Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:54:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường  (Đọc 167353 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #110 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 10:34:14 pm »

@ Các " kho tư liệu BĐ" Tuaans và TTNL,

Cảm ơn các CCB đã cung cấp thông tin và bản đồ để tôi có điều kiện tìm lại ví trí bãi B52 cần.
Nếu mà tôi đã biết trước địa điểm thì thông tin cho các " cựu" ngay để khỏi mất thời gian. Nhưng thực tế khi từ Th cổ QTrị ra củng cố ( 9/72) chỉ biết là ra gần Cam lộ- được vài ngày rồi hành quân vào chiến đấu. Đang trên đường hành quân thì dính bom B52- CB chúng tôi đâu có bản đồ ( không phải như TS), lệnh bảo đi là đi -chỉ biết hướng  hoặc gần vùng nào thôi, không có vị trí chính xác. Nay cần tìm lại thông tin mà. Nhưng với BĐồ của các " cựu" tôi cũng đang lần ra rồi. Nhờ các " cựu " ktra hộ tọa độ của 2 vị trí trên bản đồ cũ và mới theo tọa độ là : vĩ độ 16^42' ( 16,7 độ) và kinh độ 106^588' ( 106.98 độ).
Các bác kiểm tra lại hộ -Ngày trước là ngã 3 nay là ngã 4 ( đã đúng chưa ? )

Bản đồ  địa hình cũ 
       
 
 Bản đồ  địa hình mới 
       
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #111 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 10:36:32 pm »

.
     Nhờ có bác tuaans cho đường link đến bản đồ, tôi đã down về và ghép hai mảnh vùng mà bác nguyenhuuluanc17 yêu cầu.

     Khả năng c17 hôm đó đi từ chỗ đóng quân ở Cam Chính để đi về phía Như Lệ lại đi theo đường đi Ba Lòng mà không đi qua Nghĩa Hy. Nhưng dọc đường đi lại tránh đường lớn và chỉ đi theo đường tăng nên nó mới vòng vèo. Quá trưa mới đi, chiều thì đến chỗ núi đá. Tôi thấy đi đứng kiểu này hơi lạ. Ai lại trèo lên núi mà đi bao giờ. Vùng này có thế luồn lách theo các đường bình độ thấp mà đi cho nó đỡ mệt chứ lị.

    Bác nguyenhuuluanc17 xem trên bản đồ xem có tìm thấy chỗ bị đánh B52 không nha. Vì bên cạnh mảnh này đã là vùng Thượng Phước và Ái Tử rồi.


     Đây là bản đồ rất lớn, 3.16MB đấy. Bác cứ copy về phóng lớn lên xem cho dễ. Chỗ tọa độ mà bác nói chỉ cách chữ CAM CHÍNH có hơn 2 km  Shocked
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2011, 10:51:46 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #112 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 11:41:56 pm »

 @ TTNL,
 Đóng quân vị trí chính xác ở đâu thì không rõ - Thuộc Cam lộ là chắc chắn , nhưng khong phải gần Cam   lộ . Có 3 thông tin chính xác là :
 - Chúng tôi bị bom B52 cạnh ngã 3( hay 4) của đường tăng. Tôi chôn LS  ngay gần đường tăng và nhìn   ra  chỗ giao nhau của các nhánh đường rất rộng. Chính vì thế đã bị đánh bom b52.
-  Sau này có 1 LS chôn ở đây được qui tập về nghĩ trang LS Cùa ( cam chính).( Có nghĩa là gần Cùa )
- Vị trí bị B52 đã hành quân được 3-4h đi bộ từ chỗ đóng quân.Từ vị trí này còn đi về chỗ đóng quân mới ở Khe Cóc  mất 3 h hành quân để đến gần E bộ 95 khi toàn E95 vào nhận chốt TTuong-Như lệ ( 10/72) .
Khe Cóc xưống Tích tường hết một ngày đường đi.
Theo BĐ  Bác chuyển cho tôi chọn  1 ngã 3 - tô đỏ  đi về hướng TT_NL ( ngã 3 nữa gần Ba lòng-  nên không phải )
 Tôi cắt phần liên quan -chuyển lên, Bác xem và cho biết tọa độ để  kiểm tra và sau này dễ tìm và so sánh trên bản đồ.

   
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #113 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2011, 06:24:10 pm »

.
     Tôi suy luận theo chuyện kể của bác nguyenhuuluanc17. Lúc đó các bác đang đi trên đường tăng theo hướng bắc-nam, rồi leo lên núi khá cao cũng theo hướng bắc-nam. c17 ngồi nghỉ trên núi đón gió đông. B52 đánh bom trên đường tăng ở sườn phía tây. Vậy rất có thể các bác đã leo lên cao điểm 146. Theo như các đường bình độ của quả núi này, thì sườn phía tây và phía nam khá dốc lại răng cưa, nghĩa là núi này phải có đất lẫn đá.

     Tôi đoán chỗ các bác ngồi nghỉ là chỗ khoanh đỏ trên bản đồ.
Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #114 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 11:04:09 am »

C17 - NGÀY KHÔNG QUÊN  30 tháng 9 -1972    ( tiếp )

TRONG BÃI B52

Hai tiểu đội chúng tôi nhanh chóng xuống núi, trước khi đi chúng tôi còn cố gọi tên những đồng đội đã lạc trong bãi bom.  Hy vọng có tiếng trả lời nhưng tất cả là sự im lặng - chỉ có tiếng vang xa rồi mất hút.
Để có thể rút ngắn thời gian tất cả vừa đi vừa chạy , chừng nửa tiếng sau đám lính  đã ở dưới chân núi.
 Giáp với chân núi  chạy về hướng Tây là nhánh đường tăng,  táp vào bụi cây gần vệ đường , tất cả trút ba lô, thở lấy hơi. Rồi vừa thở vừa nói, phân công nhau chia thành các nhóm .Nhiệm vụ đã rõ :  A5 làm nhiệm vụ sơ cứu thương binh và chuyển đi, A6 làm công tác liệt sỹ, nếu chỉ có thương binh - A6 chuyển sang chuyển thương.
Cũng chẳng có nhiều người, A6 của tôi vừa hai tổ tam tam còn A5 thì  có 5 người do một số đã  nhận lệnh đi xuống phối thuộc bộ binh từ trước.
Theo các hướng phân công tất cả tiến vào bãi bom B52 , trời lúc này đã nhập nhoạng tối .
Trước mắt mọi người là rừng cây thấp , lổn nhổn đất đá do bom đào sới. Chẳng có thời gian để đám lính đánh giá chọn đường,  tất cả đi theo vùng đã phân công để rà soát tìm ra đồng đội không rõ còn sống- bị thương hay đã hy sinh – phải tìm ra nhanh nhất để còn có hy vọng cứu sống thương binh. Tiến lên- tìm kiếm, tiến lên –  tìm kiếm, tiến lên – tìm kiếm  bất luận trước mặt là gì  cũng không ngăn trở  chúng tôi được.
Những tiếng gọi vang lên trong bãi bom, vượt trên tán cây thấp : A Hối ơi? A. Hưng ơi? Long ơi ? Trả lời đi – Trả lời đi . Rồi tiếng hú  của lính nào đó vang lên hy vọng âm thanh to- vang dài có thể gây  động kích thích người bị thương tỉnh  lại,  đáp lại chăng?
Chúng tôi làm tất cả những gì theo khả năng của mình để có thể tìm kiếm đồng đội mà trong thâm tâm nghĩ  rằng họ đang bị thương nặng, đang nằm đâu đó trong bụi cây, mong chờ chúng tôi đến giúp.
Rừng Cây  không cao, không quá rậm song cũng che khuất tầm nhìn, rồi bóng tối đã phủ lên  đám cây rừng  đã  hạn chế  tầm quan sát của chúng tội. Tiếp tục kêu vang, dùng gậy khua trong bụi cây thấp, nhẩy xuống hố bom hay leo qua những cồn đất đá do bom tạo ra – chẳng có sự sợ hãi hay mệt mỏi len vào  những nguời lính lúc này được. Chúng tôi lao vào bãi bom càn quét với mục đích duy nhất tìm ra đồng đội:
 Đồng đội ơi – các anh đang ở đâu? Gắng chịu đau – chúng tôi sắp đến rồi.
Chừng mươi phút , có tiếng hô ở một góc rừng “ Thấy Long rồi  , ở đây, ở đây“,  “Long bị thương, lại đây mau lên”.
Long bị thương khá nặng, vào chân và người , không di chuyển được. Bị sức ép và bị thương , mới tỉnh lại chỉ rên khe khẽ , may mà không mất máu nhiều. Mấy  lính có kinh nghiệm gồm cả anh “ Tĩnh  già” và Lê Cường tập trung sơ cứu – băng bó vết thương chuẩn bị cáng đưa Long đi viện.
Tìm được Long,  như tiếp sức cho  lính chúng tôi tiếp tục tìm kiếm. Chúng tôi đoán Long đi trước nên  địa điểm bị thương gần đường tăng nhất. Theo hướng đó chúng tôi tiếp tục tiến sâu vào bãi bom dọc theo phía chân núi.
Trời đã bắt đầu tối hẳn, trong rừng  càng tối hơn, không còn nhìn rõ mặt đất nữa. Vừa cúi mình  , căng mắt nhìn đồng thời lấy cây khua, gặp khối đen đen vướng vướng thì  lấy hai tay rờ  để tìm.
Mươi phút sau, chúng tôi tìm được Đphó Hối sâu hơn trong rừng. Anh bị mảnh bom xé nên đã hy sinh.
Đến đây ,  chúng tôi trao đổi ngắn, A5 sẽ chuyển thương đi. Chúng tôi ở lại tiếp tục tìm kiếm và làm công tác liệt sỹ  theo mọi khả năng.
Tôi cho lính tiểu đội tìm ba lô của Đphó Hối , tiếp tục tìm kiếm CTV Hưng –
Đêm đen – Im lặng.  “ Mọi đêm chúng mày  thả pháo sáng nhiều _ Sao hôm nay thì chẳng thấy? “ Tôi lẩm bẩm nói .
Chỉ có tiếng máy bay từ phía  đường tăng phía Tây vọng lại, và tia sáng của pháo sáng  từ xa  không đủ để  giúp chúng tôi tìm tiếp đồng đội của mình.    ( Còn tiếp )
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #115 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 04:41:58 pm »

Mõ baoleo kính cáo;
Các bài liên quan đến hồi ức nhớ phố, đã được mõ tôi chuyển sang topic: Cựu binh Hàng Bột nhớ về phố xưa - Trong CAT: Quán nước.
Các bài viết về 'phố xưa', mời  các bác viết vào topic đó.
Các bài về Tích Tường, mời các bác tiếp tục viết ở đây.
Xin kính cáo.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #116 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2011, 03:05:42 pm »


   
C17 - NGÀY KHÔNG QUÊN  30 tháng 9 -1972   


  TRONG BÃI B52  ( tiếp )

Tiểu đội chuyển thương đã lên đường. Khả năng còn sống của A. Hưng là rất  khó, chưa thấy một hy vọng gì. Chúng tôi hội ý  với nhau,  tự xác định  phải tìm thấy người trong đêm nay . Trời tối đen,  một khu vực xa lạ và rất gần với đường tăng. Tiếng máy bay  C130 ầm ì trên đầu,  pháo sáng vẫn thả từng đợt lơ lửng dọc dãy núi phía Tây và tiếng bom nổ vọng lại nhưng  Nguy hiểm nhất mà  tôi rất lo, B52 có thể đánh lại trong đêm -không biết  vào lúc nào - còn chúng tôi đang dò dẫm trong bãi  B52 để tìm đồng đội.
Một vệt bom  thường chạy dài khoảng 2 Km- dính bom trong bãi B52 nếu bị vùi lấp  ban ngày tìm cũng khó chứ giờ là đêm rồi.
Tất cả đến giờ đều cảm thấy kiệt sức nhưng không thấy đói. Mặt mày đen nhẻm, người lem luốc bởi khói bom quện với lá cây dập nát. Hơi bom, cây cháy, đất đá đào xới, khét lẹt – tất cả không gian trong bãi bom làm chúng tôi  thấy ngạt thở.  Đành tạm nghỉ ít phút Phân công 1 lính  đi tìm chỗ để tiểu đội có thể trú an toàn qua đêm và  lo nước uống.  Chúng tôi  đưa A. HỐI ra  khỏi bãi bom và chuẩn bị  để khâm liệm.
Miệng khô khốc, cổ họng đắng nhưng cũng cố uống một vài ngụm nước để lại sức rồi còn tìm tiếp.
 Tiếp tục  tìm kiếm. Bom đào xới  và cây đổ đã làm mất dấu con đường mòn, chúng tôi   dựa vào dấu vị trí 2 đồng đội đã tìm được để định hướng tìm, dọc theo hướng này tất cả đã rà soát trong bán kính 300 – 400 m rồi –.cho dù đều nghĩ  các anh ấy đang hành quân  trong rừng thì chỉ cách nhau  vài mét.
Quyết định cùng nhau rà soát lại một lần nữa- những điểm đặc biệt được đổi người  khác  tìm  để hy vọng có thể phát hiện ra dấu vết. Trong  bãi bom, Đêm  đen không nhìn thấy gì.  Muốn có ánh sáng  cũng chỉ có thể đốt lửa –  đó là việc cấm kỵ - ở đây đốt lửa hay tạo ra bất cứ  điểm ánh sáng  sẽ bị C130  phát hiện.
Cả Toán  người  tiếp tục  lần mò, dùng tay sờ những đống đen, Rồi bới  những  ụ đất bom còn mới theo nghi ngờ hay phán đoán. Thời gian cứ trôi đi, không còn nhớ là bao lâu nữa, theo tín hiệu của từng người, chúng tôi biết  vẫn chưa tìm thấy.
Đành tạm dừng để cùng nhau khâm liệm và vĩnh biệt A Hối. Chúng tôi mặc cho Anh chiếc áo sạch lấy trong ba lô, phải  làm việc này  đêm nay vì mai cơ thể   sẽ cứng lại. Phút mặc niệm, tất cả chìm trong nỗi tiếc thương người đồng đội.
Xung quanh chúng tôi là bóng tối, phía xa những đốm sáng lơ lửng nhập nhoạng , rồi  bom nổ, tiếng  máy bay không ngớt  trên bầu trời đen thẫm, đồng đội hy sinh người nằm đây, người chưa thấy ?   Căng thẳng tột độ  cùng  nỗi buồn khôn tả đè nặng lên từng người lính.
Khâm niệm xong, cả đám lính chúng tôi ngồi phệt xuống đất không ai nói lời nào.  Không  sợ  hãi, không  ai nhụt ý chí nhưng chặng đường hành quân và  tìm đồng đội vừa qua đã rút hết sức lực cộng với nỗi đau tinh thần đã  đã khiến họ kiệt sức.
Tất cả im lặng,  làn gió đêm lướt qua cảm giác sương lạnh, gió mang hơi  cháy khét và nồng nặc không giúp ta tỉnh mà khiến người nôn nao thêm. Tôi đứng dậy trước và nói “ Ta  tìm tiếp đi ” – Không có tiếng trả lời cũng không ai đứng dậy, tôi hiểu nỗi lòng những người đồng đội của tôi – họ kiệt sức thật sự-  mà hiện chưa biết phải tìm như thế nào nữa? ?
Tôi vẫn bước tiến về phía bãi bom với một ý nghĩ nung nấu “ Phải tìm được A Hưng ”,   chỉ một mình tôi vẫn tìm khi chưa hết hy vọng… Không biết mình lúc đó đi thế nào nhưng đầu tôi  như người đang say : say máu tìm cho được đồng đội, say vì hít thở hơi bom,  ngây ngây vì đã quá mệt,  không còn bình thường nữa -  phải bắt cơ thể phục tùng  ý nghĩ.
Tiến vào bãi bom, đột nhiên trong đầu lóe lên ý nghĩ : còn cái  mương  bom ?  Trong bãi, những quả bom nổ liên tiếp  đào thành cái mương  bom dài,  với hai bên bờ là những núi đất cao, tạm hình dung như vậy khi có nhiều quả bom nối thẳng. Chúng tôi đã tìm kiếm trên bờ bên này và trong lòng mương bom nhưng không thể  sang bên kia mương  vì đất lún. Bẻ hai đoạn cây làm gậy, định  khoảng  cần tìm, tôi quyết sang bờ  mương đối diện. Chống hai cây gậy vượt qua núi đất bị bom đánh tơi, qua lớp đất nhão  bị hất từ dưới sâu, gạt những cành cây gãy ngăn lối, tôi qua được bờ mương .  Sát bờ mương ,  bị bom chặt cây gãy đổ ngổn ngang nhưng vẫn còn sót một số cây.  Lấy tay gạt cây, tôi bắt đầu tìm kiếm , thấy đụn cây hay đám đất dùng hai tay sờ soạng rồi cúi mặt vào nhìn - Ở đây rất tối – hầu như không nhìn thấy vật .
Tiến về phía đám cây, chỗ thưa ra tôi chợt nhìn thấy một mảng trắng trên mặt đất. Cúi xuống,  lấy tay sờ vào đám trắng ấy chợt ngón tay chạm phải vật cứng  xung quanh lầy nhầy.  Tôi quì hẳn xuống để nhìn và dùng tay  kiểm tra lại – Trời ơi, đây là khúc đùi bị  mảnh bom chém lòi xương ra nên lộ màu trắng. Dờ tay tiếp lên trên là thân thể người - Anh Hưng đây rồi – Tôi sờ lên phía ngực Anh,  không còn nhịp đập nữa, người đã lạnh – Anh Hưng đã hy sinh rồi -  Tôi nhỏm dậy và kêu to  định hướng cho tiểu đội đến trợ giúp.  Rồi tôi cúi xuống, nhìn vào khuôn mặt Anh – vuốt nhẹ cho đôi mắt  Anh . Vĩnh biệt người CTV đại đội …. 

( Còn tiếp )
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #117 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 04:45:59 pm »

                           MÙI CỎ CHÁY   
Sáng 11/12/2011, chương trình giao lưu và công chiếu  phim Mùi Cỏ Cháy ( Đạo diễn Nguyễn Hữu Mười, kịch bản: Hoàng Nhuận Cầm )  với các CCB thành cổ Quảng trị tại câu lạc bộ chiếu  phim Ngọc khánh – Kim mã .
Bộ phim xoay quanh 4 nhân vật trung tâm là cựu sinh viên – chiến sỹ : HOÀNG _ THÀNH _ THĂNG _ LONG đại diện cho hàng ngàn sinh viên thế hệ lúc ấy,  xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ.  Bối cảnh  phim là cuộc  chiến đấu  81 ngày đêm bảo vệ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ  - Mùa hè đỏ lửa 1972. Trong số họ, 3 người đã nằm lại trong cuộc chiến đấu sống còn ấy. Họ đã hy sinh, hiến dâng tuổi thanh xuân đầy mơ ước và khát vọng vì  nền độc lập.
 Bộ phim  đã thể hiện  tính chân thực và xúc động về một lớp thế hệ thanh niên – các Cựu sinh viên – chiến sỹ. Như những lời tâm sự của nhà thơ Thanh Thảo về lứa tuổi 20 cách đây 40 năm :
Tuổi hai mươi chúng tôi mềm như cỏ,
Và dữ dội như cỏ.
Chúng tôi đi không tiếc đời mình,
Tuổi hai mươi ai mà chả tiếc,
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn gì Tổ quốc phải không em.

 ...

Và bộ phim là  tác phẩm điện ảnh duy nhất được Bộ VHTTDL đặc cách cho phép tham dự LHP Việt Nam  lần thứ 17 sẽ diễn ra tại Phú Yên ngày 15/12/2011.
Giới thiệu với các CCB một số hình ảnh về buổi giao lưu ấy  :
Giao lưu  của Đạo diễn- biên kịch  ( Hoàng Mười, Nhuận Cầm ) và  các diễn viên phim Mùi Cỏ Cháy với các CCB Quảng trị và khán giả  trước khi chiếu  phim

   


Cảnh  đầu của bộ phim Mùi Cỏ Cháy   

 
     Hình ảnh Thành cổ Quảng trị ngày nay

Người CCB đi tìm lại dấu vết  còn lại sau cuộc chiến 81 ngày đêm


[url=http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6491261089/] Cổng  THÀNH CỔ Sau cuộc chiến .

Giao lưu  CCB với diễn viên – người đóng vai Đại Đội trưởng trong phim

   

Giao lưu  CCB -  với người phụ trách  tiếng động phim

   
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #118 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 04:19:51 pm »

 
     C17 ngày không quên - 30/9/1972 ( tiếp )   
     

Nghe tiếng gọi ,  tất cả lính cùng lao đến.  Người thì cúi xuống  rờ khắp người CTV như thể chưa tin anh ấy đã hy sinh. Người thì đi tìm cái ba lô và súng của anh bị bom đánh văng ra.
Tìm được Anh Hưng nhưng tôi  thấy hụt hẫng – người trung đội trưởng cũ đã hy sinh rồi. Vừa mới thôi, trước lúc hành quân Anh còn xuống trung đội động viên lính. Tôi ngồi xuống gốc cây và để mặc cho các lính làm nốt các công việc.
Không nhớ được khi đó mình đã nghĩ gì, nhưng đến giờ vẫn không quên được cảm xúc đau thương khi đấy.  Tiếng một người lính hỏi  “  Anh định thế nào ? “ làm tôi  tỉnh lại – “ Đưa các Anh ấy về chỗ trú quân “, tôi đáp lời.
Chúng tôi về chỗ trú quân tạm cách chỗ ngã rẽ con đường tăng chừng 300- 400 m. Đây là dải rừng thưa có một số hầm đào sẵn-  có lẽ là nơi trú quân của lính pháo hay vận tải trước đây. Mặc dù chỉ trú qua đêm nhưng chúng tôi vẫn phải ngủ trong hầm để đảm bảo an toàn, Bom  có thể đánh trong đêm. Tiểu đội phải trú tạm nơi đây vì cũng chẳng biết đi đâu nữa giữa đêm khuya ở nơi xa lạ này.
Đưa cả hai liệt sỹ về quàn tại chỗ trú đêm.  Chúng tôi mặc cho các anh quần áo mới, bọc ngoài là võng rồi cẩn thận quấn kín bằng chiếc tăng cho từng liệt sỹ để sáng ra  sẽ chôn  cất  cho chu đáo.
Bố trí kế hoạch trực đêm, tôi dục đi ngủ để lấy sức cho nhiệm vụ ngày mai. Bụng đói nhưng tôi cũng chẳng thiết ăn, người cứ say say – buồn  – đau đớn – ngạt thở, một cảm giác không thể tả được. Uống một ít nước rồi loay hoay bố trí chỗ ngủ trong chiếc hầm nhỏ, chật – hầm của lính đóng quân tạm thời. 
Tôi thiếp đi, giấc ngủ chập chờn trong ánh sáng nhạt nhòa ẩn hiện của pháo sáng trên bầu trời đêm, chớp lóe và tiếng bom nổ đâu đó vọng đến, rồi cả tiếng máy bay lướt qua – một đêm với những hồi ức đau thương và những kỷ niệm không quên của đời lính.
Tất cả tỉnh dậy khi đợt bom B52 nổ rền rặng núi phía Tây,  đã sáng rồi. Rời chỗ nghỉ đêm,  khoác khẩu súng  tôi đi ra phía  đường tăng để tìm địa điểm an táng. Chẳng duy tâm nhưng phải tìm được một ví trí thích hợp, ở cao để không bị nước và có khả năng không bị bom đánh.
Phía Đông đã ửng hồng, đám mây trắng bay đến báo hiệu buổi sáng  đẹp trời. Khoảng  thời khắc lúc này là  bình yên nhất trong ngày, không có tiếng máy bay trinh sát OV10 cũng như tiếng bom – pháo. Trước mặt tôi là ngã 3 đường tăng với khoảng trống rộng , những vạt rừng thưa chạy sát  chân núi bị bom đánh xém từng quãng.   Con đường tăng chạy về phía Tây với sườn núi nhô cao phủ mây , Đằng sau tôi là cánh rừng thưa chạy theo sườn dốc xuống dưới, có thể có khe nước ở đấy.
 Tôi đi theo con đường mòn về phía đường tăng, ngắm nhìn toàn bộ địa hình rồi tiến lại vạt trống phía bên trái . Một khoảng trống không rộng nhìn ra phía ngã 3 đường tăng, ngay phía sau là quả đồi thấp với bụi cây mọc thưa, không thấy dấu vết bom đạn ở khoảng đất. Vị trí này được đây, tôi kêu anh em tiểu đội đến cùng trao đổi. Tất cả  đồng ý chọn điểm gần chân đồi, thế đất cao chống được mưa ngập, nhìn ra trước mặt là không gian thoáng đãng , không quá sâu  trong rừng để việc tìm mộ sau này thuận tiện ( chẳng biết chiến tranh bao giờ mới chấm dứt  để có thể đưa các LS về )- chúng tôi nghĩ vậy.
Tất cả tập trung vào phạt cây, rồi đào. Đây là đồi đất đỏ Bazan, mầu  đỏ thẫm, đất quánh dính lấy lưỡi xẻng . Các Anh  hy sinh vì  mảnh đất này, cầu mong nó sẽ  che chở cho các ANH.Chẳng mấy chốc hai hố đất sâu đã hoàn thành và  đã tập kết  hai Liệt sỹ tới. 
Giờ phút thiêng liêng sắp đến-  đưa các Anh xuống mộ. Tất cả đều ngậm ngùi, không ai nói  ra nhưng đều nhói đau, nỗi đau mất người đồng đội – đã thành người thân thương trong gia đình lính.
Chúng tôi cẩn thận mai táng từng liệt sỹ, đặt cho các ANH ngay ngắn, mặt  nhìn về hướng Bắc – hướng về quê hương . Rồi chọn từng đồ vật – theo sở thích các Anh để mai táng cùng : Anh Hối với điếu cày đã bầu bạn với anh bao ngày tháng chiến đấu, CTV Hưng với cây bút  chì để anh tiếp tục ghi chép, rồi bàn chải đánh răng , khăn mặt … những vật dụng hàng ngày của từng Anh.
Quan trọng nhất là thông tin của từng người được ghi vào giấy rồi nhét trong lọ thủy tinh chôn cùng . Với cây bút mực Cửu long duy nhất  mang theo, tôi đã ghi đầy đủ thông tin về các anh nhưng  cũng chưa yên tâm vì lo mực sẽ phai màu nếu thời gian quá lâu. Tôi cho đục  thêm  tấm bia bằng vỏ thùng lương khô, một được bọc ni lông chôn theo, một để cắm trên mộ,
Đất đã lấp cao, Bia đã cắm,  lính tiểu đội còn cố gắng tìm  mấy cây sim có  hoa trồng trên từng ngôi mộ. Cả tiểu đội xếp hàng ngang trước hai ngôi mộ mới đắp, “ Một phút mặc niệm  bắt đầu “ – tôi hô to rồi bắn ba loạt đạn AK vĩnh biệt trong nỗi tiếc thương vô hạn. Chúng tôi đứng  thật lâu, không ai muốn rời đi – không khóc nhưng khóe mắt mỗi người đỏ hoe-   Vĩnh biệt- Mãi mãi chúng tôi rời xa những người Anh thân yêu.
Chúng tôi quàng lại ba lô và khẩu súng – hướng  về phía Tích tường - tiếp tục đi vào trận chiến –
hôm nay là ngày 1/10/1972 .  Những trận đánh ác liệt cuối năm 1972  đang bắt đầu.  ( Hết )

Đoạn kết ;  Sau ngày giải phóng, dân Cam lộ trở về làng cũ . Có một  du kích thấy vị trí này đẹp, tiện đường đã chọn làm nhà để định cư. Anh định bốc hai Liệt sỹ dời đi nơi khác nhưng khi đào lên đã không giám bốc tiếp. Anh lấy được địa chỉ của A. HƯNG  và gửi thư cho gia đình . Sau đó Anh ruột LS Hưng và vợ A. Hưng đã vào bốc đưa hài cốt LS Hưng về NT LS địa phương (Hải dương) và qui tập  LS HỐI về NTLS Mai lộc – Cùa –Cam lộ.Việc qui tập này  thực hiện trước khi Quảng trị tổ chức qui tập liệt sỹ, nên trong dữ liệu về LS của  tỉnh Quảng trị và Ban liên lạc giải quyết CS của E95 không có dữ liệu, vẫn ghi là chưa tìm thấy.
8/2011, Dũng “ Bạc”( thành viên ban liên lạc thông tin LS của E95)  đã đề nghị tôi cấp  thông tin  về 02 LS HƯNG VÀ HỐI và  tôi đã chuyển thông tin như trên  để đưa vào dữ liệu lưu trữ về LS của E 95.
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #119 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 04:39:20 pm »

Chờ mãi để xem đoạn cuối cái ngày 30/9/72 của bác Luân.

Tiểu đổi bác như thế là đã làm được rất tròn vẹn nghĩ tình đồng đội. Kết cục sau này cũng rất có hậu khi mà thông tin của LS đầy đủ để người dân làm nốt nghĩa vụ với gia đình LS.

Nhớ cái ngày đau thương ấy, nhưng lòng các bác trong A công binh của E95 ấy vậy là được thanh thản rồi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM