Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:19:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166946 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #270 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 02:30:00 pm »

Không phải là TÁNH, mà là: PHẠM QUANG TÁCH. Xin phép được đính chính lại,cám ơn.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #271 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 08:44:04 pm »


Không phải là TÁNH, mà là: PHẠM QUANG TÁCH. Xin phép được đính chính lại,cám ơn.

    @ quanvietnam,

  Trong buổi giao lưu anh em có gọi tên Bác TÁCH nhưng tôi nghe nhầm là TÁNH.  Bác quanvietnam đúng là lính trinh sát của C20-95 nên đã chỉnh sửa lại giúp . Xin cảm ơn.  (  Nhờ quản trị mạng sửa  tên bác TÁCH cho đúng - )

   NHL
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #272 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 11:44:00 am »

  
                CỰU  BINH   VỀ  THĂM  SƯ  ĐOÀN  F 325     

      Nhân  kỷ niệm ngày thành lập sư đoàn 325 – 11/3/2013 .  Nhóm  CCB C17- E95  Theo đoàn CCB thành phố Hải phòng  về thăm sư đoàn.   Chúng  tôi   được tiếp đón nồng hậu, đi thăm quan  nhà truyền thống sư đoàn, xuống thăm các trung đoàn : E18, E95 &E101.   Những CCB đã thấy được cả truyền thống hào hùng của F325 và sự lớn mạnh về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ sỹ quan – chiến sỹ  ngày hôm nay đang tiếp bước các thế hệ trước .
    Những thành tích của sư đoàn  ANH HÙNG -  F325,  những phần thưởng cao quí   -  đang lưu lại Tại phòng truyền thống  sư đoàn  :
 
     

    E95 với những chiến công tiêu biểu tại chiến dịch “ Bảo vệ thị xã Quảng trị “  và  “ Giải phóng Ban Mê Thuột “   đã được phong tặng  danh hiệu – TRUNG ĐÒAN ANH HÙNG-  được  lưu tại phòng truyền thống trung đoàn 95.

   

      Truyền thống  của trung  đoàn  ANH HÙNG  _  E101 &  E18 _ tại bảo tàng  Sư đoàn



      Huấn luyện tại thao trường



      Các CCB  đang  nghỉ và  giao lưu với  lính của  E18 tại   “  Lớp học xanh “  -  VÀ  Nhớ lại  Trước đây khi LÍNH  ở trong RỪNG

   
 
       Khu ở  của lính

   

      CƠM  “ Đại Táo “  của  với đầy đủ  dinh dưỡng.  Thịt, trứng , cá, rau xanh -  lính tự  tăng gia và  cung cấp   100%  cho bữa ăn của mình.

   
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #273 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 09:39:17 pm »

Nhìn cái khay cơm một suất ăn của lính thì không thể ngờ nó lại đủ đầy đến thế.

Sức mình bây giờ ăn không hết từng đó bác HuuLuan ạ. Mừng cho cánh lính trẻ bây giờ.

Giáo sư Luân mặc đồ màu sáng trông nổi bật giữa màu xanh của lính. Nổi nhất là cái trán giáo sư. Bác hạnh phúc quá. Chúc mừng bác
Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #274 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 10:22:48 am »



     Nhìn cái khay cơm một suất ăn của lính thì không thể ngờ nó lại đủ đầy đến thế.

 .... Sức mình bây giờ ăn không hết từng đó bác HuuLuan ạ. Mừng cho cánh lính trẻ bây giờ.


  @TrongC6,

  Bữa CƠM " Đại Táo " mà  CCB chúng tôi được thưởng thức quả là  LÍNH CỰU chúng ta - ngày trước chỉ có " MƠ " - Cũng tiết lộ với Bác là tiêu chuẩn bữa ăn này là 18.000 đ  -  trong đó đã trích quĩ tiết kiệm là 40% kinh phí bằng các sản phẩm tự tăng gia sản xuất :  Thịt ( lợn -gà- bò -dê ) , cá, trứng, rau xanh là 100% ,  hoa quả....)  các đơn vị ( từ cấp đại đội trở lên ) đều có khu vực " Tăng gia " riêng , sư đoàn có xưởng chế biến thực phẩm : giò , chả, trứng muối, thịt - cá  khô ....
 Nếu không trích quĩ kèm với  SP tăng gia thì  bữa cơm đại táo chắc phải hoành tráng nữa . Nhưng như ẢNH thì cúng  khoảng 50 ngàn đồng so với  thị trương rồi (  ngoài Canh,  CƠM trắng thì ăn NO - Chẳng bù  lính chiến đói gần chết ) . Xem lại  Suất Đại táo  mà tôi cảm thấy hấp dẫn mà CCB  ăn không hết thật .
   
   

   Ngoài bữa ăn hấp dẫn  Cũng  có nhiều bức ảnh chụp cơ ngơi của  từng E  nhìn rất " sướng "  - Đất rộng, qui hoach hoàn chỉnh, cơ ngơi hoành tráng, khá đẹp nữa .  Vì nguyên tắc nên không " trình " được, thành thử Bạn tưởng tượng  ra vậy và mừng cho LÍNH ngày nay.

 NHL,
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #275 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2013, 11:39:31 am »

   
     
   NHỚ   Y   TÁ   DẬU     


   
      Từ lúc đại đội C17-E95 chúng tôi tham gia chiến dịch Quảng trị  đã hơn 40 năm, tôi  chưa gặp lại  Nguyễn văn Dậu,  y tá đại đội . Bắt đầu vào chiến đấu nỗi người một nơi,  tôi bị thương ra Bắc, Dậu ở đơn vị đến sau giải phóng miền Nam 1976 mới được phục viên về Lạng giang – Bắc giang.                 
      Mãi đến vừa rồi,  tôi mới hẹn về chơi với  Dậu ở Lạng giang,  rồi cả nhóm CCB  cùng nhau về thăm lại sư đoàn 325 và Trung đoàn 95 ở Chũ – Lục ngạn . DẬU  quê ở  Vôi – Lạng giạng – Bắc giang , nhập ngũ  1970, Sau thời gian tân binh được  đào tạo quân  y rồi  làm  y tá  của  C17 -95  từ  ngày đầu  F325  chuyển  là  Sư đoàn Chủ lực    12/1971.  Gặp  Dậu, chúng tôi hàn huyên :   nhắc đến những  người đồng đội đã hy sinh,  những câu chuyện trong huấn luyện và chiến đấu ở Quảng trị. Tôi  nhắc  Dậu :
       -    Lúc chiến đấu,  lính bị thương có thấy ông đâu ?
       -   Tôi lúc nào cũng phải theo ông Trường ( ĐĐT của C17). Ông ấy rất nhát, đi đâu cũng bắt tôi phải theo cùng.
     Quả là lúc chiến đấu, đại đội chúng tôi chia năm sẻ bảy  đi phối thuộc chiến đấu với bộ binh và phục vụ  trung đoàn- Mình Dậu làm sao theo bọn lính của C17 được. Cá tính của Dậu cho đến giờ vẫn vậy, liều và bất cần đời, nghĩ gì làm nấy.  Dậu kể ; lúc ở Quảng trị , không có gì ăn, Dậu lo đi bắt cá, bắn bò, kể cả đột nhập kho hậu cần để lấy lương khô, ruốc cho cán bộ đại đội . Tôi làm tất, chẳng ngại hạy sợ  gì.
Phục viên, giờ cơ ngơi của Dậu cũng ổn,  ngôi  nhà  gạch rộng với  hai quả đồi – dăm héc ta trồng vải , ao cá, ruộng, cũng có của ăn của để. Dậu hẹn đến mùa vải này lên chơi,  lấy vải thoải mái.  Lê cường có thích thì Dậu cho một góc đồi làm nhà vườn . 
Rồi cũng dự định trồng thêm  nhãn Hưng yên.  “ Tôi cố gắng sang năm mua cái ô tô, các ông lên  đi chơi bằng ô tô cho bõ.
Chúng tôi về thăm sư đoàn 325, thăm E 95 nơi đã gắn bó với chúng tôi  những năm chiến đấu. Rồi chia tay ở ngã 3 Đồi ngô, hẹn gặp nhau khi mùa vải đến.
     Mới   qua 2 tuần, chúng tôi nhận được tin dữ : Dậu đã mất. Bàng hoàng, chúng tôi cấp tốc về viếng  người đồng đội.  Không may trong lúc làm vườn chạm vào dây điện, ngã ra là bất tỉnh liền, cũng không kịp trăng trối với  vợ con.
     Trở về Hà nội mà vẫn nhớ hình ảnh Dậu.   Ôi sao  bao  bom đạn  hiểm nguy vẫn sống khỏe  mà đời thường  lấy đi sự sống của  một CCB  lại  dễ dàng  đến  vậy.  Tôi  viết  mấy lời chia tay với  Dậu. Một CCB của C17 chúng tôi đã ra đi mãi mãi –       
      Nhớ Y tá NGUYỄN VĂN DẬU ... ! 

     
    Hình ảnh người đồng đội – CCB  Nguyễn văn Dậu – Y tá đại đôi C17- E95- F325 (  mặc quân phục)  trước phòng truyền thống sư đoàn


   



Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #276 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 04:03:56 pm »

        Từ chiến trường Quảng trị ra Bắc dưỡng thương, tôi được trở về trường tiếp tục học tập. Nhân kỷ niệm 40 năm nhập trường, nhớ lại  thời đi
   học với nhiều gian khó. Xin kể lại  một câu chuyện của SV chúng tôi thủa ấy .

   
   
         Quả mít  mùa thi           

                                                                              Nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò - Nhớ kỷ niệm mùa thi thủa ấy

     Bọn con trai  K9 sống trên nhà tầng A6, nhìn qua cửa sổ rộng  xuống dưới là  dãy đồi chạy song song với đường cái. Trường đang trong thời gian xây dựng. Bên phía hông nhà đã san thành bãi đất phẳng,  đỏ loét – chẳng còn cây nào. Chếch lên phía ngã 3 đường, các đống đá  xếp lổng chổng từ lúc nào vẫn đang  nằm chờ  xây kè . Con đường đất từ dãy nhà tầng chạy chéo ra T Ba nhất tạo thành ngã 3 với bãi đất phẳng là cái chợ tạm. Dân họp chợ từ sáng cho đến khi nắng gắt là tan chợ. Những năm bao cấp, chợ chỉ bán rau, hoa quả, bánh trái và các thứ lặt vặt, không có bán lương thực như giờ ( lương thực do nhà nước quản lý ). Nhiều nhất chợ là chè búp của dân quanh vùng đem bán ngồi thành dãy dài. Sáng sáng, lính SV chúng tôi nếu không phải lên lớp thì lại lượn ra chợ. Bọn con gái thì mua thức ăn, còn bọn con trai thì hầu hết chẳng mua bán gì mà lượn ra dãy chè búp. Bốc một nắm đưa lên mũi ngửi hương rồi  hà hà hơi vào nắm chè xem chè có xanh không – Cứ  như là mua thật ấy – rồi lại trả lại. Khi trả lại thì kẹp ngón tay giữ lại một phần chè ( người bán nhìn thấy cũng coi là bình thường).  Cứ lượn dăm hàng như vậy là mỗi thằng có trong túi một nắm đủ ấm chè,  pha vào lúc trưa hay tối. Đói uống nước chè cồn ruột cũng đành,  mà còn cố uống nhiều nước để có cảm giác no bụng và tỉnh táo thức khuya ôn thi.  Mùa thi đã bắt đầu rồi.
     Giờ đang giữa tháng 6, nắng đã gắt cộng với đất đồi càng tạo ra cái oi bức riêng của Thái nguyên này. Với dân học kỹ thuật,  thi cử luôn là sức ép đối với mọi SV nhưng với đứa học yếu thì quả là quá sức. Như người yếu phải gánh nặng leo dốc- leo mãi vẫn chưa qua đỉnh dốc dù đã nghỉ mấy lần- chả khác gì thi đi rồi thi lại vẫn chưa được “ Con 3”.  Thời đấy chấm theo thang điểm 5-4-3-2-1, 5 là điểm giỏi, 3 là trung bình, quá kém thì ăn con 1.
     Hôm nay đang ôn môn thi thứ 2. Thức mấy đêm liền học thi cộng với cái đói thường trực,  người thấy uể oải.  Hai bữa chính theo tiêu chuẩn SV 18 đồng/tháng ăn chẳng đủ no chứ đừng nói đến chất nữa, ăn sáng thì tự túc  ‘ tòan phần ‘.  Để kiếm bữa sáng,  3 thằng  H, N, NH rủ nhau ra chợ sớm vừa để xả hơi, biết đâu có thể  ‘ đóng toa ‘  vào nhóm nào đấy  kiếm bữa sáng.
Loanh quanh qua dãy chè búp kiếm đủ ấm chè xong, cả bọn kéo nhau lòng vòng quanh chợ.  Dẫy hoa quả  chỉ có dứa xanh và mít – quả to bé lẫn lộn đều chưa chín. Chán thật, chẳng có gì ăn  được ?... Mấy thằng lững thững định về thì nghe tiếng gọi
     Mấy cậu bê hộ quả mít về quán nào ?
Ngoảnh lại , thấy bà “ Béo”  quán đầu chợ T Ba nhất đang gọi.  Bọn  chúng tôi   đặt cho bà biệt danh -  bà “ Bóp” -  vì chuyên bán đắt cho SV mà chẳng bao giờ cho ‘ nợ ”  tiền cả và  dĩ nhiên quán cũng  được gắn tên “ Quán bà Bóp”. Ba thằng xúm lại bê đám mít về quán,  gần đến quán thằng N đi sát lại rồi thì thầm :
     Tao ‘ thủ ‘ một  quả bù cho lúc ‘ bóp ‘ bọn mình. Che cho tao.
Cả bọn  lễ mễ bê đám mít đến cửa quán. Bà “ Bóp” đếm đủ rồi tự bê vào trong góc quán. Lượt cuối, có một quả to bà khệ nệ . Thằng N đi theo vừa đỡ vừa nói ngọt :
     Để con đỡ cho, u cố làm gì cho mệt.
     Nhìn đám mít đã nằm gọn góc nhà, vừa mua rẻ lại không nhọc sức khiêng, bà “ Béo”  hả hê ra mặt ,  quay lưng lại  rửa tay. Nhoáng một cái, thằng N đã vần ngay được 1quả nhơ nhỡ , sau hai đường chuyền nó đã nằm gọn góc tường phía ngoài quán.
Các cậu uống nước nhé. Bà  đon đả mời. 
      “ Bọn cháu phải về, kẻo muộn giờ học “ -  Cả bọn đáp lời.  Một đứa đi trước còn những đứa kia  vẫn nán che cái cửa quán .  Bắt kịp nhau  ở  đoạn khá xa,   cả bọn xúm vào sờ nắn. Quả mít không to nhưng nây đều, đang đói muốn ăn ngay nhưng chưa chín.  Đành bê về đống đá vừa  dấu vừa  dấm, chứ mang về nhà tầng thì bọn bạn xâu xé chả được mấy múi . Tôi gặp cả bọn ở góc nhà, mặt mũi hả hê  chúng nó nhấm nháy hẹn  :  “ Tối nay nhé, làm luôn không chuột chén mất “.  Suốt cả ngày, ngồi học trên nhà tầng, mắt chúng thỉnh thoảng lại nhìn qua cửa sổ ra đống đá,  chờ tối  đến.
     Bữa cơm chiều xong, vẫn đói meo. Đám SV kéo nhau ra bãi cỏ trước nhà ngồi mát, tán dóc, chờ tối mới ôn bài.  Nhóm chúng tôi với vài “ chiến hữu” đã ngầm  hẹn nhau,  bí mật  chờ   tối  ‘ xuất quân’ để  bọn khác không thể ‘ bám càng’ được.
Sẩm tối, đám SV đứng dậy  tản đi học bài. Bọn tôi cũng vờ như đi học , từng đôi một  bí mật tập kết về đống đá. Mươi phút sau là đủ mặt, làm sao có thể ‘ chậm chân ‘  trong  bữa  “ mít ”  này,   đợi cả ngày rồi .
     Trăng non đã lên chiếu ánh sáng dìu dịu. Đống đá rộn lên tiếng nói và tiếng cười. Ánh trăng không  đủ làm rõ từng khuôn mặt nhưng  tôi cũng mường tượng ra niềm vui của chúng bạn khi ấy  thế nào … ? Tiếng dao liếc lạo sạo vào đá  rồi tiếng sồn sột  cứa quả mít .  Không kìm được một thằng thốt lên  :  “ Thơm quá, ngon thật “ ,  nó đã nếm trước được một miếng rồi . Tiếng cười đùa vang lên, thằng N vừa ăn vừa kể lại chiến tích  hồi sáng.  Quả mít rất nhiều múi,  chín tới mà ngọt đậm – ăn đã luôn. Còn một góc cuối, chúng nó hè nhau ăn cho hết chứ không mang về. Lần đầu tiên mới có sự ‘ dư giả “  cho cả bọn lúc nào cũng gần với trạng  thái “ thiếu đói “ này.  Lững thững  trở về trên con đường đất , cao hứng  khi đã no  nê -  “  Tao sẽ thức cả đêm để ôn “   một  thằng tuyên bố hùng hồn.
     Cầm quyển vở lên, đọc chưa hết một trang tôi  thấy người nóng bức - bứt rứt. Quái lúc nãy không thấy nóng mà sao giờ nóng vậy. Tự nhủ,  nghỉ ít phút đi tắm cho mát rồi sẽ học tiếp. Tắm  rồi,  mới đọc hết một trang lại thấy nóng,   xuống bậu cửa sổ ngồi để hứng gió đêm mà cũng chẳng thấy mát như mọi ngày –  Sao thế  ? Mọi người vẫn ngồi  ở giường mà không thấy nóng như mình nhỉ …?  Tay quạt, tập trung cố đọc hết trang giấy mà vẫn không thoát được cảm giác nóng  đang trào ra từ  bên trong.  Không học được thì ngủ vậy,  vào  nằm  mà vật vã  mãi , quạt rõ mạnh mà  người vẫn  đẫm mồ hôi. Mặt đến lưng,  cổ,  vai  toàn thân vã nước  ra như người đi cày. Chiếu  cũng  ướt. Vuốt mồ hôi đặc  mùi mít  -   “ Khắp nơi mùi mít”. 
      Nóng  không thể  ngủ được,  tôi đành trở dậy ôn bài.  Đọc nốt phần định  bỏ  qua.  Sáng ra, cả bọn  hỏi nhau “  Sao đêm qua nóng thế ? Tao chẳng ngủ được , phải dậy học  tới sáng “ -   Hóa ra, thằng nào cũng như vậy !                                                                                                                       
      Hôm thi,  rút ra cái  đề bài  tôi  giật mình – vào đúng phần  đã học trong đêm không ngủ vì mít ấy – và làm  “ ngon”  như  ăn mít vậy. Môn thi này, nhóm ‘ chiến binh ‘  ăn mít đều gặp may,  thi qua hết.  Tối đến,  gom được ít tiền cả bọn kéo ra  quán bà  “ Bóp “ để  “ lại quả “ và  lấy hên môn thi tiếp.   Rõ thật  là :
              THƠM như  múi mít – NGON như múi mít – NÓNG bởi múi mít – MAY nhờ múi mít

     Bây giờ,   mỗi khi cầm múi mít tôi lại nhớ cái cảm giác thơm ngọt cùng cái nóng dữ dội của QỦA MÍT MÙA THI  ấy – nó đã gim trong ký ức về  một thời đi học không  thể  nào quên.


                                                                                                              Hà nội , 5/2013  -  NGUYỄN HỮU LUÂN 

Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #277 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 11:27:35 am »

          Khi tôi trở lại giảng đường học tập, có phải đã quen như còn trong quân ngũ - tôi đã tập hợp nhau thành một " hội " để hỗ trợ vượt qua   
     những khó khăn.  Dường như cuộc sống của người lính đã khiến tôi dẫn dắt cái " hội " của chúng tôi sống gắn bó, yêu thương và đùm bọc nhau
     để học tập trong thời gian đất nước còn  nhiều khó khăn. Cuộc sống tập thể của SV lúc đấy khác nhiều so với cuộc sống của SV bây giờ. Kể cả
     những việc mà chúng tôi " chiến đấu " cùng nhau vượt qua các kỳ thi, đã mang đậm dấu ấn " đồng đội " chẳng hề khác những người lính.
          Xin chia sẻ cùng các bạn câu chuyện nhân kỷ niệm 40 ngày nhập trường của tôi.

     
       
         SAO  CHỈ  MÌNH  NÓ  “ PHẠM QUI “        
                                                         
                                                                                               Nhớ lại những  kỷ niệm  thời sinh viên

     Mấy ngày nay, “ Đại bản doanh “ của hội “ Chéc “ có nhiều bạn ghé vào. Chúng  vào ăn mỳ cho  đỡ đói đúng không ? Chẳng phải, tại môn Nga văn sắp thi lại đấy ! Học 3 năm rồi,   hôm ôn  thi hết môn thày chỉ tóm gọn nội dung đã học. Ngoại ngữ thì làm gì có trọng tâm, chẳng có bài mẫu. Từ ngữ - ngữ pháp  tự tích lũy,  vốn dắt lưng khi thi chẳng được là bao. Thi lượt đi, còn hỗ trợ nhau được mà 2 lớp A và B ( 9a-9b )  vẫn “ rụng “  như gặp bão. Thi lại,  còn  toàn bọn “ tậm tịt ”  ngồi với nhau – biết bấu víu vào đâu đây…?
   Mới sáng thằng Q “S” ghé vào, nó ra lời trước :                                                         
        - Tao chắc “ chết” nếu bọn mày không “ cứu “.
   Nó vừa ra, lát  thằng N đến 
       - Tao “ chịu “ rồi. Chết môn này là “ tăng ca” luôn. Bọn mày “ cứu “ đi.
    Rồi dăm thằng nữa tới, đồng loạt ca :    Tìm cách ‘ cứu ‘ đi. Chết cả nút đến nơi rồi . 
       Điểm danh bọn thi lại Nga văn, sao nhiều cầu thủ đội bóng thế ? Thằng C, Q này rồi thằng T, D nữa. Chúng nó  chỉ  đá bóng giỏi thôi còn tiếng Nga -  thi lại.   Nghe chúng nó than, nghĩ cũng tội – không đành để bọn nó ‘ chết ‘ - ( tôi là đội trưởng đội bóng mà ) .  Cứu ư ?  Hèm nỗi,  bọn thi lại Nga văn này thì chữ đực – chữ cái.  Chỉ có mỗi cách duy nhất -  Làm hộ bài thi rồi tuồn vào cho chúng thôi, mà lộ ra thì chết cả lũ. Biết vậy mà  đành làm vậy …
     Cái nhà tầng A6 thủa ấy vừa là ký túc xá của 3 lớp điện vừa là phòng học. Lớp A bọn tôi ở tầng 2, bọn lớp B ở  cả tầng 3 và 4 bởi một nửa của nó dùng làm 2 lớp học.  Kể ra cũng tiện ra phết. Mùa đông rét, có thằng còn đang ngủ, nghe tiếng hô “ thày giáo đến” mới lồm cồm chui khỏi chăn, vừa chạy vừa mặc áo khoác lao vào lớp vẫn còn kịp đấy.                                                                                       
     Hội tôi chiếm cái phòng  đầu hồi tầng 1- (trước bỏ không) -  làm đại bản doanh đã lâu để sinh hoạt, nấu mỳ, làm đủ trò mà không bị la mắng.  Giờ dùng làm ‘ sở chỉ huy’ chiến dịch giải cứu bọn thi lại Nga văn. Có cả kể hoạch chi tiết và phân công thực hiện :  Thằng N đảm nhận ngồi sát cửa sổ phòng thi tầng 3 để tuồn đề  ra và nhận bài giải vào qua khe cửa.  Nó vào thi sớm nhất để “ chốt “ được vị trí này.  Khó khăn và nguy hiểm là nhóm chuyển bài giải lên phòng thi  :  thằng Nh phải đứng trên cánh cửa sổ mới  vừa đủ độ cao nhét bài, một thằng tóm chân phía trong của nó cho an toàn, thằng nữa thì quay cửa sổ đưa thằng Nh đến vị trí chuyền bài.  Nhìn xuống  dưới  là bãi  đất  rộng  cỏ mọc  thưa thớt chờ  kinh phí xây dựng .
   Buổi thi lại Nga văn diễn ra như mọi môn thi khác. Đường hành lang phía trước phòng thi do cán bộ lớp quản, sinh viên không được lai vãng đến khu vực  thi –  nhìn  rất nghiêm túc.   Phát xong  đề thi  riêng cho từng người,  Thày ngồi trước bảng  theo dõi, giải thích thắc mắc và  nhắc đứa ngó ngoáy trao đổi bài .  Mươi phút sau qua khe cửa gần thằng N ngồi,  những tờ giấy trăng trắng lần lượt thòi ra, chao liệng trong khoảng không trước khi đáp xuống bãi cỏ. Nhóm ‘ liên lạc’ đứng khuất ở đầu hồi nhà,  kín đáo lượm từng tờ giấy.  Tất cả diễn ra lặng lẽ mà không  ai phát hiện được điều khác thường này.
      Trong “ sở chỉ huy”  guồng máy bắt đầu chạy hết cỡ. Từng  đôi ‘ Dịch- chép’ khẩn trương – chúng  chổng mông  vào nhau trên một cái giường, muỗi đốt không dám dừng tay. Bỗng như phát hiện điều  khác lạ một thằng kêu :
   -  Sao chưa thấy đề của thằng C ? Hay là  ‘ nhặt’ sót …. ?
     Căng thật !  Nửa số đề phải giải vẫn đang nằm chờ. Đội “ dịch”  không tương ứng  với số thằng cần ‘ cứu’.  Phải cố chạy đua với thời  gian mới kịp được. Lúc lâu, có đề làm gần xong mới thấy một thằng chạy bổ từ ngoài vào, chìa tờ giấy giọng  hổn hển  :  ‘ Đề thi của thằng C đây ‘ .
Tôi ngước nhìn sang, chỉ là một tờ  chép tay một phần bài thi thôi. Đang chúi đầu vào bài dịch bên này,  nói với
    - Anh Sơn ơi, ưu tiên dịch bài của thằng C trước cho kịp
Sơn quay người vớ cái tờ đề của thằng C, xem một hồi rồi kêu :  “ Nó chép chữ gì thế này,  luận chẳng  được. Thằng nào quen chữ nó sang làm đi. Bố Tây còn không đoán ra nữa là tao ! “ .                                                                                                       
     Tôi nhào sang,  vừa dịch vừa đoán  vậy – cố xong được phần bài dịch sang tiếng Việt là ‘ăn’ rồi. Mệt với thằng C này quá ,  mà một phần bài dịch đến giờ vẫn chưa thấy ?.                                                                                                                                 
     Trong phòng thi,  nghí ngoáy chán một thằng sốt ruột gửi  tờ giấy ra với  hai chữ  “ Nhanh lên, nhanh lên “.  Chẳng bù cho ngoài này, cắm mặt vào đề thi ,  những chén chè Thái rót sẵn đã nguội  mà chưa có  người uống .  Rồi cũng tạm ổn,  bài  nào  xong được cấp tốc đưa   lên tầng 2 để  chuyển cho  bọn thi.  Tập đề  thi được giải  gần  hết mới nhận được nốt phần còn lại của thằng C – nó  chép lại chứ không dám  tuồn cả đề ra như bọn kia. Cả bọn xúm vào làm cho nhanh để chuyển lại, nó  phải tự chép thành bài thi .  Cũng không sao ! ý định của nó  thế mà … cứ  chuyển vào cho nó là xong.Còn chừng nửa giờ nữa  mới hết buổi thi,  các nhóm ‘ thực hành ‘ bên ngoài xong việc liền kéo vào  vừa thông tin tình hình và  nạp vào cái bụng rỗng,  từ sáng đến giờ  đến cả nước cũng không kịp uống.  Hết giờ, bọn thi lại ùa xuống . Chúng phấn khởi ra mặt vì ‘ chiến dịch giải cứu’ thực hiện mà không  xảy ra một sự cố nào – tất cả  bài thi đã nộp .
   Tối đến,  bọn thi lại có  bữa “ chiêu đãi ” để chia vui cùng các chiến hữu . Thực đơn cho mỗi người : 01 phở quán “ Hát” cộng kẹo lạc nước chè đến khuya. Hai ngày sau,  cả bọn vẫn đang hoan hỉ thì có tin nhắn từ chị Sơn – giáo vụ khoa điện-  “ Thày Cân nói thằng C phạm qui đấy  -  lớp  cử  người lên làm việc“.  Tôi – phụ trách học tập- cùng Hà “ múp” cùng đi gặp thầy. Trước khi đi cả bọn rà soát lại, không  thấy một sơ suất  hay lộ ? .  Tất cả tự hỏi “ Sao chỉ mình Nó  phạm qui ?  Bài thi  chữ  của chính nó.  Vì  sao  ? Chưa có câu trả lời …   
        Hai đứa lên phòng giáo viên,  thật bình thản ngồi chờ thày xếp đống bài  đang chấm dở để tìm bài thi của C . Mời chúng tôi uống nước,  rồi  thày đưa tôi bài thi của  C và  nhẹ nhàng nói  :
      - Em xem bài dịch của C đi
Tôi đâu có lạ cái bài dịch này nhưng cố chăm chú  và nhẩm đọc như bình thường. Vẫn là những câu dịch ấy mà C đã chép lại vào bài thi nhưng …  thật không thể ngờ được !   Bài dịch chia làm 2 phần C đã chép lộn ! Đít lên đầu,  nửa đầu xuống cuối  mà dịch rất hoàn chỉnh – thế mới chết chứ ?   Lỗi là đây rồi, thày chỉ nhìn qua là biết ngay –  Chứng cứ  phạm qui không chối cãi được.
Thay mặt lớp, tôi  đề nghị thày “ giơ cao đánh nhẹ “ để không ảnh hưởng lớp và khoa . Thày đưa  bài C là không đạt thôi, nếu là phạm qui  phải  lập biên bản đưa về khoa thì  to chuyện lắm . Thế cũng là may chán !  Nó lại được ‘ Cứu ‘ lần nữa.  Trên đường về , chúng tôi vẫn nhớ thày hỏi :  “ Ai  trong phòng thi làm hộ Nó thế ? –  không có bài thi đưa từ ngoài vào mà ”.                                                       
      Biết chuyện thằng C trượt thế nào -    cả bọn bảo nhau :                                                                 
       -  Bố ‘Tây’ cũng không dịch được chữ nó, còn bố ‘ Ta’ cũng hết cách . May bọn còn lại thoát hết không thì uổng công của lũ mình.


                                                                                                                                              4/2013                                                                                                                                                                                                         
                                                                                                                                      NGUYỄN HỮU LUÂN







   
     
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #278 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 12:55:54 pm »

He he !
Chiều chiều ra đứng A kờ nô
Mơ mộng cuộc đời " kờ  ra sứ vưi "
Ai ngờ ' Zi vốt " lại " ban sôi "
Tình hình " sây trác " có gì " nố vưi "?
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #279 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 08:22:21 pm »

He he !
Chiều chiều ra đứng A kờ nô
Mơ mộng cuộc đời " kờ  ra sứ vưi "
Ai ngờ ' Zi vốt " lại " ban sôi "
Tình hình " sây trác " có gì " nố vưi "?

Hi, hi, báo cáo 2 bác Luân, em Inh gờ lích đi một tý cho các bạn bây giờ dễ hiểu:

Chiều chiều ra đứng uyn đâu
Mơ mộng cuộc đời " bìu tý phu ly"
Ai ngờ 'sờ tô mách" lại " boi linh "
Tình hình " nao cóc " có gì " niu ly"?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM