Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:45:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166956 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #180 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2012, 02:33:24 pm »

@NguyenHuuLuanC17:

Xem cái bản đồ trên đây, thấy tích tường, Như lệ, Nham Biều, Tri Bưu đều nằm ở phía Tây Nam TX Quảng Trị.

Giai đoạn 81 ngày Thành cổ, quân ta cũng chủ yếu vượt sông để tác chiến ở Thành cổ qua vùng Tây Nam này phải không bác.

Tôi không nhớ rõ trong cái bản đồ này thì bác LeXuanTuong tác chiến ở đâu mà lại nhằm bắn vào mạng mỡ con nhà người ta? để đến bây giờ vẫn không chịu ăn năn.

Thêm một câu hỏi nữa là C20 TS của bác TTNL và 6971... cùng F325 mà sao lại tách ra tận TraLienTay là vùng nắm phía Đông Bắc TX Quảng trị, bác nhỉ.



@ Trinhsat,

[/b]Giai đoạn 81 Ngày đêm – Chiến dịch BV Thành cổ Quảng trị [/b]  Bến vượt chính qua sông từ làng Nhan biều ( Bờ Bắc) sang gần hầm  Dinh Tỉnh trưởng (bờ Nam )- Nay là khu vực BCH quân sự TX Quảng trị. Chỉ có duy nhất đoạn này thuận lợi và gần khu trung tâm quân ta bên bờ Nam. Bến vượt do Công binh các đơn vị tổ hợp lại gồm : CB mặt trận, C17/325, c17/95, c17/48, CB của bộ đội địa phưong ( Theo bản đồ là  phía Đông – Bắc cầu  Quảng trị)._ Không phải  là bến vượt ở phía Tây Nam này -.
Các ĐV bộ binh  ở ngoài khu vực Thành Cổ thì tự chọn điểm vượt sông gần nơi đơn vị mình tham chiến và không có sự hỗ trợ của CB đâu. 

* Bác LXT  giữ “ Chốt” và bắn quả đạn “ trả thù cho đồng đội “ là  ở gần khu vực  AN TIÊM ( cũng được đánh dấu đỏ trên BĐ đấy).


* Tinh hinh phòng thủ của F325 trong thời gian từ T10 - 12/72 :
1- E 101 T10/72 phòng thủ từ  An Tiêm, Chợ Sãi, Nại Cửu.  Cuối T10/1972 e101 bàn giao cho e27/ B5 rút ra bắc Cửa Việt (Gio Linh) để củng cố trong thời gian ngắn.
Từ  cuối T11/1972 E101 lại vượt sông Thạch hãn sang bờ Nam chốt tại Long Quang, Thanh Hội  tới cảng Cửa Việt.- Các điểm đã chấm đỏ trên bản đồ  ( chốt ở đây cùng với ĐV khác  cho đến khi ký HĐ Pari 1/73 – kể cả trận đánh giành lại Cảng Cửa Việt cuối 1/73 ).
2- E 18  T10 -11 phòng thủ từ Ái tử đến Xuân An, Giang Hến , Nhan biều đến An đôn.
3- E 95  T10 - 11 phòng thủ từ An đôn đến Tích tường - Như lệ đến Đá đứng. Thời gian đầu  T10 -11 chủ yếu chốt bên bờ Bắc sông Thạch hãn tuyến Phòng thủ này.  Tháng 12/ 72 đến 73  mở rộng “ Chốt “ sang cả bên bờ Nam theo tên gọi là  từ “ Tích tường – Như lệ đến Đá đứng “
 K5/95 chốt khu vực TÍCH TƯỜNG, K4/E95 chốt khu vực NHƯ LỆ, K6 là thê đội 2- phòng thủ và bảo vệ  phía Tây và bọc lưng .  Đến giai đoạn cuối 12/72 đầu 73 cũng vào  chiến tại TÍCH tường – Như lệ.( không còn là thê đội 2 ).

* Còn  TTNL, 6971, Tralientay  là  của C20/ F325 - lính trinh sát sư đoàn 325. Trinh sát của sư đoàn đóng tại Cứ của sư đoàn nằm xa trận tuyến, không gần các đơn vị Bộ binh  . Các trinh sát SĐ được cử đi «  công tác «  theo yêu cầu và nhiệm vụ Sư đòan, không tham gia tác chiến tại các tuyến  chiến đấu của bộ binh E95, E18 hay E101.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #181 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2012, 02:26:51 pm »


             CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 11 )    


    Xuống đến  Thượng phước – nhóm  chúng tôi được liên lạc của K4/95 dẫn về nơi sẽ lập bến vượt. ở sát bờ Thạch hãn, đối diện bờ Nam là thôn Như lệ.  Bến vượt Tích tường cách  nơi đây chừng 2 km đường ven sông mà địa hình tác chiến Tích tường  ngược hoàn toàn với Như lệ.  Tích tường là bãi bồi  thấp thoải ra  sông còn Như lệ  bãi lở với sườn dốc đứng  có nhiều điểm cao dọc sông. Dòng Thạch hãn qua đoạn TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ  uốn  hình chữ S  theo dòng chảy từ Tây sang Đông với cái lưng  gù nhọn  lên chĩa vào  thôn Như lệ, còn cái bụng to phệ là bãi bồi Tích tường đẩy dòng sông lấn  sâu sang bờ Bắc.  Cùng với  hình S lớn – VIỆT NAM, Cái chữ S  TÍCH TƯƠNG – NHƯ LỆ  đang nóng rẫy trận chiến  trong những ngày  cuối tháng 12-1972.
      Làng Thượng phước chạy sát rìa sông, dân  mới bỏ đi chừng vài năm, không giống những làng  bị hủy diệt ( Destroyed). Vẫn còn  nền nhà ở xây  gạch  trên bãi dọc theo bờ sông, dốc thoai thoải xuống sông nhưng cây cối thì đốn trụi. Đâu đó còn vài cây mít, cây lâu năm bị chặt cụt ngọn - cành, không biết do bom pháo hay bị chặt để cho quang.

     Tuyến phòng thủ là dãy hầm hào núp dưới  rặng, bụi tre theo bờ sông. Không  có hầm hào ở khu nền nhà dân cũ - vị trí cao hơn nhưng trống trải,  dễ bị đối phương quan sát và cho  “ ăn “ pháo. Vừa đến nơi, đầu tiên lại là đào hầm.  Không có thời gian nên đào tạm  chung  hầm. Ba lính Thái Bình : Huỳnh, Thiệm, Thịnh ở cùng nhau còn Tôi cùng hầm với Hiện và Uyên – lính Hưng yên.
Nhập nhoạng tối , nhóm đi  khảo sát chọn bến vượt Như lệ.  Bến và  hầm của C17 ở gần cuối làng Thượng phước . Chúng tôi chọn  bến cả  bên bờ Bắc và bờ Nam.  Sông ở đây hẹp hơn  so với TÍCH tường nhưng sâu,  phía bờ Nam là bờ lở với sườn dốc đứng, che khuất và có thể chắn đạn pháo cũng như đạn bắn thẳng của bộ binh – chỉ cần chọn điểm gần tuyến “ chốt’ của quân ta.  Bên bờ Bắc, với bãi bồi nên khi di chuyển đến mép nước  luôn phơi mình trước các “ Chốt “ bên bờ Nam và  hứng đạn pháo  bất kể lúc nào. Chúng tôi chọn  một  lũy tre mọc thành hàng chạy sâu xuống bãi để che chắn bảo vệ,.  Biết những điểm này luôn bị theo dõi nhưng cũng chẳng thể có cách khác được – không thể đào hào đi ra sông vì càng dễ lộ.
Dù đã quen trận mạc và công việc bến vượt tại TÍCH Tường nhưng  mới chiều xuống  mà lính đã ngửi thấy “ mùi khét” trận chiến . Pháo bắn cầm canh suốt dọc  bờ sông, những “ chốt “ của đối phương chạy  ra sát bờ sông và toàn là những vị trí cao  dễ quan sát, pháo sáng thả  sáng như ngày  dọc đoạn quân ta phòng thủ - K4/95  mới chỉ “ Chốt “  một số  đoạn  bên Như lệ. 
     Chúng tôi nhận  chiếc Thuyền cao su  ngay tại bờ sông. Cử 3 lính ở lại đào hầm giấu thuyền tại bụi tre sát bến còn Tôi , HUỲNH và Hiện đi mở bến, chuyến  mở đầu sang  NHƯ LỆ.  Ngay chuyến đầu đã  đưa lính vận tải tiếp tế  súng đạn và lương thực cho “ chốt “ tại Như lệ.  Chẳng vội vã hay hồi hộp, chúng tôi vượt sông ngay chập tối. Lính dẫn đường chỉ  hướng nơi thuyền sẽ cập dưới ánh sáng của  dù pháo sáng  treo lơ lửng trên đầu  -  một con đường  leo qua dốc  cao  dẫn  lên Chốt bộ binh. Sông hẹp qua nhanh  nhưng nước chảy xiết và  cuộc chiến nóng bỏng hơn TÍCH tường ( như  dòng nước  Thạch hãn  ) vượt sông trong tiếng nổ súng bộ binh  ngay rìa sông  .
Cập bờ, Lính nhanh chóng  nhảy lên áp  vách đất cao quá đầu trước khi di chuyển còn chúng tôi – những lính công binh bến vượt vội vã tản ra  nhìn ngó  để xem bến vượt ở đâu cho thuận và an toàn hơn.  Bến vượt bờ Nam  được chọn lùi  lại không vào đầu đường mòn – tiện cho lính nhưng không an toàn.  Trong chiến đấu nếu được chọn : an toàn vẫn là số 1. Bắt đầu  chiến đấu  tại bến vượt Như lệ của  C17  thế đấy  và cuộc chiến tại Như Lệ đã diến ra liên tục từ cuối tháng 12 /72  sang đến  tháng 1/73 càng ác liệt để giành đất, kéo dài đến tận 3/73  sau hàng tháng trời  khi Hiệp định Pari về  ngừng chiến có hiệu lực.   Biết bao lính  đã  hy sinh trong cuộc chiến quanh cứ điểm  “ ĐỒI CHÈ “  mà  Ta vẫn  không chiếm được  ....  ( Còn tiếp )

    Đây  tuyến chiến đấu của E95  và  Bến  vượt  NHƯ LỆ của C17  những ngày cuối  T12/72  được đánh dấu  trên bản đồ

               
                    TUYẾN PHÒNG  THỦ  CỦA E95 tại NHƯ LỆ   VÀ  BẾN VƯỢT  của  công binh C17

            Còn đây là chữ S của  Thạch hãn tại  tuyến  phòng thủ  của E95  khi ấy.

             
                      CHỮ S của THẠCH HÃN  tại   TÍCH TƯỜNG  - NHƯ LỆ 

Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #182 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2012, 02:56:43 pm »

@bác HuuLuan:

         Tôi nhớ các bác đã kể về điều đặc biệt sau 81 ngày đêm Thành cổ ở sông Thạch Hãn là mọi chỗ quân ta đều bị đẩy sang bờ Bắc, nhưng riêng chỉ có Tích Tường - Như Lệ là ta vẫn bám trụ cả bên bờ Nam và giữ được cho đến Hiệp định Pari.

        Bác kể chuyện C17 lập bến vượt ở TT-NL trong giai đoạn này, theo tôi hiểu thì hai bờ đều là quân ta, sao phải chọn bến cẩn thận vậy. Địch nó nằm ở đâu, cách bao xa mà quan sát được bến vượt của ta để nã pháo.

      Thêm nữa: thuyền các bác vượt sông khi đó là thuyền caosu, không có máy nổ đẩy thì phải. Vậy các bác chèo tay à? Không nghe nói các bác phải tập chèo lúc nào nhỉ. Tôi nghe nói chèo thuyền (thuyền nan) không dễ, vì có chèo lái và chèo mũi. Không thạo thì thuyền có khi quay tròn.

   Chúc bác luôn khỏe và phong độ.
Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #183 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2012, 04:42:20 pm »

@bác HuuLuan:

         Tôi nhớ các bác đã kể về điều đặc biệt sau 81 ngày đêm Thành cổ ở sông Thạch Hãn là mọi chỗ quân ta đều bị đẩy sang bờ Bắc, nhưng riêng chỉ có Tích Tường - Như Lệ là ta vẫn bám trụ cả bên bờ Nam và giữ được cho đến Hiệp định Pari.

        Bác kể chuyện C17 lập bến vượt ở TT-NL trong giai đoạn này, theo tôi hiểu thì hai bờ đều là quân ta, sao phải chọn bến cẩn thận vậy. Địch nó nằm ở đâu, cách bao xa mà quan sát được bến vượt của ta để nã pháo.

      Thêm nữa: thuyền các bác vượt sông khi đó là thuyền caosu, không có máy nổ đẩy thì phải. Vậy các bác chèo tay à? Không nghe nói các bác phải tập chèo lúc nào nhỉ. Tôi nghe nói chèo thuyền (thuyền nan) không dễ, vì có chèo lái và chèo mũi. Không thạo thì thuyền có khi quay tròn.

   Chúc bác luôn khỏe và phong độ.


@Trongc6,
 1-  Sau chiến dịch Bảo vệ thành cổ Quảng trị ( 81 ngày đêm)  ta rút ra khỏi khu vực TX Quảng trị . Vậy nên chỉ  Khu vực đối diện TX Quảng trị và vùng phụ cận  TX   ta  phải rút qua sông và lập phòng tuyến bên bờ Bắc .  Phần còn lại :  Phía  Tây, từ Tích tường đến các cứ điểm trên dãy núi  Tây ( Động Ông Đô, chùa Nga... )  Nam THẠCH HÃN  sư 308 và 304  vẫn giữ và tranh chấp . Sau tháng 10/72 bàn giao lại cho sư 312  như dưới đây:
Khảo cứu tình hình phòng thủ của  sư đoàn 312  thời gian từ T10 -12/72 :                                                                           
( Trích Lịch sử sư đoàn 312 )
Cuối tháng 10 năm 1972, các Sư đoàn 308, 304 được lệnh rút khỏi Quảng Trị. Bộ tư lệnh Mặt trận giao cho Sư đoàn 312  vào thay thế các ĐVị Sư đoàn 308, 304, phòng ngự kết hợp với tiến công, giữ bằng được tuyến Động ông Do - Chùa Nga - điểm cao 132 -Tích Tường - Như Lệ. Bằng giá nào cũng phải bám trụ được ở Nam sông Thạch Hãn.
Toàn bộ khu vực từ Tích Tường, Như Lệ đến Đối Đá, Động ông Do rộng khoảng 35 ki-lô-mét vuông do Sư đoàn 312 đảm nhiệm.  Xác định các khu vực phòng thủ quan trọng gồm: Tích Tường, Như lệ, Đá Đứng,Thạch Lệ cụm điểm cao 15-29-52. cụm điểm cao 134-165 - Khe Trại, cụm điểm cao 132-105, đồi Giang và Động Tiên.  Sư đòan 312 tổ chức lực lượng chiến đấu và bố trí các cụm phòng ngự từ Tích Tường - Như Lệ đến các điểm cao 52-29-15, trong đó cụm điểm cao 52-29-15 là cụm trận địa then chốt trong thế trận phòng ngự của sư đoàn. Trung đoàn 141 chuyển từ khu vực Tân Tẹo về phòng ngự trận địa ở cụm điểm cao 105-132, đồi Giang, đồi Ba Cây. Đứng sau trung đoàn 141 là trung đoàn 165 phòng ngự trên các cụm điểm cao 165- 134.

Phía Đông : từ AN TIÊM , chợ Sãi , Nại cửu , Triệu Phong tiếp xuống Long quang, Thanh hội , Cửa Viêt -  Nam Thạch hãn ta vẫn giữ và tranh chấp với địch như sau:
Tinh hinh phòng thủ của F325 trong thời gian từ T10 - 11/72   :
1- E 101 T10/72 phòng thủ từ  An Tiêm, Chợ Sãi, Nại Cửu.  Cuối T10/1972 e101 bàn giao cho e27/ B5 rút ra bắc Cửa Việt (Gio Linh) để củng cố trong thời gian ngắn, đến  cuối T11/1972 lại vượt sông Thạch hãn sang bờ nam chốt tại Long Quang, Thanh Hội  tới cảng Cửa Việt.
2- E 18  T10 -11 phòng thủ từ Ái tử đến Xuân An, Giang Hến , Nhan biều đến An đôn.
3- E 95  T10 - 11 phòng thủ từ An đôn đến Tích tường - Như lệ đến Đá đứng. Thời gian đầu  T10 -11 chủ yếu chốt bên bờ Bắc sông Thạch hãn  Phòng thủ chia như sau : K5 chốt giữ khu vực từ An đôn đến Tích tường,   K4 chốt Như lệ  đến Đá đứng.
K6 cùng BCH tiểu đoàn cùng các đơn vị phối thuộc là thê đội 2, trực chiến và bảo vệ bọc lưng toàn tuyến từ An đôn – Tích tường – Như lệ đến Đá đứng.

Bản đồ phòng thủ của tại Quảng trị  T10-12/72 .  (  Những điểm đánh dấu đỏ là nơi đã chốt của  Ta  - ) Bác  " Dòm "  tý cho biết

             
                       Tuyen phong thu E95/  F325  cuoi 72 

2- Bến Vượt luôn nằm trong vùng quân ta quản lý nhưng có 2 lý do chọn bến :   Pháo tại Quảng trị bắn cả ngày lẫn đêm :  bắn cầm canh theo tọa độ, bắn vào khu vực nghi ngờ, bắn vào mục tiêu phát hiện được ... - Mà không chỉ trinh sát pháo, bộ binh NGỤY mà thấy động tĩnh  ban đêm là gọi pháo bắn không tiếc đạn. Sát thương tại QT do pháo địch tỷ lệ rất lớn. Còn đạn bắn thẳng, tại NHƯ LỆ  lính hai bên  chỉ cách con sông, mắt thường ngày nhìn nhau rất rõ.
Bến sông đi ban đêm mà để lại vết, nó quan sát được thì Đêm  sau  " ĂN ĐỦ " luôn  Huh Huh
3- Lính CB chèo thuyền Cao su bằng mái chèo gỗ  như Bác nói là  ;  Chèo và Lái.  Chèo thì  ai cũng được, qua bờ Nam thì quạt mạnh cho sang nhanh, còn  Lái dùng một một chèo thì phải biết phối hợp hai động tác của dân chài là -  BÁT và CẬY - để vừa đưa thuyền đi theo  hướng định trước. Lính Cũ bọn tôi có học nên tôi bao giờ cũng ngồi LÁI phía sau, còn lính chưa biết thì chỉ Chèo, còn chẳng may còn một mình mà không Lái được thuyền qua sông thì Lính này cũng không tồn tại được,  giữa sống và chết con người học được nhanh lắm .
Nói vui có lính bỏ thuyền nhảy xuống sông bơi vì đạn nó bắn dữ quá mà không lái nổi đấy  Grin Grin
Còn tôi bị dính một vụ : thuyền quay tròn giữa sông trong khi đạn pháo hai bờ bắn như hoa cải do chở lính thông tin rải dây  qua sông sợ quá làm rối dây nên  thành cái dây neo thuyền  Roll Eyes - May  mà cũng thoát ( Tôi đã kể trong câu chuyện đầu tiên ; Người lính công binh bến vượt TÍCH Tường )
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #184 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2012, 02:26:03 pm »


         CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 12 )    


Vừa đặt chân xuống NHƯ LỆ chúng tôi đã hưởng ngay độ “ nóng bỏng và mùi khét”  cuộc chiến trên mảnh đất này.
Nhiều trận chiến đấu ác liệt giành giật các chốt  tại Như lệ, dọc bờ Nam Sông THẠCH HÃN.   Giữ - tái chiếm chốt liên tục diễn ra  tại  “ ĐỒI CHÈ “ và các cứ  điểm lân cận cả ngày lẫn đêm trong  tháng cuối 1972.

        Chuyện chiến đấu  ở NHƯ LỆ


   Người  lính cảm tử giữ chốt tại Như lệ     ( Từ lời kể của  TRẦN ĐOÀN THƯỞNG- C2- K4- E95 )
   
       Trong một trận chiến giữ chốt  gần đồi CHÈ  của C2/ K4 / E95 tại Như lệ, chốt của ta chỉ còn lại 4 ngườí.  Sau những loạt pháo và hỏa lực phủ đầu, một trung đội Ngụy tăng cường với  khoảng 40 lính theo đội hình tấn công lên chốt.  Thế của địch rất mạnh, lính  ta chưa biết phải đối phó ra sao?  Trong tình thế cấp bách ấy, Chiến sỹ NGUYỄN VĂN VĨNH   đã yêu cầu đồng đội để địch đến thật gần. Vĩnh  lấy khẩu  B40, cùng AK và  chuẩn bị lựu đạn quanh mình rồi  bảo đồng đội tản ra. Chờ toán lính đến  gần, anh đột ngột đứng lên bắn quả B40 vào tốp lính. Một khối lửa bùng lên chùm lấy đám địch  cùng lúc  đồng đội thấy anh ngã xuống. Các chiến sỹ kéo Vĩnh xuống hào, một quả đạn M79 đã bắn trúng giữa trán, máu loang khắp người. Vĩnh không nói được lời nào và hy sinh ngay trên tay đồng đội.  Đám lính địch chết và bị thương mhiều,  số còn lại khiếp sợ rút lui.  Những ngày tiếp sau địch không dám tấn công chốt. Người chiến sỹ cảm tử NGUYỄN VĂN VĨNH ấy quê ở Gia Lâm,  Hà nội.       

   Một trận tập kích chốt của lính trẻ Hà nội

     Tốp lính bộ binh đã tập kết tại bến vượt Như lệ. Không yên lặng như mọi ngày, hôm nay thấy từng nhóm chụm vào nhau bàn bạc, có vẻ sôi nổi. Tôi nghe thấy 2 cậu lính trẻ ở góc hào dặn dò nhau  “ Mày phải bám sát  sau tao đấy, nếu tao bị thương thì đừng sợ. Tao mà bị thương nặng thì đừng khiêng tao đi nữa nhé, không thì nguy hiểm đấy”.
Tôi lại gần hỏi nhỏ, “ Lính mới tham chiến hả . Đáp câu hỏi  của tôi    cậu lính  trẻ  nói : “ Bọn em mới được bổ xung, đêm nay là trận đầu tiên. Chúng em là lính mới của Hà nội”
Ngừng lại một chút rồi cậu nói rất nhanh “  Em nghe nói chốt này ác liệt lắm, đánh trận này chắc chết, bọn em xác định rồi.”.  Bọn em bàn với nhau “ Đằng nào cũng chết, chúng mình nắm tay nhau cùng xông lên,   để được chết cùng với nhau”.
Tôi bảo “ Các cậu không được làm liều” – “ Sống chết có số rồi anh ạ “ , cậu trả lời tôi tỉnh khô.
Rồi khi đêm đến, chúng tôi hối hả qua sông thực hiện nhiệm vụ trong  tiếng súng bộ binh  tập kích chốt xen lẫn tiếng đạn pháo vang lên khắp nơi rồi yên lặng trở lại .
    Tốp lính trở lại với  một cáng thương.  Một lính cậu  kể lại : “ Như bọn em đã bàn với nhau, chúng em tiếp cận mỏm đồi địch đang chốt giữ. Rồi chúng em theo nhóm,  cầm súng- nắm tay nhau đồng thanh hô “ Xung phong” vừa chạy vừa bắn từ dưới chân đồi. Địch cũng nã súng về phía  bọn em, chúng em càng  hô to hơn và bắn trả cả loạt dài về phía đỉnh đồi. Khi đến được đỉnh đồi, bọn em cũng ném lựu đạn vào phía  hào và hầm.  Từ các phía chúng em ập vào, chẳng thấy một tên địch nào cả, chúng nó bỏ chốt chạy hết. Thế là bọn em chiếm được chốt, kiểm điểm thì chỉ có 1 lính bị thương. Chúng em phân công người giữ chốt, băng cho thương binh và đưa về tuyến sau.
   Một trận đánh diễn ra chẳng giống với trận đánh nào. Có lẽ địch chưa thấy trận tập kích chốt nào mà hô vang vọng,  rồi tiểu liên bắn liên tục từ dưới chân đồi như thế,  nên  lập tức rút chạy.
    Đây chiến thuật của  “ Lính mới Hà nội “  tại NHƯ LỆ đấy.
   Nhiều năm trôi qua, tôi vẫn nhớ điều này, kể để ôn lại. suy ngẫm và cười ra nước mắt.

  Đặc sản Như Lệ    
   { Trích lược từ  Những chuyện không thể quên-Cười ra nước mắt – Tich Tuong Nhu le  -  CHUYỆN VI:   Đặc sản NHƯ LỆ }

     H.(95) là lính nhập ngũ 72, kém tôi 2 tuổi, lúc nào cũng anh em ngon lành. Cậu có giấy gọi vào Đại Học Xây Dựng sau giấy báo nhập ngũ nên vẫn được gọi là sinh viên Xây Dựng, người nhỏ bé, nhanh nhẹn, nói liên tục và cười ha hả. Một chú lính trinh sát rất vui vẻ lạc quan, bao nhiêu tinh anh phát tiết ra ngoài cả. Thật là dễ chịu.
Chúng tôi luồn lên chốt (5) lúc pháo địch chuyển làn bắn vào Như Lệ. Anh em ở cả trong hầm, chỉ có một người ra nghách cảnh giới.  Hai thằng H. hỏi thăm
nhau :
-   Mày chưa chết à !
Rồi chúng cười lên ha hả. Sao mà vô tư, hồn nhiên đến thế !
“ Đi cấm chết đấy nhé ! . . . . .
                      Mày chưa chết à ! . . . .”  . . . . là món đặc sản Như Lệ- Tích Tường.
 
 Pháo 105 vẫn đang bắn bên Như Lệ. H.(95) chỉ các vị chí các chốt của ta và các vị trí địch:
-   Bọn nó chốt ở kia anh ạ. Trước khi tấn công chúng bắn pháo cấp tập rồi xe tăng từ chỗ kia và chỗ kia xông lên. 12 ly 8 ở chỗ này này và chỗ  kia nữa bắn liên tục. Bọn tăng vừa đi vừa bắn pháo và đại liên, cả M113 nữa, vừa chạy vừa bắn đại liên.
-   Mình làm thế nào ?
-   Chỉ chết vì pháo thôi chứ bọn nó tấn công, bọn em không sợ. Cứ ở trong hầm, chờ chúng đến gần, cứ B40, B41 bọn em chơi. Xe tăng, thiết giáp cũng chơi, mà bộ binh cũng chơi. Một thằng lính bọn em cũng chơi một quả. Bọn nó đứa nào cũng sợ. Bọn nó còn bị cối 60 với cối 82 của mình ở phía sau kia kìa, còn 12 ly bảy nữa. Chỉ ngán pháo bắn thôi anh ạ !
-   Thế nhỡ ae mình bị thương vong vì pháo hết rồi thì sao?
-   Bọn em có hữu tuyến với tiểu đoàn, liên tục. Nếu thấy đứt liên lạc thì hoặc là đứt đường dây hoặc là tiêu hết rồi thì ở phía sau bọn nó vận động lên luôn.
-   Hỏa lực nó thế làm sao mà bắn B40 được?
-   Bọn em bắn nhanh lắm, bọn nó đến gần rồi. Mình chỉ dương lên là bắn liền, rồi thụt xuống, chạy sang chỗ khác. Mỗi thằng phụ trách mấy khẩu, để dọc theo hào, lắp đạn sẵn, cứ thế mà chơi thôi.
 .....
Chiều tối, Hổ chạy sang hầm chúng tôi báo với thằng H., giọng nghẹn ngào:
-   Mày ơi ! Thằng H. chết rồi ! . . . . Mẹ nó ! . . . .
Mắt Hổ đỏ lừ, cái mặt đẹp trai của anh bạnh ra như rắn hổ, trông dễ sợ. Thằng H. mắt cũng đỏ, nó cứ để cho nước mắt lăn trên má xuống cằm và lặng lẽ không nói gì. Mãi sau nó mới thốt thành lời, giọng không đùa một tý nào:
-   Tao dặn nó rồi, nó đ… nghe !

   ( Còn tiếp )
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #185 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2012, 05:27:05 pm »


       CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 13 )    


     K4-E95 lập tuyến phòng thủ dọc theo bờ Bắc sông Thạch Hãn đối diện với tuyến Như lệ - Tân mỹ -Đá đứng đồng thời làm “  Hậu Cứ ” cho các CHỐT bên Như lệ.  Phục vụ chiến đấu của E95 như sau :
Hàng đêm đơn vị có chốt chiến đấu chuyển Vũ khí,  bổ xung lính,  tiếp đồ ăn & nước cho “ Chốt” bờ Nam rồi đưa thương binh, liệt sỹ  sang bờ Bắc. Tại đây thương binh được vận tải của tiểu đoàn và trung đoàn chuyển ra cứ . Đêm nào có trận tập kích chốt,  sẽ chở toàn bộ  đơn vị lính sang sông  chiến đấu .  Việc của  C17  là đảm bảo phục vụ vận chuyển  tại bến vượt. Phối thuộc nhiệm vụ của các đơn vị của E95 tại TÍCH TƯƠNG – NHƯ LỆ là vậy mà không cần mệnh lệnh chỉ huy nào.
     Thời điểm này, Các chốt   của Ta tại NHƯ Lệ chạy men bờ sông  trên những ruộng bỏ hoang,  hay dải đất bồi của bãi  sông.  Phía đối phương  chiếm giữ các điểm cao xung quanh Như lệ,  làng Như lệ, khu vực Phước môn- muốn đẩy quân Ta ra khỏi cái đầu  cầu này.  Mảnh đất này thành điểm nóng từ nửa cuối tháng 12 /72, Cuộc chiến  đấu tại Như Lệ  diễn ra liên tục Ngày và Đêm .  Về địa bàn chiến đấu lúc đó, K4/ E95  đang  đảm trách  khu vực NHƯ Lệ còn  đoạn tiếp từ Tân Mỹ xuống Đá đứng  do đơn vị khác Chốt, nên nhiệm vụ của C17 chỉ  đảm bảo phục vụ  chiến đấu cho các CHỐT tại Như lệ. 
 ( Đến trước ngừng bắn 27/1/73,  E95 được lệnh tấn công trên toàn tuyến từ Như lệ xuống Đá đứng – Khi đó C17/95 đã  lập thêm bến vượt tại Đá đứng để phục vụ cuộc chiến đấu tại đây ). 
   Qua đây cũng thấy được mô hình  phục vụ tác chiến của E95 cho các Chốt bên bờ Nam Thạch hãn  :   khu vực nào  có bộ binh của 95 tham chiến sẽ có bố trí bến vượt  để hỗ trợ hậu cần và đảm bảo chiến đấu trong bất kể hoàn cảnh nào. 

  ( Không rõ trong lúc này này,  các đơn vị khác như F312  đang phòng thủ dọc Thạch hãn tại  phía Tây Quảng trị có tổ chức mô hình phục vụ  tác chiến như vậy không )
     Những chuyến  vận tải  của chúng tôi thực hiện ngay  sau khi chuyến vượt sông tiền trạm xong.  Đêm đầu tiên, tôi cho tất cả tham gia vượt sông để làm quen bến – dù lính đã đã có kinh nghiệm  khi tham gia bến vượt Tích tường, còn HUỲNH đã có thời gian tham chiến tại bến vượt Thị xã  trong chiến dịch bảo vệ Thành cổ QT.  Việc trải nghiệm,  tôi thấy cần cho từng người lính trong môi trường mới – Như lệ pháo địch bắn rất dữ,  có phải do đối phương chiếm được điểm cao nên quan sát được  dấu hiệu hoạt động của  Ta  hay vì vị trí quan trọng nên được yểm trợ cao .
     Để đảm bảo phục vụ chiến đấu lâu dài và ứng phó với tình hình tôi  chia  nhóm thành 2 tổ : tổ 1 do tôi phụ trách có Hiện và Uyên, tổ 2 do HUỲNH phụ trách có Thiệm và Thịnh.  Mỗi tổ phục vụ bến vượt 1 đêm, tổ còn lại trực chiến và đảm bảo hậu cần cho cả nhóm trong ngày. 
     Đêm đầu tiên, việc phục vụ tiếp tế bên bờ Nam và chở thương  binh cũng như đào xong hầm giấu thuyền sát bãi sông xong trước lúc trời sáng .  Đêm nay chưa có chuyến tập kích CHỐT nên  cũng “ Nhàn “ hơn. Những  ngày ác liệt và  nhiều tình huống gay cấn trong chiến đấu  tại bến vượt  NHƯ LỆ  đang  chờ ở phía trước …         ( Còn tiếp )
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #186 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2012, 11:34:01 pm »

.
     Tặng bác NguyenHuuLuan bức tranh này:

Logged

Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #187 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 09:46:40 am »

Hôm 21/4 ở 19C NH, có mấy bác ở E95B (F325) kể chuyện E95 tách ra để vào đánh buôn Ma Thuột 3/1975, sau đó mới lại xuống Phan Rang về lại F325.

Bác Hữu Luân C17 của E95 nên chắc cũng vào đánh Buôn Ma Thuột. Thế mà chưa lần nào thấy bác nhắc tới chuyện này.

Hay là bác hành quân tà tà, chưa đến đoạn đó thì chưa kể hả bác?
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #188 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 08:54:13 pm »

.
     Tặng bác NguyenHuuLuan bức tranh này:


@TTNL,

 Bức tranh này gợi nhớ đến chuyến chở lính thông tin vượt sông Thạch hãn mà tôi đã kể trong chuyện " Người lính công binh bến vượt Tích tường " -  nó xảy ra giờ đã 40 năm rồi ... Thank TTNL

  Mà họa sỹ nào vẽ mô tả cảnh chung thì đạt nhưng ở góc độ " kỹ thuật" có 2 cái chưa chuẩn :
- Thuyền tiến lên thì  thường phần mái chèo ở phía sau - đẩy thuyền đi nhanh hơn và mủi thuyền nhọn đi trước giảm sức cản của nước.
-  rải dây thông tin theo tư thế tay của lính chưa đúng - nâng ngang  thế thì chóng mỏi lắm !
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #189 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 09:24:24 pm »

Hôm 21/4 ở 19C NH, có mấy bác ở E95B (F325) kể chuyện E95 tách ra để vào đánh buôn Ma Thuột 3/1975, sau đó mới lại xuống Phan Rang về lại F325.

Bác Hữu Luân C17 của E95 nên chắc cũng vào đánh Buôn Ma Thuột. Thế mà chưa lần nào thấy bác nhắc tới chuyện này.

Hay là bác hành quân tà tà, chưa đến đoạn đó thì chưa kể hả bác?

@Trinhsat: e95B/f325 tách ra khỏi đội hình 325 đầu 1975 vào đánh BMT sau đó cùng 320A truy đuổi địch trên đường 7 về Cheo Reo, Phú Bổn. E95B không về Phan Rang mà đến trung tuần tháng 4/1975, cùng QĐ4 đánh Dầu Giây. Cho tới khi hết chiến dịch thì về với f325 ở Thành Tuy Hạ.

Đây là một trung đoàn thiện chiến nhất của f325 luôn luôn ở những nơi nóng bỏng nhất của cuộc chiến, anh em trong sư đoàn thường nói đùa 1 cách âu yếm rằng: đây là trung đoàn cave của f325.
 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM