Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:55:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 167363 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #230 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 09:34:09 pm »


hoá ra cái đêm hôm ấy đêm gì mà ông cũng chụp được mấy tấm này , đẹp hỉ ?
Thích hị 1

@linhtaynguyen,

  Với  các bức ảnh của Huế đã  nói lên cái sở thích  "  Sông Hương" của tôi đấy - bất kể là đêm gì   bạn thân mến ạ. Còn bạn thì làm gì đây  Huh
  Lời giải cho tôi với chứ  ? Đang trinh sát ở bờ sông phải không?  Cẩn thận nhé !!    nếu phải đi  trinh sát  dưới " thuyền " nhớ gọi lính " công binh" để phòng khi đắm thuyền đấy ,,, Grin


 

 @NTL,


 Gửi   các Bác bức ảnh  :  NGHIỆP CỦA LÍNH TRINH SÁT  - ( không có lời giới thiệu ) - Các bác tự giải đáp nhé  ! ....
 
 

Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #231 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2012, 04:08:09 pm »


        CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 16 )    


       Chúng tôi trở về hầm  rồi  thiếp đi,    ngừng bắn năm mới 1973 tại Như lệ lúc nào cũng không biết nữa..   Không thấy  tiếng súng hay  đạn pháo nổ như mọi ngày.  Lúc tỉnh, nghe bên kia sông đâu đó  tiếng tiểu liên lia “ Tạch tạch tạch tạch  ...  “ kéo dài  cả băng, chắc  lính phía bên kia  hứng chí bắn chào năm mới.  Cái  năm mới đầu tiên trên trận chiến không gây ấn tượng gì đối với tôi hết,  cũng chẳng nghĩ ngợi gì ?  Lăn ra ngủ  không còn biết xung quanh thế nào.  Tổ thuyền  của tôi đã làm gì  trong ngày đầu năm ấy ? Đêm đầu năm ấy không có “ bắn nhau”,  chúng tôi  không  phải qua sông.  Thời gian này cái bút  Cửu long cạn khô mực rồi-    không ghi chép được ,  ký ức cũng  không lưu giữ hay nhớ gì ?  Có lẽ  chúng tôi đã  dùng thời gian này ngủ để hồi sức sau những giờ  ác liệt- nguy hiểm, chèo thuyền , chạy pháo đến kiệt sức. Và chỉ vậy thôi nên  có gì để nhớ đâu  ... !!!  .
       Sáng 2/1,  chúng tôi bất ngờ  khi  nhóm của C17 do CTV Lê Ngọc Lan dẫn đầu xuống bến vượt .  Sau khi  C17 bị  dính B52,  CTV Hưng  hy sinh,  bây giờ mới được bổ xung cán bộ. CTV .Lan  đi  chiến trường  với nhiệm vụ  đưa tiểu đội của Thảo xuống đánh cầu  bên Như lệ.  Gặp nhau tại bến vượt,  chúng tôi trao đổi về tình hình của đơn vị, hỏi thăm tin tức về đồng đội..  Từ đầu tháng 10 đến giờ,  các tiểu đội đi phối thuộc, không có tin tức về nhau. Nghe kể có  thằng An - lính SV- Mỏ bị thương đã đi Viện , số còn lại không làm sao.
     Tiểu đội Thảo đêm nay phải đánh  Cầu bên Như lệ,  không rõ cái cầu nào?  Đêm trinh sát sẽ dẫn đi.  Trong khi A của Thảo  tập trung  gói  hai  khối thuốc nổ,  khoảng chừng chục kí một khối..  Lính bến vượt chúng tôi cố gắng đi kiếm nhiều rau hơn mọi ngày để nấu ăn đãi đồng đội..  Lính chiến thèm rau, kiếm được rau láo nháo nấu nồi canh là lính thấy “ tươi “ rồi.   Đến  quá trưa  việc chuẩn bị đã xong,  Cơm đã chín..  Chọn một đoạn hào có nhiều khóm tre, tất cả  ngồi ăn bữa trưa đạm bạc dọc con hào ấy mà ấm tình đồng đội.. Ăn với nhau một bữa cơm,  còn đêm nay chiến đấu có người không trở lại ? Lính tráng không ồn ào, vừa ăn vừa hỏi nhỏ nhau, chỉ có CTV  Lan  khêu gợi và nói chuyện để cho không khí vui vẻ hơn – Anh mới từ Bắc vào chưa bị nhiễm “ sức ép”  của chiến trường .
Rồi tất cả về hầm, cố ngủ để dành sức cho cuộc chiến đêm nay.  Chúng tôi trở dậy trước lúc chiều ,   từng nhóm theo nhiệm vu  kiểm tra lại công tác chuẩn bị của mình, chuẩn bị súng đạn ,  gói ba lô gửi lại  cứ - những chiếc hàm của chúng tôi tại bến vượt Như lệ.  Đêm nay đến  lượt tổ thuyền của HUỲNH sẽ đi làm nhiệm vụ, nhưng  thấy tính chất quan trọng tôi quyết định tham gia , chọn THIỆM (  lính này  nhanh nhẹn ) còn THỊNH   được nghỉ .  Tôi đi xuống bến vượt kiểm tra lại thuyền và xem tình hình. Bên kia sông,  trước lúc chiều.cũng không có nổ súng  khá yên ắng. Hai khối bộc phá  để  dưới hào ngay đầu bến . Lúc quay trở lại qua hầm  chốt đầu bến , lính bộ binh thò đầu hỏi   “ Đêm nay Công binh đi chiến à ?    “  -  Ừ, 
      Chiều muộn, tất cả ra bến vượt. Chúng tôi sẵn sàng, sẩm tối sẽ qua sông ngay. Tổ thuyền có 3 người,  A của Thảo gồm 6 người và  CTV Lan với liên lạc CHUYÊN cùng xuống bến vượt. Dự định, chuyến đầu sẽ chở toàn bộ  nhóm Công binh chiến đấu sang Như lệ. Trời chưa tối, chúng tôi kéo thuyền cao su khỏi  hầm, bơm  chuẩn bị trước.  Rải  thuyền  trên đất giữa hai rặng tre,   chợt có  tiếng của đạn pháo bắn phía ngoài sông, chúng tôi xuống hào.   Đợi một lát, không thấy pháo bắn tiếp, chỉ mình tôi ra bơm thuyền còn tất cả vẫn tản ở đường hào xung quanh .  Tiếng pháo đã nhắc Thảo nhớ  còn  quên điều gì đó,   Thảo  gọi lính của A  mình quay  trở lại cứ .
      Tôi tiếp tục,  pháo  vẫn ngừng  bắn – bờ sông  vẫn yên tĩnh , sắp tối rồi.  Tôi dồn sức nhanh chóng bơm , thuyền đã phình ra và  ít phút sau đã căng phồng .  Tôi đi  chốt khóa để  phân chia khoang khí ,  đã khóa xong cả hai bên mạn thuyền – thuyền đã chuẩn bị xong.
Dừng 1 ít phút, tôi dịch chuyển lại phía đầu thuyền. Vừa hướng lên phía hào vừa nói  “  Chuẩn bị  đi ”  và  kéo thuyền tiến lên phía trước,  thấy nhóm lính bắt đầu rời khỏi hào.
Đột nhiên có ánh sáng bùng lên, một tiếng “ ục “ vang   bên cạnh . Tôi ngã xuống, trong mơ màng tôi nghe có tiếng thét ,  có một vật đè lên người rồi đất rơi bộp bộp – Tôi ngất đi – không còn biết gì nữa .                                                                ( Còn tiếp )
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #232 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2012, 07:03:52 pm »

Luân trắng .
Mãi tận ba mươi tấm năm sau tôi mới hiểu về bạn . Năm 1976 về học Đại học năm thứ 3 với nhau , nhìn ông thư sinh quá . không già hơn bọn học sinh phổ thông là mấy . chúng nó bảo Luân lớp phó học tập cũng lính về đấy . Tôi không tin .
... Cái hôm 30/4 /12 khi nhìn ông thẫn thờ ở bên bờ Thạch hãn đoạn làng Tích tường thì tôi hiểu . Cái khuôn mặt ông méo mó nhìn dòng nước ở khe Như lệ . Hóa ra chiến tranh có khuôn mặt nấp sau khuôn mặt thường ngày . Mà khuôn mặt chiến tranh dấu đằng sau nó mới đớn đau cho thế hệ sau , cho những năm sau này .
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #233 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 10:34:20 am »


 @NTL,

   Lứa chúng ta khi vào chiến trường  là  Những SV khoác áo lính.  Với  " Chất  lính "  đó dù  trong cuộc chiến có ác liệt bao nhiêu thì nó   chỉ  ngấm   vào   trong , ăn vào ký ức  mà thôi.  Lúc đang còn " chiến  "  ác liệt nhưng tôi luôn nghĩ sẽ trở về đi học ( có niềm tin  không đổi ),  nên  những  gian khó - lụy sầu của chiến trường  không làm thay đổi  bộ dạng  bên ngoài được .   Và  như  bạn vẫn thường nói :   " SV làm lính có cái chất khác ",    không thể hiện  ra ngoài nhưng bên trong là " thép đã luyện " - Khổ đau, sung sướng,  hy vọng , tuyệt vọng  những  cái không đo đếm được rồi đến đói , rét, đắng , cay,  kiệt sức,  ...  đều đã  từng trải qua và cả lưỡi hái tử thần đã quàng vào rồi lại buông ra, những CCB đang còn có mặt ở đây đều vậy đấy ! Có phải không Bạn ...
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #234 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 11:29:32 am »

Luân trắng .
Mãi tận ba mươi tấm năm sau tôi mới hiểu về bạn . Năm 1976 về học Đại học năm thứ 3 với nhau , nhìn ông thư sinh quá . không già hơn bọn học sinh phổ thông là mấy . chúng nó bảo Luân lớp phó học tập cũng lính về đấy . Tôi không tin .
... Cái hôm 30/4 /12 khi nhìn ông thẫn thờ ở bên bờ Thạch hãn đoạn làng Tích tường thì tôi hiểu . Cái khuôn mặt ông méo mó nhìn dòng nước ở khe Như lệ . Hóa ra chiến tranh có khuôn mặt nấp sau khuôn mặt thường ngày . Mà khuôn mặt chiến tranh dấu đằng sau nó mới đớn đau cho thế hệ sau , cho những năm sau này .

      Công nhận bác Luân đen nói đúng.

      Hôm gặp bác Luân trắng lần đầu ở 19C Ngọc Hà, tôi cứ nghĩ bác này là Giáo sư Đại học vì cái đầu hói và cái cười nhẹ nhàng, giọng nói ấm của bác ấy.

      Suốt một thời gian sau, tôi vẫn không tin là bác ấy chiến đấu vất vả thế và lại là thương binh. Tôi cứ nghĩ đơn giản bác ấy như anh em C17 của trung đoàn tôi, đào hầm cho thủ trưởng, bắc cầu qua suối to là chính và rèn cuốc xẻng, làm mìn DH... Chỉ có lúc đánh to mới giúp bộ binh đặt mìn phá rào cửa mở (sau này nhiệm vụ này lại giao cho bộ binh chúng tôi).

    Dần dà đọc bài bác ấy viết mới biết công binh bác ấy cũng sống chết trong gang tấc. Và rất nể cái niềm tin "sẽ trở về đi học tiếp..." của bác ấy. Phải chăng vậy mà giờ này trông bác ấy vẫn phơi phới không?
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #235 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 11:31:27 am »


        CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 16 )    

. . . . . . .

     Tiểu đội Thảo đêm nay phải đánh  Cầu bên Như lệ,  không rõ cái cầu nào?  Đêm trinh sát sẽ dẫn đi. 


    Chắc các bác tổ chức phá cái cầu chỗ tô hồng để địch không dùng được tăng và thiết giáp tấn công vào Như Lệ ?
Logged

tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #236 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 11:56:43 am »

Cầu nhỏ qua khe Như Lệ

Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #237 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 11:01:36 am »


Trích dẫn từ: vanchien1952
Toi la CCB thuoc d7, E209 ,F312,tham chien o cao diem 29 tu thang 12 nam 1972 den thang 3 nam 1973 .Toi rat muon biet diem cao nay thuoc thon nao cua xa Hai Le ? bac Luan va ai biet trao doi cho toi biet nhe ! toi xin tran thanh cam on .chao than ai !


 @ vanchien1952,

     Cao điểm 29 – chốt của  đơn vị Bác lúc 72-73  theo bản đồ cũ  nằm giữa  thôn Đá đứng và Tanh lê . Cao điểm 29 được khoanh  đỏ -     ( Xem bản đồ QS Tích tường –    Như lệ - Đá đứng  ). 

      Bản đồ Quân sự  Tích tường – Như lệ - Đá đứng  - Cao điểm 29  ( 72-73 )
 
   


   Hiện nay, Tại khu vực Đá đứng -  Phương thúy  đã xây dựng  công trình thủy lợi Nam Thạch hãn tại khúc sông chữ U  ở Đá đứng có :  đập chắn,   hồ chứa nước, kênh dẫn nước   với   tên địa danh mới  là TÂN LỆ  .  Cao điểm 29 được khoanh đỏ   ( Xem bản đồ mới ).
 
    Hiện cao điểm 29  thuộc Tân lệ,  xã Hải lệ huyện Hải lăng – Quảng trị

     Để đi  Đá đứng và đến cao điểm 29  có thể đi theo  đường ô tô  từ thị xã  Quảng trị qua Tích tường - Như lệ rồi xuống Đá đứng đến cao điểm 29 . ( Đường ô tô màu vàng )
 
      Bản  đồ   Tích tường – Như lệ - Đá đứng  - Cao điểm 29  hiện tại 

   

 
     Chúc Bác sức khỏe và   vào xem trang  DNGN  để ôn lại kỷ niệm chiến đấu và biết thêm thông tin mới.

     nguyenhuuluanc17
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #238 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2012, 02:07:57 pm »


          CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 17 )    

 
         Khi tỉnh lại, xung quanh tối đen không có  bóng người nào – cũng  không  biết mình  đã ngất bao lâu.  Gắng đứng lên  nhưng không nổi,  tôi bò theo rãnh ngược lên  phía hào hoàn toàn theo dẫn dắt  của bản năng .   Chừng  hơn chục mét là đến hầm bộ binh  mà  vừa bò vừa dừng để  nghỉ .   Lính bộ binh đưa tôi vào trong hầm,  cởi chiếc áo thấm máu và rách bươm để băng cho tôi.  Tôi bị thương ở ngực,  chân, một vết sượt ngay họng và  một mảnh pháo găm  sâu ở  gần bả vai.   Mất máu  nên  tôi bị choáng,  người  rét run.    Lính bộ binh đốt  mảnh nhựa  để soi vết thương và lấy ánh sáng băng cho tôi trong hầm .  Cho tôi uống một ngụm nước, lát sau  tỉnh lại – Tôi nói : “  Ngoài  kia còn mấy người nữa ,  xem còn ai bị thương không ?  EM  Báo cho  lính công binh  biết để  giải quyết   “ .    “ Em cho người báo rồi, lát nữa  các  anh ấy sẽ xuống.-   Ngoài bến  không thấy có động tĩnh gì ? Hình như chết hết cả rồi? “
       Rất lâu sau, Hiện xuống chỗ tôi nằm cho biết :   CTV Lan, HUỲNH và Thiệm  đã hy sinh tại chỗ, còn  Chuyên bị thương được băng , đã chuyển lên hào chờ vận tải chuyển  trạm quân y tiền phương.  Quân số hiện tại của công binh không  đủ,  tổ thuyền  với 3 lính còn lại hiện  đang thực thi nhiệm vụ tại bến và chờ  bổ xung lực lượng để chôn liệt sỹ .  A của Thảo  đã qua sông theo kế hoach đánh cầu  Như lệ  . Không có thuyền họ phải cho bộc phá vào bao ni lông  làm thành phao để vượt sông.  Cả A  của Thảo may mắn làm  sao !  Lúc nhóm quay về hầm để lấy túi kíp nổ và bật lửa để quên  là   pháo bắn vào bến  –       Có phải định mệnh đã  giải cứu họ  ?
      Tôi nằm với những  nỗi  đau   :  Đau từ vết thương đang chảy máu và nỗi đau tinh thần khi  biết 3 đồng đội  đã hy sinh- những con người đã gắn bó cùng tôi bao ngày tháng : HUỲNH ơi !  THIỆM ơi !  A. Lan ơi !  Đã hy sinh rồi -  sao mà nhanh đến vậy ? Họ đã ra đi không kịp một lời trăng trối ,   có phải  tiếng thét mà tôi nghe  được  là nỗi đau xé ruột, là tiếng kêu của họ trước lúc lìa xa cuộc sống này ?
       Đêm đã khuya,   vẫn chưa có  vận tải chuyển thương đến . Tôi lại  rét run cả người,  lính bộ binh đốt thêm miếng vỏ nhựa để cho ấm hầm, sưởi và canh chừng tôi.  Tiếng pháo vẫn nổ  trong  ì ùng không ngớt  và bên sông tiếng súng nổ rộ lên từng đợt ,- Bên Như lệ đêm nay  lại “ chiến “ nhau rồi.
        Tôi chờ lâu lắm, rồi cũng có tiếng người nói và tiếng chân lại gần hầm tôi nằm. Lính vận tải đã đến , tôi và Chuyên được võng lên trạm phẫu tiền phương cách Như lệ  không xa..  Những lúc  leo lên thụt xuống ,  người bị ép làm tôi  nhói đau  còn tiếng rên của  Chuyên  vang lên “ ối  ối “,  vết thương  chắc nặng lắm . 
        Cáng được đưa đến phẫu,  chúng  tôi  được đặt nằm trên cái bàn đất có phủ ni lông  trong  hầm âm của trạm phẫu ,  chiếu sáng mờ mờ bởi đèn dầu.  Khi bỏ  võng ra , mở mắt  tôi  thấy  lính quân y  đang mở  băng  che vết thương trên bụng Chuyên rồi nhấc chiếc ca úp  che đám ruột lồi  để khám thương  – “ Có lẽ không  nặng đâu  “  tiếng một người nói  cùng lúc đó có tiếng kêu to “  Ối , ôi “   rồi lặng yên . –  “ Thôi , đi rồi . Mất máu nhiều quá “.
        Tôi hiểu,   không kìm được dòng nước mắt  đang  trào ra.  Nguời  lính thứ 4 đã ra đi và  những người đồng đội ấy không kịp có  một lời nhắn nhủ .  Duy nhất chỉ có  Huỳnh với bức thư gửi lại  để dưới đáy ba lô. Nó  được viết trước phòng khi đi xa  ...
   Đây bức thư  của LÊ VĂN HUỲNH – 1 trong 4 LS  đã hy sinh tại bến Như lệ ngày  2/1/1973                                                                                                         
     
          Bút tích  bức thư của LS   LÊ VĂN HUỲNH    (  Hiện đang lưu  giữ tại bảo tàng thành cổ Quảng trị )                   


     

                                                                           ( Còn tiếp ) 
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #239 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2012, 10:32:19 am »


  Trích dẫn từ :    nguyentrongluan   

   @Duck8d5: Tặng các bạn f5 trênVMH

     Phương Nam mưa nhiều thế
     Mà Hồ Tây lại mưa
     Ai người xa Hà Nội ?
     Nhớ hoài hồ tây xưa

     ...

     Mưa táp vào áo mỏng
     Bạn cười bắt tay nhau
     ôi những người lính cũ
     Hai phương trời xa đâu ?

     ...

   

     @ Duck8d5, H-H
 
        Tặng các bạn bức ảnh  kỷ niệm cuộc hội ngộ & nói hộ  tình cảm của  người lính chúng tôi   :

             Những người lính chúc mừng  cuộc  hội ngộ tại Hồ tây

     

           Bức ảnh chụp  kỷ niệm  gặp gỡ tại  Hồ Tây –   Và Hẹn gặp lại  - 

               
               
                nguyentrong luan, H -H , Duck8d5, nguyenhuuluan


       

                  nguyentrong luan, H -H , suđoan5, Duck8d5 

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM