Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:39:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166950 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #140 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2012, 12:13:57 pm »

Chú viết tiếp đi chứ ,anh chờ dài cổ ra rồi !
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #141 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2012, 09:34:26 pm »

Chú viết tiếp đi chứ ,anh chờ dài cổ ra rồi !

Chào Bác Tomqb3, vẫn biết là Bác có nhiều thời gian rỗi, ham đọc để giải trí  nhưng phải thông cảm cho    " Thằng Em" chưa được yên vì Tết nhất nó làm loạn cả lên.  Chiều nay mới được nghỉ - thì mới " rờ " vào viết bài được.
 Bác còn ở HP hay đã về " Cứ " rồi ?  Thông tin tình hình cho Ae biết ...
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #142 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2012, 02:11:21 am »

                                      Tết và kỷ niệm của người lính
 1.
12/2/72 – những ngày giáp Tết  Nhâm Tý. Chúng tôi vừa đi diễn tập mới trở lại Cao lôi - Việt yên,  hôm nay  đã là 28 tháng chạp. Đến chập tối, nhận được lệnh chuyển quân đột ngột. Chuẩn bị lên đường, không biết đi đâu ? Tất cả hối hả sắp quân trang, vũ khí. Bữa cơm chia tay với anh Tô chủ nhà diễn ra vội vã. Anh nhìn chúng tôi  nét mặt buồn đầy vẻ băn khoăn  “ Tết  đến rồi mà các cậu còn phải chuyển đi à ? “ –  Bọn em là lính mà , tôi chỉ nói được có vậy.
Đêm đến, lên ô tô, dồn ép, lỉnh kỉnh, chật chội. Xuất phát – Thế là xa Cao lôi rồi, bao dự định hỏng cả - tưởng được ăn cái Tết đầu tiên đời lính ở đây.   Đã  viết thư, nhà hẹn lên chơi dịp Tết này.
 Xe qua Bắc giang, hun hút đi trong đêm. Mưa bụi bay lất phất, xe chạy suốt đêm, lắc lư, tôi thiếp đi vì mệt.
 Sáng ra,  trước mặt là rừng, chúng tôi đang trên đất Lạng giang. Hành quân bộ tiếp, tới vị trí đóng quân đã chiều tối. Một vùng đồi, liên tiếp,  xa mới có nhà dân. Hối hả làm lán đóng quân trên đồi, tiểu đội tôi là đơn vị tiền trạm ở đây.
30 Tết, giữa đồi núi chập trùng tìm cách cải thiện – thực phẩm ngày Tết tiểu đội chưa được lĩnh.  Đi bắt cá ở đầm, đánh thuốc nổ được một con cá khá – thế là  có bữa tất niên tươm rồi.
Đêm 30 tết, vào nhà dân  gần rừng đón giao thừa. Ông chủ nhà chúc Tết bộ đội, mời mỗi lính một chén rượu mừng xuân. Thời khắc giao thừa sắp đến,  mình tôi xách súng vào rừng trong nỗi nhớ nhà, nhớ người thân và bạn bè . Bắn hai loạt đạn AK thay tiếng pháo, đánh dấu  thời khắc giao thừa mà thấy xốn xang. Tiếng mưa rơi rì rầm, lách tách trong đêm.  Đứng ngửa mặt nhìn trời, những hạt mưa bay rơi trên má, trên mặt. Mặt ướt nước mưa và cả nước mắt – Không phải là mình yếu đuối đấy chứ ? Năm mới đã đến, xuân đã về trên những cánh rừng và từng người lính nơi góc rừng này… Cái Tết  lính đầu tiên của chúng tôi đấy.
 
  2.
Thiệm là lính Thái Bình vừa bổ xung cho tiểu đội tôi ở Quảng trị. Cậu được đặc cách tốt nghiệp lớp 10 khi có quyết định nhập ngũ,  tuổi học trò hiện rõ trên khuôn mặt, nhanh nhẹn và lém lỉnh.
 “ Hai năm rồi,  cứ đến Tết là em  mang pháo sang  chợ Nam định bán  - Cậu nói mà đôi mắt sáng lên vui vẻ . Năm nay em định đi chợ Tết bán pháo và  mua tặng Bà em chiếc áo, thế là em không thực hiện được dự định này rồi. Đi bán pháo Tết thích lắm ! Pháo của em nổ ròn, xác pháo giấy hồng bay rất đẹp, nhiều người mua nhé.  Khi nào hết chiến tranh em lại đi chợ Nam định bán pháo Tết “. Giọng Thiệm vui hẳn lên, nét mặt rạng rỡ tuổi 18 .
      Thiệm hy sinh ngay trước cái Tết đầu tiên của lính trên bến vượt. Nhiều  giao thừa đã qua, khi nghe tiếng pháo nổ  và pháo hoa  tỏa sáng bầu trời tôi như  nhìn thấy khuôn mặt Thiệm hớn hở, cầm trong tay  bánh pháo đỏ giữa phiên chợ Tết và xác pháo hồng bay bay trước gió xuân …

  3.
Tôi được Minh - liên lạc đại đội đón về “ cứ “  và ngủ cùng hầm  trong đợt đi phối thuộc với bộ binh ở Tích tường. Minh chiều tôi,  ngủ bắt tôi phải nằm phía trong cho an toàn. Mỗi người một việc mấy đêm sau hai anh em mới tâm sự được. Biết tôi ở gần nhà, kể nhau nghe một vài câu chuyện về Hà nội Minh càng quí tôi.
“ Mẹ em yếu, mỗi em là con trai, học xong phổ thông em đi làm để phụ giúp gia đình.  Đi bộ đội lại vào chiến trường ngay, em biết mẹ lo lắm, chẳng biết sức khỏe mẹ giờ thế nào ?  Chiến đấu thế này chẳng viết thư được, giá gửi được thư về nhà báo tin thì Mẹ sẽ yên tâm hơn.  Mẹ suy nghĩ nhiều, phát ốm thì gay, có em thì  thuốc gì – đắng hay tiêm đau mấy bà cũng nghe theo. Em mà hy sinh thì không biết mẹ có chịu nổi không ? “
 Rồi chợt nghe tiếng Minh rành giọt  “ Khi nào về Hà nội, Anh phải qua chơi nhà em đấy? Kể cho mẹ em là đã gặp em ở đây, chắc Mẹ vui lắm. Anh nhớ đấy, nhớ thật đấy. Mà Tết này là không về nhà rồi ? Ai đưa Mẹ về quê ? “       ( yên lặng)  …   
Ừ, anh sẽ đến - Ờ, sao Minh lại nghĩ về Tết nhỉ ? Chiến tranh thế này biết bao giờ mình sẽ về Hà nội ?  tôi thầm nghĩ rồi ngủ thiếp lúc nào không hay.Nhận nhiệm vụ lập bến vượt,  anh em ôm  chặt nhau không muốn rời lúc chia tay… 
Tôi được chuyển ra Bắc sau khi bị thương ở bến vượt. Trong tốp chuyển thương tôi gặp lính cùng đại đội với Minh.  “ Anh hỏi Minh – liên lạc đại đội phải không ?  Hy sinh rồi  anh ạ “ – Cậu lính trẻ trả lời, giọng trầm xuống.
27/1/1973 – 11h trưa, Ở trại thương binh Thanh hóa loa phóng thanh báo tin hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh đã có hiệu lực. Tó, nạng, mũ, bát thìa, bi đông nước, ang gô …. tất cả bay lên trời trong tiếng hò reo không dứt, nhiều lính  hét và nhảy như lên đồng – hôm nay 24 tháng chạp năm Nhâm tý.
Tôi chậm chậm bước trên phố,  rẽ vào cái ngõ nhỏ hỏi thăm nhà Minh – 28 tháng chạp,  sát Tết rồi. Ngôi nhà cửa khóa, hàng xóm bảo cả nhà đi sơ tán B52  vẫn chưa trở về,  sau Tết mới gặp được.
Tôi đứng tần ngần, không biết phải làm gì? Mình viết thư báo tin à? Viết gì đây ?  Viết Minh vẫn đang ở Quảng trị hay hy sinh rồi ? Gửi  thư đi đâu ? …
Người như mất hồn,  phải  tựa vào gốc cây. Phố xá vắng vẻ, Mưa bay lất phất như bụi rắc trên phố. Tết đang gõ cửa mọi nhà.  Mọi người  đang vui đón mùa xuân đầu tiên hết chiến tranh. Làng pháo Bình Đà đang bận rộn chuẩn bị cho lễ bắn pháo Bông  dân gian chưa từng có đêm giao thừa ở Hồ Hoàn Kiếm chào đón năm mới  hòa bình.  Nhưng sẽ có những người con  mãi mãi không trở về và người thân vẫn ngóng chờ  họ về vui Tết. Họ sẽ về trong bữa cơm  tất niên, hẳn sẽ là vậy.
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #143 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2012, 10:50:52 am »

    Chia sẻ tâm tư cùng bác Luân.

    Tết về, trong cái vui mình đang hưởng thì lại hay nghĩ về số phận (vì hình như càng có tuổi thì càng hay nghĩ nhiều thì phải). Và điều hay nghĩ và nhớ nhất là vê đồng đội, về những thằng không trở về mà những tết chiến trường năm xưa đã từng cùng mình bâng khuâng khi xuân về.

     Khi ấy ai mà chả nhớ nhà, ai mà chả mong về nhà ăn tết với mẹ. Vậy mà có quá nhiều người không thể trở về.

      Lính tráng còn sống gặp nhau ngày tết thì phải vui vẻ, không phải cứ gặp nhau là ôn chuyện đồng đội hy sinh, nhưng khi còn lại một mình, nhẩn nha tự ôn chuyện cũ thì lại thấy nhớ những thằng từng gác chân chung hầm với mình năm xưa mà thương chúng nó, pjair không bác HưuLuan.

    Bác còn phong độ lắm. Nhìn mặt mà bảo là bác tuổi Rồng đã đến lúc nghỉ hưu thì chả mấy ai tin đâu. Nhưng thế là tốt bác ạ, mừng cho phong độ của bác.

    Chúc bác và gia đình một năm Rồng luôn vui khỏe, hạnh phúc.
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #144 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2012, 12:32:09 pm »

@nguyenhuu luan
Vậy là bạn ra bắc 73 hả ? thế lúc ấy thằng Trần Việt (trắc địa mỏ ) nó có ra đợt ấy không? nó vào QT ở đơn vị nào hả luan ?
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #145 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2012, 12:26:44 am »


                  HÃY ĐẶT TÊN  LÀ   ....  “ CÔNG  NÔNG “ NHÉ !   

Trước Tết Nhâm tý , Chúng tôi nhận lệnh đi tiền trạm . Mùng 2 Tết  toàn bộ quân số của Đại đội đã tập kết ở rừng Lạng giang.  Lính tráng cũng chẳng rõ vì sao Tết đến lại phải chuyển ra  rừng chứ  không ở trong dân – ( mãi  đến khi có lệnh đột xuất đi B  chúng tôi mới hiểu được phần nào ...  ). Tất cả đi làm lán dã chiến trong rừng Bạch đàn nhưng không được chặt cây  ở  đây.
Mỗi tiểu đội chọn một ô đất trống dưới tán cây để làm một lán chung –  nho nhỏ vì  ni lông và bạt che không đủ. Đại đội đang thời kỳ huấn luyện chưa phát tăng võng như  khi đi B chiến đấu . Lán dã chiến vừa đủ theo số lính của tiểu đội. Lính ngủ trên sàn ghép từ cây  nhỏ tránh hơi đất, ba lô – súng để ngay  trên đầu .
   Mùng 3 Tết, đại đội tổ chức đón Tết ở rừng,  trong lán dã chiến mới với bánh chưng, ăn tươi. Tết tầm tầm,  không vui như khi ở cùng với dân không phải vì thiếu  “ Men”- giò mà  vì chỉ  có lính với nhau. Trưa  mùng 4 Tết, đang tập ngoài rừng, liên lạc ra báo có người nhà lính lên thăm – Mẹ và vợ của Sỹ đã tìm đến nơi đóng quân.
Người nhà lính đến, đám lính trẻ xa nhà vui hẳn do có xúc tác. Đại đội chủ yếu là lính Hưng yên, Tết đầu tiên xa nhà mà đi vào tận rừng đóng quân nay đồng hương lên chơi, lính tráng tíu tít đến hỏi thăm tin tức,  chỉ có 2 người mà mang đến bao niềm vui kèm không khí Tết  cho từng người lính. Ôi ! lính là vậy đấy, chỉ nghe được tin về quê hương hay gia đình thì bao khó nhọc hay nỗi buồn tan biến ngay.
   Chiều đến, trước bữa cơm tối , tôi thấy đại đội tất bật, rồi trung đội – tiểu đội của Sỹ nháo nhác. Lính ghé tai nhau nói nhỏ, chưa có nhà cho khách ở,  chỗ nghỉ cho Vợ chồng Sỹ chưa lo được.  Lán dã chiến của đại đội chỉ vừa đủ, nếu là khách nam thì ngủ chật là xong, nhưng là 2 khách nữ. Cử người vào dân, nói mượn nhà cho vợ chồng lính; dân không cho mượn ( tục lệ đây như thế), trụ sở của xã thì xa … nghe chừng chưa có cách giải quyết.
Mấy lính cùng thôn phân trần về tình cảnh  với Sỹ. Cô nàng vợ Sỹ cũng phân bua : “ Khổ quá,  tại Mẹ cứ bắt Em phải đi bằng được. Lúc đến Cao lôi, nghe các Anh phải chuyển quân lên rừng, Em đã định về rồi. Mẹ bảo : lính chúng nó đi chiến đấu, không hoãn được. Lần này không đi liệu còn khi nào ?. Chúng mày cưới nhau được ít ngày thì nó đã nhập ngũ rồi, Mẹ mong … rồi Mẹ khóc … Thôi , Mẹ bảo thế nào thì Em  nghe thế” .   Vừa nói mà ngân ngấn nước mắt, Vợ lính – Rõ khổ ! 
   Bóng tối đã bắt đầu chùm lên thung lũng,  sương  mỏng bắt đầu lan phủ là là mặt đất. Chợt nghe một lính kêu lên : “ Công nông kìa ? Công  nông kìa “ – Sao, Công nông làm sao?  Chẳng làm sao cả , kéo cái rơ móc của nó về mà làm nhà .  Lính vừa kêu vừa chỉ tay ra phía con đường chạy vòng vèo quanh mấy quả đồi phía xa, một chiếc Công nông có rơ móc đang đỗ ở chân đồi.  Một cậu lính chạy lên  báo đại đội, mấy cậu nữa nháo nhào chạy về hướng quả đồi có chiếc Công nông.  Mươi phút sau, những tiếng nói, tiếng ồn ào rộ lên, chiếc rơ móc của xe Công nông được kéo về gần với khu lán dã chiến của đại đội. Rồi lính xúm lại, buộc cái càng rơ móc vào thân cây  chắc chắn, chèn bánh xe – che những tấm ni lông đẹp nhất để tạo thành cái buồng nhỏ , ngôi nhà “ hạnh phúc “ thật sự bằng cả tấm lòng và tình cảm của người lính .
Ngôi nhà vừa xong trước khi trời tối, cả đại đội thở phào, còn lính của tiểu đội Sỹ thì vui ra mặt.
Tối đến,  tiểu đội cũng nhận được quà từ gia đình Sỹ, chúng tôi ăn  kẹo lạc ròn  thơm, nhai  miếng mứt gừng cay cay thấy ấm tình người .
   Bóng tối đã bao trùm lên  các quả đồi và rừng cây. Đêm mùa đông với cái lạnh len lỏi vào giấc ngủ của những người lính. Yên lặng,  thỉnh thoảng mới  có sột soạt của gió hay  con thú ăn đêm chạm vào lá cây . Bóng người lính gác với bước chân nhẹ nhàng quanh khu lán dã chiến. 
   Sáng ra, chúng tôi trở dậy khi  sương còn  buông trắng đồi, một góc rừng-  bếp anh nuôi - ánh lửa bập bùng chuẩn bị bữa sáng.   Chiếc rơ móc Công nông chắn ở góc rừng còn lại vẫn còn đang trong giấc nồng –  cũng đang cháy lên ngọn lửa tình yêu - Hạnh phúc của người lính đơn giản vậy mà biết bao khó khăn phải qua. 
Chúng tôi gặp Vợ chồng Sỹ  trước lúc ra thao trường. Đôi má  nàng ửng hồng, mặt cúi xuống muốn dấu sự xấu hổ của người con gái. Mấy cậu lính cùng tiểu đội không buông tha, nói rõ to ‘” Em ơi, nhớ đặt tên nó là “ Công nông “ nhé !  -  Đặt tên "Công nông " làm  kỷ niệm – tên đẹp đấy “.
Ừ,  trong thời buổi chiến tranh thế này mà có được“ Công nông” là quí lắm đấy ? Có phải vậy không các bạn  ….
      
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #146 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2012, 08:00:27 am »

Thật cảm động ! thế rồi vợ chồng Sỹ có thằng "Công nông" không Luân ?
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #147 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2012, 08:16:04 am »


                  HÃY ĐẶT TÊN  LÀ   ....  “ CÔNG  NÔNG “ NHÉ !   

Trước Tết Nhâm tý , Chúng tôi nhận lệnh đi tiền trạm . Mùng 2 Tết  toàn bộ quân số của Đại đội đã tập kết ở rừng Lạng giang.  Lính tráng cũng chẳng rõ vì sao Tết đến lại phải chuyển ra  rừng chứ  không ở trong dân – ( mãi  đến khi có lệnh đột xuất đi B  chúng tôi mới hiểu được phần nào ...  ). Tất cả đi làm lán dã chiến trong rừng Bạch đàn nhưng không được chặt cây  ở  đây.
Mỗi tiểu đội chọn một ô đất trống dưới tán cây để làm một lán chung –  nho nhỏ vì  ni lông và bạt che không đủ. Đại đội đang thời kỳ huấn luyện chưa phát tăng võng như  khi đi B chiến đấu . Lán dã chiến vừa đủ theo số lính của tiểu đội. Lính ngủ trên sàn ghép từ cây  nhỏ tránh hơi đất, ba lô – súng để ngay  trên đầu .
   Mùng 3 Tết, đại đội tổ chức đón Tết ở rừng,  trong lán dã chiến mới với bánh chưng, ăn tươi. Tết tầm tầm,  không vui như khi ở cùng với dân không phải vì thiếu  “ Men”- giò mà  vì chỉ  có lính với nhau. Trưa  mùng 4 Tết, đang tập ngoài rừng, liên lạc ra báo có người nhà lính lên thăm – Mẹ và vợ của Sỹ đã tìm đến nơi đóng quân.
Người nhà lính đến, đám lính trẻ xa nhà vui hẳn do có xúc tác. Đại đội chủ yếu là lính Hưng yên, Tết đầu tiên xa nhà mà đi vào tận rừng đóng quân nay đồng hương lên chơi, lính tráng tíu tít đến hỏi thăm tin tức,  chỉ có 2 người mà mang đến bao niềm vui kèm không khí Tết  cho từng người lính. Ôi ! lính là vậy đấy, chỉ nghe được tin về quê hương hay gia đình thì bao khó nhọc hay nỗi buồn tan biến ngay.
   Chiều đến, trước bữa cơm tối , tôi thấy đại đội tất bật, rồi trung đội – tiểu đội của Sỹ nháo nhác. Lính ghé tai nhau nói nhỏ, chưa có nhà cho khách ở,  chỗ nghỉ cho Vợ chồng Sỹ chưa lo được.  Lán dã chiến của đại đội chỉ vừa đủ, nếu là khách nam thì ngủ chật là xong, nhưng là 2 khách nữ. Cử người vào dân, nói mượn nhà cho vợ chồng lính; dân không cho mượn ( tục lệ đây như thế), trụ sở của xã thì xa … nghe chừng chưa có cách giải quyết.
Mấy lính cùng thôn phân trần về tình cảnh  với Sỹ. Cô nàng vợ Sỹ cũng phân bua : “ Khổ quá,  tại Mẹ cứ bắt Em phải đi bằng được. Lúc đến Cao lôi, nghe các Anh phải chuyển quân lên rừng, Em đã định về rồi. Mẹ bảo : lính chúng nó đi chiến đấu, không hoãn được. Lần này không đi liệu còn khi nào ?. Chúng mày cưới nhau được ít ngày thì nó đã nhập ngũ rồi, Mẹ mong … rồi Mẹ khóc … Thôi , Mẹ bảo thế nào thì Em  nghe thế” .   Vừa nói mà ngân ngấn nước mắt, Vợ lính – Rõ khổ ! 
   Bóng tối đã bắt đầu chùm lên thung lũng,  sương  mỏng bắt đầu lan phủ là là mặt đất. Chợt nghe một lính kêu lên : “ Công nông kìa ? Công  nông kìa “ – Sao, Công nông làm sao?  Chẳng làm sao cả , kéo cái rơ móc của nó về mà làm nhà .  Lính vừa kêu vừa chỉ tay ra phía con đường chạy vòng vèo quanh mấy quả đồi phía xa, một chiếc Công nông có rơ móc đang đỗ ở chân đồi.  Một cậu lính chạy lên  báo đại đội, mấy cậu nữa nháo nhào chạy về hướng quả đồi có chiếc Công nông.  Mươi phút sau, những tiếng nói, tiếng ồn ào rộ lên, chiếc rơ móc của xe Công nông được kéo về gần với khu lán dã chiến của đại đội. Rồi lính xúm lại, buộc cái càng rơ móc vào thân cây  chắc chắn, chèn bánh xe – che những tấm ni lông đẹp nhất để tạo thành cái buồng nhỏ , ngôi nhà “ hạnh phúc “ thật sự bằng cả tấm lòng và tình cảm của người lính .
Ngôi nhà vừa xong trước khi trời tối, cả đại đội thở phào, còn lính của tiểu đội Sỹ thì vui ra mặt.
Tối đến,  tiểu đội cũng nhận được quà từ gia đình Sỹ, chúng tôi ăn  kẹo lạc ròn  thơm, nhai  miếng mứt gừng cay cay thấy ấm tình người .
   Bóng tối đã bao trùm lên  các quả đồi và rừng cây. Đêm mùa đông với cái lạnh len lỏi vào giấc ngủ của những người lính. Yên lặng,  thỉnh thoảng mới  có sột soạt của gió hay  con thú ăn đêm chạm vào lá cây . Bóng người lính gác với bước chân nhẹ nhàng quanh khu lán dã chiến. 
   Sáng ra, chúng tôi trở dậy khi  sương còn  buông trắng đồi, một góc rừng-  bếp anh nuôi - ánh lửa bập bùng chuẩn bị bữa sáng.   Chiếc rơ móc Công nông chắn ở góc rừng còn lại vẫn còn đang trong giấc nồng –  cũng đang cháy lên ngọn lửa tình yêu - Hạnh phúc của người lính đơn giản vậy mà biết bao khó khăn phải qua. 
Chúng tôi gặp Vợ chồng Sỹ  trước lúc ra thao trường. Đôi má  nàng ửng hồng, mặt cúi xuống muốn dấu sự xấu hổ của người con gái. Mấy cậu lính cùng tiểu đội không buông tha, nói rõ to ‘” Em ơi, nhớ đặt tên nó là “ Công nông “ nhé !  -  Đặt tên "Công nông " làm  kỷ niệm – tên đẹp đấy “.
Ừ,  trong thời buổi chiến tranh thế này mà có được“ Công nông” là quí lắm đấy ? Có phải vậy không các bạn  ….
      

@NHL: Câu chuyện của bác cảm động quá đầy tính vị tha của những người lính. Bác cho tôi đốt cháy giai đoạn 1 chút nhé: sau nay số phận cậu Sĩ ra sao và kết quả của câu chuyện của họ như thế nào.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #148 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2012, 11:00:55 am »

@bác NHL: truyện nhân văn và lãng mạn quá! lại thấy thêm cả cái chất tinh nghịch của lính nữa! kể ra thì đồng đội các bác vẫn có thể dựng cho vợ chồng bác Sỹ một cái lán dã chiến với sàn gỗ, chăng bạt kín đáo, nhưng các bác lại rước đôi uyên ương lên cái công nông thật là tâm điểm của cả doanh trại  Grin! Rõ khổ cho vợ chồng bác Sỹ! giữa căn cứ mà lại phải tác chiến theo lối du kích ! Nhưng bác LXT và bác Tomqb ơi, em tin rằng  với chiến thuật "thấp thỏm, nín thở, bóp cò " này, rất dễ "đậu thành tích" . " Thành tích Công nông" này chắc cũng phải U41 rồi. Smiley
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #149 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2012, 11:14:29 am »

hay hay Luân trắng ạ .
Chỉ khổ đêm ấy thằng nào gác thôi .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM