Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:59:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166953 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #170 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2012, 10:52:50 am »

Chúng tôi đã cấp lương thực và chở người “ lính lạ “ sang sông ngay chập tối đó.   Đến nửa đêm ,  Người lính cuối cùng cuả chốt “ bãi Mít “  đến báo tin  cho  chúng tôi :   lính qua sông sang bờ Bắc  lúc chiều để dò đường  (sợ đêm lạc vào khu vực cài mìn), sau khi biết đường  3 người của đại đội  đã bỏ trốn trong đêm -   Hiện chốt  " Bãi Mít "  đang bỏ trống.
----------
Chào bác Lính công binh bến vượt Tích Tường,
Hôm vửa rồi vào Quảng trị, đoàn ccb trinh sát 325 có đến ăn tại một nhà hàng ven sông Thạch Hãn ở Tích Tường. Có món đặc sản Mít luộc rất ngon. Đây là sản phẩm địa phương đến từ Bãi Mít - một địa danh quen thuộc của các đồng đội các bác E95 những ngày ác liệt 1972 tại khu vực Tích Tường.




@TANVINHprc25,

Nhà hàng  mà các CCB C20-325  đã đến nằm tại khu du lịch sinh thái TÍCH TỪONG, đây là điểm đầu của vùng TÍCH TƯỜNG đối diện bên bờ Bắc là Làng AN ĐÔN. Khu vực này khi  cuộc chiến  năm 1972 là vùng đất bỏ hoang, không có nhà cửa - toàn bộ  khu vực  này do lính  VNCH chốt giữ ( sau 16/9/72) . 
"Bãi Mít" là  bãi bồi  nằm  giữa  vùng TÍCH TỪONG   ở cuối làng AN đôn (  ngược dòng sông ) khi xưa  toàn MÍT mọc - là nơi đã xảy ra nhiều trận chiến -  đánh , giữ chốt- cuối năm 1972.
 Mít mà lính ta hái được, trong chiến đấu tại Quảng trị được chế biến làm nhiều món như : luộc, nấu canh, xào  thay rau  đã là món ăn không thể quên của " lính ta" tại bờ sông THẠCH HÃN năm 1972 - còn nay là món " đặc sản " của nhà hàng TÍCH TƯỜNG mà các CCB thưởng thức đã làm cho tôi nhớ lại  kỷ niệm "Không quên" về những ngày ác liệt ấy.
Tôi gửi bức Ảnh chụp  làng An đôn - bờ Bắc của sông THẠCH HÃN -  nhìn từ bờ sông  phía Nhà hàng nổi khu du lịch sinh thái TÍCH TƯỜNG ( nhà mái tôn) . Bên  bãi sông đối diện  là khu nhà  Của  UBND làng AN Đôn ( mới xây) - 40 năm trước  là chiến tuyến  phòng thủ của E95/325  những tháng  cuối năm 1972.
 Và  CCB Chúng ta cùng ôn lại những ngày tháng chiến đấu tại Quảng trị những năm ấy.


[/url]
     Sông THẠCH HÃN  tại khu du lịch sinh thái TÍCH TƯỜNG

Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #171 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2012, 09:43:10 pm »

Tôi gửi bức Ảnh chụp  làng An đôn - bờ Bắc của sông THẠCH HÃN -  nhìn từ bờ sông  phía Nhà hàng nổi khu du lịch sinh thái TÍCH TƯỜNG ( nhà mái tôn) . Bên  bãi sông đối diện  là khu nhà  Của  UBND làng AN Đôn ( mới xây) - 40 năm trước  là chiến tuyến  phòng thủ của E95/325  những tháng  cuối năm 1972.


     Bác NHLc17 ! Theo tôi biết, khu sinh thái Tích Tường không nằm sát bờ sông Thạch Hãn mà nằm ở hồ Tích Tường. Hồ này một phần là tự nhiên và được cải tạo, nó được khơi thông với sông Thạch Hãn bằng một con kênh nhân tạo rất thẳng bắt đầu từ gần Đá Đứng, cuối cùng đổ ra Thạch Hãn ở phía dưới, gần đường 1. Tất cả những gì gọi là đẹp của khu sinh thái này là nhờ hồ Tích Tường chứ không phải Thạch Hãn

Đây là ảnh tôi chụp Hồ Tích Tường khi đứng trong khu sinh thái Tích Tường


Và đây là ảnh chụp "Hồ Tích Tường" trong " Khu sinh Thái Tích Tường", ảnh lấy trên:
http://duyai.com/KhuDLSTT%C3%ADchT%C6%B0%E1%BB%9Dng.aspx



Còn đây là nguyên văn bài giới thiệu về Khu Sinh Thái Tích Tường tại địa chỉ:
http://duyai.com/default.aspx?TabID=79&modid=421&ItemID=2

Khu du lịch sinh thái Tích Tường - một địa chỉ mới của du khách

Ngày cập nhật: 28/12/2009 3:44:45 CH

      Gần đây, một địa chỉ mới, một tên gọi mới về du lịch xuất hiện ở thị xã Quảng Trị đã bắt đầu được không ít người “sành điệu” chú ý đến, đó là “Khu du lịch sinh thái Tích Tường”, dù khu này chỉ mới hoàn thành xây dựng giai đoạn I và sắp đưa vào sử dụng.
     Từ Quốc lộ IA ngang qua thị xã Quảng Trị đi lên phía Tây một quãng, đến hồ nước Tích Tường, du khách sẽ bắt gặp một khu nhà kiến trúc theo lối cổ, nhà rường, mái ngói soi bóng bên hồ nước, gợi nên một nét “đẹp xưa” thơ mộng và duyên dáng. Đó là Khu du lịch sinh thái Tích Tường do Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp, thị xã Quảng Trị xây dựng. Kiến trúc toàn khu cũng được tạo tác bằng xi măng, bằng bê tông cốt thép như những công trình xây dựng khác nhưng đầy chất thanh thoát bởi những đường nét cổ xưa mà bay bổng, lãng mạn. Cổng vào được dựng bằng bộ khung nhà rường, phía trên cổng vào trang trọng đặt hình chiếc trống đồng. Vào cổng, du khách sẽ đến ngoạn cảnh, ẩm thực hoặc uống cà phê, trà cổ trong khung cảnh nhà rường cổ truyền (có 3 nhà rường), trong không gian “đẹp xưa” này, có những hàng lồng đèn phố cổ Hội An được thắp lên. Lối đi lại được lát bằng gạch đất nung còn đỏ hồng màu tươi nguyên như vừa mới ra lò. Nhiều loại cây cảnh được trồng đã lên xanh như cây mưng, vải thiều, quế, quýt Hương Cần, mít tố nữ, hồng, đặc biệt có cây đa thức dậy nỗi nhớ da diết về làng quê Việt Nam. Toàn khu rộng 18.000 m2, trong đó, khu A 3000 m2, khu B 15.000 m2. Khu A được xây dựng từ năm 2004 đến nay đã hoàn thành và sắp đưa vào sử dụng, gồm khu nhà ăn uống, cà phê giải khát, các công trình phụ trợ, cây cảnh, cây xanh, sân đường nội bộ, cổng, hàng rào, với tổng mức đầu tư 2 tỷ đồng. Khu B hiện đang giải toả mặt bằng và sẽ xây dựng trong năm 2005 gồm nhà nghỉ trên đồi cây (sẽ làm theo dạng nhà rường bằng gỗ, lợp ngói, 1 tầng, khoảng 4 phòng/nhà), bể bơi, dịch vụ câu cá, sân te nit, cầu lông, nhà hàng ăn nhẹ, cà phê, karaoke, vật lý trị liệu...Tổng mức đầu tư dự kiến của khu B là 11,5 tỷ đồng, trong đó 2/3 vốn Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp đầu tư, còn lại 1/3 vốn huy động.
     Do đâu mà Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp nảy sinh ý tưởng hình thành Khu du lịch sinh thái Tích Tường và triển vọng khai thác du lịch ở khu này như thế nào? Anh Nguyễn Duy Aïi, giám đốc Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp tâm sự: “Cách đây 3 năm, cuối năm 2001 đầu năm 2002, chúng tôi bắt đầu nảy sinh ý tưởng xây dựng Khu du lịch sinh thái Tích Tường. Du khách chọn nơi để ẩm thực, uống cà phê càng ngày càng có nhu cầu cao, nhất là nhu cầu về không gian thoáng mát để bù lại cho cái nắng, cái gió của Quảng Trị. Chúng tôi nghĩ đến mép hồ Tích Tường là không gian thích hợp, là điểm hẹn đáp ứng tốt nhu cầu đó của du khách. Không gian Tích Tường còn có hai “điểm hẹn” phụ, đó là nay mai, khi thị xã Quảng Trị nếu được mở rộng lên phía Tây, phía xã Hải Lệ, Hải Lăng chẳng hạn, khu vực hồ Tích Tường sẽ trở thành điểm trung tâm, mặt khác, cầu vượt đường sắt thị xã Quảng Trị được xây dựng trong năm 2005 sẽ rút ngắn đường đi từ Quốc lộ IA đến Khu du lịch sinh thái Tích Tường còn một nửa, so với hiện tại. Khu du lịch sinh thái Tích Tường lại nằm gần các tour du lịch của tỉnh như tour Thành Cổ, nhà thờ La Vang”. Là một khu du lịch khai thác lợi thế hồ nước, cảnh quan thiên nhiên, dĩ nhiên vấn đề đáng quan tâm là phải bảo đảm về môi trường sinh thái. Anh Nguyễn Duy Aïi cho biết Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp đã xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn. Công ty đã đầu tư hệ thống lọc, thải ngầm bằng ống xi măng, nước thải được xử lý qua bể lắng lọc trước khi thải ra kênh thuỷ lợi Nam Thạch Hãn.
     Có thể nói, những nét đặc trưng, những “nốt nhấn” của Khu du lịch sinh thái Tích Tường đã biểu hiện rõ, đó là lợi thế của không gian rộng gắn với hồ nước thơ mộng, trữ tình, đó là không khí “đẹp xưa” mà Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp đã dụng công tạo dựng để ban tặng cho thiên nhiên, hay nói cách khác, để tạo nên một “thiên nhiên thứ hai”. Điều quan trọng là phải khai thác cho tốt những lợi thế đó để tăng phần hấp dẫn du khách. Trong khi ở thị xã Đông Hà và các nơi khác trong tỉnh ta không thiếu gì quán xá ẩm thực, cà phê nhưng lại rất hiếm quán cà phê có không gian thật rộng rãi, nhất là cà phê nhạc sống “cho ra hồn” (ở Đông Hà có nhiều quán không mở cà phê nhạc sống được vì gây ồn ào đến khu dân cư ở cận kề), phải nói rằng không gian cạnh hồ Tích Tường là nơi đắc địa cho việc mở cà phê nhạc sống. Tại Khu du lịch sinh thái Tích Tường, cần mở nhiều chương trình ca nhạc phong phú, đáp ứng nhiều thị hiếu thưởng thức âm nhạc khác nhau của nhiều giới, nhiều lứa tuổi (nhạc tiền chiến, nhạc trẻ...), cần tổ chức từng đêm nhạc chọn lọc riêng biệt cho mỗi loại thị hiếu khác nhau, nhưng phải góp phần xây dựng những thị hiếu lành mạnh, duy trì một ban nhạc thật chuẩn và một số giọng ca tốt. Về ẩm thực, cần chọn những món ăn độc đáo mà rẻ tiền, mang đậm tính đặc trưng văn hoá ẩm thực của miền quê Quảng Trị cũng như các nơi khác. Để làm phong phú thêm, đẹp thêm cho không gian giải trí, thưởng ngoạn của du khách, cần trồng thêm thật nhiều loại cây cảnh độc đáo, tiến đến hình thành một khu sinh thái cây xanh ở Tích Tường. Hy vọng rằng, với những lợi thế về du lịch đã nhìn thấy được, Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp sẽ tìm cách khai thác tốt lợi thế này, nỗ lực, sáng tạo để biến Khu du lịch sinh thái Tích Tường phát triển xứng đáng với tên gọi đã mang: nơi tích tụ, hội tụ (Tích) những điều tốt lành (Tường) trong “mắt xanh” của du khách.
 
                                                                                                               NGUYỄN HOÀN
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2012, 09:54:28 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #172 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 08:31:57 am »

...xứng đáng với tên gọi đã mang: nơi tích tụ, hội tụ (Tích) những điều tốt lành (Tường) trong “mắt xanh” của du khách.

@NHL, TTNL... những địa danh của QT sao mà nên thơ thế nhưng với chúng ta mỗi khi nhắc đến những cái tên đó sao mà đắng lòng thế khi có cả một lứa trai đã nằm lại nơi đây: Tích Tường, Như Lệ, Long Hưng, Xuân An, An Đôn, An Tiêm, Chợ Sãi, Cổ Thành, Tri Bưu, Nại Cửu, Bích La, Trà Mi, Long Quang, Thanh Hội, Tường Vân...  
 

« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tư, 2012, 11:02:02 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #173 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 10:50:58 am »


@NHL, TTNL... những địa danh của QT sao mà nên thơ thế nhưng với chúng ta mỗi khi nhắc đến những cái tên đó sao mà đắng lòng thế khi có cả môtrj lớp trai đã nằm lại nơi đây: Tích Tường, Như Lệ, Long Hưng, Xuân An, An Đôn, An Tiêm, Chợ Sãi, Cổ Thành, Tri Bưu, Nại Cửu, Bích La, Trà Mi, Long Quang, Thanh Hội, Tường Vân...   
 

Lời bài hát Bình Trị Thiên khói lửa của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương cũng đầy những địa danh đẹp nên thơ như thế:

...Hướng về Nam ai từng vô Sông Hương, từng nương Thiên Mụ, từng ngụ Đập Đá, Văn Xá, Truồi, Nong
Hướng về Nam ai đã vô Đông Hà, đã qua Ngô Xá, đã đi Bích La, Thủy Ba, triệu Phong
Hướng về Nam ai đã qua Đèo Ngang, đã sang Ba Rền, mến dòng sông Gianh, biết danh Lũy Thầy...

Những địa danh rất đỗi thân quen của Bình Trị Thiên gian lao và anh dũng. Những địa danh đã ăn sâu vào tâm trí của chúng ta, những người đã từng một thời, dù ngắn dù dài, là lính của Sư đoàn Bình Trị Thiên. Những địa danh sẽ gắn với chúng ta cho đến chết.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #174 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2012, 11:49:27 am »


----------
Chào bác Lính công binh bến vượt Tích Tường,
Hôm vửa rồi vào Quảng trị, đoàn ccb trinh sát 325 có đến ăn tại một nhà hàng ven sông Thạch Hãn ở Tích Tường. Có món đặc sản Mít luộc rất ngon. Đây là sản phẩm địa phương đến từ Bãi Mít - một địa danh quen thuộc của các đồng đội các bác E95 những ngày ác liệt 1972 tại khu vực Tích Tường.




@TANVINHprc25,

Nhà hàng  mà các CCB C20-325  đã đến nằm tại khu du lịch sinh thái TÍCH TỪONG, đây là điểm đầu của vùng TÍCH TƯỜNG đối diện bên bờ Bắc là Làng AN ĐÔN. Khu vực này khi  cuộc chiến  năm 1972 là vùng đất bỏ hoang, không có nhà cửa - toàn bộ  khu vực  này do lính  VNCH chốt giữ ( sau 16/9/72) . 
"Bãi Mít" là  bãi bồi  nằm  giữa  vùng TÍCH TỪONG   ở cuối làng AN đôn (  ngược dòng sông ) khi xưa  toàn MÍT mọc - là nơi đã xảy ra nhiều trận chiến -  đánh , giữ chốt- cuối năm 1972.
 Mít mà lính ta hái được, trong chiến đấu tại Quảng trị được chế biến làm nhiều món như : luộc, nấu canh, xào  thay rau  đã là món ăn không thể quên của " lính ta" tại bờ sông THẠCH HÃN năm 1972 - còn nay là món " đặc sản " của nhà hàng TÍCH TƯỜNG mà các CCB thưởng thức đã làm cho tôi nhớ lại  kỷ niệm "Không quên" về những ngày ác liệt ấy.
Tôi gửi bức Ảnh chụp  làng An đôn - bờ Bắc của sông THẠCH HÃN -  nhìn từ bờ sông  phía Nhà hàng nổi khu du lịch sinh thái TÍCH TƯỜNG ( nhà mái tôn) . Bên  bãi sông đối diện  là khu nhà  Của  UBND làng AN Đôn ( mới xây) - 40 năm trước  là chiến tuyến  phòng thủ của E95/325  những tháng  cuối năm 1972.
 Và  CCB Chúng ta cùng ôn lại những ngày tháng chiến đấu tại Quảng trị những năm ấy.


[/url]
     Sông THẠCH HÃN  tại khu du lịch sinh thái TÍCH TƯỜNG

[/quote]
Tôi gửi bức Ảnh chụp  làng An đôn - bờ Bắc của sông THẠCH HÃN -  nhìn từ bờ sông  phía Nhà hàng nổi khu du lịch sinh thái TÍCH TƯỜNG ( nhà mái tôn) . Bên  bãi sông đối diện  là khu nhà  Của  UBND làng AN Đôn ( mới xây) - 40 năm trước  là chiến tuyến  phòng thủ của E95/325  những tháng  cuối năm 1972.


     Bác NHLc17 ! Theo tôi biết, khu sinh thái Tích Tường không nằm sát bờ sông Thạch Hãn mà nằm ở hồ Tích Tường. Hồ này một phần là tự nhiên và được cải tạo, nó được khơi thông với sông Thạch Hãn bằng một con kênh nhân tạo rất thẳng bắt đầu từ gần Đá Đứng, cuối cùng đổ ra Thạch Hãn ở phía dưới, gần đường 1. Tất cả những gì gọi là đẹp của khu sinh thái này là nhờ hồ Tích Tường chứ không phải Thạch Hãn

Đây là ảnh tôi chụp Hồ Tích Tường khi đứng trong khu sinh thái Tích Tường


Và đây là ảnh chụp "Hồ Tích Tường" trong " Khu sinh Thái Tích Tường", ảnh lấy trên:
[url=http://duyai.com/KhuDLSTT%C3%ADchT%C6%B0%E1%BB%9Dng.aspx]http://duyai.com/KhuDLSTT%C3%ADchT%C6%B0%E1%BB%9Dng.aspx[/url]



Còn đây là nguyên văn bài giới thiệu về Khu Sinh Thái Tích Tường tại địa chỉ:
[url=http://duyai.com/default.aspx?TabID=79&modid=421&ItemID=2]http://duyai.com/default.aspx?TabID=79&modid=421&ItemID=2[/url]

Khu du lịch sinh thái Tích Tường - một địa chỉ mới của du khách
     Từ Quốc lộ IA ngang qua thị xã Quảng Trị đi lên phía Tây một quãng, đến hồ nước Tích Tường, du khách sẽ bắt gặp một khu nhà kiến trúc theo lối cổ, nhà rường, mái ngói soi bóng bên hồ nước, gợi nên một nét “đẹp xưa” thơ mộng và duyên dáng.   Đó là Khu du lịch sinh thái Tích Tường  -  Kiến trúc toàn khu cũng được tạo tác đầy chất thanh thoát bởi những đường nét cổ xưa mà bay bổng, lãng mạn.   Cổng vào được dựng bằng bộ khung nhà rường, phía trên cổng vào trang trọng đặt hình chiếc trống đồng. Vào cổng, du khách sẽ đến ngoạn cảnh, ẩm thực hoặc uống cà phê, trà cổ trong khung cảnh nhà rường cổ truyền (có 3 nhà rường) , trong không gian “đẹp xưa” này, có những hàng lồng đèn phố cổ Hội An được thắp lên. Lối đi lại được lát bằng gạch đất nung còn đỏ hồng màu tươi nguyên như vừa mới ra lò.
     Có thể nói, những nét đặc trưng, những “nốt nhấn” của Khu du lịch sinh thái Tích Tường đã biểu hiện rõ, đó là lợi thế của không gian rộng gắn với hồ nước thơ mộng  ....


@TTNL, TVprc25, LXT  và các bạn,

Khu du lịch sinh thái Tích tường  mà TTNL nói  đến tôi đã được đọc và xem trên mạng cũng như  đã xác định vị trí của nó trên bản đồ. Tuy nhiên bức ảnh cái " Cổng  nhà hàng " mà TVprc25 chụp - gửi lên là " Nhà hàng" mà tôi đã đến . Đi qua cổng này  xuống dưới còn nhà hàng nổi  sát bờ sông Thạch hãn như tôi đã đưa lên (  Nhà hàng này tôi đã đến 9/2011). Không biết cái tên " du lịch sinh thái  TÍCH Tường"  treo  trên cổng  và " Nó "  có  là một phần  của  toàn  "  KHU DU LỊCH SINH THÁI TÍCH TƯỜNG " hay chỉ mượn " Danh" thì tôi không được rõ. (  Khác với Cổng vào khu du lịch sinh thái đã mô tả trong bài  mà TTNL đã nói và tô đậm).
Bức ẢNH  cái " nhà hàng " của TVprc25 và tôi là cùng một vị trí gần sát sông THACH HÃN.
Để các Bạn tiện theo dõi và không bị nhầm nếu ta có " đi thăm " . Tôi gửi ảnh  bản đồ về vị trí các khu vực này để biết vị trí của nó . ( Lần sau Tôi sẽ  phải đi tham khu  du lịch sinh thái TÍCH TƯỜNG bên bờ hồ Tích tường )


   
       Tích tường Như lệ ;  Hồ TÍCH TƯỜNG
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #175 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2012, 12:25:46 pm »

       CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 10 )    


Giáp với lễ NôEn 72, mặt trận Tích Tường “ nóng “ trở lại. Đêm đến,  chúng tôi phải  vượt sông chở lính tăng cường, vũ khí và  đồ tiếp tế cho “ Chốt “ bên Tích tường . Cả hai phía  đang chuẩn bị “ chiến “ :     Tái chiếm và  giữ chốt – Nống  và  phòng thủ - là những từ cửa miệng của lính hai phía .   Sẽ có  ngừng bắn  ngày “ Nô En” nhưng đổi lại là những trận đánh ác liệt mà cả hai bên đều  biết rõ ngay TRƯỚC VÀ SAU ngày ngừng bắn – chỉ chờ có giờ “ G” thôi.
Tuyến phòng thủ Tích tường – Như Lệ - Đá đứng là cái đầu cầu mà Ta muốn giữ làm cái bàn đạp tiến công – Ngược lại Địch muốn nhổ cái  “Gai ” này. Tương quan lực lượng tại Tích tường bên Đối Phương có phần hơn nên Ta chủ yếu là giữ “ chốt” bằng mọi giá – Không cho địch  lấn chiếm.
Trước ngày NÔEN, địch đã “ Nống “ ra,  Bên sông súng nổ cả ngày. Đêm đến Ta lại “ Tấn “ lại . Súng nổ trong đêm còn lính “ bến vượt ” qua sông không biết bao lần. Những thương binh theo thuyền của chúng tôi sang bờ Bắc – chúng tôi hối hả  ĐI và VỀ - cũng chẳng hỏi được THẮNG – THUA ở  những đâu? – Cố mà chở hết thương binh qua sông trước khi trời sáng.
Trở về hầm, chúng tôi lăn ra ngủ không còn biết gì  - quá mệt và căng thẳng.
Thấy có người lay, tôi tỉnh giấc. Không thấy tiếng pháo nổ. Ồ , hai bên đang ngừng bắn- mà yên tĩnh  nên ngủ chẳng còn biết gì nữa. 
Đã quá trưa rồi, lính A tôi chưa có ai dậy. Tôi nhận ra “THU  già “ và HUỲNH
hai lính sinh viên của ĐHXD  của A tôi, cử đi phối thuộc với đơn vị khác từ lúc C17 trở lại chiến đấu.
-   Báo tiểu đội dậy ngay – Có lệnh mới đấy – A Thu truyền đạt lại lệnh, vắn tắt nhiệm vụ của A tôi thế này : “ Thu già ‘ được cử làm Tiểu đội phó sẽ phụ trách bến vượt TÍCH TƯỜNG.  Tôi nhận nhiệm vụ lập bến Vượt Như lệ trong hôm nay –bến NHƯ LỆ phải sẵn sàng phục vụ bộ binh  ngay tối nay. Về quân số ; bến TÍCH TƯỜNG biên chế - 1 tổ 3 người – sẽ bổ xung sau, bến NHƯ LỆ 2 tổ- được 6 người. Ngoài tôi là A trưởng  tăng cường HUỲNH  làm nòng cốt.

Nhận lệnh xong, tôi cũng chẳng hề  nghĩ NHU LỆ hay TÍCH TƯỜNG ác liệt hơn. Đã là lính chiến, đánh nhau ở đâu chẳng được. Nhóm ở lại Tích tường với “THU già”  tiếp quản luôn hầm của chúng tôi, kể cũng nhàn hơn nhiều.    Lại hối hả thu dọn  vũ khí quân trang, ăn cơm xong chúng tôi xuất phát ngược dòng THẠCH HÃN lên NHƯ LỆ . Sáu người lính  đầu tiên của C17 lập bến NHƯ LỆ gồm : LUÂN, HUỲNH, HIỆN, UYÊN, THIỆM, THỊNH. Có tôi và HUỲNH là lính SV, số còn lại là học sinh phổ thông vừa  đang độ tuổi 18 .
Chúng tôi men sát bờ sông mà đi,  luồn xuống đoạn hào hay dựa vào những bụi cây ven bờ sông để che chắn. Có những “ chốt” của đối  phương ngay bên kia sông, sơ hở lộ ra là ăn đạn liền. Mặc dù biết có con đường đất phía sau lưng nhưng không một lính nào dàm đi trên đường đó lúc ban ngày.
Luồn lách, phát  cành cây chắn đường, vận động nhanh qua những đoạn trống,  Nhóm lính bến vượt chúng tôi  đã đến NHƯ Lệ   trước buổi chiều.  Chẳng có ai biết được, nơi đây  nhiều đồng đội của  C17 chúng tôi đã ngã xuống những ngày sau đó.                  ( Còn tiếp )

         TÍCH TƯƠNG - NHƯ LỆ  và tuyến  phòng thủ của E95 cuối  1972


             
                   TÍCH TƯỜNG _  NHƯ LỆ   VÀ TUYẾN PT CỦA  E95 CUỐI  1972
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #176 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2012, 12:47:05 pm »

Anh hữu Luân ơi! Em theo dõi từ đầu bài viết của anh nhưng không giám tham gia, bởi vì ngày các anh chiến đấu qua lại hai bờ Bắc Nam Bến hải thì em con là cô bé ( Trốc đầu) mần chi hình dung ra những việc ngưới lớn làm, mặc dù lúc đó em cũng đã cảm nhận được sự bất bình thường từ những hoạt động của sân bay Sao Vàng quê em. Nhưng cũng như bao thế hệ học sinh, em cũng được thầy cô dạy về dòng sông Bến Hải, cầu Hiền Lương. Mà có lẽ trong tư duy bao thế hệ học sinh ấy dù bây giờ là ông là bà cả rồi cũng chỉ hình dung nơi nhát cắt lịch sử vào thân thể thiên nhiên mang hình chữ S ấy là sông Bến Hải và cụ thể có thể cảm nhận được là cầu Hiền Lương qua bộ phim (Vĩ tuyến mười bảy ngày và đêm) chứ không ai hình dung ra những sự khốc liệt nhưng rất đỗi hào hùng như những việc các anh làm trong thời buổi ấy. Em nghĩ,  chuyện anh viết là những chi tiết thật người thật việc, ngoài những ý kiến tham luận của các anh chị tham gia topic, em mong anh tạo điều kiện cho mạch bài nối tiếp phù hợp thời gian, lột tả được tính cấp bách của chiến sự trong không gian ngày ấy anh ạ. Có như vây thì những ai trăn trở tìm hiểu lịch sử chiến tranh mới có thể cập nhật được thông tin (phi chính thống) nhưng rất có chiều sâu anh ạ Có gì mạo muội mong anh và các bác tham gia topic thông cảm bỏ qua. Em chúc anh mạnh giỏi. Em đang tiếp tục theo dõi bài. kính
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #177 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2012, 05:20:18 pm »


@ Anhtho,

  Mặc dù là người lính, Anhtho cũng như các CCB khác đã  vào trang mạng QSVN để đọc,  để nghe  những câu chuyện mà  những người lính đã  trải qua ở chiến trường - vui cũng như buồn - cũng như được chia sẻ cùng nhau những năm tháng chiến đấu ấy.  Rồi có những câu chuyện của những người đã ngã xuống nếu không được kể ra chắc nó mãi mãi  bị mất đi vào quên lãng. Chính vì điều này mà tôi  cố gắng viết những gì  còn đang  ghi và nhớ được .  Xác định cho mình là như vậy nhưng hiềm nỗi hiện nay chưa hoàn toàn rảnh như các " Cựu " khác ( Còn đang CT), rồi  tính lười hay có lúc mải chơi ( bạn bè gọi đi  xả hơi ở quán bia)  thành ra  lúc nào hứng lên mới viết được  ( Dân tay ngang vậy đấy  Grin Grin).
 Cám ơn Anhtho đã ghé đọc và góp ý cho để  sửa được tật ( mà có khi " Chị EM " nói thì mới  nhớ ).
 Cố gắng viết đều hơn theo gương mấy cựu  LXT, NTL, TANVINHprc25.... , nói hô khẩu hiệu là " Tiếp tục phục vụ nhân dân " .....
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #178 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2012, 10:45:35 am »

@NguyenHuuLuanC17:

Xem cái bản đồ trên đây, thấy tích tường, Như lệ, Nham Biều, Tri Bưu đều nằm ở phía Tây Nam TX Quảng Trị.

Giai đoạn 81 ngày Thành cổ, quân ta cũng chủ yếu vượt sông để tác chiến ở Thành cổ qua vùng Tây Nam này phải không bác.

Tôi không nhớ rõ trong cái bản đồ này thì bác LeXuanTuong tác chiến ở đâu mà lại nhằm bắn vào mạng mỡ con nhà người ta? để đến bây giờ vẫn không chịu ăn năn.

Thêm một câu hỏi nữa là C20 TS của bác TTNL và 6971... cùng F325 mà sao lại tách ra tận TraLienTay là vùng nắm phía Đông Bắc TX Quảng trị, bác nhỉ.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #179 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2012, 02:23:23 pm »

@NguyenHuuLuanC17:

Xem cái bản đồ trên đây, thấy tích tường, Như lệ, Nham Biều, Tri Bưu đều nằm ở phía Tây Nam TX Quảng Trị.

Giai đoạn 81 ngày Thành cổ, quân ta cũng chủ yếu vượt sông để tác chiến ở Thành cổ qua vùng Tây Nam này phải không bác.

Tôi không nhớ rõ trong cái bản đồ này thì bác LeXuanTuong tác chiến ở đâu mà lại nhằm bắn vào mạng mỡ con nhà người ta? để đến bây giờ vẫn không chịu ăn năn.

Thêm một câu hỏi nữa là C20 TS của bác TTNL và 6971... cùng F325 mà sao lại tách ra tận TraLienTay là vùng nắm phía Đông Bắc TX Quảng trị, bác nhỉ.



        

@Trinhsat: Tich Tường, Như Lệ nằm phía Tây Nam TXQT, sau khi mất TXQT 16/9/1972 thì chảo lửa TXQT được chuyển về đây vì từ đây có thể thọc vào hông TXQT.

Tôi nằm ở khu vực An Tiêm-Chợ Sãi, phía Bắc TXQT, bác có thấy dòng sông Vĩnh Định chảy ra Thạch Hãn ở chỗ đó không, nơi tôi đì con y tá dám bắn M79 vào đầu bạn tôi là Chienc3.

Còn Trà Liên Tây là nơi c20 của TTNL, 6971 và TLT đóng quân sau khi ký HĐ Paris 1973. Nơi đó nằm sâu trong vùng của ta, dân về đông đúc dĩ nhiên sẽ có nhiều bóng hồng nên rất sâu sắc với các bác ấy cũng phải. Còn bên tôi cát trắng 1 mầu chỉ toàn bọ chét thôi, TS ơi.

Hôm này chúng tôi sẽ dẫn các bác về thăm lại những nơi đó nhé, chịu khó chờ đợi đến cuối tháng 4 nói như Luân đen nói là tháng 4 đầy nỗi nhớ
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2012, 02:39:19 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM