhiều lần tập kích cứ điểm đồi  CHÈ. Ngày 31/12/72  E95  cùng các đơn vị phối thuộc của trung đoàn  mở trận tập kích lớn  vào đồi CHÈ  nhưng không chiếm  được.  Tại đây nhiều trận đánh ác liệt đã diễn ra ngày và đêm . Nhiều lính của hai bên đã hy sinh và bị thương  tại khu vực đồi CHÈ.
 
    Trận chiến đấu ác liệt  tại Đồi CHÈ 1972 :
31/12/1972,  ngày cuối của năm đã đến.  Chúng tôi nhận được lệnh sang sông sớm  –  phục vụ tập kích đêm nay.  Cũng biết là sẽ có ngừng bắn trong ngày đầu năm mới 1973, nhưng trước khi ngừng - đêm nay hai bên sẽ  “ chiến nhau”…. Không biết chúng tôi qua sông bao nhiêu đợt trong đêm ấy, quá nửa đêm mà pháo vẫn  không ngừng bắn ,   tiếng súng bộ binh  vẫn vang trên chốt – Chẳng  ngừng bắn ??  Đã sang ngày  năm mới rồi    Còn chúng tôi chỉ chờ ngớt pháo  là vội qua sông ngay,  thương binh đang chờ đi viện.   Đi rồi lại về , lần  trở lại bờ Bắc, pháo bắn dữ quá ,  lại úp mặt vào cát mà chờ ,  tới lúc chạy vào được hào  ở khóm tre thấy thương binh xếp hàng nằm dọc hào , lại cả trên bờ tre nữa . Một thương binh nằm phía ngoài , tôi sờ tay thấy  thân thể đã giá lạnh.  Đẫm máu, đêm nay tổn thất nhiều quá !  (Xem thêm : http://www.vnmilitaryhistory.net/Nguyenhuuluanc17/ Người lính công binh bến vượt Tích tường/Chúng tôi chiến đấu ở Tích tường-Như lệ/15)   

     Đồi CHÈ (325) ở đâu
Đồi CHÈ   là  điểm  cao  (10m) sát sông Thach hãn,  đầu làng  NHƯ LỆ, cách cầu  khe Như  lệ  chừng  400-500 m,  đường 6 đi từ Tích tường đến Như lệ đi sâu vào  khoảng 50-70m. ( Xem bản đồ ).
Đồi  CHÈ thuộc thôn NHƯ LỆ  xã Hải lệ . Khu vực này trước đây không có người ở, không có tên . Địa danh  đồi CHÈ do lính đặt  nên hiện nay dân hầu như  không biết  đến và  dân không  đặt tên  cho khu vực này.

     Đồi CHÈ hiện có gì 
Đồi Chè  trông như gò đất nhô cao hơn đường, cây đã phủ xanh. Hiện con đường vào xóm  xiên qua đồi chia nó thành 2 cụm nhỏ,  không có nhà  dân hay  công  trình  dân sự  gần .  Khu vực này trước đây không có người ở, không có tên . Địa danh  đồi CHÈ do lính đặt  nên hiện nay dân đều không biết và không có tên gọi.

      Hình ảnh  đồi CHÈ  hiện nay với cụm cây mọc xanh tốt :

     

         Bản đồ nay về  NHƯ LỆ  - ĐỒI CHÁY _ ĐỒI CHÈ 

 
                          

         Bản đồ xưa về  NHƯ LỆ  - ĐỒI CHÁY _ ĐỒI CHÈ   

   
   
                    
        
Tổng hợp 

1-   Đồi CHÈ(325) – đồi CHÁY (312) là hai địa điểm khác nhau  thuộc thôn NHƯ LỆ  xã Hải lệ - Hải lăng- Quảng trị. Đồi CHÁY cũng có tên là địa phương là đồi CHÈ nên đã có  nhầm lẫn.
2-   Đồi ChÁY hiện nay dân  gọi là đồi CHÈ hay đồi con KIÊU .  Nếu cần đến địa danh này có thể hỏi thăm   đồi CHÁY hay đồi CHÈ (  hầu hết dân gọi là đồi CHÈ, một số ít biết  với tên đồi CHÁY )
3-   Đồi CHÈ ( 325) dân địa phương không biết (  trừ những người là du kích, bộ đội địa phương cũ) Khách về thăm ( thân nhân, bạn) hỏi thăm đến đồi CHÈ ( 325) dân đều chỉ đường đến đồi CHÁY  ( do cũng mang tên là đồi CHÈ).      Đã có nhầm lẫn
4-   Các CCB của E95 và F325  có thể đề xuất  đặt bia kỷ niệm tại đồi CHÈ (325) nhằm  lưu giữ lịch sử . Cần phổ biến và chỉ dẫn cho người thân hay bạn bè muốn đi thăm đồi CHÈ (325) biết điều này để tránh bị nhầm lẫn với đồi CHÁY ( đồi  CHÈ ).

                                                                                                                            
                                                                                                                    Nguyenhuuluanc17



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM