Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:49:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166973 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #150 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2012, 02:39:30 pm »

hay hay Luân trắng ạ .
Chỉ khổ đêm ấy thằng nào gác thôi .
@bác NTL: chính tác giả là người gác. Grin
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #151 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2012, 03:57:51 pm »

@bác NHL: truyện nhân văn và lãng mạn quá! lại thấy thêm cả cái chất tinh nghịch của lính nữa! kể ra thì đồng đội các bác vẫn có thể dựng cho vợ chồng bác Sỹ một cái lán dã chiến với sàn gỗ, chăng bạt kín đáo, nhưng các bác lại rước đôi uyên ương lên cái công nông thật là tâm điểm của cả doanh trại  Grin! Rõ khổ cho vợ chồng bác Sỹ! giữa căn cứ mà lại phải tác chiến theo lối du kích ! Nhưng bác LXT và bác Tomqb ơi, em tin rằng  với chiến thuật "thấp thỏm, nín thở, bóp cò " này, rất dễ "đậu thành tích" . . . Smiley
@Hahoi
Sau này mọi người vẫn kể lại chuyện này để trêu Sỹ - Nhưng tất cả đều vui vì " Công nông " là lời giải tối ưu đấy  Grin.   Hahoi thử nghĩ hết xem
- Đại đội đi tập về là 5h chiều rồi,  được nghe báo cáo là dân không cho mượn nhà ( cứ tưởng là bộ đội mượn nhà dân dễ như bỡn Wink Wink - Mọi ngày  " Vưỡn thế " mà !) . Làm lều thì không được chặt cây tại chỗ, phải đi xa 3,4 km; mà lấy đâu đủ ni lông bạt che bây giờ ?? Lính còn chả đủ để làm cái lều dã chiến cho đàng hoàng,  nay phải làm thêm lều mới lấy đâu vật liệu  với chiều muộn và đồi núi hoang vu này. Cán bộ Đại đội lúc đấy cuống rồi, chủ quan nên  " bí"  thật .(  Đã làm công tác tư tưởng để vợ chồng Sỹ không ngủ chung đấy  )
Còn có giải pháp là gửi cả tiểu đội lính vào nhà dân ở nhường 1 lán cho " Vợ chồng Sỹ " thì Các Bác " Đại đội " không dám - Lộ hết bí mật quân sự. Trung đoàn phải vào rừng ở, ngay ngày Tết để dấu quân - Bác nào dám cho " lính" ra ngoài - Lột " lon" như chơi ....
Mà cái Rơ móc công nông có cả mái  hẳn hoi đấy ( chưa kể ) - Lấy hai cái vỏ chăn " hoa" của nhà mang theo, che hai đầu là được cái nhà "hạnh phúc " - Đẹp đáo để đấy- Chỉ hơi ngắn thì  nằm theo đường chéo vậy ? Lính  Sỹ có phương án ngay mà .... nên   “ Vợ chồng bác Sỹ “  KHÔNG KHỔ ĐÂU
 (  Chuyện kể nên không thể tả tỷ mỷ , dông dài được . Hahoi cứ ngẫm câu từ trong chuyện sẽ thấy )

 
hay hay Luân trắng ạ .
Chỉ khổ đêm ấy thằng nào gác thôi .
@bác NTL: chính tác giả là người gác. Grin

Có câu muôn thủa về Ăn – làm của lính  : “ Đường sữa chia từ trên xuống, cuốc xẻng phân từ dưới lên “  Nên Hahoi lại nhầm lần nữa rồi .  Việc gác đêm quan trọng ấy xếp theo thứ tự phải là : CB đại đội – CB trung đội rồi cuối cùng là tiểu đội trưởng chứ cái ngữ lính “ quèn – binh nhất “ như tôi đây thì chưa được vào danh sách.
Phai cho Hahoi qua khóa huấn luyện ngắn của lính sẽ đoán chuẩn hơn ? ….
Nhưng điều quan trọng nhất giờ mới tiết lộ với các bạn :  “ Công nông “ quả là hay, ấn tượng nên tháng sau “ Nàng “  đến  “ hẹn” lại lên –  Lính huấn luyện nên lần này dũng cảm lắm, đi một mình thôi và đúng là   ra “ Công nông “  thật   ….

Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #152 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2012, 05:33:15 pm »

Cho hỏi bác Công Binh bến vượt Tích Tường là thu xếp cho bà mẹ của lính Sỹ ngủ ở đâu và hôm sau hai mẹ con xuôi luôn à ?

Trường hợp tương tự của đơn vị tôi khi huấn luyện tân binh ở Việt Yên có thuận lợi hơn, không “tra tấn” lính như trường hợp của vợ chồng Sỹ. Ở tiểu đội tôi có anh D. là lính đã tốt nghiệp năm đó hơn bọn tôi mấy tuổi, mới cưới vợ, đôi lần cuối tuần anh D.cũng “tút” về Hà nội với vợ thế mà có lần chị ấy vẫn mò lên đơn vị thăm chồng. May mà ở xóm B tôi ở có cái nhà trẻ nằm ria đồi bạch đàn bên kia chỉ cách xóm mấy trăm mét. B trưởng giao cho A trưởng tôi thu xếp cho vợ chồng anh D ra ngủ ngoài nhà trẻ ấy. Buổi tối, tôi và ông Chiến Trường ( F304) được gọi sang nhà A trưởng nhận công tác. Hai thằng tưởng gì, hóa ra A trưởng bảo “ Theo ý kiến của C bộ và B trưởng, A ta thực hiện thu xếp chỗ ngủ cho vợ chồng anh D. tại nhà trẻ xóm ở đồi bạch đàn bên kia. Bên đó chẳng có giường chiếu gì, tôi giao nhiệm vụ cho hai anh trẻ khỏe, nhanh nhẹn trong tiểu đội, lại cùng trường với vợ chồng anh ấy, đi mượn mấy tấm ván rồi vác ra ngoài ấy, xong về báo cáo”. Hai thằng nhìn nhau, mỉm cười rồi đi thực hiện ngay.
Nhà trẻ nằm đơn độc ở ria đồi lác đác bạch đàn thấp, không có nhà dân, nối với xóm bên này là con đường nhỏ, xung quanh là ruộng. Mới chập tối mà chẳng thấy một bóng người qua lại, chỉ có bóng đèn pin loang loáng, chấp chới của hai thằng lính chúng tôi vác ván gỗ trong gió lạnh mùa đông. Không biết đêm ấy vợ chồng anh D. có lúc nào rỗi rãi để sợ ma không nhỉ.

Lẽ ra thằng con anh chị nên đặt tên là Đồi hoặc Đàn hay gì đó, đại loại na ná kiểu Công Nông của bác Công Binh ( ấy chết không phải của mà là chuyện của bác Công Binh), mà tôi thấy nó lại tên là Hải.

Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #153 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2012, 08:06:33 pm »

Đoạn kết chuyện của HUULUAN là thế này :

....  " Sáng hôm sau lúc cả tiểu đội ra thao trường . Gặp vợ chồng Sỹ . vợ Sỹ e thẹn tỏ vẻ biết ơn . Cả tiểu đội hào hứng , đăt tên là Công Nông nhé . Cả lũ cười cười rinh rích , quay lại đằng sau thấy Hữu Luân ngật ngưỡng vừa đi vừa ngủ gật . Mấy thằng bảo nhau : Hôm qua thằng Luân nó gác cả ca của tao mày ạ ."
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #154 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2012, 11:48:38 pm »

. Cán bộ Đại đội lúc đấy cuống rồi, chủ quan nên  " bí"  thật .(  Đã làm công tác tư tưởng để vợ chồng Sỹ không ngủ chung đấy  )

Ối trời ! cán bộ cầm quân chứ sao nỡ cầm cả quần thế ạ, chết người !  Grin

Hi hi... bác Luân đen làm cái kết phóng sự chuẩn quá  . Bác NHL làm ơn kể  cho mọi người câu chuyện tiếp theo : " phiên gác lán dã chiến đêm mùng 2 Tết " của bác đi ạ. Grin
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #155 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2012, 05:40:10 pm »

            CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ   (5)    


 Tiểu đội đã “ chốt “ ở đây gần 10 ngày, tình hình chiến sự của D6 bộ binh và các đơn vị quanh khu vực này chưa có diễn biến mới. Từ lúc vào Quảng trị, giờ chúng tôi mới có được thời gian thư giãn mặc dù đang trực chiến trong vùng chiến sự. Trạng thái tinh thần đều ổn định, tất cả lính đã tham chiến từ chiến dịch Thành cổ Quảng trị, ít nhiều đã được tôi luyện và có kinh nghiệm tránh bom pháo, với kỹ năng thuần thục khi di chuyển tránh máy bay trinh sát. Tất cả đều nhớ nhà nhất là khi có lúc rỗi rãi như thế này là dãi bày tâm sự. 3 Lính Hưng yên lành, chân thật và hay bộc bạch  chỉ mong chiến tranh kết thúc là ra quân – còn về làm gì thì không cần biết. 2 lính Thái Bình thì ít nói hơn cũng ít khi tâm sự, hết trực chiến hay đi phục vụ nấu ăn xong là quay ra ngủ- lúc nào cũng như thiếu ngủ vậy. Ăn uống có thiếu thốn nhưng không thấy cậu nào kêu ca. Ờ mà đang đánh nhau được như thế này là tốt lắm rồi : đủ gạo  nấu cơm ngày hai bữa, chưa phải đánh nhau. Đêm mà trực lại được ngủ bù ban ngày – lúc huấn luyện cũng còn chẳng được vậy.
Giữa một ngày mưa, tôi nhận được lệnh, yêu cầu tôi phải về Cứ đại đội. Xuất phát từ sáng sớm, Giữa  trời mưa, một mình tôi đi về cứ.  Trời mưa tầm tã cả ngày, có chút vất vả xong bù lại thằng OV10 cũng không trinh sát được nên cứ dong thẳng theo đường “ tăng” mà đi, không phải né tránh vào rừng, gần chiều thì đến Cứ. Đại đội gọi tôi về để báo cáo tình hình, quán triệt các nhiệm vụ  của A tôi ( Tình hình sắp có thay đổi – tôi nghĩ ) và kết hợp hoàn thiện thủ tục để kết nạp Đảng của tôi. 
Sáng sớm tôi đã quay về tiểu đội. Mưa  vẫn nặng hạt với mùa mưa Quảng trị. Những quả đồi trơ trụi đã dồn nước xuống khe hẹp.  nước chảy xiết phăng phăng cuốn trôi mọi vật trên dòng suối. Tôi cố gắng đi thật nhanh để về  “chốt” cho sớm tránh B52 “ đánh” lúc gần tối. Lội qua con suối mọi khi cạn nhưng giờ nước đã ngang bụng, chợt nhìn thấy những giải trắng cuộn vào cành cây.  Trời! những khúc ruột của những người lính bị nước cuốn, vướng lại – hôm qua ở đây đã bị “ dính” B52. Đơn vị ấy giờ đang ở đâu ? Đảo nhìn xung quanh, không có dấu tích lính, đơn vị  này  bị bom đang trên đường hành quân rồi ?
Một mình mải miết đi, những  cây được bẻ để đánh dấu đường của trinh sát giờ cũng bị nước cuốn rồi. Đành phải định hướng , cắt đồi mà đi. Rồi chập tối cũng nhìn thấy quả đồi cằn cỗi mà A tôi đóng quân – Về đến “ nhà “ rồi.   ( Còn tiếp ) 

  Khảo cứu tình hình phòng thủ của E95 / 325 :
Ngay từ những ngày đầu phòng thủ Quảng trị, vị trí chiến lược của  khu vực TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ - ĐÁ ĐÚNG đến ĐỘNG ÔNG ĐÔ  đã  được xác định sẽ là bàn đạp tiến công Địch khi có thời cơ và giữ vững tuyến đường vận chuyển phía Tây .
   Tìm hiểu thêm về  tuyến phòng thủ trên mặt trận Quảng trị của ta lúc đó để thấy được vị trí chiến lược của TÍCH TƯỜNG_ NHƯ LỆ _ ĐÁ ĐỨNG.   Về tác chiến, Bộ tư lệnh Mặt trận (B5) chia Quảng Trị làm bốn khu vực : khu  vực phía đông ; khu vực phía tây; khu vực thị xã ( giữa ) và vùng sau lưng địch; khu vực hậu phương trực tiếp của chiến dịch.
Bộ tư lệnh Mặt trận xác định nhiệm vụ cụ thể của từng khu vực (  trích theo điện số 276/Đ - Quân ủy Trung ương 22/ 9/72)

- Cánh Tây : Phải giữ kỳ được những địa hình có lợi như Tích Tường, Như Lệ, Đá Đứng, Trường Phước, động Ông Đô, động Chiên Giòng để làm bàn đạp tiếp tục tiến công và giữ vững đường vận chuyển, tiếp tục tiến công địch với quy mô và phương thức thích hợp. Thường xuyên uy hiếp cạnh sườn địch không cho chúng rảnh tay tiến công ra Ái Tử, chuẩn bị sẵn sàng để khi có thời cơ thì chuyển mạnh sang tiến công lớn tiêu diệt địch.
- Cánh Đông : giữ vững và cố gắng cải thiện tuyến chiếm lĩnh hiện nay, làm chủ đường Triệu Phong - Cửa Việt, kiên quyết không cho địch chiếm Cửa Việt hoặc tạt sườn vào đông khu phòng thủ Ái Tử, tiếp tục luồn sâu vào sau lưng địch hỗ trợ cho lực lượng vũ trang địa phương hoạt động.
-   Khu vực giữa : tổ chức phòng thủ vững chắc khu Ái Tử, Đông Hà, kiên quyết tiêu diệt địch ngay khi chúng bắt đầu tiến công, kiên quyết phản kích khi chúng đứng chân chưa vững. Thường xuyên chế áp thị xã, chi viện chiến đấu cho cánh đông, cánh tây.... Tăng cường hỏa lực phòng không cho Ái Tử, chỗ địch có thể đổ bộ trực thăng. . .

Tinh hinh phòng thủ của F325 trong thời gian từ T10 - 11/72 :
1- E 101 T10/72 phòng thủ từ  An Tiêm, Chợ Sãi, Nại Cửu.  Cuối T10/1972 e101 bàn giao cho e27/ B5 rút ra bắc Cửa Việt (Gio Linh) để củng cố trong thời gian ngắn, đến  cuối T11/1972 lại vượt sông Thạch hãn sang bờ nam chốt tại Long Quang, Thanh Hội  tới cảng Cửa Việt.
2- E 18  T10 -11 phòng thủ từ Ái tử đến Xuân An, Giang Hến , Nhan biều đến An đôn.
3- E 95  T10 - 11 phòng thủ từ An đôn đến Tích tường - Như lệ đến Đá đứng. Thời gian đầu  T10 -11 chủ yếu chốt bên bờ Bắc sông Thạch hãn tuyến Phòng thủ này.
 K5/95 chốt khu vực TÍCH TƯỜNG, K4/E95 chốt khu vực NHƯ LỆ, K6 là thê đội 2- phòng thủ và bảo vệ  phía Tây và bọc lưng.
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #156 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2012, 06:03:28 pm »

      Quảng Trị quá vất vả, bác HuuLuan nhỉ.

      Tôi cứ hay tò mò xem công binh làm gì ngoài chuyện làm đường, hầm hào, rà phá mìn và đưa bộ đội qua sông. Vậy là đơn vị bác dù công binh mà cũng phải nằm chốt à?.

    Lính Công binh trung đoàn tôi xem ra nhẹ nhàng quá. Lính các C trên trung đoàn như Vận tải, công binh coi như chắc gáo. Hỏa lực càng to càng chắc gáo. Công binh E tôi không có nằm chốt bao giờ. Họ chỉ vất vả làm hầm hố cho các thủ trưởng E lúc chuyển hậu cứ, làm đường qua suối (Chặt gỗ làm cầu) hoặc tham gia phá mìn và hỗ trở mở cửa ở các trận đánh lớn thôi. Đánh nhỏ thì bộ binh tự làm vì đượcc tập huấn công binh rồi.

      Còn thời gian mùa mưa bộ binh nằm chốt thì C công binh coi như nhàn nhã, chả phải thò đầu đến các D bộ binh bao giờ.
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #157 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2012, 09:49:52 pm »

Bác Trinhsat ơi, lực lượng công binh của ta cũng nhiều nhiệm vụ nhỉ. Anh hùng Trịnh Tố Tâm thuộc binh chủng công binh nhưng không làm đường, làm hầm, rà phá mìn v.v... mà lại chuyên dùng kiến thức công binh để phá đường , phá cầu, đặt mìn đánh Mỹ. Anh hùng Trịnh Tố Tâm sau làm thứ trưởng bộ Lao động Thương binh XH. Cũng mất gần chục năm rồi.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #158 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2012, 02:11:57 pm »

   
      Tôi cứ hay tò mò xem công binh làm gì ngoài chuyện làm đường, hầm hào, rà phá mìn và đưa bộ đội qua sông. Vậy là đơn vị bác dù công binh mà cũng phải nằm chốt à?.

    Lính Công binh trung đoàn tôi xem ra nhẹ nhàng quá. Lính các C trên trung đoàn như Vận tải, công binh coi như chắc gáo. Hỏa lực càng to càng chắc gáo. Công binh E tôi không có nằm chốt bao giờ. Họ chỉ vất vả làm hầm hố cho các thủ trưởng E lúc chuyển hậu cứ, làm đường qua suối (Chặt gỗ làm cầu) hoặc tham gia phá mìn và hỗ trở mở cửa ở các trận đánh lớn thôi. Đánh nhỏ thì bộ binh tự làm vì đượcc tập huấn công binh rồi.
      Còn thời gian mùa mưa bộ binh nằm chốt thì C công binh coi như nhàn nhã, chả phải thò đầu đến các D bộ binh bao giờ.

Bác Trinhsat ơi, lực lượng công binh của ta cũng nhiều nhiệm vụ nhỉ. Anh hùng Trịnh Tố Tâm thuộc binh chủng công binh nhưng không làm đường, làm hầm, rà phá mìn v.v... mà lại chuyên dùng kiến thức công binh để phá đường , phá cầu, đặt mìn đánh Mỹ....

@trinh sat & Hahoi,


Ngay từ những ngày đầu phòng thủ Quảng trị, vị trí của  khu vực TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ - ĐÁ ĐỨNG đến ĐỘNG ÔNG ĐÔ  đã  được xác định sẽ là địa bàn  chiến lược nên phải ‘ Chiến” bằng mọi giá..
- E 95,  T10 - 11 phòng thủ từ An đôn đến Tích tường - Như lệ đến Đá đứng. Thời gian đầu  T10 -11 chủ yếu chốt bên bờ Bắc sông Thạch hãn tuyến Phòng thủ này. Phân công khu vực phòng thủ và chiến đấu như sau:
K5 chốt giữ khu vực từ An đôn đến Tích tường.  K4 chốt Như lệ  đến Đá đứng. K6 cùng BCH tiểu đoàn cùng các đơn vị phối thuộc là thê đội 2, trực chiến và bảo vệ bọc lưng toàn tuyến từ An đôn – Tích tường – Như lệ đến Đá đứng –.
Quân số của E95 khi vào tuyến phòng thủ mặc dù đã được ra củng cố và bổ xung quân nhưng  quân số thực tế  của các đơn vị bộ binh  đều thiếu,  Tiểu đoàn chỉ bằng 2/3 bình thường –  khoảng 300 lính  kể cả bộ phận trực thuộc. K6 đảm nhiệm trực bọc lưng toàn tuyến  từ An đôn – đến  Đá đứng Rất nhiều điểm cao và đồi nên  K6 không thể “ chốt” hết đuợc, các đơn vị đi phối thuộc được giao   thêm nhiệm vụ “ Chốt ”  bổ xung cho sự thiếu hụt  này và “ chiến” khi cần thiết. Và nhóm phối thuộc “ Công binh C17” chúng tôi cũng “ Chốt ” như mọi lính khác của K6.   Sau này xuống  BẾN VỰỢT tại TÍCH TƯỜNG_ NHƯ LỆ thì chỉ mỗi " vượt sông " thôi , có một việc nhưng làm không " Xuể " đâu .
Sơ đồ phòng thủ toàn tuyến của E95 tại Tích tường – Như lệ - Đá đứng trong  thời gian T10-11/72 như bản đồ. Các điểm đánh dấu đỏ là các địa danh thôn – làng đã nói đến  trong tuyến phòng thủ của các đơn vị của F325 gồm : E 95, E 18 & E 101. Dọc theo sông THẠCH HÃN  Từ Đá đừng – NHư lệ - Tích tường- Nhan biều – Ái tử- An tiêm – Chọ Sãi đến – Long quang , Thanh hội và Cửa Việt.

            [/url]
                                    TUYẾN PHÒNG THỦ  CỦA E95 TẠI QUẢNG TRỊ CUỐI 72
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #159 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 10:08:33 am »

Chào bác nguyenhuuluanc17, bác lexuantuong1972 và các bác từng ở chiến trường QT
Xin mời bác và những anh em đã một thời máu lửa trên chiến trường Quảng Trị tham gia chương trình VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI.
Thanh Sơn gửi đường linh để đến chương trình và địa chỉ để các bác liên hệ.
http://www.hanoingaynay.vn/chuong-tri%CC%80nh-ve%CC%80-chie%CC%81n-truo%CC%80ng-xua-tri-an-do%CC%80ng-do%CC%A3i-nhan-ky%CC%89-nie%CC%A3m-40-nam-chie%CC%81n-di%CC%A3ch-mu%CC%80a-he%CC%80-va%CC%80-chie%CC%81n-di%CC%A3ch-pho/

và đây là địa chỉ của kế toán chương trình:
Nguyễn Minh Điệp
Kế Toán Trưởng
Chương trình " Về chiến trường xưa, Tri ân đồng đội "
Kỷ niệm 40 năm chiến dịch Mùa Hè và chiến dịch phòng ngự Quảng Trị 1972 ( 1972 - 2012 )
Trụ sở :     515 / 4 Hoàng Hoa Thám - Quận Ba Đình - TP Hà Nội
                194 Hoàng Văn Thái - P Khương Mai - Quận Thanh Xuân - HN                                                                           


Công ty Cổ Phần Đầu Tư Liên Kết Toàn Cầu
P 302 - Tòa Nhà DMC - 535 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
Website :    www.vangquocte.com.vn   - www.gci.vn
Mobile    :   0975556689
Email      :   Nguyendiephn@gmail.com
                 Nguyendiep_hn@yahoo.com
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM