Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:41:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 167397 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #250 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2012, 05:54:06 pm »

     CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 18 )    

                                         C17  ĐÁNH CẦU  KHE NHƯ LỆ


         Những  ngày cuối năm 1972,  E95  tập trung  lực lượng “ đánh và giữ  chốt “  trên   mặt trận  TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ.  Chiến sự ở TÍCH TƯỜNG diễn ra ác liệt, hai bên “ quần “ nhau từng chốt ,     bên  bờ Nam Thạch hãn  súng nổ  cả ngày lẫn đêm.  K5   sau  thêm  K6 được bổ xung  lính  từ các C :  thông tin, hỏa lực, công binh, vận tải của trung đoàn. phối thuộc chốt giữ  Tích tường  :   từ bãi sông  bên bờ Nam đến giáp con đường  chạy từ Tích tường  đi Như lệ.     Chốt  của lính ta  nằm trong “ bãi mít”,  trên các gò đất  ruộng  ven  sông  cách con đường qua những khoảng ruộng bỏ hoang, cỏ và cây dại mọc xen –  bị cày xới , cháy sém bởi  đạn pháo của cả hai phía..
C17 ngoài  tiểu đội tại bến Tích tường  nay có thêm tiểu đội phối thuộc chiến đấu cùng bộ binh  theo lệnh của Trung đoàn.  Nhận định của trên :  địch đánh lấn để  đẩy Ta xuống sông,  ngoài hỏa lực có thể  tăng cường thêm xe  tăng hoặc xe bọc thép yểm trợ cho quân bộ.  Từ Như lệ ,  tăng  và  bọc thép có thể  qua  Cầu Khe Như lệ tấn công  các “ chốt “  của  ta  ở Tích tường . Cầu qua khe  dài chừng khoảng 10m,  bị hỏa lực của cả hai bên bắn phá  giờ chỉ còn trơ lại  dầm sắt dọc  , thanh ngang chỗ có chỗ không.  C17 nhận lệnh từ E   “  đánh – phá cầu Khe Như lệ “   chặn đường đi của  tăng và  xe bọc thép.
   Nhiệm vụ đánh cầu được giao cho tiểu đội  của Thái ( A trưởng ) thực hiện dứới sự chỉ huy  của B trưởng Tuyết ( ? ).   Những  gói Bộc phá  chừng 5kg và  thiết bị  kích nổ  được  chuyển từ  cứ,  đưa qua  sông cho nhóm “ Đánh cầu ”.  Toàn nhóm  đã  nằm tại  chốt  sát bờ Nam sông , chờ ngày để  hành động. Từ chốt bộ binh  qua bãi sông  ta giữ  rồi phải vượt qua  đoạn  bãi trống trước khi đến  con đường và  khu vực cầu “ Khe Như lệ” .  Thời gian bắt đầu  sau  lúc nửa đêm, khi những cuộc chiến giành chốt cũng như tiếng súng của cả hai bên đã  tạm ngưng.
   Đêm đầu , đội “ Đánh cầu” được trinh sát dẫn đường  đã qua vùng quân ta quản lý,  đang vượt qua  bãi trống  tiến ra  con đường thì chốt bộ binh “ Ta “ ngoài cùng  phát hiện tưởng quân “ địch “ đã tương  một  quả lựu đạn và  bắn loạt đạn  vào đám lính “  Công binh “ đang bò.  May mà   phát hiện  sớm là  lính  “ Ta “ nên dừng bắn.-  Tốp “ đánh cầu “  vội nhào  ngay vào chốt bộ binh  - không ai  sao cả nhưng kế hoạch  đêm đó bị hủy. Cả tốp về đến cứ bờ sông rồi   chửi loạn  bọn bộ binh, đã không trợ giúp lại  còn cho “ Công binh ” ăn đạn,  suýt toi cả lũ .
    Kế hoạch lùi vài ngày,   chọn đêm tối trời cộng với đợt  mưa rét -  đội “ đánh cầu “ quyết định  đánh . Rút kinh nghiệm,  các chốt bộ binh trên tuyến đã được  báo, trinh sát dẫn toàn đội   “ tham chiến “ ,  bò qua  chốt bộ binh cuối cùng, toàn đội đã đến sát  đường . Lúc này khoảng  3h sáng,  xung quanh gần như im ắng,  cũng không còn nghe thấy tiếng súng bộ binh nổ .  Lính của cả hai bên đang  chợp mắt  lấy sức  cho trận chiến ngày mai.  Đội đánh cầu  bò sát theo mép đường  để không bị phát hiện.  Pháo sáng  vẫn lơ lửng soi dọi  dọc sông và khu vực  chốt “ ta “ . Bên kia đường là  chốt của lính TQLC,  nền con đường khá cao nên có thể bò men mà không bị phát hiện.  Lính “ đánh cầu “ chỉ sợ  gặp  lính phục kích  thôi. nhưng đêm nay mưa rét  nên   không  có.
          Cả tốp bò chậm  rồi tiếp cận  chân cầu phía Tích tường mà không  thấy động tĩnh gì.. Hai gói bộc phá  được đặt vào vị trí đầu của hai  dầm lớn ,  kíp  kích nổ bằng điện được cài vào – rồi cả dây điện  cũng đã nối xong.  Lính rải dây chầm chậm bò  lùi lại  về phía  bãi đất  cách  cầu chừng   30- 40 m  -  đến chốt bộ binh của ta  chỉ qua vạt ruộng có cây mọc lúp xúp  che  khuất.  Lần lượt từng lính rút về vị trí tập kết ,  Còn Thái và Tuyết  đi cuối, mỗi người  kiểm tra  lần cuối   nơi hai quả bộc phá đã đặt .   Bò lại gần nhau,  cùng  nắm tay báo hiệu đã  xong, hai người lần lượt bò về  điểm tập kết.  Nối dây điện vào máy điểm hỏa,  cho lính lui lại  sẵn sàng chiến đấu theo đội hình.   Nghe ngóng  - chờ lệnh điểm hỏa.  Đây là lần đầu lính công binh phá cầu tại chiến trường., không nói nhưng  người chỉ huy  và lính  cũng thấy hồi hộp,  lo lắng cho trận đánh thành công. Tất cả nằm  xuống,  mặt hướng về phía cầu chuẩn bị chiến đấu.
        Lệnh phát hỏa,   máy điểm hỏa  kêu  rẹt rẹt, rồi  hai khối lửa bùng lên với  tiếng nổ  đinh tai vọng  trong đêm , những  thanh sắt văng tứ tung.  Sau tiếng  “ Rút “,  lính  cắt vội dây điện , chẳng  thu dây mà  ôm máy lao về hầm của chốt bộ binh gần nhất.   Mới gần đến nơi ,  tiếng đạn tiểu liên bắn gần nghe reo réo , rồi bắt đầu là trận bão lửa của pháo và cối  rền vang trút xuống bãi sông , rồi  khắp  cả bờ phía Tích tường.
Chừng cả tiếng sau pháo mới thôi bắn, tốp  “ đánh cầu “  nhanh chóng   rút về hậu cứ ven bờ Nam. Trận ra quân đánh cầu Khe Như lệ  của C17 bắt đầu cho những trận đánh tiếp trên các chốt ở Tích tường  kéo dài đến ngày cắm cờ và những ngày tiếp sau nữa – Nhưng  xe  bọc thép của Phía VNCH đã không thể   tấn công vào  chốt  Tích tường .

 Các CCB Hình dung trận đánh với bản đồ dưới đây :

                 
                             BẢN ĐỒ   TUYẾN PHÒNG THỦ CỦA  E95  VÀ CẦU  khe  NHƯ LỆ
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #251 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2012, 10:21:28 pm »

Anh Luân, truyện anh thấm lắm ! Truyện anh như anh vậy. Chuyện về ls Máng sâu sắc quá...
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #252 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2012, 10:33:33 pm »

    CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 18 )    

                                        C17  ĐÁNH CẦU  KHE NHƯ LỆ


                  



     Bác NguyenHuuLuan ! Thời điểm cuối năm 1972, trinh sát sư đoàn có một toán thường trú tại Như Lệ. Chúng tôi làm nhiệm vụ bám địch ở Như Lệ và Tích Tường. Bao giờ chúng tôi cũng vượt Thạch Hãn gần chỗ bến vượt Thượng Phước của các bác. Ở bờ nam, từ Như Lệ đi men sông xuống Tích Tường là bờ lở, rất an toàn. Sao các bác không chọn lối đó mà lại chọn vượt qua bái mít bờ bồi, ruộng lúa, trống trải cho nó khó thế ?
Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #253 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 10:05:43 am »

    CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 18 )    

                                        C17  ĐÁNH CẦU  KHE NHƯ LỆ



     Bác NguyenHuuLuan ! Thời điểm cuối năm 1972, trinh sát sư đoàn có một toán thường trú tại Như Lệ. Chúng tôi làm nhiệm vụ bám địch ở Như Lệ và Tích Tường. Bao giờ chúng tôi cũng vượt Thạch Hãn gần chỗ bến vượt Thượng Phước của các bác. Ở bờ nam, từ Như Lệ đi men sông xuống Tích Tường là bờ lở, rất an toàn. Sao các bác không chọn lối đó mà lại chọn vượt qua bái mít bờ bồi, ruộng lúa, trống trải cho nó khó thế ?


   @ TTNL,

     Trước hết các Bác là TS của sư đoàn, đi theo nhiệm vụ của sư giao : càng bí mật các tốt ( không cho ai biết ). Chính vậy muốn vươt sông ở chỗ nào thì tự chọn, thời gian cũng tự ấn định - Tóm lại : có quyền tự quyết miễn là hoàn thành. 
     CÒN   C17 CHÚNG TÔI :  Đơn vị phối thuộc phục vụ cho bộ binh .  Bộ binh  " chốt giữ"  tại  đâu, yêu cầu   bến vượt ở vùng nào thì  họ ấn định cả. 
      Bến vượt trên bản đồ tôi vẽ là  : hai bến  vận tải của công binh C17   phục vụ cho bộ binh ( K5 , K4 / 95) tại TÍCH TƯƠNG  và NHƯ LỆ  ( tất nhiên  vùng  bến là cũng bởi  bộ binh ấn định - chúng tôi chỉ chọn  bến  thuyền cập bờ thôi ) - Vì đấy là vùng  bộ binh đã chốt giữ được : an toàn và tiện khi di chuyển .
     Cái tốp C17 " đánh cầu " vượt sông ở đâu cũng do trinh sát dẫn ( không đi  theo bến của  chúng tôi )  . Rồi nữa khi  dẫn đường trên bãi bồi Tích tường vào  cầu " khe Như lệ " cũng do trinh sát dẫn (  tôi  nghĩ là trinh sát của  E95 dẫn   đường ) ,  Lính " công binh chỉ có bò theo. Và cũng vì thế nên có chuyện là  bộ binh   chốt K5  không biết nhóm " đánh cầu "   đi làm nhiệm vụ nên mới  bắn nhầm , suýt toi cả lũ  đấy.  Còn trinh sát của E95 dẫn đường nào thì  " Công binh " chỉ biết  bò theo -  An toàn  hay không ?  dài hay ngắn   có  " trời " biết  ....
     Chúng tôi " phối thuộc " nên cũng  " phụ thuộc " nhiều , không  có quyền " tự quyết " như các TS của  F đâu.  Lính  trong chiến đấu mà !
     Mà cũng  thấm thía lời TTNL viết ,  ở Như lệ theo TS dẫn đã có tốp tiền trạm  của C17 rơi vào ổ phục kích đấy.  LS hy sinh  còn chưa  tìm thấy.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #254 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 02:56:15 pm »



             CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ       

                                      KHE NHƯ LỆ HÔM NAY   

       
     Trở lại Quảng trị ,  chúng tôi  thăm lại chiến trường   TÍCH TƯỜNG – NHƯ LỆ – thăm  cây cầu  bắc qua  Khe  Như lệ .    Tại khe Như Lệ   cây cầu  bê 
    tông  thế chỗ cầu sắt  đã bị phá  trong  cuộc chiến  cuối năm  1972 .   Sự sống đã hồi sinh với  Màu xanh của  cây  cỏ đã  trở lại trên  những  " chốt"  chiến đấu ác liệt của 40 năm trước .
 
     Cầu qua  Khe  Như lệ  nhìn từ bờ Bắc  Thạch hãn .


     


    Khe NHƯ LỆ  chảy  ra sông  Thạch hãn tại  điểm giao của  làng  TÍCH TƯỜNG  &  NHƯ LỆ

       
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #255 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 10:11:05 pm »


 
     


    Khe NHƯ LỆ  chảy  ra sông  Thạch hãn tại  điểm giao của  làng  TÍCH TƯỜNG  &  NHƯ LỆ


     Nhìn cái ảnh này thì khó mà hình dung ra thực địa tại đây vào năm 1972. Lúc đó cây cối bị đạn bom phát quang hết cả rồi. Lác đác chỉ có những bụi tre trúc, mấy cây chuối te tua thấp lè, đâu đó có vài cây mít cụt trơ trụi không có lá. Đất được bom đạn cày sới, chỗ nào cũng đỏ ối. Thế mà chẳng có cái ảnh nào của Đoàn Công Tính chụp nơi này, thành ra bây giờ cảnh thực địa lúc đó chỉ còn nhạt nhòa trong ký ức những người lính.
Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #256 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 03:06:03 pm »


   
      Anh Luân, truyện anh thấm lắm ! Truyện anh như anh vậy. Chuyện về ls Máng sâu sắc quá...


    @HaHoi ,

    Về Máng  vẫn còn  những điều chưa  nói được, muốn được trao đổi  với HaHoi :
       Lẽ ra Máng không  nhập ngũ  đợt ấy  nếu như ... ?    “  Địa phương đủ chỉ tiêu giao quân “ . 
       Lẽ ra Máng đã ở lại trạm giao liên đầu tiên  sau khi leo qua  núi ấy ( hình như là dốc Bò lăn ) nhưng ...?  “ Đại đội đã  cam kết   
   100% quân số  vào đến chiến trường “  và  chỉ huy phải  động viên Máng đi tiếp,  chỉ  cần  Máng có mặt tại bờ Nam sông Bến hải là
   tất cả đã  hoàn thành nhiệm vụ.  Hôm sau Máng có thể  trở ra Bắc như một bệnh binh .
       Nhưng đã đến được  chiến trường rồi  : một viên đạn cũng quí, một gói lương khô cũng quí , một người lính  lại càng quí ....  Và
    Máng  đã ở lại.
       Máng nói “ Em chưa về đâu “  là ý chí chiến đấu của người lính, là mong muốn của người chỉ huy đơn vị  nhưng với tôi  mang với
  nghiã  Máng  hy vọng trái tim của mình không tật nguyền đến vậy, có thể  sẽ bình thường  và thay cho câu trả lời  “ Em chưa cầm   
  thư  Anh định gửi về ” .  Vậy đấy ... và Máng đã ở lại vĩnh viễn .
      Tôi  gửi bức ảnh  này lên để  nói cùng   ( HaHoi  thích  hình  ảnh mà )

           


    Người lính trong cuộc chiến  nhỏ nhoi như hạt cát, như con thuyền  trong biển cả mêng mông.
    Người lính vượt qua chiến trận  giống như con thuyền vượt qua bão tố trên biển.  Cái sự sống mong manh ấy – có thể  không tồn 
   tại hay còn  trở về  được (  người - thuyền ) -  ý thức và hành động đã diễn ra tự nó đã nói lên tất cả .



Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #257 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2012, 12:12:58 pm »


  Nhớ lại những ngày này  40 năm trước cuộc chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng trị vào giai đoạn cuối.  Cùng với  lính bộ binh của E95/325, E48/320B ,  lực lượng địa phương Quảng trị  - C17/95 đã tham chiến tại thị xã và thành cổ.  Tôi xin Tái hiện  một phần chiến đấu hy sinh của C17/95 vào những ngày cuối ấy .

BẾN VƯỢT C17 NHỮNG NGÀY CUỐI CHIẾN DỊCH BẢO VỆ  THÀNH CỔ QT 1972


     Những diễn biến chính trong giai đọan cuối cuộc chiến đấu bảo vệ thành cổ QUẢNG TRỊ được chia  theo 5 giai đoạn.  Từ trung tuần  T8/72 Ban chỉ huy lực lượng bảo vệ thị xã  (BCH LL BVTX ) đã phân công nhiệm vụ chiến đấu cho các đơn vị tham chiến sau :
-   E95/325 phòng thủ chủ  yếu  hướng Nam – Đông Nam  thị xã
-   E48/320B phòng thủ  hướng Bắc – Đông  Bắc thị xã
-   Trong thành cổ  do tiểu đoàn 3,(Cool bộ đội địa phương Quảng trị trấn giữ.
-   Tiểu đoàn 5,6/E88/ 308 phòng thủ khu vực cầu sắt, ven sông Thạch hãn
Các đơn vị công binh E95, E48, CB F325, CB B5 tập trung đảm bảo bến vượt cho thị xã, làm căn cứ để chuẩn bị di chuyển SCH từ dinh tỉnh trưởng phân tán ra ven sông Thạch hãn. D17/325 xây dựng căn cứ chốt trong thị xã, cài bom- mìn xung quanh trận địa địch.
Việc tiếp tế cho mặt trận và chở thương binh giao :
-   Bến vượt sông từ Nham biều sang thị xã do E95/325 đảm nhiệm chính với sự hỗ trợ của các đơn vị  có tham mưu trưởng E95 trực tiếp chỉ huy.
-   Bến vượt Tả kiên sang thị xã do E48/320 B đảm nhiệm chính
-   Bến vượt gần khu vực cầu sắt do E88/308 đảm nhiệm.
     Bố trí lực lượng phòng thủ của ta bảo vệ  thị xã và thành cổ QTrị  trong thời gian này  theo bản đồ

     

           BAN DỒ PHÒNG THỦ _ CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ THÀNH CỔ QT  9/1972
  ( Trích tài liệu “ Nhớ lại cuộc chiến bảo vệ thành cổ QT hè 1972 “- Ban liên lạc truyền thống bạn chiến đấu baỏ vệ thành cổ Quảng trị 12/2004) .


     Giai đoạn cuối của chiến dịch bảo vệ thành cổ bắt đầu từ  đầu tháng 9/72. Những cơn bão  liên tiếp đổ vào Quảng trị gây mưa lũ trên sông và ngập úng nhiều khu vực – trận địa chiến đấu  trong thị xã.  Những đợt bắn phá ác liệt của chiến dịch “ Lôi phong 1 và 2”  cả ngày lẫn đêm với tính chất hủy diệt  cộng với lũ  lớn sông Thạch hãn  đã cản trở việc vận chuyển quân, tiếp tế vũ khí súng đạn, lương thực cho trận địa và chuyển thương binh . 
Dòng sông  giờ đã mở rộng gấp đôi, nước chảy mạnh , để đưa thuyền đi đúng hướng trong làn đạn pháo  lính CB chúng tôi đã  phải bất chấp mọi hiểm nguy.
     Phục vụ bến vượt thị xã , C17 có  A tăng cường  chia thành 2 nhóm phục vụ tại bến vượt  Nhan biều ( Xem bản đồ) .  Đầu tháng 9/72,  được  bổ xung 10 SV Đại học xây dựng  C17 đã  tăng cường cho bến vượt thêm 3 người trong đó có Lê Văn Huỳnh.
Đêm đến, Các tổ thuyền  bến vượt Nham biều vận chuyển cho mặt trận thị xã theo lệnh tại bờ Bắc,  vượt sang  lô cốt sát bờ Nam - gần sở chỉ huy tại khu vực dinh tỉnh trưởng.   Thương binh   được tập kết  ngay bờ sông được CB  chuyển qua sông cho kịp trước lúc trời sáng. Chiến sự mỗi ngày một ác liệt hơn :
     Ngày 5/9 địch chiếm được khu vực Cầu sắt Quảng trị , dồn ta  cụm về khu vực thành cổ -  6/9 tiếp tục mưa lũ,  địch bắn phá oanh tạc dữ dội, trạm phẫu trong thành cổ bị bom đánh sập , thuyền không qua sông được , thương binh bị ùn ứ phải đưa sang hầm BCHLLBVTX.
Đối phương thực hiện ý đồ tiến công dứt điểm chiếm thị xã Quảng trị trong 10 ngày bắt đầu từ 9/9 đến 19/9. Mở đầu cuộc tấn công bằng đợt bắn phá  bằng hỏa lực liên tục trong  trong 2  ngày 7 -8/9/72. Pháo binh và không quân Mỹ  đánh phá các trận địa đường vận chuyển và bến vượt sông Thạch hãn. B52 rải thảm bom bên bờ Bắc các khu vực : Xuân an, Nhan biều, Ái tử , Đông hà    ( Trích tài liệu “ Nhớ lại cuộc chiến bảo vệ thành cổ QT hè 1972 “- Ban liên lạc truyền thống bạn chiến đấu baỏ vệ thành cổ Quảng trị 12/2004) .

      Ngày 10/9 ,  chiến sỹ CB Nguyễn văn Nhuần bị trúng đạn pháo, hy sinh ngay tại bờ sông.   
Bức thư gửi tới mai sau của LS công binh Lê Văn Huỳnh   viết  ngày 11/9/72  trong hoàn cảnh cuộc chiến đầu ác liệt , sự sống – cái chết  luôn cận kề tại bến vượt vào những giai đoạn cuối của chiến dịch bảo vệ thành cổ Quảng trị. ( đang lưu giữ tại Bảo tàng  thành Cổ ).
   
      Ngày 9/9 A6 của chúng tôi đang làm khu chỉ huy sở  E95 tại Vĩnh phước nhận lệnh khẩn đi tăng cường cho bến vượt Nhan biều. Hành quân trong mưa ngay ban ngày xuyên qua khu vực Ái tử .  Đường trơn, lội bì bõm nhưng không phải lo máy bay,  di chuyển phải đề phòng pháo bắn theo tọa độ. Xuống đến Nhan biều,  có chỉ thị l cho tiểu đội đóng quân trong làng chờ lệnh.
Mưa vẫn ròng rã cả ngày, A chọn một ngôi nhà nhỏ mái tôn của dân đã di tản làm nơi đóng quân,  đào vội hố để tránh pháo đêm đến ngủ ngay trên mặt đất chờ lệnh. A tôi đi phối thuộc nhận lệnh trực tiếp từ  bộ binh. Chúng tôi không liên lạc được với đơn vị  C17 ngoài bến.
Một đêm rồi  ngày  tiếp sau vẫn chờ,  tôi cùng tốp lính tranh thủ nghỉ lại sức bù những ngày  vất vả làm  chỉ huy sở E .  Đêm đến, tôi có đi tiền trạm  bờ sông,  sông mênh mông nước cuộn chảy soi sáng bởi dù pháo sáng lơ lửng dọc sông. Tiếng súng bộ binh bên sông vẫn vẳng lại át tiếng mưa trong đêm, bên này sông cũng cảm nhận  căng thẳng của cuộc chiến.
     Đêm 14/9 chiến sỹ CB Nguyễn Văn Nhật khi vượt sông bị thương nặng phải đi viện , đã hy sinh tại trạm phẫu trung đòan ngày 15/9.
     Tối 15/9 Công binh bến vượt nhận lệnh đưa quân– lính Hải phòng – sang bổ xung cho thành cổ .  Tốp đầu tiên đã vượt sông  nhưng sang  bờ Nam lại nhận lệnh quay trở lại – Lính mừng ra mặt vì chưa phaỉ  tham chiến.  Đến đêm 15/9, có lệnh rút, CBinh  cấp tập chuyển thương binh sang bờ Bắc,  pháo  của địch  giảm bắn  vì nhiều khu vực địch đã chiếm và tiếp cận rất gần quân ta.
 Gần sáng  nhận lệnh của  E phó 95, sang sông tìm kiếm thương binh – không để sót người nào và báo cáo lại tình hình. Chuyến cuối cùng của  C17 tại bến vượt Nhan biều  lúc  trời đã mờ sáng .
     Ngày hôm sau mặt trận im tiếng súng . Tới đêm  tiểu đội tôi nhận lệnh rút về Cam lộ - toàn bộ E 95  được lệnh rút ra tuyến sau để củng cố.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #258 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2012, 12:08:21 pm »


   
       MỘT CÂU HỎI   &   TRAO  ĐỔI       


     Nhiều  người lính đã  tham gia chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng trị hè 72 vẫn  hay hỏi nhau  “ Ví sao có  trận chiến đấu phòng thủ  tại thị xã và thành cổ Quảng tri 1972 ”  và mặc dù đã có rất nhiều bài báo và trả lời như chúng ta đã biết   “    Phục vụ  cho cuộc đàm phán Pari  “  nhưng  tôi cũng như nhiều người lính khác  đã tìm hiểu (  mặc dù tôi cũng đã  hỏi  cả  F trửơng LK và chính ủy NCT )  vẫn  thấy chưa đủ  và muốn  hiểu  thêm. Nhưng câu hỏi và  trao đổi của tôi  nêu dưới đây  là thuộc  vấn đề  khác .
 Đầu tiên, Tôi tổng hợp một số thông tin có lien quan  đến câu hỏi :   
 
   Trích dẫn từ  tralientay  :   topic=25439.msg401433#msg401433 date=1347776522
  23 giờ ngày 13 tháng 9, Bộ Tư lệnh B5 (QĐNDVN) lệnh cho trung đoàn phó trung đoàn 48, và tiếp sau đó vài giờ, vào 1 giờ sáng 14 tháng 9 lệnh cho Đại tá Nguyễn Việt chỉ huy trưởng Thành ra ngay Nhan Biều để cùng sư phó sư đoàn 325 tổ chức lực lượng trung đoàn bộ binh 18 vào phản kích trong thành.( Những đoạn in nghiêng phía lấy từ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_c%E1%BB%95_Qu%E1%BA%A3ng_Tr%E1%BB%8B). 

  Như vậy là sau đêm 14/9 khi gọi thủ trưởng Nguyễn Việt từ thành qua bên Nhan Biều, kế hoạch cùng sư phó và trung đoàn 18 sang sông bảo vệ thành. Chưa kịp qua thì đêm 15/9 ban chỉ huy thành đã quyết định rút khỏi thành. Có lẽ vì vậy sáng 16/9 tướng Hai mới dự định đêm 16/9 e18 qua chiếm lại thị xã …

 Trích  từ  BẾN VƯỢT C17 NHỮNG NGÀY CUỐI CHIẾN DỊCH BẢO VỆ  THÀNH CỔ QT 1972
    Đối phương thực hiện ý đồ tiến công dứt điểm chiếm thị xã Quảng trị trong 10 ngày bắt đầu từ 9/9 đến 19/9. Mở đầu cuộc tấn công bằng đợt bắn phá  bằng hỏa lực liên tục trong  trong 2  ngày 7 -8/9/72. Pháo binh và không quân Mỹ  đánh phá các trận địa đường vận chuyển và bến vượt sông Thạch hãn. B52 rải thảm bom bên bờ Bắc các khu vực : Xuân an, Nhan biều, Ái tử , Đông hà .       ( Trích tài liệu “ Nhớ lại cuộc chiến bảo vệ thành cổ QT hè 1972 “- Ban liên lạc truyền thống bạn chiến đấu baỏ vệ thành cổ Quảng trị 12/2004) …   Ngày 9/9 A6 của chúng tôi đang làm khu chỉ huy sở  E95 tại Vĩnh phước nhận lệnh khẩn đi tăng cường cho bến vượt Nhan biều … đi phối  thuộc nhận lệnh trực tiếp từ bộ binh.  Đêm đến, tôi có đi tiền trạm  bờ sông,   Một đêm rồi  ngày  tiếp sau vẫn chờ …
   Như vậy Ta có ý định mở cuộc phản công – phá vây dùng E18/95 cùng một số đơn vị phối thuộc  tấn công  sau ngày 15/9/72.  A của tôi cũng thuộc khối đơn vị này . Nhiệm vụ của chúng tôi sẽ là chở người,  vũ khí hỏa lực,  thiết  bị thông tin phục vụ cuộc  tấn công  …  Chính vì thế sau khi lực lượng Ta  rút khỏi Thành  cổ,  không có lệnh  cho chúng tôi bổ xung hay hỗ trợ cho việc rút quân (  vẫn nằm chờ lệnh ).
    Câu hỏi đặt ra là  :  Ta  đã có kế hoach  phản công phá vây  cho thành cổ  Quảng trị  ( sau 15/9 ), cuộc tấn công sẽ  thế nào và hướng vào  khu vực nào ?
Mặc dù kế hoạch đã vạch ra nhưng chưa được thực hiện . Các bạn có thông tin  từ các nguồn khác nữa cho biết them và   cùng nêu ra để  hiều thêm về  cuộc chiến bảo vệ TC Quảng trị những ngày ấy sau 40 năm . 
Dưới đây là bản đồ tác chiến trong  những ngày từ 7 đến 9/9  và  10 đến 13-15/9 /72 để các bạn  có thông tin  và trao đổi  ;
   
   
         
       BAN DO  DIỄN BIẾN CHIẾN ĐẤU THANH CO QT 7-9/9/72
   

     [/url]
       
         BAN DO  DIỄN BIẾN CHIẾN ĐẤU  THANH CO QT 13-15/9/72
   
 Theo tôi  - Ta phải phản công vào 3 hướng :
1- Góc thành  khu Mỹ đông- Ty cảnh sát - nhà sắt 2 tầng - của d5/95.
2- Từ thành cổ đánh ra góc  chốt giữ của d1/Ẽ8.
3- Phản công mạnh khu mỹ Tây - Nhà giam- thánh đường Thạch hãn  của d4/95  để nới vòng vây,  không cho địch đánh bọc sau lưng vào  phía Thành cổ và khống chế  đi lại của ta trên sông Thạch hãn.
Logged
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #259 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2012, 01:41:42 pm »

Em đọc trong quyển" Quảng Trị 1972" xuất bản năm 1985 của Đại Tá Nguyễn Thanh Vân, hình như phụ trách tình báo hay trinh sát của bộ tư lệnh mặt trận, có nhắc đến một đơn vị trong kế hoạch phản công chiếm lại Thành Cổ, theo kế hoạch đơn vị này sẽ vượt sông Nhùng trong đêm 16/9, nhưng vì đơn vị phòng thủ Thành Cổ đã rút sang bờ Bắc nên kế hoạch không thực hiện nữa.
Các Bác có biết đơn vị này phiên hiệu là gì không? vì quyển sách đã tặng cho một cựu thành viên VMH nên không còn để đối chiếu. Cám ơn các Bác
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM