Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:30:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 166983 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #130 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 04:02:34 pm »

ngoài nhiệm vụ chính của Công binh, chúng tôi cũng phải chốt  giữ khu vực cùng với bộ binh. K4 & K5 đã tạo tuyến phòng thủ  ngay rìa sông khu vực làng Thượng phước ( Như lệ ) và Tích tường


     Bác nguyenhuuluanc17 !  Vậy là công binh c17 chốt ở Thượng Phước cùng với K4 & K5 ở bên này sông. Còn Như Lệ và Tích Tường ở bên kia sông chứ bác. Thời điểm đó, K4 và K5 cũng chốt giữ các chốt ở bên kia sông, cả ở Tích Tường và Như lệ.
  @ TTNL,
   Trước hết do địa danh quen dùng ta hay nói TÍCH TƯỜNG vì  đối diện bên phía Bắc không có địa danh ( thôn xóm) và  Nói Như Lệ chứ không nói là THỰỢNG PHƯỚC vì NHƯ LỆ đã quá nổi trong cuộc chiến. Còn về tình hình chiến sự  tại TÍCH TỪONG - NHƯ lệ đã diễn biến theo thời gian rất nhanh, tôi đã phải khảo cứu thêm " lịch  sử sư đoàn 312" để đối chiếu với thông tin và thực tế chiến đấu của đơn vị tôi để tìm lại diễn biến thực tại đó. Về thực tế  tham chiến của C17 với đơn vị bộ binh của E95 là :
1-Đầu tháng 10 đến  cuối tháng 11, ( sau khi củng cố), E95 đã vào " TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ" nhưng chỉ ở bờ Bắc THẠCH HÃN, chủ yếu phòng thủ và nếu có qua bên bờ Nam có thể chỉ  trinh sát và chuẩn bị. Điều này có sự kiện nêu vào thời gian sau (Tôi  sẽ kể  tiếp) , khi chúng tôi xuống lập bên vượt tại TÍCH TỪONG ( bờ Bắc) để chuẩn bị cho E95 lấn sang  bờ Nam , và  khi 312 bỏ chốt " Bãi Mít" thì chính thức  C17 đã chở 1 C của K5 trám vào chốt của 312 đã bỏ ( Người lính chốt bãi Mít tích tường), trước đó có chở trinh sát qua sông hàng đêm nhưng theo tôi là chưa chính thức vào cuộc.
2- Tương tự cũng thế với NHƯ lệ. Khi chính thức K4 tham chiến tại Như lệ , tiểu đội  tôi đã được điều từ Tích tường về Như Lệ, và để lại 1 tổ để  phục vụ cho TÍCH tường. Thời điểm E95 tham chiến cả phía bờ Nam  TT-NL vào trung tuần tháng 12/72.( Theo dõi của tôi là như vậy).
3- Về tình hinh  của E95  tại TT- NL  đến  tháng 12/72 tôi sẽ nói trong phần tiếp.
* Trước đó trong tháng 10/72 tôi đi phối thuộc K6 để hướng dẫn cài mìn dọc bờ Bắc Thạch hãn ( chưa kể - vì chỉ cá nhân tôi tham gia , không phải " chúng tôi". )
4- Tôi đối chiếu với thông tin khác để so sánh -(  Lịch sử sư đoàn 312) thì cũng trùng như vậy. Và tôi đã đưa khảo cứu để có thể so sánh - đối chiếu lại sự kiện với mốc thời gian nhứ sau;

Trích dẫn từ: nguyenhuuluanc17 trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 02:28:32 PM

Khảo cứu tình hình phòng thủ của ta lúc đó :                                                                           
Cuối tháng 10 năm 1972, các Sư đoàn 308, 304 được lệnh rút khỏi Quảng Trị. Bộ tư lệnh Mặt trận giao cho Sư đoàn 312  vào thay thế các ĐVị Sư đoàn 308, 304, phòng ngự kết hợp với tiến công, giữ bằng được tuyến Động ông Do - Chùa Nga - điểm cao 132 -Tích Tường - Như Lệ. Bằng giá nào cũng phải bám trụ được ở Nam sông Thạch Hãn. Sư đoàn 312  vào thay thế các ĐVị Sư đoàn 308, 304, phòng ngự kết hợp với tiến công, giữ bằng được tuyến Động ông Do - Chùa Nga - điểm cao 132 -Tích Tường - Như Lệ. Bằng giá nào cũng phải bám trụ được ở Nam sông Thạch Hãn.
( trích Lịch sử sư đoàn 312 )   

[Đầu tháng 11 năm 1972 :

-    Địch tăng cường phản kích, quyết chiếm ở khu vực Tích Tường: Như Lệ (do tiểu đoàn 9 chốt giữ  “F312  ” ), 5 tiểu đoàn dù ngụy mở liên tiếp nhiều đợt tiến công hòng đấy ta sang bắc sông Thạch Hãn.    ( trích Lịch sử sư đoàn 312 )   
* có thể có  thông tin khác. Chúng ta cùng trao đổi để xác đỉnh rõ thêm. ( Hiện chưa có  Lịch sử sư đoàn 325 nên  tra cứu cũng  còn thiếu)
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #131 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2011, 08:24:42 am »

ngoài nhiệm vụ chính của Công binh, chúng tôi cũng phải chốt  giữ khu vực cùng với bộ binh. K4 & K5 đã tạo tuyến phòng thủ  ngay rìa sông khu vực làng Thượng phước ( Như lệ ) và Tích tường


     Bác nguyenhuuluanc17 !  Vậy là công binh c17 chốt ở Thượng Phước cùng với K4 & K5 ở bên này sông. Còn Như Lệ và Tích Tường ở bên kia sông chứ bác. Thời điểm đó, K4 và K5 cũng chốt giữ các chốt ở bên kia sông, cả ở Tích Tường và Như lệ.
  @ TTNL,
   Trước hết do địa danh quen dùng ta hay nói TÍCH TƯỜNG vì  đối diện bên phía Bắc không có địa danh ( thôn xóm) và  Nói Như Lệ chứ không nói là THỰỢNG PHƯỚC vì NHƯ LỆ đã quá nổi trong cuộc chiến. Còn về tình hình chiến sự  tại TÍCH TỪONG - NHƯ lệ đã diễn biến theo thời gian rất nhanh, tôi đã phải khảo cứu thêm " lịch  sử sư đoàn 312" để đối chiếu với thông tin và thực tế chiến đấu của đơn vị tôi để tìm lại diễn biến thực tại đó. Về thực tế  tham chiến của C17 với đơn vị bộ binh của E95 là :
1-Đầu tháng 10 đến  cuối tháng 11, ( sau khi củng cố), E95 đã vào " TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ" nhưng chỉ ở bờ Bắc THẠCH HÃN, chủ yếu phòng thủ và nếu có qua bên bờ Nam có thể chỉ  trinh sát và chuẩn bị. Điều này có sự kiện nêu vào thời gian sau (Tôi  sẽ kể  tiếp) , khi chúng tôi xuống lập bên vượt tại TÍCH TỪONG ( bờ Bắc) để chuẩn bị cho E95 lấn sang  bờ Nam , và  khi 312 bỏ chốt " Bãi Mít" thì chính thức  C17 đã chở 1 C của K5 trám vào chốt của 312 đã bỏ ( Người lính chốt bãi Mít tích tường), trước đó có chở trinh sát qua sông hàng đêm nhưng theo tôi là chưa chính thức vào cuộc.
2- Tương tự cũng thế với NHƯ lệ. Khi chính thức K4 tham chiến tại Như lệ , tiểu đội  tôi đã được điều từ Tích tường về Như Lệ, và để lại 1 tổ để  phục vụ cho TÍCH tường. Thời điểm E95 tham chiến cả phía bờ Nam  TT-NL vào trung tuần tháng 12/72.( Theo dõi của tôi là như vậy).
3- Về tình hinh  của E95  tại TT- NL  đến  tháng 12/72 tôi sẽ nói trong phần tiếp.
* Trước đó trong tháng 10/72 tôi đi phối thuộc K6 để hướng dẫn cài mìn dọc bờ Bắc Thạch hãn ( chưa kể - vì chỉ cá nhân tôi tham gia , không phải " chúng tôi". )
4- Tôi đối chiếu với thông tin khác để so sánh -(  Lịch sử sư đoàn 312) thì cũng trùng như vậy. Và tôi đã đưa khảo cứu để có thể so sánh - đối chiếu lại sự kiện với mốc thời gian nhứ sau;

Trích dẫn từ: nguyenhuuluanc17 trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 02:28:32 PM

Khảo cứu tình hình phòng thủ của ta lúc đó :                                                                           
Cuối tháng 10 năm 1972, các Sư đoàn 308, 304 được lệnh rút khỏi Quảng Trị. Bộ tư lệnh Mặt trận giao cho Sư đoàn 312  vào thay thế các ĐVị Sư đoàn 308, 304, phòng ngự kết hợp với tiến công, giữ bằng được tuyến Động ông Do - Chùa Nga - điểm cao 132 -Tích Tường - Như Lệ. Bằng giá nào cũng phải bám trụ được ở Nam sông Thạch Hãn. Sư đoàn 312  vào thay thế các ĐVị Sư đoàn 308, 304, phòng ngự kết hợp với tiến công, giữ bằng được tuyến Động ông Do - Chùa Nga - điểm cao 132 -Tích Tường - Như Lệ. Bằng giá nào cũng phải bám trụ được ở Nam sông Thạch Hãn.
( trích Lịch sử sư đoàn 312 )   

[Đầu tháng 11 năm 1972 :

-    Địch tăng cường phản kích, quyết chiếm ở khu vực Tích Tường: Như Lệ (do tiểu đoàn 9 chốt giữ  “F312  ” ), 5 tiểu đoàn dù ngụy mở liên tiếp nhiều đợt tiến công hòng đấy ta sang bắc sông Thạch Hãn.    ( trích Lịch sử sư đoàn 312 )   
* có thể có  thông tin khác. Chúng ta cùng trao đổi để xác đỉnh rõ thêm. ( Hiện chưa có  Lịch sử sư đoàn 325 nên  tra cứu cũng  còn thiếu)

@nguyenhuuluanc17: Có sử của 325 rồi đấy nhưng lại bị xóa, tôi lần trước tra cứu cũng phải cầu cứu anh em, nhưng bây giờ theo tinh thần của TL VMH mình xin tra cứu chắc là được. Bác đặt vấn đề với TL VMH đi.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #132 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2011, 02:46:22 pm »

                                          CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ

Cuộc chiến đấu thời gian cuối 72 ấy diễn ra  trên vùng đất   “TÍCH TỪƠNG _ NHƯ LỆ  “ -  Bờ Nam sông THẠCH HÃN  và nó đã luôn được lưu trong tài liệu gắn với tên TÍCH TỪƠNG _ NHƯ LỆ . Tôi cũng  dùng tên đó kể lại việc tham chiến của  đơn vị chúng tôi.
 Tôi viết lại một góc cuộc chiến đấu tại Quảng trị cuối năm 1972  tại TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ  lúc đó để  góp  một mảnh ghép trong bức tranh toàn cảnh. Chúng tôi tham gia  theo nhiệm vụ, trong chiến tuyến phòng thủ  của E95 –
Trong Vùng chiến trận, ban ngày hầu như không  di chuyển đựợc. Bộ binh  trên chốt Đánh nhau  cả ngày lẫn đêm.                                Ngày   ĐỐI PHƯONG -  Đêm TA,    liên tục trong nhiều ngày -  hàng tháng sau khi ký hiệp định Pari   27/1/73. 

Phác đồ tuyến bố phòng -  phòng thủ của ta trong thời gian 10 – 11 / 1972   tại TÍCH TƯƠNG -  NHƯ LỆ
 

   Phác đồ phòng thủ  tại TíchTường - Như Lệ
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #133 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2012, 07:08:20 pm »

             
           
GỬI  LỜI CHÚC  MỪNG   NĂM  MỚI  2012 TỚI  CÁC CCB QUẢNG TRỊ  VÀ  ĐẶC  BIỆT CHO     CÁC BÁC VÀO TUỔI  “ LỤC TUẦN “                     năm mới sức khỏe  nhiều niềm vui -


                         CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ ( 3)
                         
                        BẾN VƯỢT NHƯ LỆ  NGÀY NÀY 39   NĂM   TRƯỚC 


Ngày 2 tháng 1 năm 1973  tại bến vượt THƯỢNG  PHƯỚC – NHƯ LỆ , tổ thuyền bến vượt  cùng với nhóm thực hiện nhiệm vụ chiến đấu  của C17 đánh cầu NHƯ LỆ  đã bị trúng đạn pháo .
4 LIỆT SỸ đã hy sinh tại bến :  Lê Văn Huỳnh, Nguyễn Văn Thiệm _ Công binh bến vượt.  Cán bộ đại đội : CTV Nguyễn Văn Lan ,  Liên lạc đại đội  CHUYÊN.
 Còn 01 người bị thương đi viện : Nguyễn Hữu Luân.   Tổn thất  là rất nặng nề đối với  C17 –  có  số người hy sinh nhiều nhất trong một trận.
 
 Xin Trích bức thư  vĩnh biệt của LS Lê văn Huỳnh ( lưu tại bảo tàng thành cổ ) :
 
Quảng Trị 11.9.1972

Toàn gia đình kính thương!

Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng phòng khi “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất” thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.

Mẹ kính mến! Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước chưa đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố rồi.

Thư này tới tay mẹ chắc mẹ buồn lắm. Công mang nặng đẻ đau giọt máu đào hơn ao nước lã. Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời. Con của mẹ đã đi xa để lại cho mẹ nỗi buồn nhất trên đời. Con rất hiểu đời mẹ khổ đã nhiều nay bao hy sinh nuôi con khôn lớn, song vì đất nước có chiến tranh thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu coi như lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi. Bố con đã đi xa để lại cho mẹ biết bao khó nhọc nay con đã đến ngày khôn lớn thì…Thôi nhé mẹ đừng buồn coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau.

Em yêu thương! Mọi lá thư đến với em là nguồn động viên em khi xa anh. Song lá thư này đến tay em là nỗi buồn nhất và có lẽ là nỗi buồn đầu tiên trong cuộc đời của em. Em ạ! Chúng ta sống với nhau chẳng được là bao thì chiến tranh đã cướp đi của em biết bao tình thương trìu mến. Người ta lấy chồng thỉ được chiều chuộng mọi điều, song đối với em không những chẳng được cái diễm phúc ấy mà đã sớm phải xa rời. Thật chỉ là vừa gặp nhau đã phải mãi mãi xa nhau.   ...

Thôi con đi đây chào tất cả gia đình và làng xóm quê hương.


Xin thắp nén nhang và Tưởng nhớ các LS đã hy sinh anh dũng tại bến vượt THƯỢNG  PHƯỚC – NHƯ LỆ trong ngày giỗ thứ 39 này.

Các Anh ngã xuống cho sự hồi sinh của bến vượt  Thượng phước  ngày hôm nay :


        BẾN VƯỢT THƯỢNG PHƯỚC XƯA  - ẢNH 2011
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #134 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2012, 07:55:36 pm »

Xin gửi lời chúc mừng năm mới 2012 tới các CCB, đặc biệt tới nguyenhuuluanc17, nhân chứng sống của trận 2/1/1973 tại bến vượt THƯỢNG  PHƯỚC – NHƯ LỆ! Chúc bác sống vui, sống khỏe vì không chỉ đơn thuần là sống cho bác mà cả cho phần của 4 liệt sĩ đã hy sinh ngày hôm đó.
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #135 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2012, 08:07:37 pm »

      Bác Nguyễn Hữu Luân:

      Có lẽ ấn tượng về ngày 2/1/1973 trong bác còn sâu nặng chẳng kém gì ngày 30/9/1972 phải không bác.

     Trên HTV có mục "ngày này năm xưa" của cả dân tộc. Còn mỗi CCB chúng ta lại cũng đau đáu về "ngày này năm xưa" của riêng mình, khi mà hàng ngày bóc lịch rồi lại lẩm nhẩm để ngậm ngùi nhớ thương đồng đội và "từng ngày này năm xưa" của cả quãng đời trai trẻ.

     Thế đấy. Khi tuổi càng cao thì lại càng nhớ rõ, như mới hôm qua. Thế thì bảo làm sao mà mình quên được những phẩm chất đã rèn luyện để trở thành anh "bộ đội cụ Hồ" khi xưa.
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #136 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2012, 10:35:37 pm »

@bác NguyenHuuLuan,
em đã xem " Thành cổ Quảng Trị-Trái tim bạn và tôi". Những đoạn tự quay bằng camera du lịch,  phần biên tập tự làm ... nhưng em lại cảm nhận được những điều sâu xa, nặng nghĩa tình đồng đội khi xem trọn phóng sự đó.... Cảm ơn bác.
....Thôi nhé mẹ đừng buồn coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau... Tự đáy lòng, em xin được chia sẻ với bác ngày 2.1 này .
Chúc bác năm mới sức khỏe, bình an và nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #137 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 03:26:33 pm »

                          CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  (3 )

Xong  cái hầm là chúng tôi yên tâm  chốt  lại trên quả  đồi này .  Đối với lính “ Chốt”, hầm là điểm chiến đấu nhưng cũng chính là “ Nhà “ . Quảng trị lúc ấy, trên “chốt” chiến đấu hay ở sát vùng chiến tuyến với địa hình trống trải như chúng tôi thì HẦM hiển nhiên để tránh  bom pháo,  là cứ điểm chiến đấu,  rồi không những để che dấu máy bay địch mà  ăn – ngủ - sinh hoạt  đều diễn ra trong  hầm chữ A này.                                                                                                                                   
Tình hình chiến đấu phân chia rõ theo thời gian như sau :                                                               
  - NGÀY là của ĐỊCH – ĐÊM của TA.  Đêm :  Ta Tấn công  chiếm chốt, trinh sát, Di chuyển, tiếp tế , vận tải ,…. Tất cả mọi việc - Lợi dụng bóng đêm che mắt địch mà làm.                                             
 -  Nhiệm vụ của tiểu đội là trực chiến : trực ngày và  đêm và chờ lệnh từ Tiểu đoàn BỘ -  mà cũng không thấy đề cập đến nhiệm vụ chuyên môn của Công binh là cài mìn  hay chuẩn bị cho vượt sông .                                                                                                                                               
Tiểu đội chia thành 3 tốp trực ngày, còn đêm thì mỗi người trực 2 tiếng . Nói giờ  thế thôi chứ đâu có đồng hồ mà chuẩn, chỉ áng chừng rồi gọi nhau đổi gác. Lúc không trực chiến  thì đi kiếm củi, hái rau và nấu cơm.                                                                                                 
Thời gian này, thời tiết đang chuyển mùa : ngày không còn nắng nóng, đêm  hơi se lạnh, may nhất là không mưa nên hầm khô ráo và mát mẻ. Trục chiến mấy ngày  đã làm dãn bớt  căng thẳng  của trận chiến dù vẫn còn máy bay đấy, còn bom pháo nổ  nhưng ở phía xa thôi.                                                                             
  Đêm  trực chiến, nhìn  ánh pháo sáng từ phía bờ sông hắt lại trên nền trời đen thẫm tự nhiên tôi lại nghĩ về  những đêm hè  thủa học trò ; ngắm trăng sao, tán dóc, trêu trọc nhau, đố nhau xem đứa nào tìm được sao Bắc đẩu nhanh nhất ( theo bài địa lý tìm sao Bắc đẩu  dựa vào chòm  Đại hùng tinh hoặc Tiểu hùng tinh).  Tôi ngước nhìn bầu trời  hướng đến ngôi sao Bắc đẩu. Đấy – nó đấy –  không lớn nhưng sáng và nhấp nháy. Theo Phương ấy là  về quê hương của tất cả tiểu đội tôi .  Rồi lại nghĩ vẩn vơ “ Bao giờ hết chiến tranh nhỉ ? Mình sẽ  lại về học tiếp - Ồ ! nhưng sẽ không học lại trường cũ đâu? ” Cứ ngồi trực , rồi nghĩ miên man, lung tung, chẳng có chủ đề cố định nào cho đến khi bị một con muỗi “ chích “ nảy người lên thì mới giật mình về với hiện tại. Ở đây muỗi nhiều kinh khủng dù chúng tôi ở  trên đồi khô cằn và khá xa nguồn nước, may mà còn lọ thuốc xoa chống muỗi phát khi đi B, nay mang dùng thật hiệu nghiệm. Xoa  một chút vào chân và tay là  muỗi đã lảng ra xa.
Trực chiến vài ngày, lính bắt đầu chán ( vào trận  một sống , một chết thì không sao- nhưng ngồi không vài buổi  thì không chịu nổi ). Lính đề xuât được đi tìm hiểu xung quanh . Sáng sớm , một cậu lính lên đỉnh đồi cao nhất ngắm nghía rồi báo cáo  : vượt qua đỉnh đồi cao nhất sang bên kia có một khu rừng nhỏ, có lính  đóng quân . Lính đề nghị  cho phép vượt đồi sang  tìm hiểu và hái rau rừng về cải thiện.  ( Còn tiếp )
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #138 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 09:24:02 pm »

Luân trắng thân mến .
Ở với nhau suốt mấy năm đại học mà mình không nghĩ là luân đã từng học đại học trước khi đi chiến trường . Có lẽ ông trông non quá . hồi ấy bọn khoa điện nể ông tôi thấy lạ . nhưng quả thật bên trong con người bọn mình là một khối khổng lồ những vui buồn . Thằng Trần Việt cũng đi cùng ông p k? rồi sau nó về bách khoa .Đọc chuyện của Luân , mình lại nhớ 30/4 / 2011 mình nhậu với cô bạn Giám đốc Bảo hiểm bắc miền trung ở bãi mít Tích tường. Hóa ra mình nhậu ngay trên xương máu bạn bè cùng trường cùng khoa mình mấy chục năm về trước . Mình cứ bần thần như người mộng du vậy .
 Luân thân mến . Hai thằng mình thằng trắng thằng đen mà lận đận chả kém gì nhau . 
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #139 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2012, 09:42:17 pm »

                    CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  (4) 


Từ chốt chúng tôi  theo hướng Tây là  một quả đồi cao, từ đỉnh đồi nhìn xuống có một dải rừng thưa.  Gọi là rừng,  thực chất là dải cây – đám cây mọc dọc theo khe nước. Nhìn thấy trước mặt nhưng để đến đấy phải đi vòng  vèo dưới chân đồi. Thấp thoáng bóng lính và  ô tô được ngụy trang dưới lùm cây.                                                                                                                         
Được đồng ý của tôi,  lính của tiểu đội bố trí đi khảo sát từ sáng sớm. Rồi đến chiều mới  trở về tay lễ mễ ôm mấy ruột tượng gạo và rau rừng. Về hầm rồi, lính kể lại : bên đấy  lính cao xạ đóng quân , có 2 khẩu pháo 37 ly. Lính pháo trực chiến cũng buồn, thấy đám lính sang chơi nên được giải khuây,  còn nhận được đồng hương Hải Hưng – Thái Bình nên hàn huyên vui lắm. Đến trưa vẫn dở chuyện nên rủ đám lính công binh của tôi ở lại ăn  để còn chuyện tiếp. Cùng là là chiến trường Quảng trị nhưng lính pháo có  cuộc sống cũng tươm hơn lính bộ binh. Cơm có ít thịt hộp nấu canh với rau. Gạo thì thoải mái nên lính công binh tiện thể xin ít gạo,  để khỏi phải về cứ- đi xa cả ngày đường lại còn lo tránh bom pháo nữa.                                                 
Tôi quyết định phải đi thực địa một buổi. Vào một chiều muộn, tôi với một lính nữa đi tìm hiểu ; ĐÂY là đơn vị pháo cao xạ  những khẩu pháo không có công sự, để lấp trong lùm cây, được ngụy trang thêm đủ để không bị máy bay phát hiện ( khá là bất ngờ ), lính ở trong hầm chữ A . Cũng như chúng tôi, đơn vị pháo này “ bảo vệ phía sau”, chỉ tham chiến trường hợp khẩn cấp. Lính pháo cũng trực chiến ngày – đêm.   Không có gì đặc biệt nên chúng tôi vòng qua đi tiếp.  Phía sau khe lại là đồi thấp trống trải,  tôi ngoặt lên phía Bắc ra đường “ tăng”.  Đường tăng chạy ngang qua một số quả đồi,  dọc đường tăng một đoạn thấy bóng lính ẩn hiện sau lưng đồi.  Đi sâu vào tôi  thấy  đồi bị xẻ một hốc lớn,  sau vách  đất là một chiếc xe tăng  T34 được ngụy trang kỹ, các bụi cây trên sườn đồi được vít ngang xuống để ngụy trang – che cái hốc chứa  tăng này.   Nhìn sang quả đồi bên cạnh cũng thấy bóng lính, rồi thấy  cái nòng pháo hơi nhô ra Đây là khu vực của lính tăng đóng và cũng là đơn vị  “ bảo vệ phía sau”, đang trực chiến.  Đứng  phía dưới thấp nhìn lên các quả đồi,  các sườn đồi phía Nam là  “ chốt “ bộ binh,  chạy ra đến bờ Bắc sông Thạch hãn đối diện  bên sông là làng Tích tường .  Đi thực địa cũng hiểu thêm   bố phòng của ta, ở đây có đủ các đơn vị : bộ binh,  xe tăng, pháo cao xạ, các đơn vị hậu cần ... ,  vòng  trở về “ cứ “ của mình thì  trời đã tối.
     ( Còn tiếp )
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM