Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:44:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166980 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #190 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 10:18:58 pm »

Hôm 21/4 ở 19C NH, có mấy bác ở E95B (F325) kể chuyện E95 tách ra để vào đánh buôn Ma Thuột 3/1975, sau đó mới lại xuống Phan Rang về lại F325.

Bác Hữu Luân C17 của E95 nên chắc cũng vào đánh Buôn Ma Thuột. Thế mà chưa lần nào thấy bác nhắc tới chuyện này.

Hay là bác hành quân tà tà, chưa đến đoạn đó thì chưa kể hả bác?

@Trinhsat,

  Theo lệnh,   E95 đã tách ra để tham gia chiến dịch giải phóng Buôn ma thuột  3/1975 .  Lúc ấy tôi không còn C17 nữa, do bị thương tại  Như lệ nên đã được chuyển ra Bắc sau ngừng bắn 27/1/73 rồi được trở về đi học từ 1974.
Nhân Bác hỏi về  việc tham gia giải phóng BMT của  E95 và  Công binh C17, tôi kể  2 câu chuyện liên quan đến sự kiện ấy :
E95 tham dự chiến dịch giải phóng BMT là  E95 của F325D . F325  đã qua các phiên hiệu  A,B, C ) – F 325D là chủ lực cơ động chiến lược thành lập cuối 1971 .
Tham gia sự kiện giải phóng BMT rõ như vậy mà   Hội bạn chiến đấu E95 thời kỳ 71-75 đã cùng đại diện E95 hiện nay, 3/2010  vừa đi dự kỷ niệm 35 năm chiến thắng BMT vừa phải  thực hiện  “ đòi “  -  “trả lại tên cho E “  việc tham gia giải phóng Buôn Mê thuột      ( không biết là do nhầm lẫn hay cố ý mà  ghi danh cho một đơn vị khác ).
C17/95 khi tham gia giải phóng BMT được giao nhiệm vụ phá  Két của Ty ngân khố BMT để lấy tiền mặt ra. Lính phá két chẳng biết nghĩ sao giữ lại một “ Ba lô tiền “ rồi chia cho toàn đơn vị “ tiêu “ cho bù những ngày gian khổ. Việc lộ ra, E  lôi ĐĐT ra  “ Đánh đòn” ,  cách chức làm gương -  Rõ là “ Quít làm Cam chịu “
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #191 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 11:58:32 pm »

Anh Luân ạ, em rất ấn tượng với chuyện anh kể về người em trong tiểu đội của anh, anh Thiện Thái Bình. Em đọc chuyện này đã lâu, nhiều chuyện thì quên hoặc lẫn, nhưng chuyện về anh Thiện thì lại rất nhớ. Qua câu chuyện anh kể, em có thể nói thế này : chắc chắn lúc anh Thiện hy sinh, anh ấy rất thanh thản, bởi anh ấy khi ra đi có người thủ trưởng, người đồng đội, người anh như anh ruột ở bên, cái chết đó sẽ thanh thản lắm.   
Thiện hy sinh tại bến vượt Như lệ trong lúc chuẩn bị vượt sông,  khi đang độ tuổi 18 tràn đầy sức trẻ và mơ ước. Những khi Tết đến, tiếng pháo trong đêm làm tôi miên man trong giấc mơ. Tôi như thấy Thiện đang cầm trong tay những bánh pháo đỏ đi trong phiên chợ Tết với khuôn mặt hớn hở.  “ Em rất thích đi bán pháo Tết “  và cậu vẫn trở về thăm chợ Tết mỗi  khi mùa xuân  về.
      Cái câu kết này " thấm " lắm anh !  và nói thật với anh, em có cảm giác như một thiên thần nhỏ về trời ấy ( em cố tìm từ khác cho đỡ văn học quá, nhưng không có từ nào hơn )
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2012, 12:09:12 am gửi bởi HaHoi » Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #192 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 06:36:52 am »

Anh NHL thân , BH đọc nhiều bài của anh Luân và các anh CCB_SV chiến trường QT , BH thấy rất thích , cuộc chiến đấu và bản chất của những người lính sinh viên được thể hiển qua ngòi bút của các anh rất sinh động , yêu đời , sôi nổi , thông minh , quyết liệt , tình người  . BH mong rằng qua những dòng ký ức của các anh thế hệ sau sẽ hiểu một cách sâu sát hiện thực hơn cuộc chiến mà cha anh đã trải qua , chứ không chỉ màu mè , tô vẽ về một cuộc chiến toàn màu hồng và cứng ngắc .

 

 
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #193 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 02:26:20 pm »


@ Hahoi và behienQYV7C,

Xin chia sẻ với những bạn đọc trên diễn đàn, Hahoi và behienQYV7C đã đọc những bài viết của tôi. Nhân đây cũng có vài lời tâm sự.
Tôi và những người lính của tiểu đội đã trải qua giai đoạn khốc liệt nhất của những trận chiến tại Quảng trị
 và những người lính ấy có hoàn cảnh khác nhau, suy tư khác nhau nhưng đều có những  mong ước, dự định  và cả những  dự cảm nhận về sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc, xảy ra trong tích tắc mà có thể bất cứ lúc nào.
 Và  chúng tôi đã  mất 2 người  là :  HUỲNH và THIỆM tại bến vượt NHƯ Lệ . Dẫu vẫn biết, trong chiến tranh - hy sinh là không thể tránh khỏi - nhưng sự hy sinh của 2 người đồng đội trong tiểu đội đã để lại niềm tiếc thương cho những người còn sống.
Đứng trước cái chết họ suy nghĩ khác nhau. THIỆM tin vào Bà nội đã đi xem bói với " Cháu không chết đâu " ( nguyên văn), còn HUỲNH với dự cảm mình sẽ hy sinh đã viết bức thư gửi lại trước khi " đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất " (   thư của LS Lê văn Huỳnh )
Hai người lính cùng chiến đấu và hy sinh cùng ngày-giờ . Tôi đã chứng kiến họ chiến đấu cũng như biết những điều mong ước  và tâm tư của họ - điều cảm nhận đến ngạc nhiên là họ đã thanh thản trong chiến đấu cho đến khi hy sinh.
Lưỡi hái của tử thần đã quàng vào người đó bất chấp họ đã đã tin thế nào về cái chết- chiến tranh thật sự là như thế.
Là người còn sót lại, tôi  đã  kể, sẽ kể tiếp về  người đồng đội của tôi ngày ấy . Đó cũng là một việc của những người còn sống đối với  người đã hy sinh. Chỉ tiếc nhiều sự kiện không ghi được ( vì  bút Cửu Long để ghi chép  sau thời gian đã hết mực )

Hẹn được đọc và trao đổi tiếp với các bạn trên diễn đàn cũng như trong cuộc sống.
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #194 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2012, 06:38:55 pm »

Biết là Người lính công binh vượt bến Tích Tường hôm nay đang vào thăm lại Tích Tường, nhưng em vẫn gửi tới bác NguyenhuuluanC17 lời chúc sức khỏe nhân ngày chiến thắng 30.4 !
Logged
toxuanthu_601
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #195 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 02:37:21 am »

Liệt sỹ gia đình tôi đang tìm tên Tô Đình Chiến. Sinh 1954. Hy sinh 9/1972 và cũng do đạn pháo. Huấn luyện tại Hà Bắc, rồi vào chiến trường Nam Quảng Trị làm liên lạc hay thông tin.
Nếu may mắn các bác có biết đến cái tên như thế, người Thái Bình. Xin liên hệ giùm sđt: 0986155232( tên Thư). Gia đình xin cảm ơn! ( Đọc hồi ký các bác thấy giống với hoàn cảnh mà liệt sỹ hi sinh quá!)
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #196 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 05:57:56 am »

Em chào anh Nguyenhuuluanc17 và các anh chị tham gia topic. Những ngày qua, cả nước sôi động trong không khí vui tươi kỉ niệm ngày thống nhất tổ quốc, mà trướ đó theo thứ tự thời ian thì Tich Tường Như Lệ là nơi được giải phóng trước. vậy anh Huuluan và các anh chị CC75 chiến binh chiến đấu ở chiến trường ấy có tổ chức thăm lại chiến trường xưa không anh. Nếu tổ chúc được thì có nhiều niềm vui, nỗi nhớ lắm anh nhỉ. Vừa qua các anh Sứ vào kỉ niệm giải phóng Xuân Lộc, có ghé nhà em. Vui và rất phấn khởi chân tình. Cho em chúc anh Huuluan6 và toàn thể các anh chị tham gia topic mạnh khỏe, en vui và hạng phúc. Kính
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #197 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2012, 02:21:49 pm »


      Các  CCB  câu lạc bộ 19c Ngọc Hà về thăm  Quảng trị nhân dịp 40 năm giải phóng Quảng trị , đến  thăm chiến trường TÍCH TƯƠNG _ NHƯ LỆ.  Cái địa danh đã nổi tiếng với những trận đánh ác liệt của E95 –F325 năm 1972.

         BÃI sông Làng  TÍCH TƯỜNG  mà lính đặt   Tên  “  BÃI MÍT “ - Bãi Mít TÍCH TƯỜNG nhìn từ bờ Bắc sông Thạch hãn

         


         Bến vượt Như lệ tại bờ Nam – nhìn sang  làng Thượng Phước bờ Bắc

         


        Đồi Chè  -  Làng Như lệ nơi trận chiến ác liệt năm xưa đã diễn ra

       


        Khe NHƯ LỆ  chảy ra sông THẠCH HÃN

       Khe Như lệ nhìn từ bờ Bắc
       


        Khe NHƯ LỆ tại bờ Nam Thạch hãn

       
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #198 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2012, 02:39:58 pm »

Liệt sỹ gia đình tôi đang tìm tên Tô Đình Chiến. Sinh 1954. Hy sinh 9/1972 và cũng do đạn pháo. Huấn luyện tại Hà Bắc, rồi vào chiến trường Nam Quảng Trị làm liên lạc hay thông tin.
Nếu may mắn các bác có biết đến cái tên như thế, người Thái Bình. Xin liên hệ giùm sđt: 0986155232( tên Thư). Gia đình xin cảm ơn! ( Đọc hồi ký các bác thấy giống với hoàn cảnh mà liệt sỹ hi sinh quá!)

  Gửi  toxuanthu_601,

  Để có thể tìm được LS  cần có  thông tin bao gồm : Họ tên, ngày hy sinh , đơn vị ..... Thông tin bạn cung cấp chưa thể tìm được.
  Nếu chưa có thông tin này thì tìm ban liên lạc hoặc CCB  đơn vị  của LS để biết thêm thông tin về LS .
  Nếu thuộc  đơn vị của E95/ F325 chiến đấu giai đoạn 71-75 , tôi có thể giúp được.
  Bạn hãy đăng vào trao đổi trong mục   "  GIÚP ĐỠ TÌM NGƯỜI "  theo qui định của diễn đàn và thuận tiện trong việc cung cấp trao đổi thông tin

 nguyenhuuluanc17
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #199 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2012, 04:58:10 pm »

            TÍCH TƯỜNG_NHƯ LỆ  -   HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI LÍNH  SAU 40 NĂM 

       Những người lính đã chiến đấu tại Quảng trị 1972 về dự kỷ niệm 40 ngày giải phóng Quảng trị. Cái nắng đầu hè khô rát chẳng làm chùn bước họ về thắp hương cho những đồng đội   đã ngã xuống trong mùa hè đỏ lửa 1972 và những tháng tiếp sau ấy.

     Từ Bắc vào, chúng tôi  vào viếng HANG TÁM CÔ, Nghĩa trang LS TRƯỜNG SƠN. Tiếp đến NGHĨA TRANG ĐƯỜNG 9 với những người lính  của các sư đoàn 304, 308, 325, 320B  hy sinh trong chiến dịch giải phóng  và bảo vệ Quảng trị. Rồi các địa danh đã đi vào lịch sử : Thành cổ Quảng trị - bến vượt sông Thạch hãn - Nghĩa trang thị xã và nối tiếp tới tất cả nơi các liệt sỹ đã hy sinh tại Triệu phong, Hải lăng ….  Cộng dồn lại là 18 địa danh đến viếng.  Đây không phải là con số đơn thuần mà hàm chứa biết bao niềm tiếc thương, nỗi nhớ không bao giờ nguôi ngoai của “ người còn  sống sót “ về với đồng đội đã hy sinh,  mong muốn gửi tấm lòng và lời tri ân của  những người còn sống  hôm nay.

     Thắp nén hương thơm tưởng nhớ những đồng đội hy sinh tại Đàì tưởng niệm Thành cổ, Đài chứng tích tích Sinh Viên. Trong  khói hương ngan ngát bay, tất cả xúc động đến nghẹn lời  khi  lời thơ của CCB- sinh viên Nguyễn trọng Luân  cất lên trước tượng đài
     ….
     Quảng trị xanh xanh đến nghẹn ngào
     Tao ép cánh phượng cổ thành ngày về thắp nhang cho đồng đội
     Chúng tao già chúng mày thì trẻ mãi
     Có một trường đại học cõi linh thiêng
     Tao hiểu vì sao cỏ mãi ngát xanh
     Lòng thành cổ có một trường đại học
     …
  Và nghẹn ngào
     Bốn mươi năm sau tao về
     Tìm mày trong gió. 


     Chúng tôi đi thăm lại chiến trường TÍCH TƯỜNG – NHƯ LỆ .  Theo con đường đi Tích tường,  xe chạy men theo bờ NAM sông Thạch hãn lên phía Tây. Cuối năm 72,  nó là đường vận chuyển  của xe quân sự và thiết xa của VNCH cho tuyến phòng thủ  khu vực TÍCH TƯƠNG – NHƯ LỆ - ĐÁ ĐỨNG – Ngầm PHƯƠNG THÚY bên đối phương. Phòng tuyến của lính chiến E 95 chúng tôi  bám theo dải đất ven sông như cái gai cắm vào kẻ địch, nhìn thấy con đường mà chưa tới được.
     Đã thấy thấp thoáng dòng sông,  một lính chỉ tay hướng mọi người nhìn theo “ Sông Thạch hãn kia kìa “. Nó ẩn hiện sau những rặng cây, những bụi tre và cả những ngôi nhà đang lập nên khu dân cư ven sông mà trước là phòng tuyến và chốt chiến đấu. Xe chạy nhanh,  đột ngột mở ra  phía trước bãi sông mênh mông với cây và cánh đồng với những mảng xanh cây cỏ. Tiếng Cựu trinh sát Lê Minh nói rành rọt “ Đây là bãi bồi Tích tường” -  Cả xe ngoái nhìn, còn tiếng của hai cựu binh D5- D6  Tuy, Mừng vang lên, họ đang ôn lại và kể cho mọi người những trận đánh ác liệt không quên.   Chúng tôi không nhìn thấy sông bởi bãi  trải dài và rộng vươn sang  phía bờ BẮC. Lính công binh  Nguyễn Hữu Luân nhắc đến bến vượt TÍCH TƯỜNG của C17 với câu chuyện về chốt “ Bãi mít” :  chốt tại  Bãi mít của F312 chỉ còn 4 lính, một người lính đã vượt sông tìm đường trốn lúc chạng vạng để rồi sau đó đã cùng 2 lính nữa bỏ chốt. Người lính cuối cùng của chốt  Bãi mít đã  đến báo cho Bộ binh và công binh E 95 tại bến vượt Tích tường rồi đã cùng với lính E95 trở lại giữ chốt cho đến lúc hy sinh. Tất cả ngắm nhìn, cố lưu lại những hình ảnh của Tích tường  đang hiện về với  bãi sông mênh mông  có những cây mít và hồi ức về trận đánh xưa .
     Xe chạy đến khe Như lệ thì dừng lại.  Xuống xe,  bên phải dòng sông THẠCH HÃN trải ra xanh ngắt,   vừa đi ra cầu vừa tranh luận thời ấy Ta đang chốt chỗ nào ?  Lê Cường chỉ  vào cụm cây ngay chân cầu nói “ Chúng tôi đã cập bến vào chỗ này “  - “ Không phải đâu, sát con đường này Nó chốt . Quân ta bám ở phía  ngoài bãi sông kia chứ ? “  Mừng và Minh “ điếc “ cho ý kiến.
Chẳng nói nhiều, trinh sát Lê Minh rải  cái bản đồ quân sự  TÍCH TƯỜNG – NHƯ LỆ trên mặt cầu, nhóm chụm  lại nghe Minh chỉ trên bản đồ  kèm giải đáp. Có thông tin  về vị trí rồi mọi người tản ra, ngắm nghía dốc bầu tâm sự.  Mấy chị vợ lính nghe chồng kể lại câu chuyện chiến đấu của lính mình . Ôi ! sao ác liệt và hy sinh như vậy…
     Xem bản đồ rồi, lính  bến vượt Hữu Luân tìm vị trí bến TÍCH TƯỜNG.  Nó ở  phía  gần cuối bãi  bồi theo dòng nước chứ  không phải ở đây ?  Con đường tại khe Như lệ  sát với bờ sông, trước đây  Nó giữ và án ngữ quân ta, có lên được chỗ này đâu. Ừ đúng đấy – Minh “ Điếc” gật gù đồng ý.
Cái bờ sông hoang vu và chết chóc năm nào đang hồi sinh với cây cầu mới bắc qua khe ,  hai bên bờ một màu xanh dưới nắng đầu hè càng nổi rõ trong xanh của dòng Thạch hãn. 
Đồng đội ơi, chúng tôi đang về  thăm các anh đây ... Tích tường đang hồi sinh với màu xanh hoa trái trên đất phù sa , xóm làng  với ngôi nhà ngói đỏ của khu kinh tế mới  khe NHƯ LỆ rực rỡ nắng mới .                    ( Còn tiếp )
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM