Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:54:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166966 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #210 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 11:23:49 pm »

Đây là ảnh khe Như Lệ
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #211 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 06:18:09 am »

Lúc nào hướng dẫn em làm cái này, bác TTNL nhé.

HH định áp bản đồ khu vực làng Hà Hồi nhà em cũ và mới à? Cái này khó à nghen!
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #212 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 06:34:28 am »


TÍCH TƯỜNG_NHƯ LỆ  -  HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI LÍNH  SAU 40 NĂM  (4 )  


     Tôi chồng bản đò cũ và bản đồ vệ tinh của Google lên nhau và thấy dòng chảy Thạch Hãn ở vùng Đá Đứng bị thay đổi do có đập mới. Nhiều vùng mới bị ngập nước. Một số chỗ dòng chảy mới trùng với cũ. Nhưng nhiều chỗ dòng chảy khác đi nhiều, kể cả bên dưới đập

@TTNL,

 Bọn mình đứng ở Đá đứng, không đi sang được bờ Bắc nên chả nhìn được dòng sông - không biết  nó chảy thế nào ? Về phải dùng bản đồ để xem thực địa và có hình lên để cho mọi người cùng  biết  sông Thạch hãn 1972 và giờ khác nhau thế nào. ( Lính công binh nên chỉ định tính thôi, không chính xác như trinh sát TTNL được).
Trên  dòng chính của sông mới còn có cái đập tràn ( bản đồ Google có mầu xanh) dùng để ngăn tích nước cho hồ chứa ( 6971 cũng tinh đấy, đoán được)   nước đã dâng cao hơn ở khu vực hồ chứa và tràn lên  thêm khu vực Đá đứng như bản đồ của TTNL . Chính vì có đập  ngăn nước ( đập tràn) nên mùa khô nước sông ở khu vực hạ lưu : Như lệ, Tích tường , thị xã Quảng trị cạn đi rất nhiều - có khi lội được qua sông. Dòng chảy cũng không mạnh nên cát bồi nhiều -  bãi bồi  lớn hơn ở Thượng phước và Tích tường, còn bờ Như lệ thì lở lấn sâu vào bờ do dòng chảy thay đổi.
Bình thường 40 năm thiên nhiên cũng "vật đổi sao dời", nay lại có thêm tác động của con người lại càng thay đổi nhiều hơn- Miễn là thay đổi tích cực là được ( mà lúc làm Ct thủy lợi Nam thach hãn chắc chưa có đánh giá  TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG  như bây giờ đâu ?  Huh  )
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #213 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 06:52:55 am »

      Theo chân bác Tuy và bác Hữu Luân, tôi cùng vào thắp hương tại miếu thờ các LS hy sinh trong vườn cây của làng Như Lệ này năm 1972.

      Gọi là miếu nhưng thực ra chỉ là một Ban thờ nhỏ bằng gỗ dựng trên một cây gỗ giống như những ban thờ hay thấy trong vườn ở miền Bắc. Mảnh vườn dạng đất pha cát chỉ trồng được những luống khoai lang lưa thưa, xơ xác dưới nắng hè Quảng trị.


     Bác Trongc6 ! Miếu xây đấy bác ! chỉ có điều hơi nhỏ thôi.

@NTL,Thaiminhhung, Trongc6,

Các bạn đến được đất T tường - Như lệ rồi ,  xem cái mảnh đất  Máu lửa ấy nó ra sao ? Còn xem cả bạn đồ của  dân " Oánh nhau" ở đất này nữa , để biết thêm- thật nhiệt tình hết cỡ đấy.
Bác Trongc6 à, miếu  thờ ( bàn thờ )ở Quảng trị người ta vẫn làm nhỏ vậy thôi ( tất nhiên là  bằng gach xây) . Tôi đã thấy  những ngôi nhà thờ họ xây lớn với phía trước vẫn  có 1 Bàn thờ ( hay  miếu thờ ) nhỏ  như miếu thờ LS mà Bạn thấy đấy.
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #214 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 10:57:15 am »

Bác Hữu Luân:

        Cảm ơn tất cả các bác CCB QT (trước hết là bác LXT) đã cho tôi tham gia đoàn đi hành hương và thăm viếng đồng đội LS tại các nghĩa trang Trường Sơn, Đường 9, Quảng Trị...

       Với tôi thì sau chiến trường Nam Lào, Tây Nguyên, Quảng Trị là mảnh đất mà tôi thấy nó gắn bó như là mình đã từng chiến đấu ở đó (đấy là nhờ các bài viết về chiến trường QT của các bác CCB trên trang DNGN). Thế cho nên tôi thấy như mình có món nợ nào đó nếu chưa đến được đấy, để thắp hương cho các LS và tìm hiểu địa hình ở đấy. Được đi với các bác thì còn có thể nói là hiểu rõ hơn cả trăm lần nếu như đi mà chỉ có hướng dẫn viên thông thường.

          Tôi chưa thuộc bản đồ QT, nên đến đâu cũng phải hỏi cho rõ, nơi đâu là địa danh trong câu chuyện của bác và các bác khác. May mà các bác chỉ dẫn tận tình, không cho là lẩn thẩn. Chỉ có bác Luân đen (tuy không chiến đấu ở chiến trường QT, nhưng sao bác ấy hiểu rõ thế - có lẽ đã qua lại QT vài lần và cũng có năng khiếu quan sát của người lính trinh sát) cứ quầy quậy tuyên bố không nhận tôi vào trinh sát (nếu như còn có chiến tranh và bác ấy được tuyển mộ).

        Nhưng cũng báo cáo để cả hai bác Luân mừng là sau chuyến đi, về xem lại bản đồ QT của các bác post trên trang, so sánh với hành trình của đoàn đi, tôi đã rõ ra rất nhiều rồi. Bây giờ nghiệm ra là nếu như bám được bác LXT mà xem bản đồ của bác ấy kịp thời khi đó thì còn hay hơn nữa.

         Và cái sung sướng âm ỉ hơn nữa là bây giờ giở xem lại các bài viết của các bác về QT thì tôi như bám sát được các bác từng bước chân khi đó, hình dung rõ hơn trận chiến khi đó thế nào.

        Đấy là một trong những kết quả bổ ích sau chuyến đi thực tế (dù chỉ ít ngày) đấy bác Hữu Luân ạ.
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #215 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 11:27:07 am »

Bác Hữu Luân:

        Cảm ơn tất cả các bác CCB QT (trước hết là bác LXT) đã cho tôi tham gia đoàn đi hành hương và thăm viếng đồng đội LS tại các nghĩa trang Trường Sơn, Đường 9, Quảng Trị...

       Với tôi thì sau chiến trường Nam Lào, Tây Nguyên, Quảng Trị là mảnh đất mà tôi thấy nó gắn bó như là mình đã từng chiến đấu ở đó (đấy là nhờ các bài viết về chiến trường QT của các bác CCB trên trang DNGN). Thế cho nên tôi thấy như mình có món nợ nào đó nếu chưa đến được đấy, để thắp hương cho các LS và tìm hiểu địa hình ở đấy. Được đi với các bác thì còn có thể nói là hiểu rõ hơn cả trăm lần nếu như đi mà chỉ có hướng dẫn viên thông thường.

          Tôi chưa thuộc bản đồ QT, nên đến đâu cũng phải hỏi cho rõ, nơi đâu là địa danh trong câu chuyện của bác và các bác khác. May mà các bác chỉ dẫn tận tình, không cho là lẩn thẩn. Chỉ có bác Luân đen (tuy không chiến đấu ở chiến trường QT, nhưng sao bác ấy hiểu rõ thế - có lẽ đã qua lại QT vài lần và cũng có năng khiếu quan sát của người lính trinh sát) cứ quầy quậy tuyên bố không nhận tôi vào trinh sát (nếu như còn có chiến tranh và bác ấy được tuyển mộ).

        Nhưng cũng báo cáo để cả hai bác Luân mừng là sau chuyến đi, về xem lại bản đồ QT của các bác post trên trang, so sánh với hành trình của đoàn đi, tôi đã rõ ra rất nhiều rồi. Bây giờ nghiệm ra là nếu như bám được bác LXT mà xem bản đồ của bác ấy kịp thời khi đó thì còn hay hơn nữa.

         Và cái sung sướng âm ỉ hơn nữa là bây giờ giở xem lại các bài viết của các bác về QT thì tôi như bám sát được các bác từng bước chân khi đó, hình dung rõ hơn trận chiến khi đó thế nào.

        Đấy là một trong những kết quả bổ ích sau chuyến đi thực tế (dù chỉ ít ngày) đấy bác Hữu Luân ạ.


Trongc6 & NTL : Tôi đã từng đọc những bài viết về rừng Lào của nhà văn Lê Khâm và nhất là của nhà văn Vũ Hùng (rất tiếc là giờ ông đang tị nạn ở Pháp) và giờ đây lại biết rừng Lào qua ngòi bút của người lính chiến kiêm Lào học Trongc6. Tôi rất muốn có 1 chuyến đi sang Lào cũng như Tây Nguyên cùng 2 bác để được các bác chỉ dẫn và được chia sẻ với nhau nhỉ,

Tôi nghĩ là dự định đấy chắc không khó lắm đâu ta lên phương án và tham khảo thêm. Nói rồi lại tiếc hùi hụi tại sao chúng ta lại quen nhau muộ thế nhỉ. Giá đi chuyến đi TN tháng 3/2010 mà có các bác cùng đi thì tuyệt vời biết bao nhiêu. Hãy ấp ủ dự định này đi các bác ơi.  
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #216 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 01:44:06 pm »


Trongc6 & NTL : Tôi đã từng đọc những bài viết về rừng Lào của nhà văn Lê Khâm và nhất là của nhà văn Vũ Hùng (rất tiếc là giờ ông đang tị nạn ở Pháp) và giờ đây lại biết rừng Lào qua ngòi bút của người lính chiến kiêm Lào học Trongc6. Tôi rất muốn có 1 chuyến đi sang Lào cũng như Tây Nguyên cùng 2 bác để được các bác chỉ dẫn và được chia sẻ với nhau nhỉ,

Tôi nghĩ là dự định đấy chắc không khó lắm đâu ta lên phương án và tham khảo thêm. Nói rồi lại tiếc hùi hụi tại sao chúng ta lại quen nhau muộn thế nhỉ. Giá đi chuyến đi TN tháng 3/2010 mà có các bác cùng đi thì tuyệt vời biết bao nhiêu. Hãy ấp ủ dự định này đi các bác ơi.  


 @NTL, trongc6,

   Một ý tưởng hay nếu đi TÂY NGUYÊN  có  2 lính NTL @ trongc6 đấy. Nguyen cứu nhé !

 Gửi   các Bác bức ảnh  :  NGHIỆP CỦA LÍNH TRINH SÁT  - ( không có lời giới thiệu ) - Các bác tự giải đáp nhé  ! ....
 
 
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #217 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2012, 01:17:48 pm »


     CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 14 )    


    Tuần  cuối tháng 12/72,  Như lệ  là khu vực “nóng nhất “ trên tuyến từ Tich tường - Như lệ  đến Đá đứng. Từ chập tối đến gần sáng, đêm nào cũng có lính bổ xung qua sông và  thương binh  đưa trở lại  qua bến vượt.. Ta định tấn công để chiếm  bằng được khu Đồi Chè và vùng phụ cận , nhiều cuộc tập kích đêm với nhiều tổn thất nhưng chưa chiếm được. Như lệ ác liệt do vị trí quan trọng của nó còn bởi các khu vực then chốt  đều do đối phương chiếm giữ kể cả những điểm  cao ở ngay bờ sông. Chiếm được chốt rồi, cũng phải cảm tử mới giữ được. Những cuộc tấn công tái chiếm chốt của VNCH đều được pháo và hỏa lực khác chi viện  rất mạnh, còn có cả xe bọc thép yểm trợ.Trận tập kích chốt của “ Lính trẻ Hà nội ” tại Như lệ - vừa bắn vừa hô xung phong vang trời lúc tấn công   ( nghĩ là  nếu có chết sẽ được chết cùng nhau )  - cũng xảy ra vào thời gian này. 
    Nhiệm vụ tại bến vượt này hàng đêm là vậy, xem ra chúng tôi đã thích ứng. Sinh hoạt ở đây có cải thiện hơn, nhóm trực chiến chịu khó kiếm rau trên khu vườn  bỏ hoang : lá lốt,  lạc tiên, mít non, dền cơm …. bổ xung cho bữa ăn đạm bạc của lính. Đối mặt giữa sự sồng  và cái chết lính cũng bình thản – họ đã chai sạn và bình tĩnh hơn trước. Nói là vậy, có 6 người  thôi mà tôi nhận thấy  có những suy nghĩ rất khác.   
    Từ lúc vào chiến trường, lúc rỗi  tôi luôn nghĩ mình sẽ  về - rồi được học  tiếp. Nó  xuất hiện không kèm theo  liệu có  bị thương  hay bị thế nào?   Ý nghĩ đó  là niềm tin của tôi .  Huỳnh – cũng sinh viên khoác áo lính như tôi thì với tiên liệu khác.  Huỳnh nghĩ rằng sẽ hy sinh và  đã viết bức thư gửi lại để dưới đáy ba lô của mình. Tôi đã đọc lá thư ấy vào tháng 10/72, khi Huỳnh để ba lô ở lại cứ tiểu đội để đi phối thuộc – và tôi đã  có  lời giải cho  thắc mắc của mình còn Huỳnh mang  cái dự cảm ấy  với  cùng lời nhắn nhủ - rằng mình đã  hoàn thành nghĩa vụ để  thanh thản đi vào trận chiến.   Còn lại là 4 lính trẻ,  mới tốt nghiệp và đang học lớp 10 phổ thông. Họ nghĩ gì ?
    Thiệm được bà xem “ bói ”, cậu tin  và lạc quan rằng sẽ chẳng có điều gì xảy ra đâu, cứ nhẹ tênh trong cuộc chiến, lúc rỗi thì tếu và mơ về tương lai.  Còn 3 lính  khác chẳng nghĩ xa xôi : còn sống thì  trở về quê, trở về nhà,  chẳng nghĩ sẽ làm gì sau đó.
    Thế đấy, 6 người của A tôi  đang cùng trong một trận chiến, cùng sống và ăn chung một nồ , lo cho sức khỏe và sự sống của người đồng đội còn mình đã an bài theo tiên liệu rồi .  Rồi họ cùng nhau  dự trận chiến, tổ thuyền  đêm đến phối thuộc với bộ binh cùng các đơn vị khác của E 95  tại bến vượt Như lệ trong những ngày cuối năm 1972. Đối mặt với bom pháo,   hàng đêm chở thương binh liệt sỹ qua sông nhưng không hề run sợ hay kêu ca gì ?  Nghĩa vụ của người lính đã thấm vào máu để họ đủ dũng khí vượt qua ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết.      (  Còn tiếp)
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #218 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2012, 04:40:00 pm »


     CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 15 )    


     31/12/1972,  ngày cuối của năm đã đến.  Chúng tôi nhận được lệnh sang sông sớm  –  phục vụ tập kích đêm nay.  Cũng biết là sẽ có ngừng bắn trong ngày đầu năm mới 1973, nhưng trước khi ngừng - đêm nay hai bên sẽ  “ chiến nhau”.  Còn ngừng vào lúc nào? Không người lính nào có thể đoán được... Phiên trực bến vượt đêm nay do tôi cùng HIỆN, UYÊN đảm nhiệm.. 
    Mới chiều xuống, chúng tôi xuống bến chuẩn bị vượt sông.  Cách đoạn hào rẽ xuống bến khoảng  mươi mét,   thấy  lính hỏa lực tăng cường từ E đang  tìm chỗ đặt, ngắm, chuẩn bị cho khẩu DK tham chiến.. Lôi thuyền  cao su khỏi hầm,    bơm căng rồi đẩy nhanh xuống bến ở cụm khóm tre chạy nhô ra bãi sông.  Chuyến đầu tiên chở lính thông tin,  vận tải  và liên lạc qua chốt bên Như lệ.  Trời chưa tối,  nhìn qua sông còn rõ lùm cây  với bờ lở dốc đứng .  Đẩy thuyền trượt nhanh qua đoạn bãi cát, chúng tôi  nhào xuống sông. Toán lính nhanh chóng lên thuyền, còn chúng tôi vừa lội vừa đẩy thuyền ra xa bờ.  Đoạn qua bãi cát và mép nước rất nguy hiểm , chốt của đối phương ngay sát bờ sông phát hiện thấy là ăn “ pháo” liền .
    Tôi ngồi lái, Thuyền ra gần giữa dòng đột ngột những tiếng nổ chói tai vang lên :
Tăng – Oành , Tăng – Oành , Dk đã khai hỏa - lửa và khói bùng lên  ở  điểm cao  vệ sông trước mặt.  Ngừng một chút,  DK  bắn tiếp nhưng tiếng nổ của nó bị chìm đi bởi  những tiếng  nổ chói tai như sấm rền  khắp nơi –  Pháo dàn  đã trút đạn lên  cả hai bờ  Như lệ . Hỏa lực của đối phương đã chuẩn bị sẵn, chỉ chờ  Ta khai hỏa là  dập pháo xuống .  DK mới nổ được 4 phát thì  không còn  bắn  nữa,   tiểu liên “ tạch – tạch “  vang lên rồi những  loạt đạn đan chéo vạch sáng  trên sông ngay trên đầu chúng tôi.
 ” Đánh”  rồi  - tôi  nghĩ   -  cúi gập người và  quạt thật mạnh mái chèo cố cho thuyền nhanh hơn, những mảnh pháo văng xuống sông bốc khói trắng quanh thuyền.  Thuyền cập bờ , tất cả  nhảy vội lên và nép mình vào  sườn dốc bờ  sông,   nằm chết dí  tại chỗ trong  ánh chớp và tiếng nổ  chuỗi liên tục , không phân biệt được pháo  bắn vào đâu nữa.
     Sau hồi chấn tĩnh ,   lựa mình nằm ép xuống khe ở mép sông không rõ bao lâu. Chờ cho pháo ngừng ,  lính bên bờ Bắc vẫn đang đợi nhưng không thể đi được -  tiếng nổ dữ dội dội dọc theo mép nước khu vực chúng tôi chốt giữ.  Có thể chừng  nửa giờ hay lâu hơn, pháo dàn chợt ngừng chỉ còn pháo nổ bắn các mục tiêu, tôi hô “ đi “ , 3 lính vội đẩy thuyền lao qua sông cố gắng  trước khi đợt pháo dàn bắn trở lại. Chưa quá nửa sông thì tiếng nổ đinh tai và ánh chớp chói lòa trên bờ sông lại dội lên- pháo dàn lại bắn rồi –  phải cố cố mà đến bờ không thể bị dính pháo trên sông được.  Vào đến bờ - kéo vội chiếc thuyền lên cạn rồi  nằm úp mặt xuống một hõm cát trong khi pháo nổ vang trên bãi .  Lại nằm úp mặt xuống cát mà chờ,  chúng tôi chưa từng nếm  “pháo dàn”  dai đến như vậy – cứ bờ sông tạo thành bức tường lửa đạn ngăn quân ta..
      Tiếng nổ gần vừa giảm đi (  pháo chuyển tọa độ ) , cả 3 lính  thục mạng lao  vào khóm tre trước mặt rồi nhào xuống hào.  Trong khi chờ ngớt pháo tôi  phải hô “  Lính  nào qua sông phải sẵn sàng – ngớt pháo là đi ngay “ . Một tốp  lính dịch lại phía  gần phía chúng tôi – hình như tốp lính tiếp vận của các đơn vị trên chốt , họ cũng đang nóng  sang “ chốt’ để hỗ trợ cho đồng đội.
        Pháo vẫn bắn,   không thể chờ được nữa  tốp lính và công binh chạy khom xuống mép nước lên thuyền để qua sông.  Thần kinh căng lên, tất cả dồn vào đôi tay để qua sông nhanh nhất . Chẳng rõ lính có thấy sợ không còn tôi chẳng còn nghĩ gì – nhanh lên, nhanh nữa  lên !!
Rồi cũng đến bờ, lính nháo nhào  lao ép vào bờ lở, nghe ngóng rồi bắt đầu khom người vận động về các chốt.  Chúng tôi chờ ít phút để  chuyển thương binh xuống thuyền – bây giờ thì phải qua sông gấp rồi – chờ pháo chuyển làn là đi ngay – cầu sao cho đến bờ an toàn.
       Trở lại bờ Bắc,  thuyền chưa đến bờ đợt pháo dàn mới lại chụp xuống . Tôi phải nằm xuống ngay mép nước chờ vận tải đưa thương binh khỏi thuyền để kéo nó lên bờ.  Đợt bắn mới này lại dữ dội như lúc đầu, tiếng nổ chói tai liên tục , không ngừng,   đất cát bắn ra hay  mảnh đạn văng làm  nước  bắn tung tóe.   Lính lên hết rồi , còn mình tôi nằm trên bãi cát, có thu người lại trong cái hõm cát còn ngập nước . Cứ nằm thế chờ cho pháo ngớt.   Không biết mỗi đợt bao lâu – mươi phút hay nửa giờ . Đến lúc pháo chuyển làn ra kéo cái thuyền thấy nó không dính mảnh pháo, quá mừng vì vũ khí của lính công binh vẫn nguyên ven - ờ mà sao nó không dính cái mảnh nào?  Nó mà  xịt khoang là cũng rắc rối, qua sông sao được ? .
Lại sang sông tiếp,  thương binh bên bờ Nam nhiều  nằm ép bên bờ sông.   Cố xếp cho đầy thuyền để chở được nhiều,  qua sông gấp – pháo bắn cũng mặc kệ-  Cầu trời không dính pháo là được !
     Không biết chúng tôi qua sông bao nhiêu đợt trong đêm ấy, quá nửa đêm mà pháo vẫn  không ngừng bắn ,   tiếng súng bộ binh  vẫn vang trên chốt – Chẳng  ngừng bắn ??  Đã sang ngày  năm mới rồi    Còn chúng tôi chỉ chờ ngớt pháo  là vội qua sông ngay,  thương binh đang chờ đi viện.   Đi rồi lại về , lần  trở lại bờ Bắc, pháo bắn dũ quá ,  lại úp mặt vào cát mà chờ ,  tới lúc chạy vào được hào  ở khóm tre thấy thương binh xếp hàng nằm dọc hào , lại cả trên bờ tre nữa . Một thương binh nầm phía ngoài , tôi sờ tay thấy tthaan thể đã giá lạnh.  Đẫm máu, đêm nay tổn thất nhiều quá ! 
     Tang tảng sáng, tiếng súng đã ngừng, pháo đã bắn thưa hơn. Chúng tôi vẫn  còn qua sông để chở cho hết  số thương binh bên bờ Nam.  Tới giờ này  không biết lính của tôi nghĩ gì ? Còn tôi, sau mỗi đợt pháo ngạc nhiên thấy mình không sao cả .  Chuyến đi vét,  nước sông không còn đen thẫm như  lúc đêm nữa , sắp sáng rồi .  Kéo thuyền lên bãi cát, đưa về hầm dấu , qua chỗ đêm qua thương binh nằm,  vệt máu  vẽ một hình người  trên cát .  Trận đánh đêm cuối năm 1972 bước vào năm 1973  tại Như lệ vậy đấy.          ( Còn tiếp )
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #219 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2012, 08:15:25 pm »

Luân trắng : không sợ luân đen đưa lên mấy tấm ảnh chụp trộm hay sao mà dám đưa trước . Nhưng tấm ảnh này đẹp của nó đấy chứ .
Tấm tôi chụp ông trông thảm hại hơn
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM