Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 06:48:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 167289 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #290 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2013, 12:49:21 am »

 
  @ Hahoi,

  Hahoi có được bức ảnh quí về người thân của mình.  Bức ảnh  cũng đòi hỏi Hahoi thể hiện trình độ ( photoshop chẳng hạn ) để có bức hình đẹp hơn.  Va  NHL mong trong dịp tới có thể thu thập thêm  bài viết  cũng như các hình ảnh về hai thầy mà các Cựu SV Cơ điện còn lưu  được.


Anh NH Luân C17 ơi, gia đình em đã rất xúc động với tình cảm của các anh dành cho bác em. Bác Hân là bác ruột em. Bác em cũng chỉ là một cán bộ đảng viên bình thường như bao người khác, nhưng trong gia đình , thực sự bác em là tấm gương của cả đại gia đình.
Em cho rằng không cần thiết phải có bức ảnh đẹp hơn qua xử lý kỹ thuật, bản thân những tình cảm quí mến nhớ về thầy cô của các anh đã trọn vẹn và những việc can thiệp " cơ giới" vào là không có ý nghĩa gì nữa. Em xúc động không chỉ vì nhìn thấy bác mình, em xúc động vì cái tình thầy trò, đồng chí , đồng đội . Cái thần của câu chuyện liên quan đến trường cơ điện, đến người thầy, đến gia đình nhỏ của em, đến cuộc chiến tranh giữ nước, đến thế hệ các anh trong cuộc KCCM mới là cái quí nhất .
Em một lần nữa cảm ơn hai anh Luân, anh   HT:7A 1981 TP HCM ( chắc anh cũng là cựu SV trường Cơ điện Bắc Thái ) bác Văn Thắng, bác Trần Phú , anh Tường và các anh.
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #291 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2013, 06:01:34 am »

Chào HaHoi và các bác ! hóa ra Hahoi là cháu ruột bác Hân ! thật quý về sự nhiệt tình .
 các bạn ạ ! mình nhớ nhất một kỉ niệm về thầy Hân là : vào khoảng đợt nhập ngũ tháng 5/71 khi sinh viên của trường nhập ngũ nhiều quá mà vẫn có lệnh giao thêm ,khi đó đứng trước sinh viên bác Hân nói :Tỉnh yeu cầu thêm quân ,nhà trường đã lộp đủ rồi thây !mình cảm thấy phải tiễn đưa từng đợt ,từng đợt những sv của trường đi ra trận bác rất tiếc ,nên lúc đó không giữ được xúc động ! 
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #292 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2013, 03:17:39 pm »



 Các bạn ạ ! mình nhớ nhất một kỉ niệm về thầy Hân là : vào khoảng đợt nhập ngũ tháng 5/71 khi sinh viên của trường nhập ngũ nhiều quá mà vẫn có lệnh giao thêm ,  khi đó đứng trước sinh viên bác Hân nói : Tỉnh yêu cầu thêm quân , ...  cảm thấy phải tiễn đưa từng đợt ,từng đợt những sv của trường đi ra trận bác rất tiếc ,  nên lúc đó không giữ được xúc động ! 


      
         Theo tổng kết của trường :   Trong giai đoạn 1966 đến 1974, Trường đại học Cơ điện đã có   505  người  : 

                      là  giáo viên, cán bộ- nhân viên và sinh viên  “ Xếp bút nghiên  “   lên đường chiến đấu .

          Hình ảnh tại  buổi tiễn đưa Giáo viên- Công nhân viên – Sinh viên trường Cơ điện  lên đường nhập ngũ

      
              


Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #293 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2013, 03:50:04 pm »

   
        41 năm trước,  11/7/1972 C17-95 chúng tôi bắt đầu bước  vào chiến đấu tại mặt trận Quảng trị. Tôi nhớ lại, lục lại nhật ký  và viết  để  
               Nhớ về những  ngày đầu trên đất Quảng trị năm xưa ấy …  11/7/72  bắt đầu vượt sông Bến hải ..., 13/7 vượt sông Cam lộ, 14/7 /72 
                vượt qua  QL1  vào  thôn  Trà liên tây - Triệu phong .   Bắt đầu những ngày chiến đấu tại Quảng tri 
   


       
              NHỮNG NGÀY ĐẦU CHIẾN ĐẤU Ở QUẢNG TRỊ  1972       


        Đại đội  C17/ 95 vượt sông Bến hải khoảng  9h sáng 11/7 phía  miền Tây Quảng trị.  Sông ở đoạn này chỉ nhỏ như  suối .  Chúng tôi  lội đến giữa dòng , chẳng bảo nhau mà từng người đều dừng lại,  người  thì chụm tay vốc nước  uống,  người thì lấy cả bi đông nước  cho đã  –  Có phải  để  “ Uống nước nguồn miền Bắc “ trước  khi  vào  chiến đấu không ? -   chẳng  ai nói  ra mà  đều  cùng một hành động như  ý thức tự  mách bảo vậy ? … Chỉ một bước chân thôi là  tất cả chúng tôi qua đất miền Nam rồi. Một vài  lính còn cúi nhặt hòn sỏi dưới sông cho vào ba lô làm kỷ niệm.  Tôi đã  nhặt  1 viên đá nhẵn màu xanh ,  vừa đi vừa nghĩ giờ mới bắt đầu vào chiến đấu biết lúc nào thì được trở về.  Nghĩ thế  cầm viên đá  một lúc rồi lại bỏ. ( Bây giờ nghĩ  lại thấy tiếc , giá mà mình cứ cho ba lô thì đã có vật kỷ niệm đáng giá ).  Chững lại một  lát thôi rồi từng người một lại nhanh chóng vượt song.  Tiếng OV10  ù ù – ì ì  dù không trông thấy máy bay làm chúng tôi phải hết sức cảnh giác.  Qua đoạn trống đến  rừng thưa, đến trưa chúng tôi dừng chân ở một trạm bên bờ Nam .  Trong lúc nghỉ, đi ngang qua tốp lính  tình cờ tôi gặp được  1 Lính trường  Mỏ cùng nhập ngũ- Tài bị sức ép bom, được ra ngoài điều trị, tôi biết  thêm tin tức của lính Mỏ đã vào chiến đấu : 4 người hy sinh,Vinh đi trinh sát bị mất tích, còn Kiểm – cùng tiểu đội huân luyện  quê Bắc ninh là sinh viên năm thứ 5 đặc cách tốt nghiệp – bị sức ép đang điều trị tại Viện. Biết là chiến tranh ác liệt nhưng  giờ mới  hiểu phần nào qua thông tin .  Gian khổ,  nguy hiểm dang chờ  và thử thách chúng tôi .  Chúng tôi nhận lệnh nghỉ , chuẩn bị đêm nay  vượt qua bãi  trống.   5 h chiều, tiếp tục hành quân , những chặng đường dài không nghỉ,  chạy qua  bãi trống,  pháo sáng  nháy  phía xa xa.  Hành quân gần hết đêm, vai  đau nhức,  hai tay tôi mỏi nhừ .  Gần sáng , chúng tôi có lệnh nghỉ. Đặt ba lô xuống đất , ngồi tựa vào là ngủ liền- Tất cả đều quá mệt.
   

         Trích nhật ký

     

                                                                          
                                                                                                                                                         ( Còn tiếp )
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #294 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2013, 04:00:27 pm »

Ôi anh Luân vẫn còn giữ được cuốn nhật ký, quý quá !
Thôi anh đừng tiếc viên đá bởi biết đâu vì vứt lại mà quyển nhật ký của anh mới viết được đến ngày thống nhất.
Cứ nghĩ an ủi thế anh ạ. Em đi mấy nơi cũng muốn mang mẩu đá về nhưng lại sợ kiểu như mang nham thạch ở Hawaii về là ai cũng phải gửi trả lại bởi gặp xui . Vì vậy, em chỉ dám bứt lá bẻ cành làm kỷ niệm.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #295 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2013, 06:02:51 pm »

     

 
      NHỮNG NGÀY ĐẦU CHIẾN ĐẤU Ở QUẢNG TRỊ  1972 (  tiếp ) 
 


      Nơi  chúng tôi dừng  nghỉ  là hậu cứ  của  đơn  vị  đã đi trước, rừng thưa có suối nhỏ.  Nấu cơm ăn và nắm cơm cho cả ngày mai. Từng tiểu đội tản ra trong hậu cứ. Nhóm  nấu cơm đào bếp Hoàng Cầm đun nước uống, nấu cơm, canh.  Món canh  nấu từ lá rau rừng  hái vội  với muối và mỳ chính-  mọi việc phải xong trước khi trời sáng.  Tiếp tục hành quân  theo hướng Đông – Đông nam . Băng qua những quả đồi , đã thấy dấu vết của những trận chiến đấu. Đạn cối 82, 120 vứt bên các hố cá nhân,  lẫn cả  đạn súng chống tăng của đối phương . Giờ  đã chắc là sẽ chiến đấu tại Quảng trị - Nói thế vì suốt 3 tháng nằm trực chiến ở Quảng bình cho đến khi nhận lệnh  vào chiến đấu chúng tôi chỉ biết sẽ đi B,  dù cũng có đoán khả năng tham chiến tại Quảng trị do  trước đó E18 của 325 đã “ chiến “ từ  đầu chiến dịch. Trước khi xuất phát cũng không biết sẽ đi chiến trường nào.
     Đại đội hành quân  hàng một,  liên tục  chỉ nghỉ  để  ém quân, lấy sức  chuẩn bị  trước khi  băng qua khoảng trống  phải vận động nhanh .  Tối đến ,  tất cả  nghỉ  tại  vạt  rừng –  cây thưa và nhỏ, ăn cơm nắm  đã chuẩn bị .  Một đêm  nổi gió lớn ,  nhưng không mưa.  Tôi không ngủ được  dù rất mệt , không biết có phải do lạ nước  hay bị kích thích không?  Đây là vùng đồi chuyển tiếp giữa đồng bằng và  miền TâY  Quảng  trị.   Sáng sớm  13/7 , lại hành quân tiếp  (  hôm nay không nấu ăn) , chừng 2 h sau có lệnh chuẩn bị  vượt sông.  Đội hình xuống sát bờ, chúng tôi được biết là sông Cam lộ. Nước trong xanh và hiền hòa như bao con sông khác. Chúng tôi vượt  nhanh  tại nhánh hẹp nhất. Không nhìn thấy  đơn vị  khác  của E95,   kế hoạch  hành quân đã bố trí  từng bộ phận  dãn cách không  thấy nhau , đảm bảo an toàn và  bí mật cho đợt chuyển quân này.   Rồi  đi  tiếp ngang qua  ấp  của Cam lộ, dân đã đi gần hết , không thấy bóng người.  tôi đoán  vì còn thấy thoáng có vài bộ quần áo phơi góc nhà .  Nhìn  những ngôi nhà  bên những cảnh hoang tàn và hàng cây xơ xác.   Đây đó những ụ súng được dựng lên từ những bao cát cạnh các ngôi nhà. Những trận chiến đấu  ác liệt đã diễn ra ở đây với những khung nhà và nền đất cháy đen, rải rác  đây đó là những băng đạn ,  súng các loại và cả máy ủi đất.  Tối đến cả đại đội dừng nghỉ ở trạm 300z (  không rõ  sao có  địa danh này – nhật ký ghi lại như vậy  - Mà cũng chẳng biết  đã vượt qua đường 9  lúc nào ).
     Sáng 14/7 hành quân  về phía Đông – Đông Nam.   ( Định được hướng  do  nhìn thấy rõ mặt trời  đang lên ) . Những dãy đồi trọc nối nhau liên tiếp.  Những chiếc OV10 bay vòng vòng, phát ra tiếng ù ì  trên đầu đã làm trở ngại cho cuộc hành quân.  Tất cả phải cắm cành cây trên  ba lô của mình và đi dãn cách.  Lúc đi liên tục khi có vạt cây che, lúc lại nghỉ  lắt nhắt khi vượt qua khoảng trống.  Vượt qua những dãy đồi cao,  đến qua trưa nghỉ tạm trên đồi sim.  Ngày hôm nay tất cả ăn lương khô và quả sim chín làm thức ăn bổ xung cho người lính chiến.  Dù chẳng nhìn ngắm nhiều vì mệt và đói, nhưng cảm giác  lạ lẫm  xuất hiện rõ  trong đầu.  Không sợ hãi hay  buồn chán , chỉ mong  nhanh  chóng đến  điểm nghỉ.
Lại tiếp tục đi theo hướng Đông Nam, xa xa đã nhìn thấy xóm làng và đồn bốt – căn cứ . Đi ngang qua những bãi chiến trường, nơi đây còn mang những dấu tích của chiến trận. Ngổn ngang những đống vỏ đạn, đan, súng, bi đông …  và cả xác những chiếc xe tăng nằm chình ình trên đường.  Về chiều , chúng tôi  hành quân nhanh hơn  bởi   dưới  rặng cây  mọc  lưa thưa – đã xuống đến đồng bằng (  sau này tôi biết là đã đi dọc theo  bờ  sông Vĩnh phước ).  Sẩm tối , vượt qua đường QL 1-  ( Nhìn  đoán được   - nhưng chẳng có thời gian mà ngắm hay tìm hiểu thêm ).   Qua tiếp  con sông nhỏ chúng tôi dừng ở  bãi  cát đầu làng , bóng tối đã bao phủ làng  nhìn  đen sẫm  phía trước – không  thấy ánh đèn hay đốm lửa nào.  Đây là   Trà liên Tây – Triệu  giang – Triệu phong – Quảng trị.                                                                                                                                           
     Xuất phát ngày 1/7 tại Quảng Thạch, 11/7  vượt sông Bến Hải  - sau 14 ngày đêm hành quân  chúng tôi đã đến điểm tập kết , tham gia chiến dịch bảo vệ thị xã Quảng trị 1972.

                                                                             ( Còn tiếp )
Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #296 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2013, 08:36:34 am »

Chúc mừng Luân trắng với những kỷ niệm một thời ở Quảng Trị .Bạn có thời gian chiến đấu khá daig còn tôi vỏn vẹn có một tháng và đánh được một trận đã bị thương ra mất rồi.,
Những hình ảnh về bác Phú ,bác Hân thật cảm động và quý hiếm biết bao,Tôi biết trung K7 con bác Hân không đi bộ đội nhưng sau ra trường công tác ở đâu thì không rõ.các bạn k7 hiện vẫn nhắc đến Trung đấy.
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #297 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2013, 08:52:13 am »

Chào bác Nguyễn Hữu Luân,

Mừng bác lại hành quân, nhưng ngược trở lại thời kỳ đầu khoác áo lính.

Cảm giác mới vào chiến trường, lạ nước, lạ cái, thấy gì cũng bỡ ngỡ phải không bác.

Các bác hành quân cả đội hình đơn vị (E95) từ ngoài Bắc vào, nên không gặp cảnh như lính bổ sung chúng tôi: lạ từ cảnh vật, con người, đến danh tính và truyền thống của cái đơn vị mà mình sẽ được bổ sung vào. Nhưng bù lại có một điều rất tuyệt là có chế độ lính cũ kèm lính mới. Chỉ bảo mọi thứ từ sinh hoạt cho đến chiến đấu nên rất yên tâm.

Chúc bác khỏe để được theo bác vào dự trận đầu.
Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #298 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2013, 03:38:53 pm »

… Thôi anh đừng tiếc viên đá bởi biết đâu vì vứt lại mà quyển nhật ký của anh mới viết được đến ngày thống nhất.
Cứ nghĩ an ủi thế anh ạ. Em đi mấy nơi cũng muốn mang mẩu đá về nhưng lại sợ kiểu như mang nham thạch ở Hawaii về là ai cũng phải gửi trả lại bởi gặp xui . Vì vậy, em chỉ dám bứt lá bẻ cành làm kỷ niệm.

   @hahoi,
 
     Vẫn tiếc chứ … vì  trong các thứ  “ Lấy “  lính  chiến  đấu chỉ  “ KIÊNG “  lấy  - “  Vàng  “  và “ Vợ “ -   thôi  do  sợ  gặp “ hạn “ ,  còn các loại khác vẫn  lấy làm chiến lợi phẩm  đấy chứ !!!   Nhưng  Chiến lợi phẩm như  cái ông CCB Mỹ  đã  lấy thì   chắc chỉ có 1 thôi : đem cả đoạn xương tay của CCB  Việt  về Mỹ ( Vừa rồi mới đem trả lại ).    CLP laoij này  Chỉ TÂY  mới  có  còn VIỆT  thì chịu , vái nhiều  vái luôn …



 ...  Cảm giác mới vào chiến trường, lạ nước, lạ cái, thấy gì cũng bỡ ngỡ phải không bác.
Các bác hành quân cả đội hình đơn vị (E95) từ ngoài Bắc vào, nên không gặp cảnh như lính bổ sung chúng tôi: lạ từ cảnh vật, con người, đến danh tính và truyền thống của cái đơn vị mà mình sẽ được bổ sung vào. Nhưng bù lại có một điều rất tuyệt là có chế độ lính cũ kèm lính mới. Chỉ bảo mọi thứ từ sinh hoạt cho đến chiến đấu nên rất yên tâm.

   @trongc6,

     Bọn tôi  đã có 3 tháng nằm vùng và  trải nghiệm Chiến tranh  ở Quảng bình, rồi đi toàn bộ C  ( cả Cán bộ  khung)  vào Chiến đấu .  Hầu như  là không lạ nhưng   không biết có phải  vì đi gấp không nên  dù thời gian đi  ngắn 14 ngày  ( Xuất phát 1/7 đến  nơi là 14/7)   cảm  giác  đọng lại là _ RẤT MỆT -  leo , chạy qua bãi trống đứt hơi  luôn …  Bây giờ 5 đốt sống cuối nó gần dính liền (  X quang thấy thế ) – hậu quả của lúc đi B đấy !!

Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #299 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2013, 04:30:55 pm »


          Hình ảnh tại  buổi tiễn đưa Giáo viên- Công nhân viên – Sinh viên trường Cơ điện  lên đường nhập ngũ

      
              


Nhìn hình ảnh này xót xa quá anh HuuLuan ạ , những thanh niên trên hình hài còn mang nét con trẻ thế mà phải " xếp bút nghiên " lên đường vào cuộc chiến mà chưa biết có quay về không ? đúng là một cuộc chiến tàn khốc .


Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM