Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:09:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166976 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #220 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2012, 08:48:11 pm »

Luân trắng : không sợ luân đen đưa lên mấy tấm ảnh chụp trộm hay sao mà dám đưa trước . Nhưng tấm ảnh này đẹp của nó đấy chứ .
Tấm tôi chụp ông trông thảm hại hơn

@ Linh tay nguyen,

  Ảnh đẹp là dựa vào  trình độ lúc " nháy " - Còn bác " lính tây nguyên'   lên ảnh đẹp là đưong nhiên rồi. Thợ có " nghề " và Bác lại "ăn Ảnh" nữa "|:   1+1  = 3  đấy !!!   Huh Grin

TB;  Hôm nào sẽ post ảnh Bác với " Em xứ Huế " càng đẹp hơn đấy !!!
Logged
nguyenhuuuyen
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #221 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 03:12:39 pm »


  TÍCH TƯỜNG_NHƯ LỆ  -  HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI LÍNH  SAU 40 NĂM  (4 ) 

    Chúng tôi đến  điểm cuối trên hành trình  thăm Tích tường _ Như lệ :  Đá Đứng – Ngầm Phương Thúy.  Thôn Đá đứng nằm bên bờ Nam Thạch hãn, cũng giống Như Lệ,  Đá đứng  là chiến trường đẫm máu của cuộc chiến 1972.  với vị trí đầu cầu phía Nam của nó án ngữ con đường  qua sông Thạch hãn của  xe quân sự từ  ngầm Phương thúy sang bờ Nam. Cuộc chiến trước và sau ngày ngừng bắn 1/73 cũng ác liệt – đẫm máu  của cả hai phía nhằm giành lấy vị trí chiến lược này .
Xe dừng lại, trước mắt chúng tôi Đá đứng – sông Thạch hãn qua Phương Thúy đã đổi khác hoàn toàn. Nơi đây hiện hữu Công trình thủy lợi Nam thạnh hãn  vói tổ hợp :  Hồ chứa nước- trạm bơm - đập chắn- kênh dẫn nước nằm trên chính dòng sông và bãi bồi của Đá đứng xưa - con sông đào mới nắn dòng Thạch hãn thay cho khúc chữ U tại Đá đứng.  Một con đập bê tông chạy dài chắn ngang dòng sông cũ chạy sang Phương thúy để tạo thành hai hồ chứa nước : Hồ đập tràn và Hồ Tân xuân trên chính nhánh chữ U của dòng Thạch hãn ngày nào. Công trình lấy nước dẫn về tưới cho hàng vạn héc ta đất nông nghiệp của hai huyện Hải lăng và Triệu phong,  đổi thay cuộc sống cho  người dân trên mảnh đất  đã chịu bao đau khổ và sự tàn phá chiến tranh. ( Xem ảnh minh họa )
    Ngắm  nhìn màu xanh của sông nước, màu xanh của rừng núi xung quanh trải dài từ Phương  Thúy đến Động Ông Do, những người lính năm xưa lại nao lòng. Nhìn cảnh vật giờ đây ở Đá đứng ta như thấy chiến tranh đã lùi lại như xa lắm rồi, vết sẹo chiến tranh đã lành, động ông Đô đã phủ màu xanh của cây cỏ thay cho cái màu đỏ máu năm nào. Hãy lành mau hơn để có một cuộc sống tốt hơn cho thế hệ hôm nay, để cho con cháu chúng ta được hưởng hòa bình – hạnh phúc và để mãi khắc ghi những người chiến sỹ đã hy sinh, máu xương của họ đã thấm vào mạch  đất  nơi đây mãi  mãi trường tồn.
    Những hình ảnh về  Thạch hãn – Đá đứng - Phương thúy – miền Tây Quảng trị thay cho lời kết  về hành trình  thăm  lại TÍCH TƯỜNG – NHƯ LỆ của  các CCB Sinh viên- Chiến sỹ sau 40 năm.

                                                                                                                 QT  5/2012 – nguyenhuuluanc17
 
  Ảnh Tích tường Như lệ và các địa danh đến thăm   

      Bản đồ TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  với các địa danh và công trình Nam Thạch hãn

 


      Công trình Thủy lợi  NAM THẠCH HÃN -  Từ Đá đứng sang  Phương Thúy

 

   Kênh dẫn nước công trình Thủy lợi Nam Thạch hãn
   
 

Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #222 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 05:11:04 am »

Góp với các bác cái đập Nam Thạch Hãn ...



Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #223 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 08:20:17 am »

Khe Như Lệ

Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #224 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 10:42:03 am »




d17 Công binh bảo bảm trên Bến vượt Đá Đứng, Thượng Phước
« Gửi tới: nguyenhuuluanc17 vào lúc: Hôm nay lúc 08:30:32 AM »

--------------------------------------------------------------------------------
Chào bác.
-Xem cái ảnh này, tôi nhớ lại: 14/8/1972 tôi là chiến sĩ từ d54, f304 (từ Phổ Yên, Bắc Thái vào) được bổ sung ở Đông Do vào  c3,d17 Công binh, f308. Ngay đêm đó hành quân vượt sông sang bờ Nam ở Bến vượt Đá Đứng để làm nhiệm vụ bảo đảm công binh, tiếp theo là là Bến vượt Thượng Phước (phải chăng là Bến Như Lệ). Vì chúng tôi ở thôn Thượng Phước. Có khoảng 1 tuần chúng tôi còn phải thay phiên cho đơn vị vận tải vì họ bị... nhiều quá: nhận hàng quân sự từ cao điểm Phượng Hoàng ô tô chở đến cách bến khoảng 1 giờ gùi bộ đến bến rồi bộ đội lại chuyển qua sông sang bờ Bắc bằng thuyền cao su, rồi chở thương binh từ bờ Bắc về bờ Nam.
-Hôm 19/5/2012 vừa qua, 2 đồng đội của tôi đã cùng gia đình vào Đá Đứng và đã tìm lại được 2 hài cốt của Liệt sĩ Bảo và Liệt sĩ Hẩu trúng đạn pháo địch đêm rạng sáng 5/10/1972 khi thuyền đang sang gần đến bờ Bắc. Hài cốt LS Bảo đã được đưa về quê Thị trấn Ân Thi, Hưng Yên. Hài cốt LS Hẩu quê Quảng Bình, chính quyền địa phương chuyển về Nghĩa trang Thị xã Quảng Trị. LS Hẩu chúng tôi chỉ biết được tên và quê Quảng Bình.
-Không nhớ ngày cụ thể, đơn vị được ra Bắc củng cố, 22/12/1972 chúng tôi đã ở Hương Phố, Hương Khê, Hà Tĩnh.
-Giờ nghỉ hưu, sức khỏe hạn chế, các Bác có ảnh và chi tiết liên quan đến đơn vị d17 Công binh bảo bảm trên Bến vượt Đá Đứng, Thượng Phước cho xem để tăng nghị lực. Cám ơn!


 @ nguyenhuuuyen,

   Chào cựu chiến sỹ công binh  C3-D17- F308 đã tham gia chiến đấu  1972 tại bến vượt tại Đá đứng ,   Như lệ ( Lấy tên theo địa danh  bờ Nam ) , phía bờ Bắc đối diện Đá đứng là vùng đồi núi,  đối Như lệ là Thượng phước.  Theo tài liệu ( Lịch sử  F312),   đầu tháng 10/72  sư đoàn 312  nhận bàn giao tuyến chiến đấu của F308 từ Động Ông Do - Đá đứng xuống đến Như Lệ - Tích tường ( Từ Tây sang Đông)  và để ra Bắc củng cố.   F 312  bắt đầu tham chiến tại khu vực này , cùng thời gian này E95/ 325 của chúng tôi sau khi chiến  đấu tại Thành cổ được bổ xung vào tham gia tuyến phòng thủ  bên bờ Bắc  là  Phương thúy -Thượng phước  đến An đôn đối diện  bờ Nam từ Đá đứng -  Như lệ - Tích tường .  Đầu 12/72  do không quen tác chiến F312 bị tổn thất nhiều  nên E95 đã  tham chiến  từ Tích tường đến Như lệ và tiếp sau đến 1/73   tham chiến tại Đá đứng . 
      Để đảm bảo chiến đấu cho các đơn vị bộ binh bên bờ Nam, C17/95 đã lập các bến vượt tại Tích tường , Như lệ và sau  là Đá đứng ( Lấy theo tên bờ Nam - Cũng  để phù hợp với địa danh chiến đấu ).     Các bến vượt được nói đến và vẽ trên bản đồ là do  c17/95 lập trong thời gian này - Nó phụ thuộc  vào vị trí " chốt " của quân Ta tại thời điểm đó.  Bến vượt của các Bác tại địa danh này  có thể trùng nhưng cũng  khác do điều kiện chiến đấu cụ thể của từng đơn vị trong thời gian cụ thể . Một vài thông tin để Bác ôn lại  năm tháng chiến đấu của mình.  Địa hình giờ thay đổi  nhiều so với 40 năm trươc.  Tôi mới chỉ  tả lại được phần nào  sự đổi thay quanh những điểm chiến đấu ác liệt ngày xưa ấy  -  giúp Bác hình dung lại một phần kèm theo những bức Ảnh minh họa. Tôi sẽ cố gắng  đưa vài Ảnh khác nữa giúp Bác hình dung thêm
     Chúc nguyenhuuuyen sức khởe và nếu có điền kiện đi thăm lại chiến trường xưa .

   NHL,

      Bác ngắm  Ảnh bức ảnh  toàn cảnh này   

   


    ...  Chúng tôi đến  điểm cuối trên hành trình  thăm Tích tường _ Như lệ :  Đá Đứng – Ngầm Phương Thúy.  Thôn Đá đứng nằm bên bờ Nam Thạch hãn.        trước mắt chúng tôi Đá đứng – sông Thạch hãn qua Phương Thúy đã đổi khác hoàn toàn. Nơi đây hiện hữu Công trình thủy lợi Nam thạnh hãn  vói tổ hợp :  Hồ chứa nước- trạm bơm - đập chắn- kênh dẫn nước nằm trên chính dòng sông và bãi bồi của Đá đứng xưa - con sông đào mới nắn dòng Thạch hãn thay cho khúc chữ U tại Đá đứng.  Một con đập bê tông chạy dài chắn ngang dòng sông cũ chạy sang Phương thúy để tạo thành hai hồ chứa nước : Hồ đập tràn và Hồ Tân xuân trên chính nhánh chữ U của dòng Thạch hãn ngày nào. Công trình lấy nước dẫn về tưới cho hàng vạn héc ta đất nông nghiệp của hai huyện Hải lăng và Triệu phong,  đổi thay cuộc sống cho  người dân trên mảnh đất  đã chịu bao đau khổ và sự tàn phá chiến tranh. ( Xem ảnh minh họa )
    Ngắm  nhìn màu xanh của sông nước, màu xanh của rừng núi xung quanh trải dài từ Phương  Thúy đến Động Ông Do, những người lính năm xưa lại nao lòng. Nhìn cảnh vật giờ đây ở Đá đứng ta như thấy chiến tranh đã lùi lại như xa lắm rồi, vết sẹo chiến tranh đã lành, động ông Đô đã phủ màu xanh của cây cỏ thay cho cái màu đỏ máu năm nào. Hãy lành mau hơn để có một cuộc sống tốt hơn cho thế hệ hôm nay, để cho con cháu chúng ta được hưởng hòa bình – hạnh phúc và để mãi khắc ghi những người chiến sỹ đã hy sinh, máu xương của họ đã thấm vào mạch  đất  nơi đây mãi  mãi trường tồn.
   

      Bản đồ TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  với các địa danh và công trình Nam Thạch hãn

 


[/quote]
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #225 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 11:15:17 am »

.
     Thêm một hình ảnh vệ tinh từ google - Đập Đá Đứng
Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #226 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 12:12:15 pm »

.
     Thêm một hình ảnh vệ tinh từ google - Đập Đá Đứng

  @TTNL, nguyenhuuuyen, tuans

    Xem bản đồ  Google và hình dung lại. Trước đây khi cạn xe cơ giới có thể qua ngầm Phương thúy sang bờ Nam  Thạch hãn ( Thế nên đầu năm 73 mới đánh nhau ác liệt để chiếm ) . Còn giờ  tại  Phương thúy - Đá đứng  chỉ có thể qua  sông bằng thuyền  hay phà - tại đây chưa có cầu qua sông ( hôm đi thăm  may mà chọn đi  bờ Nam trước  nên  xe không phải vòng lại  ) . Còn không biết về mùa nước cạn có thể lội qua  " đập tràn "   trên dòng chính của Thạch hãn của đoạn này  để sang  bờ Nam được không  nhỉ ??
   Dân nói là  :  mùa cạn,  sông thạch hãn tại Như Lệ  ( Thượng phước ) và   đoạn gần thị xã Quảng trị có chỗ  lội qua sông được.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #227 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 11:36:54 am »


       Huế  đã gắn với Sông Hương  -  núi Ngự  với  cây cầu Tràng tiền duyên dáng  .  Đêm càng làm cho  Sông Hương của HUẾ  thêm đẹp -   mộng mơ -  tình người  :
      Ai ra xứ Huế thì ra
      Ai về là về núi Ngự
      Ai về là về sông Hương
      Nước sông Hương còn vương chưa cạn
      Chim núi Ngự tìm bạn bay về
      Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về
       
 
     Gửi các bạn vài hình ảnh  Về  Sông HƯƠNG – Cầu TRÀNG TIỀN  trong chuyến đi vừa qua.

 
           ĐÊM  SÔNG HƯƠNG   &   CẦU TRÀNG TIỀN   



                                                           LuanNguyenHuu
 

            CẦU TRÀNG TIỀN  BÊN  TÂY



                                                           LuanNguyenHuu


             CẦU TRÀNG TIỀN  BÊN  ĐÔNG



                                                          LuanNguyenHuu

Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #228 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 11:55:32 am »

hoá ra cái đêm hôm ấy đêm gì mà ông cũng chụp được mấy tấm này , đẹp hỉ ?
Thích hị 1
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #229 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 04:56:39 pm »

hoá ra cái đêm hôm ấy đêm gì mà ông cũng chụp được mấy tấm này , đẹp hỉ ?
Thích hị 1

     Chợ đêm ven sông Hương, dưới chân cầu Tràng Tiền
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM